hollycow85
01-25-2007, 02:05 PM
Có lẽ đã từng một thời sống ở khu tập thể cao su, xà phòng, thuốc lá gọi tắt là cao xà lá nên sếp tôi trở thành bậc thầy trong việc ghép tắt các từ, đại loại như điều nghiên… nhưng những cặp từ của sếp thuộc loại quái ngôn hơn nhiều. Ngay từ những ngày đầu về cơ quan, sếp tuyên bố hùng hồn với nhân viên: “Đây là thời kỳ đổi mới, các đồng chí nên có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn dễ hiểu, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải hết sức cụ tỉ và cô súc”.
Thấy chúng tôi ngơ ngác, hoang mang, sếp cao giọng giảng giải: “Các đồng chí còn kém suy luận lắm, này nhé cụ tỉ là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, cô súc có nghĩa là cô đọng và súc tích thế thôi, chẳng có gì là cao siêu hết, đây là một cách nói gọn gàng dễ hiểu phải không các đồng chí?”. Chúng tôi thừ người và bắt đầu “ngộ” ra. “Cụ tỉ, cô súc” nghe như những cặp từ đối nhau chan chát.
Với ngôn từ của sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ. Tuy vậy, những từ này còn tạm nghe được nhưng đến một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh: “Các đồng chí đi giao hợp với đơn vị bạn thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt”. Một số nữ nhân viên đỏ mặt liền bị sếp quát “Cấm nghĩ bậy! Ý tôi muốn nói rất đơn giản rằng: giao hợp là giao lưu và hợp tác, điều kinh là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Thế đấy, rất đơn giản mà cứ nghĩ bậy!”.
Phải một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của xếp, nhờ chịu khó suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ khi một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, rất vất vả mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.
Với nguy cơ dịch cúm gia cầm, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì sốt cao, ho hen. Sếp tập trung nhân viên và có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt, sau bao lần đúc kinh, chúng tôi mới hiểu ra rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết chủ động phòng tránh dịch cúm gà rất tốt.
Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”, ý là ngoan ngoãn và cố gắng. Thế nào cũng được sếp lì xì…
Thấy chúng tôi ngơ ngác, hoang mang, sếp cao giọng giảng giải: “Các đồng chí còn kém suy luận lắm, này nhé cụ tỉ là nói tắt của hai cụm từ cụ thể và tỉ mỉ, cô súc có nghĩa là cô đọng và súc tích thế thôi, chẳng có gì là cao siêu hết, đây là một cách nói gọn gàng dễ hiểu phải không các đồng chí?”. Chúng tôi thừ người và bắt đầu “ngộ” ra. “Cụ tỉ, cô súc” nghe như những cặp từ đối nhau chan chát.
Với ngôn từ của sếp thì những chuyện xảy ra đã lâu, thuộc dĩ vãng quá khứ thì phải gọi là dĩ khứ. Tuy vậy, những từ này còn tạm nghe được nhưng đến một hôm được phân công đi giao lưu với đơn vị bạn thì chúng tôi thật sự kinh hoàng khi nghe sếp lệnh: “Các đồng chí đi giao hợp với đơn vị bạn thật chặt chẽ vào, bên cạnh đó cũng phải điều kinh cho tốt”. Một số nữ nhân viên đỏ mặt liền bị sếp quát “Cấm nghĩ bậy! Ý tôi muốn nói rất đơn giản rằng: giao hợp là giao lưu và hợp tác, điều kinh là điều tra kinh nghiệm làm ăn của họ. Thế đấy, rất đơn giản mà cứ nghĩ bậy!”.
Phải một thời gian khá dài chúng tôi mới quen cách dùng từ quái chiêu của xếp, nhờ chịu khó suy luận mà chúng tôi đỡ phải khốn khổ khi một lần đi cơ sở, sếp bảo chúng tôi cố gắng “phát tài để đầu lâu”, rất vất vả mới hiểu ý sếp muốn rằng chúng tôi cố gắng phát hiện tài năng để có hướng đầu tư lâu dài.
Với nguy cơ dịch cúm gia cầm, cho đến nay trong cơ quan tôi chưa có ai phải nhập viện vì sốt cao, ho hen. Sếp tập trung nhân viên và có lời khen chúng tôi đã “động phòng” rất tốt, sau bao lần đúc kinh, chúng tôi mới hiểu ra rằng đấy là sếp khen tập thể nhân viên trong cơ quan đã biết chủ động phòng tránh dịch cúm gà rất tốt.
Tết này dẫn theo các nhóc đến thăm sếp để chúc Tết, chắc tôi cũng có một chút “sáng tạo ngôn ngữ” khi giới thiệu với sếp rằng các con tôi đứa nào cũng “ngoan cố”, ý là ngoan ngoãn và cố gắng. Thế nào cũng được sếp lì xì…