bin&ken
02-04-2007, 09:52 AM
"Tôi không muốn những thị phi của nghề ảnh hưởng đến bất cứ thành viên nào trong gia đình tôi, vì nếu điều đó xảy ra, tôi cho rằng mình thất bại. Mình đã “tử nghiệp” mất rồi..." Lưu Việt Hùng tâm sự
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố cảng Hải Phòng, nơi quanh năm dạt dào tiếng sóng và lời ru của bà, của mẹ. Cũng như bao gia đình khác, tôi cùng bố mẹ và anh trai sống trong một căn nhà đầy ắp tiếng cười và niềm vui hạnh phúc. Chiều chiều, sau buổi tan ca, bố lại đến trường đón chúng tôi về nhà. Trên con đường rợp những xác phượng đỏ hừng hực cháy, ba cha con dắt tay nhau, tôi tung tăng vừa đi vừa hét (chứ không phải hát) lên “Tháng 5, rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố tôi yêu”.
Nghe ca khúc chuyện tình hoàng tử đại dương -Lưu Việt Hùng
Mẹ tôi làm ở công ty thảm len, đến tận hôm nay, qua bao lần tăng lương mới ngấp nghé ở mức 400 ngàn đồng. Bố làm trong nghành an ninh, được phụ cấp chế độ nhiều hơn, là trụ cột chính cho ba mẹ con. Thế mà năm tôi 10 tuổi, bố phát bệnh, không đi lại được. Bao nhiêu lo toan để dồn về phía mẹ. Bố nằm một chỗ, cắn răng chịu đựng. Nhưng từ trong sâu thẳm ánh mắt, tôi nhìn thấy nỗi đau của bố.
Mẹ bán nhà lấy tiền thuốc thang cho bố. Ba mẹ con chuyển vào sống trong một căn phòng tạm bợ, bố cũng không còn tiền nằm trên viện phải chuyển về. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, số tiền mẹ có ngày một vơi đi, đến khi việc chạy ăn hàng ngày cũng trở nên quá sức thì tôi có giấy báo trúng tuyển trường múa Việt Nam.
http://i95.photobucket.com/albums/l134/hoangtudaiduong02/DSC_9614.jpg
Ước mơ trở thành hiện thực, có ai lại không vui? Lẽ ra, tôi phải đưa giấy báo cho bố mẹ cùng chia sẻ, vì chính bố mẹ là người động viên tôi theo học nghành này khi thấy tôi có năng khiếu, nhưng tôi đã không làm như thế. Tôi cắn răng xé tấm giấy báo trúng tuyển thành từng mảnh nhỏ. Ước mơ trôi tuột khỏi tầm tay tôi, vỡ vụn.
Trường gửi giấy báo lần 2, mẹ tình cờ đọc được. Mẹ khóc thành tiếng, còn bố quay mặt đi chỗ khác thở dài. Mẹ nói tôi cứ đi đi, vì hoàn cảnh gia đình bây giờ không thay đổi được, mỗi người cần tự lo cho tương lai của mình. Mẹ chạy vạy bà con thân thuộc cho tôi một số tiền nhỏ lên thủ đô nhập học. Ngày khai trường, tôi được tin bố mất. Mười bốn tuổi, tôi thành đứa trẻ mồ côi.
Ngày đưa tang bố, trời mưa lất phất, mọi người về hết rồi chỉ còn lại một mình mẹ ngồi bên ngôi mộ đắp cát đơn sơ. Tôi đứng sau lưng thấy vai mẹ rung lên, tôi biết mẹ khóc nhưng cố gắng kìm không cho ra tiếng. Hình ảnh ấy ám ảnh tôi đến tận khi sau này vào Sài Gòn lập nghiệp, trong một lần đọc thư của mẹ, tôi nhớ lại và những câu hát trong đầu cứ tự nhiên bật ra: “Ôi mẹ tôi, còn đó tấm thân héo gầy. Mưa phùn rơi, hay nỗi buồn mẹ tôi. Ôi tuổi thơ đã đi qua rồi. Bao mộng mơ cũng đi xa rồi. Mẹ vẫn ngồi cô đơn bên hiên nhớ. Ôi thời gian lặng lẽ cuốn trôi kỷ niệm. Ngôi nhà xưa đâu những ngày tuổi thơ tôi...”. Tôi ngồi lấy giấy bút ra ghi một mạch, hoàn thành bài “Mẹ” và đưa vào album Vol 1 “Hoa và nước mắt”.
Thời điểm phát hành album Vol 2 “Chuyện tình hoàng tử đại dương” bị sự cố, mẹ ở Hải Phòng đọc thông tin trên báo gọi điện thoại mắng tôi như một đứa trẻ con mắc lỗi. Tôi nói “Mẹ ơi, đây chỉ là êkip làm việc của con vô tình gây lỗi chứ hoàn toàn không cố ý” nhưng mẹ không nghe. Mẹ bảo: “Trước kia cha con làm cảnh sát có anh em đồng đội, mẹ sống ở Hải Phòng còn có hàng xóm láng giềng, con làm gì thì làm, đừng để người ta nói, như vậy là có lỗi với cha con lắm, có lỗi với tất cả những người đã giúp đỡ con”. Tôi không biết giải thích sao cho mẹ hiểu.
Rồi có bài báo nói tôi bị phạt tiền 20 triệu, lại bị cấm hát, bêu tên trên Sở văn hóa thông tin, mẹ ở nhà đọc được sẵn thêm bệnh cao huyết áp trong người nên ngất xỉu. Anh trai đưa mẹ vô bệnh viện rồi báo tin cho tôi biết. Khi ấy tôi nản thực sự và nghĩ đến chuyện bỏ nghề...
*
* *
Chẳng phải con nhà nòi, trong gia đình cũng không ai có máu văn nghệ, ấy thế mà tôi cứ tự nhiên... thích hát! May mắn cho tôi, trong trường múa có dạy thêm thanh nhạc nên tôi vừa học múa lại được kiêm thêm học hát. Nhớ hồi nhỏ còn ở Hải Phòng, hâm mộ cô Thu Hiền nên thỉnh thoảng cũng ê a cho vui nhà vui cửa, không ngờ mọi người động viên “Thằng này trông thế mà hát tốt phết, lớn lên cho đi làm ca sĩ nhé!”. Nhưng không ngờ, lời nói đùa vui đấy nó “vận” vào người.
Rồi cuộc sống buộc phải mưu sinh. Tôi xin vào làm ca sĩ kiêm người dẫn chương trình ở các quán cà phê hát với nhau (gọi thế cho sang, chứ ngẫm lại cũng không khác anh hoạt náo viên là mấy). Không ngờ khi lên sân khấu lại nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả mọi người. Tôi hát đến khô cổ không làm được MC, vẫn nghe loáng thoáng bên dưới có người nói “Giọng anh ca sĩ này ấm và truyền cảm”. Đó là lần thứ 2 được khen, tôi thích lắm và nuôi mộng, quyết tâm trở thành ca sĩ.
15 tuổi, tôi học cách kiếm tiền. Chịu khó lội bộ gần 20KM quãng đường đi về giữa ký túc xá và điểm diễn, mỗi buổi tôi dành dụm được đủ 70 ngàn đồng – là cát xê của tôi lúc ấy. Tự sáng tạo đồ diễn bằng cách vẽ thêm hoa văn vào quần áo, giầy dép, tôi đã có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng do học phí quá cao, lại nhiều việc phát sinh nên tiền tôi làm ra không đủ. Mẹ ở Hải Phòng cố gắng chạy vạy cũng không đáp ứng được cho hai anh em ăn học. Học hết lớp 12, anh trai tôi xin mẹ vào TpHCM lập nghiệp, vừa để bớt gánh nặng cho mẹ, vừa để có tiền hỗ trợ cho tôi theo nghề hát. Sự hy sinh của anh là động lực giúp tôi qua những ngày gian khó.
Nghe ca khúc Không yêu thà rằng em nói một câu - bài hát thành công nhất trong album Vol 2 của Lưu Việt Hùng
Một hôm đông khách, hát và làm MC mệt bở hơi tai. Thế mà vừa lui vào trong cánh gà để thở đã gặp người hâm mộ hỏi thăm! Về sau tôi mới biết đó là anh Hoàng Hiệp. Anh khen tôi hát tốt và ngỏ ý mời tôi về nhóm Giao Thời. Đó có thể coi là sự kiện để tôi chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Năm ấy, tôi 16 tuổi.
Tháng 6/2002, tôi vừa tốt nghiệp trường múa thì nhóm Giao Thời tan rã. Ít lâu sau, tôi vào TpHCM tham gia và đoạt giải cuộc thi “Tìm kiếm ngôi sao ca nhạc Close-Up”, một số công ty đã bắt đầu đánh tiếng. Có người thẳng thừng đề nghị mua xe cho tôi đi diễn, mua nhà cho tôi ở, tôi cũng phân vân. Nghĩ hoàn cảnh mình đi hát, một thân một mình ở nơi đất khách quê người, không bà con thân thích, không ai giúp đỡ liệu có làm lên sự nghiệp? Nhưng rồi tôi nghĩ lại, cuộc sống chẳng ai cho không ai cái gì, nhận của người ta là chấp nhận đánh đổi. Cuối cùng tôi từ chối, quyết định ở lại Sài Gòn lập nghiệp bằng chính nỗ lực bản thân.
Tháng 10/2004, nhạc sĩ Trường Huy và nhạc sĩ Huy Cường giới thiệu tôi gặp một người và bỏ nhỏ “Người này có thực lực, nếu được làm ca sĩ độc quyền cho công ty của ông ta thì tốt lắm”. Thú thực là tôi không mấy quan tâm. Nhưng khi gặp nhau, người đó thẳng thừng nói rằng... không ưa tôi làm tôi rất sốc! Trước khi ra về, như để an ủi cục tự ái to đùng của tôi, người đó nói “Đưa đĩa CD cho anh nghe thử coi giọng thế nào”. Sự hiếu thắng trong tôi trỗi dậy, tôi nghĩ cứ đưa đĩa cho ông ta nghe thử để dẹp bỏ thái độ khinh thường mình. May mắn, người đó bây giờ là quản lý của tôi!
Nghề hát đã cho tôi rất nhiều nhưng cũng lấy đi của tôi không ít. Tôi không nghĩ quá sâu về điều đó, vì tôi quan niệm nghề nào cũng có những khó khăn vất vả riêng. Tôi luôn phấn đấu hết mình cho sự nghiệp và tôi chấp nhận dấn thân. Mong muốn của tôi là được khán giả yêu mến và ghi nhận những nỗ lực của tôi bằng cách này hay cách khác. Tôi hát cho mình, cho khán giả nhưng sống vì mẹ và anh trai – những người đã thầm lặng hy sinh để cho tôi sự nghiệp. Tôi không muốn những thị phi của nghề ảnh hưởng đến bất cứ thành viên nào trong gia đình tôi. Vì nếu điều đó xảy ra, tôi cho rằng mình thất bại, mình đã “tử nghiệp” mất rồi...
Long Nguyễn ghi
(Thể Thao Ngày Nay)
Tôi sinh ra và lớn lên ở thành phố cảng Hải Phòng, nơi quanh năm dạt dào tiếng sóng và lời ru của bà, của mẹ. Cũng như bao gia đình khác, tôi cùng bố mẹ và anh trai sống trong một căn nhà đầy ắp tiếng cười và niềm vui hạnh phúc. Chiều chiều, sau buổi tan ca, bố lại đến trường đón chúng tôi về nhà. Trên con đường rợp những xác phượng đỏ hừng hực cháy, ba cha con dắt tay nhau, tôi tung tăng vừa đi vừa hét (chứ không phải hát) lên “Tháng 5, rợp trời hoa phượng đỏ, ôi Hải Phòng thành phố tôi yêu”.
Nghe ca khúc chuyện tình hoàng tử đại dương -Lưu Việt Hùng
Mẹ tôi làm ở công ty thảm len, đến tận hôm nay, qua bao lần tăng lương mới ngấp nghé ở mức 400 ngàn đồng. Bố làm trong nghành an ninh, được phụ cấp chế độ nhiều hơn, là trụ cột chính cho ba mẹ con. Thế mà năm tôi 10 tuổi, bố phát bệnh, không đi lại được. Bao nhiêu lo toan để dồn về phía mẹ. Bố nằm một chỗ, cắn răng chịu đựng. Nhưng từ trong sâu thẳm ánh mắt, tôi nhìn thấy nỗi đau của bố.
Mẹ bán nhà lấy tiền thuốc thang cho bố. Ba mẹ con chuyển vào sống trong một căn phòng tạm bợ, bố cũng không còn tiền nằm trên viện phải chuyển về. Tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống, số tiền mẹ có ngày một vơi đi, đến khi việc chạy ăn hàng ngày cũng trở nên quá sức thì tôi có giấy báo trúng tuyển trường múa Việt Nam.
http://i95.photobucket.com/albums/l134/hoangtudaiduong02/DSC_9614.jpg
Ước mơ trở thành hiện thực, có ai lại không vui? Lẽ ra, tôi phải đưa giấy báo cho bố mẹ cùng chia sẻ, vì chính bố mẹ là người động viên tôi theo học nghành này khi thấy tôi có năng khiếu, nhưng tôi đã không làm như thế. Tôi cắn răng xé tấm giấy báo trúng tuyển thành từng mảnh nhỏ. Ước mơ trôi tuột khỏi tầm tay tôi, vỡ vụn.
Trường gửi giấy báo lần 2, mẹ tình cờ đọc được. Mẹ khóc thành tiếng, còn bố quay mặt đi chỗ khác thở dài. Mẹ nói tôi cứ đi đi, vì hoàn cảnh gia đình bây giờ không thay đổi được, mỗi người cần tự lo cho tương lai của mình. Mẹ chạy vạy bà con thân thuộc cho tôi một số tiền nhỏ lên thủ đô nhập học. Ngày khai trường, tôi được tin bố mất. Mười bốn tuổi, tôi thành đứa trẻ mồ côi.
Ngày đưa tang bố, trời mưa lất phất, mọi người về hết rồi chỉ còn lại một mình mẹ ngồi bên ngôi mộ đắp cát đơn sơ. Tôi đứng sau lưng thấy vai mẹ rung lên, tôi biết mẹ khóc nhưng cố gắng kìm không cho ra tiếng. Hình ảnh ấy ám ảnh tôi đến tận khi sau này vào Sài Gòn lập nghiệp, trong một lần đọc thư của mẹ, tôi nhớ lại và những câu hát trong đầu cứ tự nhiên bật ra: “Ôi mẹ tôi, còn đó tấm thân héo gầy. Mưa phùn rơi, hay nỗi buồn mẹ tôi. Ôi tuổi thơ đã đi qua rồi. Bao mộng mơ cũng đi xa rồi. Mẹ vẫn ngồi cô đơn bên hiên nhớ. Ôi thời gian lặng lẽ cuốn trôi kỷ niệm. Ngôi nhà xưa đâu những ngày tuổi thơ tôi...”. Tôi ngồi lấy giấy bút ra ghi một mạch, hoàn thành bài “Mẹ” và đưa vào album Vol 1 “Hoa và nước mắt”.
Thời điểm phát hành album Vol 2 “Chuyện tình hoàng tử đại dương” bị sự cố, mẹ ở Hải Phòng đọc thông tin trên báo gọi điện thoại mắng tôi như một đứa trẻ con mắc lỗi. Tôi nói “Mẹ ơi, đây chỉ là êkip làm việc của con vô tình gây lỗi chứ hoàn toàn không cố ý” nhưng mẹ không nghe. Mẹ bảo: “Trước kia cha con làm cảnh sát có anh em đồng đội, mẹ sống ở Hải Phòng còn có hàng xóm láng giềng, con làm gì thì làm, đừng để người ta nói, như vậy là có lỗi với cha con lắm, có lỗi với tất cả những người đã giúp đỡ con”. Tôi không biết giải thích sao cho mẹ hiểu.
Rồi có bài báo nói tôi bị phạt tiền 20 triệu, lại bị cấm hát, bêu tên trên Sở văn hóa thông tin, mẹ ở nhà đọc được sẵn thêm bệnh cao huyết áp trong người nên ngất xỉu. Anh trai đưa mẹ vô bệnh viện rồi báo tin cho tôi biết. Khi ấy tôi nản thực sự và nghĩ đến chuyện bỏ nghề...
*
* *
Chẳng phải con nhà nòi, trong gia đình cũng không ai có máu văn nghệ, ấy thế mà tôi cứ tự nhiên... thích hát! May mắn cho tôi, trong trường múa có dạy thêm thanh nhạc nên tôi vừa học múa lại được kiêm thêm học hát. Nhớ hồi nhỏ còn ở Hải Phòng, hâm mộ cô Thu Hiền nên thỉnh thoảng cũng ê a cho vui nhà vui cửa, không ngờ mọi người động viên “Thằng này trông thế mà hát tốt phết, lớn lên cho đi làm ca sĩ nhé!”. Nhưng không ngờ, lời nói đùa vui đấy nó “vận” vào người.
Rồi cuộc sống buộc phải mưu sinh. Tôi xin vào làm ca sĩ kiêm người dẫn chương trình ở các quán cà phê hát với nhau (gọi thế cho sang, chứ ngẫm lại cũng không khác anh hoạt náo viên là mấy). Không ngờ khi lên sân khấu lại nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của tất cả mọi người. Tôi hát đến khô cổ không làm được MC, vẫn nghe loáng thoáng bên dưới có người nói “Giọng anh ca sĩ này ấm và truyền cảm”. Đó là lần thứ 2 được khen, tôi thích lắm và nuôi mộng, quyết tâm trở thành ca sĩ.
15 tuổi, tôi học cách kiếm tiền. Chịu khó lội bộ gần 20KM quãng đường đi về giữa ký túc xá và điểm diễn, mỗi buổi tôi dành dụm được đủ 70 ngàn đồng – là cát xê của tôi lúc ấy. Tự sáng tạo đồ diễn bằng cách vẽ thêm hoa văn vào quần áo, giầy dép, tôi đã có thể kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng do học phí quá cao, lại nhiều việc phát sinh nên tiền tôi làm ra không đủ. Mẹ ở Hải Phòng cố gắng chạy vạy cũng không đáp ứng được cho hai anh em ăn học. Học hết lớp 12, anh trai tôi xin mẹ vào TpHCM lập nghiệp, vừa để bớt gánh nặng cho mẹ, vừa để có tiền hỗ trợ cho tôi theo nghề hát. Sự hy sinh của anh là động lực giúp tôi qua những ngày gian khó.
Nghe ca khúc Không yêu thà rằng em nói một câu - bài hát thành công nhất trong album Vol 2 của Lưu Việt Hùng
Một hôm đông khách, hát và làm MC mệt bở hơi tai. Thế mà vừa lui vào trong cánh gà để thở đã gặp người hâm mộ hỏi thăm! Về sau tôi mới biết đó là anh Hoàng Hiệp. Anh khen tôi hát tốt và ngỏ ý mời tôi về nhóm Giao Thời. Đó có thể coi là sự kiện để tôi chính thức bước vào con đường ca hát chuyên nghiệp. Năm ấy, tôi 16 tuổi.
Tháng 6/2002, tôi vừa tốt nghiệp trường múa thì nhóm Giao Thời tan rã. Ít lâu sau, tôi vào TpHCM tham gia và đoạt giải cuộc thi “Tìm kiếm ngôi sao ca nhạc Close-Up”, một số công ty đã bắt đầu đánh tiếng. Có người thẳng thừng đề nghị mua xe cho tôi đi diễn, mua nhà cho tôi ở, tôi cũng phân vân. Nghĩ hoàn cảnh mình đi hát, một thân một mình ở nơi đất khách quê người, không bà con thân thích, không ai giúp đỡ liệu có làm lên sự nghiệp? Nhưng rồi tôi nghĩ lại, cuộc sống chẳng ai cho không ai cái gì, nhận của người ta là chấp nhận đánh đổi. Cuối cùng tôi từ chối, quyết định ở lại Sài Gòn lập nghiệp bằng chính nỗ lực bản thân.
Tháng 10/2004, nhạc sĩ Trường Huy và nhạc sĩ Huy Cường giới thiệu tôi gặp một người và bỏ nhỏ “Người này có thực lực, nếu được làm ca sĩ độc quyền cho công ty của ông ta thì tốt lắm”. Thú thực là tôi không mấy quan tâm. Nhưng khi gặp nhau, người đó thẳng thừng nói rằng... không ưa tôi làm tôi rất sốc! Trước khi ra về, như để an ủi cục tự ái to đùng của tôi, người đó nói “Đưa đĩa CD cho anh nghe thử coi giọng thế nào”. Sự hiếu thắng trong tôi trỗi dậy, tôi nghĩ cứ đưa đĩa cho ông ta nghe thử để dẹp bỏ thái độ khinh thường mình. May mắn, người đó bây giờ là quản lý của tôi!
Nghề hát đã cho tôi rất nhiều nhưng cũng lấy đi của tôi không ít. Tôi không nghĩ quá sâu về điều đó, vì tôi quan niệm nghề nào cũng có những khó khăn vất vả riêng. Tôi luôn phấn đấu hết mình cho sự nghiệp và tôi chấp nhận dấn thân. Mong muốn của tôi là được khán giả yêu mến và ghi nhận những nỗ lực của tôi bằng cách này hay cách khác. Tôi hát cho mình, cho khán giả nhưng sống vì mẹ và anh trai – những người đã thầm lặng hy sinh để cho tôi sự nghiệp. Tôi không muốn những thị phi của nghề ảnh hưởng đến bất cứ thành viên nào trong gia đình tôi. Vì nếu điều đó xảy ra, tôi cho rằng mình thất bại, mình đã “tử nghiệp” mất rồi...
Long Nguyễn ghi
(Thể Thao Ngày Nay)