Dan Lee
03-02-2007, 07:50 PM
SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO (1)
Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN
Nói đến sức mạnh, nhiều người trong chúng ta tự nhiên sẽ nghĩ đến những chàng trai võ sĩ thân hình lực lưỡng cân đối rắn chắc, với những bắp thịt vạm vỡ, với những quả đấm thôi sơn ngàn cân có thể hạ địch thủ sát ván trong nháy mắt.
Nói đến sức mạnh, nhiều người trong chúng ta cũng nghĩ đến những cơn bão táp phá đổ cây cối, nhà cửa, làng mạc, hoặc những đám cháy lớn thiêu rụi cả một khu rừng hoặc những cơn động đất san bằng nhiều thành phố, giết hại hàng trăm hàng ngàn người trong vài giây đồng hồ.
Nói đến sức mạnh, người ta cũng liên tưởng đến những cuộc chiến hoặc những thế chiến đã giết hại bao sinh mạng, đã tàn phá bình địa nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, dinh thự, hơn nữa còn để lại trong lòng người biết bao hệ lụy tinh thần và vật chất khác.
Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta quên rằng còn có một sức mạnh vạn năng khác, mãnh liệt hơn cả, quyết thắng tất cả nhưng lại luôn luôn trong tầm tay chúng ta, đó là Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo.
Là con người xuất hiện và sinh hoạt trên mặt đất này, ai cũng muốn phát triển nhân cách hướng tới Chân Thiện Mỹ. Tận đáy tâm hồn, ai cũng có nhu cầu thúc bách cần có một đời sống tinh thần. Trừ những ai mấùt linh tính, chối bỏ nhân cách, ai cũng muốn trang bị cho mình một Niềm Tin Tôn Giáo. Ðó là điều kiện tất yếu để thể hiện nhân cách đến thành toàn.
SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO BỪNG SÁNG TẠI LIÊN XÔ.
Trước Ðại Lễ Giáng Sinh năm 1991, có lẽ không một người nào trên thế giới ngờ rằng cả một hệ thống đế quốc cộng sản Liên Xô lớn lao, bao gồm phần lớn các nước Ðông Âu, vững như bàn thạch ấy lại mau chóng sụp đổ tan tành trước sự bàng hoàng của mọi người!! Và cũng không ai nghĩ rằng, sau 74 năm người dân Liên Xô quằn quại vì bị đàn áp dưới chế độ vô thần, Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo lại bừng sáng hơn bao giờ hết trên quốc gia cựu cộng sản này.
Ðể chứng minh cho sự kiện lịch sử này, chúng tôi mời quý độc giả theo dõi bài ký sự nhan đề Rebirth In Russia (Nước Nga Hồi Sinh) của ký giả Michael Greyerbiehl M.M. ấn hành trong Nguyệt san Maryknoll, số tháng 2, 2001, nhân dịp Ðại Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk, phía Ðông miền đất Siberia, trong tháng 9 năm 2000 vừa qua.
Những tia nắng ấm áp của mùa thu đang chiếu sáng rực rỡ trên nền trời Siberia lạnh lẽo. Nó cũng tượng trưng và báo hiệu một thời đại mới đã bừng sáng trên những khuôn mặt mọi người dân Nga trên vùng đất này. Trên hai ngàn người Nga gồm đủ mọi thành phần giai cấp, già trẻ nam nữ, đã nô nức đến tham dự đại lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk, phía Ðông miền đất Siberia, trong đó có 6 nhà truyền giáo dòng Maryknoll cùng đến chia vui với họ.
Trong một thời gian dài 74 năm sống dưới chế độ hà khắc của cộng sản, người dân Sô Viết vẫn âm thầm cầu nguyện với hy vọng một ngày nào đó, họ được tự do thi hành quyền tự do tín ngưỡng của họ thì ngày hạnh phúc đó đã đến. Và ngày khánh thành tân thánh đường dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Mẹ là một tín hiệu chứng tỏ lời cầu nguyện âm thầm của họ đã được Thiên Chúa nhận lời và nguyện ước chính đáng mà họ đã ấp ủ bao năm qua nay đã được thể hiện.
Hướng dẫn cuộc rước tiến về tân thánh đường là một giáo sĩ giơ cao một cây thánh giá lớn, tiếp theo là hàng ngàn giáo dân nam nữ với những khuôn mặt hớn hở thành kính, sau cùng là đoàn giáo sĩ bao gồm các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ với những phẩm phục rực rỡ theo nghi lễ Ðông Phương. Sự kiện này khác nào một sứ điệp mang ý nghĩa sâu sắc, từ nay Giáo Hội Công Giáo La Mã đã tình nguyện trở lại đây để phục vụ mọi người dân Nga Sô Viết.
Những đoàn du khách ngoại quốc từ phương xa đến tham dự đại lễ khánh thành đặc biệt chú ý tới những cụ ông cụ bà giáo dân Nga, trong quốc phục truyền thống đăng ten màu sặc sở, với đôi mắt đẫm lệ vì xúc động, vừa tiến về tân thánh đường, vừa chăm chú ngắm nhìn cây thánh giá lớn bằng bạc tỏa ánh sáng vàng rực rỡ trên chóp đỉnh tháp tân thánh đường, vì làm sao họ quên được trong suốt cuộc đời, họ đã phải gánh chịu bao nỗi nhục nhằn thương đau để trung thành với Niềm Tin Công Giáo dưới những đàn áp khắt khe của người cộng sản mới có ngày hôm nay.
Nhìn thấy ký giả Michael Greyerbiehl, Ðức Giám Mục Jerzy Mazur, đặc trách Giáo Phận Irkutsk, giải thích: "Chính nhờ lòng tôn sùng Ðức Mẹ qua việc siêng năng lần chuỗi Mân Côi đã bảo vệ niềm tin tôn giáo của dân tộc Nga đến ngày nay, mặc dầu qua những thăng trầm cay đắng của lịch sử. Vì thế giáo phận chúng tôi đã dâng kính tân thánh đường này và nước Nga cho Ðức Mẹ."
Ðức Cha Jerzy Mazur cũng cho biết ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm coi sóc Giáo phận Irkutsk này từ năm 1998. Lúc đó Ðức Thánh Cha cũng tiết lộ cho Ðức Cha biết không bao giờ ngài quên cầu nguyện đặc biệt và hoạt động không mệt mỏi để đáp ứng những thách đố lớn lao, là làm sao bảo vệ trên một triệu giáo dân miền đất này luôn trung thành với truyền thống công giáo, vì một số khá đông những giáo dân là con cháu của những người Ðức, người Ba Lan, người Ukraine vì đức tin phải sốâng lưu vong giữa những người cộng sản Sô Viết.
Ðức Cha Mazur nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt hiện nay của ngài là làm sao tạo sự hòa hợp hòa giải trong cộng đồng giáo dân của ngài. Ngài nói: "Sứ mệnh hàng đầu của tôi hiện nay là phải kiên nhẫn, duy trì thái độ kiên nhẫn. Khi số giáo dân Công Giáo La Mã ngày càng gia tăng, tôi càng phải cố tìm kiếm cho họ một nơi xứng đáng để thờ phượng. Dưới chế độ cộng sản, khi các thánh đường bị nhà nước trưng thu, chúng tôi phải cử hành các lễ nghi trong một hội trường lớn. Hiện nay chúng tôi đã tranh đấu để có miếng đất này xây cất nhà thờ chánh tòa mới và một trung tâm mục vụ, trong khu đất trước đây thuộc Giáo Hội mà nhà nước đã chiếm đoạt để xây trường đại học bách khoa cho 50,000 sinh viên."
Trong khi ca đoàn hát bài: "Năm Thánh Hai Ngàn", các Ðức Hồng Y và Giám mục cử hành nghi thức thánh hiến tân thánh đường. Trong ba ngày liên tiếp cử hành các nghi lễ phụng vụ, các giáo dân cũng dành một ngày đặc biệt để tưởng niệm những giáo dân cha ông họ đã tuẫn tiết vì Niềm Tin Công Giáo trong các trại tù tập trung cộng sản. Một niềm tin sống động mới đã bừng sáng trên những cánh đồng Siberia đầy tuyết trắng bao phủ.
Linh mục Jeremiah Burr, đại diện Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Maryknoll, đã nhận định: "Thật là một kết thúc huy hoàng cho những người giáo dân miền đất Siberia, sau những thập niên dài họ đã từng chịu đựng biết bao gian lao khốn khổ vì Ðức Tin. Ðây là một đặc ân cho chúng tôi hôm nay được hân hạnh đến tham dự các nghi lễ khánh thành thánh đường, để chia sẻ niềm vui với những giáo dân đã từng đau khổ vì Chúa."
Ngoài các giáo dân Công Giáo, người ta cũng thấy khá đông các tín đồ Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo đến chia vui với họ. Ngôi tháp cao của nhà thờ chánh tòa mới vươn lên trên nền trời cao Siberia, là biểu tượng tượng trưng cho sự hồi sinh của nước Nga qua cây thánh giá bằng bạc lấp lánh.
Nhân dịp đến tham dự lễ khánh thành tân thánh đường, Ðức Cha Francis Hurley, Tổng Giám Mục Giáo Phận Alaska, Hoa Kỳ, cho biết trước khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ năm 1991, trong thời gian những người giáo dân Nga phải sống lén lút không chấp nhận những tổ chức giáo hội quốc doanh, ngài đã có dịp đến viếng thăm thành phố Magadan năm 1989 và dâng thánh lễ Giáng Sinh tại đây, năm đó chỉ có vài trăm giáo dân lén lút đến tham dự, hiện nay số giáo dân đã tăng lên hàng ngàn người.
Ðức Cha Francis Hurley cũng tiết lộ: Năm 1989, ngài có dịp gặp riêng 11 giáo dân Nga, họ xin ngài thành lập một giáo xứ mới tại thành phố Magadan. Tết dương lịch năm 1989, ngài đã báo cho Tòa Thánh biết Ngài đã có thể khởi đầu thành lập một giáo xứ mới tại miền Viễn Ðông nước Nga. Sau đó Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ðức Cha Joseph Werth, Dòng Tên, sinh quán tại Nga, làm Giám Quản vùng Siberia. - Tiếp theo hai linh mục dòng Maryknoll là cha Benedict Zweber và Edward Schoellman đã tình nguyện đến đây phục vụ. Sau đó Tòa Thánh đã thành lập Giáo Phận mới Irkutsk và bổ nhiệm Ðức Cha Jerzy Mazur điều hành đến nay.
Hiện nay tại thành phố Khabarovsk trên quần đảo Sakhalin, với trên 800,000 cư dân, đã thành lập một giáo xứ mới do linh mục Benedict Zweber phụ trách và một giáo xứ khác do linh mục Edward Schoellman đặc trách tại thành phố Yuzhno Sakhalinsk. Gần đây Dòng Maryknoll lại gửi thêm hai linh mục đến phục vụ tại miền này, đó là cha Fern Gosselin và cha Emile Dumas. Các ngài đã bắt đầu học hỏi phong tục và ngôn ngữ địa phương để phục vụ tại Giáo phận Irkutsk.
Cha Edward Schoellman nhận định về công cuộc truyền giáo tại đây như sau: "Có lẽ không có nơi nào trên thế giới mà Dòng Maryknoll chúng tôi cảm thấy thích thú khi được đến phục vụ bằng nơi những người Nga tại đây, vì sau 74 năm sống dưới chế độ vô thần, họ đã thấu hiểu những dằn vặt những thao thức khi mà trong cuộc sốâng họ không được tự do sống đạo và hành đạo."
NGHĨ VỀ SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO.
Ðọc bài ký sự trên đây của ký giả Michael Greyerbiehl, có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng ngạc nhiên, vì không ai có thể ngờ rằng trước sự đàn áp cực kỳ dã man giết hại hàng triệu người dưới chế độ cộng sản Liên Xô, Niềm Tin Tôn Giáo vẫn âm ỉ trong tâm hồn người dân Nga, vì Niềm Tin Tôn Giáo không thể nào bị bóp nghẹt do bất cứ quyền lực nào, dù tàn ác sắt máu đến đâu và ngày lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk nói trên là một bằng chứng điển hình.
Mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng thượng con người đến Chân Thiện Mỹ. Qua không gian và thời gian, trải qua bể dâu của lịch sử, với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn luôn tìm đến Niềm Tin Tôn Giáo. Dù bao người và các chế độ vô thần luôn tìm mọi cách bách hại tôn giáo, nhưng tự thâm tâm con người vẫn tìm kiếm Thượng Ðế là nguyên nhân và cứu cánh của cuộc sống. Ðó là lý do giải thích tại sao, sau khi Hoàng Ðế Néron thời xưa và chế độ cộng sản thời nay sụp đổ, Niềm Tin Tôn Giáo không bị mai một mà trái lại, phát triển mạnh mẽ hơn trước.
Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người là Niềm Tin Tôn Giáo. Thượng Ðế vẫn luôn luôn có mặt trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chính những nơi mà người ta tưởng Ngài đã bị gạt bỏ hoàn toàn. Chính những lúc mà chúng ta tưởng Ngài không có mặt, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động, vẫn tiếp tục hiện diện, bởi vì Thượng Ðế không thể là Thượng Ðế, nếu Ngài không yêu thương và bảo vệ con người.
Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Nguồn Sống là Thượng Ðế như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng từ mặt trời, dĩ nhiên không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thượng Ðế thì không thể có sự sống. Ngài thông ban sự sống cho ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài cũng yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.
Từ đó người ta cũng có thể quyết đoán: Chối bỏ Thượng Ðế cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại tan rã của những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần cộng sản là bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thượng Ðế, vì khi con người chối bỏ Thượng Ðế, con người cũng chà đạp sát hại người khác.
Tôn giáo đã dạy chúng ta: Con người là hình ảnh cao quý của Thượng Ðế đến độ Ngài đã trở thành con người và đồng hóa với con người. Và từ nay con người có thể nhận ra hình ảnh Ngài trong mỗi anh chị em mình. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch: Mỗi người đều là hình ảnh của Thượng Ðế. Và chỉ có xuyên qua tình thương với người khác, con người mới có thể đến với Thượng Ðế.
Với Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo, người ta có thể khẳng định rằng: Trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người chúng ta, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thượng Ðế luôn có mặt để hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta. Thật ra không phải con người đi tìm kiếm Thượng Ðế cho bằng chính Ngài luôn luôn đeo đuổi và kiếm tìm con người.
Trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống, lúc nào Thượng Ðế cũng có mặt. Trong an vui hạnh phúc, trong thất bại khổ đau, trong hân hoan hay đau buồn, trong mạnh khỏe hay bệnh tật, ngày cả cái chết của một người thân, Thượng Ðế luôn ở cạnh ta để mời gọi ta tin tưởng vào Tình Yêu của Ngài. Ngay cả những lúc vì chán nản tuyệt vọng, chúng ta muốn khước từ và gạt Ngài ra khỏi cuộc sống, Ngài vẫn tiếp tục đeo đuổi và yêu thương chúng ta... Bất cứ biến cố vui buồn nào trong cuộc sống đều là dấu chỉ của Tình Yêu Thượng Ðế nhắn gửi chúng ta. Và nhiệm vụ của ta là hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa hoặc bài học tiềm ẩn qua những biến cố ấy để áp dụng vào cuộc sống.
Trong cuộc sống vật lộn với chén cơm manh áo, trong những lúc tất tưởi ngược xuôi mỗi ngày, với bao biến cố vui buồn dồn dập xảy đến trong cuộc đời, chúng ta luôn luôn được mời gọi để đánh giá các biến cố ấy trong tương quan với đời sống vĩnh cửu. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng được mời gọi để nhìn các sự vật chung quanh dưới Ánh Sáng của Niềm Tin Tôn Giáo. Ðó là cách duy nhất để chúng ta nhận thức được ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống.
Trong Thánh Kinh đã ví Thượng Ðế như một người tình chung thủy. Lúc nào cũng chờ đợi ta. Lúc nào cũng năn nỉ ta. Lúc nào cũng vỗ về ta. Và lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ cho ta. Vì Ngài không thể là Thượng Ðế, nếu Ngài không yêu thương và tha thứ mọi người chúng ta. Tất cả mọi người không trừ ai đều do Ngài tạo đựng. Tất cả mọi người đều là Tác Phẩm Tình Yêu của Ngài.
Do đó thái độ của mỗi người chúng ta là hãy thức tỉnh và luôn tin tưởng không ngừng vào sự Quan Phòng Yêu Thương của Thượng Ðế. Trong an vui thinh đạt, ta dâng lời cảm tạ. Trong thất bại khổ đau, ta cũng tin tưởng phó thác. Ngay cả những khi ta vấp ngã vì yếu đuối, ta hãy tin tưởng vào sự từ bi tha thứ vô bờ của Ngài.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là là khủng hoảng về Niềm Tin và Ýù Nghĩa của cuộc sống?! Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và sẽ đi về đâu?! Ðó là câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt cho chính mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống.
Nghĩ cho cùng, mỗi người chúng ta chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi lớn ấy nhờ Ánh Sáng Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo. Và ánh sáng niềm tin ấy sẽ hướng dẫn chúng ta đến Yêu Thương và Phục Vụ Tha Nhân. Và khi Con Người Biết Quên Mình Sống Cho Người Khác thì Con Người Sẽ Tìm Thấy Chính Mình, đồng thời tìm thấy Lý Tưởng và Ý Nghĩa của cuộc sống.
Linh Mục TRẦN QUÝ THIỆN
Nói đến sức mạnh, nhiều người trong chúng ta tự nhiên sẽ nghĩ đến những chàng trai võ sĩ thân hình lực lưỡng cân đối rắn chắc, với những bắp thịt vạm vỡ, với những quả đấm thôi sơn ngàn cân có thể hạ địch thủ sát ván trong nháy mắt.
Nói đến sức mạnh, nhiều người trong chúng ta cũng nghĩ đến những cơn bão táp phá đổ cây cối, nhà cửa, làng mạc, hoặc những đám cháy lớn thiêu rụi cả một khu rừng hoặc những cơn động đất san bằng nhiều thành phố, giết hại hàng trăm hàng ngàn người trong vài giây đồng hồ.
Nói đến sức mạnh, người ta cũng liên tưởng đến những cuộc chiến hoặc những thế chiến đã giết hại bao sinh mạng, đã tàn phá bình địa nhiều thành phố, làng mạc, nhà cửa, dinh thự, hơn nữa còn để lại trong lòng người biết bao hệ lụy tinh thần và vật chất khác.
Nhưng có lẽ nhiều người trong chúng ta quên rằng còn có một sức mạnh vạn năng khác, mãnh liệt hơn cả, quyết thắng tất cả nhưng lại luôn luôn trong tầm tay chúng ta, đó là Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo.
Là con người xuất hiện và sinh hoạt trên mặt đất này, ai cũng muốn phát triển nhân cách hướng tới Chân Thiện Mỹ. Tận đáy tâm hồn, ai cũng có nhu cầu thúc bách cần có một đời sống tinh thần. Trừ những ai mấùt linh tính, chối bỏ nhân cách, ai cũng muốn trang bị cho mình một Niềm Tin Tôn Giáo. Ðó là điều kiện tất yếu để thể hiện nhân cách đến thành toàn.
SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO BỪNG SÁNG TẠI LIÊN XÔ.
Trước Ðại Lễ Giáng Sinh năm 1991, có lẽ không một người nào trên thế giới ngờ rằng cả một hệ thống đế quốc cộng sản Liên Xô lớn lao, bao gồm phần lớn các nước Ðông Âu, vững như bàn thạch ấy lại mau chóng sụp đổ tan tành trước sự bàng hoàng của mọi người!! Và cũng không ai nghĩ rằng, sau 74 năm người dân Liên Xô quằn quại vì bị đàn áp dưới chế độ vô thần, Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo lại bừng sáng hơn bao giờ hết trên quốc gia cựu cộng sản này.
Ðể chứng minh cho sự kiện lịch sử này, chúng tôi mời quý độc giả theo dõi bài ký sự nhan đề Rebirth In Russia (Nước Nga Hồi Sinh) của ký giả Michael Greyerbiehl M.M. ấn hành trong Nguyệt san Maryknoll, số tháng 2, 2001, nhân dịp Ðại Lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk, phía Ðông miền đất Siberia, trong tháng 9 năm 2000 vừa qua.
Những tia nắng ấm áp của mùa thu đang chiếu sáng rực rỡ trên nền trời Siberia lạnh lẽo. Nó cũng tượng trưng và báo hiệu một thời đại mới đã bừng sáng trên những khuôn mặt mọi người dân Nga trên vùng đất này. Trên hai ngàn người Nga gồm đủ mọi thành phần giai cấp, già trẻ nam nữ, đã nô nức đến tham dự đại lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk, phía Ðông miền đất Siberia, trong đó có 6 nhà truyền giáo dòng Maryknoll cùng đến chia vui với họ.
Trong một thời gian dài 74 năm sống dưới chế độ hà khắc của cộng sản, người dân Sô Viết vẫn âm thầm cầu nguyện với hy vọng một ngày nào đó, họ được tự do thi hành quyền tự do tín ngưỡng của họ thì ngày hạnh phúc đó đã đến. Và ngày khánh thành tân thánh đường dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Ðức Mẹ là một tín hiệu chứng tỏ lời cầu nguyện âm thầm của họ đã được Thiên Chúa nhận lời và nguyện ước chính đáng mà họ đã ấp ủ bao năm qua nay đã được thể hiện.
Hướng dẫn cuộc rước tiến về tân thánh đường là một giáo sĩ giơ cao một cây thánh giá lớn, tiếp theo là hàng ngàn giáo dân nam nữ với những khuôn mặt hớn hở thành kính, sau cùng là đoàn giáo sĩ bao gồm các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ với những phẩm phục rực rỡ theo nghi lễ Ðông Phương. Sự kiện này khác nào một sứ điệp mang ý nghĩa sâu sắc, từ nay Giáo Hội Công Giáo La Mã đã tình nguyện trở lại đây để phục vụ mọi người dân Nga Sô Viết.
Những đoàn du khách ngoại quốc từ phương xa đến tham dự đại lễ khánh thành đặc biệt chú ý tới những cụ ông cụ bà giáo dân Nga, trong quốc phục truyền thống đăng ten màu sặc sở, với đôi mắt đẫm lệ vì xúc động, vừa tiến về tân thánh đường, vừa chăm chú ngắm nhìn cây thánh giá lớn bằng bạc tỏa ánh sáng vàng rực rỡ trên chóp đỉnh tháp tân thánh đường, vì làm sao họ quên được trong suốt cuộc đời, họ đã phải gánh chịu bao nỗi nhục nhằn thương đau để trung thành với Niềm Tin Công Giáo dưới những đàn áp khắt khe của người cộng sản mới có ngày hôm nay.
Nhìn thấy ký giả Michael Greyerbiehl, Ðức Giám Mục Jerzy Mazur, đặc trách Giáo Phận Irkutsk, giải thích: "Chính nhờ lòng tôn sùng Ðức Mẹ qua việc siêng năng lần chuỗi Mân Côi đã bảo vệ niềm tin tôn giáo của dân tộc Nga đến ngày nay, mặc dầu qua những thăng trầm cay đắng của lịch sử. Vì thế giáo phận chúng tôi đã dâng kính tân thánh đường này và nước Nga cho Ðức Mẹ."
Ðức Cha Jerzy Mazur cũng cho biết ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm coi sóc Giáo phận Irkutsk này từ năm 1998. Lúc đó Ðức Thánh Cha cũng tiết lộ cho Ðức Cha biết không bao giờ ngài quên cầu nguyện đặc biệt và hoạt động không mệt mỏi để đáp ứng những thách đố lớn lao, là làm sao bảo vệ trên một triệu giáo dân miền đất này luôn trung thành với truyền thống công giáo, vì một số khá đông những giáo dân là con cháu của những người Ðức, người Ba Lan, người Ukraine vì đức tin phải sốâng lưu vong giữa những người cộng sản Sô Viết.
Ðức Cha Mazur nhấn mạnh mối quan tâm đặc biệt hiện nay của ngài là làm sao tạo sự hòa hợp hòa giải trong cộng đồng giáo dân của ngài. Ngài nói: "Sứ mệnh hàng đầu của tôi hiện nay là phải kiên nhẫn, duy trì thái độ kiên nhẫn. Khi số giáo dân Công Giáo La Mã ngày càng gia tăng, tôi càng phải cố tìm kiếm cho họ một nơi xứng đáng để thờ phượng. Dưới chế độ cộng sản, khi các thánh đường bị nhà nước trưng thu, chúng tôi phải cử hành các lễ nghi trong một hội trường lớn. Hiện nay chúng tôi đã tranh đấu để có miếng đất này xây cất nhà thờ chánh tòa mới và một trung tâm mục vụ, trong khu đất trước đây thuộc Giáo Hội mà nhà nước đã chiếm đoạt để xây trường đại học bách khoa cho 50,000 sinh viên."
Trong khi ca đoàn hát bài: "Năm Thánh Hai Ngàn", các Ðức Hồng Y và Giám mục cử hành nghi thức thánh hiến tân thánh đường. Trong ba ngày liên tiếp cử hành các nghi lễ phụng vụ, các giáo dân cũng dành một ngày đặc biệt để tưởng niệm những giáo dân cha ông họ đã tuẫn tiết vì Niềm Tin Công Giáo trong các trại tù tập trung cộng sản. Một niềm tin sống động mới đã bừng sáng trên những cánh đồng Siberia đầy tuyết trắng bao phủ.
Linh mục Jeremiah Burr, đại diện Cha Bề Trên Tổng Quyền dòng Maryknoll, đã nhận định: "Thật là một kết thúc huy hoàng cho những người giáo dân miền đất Siberia, sau những thập niên dài họ đã từng chịu đựng biết bao gian lao khốn khổ vì Ðức Tin. Ðây là một đặc ân cho chúng tôi hôm nay được hân hạnh đến tham dự các nghi lễ khánh thành thánh đường, để chia sẻ niềm vui với những giáo dân đã từng đau khổ vì Chúa."
Ngoài các giáo dân Công Giáo, người ta cũng thấy khá đông các tín đồ Do Thái Giáo, Hồi Giáo và Phật Giáo đến chia vui với họ. Ngôi tháp cao của nhà thờ chánh tòa mới vươn lên trên nền trời cao Siberia, là biểu tượng tượng trưng cho sự hồi sinh của nước Nga qua cây thánh giá bằng bạc lấp lánh.
Nhân dịp đến tham dự lễ khánh thành tân thánh đường, Ðức Cha Francis Hurley, Tổng Giám Mục Giáo Phận Alaska, Hoa Kỳ, cho biết trước khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ năm 1991, trong thời gian những người giáo dân Nga phải sống lén lút không chấp nhận những tổ chức giáo hội quốc doanh, ngài đã có dịp đến viếng thăm thành phố Magadan năm 1989 và dâng thánh lễ Giáng Sinh tại đây, năm đó chỉ có vài trăm giáo dân lén lút đến tham dự, hiện nay số giáo dân đã tăng lên hàng ngàn người.
Ðức Cha Francis Hurley cũng tiết lộ: Năm 1989, ngài có dịp gặp riêng 11 giáo dân Nga, họ xin ngài thành lập một giáo xứ mới tại thành phố Magadan. Tết dương lịch năm 1989, ngài đã báo cho Tòa Thánh biết Ngài đã có thể khởi đầu thành lập một giáo xứ mới tại miền Viễn Ðông nước Nga. Sau đó Tòa Thánh đã bổ nhiệm Ðức Cha Joseph Werth, Dòng Tên, sinh quán tại Nga, làm Giám Quản vùng Siberia. - Tiếp theo hai linh mục dòng Maryknoll là cha Benedict Zweber và Edward Schoellman đã tình nguyện đến đây phục vụ. Sau đó Tòa Thánh đã thành lập Giáo Phận mới Irkutsk và bổ nhiệm Ðức Cha Jerzy Mazur điều hành đến nay.
Hiện nay tại thành phố Khabarovsk trên quần đảo Sakhalin, với trên 800,000 cư dân, đã thành lập một giáo xứ mới do linh mục Benedict Zweber phụ trách và một giáo xứ khác do linh mục Edward Schoellman đặc trách tại thành phố Yuzhno Sakhalinsk. Gần đây Dòng Maryknoll lại gửi thêm hai linh mục đến phục vụ tại miền này, đó là cha Fern Gosselin và cha Emile Dumas. Các ngài đã bắt đầu học hỏi phong tục và ngôn ngữ địa phương để phục vụ tại Giáo phận Irkutsk.
Cha Edward Schoellman nhận định về công cuộc truyền giáo tại đây như sau: "Có lẽ không có nơi nào trên thế giới mà Dòng Maryknoll chúng tôi cảm thấy thích thú khi được đến phục vụ bằng nơi những người Nga tại đây, vì sau 74 năm sống dưới chế độ vô thần, họ đã thấu hiểu những dằn vặt những thao thức khi mà trong cuộc sốâng họ không được tự do sống đạo và hành đạo."
NGHĨ VỀ SỨC MẠNH NIỀM TIN TÔN GIÁO.
Ðọc bài ký sự trên đây của ký giả Michael Greyerbiehl, có lẽ nhiều người trong chúng ta cũng ngạc nhiên, vì không ai có thể ngờ rằng trước sự đàn áp cực kỳ dã man giết hại hàng triệu người dưới chế độ cộng sản Liên Xô, Niềm Tin Tôn Giáo vẫn âm ỉ trong tâm hồn người dân Nga, vì Niềm Tin Tôn Giáo không thể nào bị bóp nghẹt do bất cứ quyền lực nào, dù tàn ác sắt máu đến đâu và ngày lễ Khánh Thành Nhà Thờ Chánh Tòa Giáo Phận Irkutsk nói trên là một bằng chứng điển hình.
Mục đích tối thượng của các tôn giáo là hướng thượng con người đến Chân Thiện Mỹ. Qua không gian và thời gian, trải qua bể dâu của lịch sử, với những thao thức băn khoăn của kiếp người, con người luôn luôn tìm đến Niềm Tin Tôn Giáo. Dù bao người và các chế độ vô thần luôn tìm mọi cách bách hại tôn giáo, nhưng tự thâm tâm con người vẫn tìm kiếm Thượng Ðế là nguyên nhân và cứu cánh của cuộc sống. Ðó là lý do giải thích tại sao, sau khi Hoàng Ðế Néron thời xưa và chế độ cộng sản thời nay sụp đổ, Niềm Tin Tôn Giáo không bị mai một mà trái lại, phát triển mạnh mẽ hơn trước.
Không có quyền lực nào, không có luật pháp nào có thể quét sạch những gì đã ăn rễ sâu trong lòng người là Niềm Tin Tôn Giáo. Thượng Ðế vẫn luôn luôn có mặt trong cuộc sống của mỗi người chúng ta. Chính những nơi mà người ta tưởng Ngài đã bị gạt bỏ hoàn toàn. Chính những lúc mà chúng ta tưởng Ngài không có mặt, Ngài vẫn tiếp tục hoạt động, vẫn tiếp tục hiện diện, bởi vì Thượng Ðế không thể là Thượng Ðế, nếu Ngài không yêu thương và bảo vệ con người.
Chúng ta tiếp nhận sự sống từ chính Nguồn Sống là Thượng Ðế như trái đất nhận lãnh ánh sáng từ mặt trời. Thiếu ánh sáng từ mặt trời, dĩ nhiên không có sự sống trên trái đất. Cũng thế, không có Thượng Ðế thì không thể có sự sống. Ngài thông ban sự sống cho ta, bởi vì Ngài yêu thương chúng ta. Ngài cũng yêu thương tất cả mọi người, ngay cả những ai chối bỏ và thù ghét Ngài.
Từ đó người ta cũng có thể quyết đoán: Chối bỏ Thượng Ðế cũng có nghĩa là chối bỏ con người. Sự băng hoại tan rã của những xã hội xây dựng trên chủ thuyết vô thần cộng sản là bằng chứng hùng hồn về hậu quả của sự chối bỏ Thượng Ðế, vì khi con người chối bỏ Thượng Ðế, con người cũng chà đạp sát hại người khác.
Tôn giáo đã dạy chúng ta: Con người là hình ảnh cao quý của Thượng Ðế đến độ Ngài đã trở thành con người và đồng hóa với con người. Và từ nay con người có thể nhận ra hình ảnh Ngài trong mỗi anh chị em mình. Thánh thiện hay tội lỗi, giàu sang hay nghèo hèn, bạn hữu hay thù địch: Mỗi người đều là hình ảnh của Thượng Ðế. Và chỉ có xuyên qua tình thương với người khác, con người mới có thể đến với Thượng Ðế.
Với Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo, người ta có thể khẳng định rằng: Trên vạn nẻo đường của cuộc đời mỗi người chúng ta, bất cứ lúc nào và bất cứ ở đâu Thượng Ðế luôn có mặt để hướng dẫn và nâng đỡ chúng ta. Thật ra không phải con người đi tìm kiếm Thượng Ðế cho bằng chính Ngài luôn luôn đeo đuổi và kiếm tìm con người.
Trong mọi biến cố vui buồn của cuộc sống, lúc nào Thượng Ðế cũng có mặt. Trong an vui hạnh phúc, trong thất bại khổ đau, trong hân hoan hay đau buồn, trong mạnh khỏe hay bệnh tật, ngày cả cái chết của một người thân, Thượng Ðế luôn ở cạnh ta để mời gọi ta tin tưởng vào Tình Yêu của Ngài. Ngay cả những lúc vì chán nản tuyệt vọng, chúng ta muốn khước từ và gạt Ngài ra khỏi cuộc sống, Ngài vẫn tiếp tục đeo đuổi và yêu thương chúng ta... Bất cứ biến cố vui buồn nào trong cuộc sống đều là dấu chỉ của Tình Yêu Thượng Ðế nhắn gửi chúng ta. Và nhiệm vụ của ta là hãy cố gắng tìm hiểu ý nghĩa hoặc bài học tiềm ẩn qua những biến cố ấy để áp dụng vào cuộc sống.
Trong cuộc sống vật lộn với chén cơm manh áo, trong những lúc tất tưởi ngược xuôi mỗi ngày, với bao biến cố vui buồn dồn dập xảy đến trong cuộc đời, chúng ta luôn luôn được mời gọi để đánh giá các biến cố ấy trong tương quan với đời sống vĩnh cửu. Trong bất cứ trường hợp nào, chúng ta cũng được mời gọi để nhìn các sự vật chung quanh dưới Ánh Sáng của Niềm Tin Tôn Giáo. Ðó là cách duy nhất để chúng ta nhận thức được ý nghĩa và giá trị đích thực của cuộc sống.
Trong Thánh Kinh đã ví Thượng Ðế như một người tình chung thủy. Lúc nào cũng chờ đợi ta. Lúc nào cũng năn nỉ ta. Lúc nào cũng vỗ về ta. Và lúc nào cũng sẵn sàng tha thứ cho ta. Vì Ngài không thể là Thượng Ðế, nếu Ngài không yêu thương và tha thứ mọi người chúng ta. Tất cả mọi người không trừ ai đều do Ngài tạo đựng. Tất cả mọi người đều là Tác Phẩm Tình Yêu của Ngài.
Do đó thái độ của mỗi người chúng ta là hãy thức tỉnh và luôn tin tưởng không ngừng vào sự Quan Phòng Yêu Thương của Thượng Ðế. Trong an vui thinh đạt, ta dâng lời cảm tạ. Trong thất bại khổ đau, ta cũng tin tưởng phó thác. Ngay cả những khi ta vấp ngã vì yếu đuối, ta hãy tin tưởng vào sự từ bi tha thứ vô bờ của Ngài.
Khủng hoảng trầm trọng nhất của xã hội hôm nay phải chăng là là khủng hoảng về Niềm Tin và Ýù Nghĩa của cuộc sống?! Con người sinh ra trên cõi đời này để làm gì và sẽ đi về đâu?! Ðó là câu hỏi lớn mà ngàn đời con người không ngừng đặt cho chính mình khi đứng trước những mâu thuẫn bất trắc của cuộc sống.
Nghĩ cho cùng, mỗi người chúng ta chỉ tìm thấy giải đáp cho câu hỏi lớn ấy nhờ Ánh Sáng Sức Mạnh Niềm Tin Tôn Giáo. Và ánh sáng niềm tin ấy sẽ hướng dẫn chúng ta đến Yêu Thương và Phục Vụ Tha Nhân. Và khi Con Người Biết Quên Mình Sống Cho Người Khác thì Con Người Sẽ Tìm Thấy Chính Mình, đồng thời tìm thấy Lý Tưởng và Ý Nghĩa của cuộc sống.