Dan Lee
03-05-2007, 01:22 PM
Con người mới trong Mùa Chay
Con người mới trong Mùa Chay mà tác giả muốn trình bày trong Sách Con Người Mới Trong Mùa Chay liên quan đến khái niệm chấp nhận. Mô hình của khái niệm CHẤP NHẬN này gồm bốn giai đoạn khác nhau.
1. CHẤP NHẬN mình đã lầm lỗi,
2. CHẤP NHẬN tha thứ/hòa giải với chính mình,
3. CHẤP NHẬN Thiên Chúa đã tha thứ cho những lỗi lầm, và Ngài cũng đã hòa giải với mình,
4. CHẤP NHẬN đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới.
A. Chấp Nhận
Nhìn vào ba giai đoạn đầu tiên của Mô Hình Chấp Nhận, có thể chúng ta sẽ ngạc nhiên thắc mắc, tại sao khái niệm chấp nhận lại giữ một vị thế quan trọng đến thế trong đời sống của mỗi cá nhân, đặc biệt đời sống của người Kitô hữu trong Mùa Chay thánh? Thật vậy, nguyên cả một cuốn sách mỏng này cũng không bàn về điều gì khác hơn ngoài khái niệm chấp nhận, bởi chấp nhận có khả năng thay đổi con người từ cũ sang mới, và ngược lại, từ mới sang cũ.
Bên Hoa Kỳ, nếu nghiện rượu và nếu muốn cai, người ta ghi tên tham gia Hội AA, viết tắt từ chữ Acoholics Anonymous, Hội Những Người Nghiện Rượu Vô Danh. Trong thời gian sinh hoạt với Hội AA, việc đầu tiên trong mười hai điều một người hội viên phải làm là Tự Nhận mình là người nghiện rượu.
Nếu bạn là một người nghiện, hoặc có thân nhân đang lâm vào tình trạng nghiện ngập, chúng ta hiểu tại sao việc đầu tiên một người nghiện muốn cai phải làm là tự nhận mình là một người nghiện. Một người nghiện, nghiện rượu hoặc nghiện xì-ke hoặc nghiện thuốc lá hoặc nghiện cờ bạc, nếu không tự nhận mình là người nghiện, họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc cai, bởi họ nghĩ họ đang sống một đời sống bình thường, mạnh khỏe, không vướng mắc vào tình trạng nghiện ngập.
Tôi biết một vài người nghiện rượu. Mỗi ngày họ phải uống ít nhất là một chai bia. Không uống không chịu được. Gặp bạn bè, tiệc tùng cưới hỏi, họ uống liên tục, một chai, hai chai, một két, hai két. Rượu vào lời ra. Khi say, họ là con người khác. Bình thường họ hiền lành, ít nói, nhã nhặn. Khi họ uống rượu, họ trở thành con người khác, đánh vợ, chửi con, nói và làm những điều bình thường họ không dám nói, không bao giờ dám làm. Khi tỉnh lại, họ không nhớ gì hết. Gặp những người này, tôi đề nghị họ nên liên lạc với Hội AA để được giúp đỡ. Nhưng thông thường, họ phản ứng với một câu trả lời quen thuộc,
— Tôi không nghiện. Tôi chỉ uống vui chơi với anh em, bạn bè mà thôi. Tôi mà nghiện gì.
Tôi gặp những người hút thuốc, cờ bạc. Mỗi ngày họ đốt một hoặc hai gói như không. Mỗi ngày họ phải ghé vào sòng bài thử thời vận. Thế mà khi bị người khác chất vấn, không bao giờ họ nhận mình là người nghiện thuốc lá hoặc cờ bạc. Họ cũng có những luận điệu tương tự như người nghiện rượu,
— Tôi, tôi không nghiện thuốc lá. Tôi chỉ hút một hai điếu để xã giao thôi.
Chỉ hút một hai điếu xã giao, nhưng mỗi ngày họ đốt một gói thuốc như chơi!
— Tôi, tôi mà cờ bạc gì. Vui chơi đỏ đen vậy thôi, chứ cờ bạc gì.
Vui chơi đỏ đen vậy thôi, nhưng cuối tuần, cầm cái check trong tay, họ lái xe thẳng đến sòng bài mặc cho vợ con ở nhà nheo nhóc!
Tiếp tục từ chối chấp nhận tình trạng nghiện ngập, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện cờ bạc, sẽ khiến người nghiện tiếp tục loay hoay luẩn quẩn với chính mình tương tự như một con kiến đang bò trên miệng chén. Bò tới bò lui chung quanh miệng của chén cơm, chú kiến vẫn không tự giải thoát mình ra khỏi con đường của loanh quanh, luẩn quẩn.
Tâm tình chấp nhận hoặc không chấp nhận sẽ dẫn đưa chúng ta tới những nhánh rẽ khác nhau. Những nhánh rẽ khác nhau này sẽ được khai triển trong Chương Hai bàn về Con Người Cũ, và Chương Ba bàn về Con Người Mới.
B. Hòa Giải với Chính Mình
Ngoài chấp nhận, hòa giải với chính mình cũng là một khái niệm mới của Mô Hình Chấp Nhận.
Thế nào là hòa giải với mình? Thế nào là tha thứ cho mình? Tại sao hòa giải với mình lại đi trước hòa giải với Thiên Chúa.
Đức Giêsu nói, “Yêu người như yêu chính mình”. Ông bà mình cũng nói, “Thương người như thể thương thân”. Thông thường chúng ta hiểu câu nói của Đức Giêsu và ông bà của mình một cách đơn giản là chúng ta nên yêu thương mọi người như yêu chính mình. Nhưng cái rắc rối nằm ở chỗ nếu chúng ta không biết yêu thương chúng ta, làm sao chúng ta có thể biểu lộ hoặc thể hiện tình thương của mình tới những người khác?
Nếu chúng ta biết yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ không uống rượu say sưa làm hại đến lá gan và bao tử của mình. Nếu chúng ta biết yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ không hút thuốc lá, hút trắng, hút cần sa, biết chăm sóc đến sức khỏe của mình nhiều hơn bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống những thức ăn lành mạnh.
Tương tự như vậy trước khi chúng ta có thể bàn về vấn đề hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta phải hỏi,
— Tôi đã hòa giải được với tôi hay chưa?
Nếu bạn không có khả năng tha thứ cho hoặc hòa giải được với mình, làm sao bạn có thể hòa giải được với ai khác?
Có lần tôi gặp một người phụ nữ. Cô ta phá thai. Mười năm rồi, lương tâm cô ta bị cắn rứt với hình ảnh thai nhi đã một lần cô phá bỏ. Cô nói mặc dù đã lãnh nhận bí tích Hòa Giải nhiều lần, nhưng vẫn không cảm nhận được bình an trong tâm hồn. Lắng nghe câu chuyện, cuối cùng tôi hỏi,
— Vậy bao giờ chị sẽ tha thứ cho chị sau một lần lầm lỡ? Bao giờ chị sẽ hòa giải với chị cho một câu chuyện xảy ra đã hơn mười năm rồi? Mười năm vừa qua chị tự hành hạ mình chưa đủ hay sao?
Người con gái nhìn tôi. Cô ngỡ ngàng. Cô yên lặng. Và cô ta khóc!
Nếu chúng ta chưa hòa giải được với mình, tôi nghĩ rất khó cho chúng ta chấp nhận hòa giải với Thiên Chúa; bởi trong nhiều trường hợp, Chúa đã tha thứ cho chúng ta từ bao lâu rồi, nhưng chúng ta vẫn như chú kiến, bò tới bò lui trên miệng chén, loay hoay đi ra đi vô lên án chúng ta.
Để làm sáng tỏ hơn về hình ảnh của con người mới, một trong những cách dễ làm nhất là nói về con người tương phản với con người mới, đó là con người cũ. Chương Hai, chương tiếp theo do đó sẽ nói về con người cũ. Trong trường hợp nào chúng ta sẽ biến thành con người cũ? Đặc tính nào là đặc tính điển hình của người cũ? Chương Ba, ngược lại, phân tích về tâm tình và những nét đặc thù của con người mới. Từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ tại sao con đường của con người cũ là bóng tối, là diệt vong, là vực thẳm. Ngược lại con đường của con người mới là ánh sáng, là trường sinh, là hạnh phúc. Sau khi so sánh hai con người, một mới một cũ, Chương Bốn sẽ bàn về giai đoạn thứ ba của Mô Hình Chấp Nhận, đó là, khuôn mặt tình yêu của một Thiên Chúa khoan dung, nhân hậu, và hòa giải. Chương Năm diễn tả giai đoạn cuối cùng của Mô Hình Chấp Nhận, đó là Hy vọng. Nói một cách khác, sau khi chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, chúng ta sẽ mở ra một trang sách mới với nhiều hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Đặc biệt Chương Năm sẽ bàn thảo về Đức Kitô Phục Sinh, Niềm-Hy-Vọng mới của người Kitô hữu. Chương Kết đề nghị một vài phương cách để một người có thể hòa giải và tha thứ cho chính mình.
(Để lắng nghe audio file của Con Người Mới Trong Mùa Chay, xin bấm vào: www.nguyentrungtay.com)
LM Nguyễn Trung Tây, SVD
Con người mới trong Mùa Chay mà tác giả muốn trình bày trong Sách Con Người Mới Trong Mùa Chay liên quan đến khái niệm chấp nhận. Mô hình của khái niệm CHẤP NHẬN này gồm bốn giai đoạn khác nhau.
1. CHẤP NHẬN mình đã lầm lỗi,
2. CHẤP NHẬN tha thứ/hòa giải với chính mình,
3. CHẤP NHẬN Thiên Chúa đã tha thứ cho những lỗi lầm, và Ngài cũng đã hòa giải với mình,
4. CHẤP NHẬN đóng lại một trang sách cũ, mở ra một trang sách mới.
A. Chấp Nhận
Nhìn vào ba giai đoạn đầu tiên của Mô Hình Chấp Nhận, có thể chúng ta sẽ ngạc nhiên thắc mắc, tại sao khái niệm chấp nhận lại giữ một vị thế quan trọng đến thế trong đời sống của mỗi cá nhân, đặc biệt đời sống của người Kitô hữu trong Mùa Chay thánh? Thật vậy, nguyên cả một cuốn sách mỏng này cũng không bàn về điều gì khác hơn ngoài khái niệm chấp nhận, bởi chấp nhận có khả năng thay đổi con người từ cũ sang mới, và ngược lại, từ mới sang cũ.
Bên Hoa Kỳ, nếu nghiện rượu và nếu muốn cai, người ta ghi tên tham gia Hội AA, viết tắt từ chữ Acoholics Anonymous, Hội Những Người Nghiện Rượu Vô Danh. Trong thời gian sinh hoạt với Hội AA, việc đầu tiên trong mười hai điều một người hội viên phải làm là Tự Nhận mình là người nghiện rượu.
Nếu bạn là một người nghiện, hoặc có thân nhân đang lâm vào tình trạng nghiện ngập, chúng ta hiểu tại sao việc đầu tiên một người nghiện muốn cai phải làm là tự nhận mình là một người nghiện. Một người nghiện, nghiện rượu hoặc nghiện xì-ke hoặc nghiện thuốc lá hoặc nghiện cờ bạc, nếu không tự nhận mình là người nghiện, họ sẽ không bao giờ nghĩ đến việc cai, bởi họ nghĩ họ đang sống một đời sống bình thường, mạnh khỏe, không vướng mắc vào tình trạng nghiện ngập.
Tôi biết một vài người nghiện rượu. Mỗi ngày họ phải uống ít nhất là một chai bia. Không uống không chịu được. Gặp bạn bè, tiệc tùng cưới hỏi, họ uống liên tục, một chai, hai chai, một két, hai két. Rượu vào lời ra. Khi say, họ là con người khác. Bình thường họ hiền lành, ít nói, nhã nhặn. Khi họ uống rượu, họ trở thành con người khác, đánh vợ, chửi con, nói và làm những điều bình thường họ không dám nói, không bao giờ dám làm. Khi tỉnh lại, họ không nhớ gì hết. Gặp những người này, tôi đề nghị họ nên liên lạc với Hội AA để được giúp đỡ. Nhưng thông thường, họ phản ứng với một câu trả lời quen thuộc,
— Tôi không nghiện. Tôi chỉ uống vui chơi với anh em, bạn bè mà thôi. Tôi mà nghiện gì.
Tôi gặp những người hút thuốc, cờ bạc. Mỗi ngày họ đốt một hoặc hai gói như không. Mỗi ngày họ phải ghé vào sòng bài thử thời vận. Thế mà khi bị người khác chất vấn, không bao giờ họ nhận mình là người nghiện thuốc lá hoặc cờ bạc. Họ cũng có những luận điệu tương tự như người nghiện rượu,
— Tôi, tôi không nghiện thuốc lá. Tôi chỉ hút một hai điếu để xã giao thôi.
Chỉ hút một hai điếu xã giao, nhưng mỗi ngày họ đốt một gói thuốc như chơi!
— Tôi, tôi mà cờ bạc gì. Vui chơi đỏ đen vậy thôi, chứ cờ bạc gì.
Vui chơi đỏ đen vậy thôi, nhưng cuối tuần, cầm cái check trong tay, họ lái xe thẳng đến sòng bài mặc cho vợ con ở nhà nheo nhóc!
Tiếp tục từ chối chấp nhận tình trạng nghiện ngập, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện cờ bạc, sẽ khiến người nghiện tiếp tục loay hoay luẩn quẩn với chính mình tương tự như một con kiến đang bò trên miệng chén. Bò tới bò lui chung quanh miệng của chén cơm, chú kiến vẫn không tự giải thoát mình ra khỏi con đường của loanh quanh, luẩn quẩn.
Tâm tình chấp nhận hoặc không chấp nhận sẽ dẫn đưa chúng ta tới những nhánh rẽ khác nhau. Những nhánh rẽ khác nhau này sẽ được khai triển trong Chương Hai bàn về Con Người Cũ, và Chương Ba bàn về Con Người Mới.
B. Hòa Giải với Chính Mình
Ngoài chấp nhận, hòa giải với chính mình cũng là một khái niệm mới của Mô Hình Chấp Nhận.
Thế nào là hòa giải với mình? Thế nào là tha thứ cho mình? Tại sao hòa giải với mình lại đi trước hòa giải với Thiên Chúa.
Đức Giêsu nói, “Yêu người như yêu chính mình”. Ông bà mình cũng nói, “Thương người như thể thương thân”. Thông thường chúng ta hiểu câu nói của Đức Giêsu và ông bà của mình một cách đơn giản là chúng ta nên yêu thương mọi người như yêu chính mình. Nhưng cái rắc rối nằm ở chỗ nếu chúng ta không biết yêu thương chúng ta, làm sao chúng ta có thể biểu lộ hoặc thể hiện tình thương của mình tới những người khác?
Nếu chúng ta biết yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ không uống rượu say sưa làm hại đến lá gan và bao tử của mình. Nếu chúng ta biết yêu thương chúng ta, chúng ta sẽ không hút thuốc lá, hút trắng, hút cần sa, biết chăm sóc đến sức khỏe của mình nhiều hơn bằng cách tập thể dục thường xuyên và ăn uống những thức ăn lành mạnh.
Tương tự như vậy trước khi chúng ta có thể bàn về vấn đề hòa giải với Thiên Chúa, chúng ta phải hỏi,
— Tôi đã hòa giải được với tôi hay chưa?
Nếu bạn không có khả năng tha thứ cho hoặc hòa giải được với mình, làm sao bạn có thể hòa giải được với ai khác?
Có lần tôi gặp một người phụ nữ. Cô ta phá thai. Mười năm rồi, lương tâm cô ta bị cắn rứt với hình ảnh thai nhi đã một lần cô phá bỏ. Cô nói mặc dù đã lãnh nhận bí tích Hòa Giải nhiều lần, nhưng vẫn không cảm nhận được bình an trong tâm hồn. Lắng nghe câu chuyện, cuối cùng tôi hỏi,
— Vậy bao giờ chị sẽ tha thứ cho chị sau một lần lầm lỡ? Bao giờ chị sẽ hòa giải với chị cho một câu chuyện xảy ra đã hơn mười năm rồi? Mười năm vừa qua chị tự hành hạ mình chưa đủ hay sao?
Người con gái nhìn tôi. Cô ngỡ ngàng. Cô yên lặng. Và cô ta khóc!
Nếu chúng ta chưa hòa giải được với mình, tôi nghĩ rất khó cho chúng ta chấp nhận hòa giải với Thiên Chúa; bởi trong nhiều trường hợp, Chúa đã tha thứ cho chúng ta từ bao lâu rồi, nhưng chúng ta vẫn như chú kiến, bò tới bò lui trên miệng chén, loay hoay đi ra đi vô lên án chúng ta.
Để làm sáng tỏ hơn về hình ảnh của con người mới, một trong những cách dễ làm nhất là nói về con người tương phản với con người mới, đó là con người cũ. Chương Hai, chương tiếp theo do đó sẽ nói về con người cũ. Trong trường hợp nào chúng ta sẽ biến thành con người cũ? Đặc tính nào là đặc tính điển hình của người cũ? Chương Ba, ngược lại, phân tích về tâm tình và những nét đặc thù của con người mới. Từ đó chúng ta sẽ hiểu rõ tại sao con đường của con người cũ là bóng tối, là diệt vong, là vực thẳm. Ngược lại con đường của con người mới là ánh sáng, là trường sinh, là hạnh phúc. Sau khi so sánh hai con người, một mới một cũ, Chương Bốn sẽ bàn về giai đoạn thứ ba của Mô Hình Chấp Nhận, đó là, khuôn mặt tình yêu của một Thiên Chúa khoan dung, nhân hậu, và hòa giải. Chương Năm diễn tả giai đoạn cuối cùng của Mô Hình Chấp Nhận, đó là Hy vọng. Nói một cách khác, sau khi chấp nhận đóng lại một trang sách cũ, chúng ta sẽ mở ra một trang sách mới với nhiều hy vọng vào một tương lai tươi sáng hơn. Đặc biệt Chương Năm sẽ bàn thảo về Đức Kitô Phục Sinh, Niềm-Hy-Vọng mới của người Kitô hữu. Chương Kết đề nghị một vài phương cách để một người có thể hòa giải và tha thứ cho chính mình.
(Để lắng nghe audio file của Con Người Mới Trong Mùa Chay, xin bấm vào: www.nguyentrungtay.com)
LM Nguyễn Trung Tây, SVD