Dan Lee
03-01-2007, 10:35 PM
Những mảnh đời Việt trôi dạt bên trời Đài Loan
“Chủ nó đối xử với con còn thua con chó, cha ạ”. Hoa nói nhẹ và đưa tay thấm những giọt nước mắt đang chẩy dài trên má.
Hoa thú nhận là phải hơn 2 tuần lễ mới quên cái tật cúi rạp người mỗi lần thấy cha Hùng đi ngang. Cho dù cha bảo Hoa không được làm như vậy. Nhưng ở với bà chủ ác độc gần 2 năm trời đã biến Hoa thành người khúm núm sợ hãi. Sửa một thói xấu đã là khó mà đây là thói xấu do sự sợ hãi và bản năng sinh tồn tạo nên, nên sửa lại càng khó hơn.
Hôm gặp tôi, với giọng đều đều nhỏ nhẹ, Hoa kể lại những ngày gian nan vất vả sợ hãi và đau khổ trong gần 2 năm trời ở với bà chủ khắc nghiệt và độc ác. Ngay từ ngày mới đến nhận việc, chủ đã chỉ cho Hoa chỗ ngủ là cái hiên sau nhà. Cô nhớ lại mùa hè thì nóng như lửa thiêu mà mùa đông thì lạnh thấu xương. Ấy thế mà khi cô lấy cái quạt điện cũ bỏ trong xó bếp ra xử dụng thì bị bà chủ phạt tiền. Có lần nàng lấy tờ báo cũ phe phẩy cho mát nhưng cũng bị bà chủ la mắng và giật mất đi. Cô đã phải cắn răng chịu đựng vì số tiền bỏ ra quá nhiều để được sang Đài Loan lao động. Cô không thể bỏ cuộc. Cô không thể về tay trắng để vỡ nợ và tan nát gia đình. Cô không thể trở về thất bại làm trò hề cho làng xóm.
Nhưng cái khổ không dừng lại ớ đó. Có hôm bà chủ bắt gặp Hoa cầm mấy cọng hành đã bị ủng vất vào xọt rác. Thế là bà phạt Hoa 50 Đài tệ (khoảng hơn đồng rưỡi đô la Mỹ). Bất cứ bà chủ bắt gặp Hoa làm gì không vừa ý bà thì không những nàng bị chửi mắng, la ó, đập đánh mà còn bị phạt bằng cách khấu trừ vào tiền lương của cô.
Có vài lần vì chưa kịp thay tã cho đứa con bà chủ nên cô bị bà chủ cầm cái tã đầy phân đập thẳng vào mặt. Lại có những đêm đã gần khuya nhưng bà chủ bật đèn sáng choang và cúi sát xuống nền gạnh để kiểm soát cái sàn nhà xem đã được lau sạch chưa. Có đêm Hoa phải lau đi lau lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa vừa ý bà chủ.
Bà chủ hành hạ chưa đủ, ông chủ lại còn luôn sách nhiễu tình dục. Cuối cùng vì quá mệt mỏi với công việc của một ngày, Hoa không còn đủ sức để chống cự nên đã bị ông chủ hiếp. Nhục nhã và đau đớn.
Con gium xéo mãi cũng oằn. Cuối cùng cô phải kêu cứu đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan. Từ đó Hoa về sống trong văn phòng cùng với trên 20 anh chị công nhân khác cũng đang tạm trú tại trợ Văn Phòng để chờ giúp đỡ. Văn Phòng đã giúp tìm luật sư cho Hoa để đưa chủ ra toà và đồng thời giúp cô đổi chủ mới cũng như chuyển việc làm từ giúp việc nhà sang làm công xưởng.
Trường hợp của Khuyên thì khác. Cô sang Đài Loan với hợp đồng làm trong môt viện dưỡng lão. Công việc là chăm sóc các người già. Không ngờ công việc quá nhiều và nặng nhọc đến thế! Cô tâm sự: “Con nói thật nếu không có cha Hùng thì con chết mất rồi.” Tôi hỏi: “Taị sao?” Cô trả lời: “Vì chủ nó bắt làm nhiều quá. Có những ngày phải làm đến 16-18 tiếng. Con đã ngất xỉu không chịu đựng nổi nữa. Thật may mắn! Vì có số điện thoại của cha Hùng nên con đã gọi cho cha và cha đã khuyên ‘với mọi giá phải trốn ra đón taxi đến văn phòng để được giúp đỡ.’ Giờ đây con cảm thấy yên tâm và không còn sợ hãi nữa.”
Viện Dưỡng Lão nơi Khuyên làm thuộc thành phố Đài Nam, cách Văn Phòng cha Hùng khoảng gần 6 giờ lái xe. Có 5 chị em Việt Nam làm ở đây. Chị làm lâu nhất khoảng 1 năm rưỡi. Người mới nhất chưa đến 1 tuần. Hôm Khuyên lấy taxi ra cha Hùng có Phương cũng xin theo. Khoảng chưa đầy 3 tuần sau thì lần lượt 3 người còn lại cũng chạy ra cha Hùng để nhờ giúp đỡ. Công việc quá mệt nhọc mà chủ thì chửi bới, la mắng suốt ngày rồi lại không trả lương và cấm không cho ra ngoài. Phương và Hương là hai người trẻ nhất trong năm người. Cả hai mới 21 tuổi. Có lần Phương bảo tôi: “Mãi đến hôm nay con mới được cười thoải mái.” Ấy thế mà mỗi lần nhắc lại kinh nghiệm làm ở viện dưỡng lão với tôi, Phương vẫn tấm tức khóc như đứa trẻ tủi thân oan ức.
Đây chỉ là vài trường hợp điển hình của các chị em công nhân trong số trên 70,000 chị em giúp việc nhà và người già mà đa số bị bóc lột và lừa bịp bởi các công ty môi giới Việt Nam cũng như Đài Loan. Chưa kể một số bị bóc lột và ngược đãi bởi chính chủ thuê.
Còn tình trạng cô dâu thì sao?
Cách đây chưa đầy hai tuần vào một buổi chiều, cha Hùng nhờ tôi ra ngoài sân bay đón một cô dâu bị cảnh sát giữ lại tại sân bay khi cô muốn về Việt Nam nhưng không đủ tiền mua vé máy bay. Đến nơi tôi thấy cô ngồi trong phòng cảnh sát của phi trường Đài Bắc. Mặt ngơ ngác lo lắng và sợ hãi. Khi ra xe chở cô về nhà cô vẫn chưa hết sợ hãi và hoang mang. Cơm tối xong cô mới kể hoàn cảnh cho chúng tôi nghe. Cô quê mãi Quảng Ngãi. Vì nhà quá nghèo nên vào Sài Gòn kiếm việc làm. Ở đây có người mối lái cho cô lấy chồng Đài Loan. Hy vọng đây là dịp đổi đời và giúp gia đình nên cô đồng ý. Nhưng khi vừa đến Đài Loan thì cô bị giam giữ như một tên tù. Bị bắt làm việc như một nô lệ. Thỉnh thoảng còn bị đánh đập. Chịu không nổi cô bỏ trốn và lấy taxi ra phi trường mua vé máy bay để trở về Việt Nam. Nhưng vì tiền không đủ nên cô bị cảnh sát giữ lại tại phi trường. Văn phòng đã giúp cô mua vé máy bay về Việt Nam và giúp ít tiền tiêu trong những ngày đầu khi mới trở về Việt Nam.
Trường hợp của cô dâu kể trên không phải là trường hợp ngoại lệ. Các cô mong đổi đời nhưng nào ngờ rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ hơn. Thảo mới 24 tuổi. Người quê tận Cà Mau. Có nét mặt rất hiền và nụ cười tươi. Nhưng ngày đầu đến Văn Phòng cô run lẩy bẩy và sợ hãi đến nỗi không nhớ được hết những gì đã xẩy ra cho mình.
Sang Đài Loan cô bị nhà chồng bắt làm việc như một nô lệ. Cô phải lo cho bốn đứa con riêng của chồng cộng thêm những đứa cháu khác của chồng và lo cơm nước cho toàn đại gia đình chồng. Sáng ra cô phải thức dậy sớm và lo làm đậu hũ. Cô thường bị chồng và mẹ chồng đánh đập và chửi bới.
Khi biết cô có bầu thì mẹ chồng và chồng ép cô phải phá thai. Cô không chịu. Nên mẹ chồng tức giận chửi mắng và hành hạ hơn nữa. Bà đạp cả vào bụng đang mang bầu của Hồng. Sợ hãi cô đã tự tử nhưng được cứu sống. Văn phòng giúp cô ra toà ly dị và được bồi thường chút tiền. Hôm ra về Văn Phòng cũng giúp cô ít tiền làm vốn và nay cô mở cái quán nhỏ bán cháo để sống qua ngày đợi ngày sinh đứa con đầu lòng của mình.
Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan do cha Hùng thành lập đầu năm 2004. Từ đó đến nay Văn Phòng đã giúp hàng ngàn trường hợp công nhân và cô dâu Việt Nam. Từ đòi lại tiền lương, được ở lại đổi chủ đến kiện chủ hay môi giới ra toà trong những trường hợp gặp tai nạn lao động, bị ngược đãi hay bị xâm phạm tình dục. Với sự trợ giúp của Văn Phòng hàng ngàn công nhân đã lấy lại quyền lợi của họ.
Ngoài ra Văn Phòng còn thuê 2 căn nhà làm nơi tạm trú cho những công nhân và cô dâu trong thời gian chờ đợi sự giải quyết của chính phủ Đài Loan. Số người đến ở trong nhà tình thương kể từ ngày thành lập đến nay có đến vài trăm người. Không những lo nơi ăn chốn ở, lo lệ phí bệnh viện mà còn đòi lại quyền lợi cho công nhân và cô dâu. Ngoài ra văn phòng còn có những chương trình giáo dục như các lớp về nhân bản, luật lệ lao động Đài Loan, lớp học tiếng Tầu, lớp gia chánh và nhất là cố vấn trợ giúp về tâm lý.
Văn phòng hiện tại có 8 nhân viên làm việc toàn thời gian và 01 người làm thiện nguyện. Nhưng với con số khoảng 90 ngàn công nhân Việt Nam và cả 100 ngàn cô dâu Việt Nam và với số đơn xin giúp đỡ ngày càng nhiều nên không bao giờ làm hết việc.
Sở dĩ Văn Phòng cung ứng được những sự giúp đỡ cho công nhân và cô dâu Việt Nam cho đến ngày nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, quý hội đoàn người Việt khắp nơi cũng như lòng hảo tâm của tất cả quý vị ân nhân người Việt khắp nơi trên thế giới.
Lm Nguyễn Hùng Cường, M.M
“Chủ nó đối xử với con còn thua con chó, cha ạ”. Hoa nói nhẹ và đưa tay thấm những giọt nước mắt đang chẩy dài trên má.
Hoa thú nhận là phải hơn 2 tuần lễ mới quên cái tật cúi rạp người mỗi lần thấy cha Hùng đi ngang. Cho dù cha bảo Hoa không được làm như vậy. Nhưng ở với bà chủ ác độc gần 2 năm trời đã biến Hoa thành người khúm núm sợ hãi. Sửa một thói xấu đã là khó mà đây là thói xấu do sự sợ hãi và bản năng sinh tồn tạo nên, nên sửa lại càng khó hơn.
Hôm gặp tôi, với giọng đều đều nhỏ nhẹ, Hoa kể lại những ngày gian nan vất vả sợ hãi và đau khổ trong gần 2 năm trời ở với bà chủ khắc nghiệt và độc ác. Ngay từ ngày mới đến nhận việc, chủ đã chỉ cho Hoa chỗ ngủ là cái hiên sau nhà. Cô nhớ lại mùa hè thì nóng như lửa thiêu mà mùa đông thì lạnh thấu xương. Ấy thế mà khi cô lấy cái quạt điện cũ bỏ trong xó bếp ra xử dụng thì bị bà chủ phạt tiền. Có lần nàng lấy tờ báo cũ phe phẩy cho mát nhưng cũng bị bà chủ la mắng và giật mất đi. Cô đã phải cắn răng chịu đựng vì số tiền bỏ ra quá nhiều để được sang Đài Loan lao động. Cô không thể bỏ cuộc. Cô không thể về tay trắng để vỡ nợ và tan nát gia đình. Cô không thể trở về thất bại làm trò hề cho làng xóm.
Nhưng cái khổ không dừng lại ớ đó. Có hôm bà chủ bắt gặp Hoa cầm mấy cọng hành đã bị ủng vất vào xọt rác. Thế là bà phạt Hoa 50 Đài tệ (khoảng hơn đồng rưỡi đô la Mỹ). Bất cứ bà chủ bắt gặp Hoa làm gì không vừa ý bà thì không những nàng bị chửi mắng, la ó, đập đánh mà còn bị phạt bằng cách khấu trừ vào tiền lương của cô.
Có vài lần vì chưa kịp thay tã cho đứa con bà chủ nên cô bị bà chủ cầm cái tã đầy phân đập thẳng vào mặt. Lại có những đêm đã gần khuya nhưng bà chủ bật đèn sáng choang và cúi sát xuống nền gạnh để kiểm soát cái sàn nhà xem đã được lau sạch chưa. Có đêm Hoa phải lau đi lau lại không biết bao nhiêu lần mà vẫn chưa vừa ý bà chủ.
Bà chủ hành hạ chưa đủ, ông chủ lại còn luôn sách nhiễu tình dục. Cuối cùng vì quá mệt mỏi với công việc của một ngày, Hoa không còn đủ sức để chống cự nên đã bị ông chủ hiếp. Nhục nhã và đau đớn.
Con gium xéo mãi cũng oằn. Cuối cùng cô phải kêu cứu đến Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan. Từ đó Hoa về sống trong văn phòng cùng với trên 20 anh chị công nhân khác cũng đang tạm trú tại trợ Văn Phòng để chờ giúp đỡ. Văn Phòng đã giúp tìm luật sư cho Hoa để đưa chủ ra toà và đồng thời giúp cô đổi chủ mới cũng như chuyển việc làm từ giúp việc nhà sang làm công xưởng.
Trường hợp của Khuyên thì khác. Cô sang Đài Loan với hợp đồng làm trong môt viện dưỡng lão. Công việc là chăm sóc các người già. Không ngờ công việc quá nhiều và nặng nhọc đến thế! Cô tâm sự: “Con nói thật nếu không có cha Hùng thì con chết mất rồi.” Tôi hỏi: “Taị sao?” Cô trả lời: “Vì chủ nó bắt làm nhiều quá. Có những ngày phải làm đến 16-18 tiếng. Con đã ngất xỉu không chịu đựng nổi nữa. Thật may mắn! Vì có số điện thoại của cha Hùng nên con đã gọi cho cha và cha đã khuyên ‘với mọi giá phải trốn ra đón taxi đến văn phòng để được giúp đỡ.’ Giờ đây con cảm thấy yên tâm và không còn sợ hãi nữa.”
Viện Dưỡng Lão nơi Khuyên làm thuộc thành phố Đài Nam, cách Văn Phòng cha Hùng khoảng gần 6 giờ lái xe. Có 5 chị em Việt Nam làm ở đây. Chị làm lâu nhất khoảng 1 năm rưỡi. Người mới nhất chưa đến 1 tuần. Hôm Khuyên lấy taxi ra cha Hùng có Phương cũng xin theo. Khoảng chưa đầy 3 tuần sau thì lần lượt 3 người còn lại cũng chạy ra cha Hùng để nhờ giúp đỡ. Công việc quá mệt nhọc mà chủ thì chửi bới, la mắng suốt ngày rồi lại không trả lương và cấm không cho ra ngoài. Phương và Hương là hai người trẻ nhất trong năm người. Cả hai mới 21 tuổi. Có lần Phương bảo tôi: “Mãi đến hôm nay con mới được cười thoải mái.” Ấy thế mà mỗi lần nhắc lại kinh nghiệm làm ở viện dưỡng lão với tôi, Phương vẫn tấm tức khóc như đứa trẻ tủi thân oan ức.
Đây chỉ là vài trường hợp điển hình của các chị em công nhân trong số trên 70,000 chị em giúp việc nhà và người già mà đa số bị bóc lột và lừa bịp bởi các công ty môi giới Việt Nam cũng như Đài Loan. Chưa kể một số bị bóc lột và ngược đãi bởi chính chủ thuê.
Còn tình trạng cô dâu thì sao?
Cách đây chưa đầy hai tuần vào một buổi chiều, cha Hùng nhờ tôi ra ngoài sân bay đón một cô dâu bị cảnh sát giữ lại tại sân bay khi cô muốn về Việt Nam nhưng không đủ tiền mua vé máy bay. Đến nơi tôi thấy cô ngồi trong phòng cảnh sát của phi trường Đài Bắc. Mặt ngơ ngác lo lắng và sợ hãi. Khi ra xe chở cô về nhà cô vẫn chưa hết sợ hãi và hoang mang. Cơm tối xong cô mới kể hoàn cảnh cho chúng tôi nghe. Cô quê mãi Quảng Ngãi. Vì nhà quá nghèo nên vào Sài Gòn kiếm việc làm. Ở đây có người mối lái cho cô lấy chồng Đài Loan. Hy vọng đây là dịp đổi đời và giúp gia đình nên cô đồng ý. Nhưng khi vừa đến Đài Loan thì cô bị giam giữ như một tên tù. Bị bắt làm việc như một nô lệ. Thỉnh thoảng còn bị đánh đập. Chịu không nổi cô bỏ trốn và lấy taxi ra phi trường mua vé máy bay để trở về Việt Nam. Nhưng vì tiền không đủ nên cô bị cảnh sát giữ lại tại phi trường. Văn phòng đã giúp cô mua vé máy bay về Việt Nam và giúp ít tiền tiêu trong những ngày đầu khi mới trở về Việt Nam.
Trường hợp của cô dâu kể trên không phải là trường hợp ngoại lệ. Các cô mong đổi đời nhưng nào ngờ rơi vào hoàn cảnh khó khăn và đau khổ hơn. Thảo mới 24 tuổi. Người quê tận Cà Mau. Có nét mặt rất hiền và nụ cười tươi. Nhưng ngày đầu đến Văn Phòng cô run lẩy bẩy và sợ hãi đến nỗi không nhớ được hết những gì đã xẩy ra cho mình.
Sang Đài Loan cô bị nhà chồng bắt làm việc như một nô lệ. Cô phải lo cho bốn đứa con riêng của chồng cộng thêm những đứa cháu khác của chồng và lo cơm nước cho toàn đại gia đình chồng. Sáng ra cô phải thức dậy sớm và lo làm đậu hũ. Cô thường bị chồng và mẹ chồng đánh đập và chửi bới.
Khi biết cô có bầu thì mẹ chồng và chồng ép cô phải phá thai. Cô không chịu. Nên mẹ chồng tức giận chửi mắng và hành hạ hơn nữa. Bà đạp cả vào bụng đang mang bầu của Hồng. Sợ hãi cô đã tự tử nhưng được cứu sống. Văn phòng giúp cô ra toà ly dị và được bồi thường chút tiền. Hôm ra về Văn Phòng cũng giúp cô ít tiền làm vốn và nay cô mở cái quán nhỏ bán cháo để sống qua ngày đợi ngày sinh đứa con đầu lòng của mình.
Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân và Cô Dâu Việt Nam tại Đài Loan do cha Hùng thành lập đầu năm 2004. Từ đó đến nay Văn Phòng đã giúp hàng ngàn trường hợp công nhân và cô dâu Việt Nam. Từ đòi lại tiền lương, được ở lại đổi chủ đến kiện chủ hay môi giới ra toà trong những trường hợp gặp tai nạn lao động, bị ngược đãi hay bị xâm phạm tình dục. Với sự trợ giúp của Văn Phòng hàng ngàn công nhân đã lấy lại quyền lợi của họ.
Ngoài ra Văn Phòng còn thuê 2 căn nhà làm nơi tạm trú cho những công nhân và cô dâu trong thời gian chờ đợi sự giải quyết của chính phủ Đài Loan. Số người đến ở trong nhà tình thương kể từ ngày thành lập đến nay có đến vài trăm người. Không những lo nơi ăn chốn ở, lo lệ phí bệnh viện mà còn đòi lại quyền lợi cho công nhân và cô dâu. Ngoài ra văn phòng còn có những chương trình giáo dục như các lớp về nhân bản, luật lệ lao động Đài Loan, lớp học tiếng Tầu, lớp gia chánh và nhất là cố vấn trợ giúp về tâm lý.
Văn phòng hiện tại có 8 nhân viên làm việc toàn thời gian và 01 người làm thiện nguyện. Nhưng với con số khoảng 90 ngàn công nhân Việt Nam và cả 100 ngàn cô dâu Việt Nam và với số đơn xin giúp đỡ ngày càng nhiều nên không bao giờ làm hết việc.
Sở dĩ Văn Phòng cung ứng được những sự giúp đỡ cho công nhân và cô dâu Việt Nam cho đến ngày nay là nhờ sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông, quý hội đoàn người Việt khắp nơi cũng như lòng hảo tâm của tất cả quý vị ân nhân người Việt khắp nơi trên thế giới.
Lm Nguyễn Hùng Cường, M.M