nguoiconhoangdang
03-20-2007, 08:33 PM
Mình là 1 người công giáo, mình lúc nào cũng hoang mang cả, theo mình hiểu thì người ĐT (đồng tính) không được thừa nhận trong đạo, bạn nào có thể chia sẻ cùng mình không.!!!!!!! Mình không biết hỏi ai cả, cha, mẹ hay những người thân khác mình không dám hỏi.......Bản thân mình, mình cũng không muốn mình là 1 người ĐT, nhưng cảm xúc của mình là như thế, mình lúc nào cũng cảm thấy mình có tội cả........:cry2: :cry2: :cry2:
andremarcel
03-22-2007, 12:28 AM
Mình là 1 người công giáo, mình lúc nào cũng hoang mang cả, theo mình hiểu thì người ĐT (đồng tính) không được thừa nhận trong đạo, bạn nào có thể chia sẻ cùng mình không.!!!!!!! Mình không biết hỏi ai cả, cha, mẹ hay những người thân khác mình không dám hỏi.......Bản thân mình, mình cũng không muốn mình là 1 người ĐT, nhưng cảm xúc của mình là như thế, mình lúc nào cũng cảm thấy mình có tội cả........:cry2: :cry2: :cry2:
Mình khuyên bạn nên tìm tới các cha hay cac thầy còn trẻ... Họ sẽ dễ thông cảm và có lời khuyên hửu ích cho ban... Nếu bạn sống ở nhửng nước Tây Phương thì vấn đề đó đen ra bàn luận một cách tự nhiên với bất cứ ai mà không phải e ngại... Nhưng nếu ban sống ở VN thi các cha hay thầy lớn tuổi sẻ khó mà hiểu và thông cảm cho bạn... Cho nên các thầy các cha trẻ tuổi sẽ giúp bạn được nhiều hơn... Chúc bạn tìm được lời khuyên bổ ích và luôn giữ vửng đức tin
Dan Lee
03-24-2007, 12:36 PM
(VietCatholicNews 14/11/2005)
Văn kiện của Tòa Thánh liên quan đến việc đồng tính luyến ái trong chủng viện
ROME (CNA).- Tờ báo Ý Il Giornale trong số ra hằng ngày đã cho xuất bản một số trích đoạn về một văn kiện đã được chờ đời từ rất lâu, vốn sẽ ngăn cấm những ứng viên đồng tính không được trở thành linh mục.
Tờ báo cho biết đã truy cập được một số trích đoạn từ trang 8 của văn kiện, vốn sẽ được giới thiệu ra cho công chúng dưới sự bảo trợ của Thánh Bộ đặc trách việc Giáo Dục Công Giáo, và có nhan đề là: "Những Chỉ Dẫn về Các Tiêu Chuẩn Có Liên Quan Đến Ơn Gọi đối với Những Ứng Viên Có Khuynh Hướng Đồng Tính trong Việc Chấp Nhận Họ vào Thiên Chức Linh Mục."
Văn kiện gồm có một phần giới thiệu và ba chương như: "Sự Chững Chạc về Tư Cách Đạo Đức và Sự Vững Chãi Trong Tâm Linh," "Đồng Tính Luyến Ái và Sứ Vụ Linh Mục," và "Tính Hợp Lệ về Ơn Gọi của Các Ứng Viên theo các Nguyên Tắc của Giáo Hội."
Tờ Il Giornale cho biết trong văn kiện đó, Tòa Thánh Vaticăn nhấn mạnh rằng những người đồng tính luyến ái nên được "đối xử một cách tử tế và tôn trọng" và "bất kỳ dấu hiệu kỳ thị nào" chống lại họ cần phải được loại bỏ, thế nhưng họ không được phép cho gia nhập vào chủng viện vì không thích hợp với thừa tác vụ linh mục.
Tờ báo cho biết tiếp: văn kiện này khẳng định rằng "Giáo Hội không thể cho phép những người đồng tính luyến ái hay có khuynh hướng về sự đồng tính, qua cung cách diễn tả của họ, qua việc họ tham dự vào những cuộc biểu tình của người đồng tính hay việc ủng hộ các kế hoạch hành động của những người đồng tính, được gia nhập vào thiên chức linh mục."
Văn kiện cũng còn nhấn mạnh thêm rằng các ứng viên cần phải được xem xét rất kỷ lưỡng là liệu họ có đáp ứng được với những tiêu chuẩn của Giáo Hội về sự chững chạc về thể lý, về đạo đức luân lý, về tâm linh, khả năng để biết sống thanh tịnh, vân vân..
Tờ Il Giornale cho hay: trong trường hợp có "sự nghi ngờ trầm trọng", thì ứng viên đó không nên được cho phép để gia nhập vào chủng viện.
Tờ báo Ý còn giải thích thêm rằng: "trong trường hợp ứng viên chưa trưởng thành hoàn toàn, thì phải đợi ít nhất là thêm ba năm nữa trước khi ứng viên được phong chức phó tế."
Văn kiện viết rằng đồng tính luyến ái có thể "tạo ra những cản trở trong quan hệ đúng đắn giữa những người nam và những người nữ," và trong những trường hợp này, thì vị linh mục linh hướng phải có nhiệm vụ "ngăn cản ứng viên" không nên tiếp tục theo học tại chủng viện.
Vẫn theo tờ báo Il Giornale, văn kiện trên của Tòa Thánh sẽ được cho xuất bản ra vào ngày 29 tháng 11 sắp tới.
Anthony Lê
Kết thúc THXTcủa ĐGH Gioan Phaolô II: Những gợi ý để thấu hiểu sự hấp dẫn đồng phái và các hành vi đồng tính luyến ái
Chúng ta không thể kết thúc loạt bài tìm hiểu nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II nếu không đề cập đến một vấn đề gai góc khác rất thời đại, rất nổi đình nổi đám, không chỉ đang xuất đầu lộ diện từ mọi ngóc ngách, mà còn như đang tự hào vươn lên xác định vị thế và đang cố gắng dành giật từng tấc từng gang đất sống trên mặt trận nhân sinh và pháp lý, trên quy mô quốc gia cũng như quốc tế: đó là vấn đề đồng phái. Trong bối cảnh này xin được giới thiệu cùng bạn đọc bản lược dịch bài phân tích có tựa đề nêu trên do James G. Knapp, S.J., đăng trên trang nhà christendom-awake.org vào ngày mùng 8 tháng 12 năm 2003 luận bàn về vấn đề đồng phái nhin qua lăng kính của nền THXT thời danh của ĐGH Gioan Phaolô II.
(tiếp theo và hết)
THXT của ĐGH Gioan Phaolô II
Bây giờ đã đến lúc ta nhìn vấn đề hấp dẫn đồng phái trong ánh sáng của nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II. Có ba điểm then chốt trong lời dậy của ĐGH về thân xác thật thích hợp cho ta luận bàn về sự hấp dẫn đồng phái và các hành vi đồng tính luyến ái. Ba chủ đề trong ‘chu kỳ thứ nhất’ được nói đến là: nỗi Cô Đơn Nguyên Thủy, sự Hợp Nhất Nguyên Thủy, và Ý Nghĩa Hôn Phối của Thân Xác. Trước hết ta sẽ tóm tắt từng điểm để rồi sau đó áp dụng vào đề tài về sư hấp dẫn đồng phái.
Nỗi Cô Đơn Nguyên Thủy
Những nét đặc trưng của nỗi Cô Đơn Nguyên Thủy chính là Ađam, “con người” cảm nghiệm mình như một chủ thể--một nhân vị--với cá tính và ý thức. Trong kinh nghiệm về mình như một chủ thể trong nỗi cô đơn nguyên thủy, ông thấy mình đứng trong thế tương quan với Thiên Chúa. Ông là “người bạn của Đấng Tuyệt Đối.” Con người ở trong tư thế tương quan rộng mở hướng về Tạo Hóa. Đời sống ông được Thiên Chúa tặng ban, không phải do ông tự tay kiếm được hoặc xứng đáng được tặng thưởng; nó là một món quà. Ông là thụ tạo bất tất, lệ thuộc vào Thiên Chúa, và có một tương quan cá vị với Ngài.
Con người cũng cảm thấy mình sống có bầu có bạn với các tạo vật khác. Thiên Chúa đem cây cỏ và muông thú đến trình diện với con người như một tặng vật. Con người đặt tên cho tạo vật, điều này cho thấy con người có quyền bá chủ trên muôn loài. Con người cũng thấy mình có quan hệ cả với loài vô sinh nữa, bởi vì con người có khả năng “thống trị mặt đất.” Nhận lệnh của Chúa, con người thực hiện quyền thống lĩnh trên các loài vô sinh vốn cũng là quà tặng của Ngài. Tạo vật thì tốt đẹp. Những tạo vật ở dưới mức con người trở thành quà tặng cho con nguời, và chính con người cũng là một quà tặng cho tạo vật nữa.
Sự Hợp Nhất Nguyên Thủy của Nam và Nữ: một Hiệp Thông Nhân Vị
Dù có tất cả những quà tặng như thế, con người vẫn thấy như “thiếu thốn” một cái gì đó trong nỗi Cô Đơn Nguyên Thủy của mình. Con người khác hẳn với muôn tạo vật khác, và không tìm đâu được một bầu bạn tương xứng với mình. Với Thiên Chúa, con người mang mối tương quan ngã vị đối với ngã vị. Trong khi đó, với muôn tạo vật còn lại, con người mang một quan hệ “Tôi và Nó.” Thế là Thiên Chúa dựng nên người nữ cho người nam (cũng là con người) để có bầu có bạn. Nhìn thấy nàng, người nam nhận ngay ra rằng nàng “là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi” (St 2:27). Chàng thấy nàng cũng y như mình, là một nhân vị. Có hai cách trở thành nhân vị được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa: là nam hay là nữ,”bổ khuyết cho nhau.” Đó là hai chiều kích bổ túc lẫn nhau, chiều kích ý thức phản tỉnh và tự xác định, cũng là hai phương cách ý thức về ý nghĩa của thân xác. Nữ tính của nàng giúp chàng xác định và cảm nghiệm nam tính của mình, còn nam tính của chàng giúp nàng hiểu nữ tình của mình. Nỗi cô đơn nguyên thủy, nhờ món quà người nữ mà Thiên Chúa tặng ban, đã mở lối cho sự hợp nhất nguyên thủy.
Khi người nữ được tạo dựng nên từ người nam như một chủ thể khác và cũng là bầu bạn tương xứng với mình, cả hai đều nhận thức được rằng họ không chỉ “đồng hội đồng thuyền” mà còn được dựng nên cho nhau và vì nhau, trong khi vẫn mang sự dị biệt bất cân đối. Điều quan trọng là mỗi người phải là một “chủ thể độc đáo,” không thể được lập lại, không thể bị thâu hút hay biến mất khi nên một với nhau. Trong món quà nhưng không mà Thiên Chúa ban tặng là chủ thể tính, họ vẫn mãi là chủ thể, trong khi tính chất một-mà-hai của họ chính là kết quả của khả năng trở thành quà tặng người này cho người kia. Cái nghịch lý một-mà-hai và hai-mà-một chính là điều làm cho “datum” (tức là cái được tặng) trở thành một thực thể duy nhất với “donum” (tức là món quà tặng). Ở đây, ta thấy được ý nghĩa của thân xác. Tính chất một-mà-hai và hai-mà-một của đôi vợ chồng chính là một hình tượng--tức hình ảnh và phản ảnh--của đời sống nội tại nơi Chúa Ba Ngôi. Tính chất một-mà-hai và hai-mà-một của người nam và người nữ thì mở ngỏ cho việc sinh hoa kết trái, và có thể đem đến một “đệ tam nhân” qua mầu nhiệm và món quà sinh sản.
Đáp lại mầu nhiệm này, ĐGH đã dậy rằng con người là “hình ảnh Thiên Chúa”, không phải trong nỗi cô độc mà là trong sự thông hiệp. Hiệp thông nhân vị của nam và nữ chính là phản ảnh nhập thể của sự trao hiến vô vị lợi trong Thiên Chúa Ba Ngôi là Đấng tạo dựng nên họ. Sự hợp nhất hiện hữu trong sự dị biệt của họ thì sâu xa hơn tính “bổ khuyết” của hai cá nhân tương hợp nhau. Đây là sự hợp nhất trong dị biệt bất cân đối, được hình thành do sự thông hiệp yêu thương, biểu hiệu qua các hành vi tự hiến cho nhau.
Ý Nghĩa Hôn Phối của Thân Xác và Hành Vi Vợ Chồng
Nam và nữ nhìn thấy trong thực tại thể lý thân xác mình là được tạo dựng “cho nhau và vì nhau.” Là ngôi vị-xác thể, họ thấy thân xác mình thì “thích hợp cho hợp nhất” và “thích hợp cho tình yêu đổi trao.” Người nam nhận thức rằng chàng có thể khởi xướng việc tự trao hiến yêu thương, để rồi người nữ đón nhận và hòa nhập sự hiến trao của chàng cho mình. Cũng vậy, người nữ nhận thức rằng nàng có thể đón nhận quà tặng của người nam bằng cách đáp trả lại sáng kiến của chàng, và rồi hoàn tất món quà bằng cách trao tặng bản thân mình cho người nam. Thân thể người nam và người nữ thì thích hợp để biểu lộ, trao tặng và đón nhận tình yêu.
Hành vi vợ chồng, như biểu hiệu của hiệp thông nhân vị, phải được tìm thấy trong sự hợp nhất nam nữ. Được chọn lựa trong tự do, trong tự hiến hỗ tương tự phát, và mở ngỏ cho việc khai sinh mầm sống, hành vi vợ chồng chính là sự biểu lộ mang tính chất quy tắc của sự hợp nhất một xương một thịt. Là một am hiểu mang tính quy tắc bởi vì nó biểu lộ ý nghĩa nội tại và thực tại hữu thể học của chính hành vi. Sự am hiểu “đạo đức” về việc sử dụng thích hợp năng lực phái tính không phải là một cái gì ở bên ngoài hành vi, mà được áp đặt tự “bên trong,” hoặc do bởi Thiên Chúa, hoặc do bởi một uy quyền tôn giáo hay dân sự. Bởi vì ý nghĩa hôn phối của thân xác cấu thành ý nghĩa của thân xác và phái tính “ngay từ lúc khởi đầu,” do đó nó mang tính quy tắc cho bất cứ ai sử dụng năng lực phái tính của mình. Mà chính vì nó mang tính chất quy tắc phổ quát, cho nên bất kỳ một sử dụng khả năng dục tính ngoài vòng hành vi hôn nhân thì đều là thác loạn. Bất kỳ một hợp nhất phái tính nào nằm ngoài vòng quan hệ tự do, hỗ tương, độc chiếm và bất khả chia lìa của một người nam và một người nữ (tức hôn nhân) và mở ngỏ cho sự truyền sinh (tức mở ngỏ cho thụ tinh) thì đều là sai phạm tự gốc rễ. Hành vi vợ chồng biểu lộ một tương quan hôn nhân thực hữu, và mối quan hệ này được biểu lộ một cách thể lý trong hành vi vợ chồng.
Khi suy tư về sách Diễm Ca, ĐGH đã nói đến ‘eros’ (tình dục) và ‘agape’ (tình yêu) trong quan hệ vợ chồng: “Chỉ cần một phân tích tóm gọn về bản văn Diễm Ca cũng đủ cho ta nghe thấy ngôn ngữ xác thân vọng vang trong sự hấp dẫn hỗ tương. Khởi điểm và đích điểm của sự hấp dẫn này--tức là sự ngưỡng phục hỗ tương--thực ra chính là nữ tính của cô dâu và nam tính của chú rể, trong kinh nghiệm trực tiếp khi đối mặt nhau. Bởi đó, những lời yêu thương cả hai cùng thốt lên đều tập trung vào thân xác, không phải chỉ vì tự nó hình thành nguồn mạch của sự hấp dẫn hỗ tương, mà còn bởi vì, trên hết mọi sự, từ nơi thân xác sự hấp dẫn lan tỏa trực tiếp và ngay tức khắc đến với nhân vị kia, đến với “tha ngã”-nam hay nữ--là nguồn phát sinh tình yêu theo từng nhịp rung cảm của con tim.” [11]
Sinh hoa kết quả chính là trọng tâm lời giảng của ĐGH về hôn phối và hành vi vợ chồng. Trong một thế giới sa đọa, nơi trái tim con người trở thành chiến tuyến của tình yêu và lăng loàn, con người dễ trở thành vô cảm trước món quà tặng của người khác. Hành vi vợ chồng biểu lộ sự trân qúy đối với món quà, bởi vì nó diễn đạt sự tự hiến theo một cung cách mà tự bản chất luôn mở ngỏ cho một đệ tam nhân, tức là mở ngỏ cho món quà quý giá là mầm sống mới. Mở ngỏ cho mầm sống và chối bỏ tính lăng loàn chính là mấu chốt để con người khám phá ra chính mình xét như một “tạo vật duy nhất trên trần gian được Thiên Chúa yêu thương vì chính nó” và là tạo vật “chỉ có thể khám phá trọn vẹn bản ngã chân thật của mình khi chân thành trao hiến bản thân mình.” [12] Trong hành vi vợ chồng, sự tự hiến cho nhau của hai hữu thể bất cân đối mở ngỏ cho món quà tình yêu vốn khai sinh ra một đệ tam nhân, chính là phản ảnh Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây chính là nơi người nam và người nữ nhận ra mình là “imago Dei” (hình ảnh của Thiên Chúa).
Luận về thư Êphêsô, chương 5, sau khi khai triển sự hợp nhất có tính cách hôn phối giữa Chúa Kitô và Hội Thánh, ĐGH rút ra những hàm ý của lời dậy này về mầu nhiệm hôn nhân Kitô giáo. Mary Shivanandan tóm lược tư tưởng của Đức Gioan Phaolô II về đoạn này như sau: “Tuy nhận thấy sự loại suy giữa mối quan hệ Chúa Kitô-Hội Thánh và hôn nhân thì không thỏa đáng để giúp thấu hiểu thực tại siêu việt, nhưng ngài nói rằng nó cũng có thể, trong một mức độ nào đó, đi sâu được vào cái cốt lõi của mầu nhiệm tình yêu của Chúa Kitô và Hội Thánh, để rồi phản ảnh lại tình yêu phu phụ. Tình yêu Chúa Kitô đúng là một “món quà tự hiến trọn vẹn và không hề đổi thay mà Thiên Chúa dành cho con người (nghĩa là cho cả cộng đoàn Kitô lẫn từng mỗi cá nhân) trong Chúa Kitô. Không như tình yêu của cha mẹ hoặc tình yêu cảm thông, tình yêu phu phụ mới phản ảnh món quà trọn vẹn này mà Thiên Chúa trao tặng cho con người nơi Chúa Kitô. Đây là món quà triệt để, cho dù nó chỉ có thể mặc lấy hình thức thông phần vào bản tính Thiên Chúa.” [13] Chính nơi đây, chồng và vợ nhận thức được mình là hình ảnh tình yêu của Chúa Kitô và Hội Thánh, là Hiền Thê của Ngài.
Suy Tư về Sự Hấp Dẫn Đồng Phái
Rõ ràng cái kiểu thức mà nền THXT của ĐGH Gioan Phaolô II đưa ra chính là thách đố trực tiếp cho cái ý niệm cho rằng hai người đồng phái có thể hình thành một kết hợp như một lựa chọn vững chắc tương đương với kết hợp phu phụ giữa nam và nữ. Hấp dẫn đồng phái và các hành vi đồng tính luyến ái thì đi ngược lại “sự thật về con người.” Được tạo dựng trong niềm cô đơn nguyên thủy, “con người” thấu cảm được nỗi thiếu vắng một bạn đường tương xứng. Thiên Chúa tạo dựng Evà từ chất liệu nơi Ađam để cả hai đều có kinh nghiệm về sự hợp nhất nguyên thủy trong nam tính và nữ tính của mình cũng như cảm nghiệm được ‘nỗi cô đơn kép’ so với muôn tạo vật còn lại. Điều này hình thành bản chất nội tại của loài tạo vật duy nhất mang hình ảnh Chúa và giống với Thiên Chúa. Tính bất cân đối giữa nam và nữ chính là một thành phần thiết yếu trong mối tương quan duy-nhất-trong-dị-biệt của họ và trong cách thức họ phản ảnh mối ‘hiệp thông ngã vị’ của Thiên Chúa Ba Ngôi.
Suy tư của ĐGH Gioan Phaolô II về đoạn sách Diễm Ca minh chứng cho năng động tính tuyệt mỹ hiện diện nơi ngôn ngữ thân xác trong nam tính và nữ tính. Khi người nam nhìn thấy người nữ lần đầu tiên, cũng như khi nàng lần đầu tiên nhìn thấy chàng, một hấp lực trong ‘eros’ (tình dục) được truyền khiến để phát sinh ra ‘agape’ (tình yêu). Được cảm nghiệm qua sự trần truồng, hấp lực này rất quan trọng đối với đề tài ta đang bàn đến. Trong khoảnh khắc và một cách thực sự rõ ràng, người nam và người nữ nhận thức ngay rằng mình được tạo dựng là ‘để cho nhau.’ Cái ý thức về thân xác mình “thật thích đáng cho sự phối hợp thể lý’ do bởi cấu tạo phái tính dị biệt đã làm cho họ trân quý ý nghĩa hôn phối của thân xác mình và cũng cho họ thấy rằng việc tự hiến người này cho người kia một cách trọn vẹn và tròn đầy chính là một tác động kiến tạo nên sự ‘hiệp thông ngã vị’ vốn phản ảnh đời sống nội tại nơi Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây chính là một phần kinh nghiệm nguyên thủy về mối tương quan của họ với Thiên Chúa và với nhau.
Khi người nam nhìn thấy người nữ, chàng nhận ra một ngã vị-xác thể rất khác với chính thân xác mình nhưng đồng thời lại thấy thích hợp để thông truyền tình yêu với thân xác ấy. Thân xác nàng mời gọi sự tự hiến của người nam với khả thể trao nhận hỗ tương qua hành vi vợ chồng. Hành vi vợ chồng này tự trong bản chất đã mang theo sự mở ngỏ cho mầm sống mới và khả thể sinh sản. Với người nam, hành vi tự hiến này chỉ khả hữu khi người yêu thì khác biệt với mình--tức là một người nữ. Cũng thế, với người nữ, hành vi này chỉ khả hữu khi người yêu là một người nam.
Ta thử mường tượng năng động tính này trong tình huống người nam nhìn người nam và người nữ nhìn người nữ. Khi người nam nhìn người nam, chàng thấy một thân xác y chang như mình. Hấp lực hướng đến thân xác ấy chỉ giới hạn trong ‘tình dục’ (eros) mà thôi, bởi vì cái linh thiêng cấu thành hành vi vợ chồng thì bất khả hữu trong một tình huống “cân đối.” Càng thất vọng hơn nữa nếu ngưòi nam lại còn cảm thấy hấp lực tình dục đối với cùng một thứ xác thân mà minh đang có. Do đó, chàng có thể bị cám dỗ thực hiện tính lăng loàn không chỉ với thân xác người khác, mà còn cả với thân xác mình nữa. Thân xác mình trở thành đối tượng của thứ thân xác mà mình bị hấp lực hướng đến. Điều này mang tất cả mọi tiềm năng làm băng hoại điều Thiên Chúa trù định là: hấp lực hướng đến một hành vi biểu lộ một trao tặng vô vị lợi cho người khác, biến thành một hành vi tự yêu mình, tự hướng về mình. Hấp dẫn đồng phái hàm chứa dục vọng về các hành vi đồng tính vốn không thể đưa đến việc tự hiến, mà là đi vào ngõ vô sinh. Các hành vi ấy không thể là hành vi vợ chồng được.
Loại suy về sự kết hợp của Chúa Kitô với Hội Thánh và hôn nhân Kitô giáo mà Phaolô đề cập đến trong thư Ephêsô cũng được ĐGH dùng để khai triển nến thần học về hôn nhân Kitô giáo, điều này rất có ý nghĩa với đề tài ta đang nói đây. Tình yêu hôn nhân có đặc tính là tự hiến và sinh hoa kết quả cũng như xả thân vì người khác, như Chúa Kitô đã làm cho Hội Thánh. Đây không phải là tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, hay tình bằng hữu cảm thông: nó là tình yêu phu phụ mang đấy nét bí tích. Nó là tình yêu hôn phối. Sự kết hợp của Chúa Kitô với hiền thê của Ngài là Hội Thánh, và sự kết hợp vợ chồng Kitô giáo, đều là những “mầu nhiệm lớn lao.”
Kết Luận
Một số người cho rằng giáo huấn của Hội Thánh về đồng tính luyến ái thì tiêu cực và nặng về luân lý. Ngay cả khi nói lên một sự thật nhưng với giọng điệu cảm thương thì thông điệp sẽ được đón nhân như một áp đặt và chỉ có giá trị giới hạn mà thôi. Đôi khi chính sứ giả còn bị cáo buộc là bất nhẫn, ‘sợ người’ và ghét người.
Thế nhưng, nơi THXT của ĐGH Gioan Phaolô II, ta tìm thấy cả một kho tàng vô giá để có thể đem ra dùng với anh chị em đồng phái. Chưa bao giờ có một nền thần học nào chứng minh tại sao sự kết hợp vợ chồng lại là một kết hợp linh thánh mà Thiên Chúa tặng ban cũng như kêu gọi tất cả những ai kết hôn, hay không kết hôn, phải sống hợp nhất, thủy chung, và khiết tịnh một cách chân tình và đầy lòng hy sinh. Nếu mỗi người chúng ta có thể thông truyền chân lý này đến cho các anh chị em đang phải chiến đấu với vấn đề hấp dẫn đồng phái, thì ta có thể giúp họ tìm thấy được nguồn sức mạnh thiêng liêng có khả năng thuyên chữa. Ta cũng có thể cống hiến cho họ cái lý lẽ để hiến dâng lòng khiết tịnh của mình như một món quà cho Thiên Chúa. Thân xác nói lên sự thật về con người. Thân xác diễn đạt nhân vị.
_________________________________________________________________
[11] Gioan Phaolô II, Thần Học Xác Thân (Boston: nxb Pauline, 1997), 169
[12] Công Đồng Chung Vaticanô II, Vui Mừng và Hy Vọng, số 24
[13] Mary Shivanandan, Bước Qua Ngưỡng Cửa Tình Yêu (Washington D.C.: nxb CUA, 1999, 132
Nguyễn Kim Ngân
(VietCatholicNews 15/11/2006)
Tuyên bố của các Giám mục Hoa kỳ về chăm sóc mục vụ cho người đồng tính
BALTIMORE – Vào ngày hôm qua (14.11.2006) các Giám mục Hoa kỳ đã bỏ phiếu (194-37) chấp thuận văn bản về việc mục vụ cho người có khuynh chiều về đồng tính.
Các Giám mục Hoa Kỳ sau khi bỏ phiếu.
Văn bản này xác định lại lập trường giáo huấn của giáo hội dậy rằng tất cả những hành động đồng tính là sai về luân lý nhưng cũng xác nhân phẩm giá của những người có khuynh hướng đồng tính và nói rằng khuynh chiều đồng tính là sự rối loạn, nhưng tự bản chất nó không phải là một tội.
Tuy nhiên các Giám mục cũng nói rằng những ai có những hành động tích cực đồng tình luyến ái thì không nên tham dự vào việc “rước lễ”.
Bản văn cũng nhấn mạnh tới giáo huấn của Giáo hội và nói rằng “tuy dù những hướng chiều đồng tính không nhất thiết bị Thiên Chúa hay Giáo hội từ chối, nhưng có những hành động đồng tính thì tự nó là có tội và trái với chương trình của Thiên Chúa”.
Bản văn hướng dẫn mục vụ cho người đồng tính cũng khuyến khích người đồng tính đóng vai trò tích cực hơn trong các hoạt động của Giáo hội, nhưng thúc dục họ sống độc thân và khuyên rằng không nên tiết lộ khuynh chiều đồng tính của mình cho người khác trừ ra là bạn thân và gia đình của mình.
Bản văn cũng nêu lên khía cạnh là hiện chưa có “quan điểm đồng nhất khoa học nào” về căn nguyên của sự hướng chiều dục tính cả.
Các giám mục Hoa kỳ cũng phản đối việc phối hiệp người cùng phái tính, và chống lại việc các cặp đồng tính nam, đồng tính nữ nhận con nuôi. Tuy nhiên khuyên rằng các linh mục nên ban phép bí tích rửa tội cho con của họ, miễn là họ hứa sẽ nuôi nấng con cái theo truyền thống và giáo lý Công giáo.
Bản dự thảo này đã được góp ý và sửa chữa nhiều lần trước khi được đưa ra biểu quyết lần cuối cùng hôm qua.
Đức Cha Arthur J. Serratelli giáo phận Paterson, N.J, (chủ tịch Uỷ ban về Tín Lý) khi đưa ra giới thiệu văn bản này đã nhận định rằng “có những khía cạnh trong xã hội chúng ta làm cho khó khăn cho con người sống đúng theo giáo huấn về tính dục”.
Ngài nói rằng Giáo hội thật khó khăn hoàn thành sứ mạng của mình là rao truyền sự thật và đàng khác phải cổ võ mục vụ hiệu quả và đúng đắn cho những người có khuynh hướng đồng tính”.
GM Serratelli cũng nhận định thêm rằng: "Là người Công giáo chính là một thách đố. Để là người Công giáo đòi hỏi phải có sự lựa chọn chắc chắn nào đó".
Giáo sư Scott Appleby thuộc Đại học Công Giáo Notre Dame nhận định như sau: “Các giám mục ở trong một tình trạng thật khó khăn, vừa là mục tử vừa là người giảng dậy”.
Ông nói tiếp: “Với tư cách là mục tử các ngài ước ao có sự thương cảm, nồng nhiệt và yêu thương, nhưng với tư cách là người giảng dậy, các ngài bị đòi hỏi phải dậy tín điều của Giáo hội một cách thông xuất và minh bạch”.
LM Trần Công Nghị
Chúng ta sống cho chúng ta, hay chúng ta sống cho gia đình của chúng ta. Theo npe thì là cái đoạn thứ nhì, nhưng có lẻ đó là vì npe lớn lên trong truyền thống Khổng Tử cho nên coi nặng cái hiếu với gia đình và dòng tộc hơn những điều khác.
Còn về Công Giáo thì tùy bạn đọc đoạn nào trong cuốn Bible, và bạn suy cái nghĩa của nó ra sao.
Tuy chúng ta không nên dối lòng mình, chúng ta cũng nên suy nghĩ cho kỹ là mình có nhất thiếc phải làm điều gì đó không, và điều mình làm xẻ ảnh hưởng gia đình minh ra sao? Đôi lúc chúng ta phải tự hy sinh một cơ hội nào đó, một điều gì đó trong đời mình để cho gia đình chúng ta có thể có được sự hạnh phúc mà họ xẻ không có đước nếu chúng ta không chiệu sự hy sinh nầy.
VietLang
03-28-2007, 11:53 AM
Mình là 1 người công giáo, mình lúc nào cũng hoang mang cả, theo mình hiểu thì người ĐT (đồng tính) không được thừa nhận trong đạo, bạn nào có thể chia sẻ cùng mình không.!!!!!!! Mình không biết hỏi ai cả, cha, mẹ hay những người thân khác mình không dám hỏi.......Bản thân mình, mình cũng không muốn mình là 1 người ĐT, nhưng cảm xúc của mình là như thế, mình lúc nào cũng cảm thấy mình có tội cả........:cry2: :cry2: :cry2:
VL không phải là người đồng tính luyến ái (ai vào trong ĐN lâu ngày sẽ biết điều này :biggrin: ) nhưng mỗi khi nghe các ông lật sách Thánh Kinh tầm chương trích cú của đảng Cộng Hòa (Mỹ) thì đâm phát bực mình. Không phải vì VL là người theo Phật Giáo hay là người ủng hộ đảng Dân Chủ mà nói thế.
Theo quan niệm của VL, kinh Phật cũng như kinh Kito, kinh Khả Lan và kinh Nho Giáo v.v. tất cả đều do người viết. Mà đã là người thì không thể thoát ra ảnh hưởng xã hội lúc viết ra những quyển ấy. Do đó trong các tôn giáo không ít thì nhiều có rất nhiều thứ đã lỗi thời. Vì vậy những gì viết trong kinh Kito, cũng như kinh của các tôn giáo khác, không phải tất cả đều đúng tuyệt đối, không phải bất di bất dịch, không phải không thể nghĩ bàn.
Con người ta chỉ nên xem các quyển kinh như một lời khuyên, như một sự hướng dẫn để trở thành người tốt trong xã hội. NCHD có bao giờ nghĩ đến quyển kinh Kito viết sai vài chỗ đó đây không?
Kinh Cựu Ước thì VL chỉ mới có đọc Book of Genesis (sách Khai Sáng). Kinh Tân Ước thì mới có đọc các Gospels của Mark, Luke, Mathew và John. VL có nhận xét như sau: Cùng một cuộc đời của Chúa Jesus mà bốn Gospels viết khác nhau khá nhiều. Người đọc không thể không nghĩ đến những điểm khác biệt giữa bốn Gospels đó là do tác giả của bốn quyển Gospels cố tình nhét chữ vào trong miệng đức Jesus và dùng cách đó để giải thích và giảng dạy sự hiểu biết của mình về Kito Giáo. Nếu đã cố tình vẽ rắn thêm chân, nhét chữ vào miệng thì chúng ta cần bình tâm xét lại.
Không riêng gì Kito Giáo mà Phật Giáo cũng thế thôi. Trải qua mấy ngàn năm, hết người này luận bàn đến người kia luận bàn mục đích để muốn hiểu thêm và dùng cái hiểu biết của mình giúp nhân loại cũng như mư đồ đen tối. Những ai từng đọc sơ qua lịch sử giáo hội La Mã đều biết điều này. Những vị giáo hoàng có nói hay có làm cái gì cũng đừng quá tin tưởng. VL vì không theo đạo Kito nên không bao giờ tin vị giáo hoàng là thiên sứ của đấng Chúa Trời, hay nói khác đi là người có thể "trực tiếp nói chuyện với Chúa Trời"
Nhìn lại lịch sử của tòa thánh La Mã không thiếu những vị giáo hoàng chẳng ra trò trống gì. Có rất nhiều thí dụ nhưng VL chỉ đưa ra một:
Thời gian 1012 - 1065 là thời gian vô cùng rối ren tại La Mã. Nhờ quyền thế của hai người chú là giáo hoàng Benedict VIII (1012–24) và giáo hoàng Pope John XIX (1024–32) mà Theophylactus được đưa lên làm giáo hoàng Benedict IX vào năm 1032. Giáo hoàng Benedict IX giáo vụ, chính sự không lo đến mà cứ ăn chơi trác táng.
Đến năm 1045 chính sự rối ren tại La Mã lên đến cao độ, tình thế ép giáo hoàng Benedict IX phải bỏ La Mã mà chạy. Trong những cuộc tranh quyền sau đó, John of Crescenzi là người thắng cuộc và lên làm giáo hoàng Silvester III vào tháng 1 năm 1045, trong khi giáo hoàng Benedict IX chưa hề thoái vị hay bị truất phế.
Đến tháng 4 năm 1045 thì phe thân giáo hoàng Benedict IX kéo binh về La Mã lật Silvester III. Giáo hoàng Silvester III bị lật nhưng thân phận giáo hoàng vẫn không bị mất (có lẽ do trốn thoát được).
Tháng 5 năm 1045, giáo hoàng Benedict IX "từ chức" và bán chức giáo hoàng cho linh mục John Gratian. John Gratian lên làm giáo hoàng Gregory VI cho đến cuối năm 1046.
Như vậy hơn một năm trời tại La Mã có tới ba vị giáo hoàng tranh quyền nhau, chẳng màng gì đến giáo hội cũng như giáo dân. Tình trạng rối rắm mãi đến năm 1048 mới lắng dịu.
Những diễn biến ở La Mã khiến vua Henry III của Đức tức giận. Tại sao lại tức giận?
Vì hồi đó người ta tin vào thần quyền nhiều hơn bây giờ. Các vị giám mục, tổng giám mục, hồng y và đến cả giáo hoàng đều tranh dành quyền lợi với nhau, ai sẽ là người chăn dắt giáo dân khỏi phải sa địa ngục? Vua Henry III cũng không ngoại lệ. Ông ta đem quân từ Đức xuống đến La Mã "hỏi chuyện gì" và tại Hội Đồng Sutri (Council of Sutri) ông ta đưa Suidger of Morsleben lên làm giáo hoàng Clement II. Giáo hoàng Clement II phong vua Henry III của Đức làm Thánh Hoàng Đế của La Mã (Holy Roman Emperor).
Đến tháng 10 năm 1047 thì giáo hoàng Clement II chết. Có tin đồn là ông ta bị đầu độc.
Hay tin này, hoàng đế Henry III lập tức trở lại La Mã và đưa Poppo lên làm giáo hoàng Damasus II.
Vào ngày 17 tháng 7 năm 1048, đức giáo hoàng Damasus II qua đời. Có tin đồn rằng ông ta bị đầu độc. Cũng có tin nói rằng ông ta chết vì bệnh sốt rét.
Bruno of Eguisheim-Dagsburg lên làm giáo hoàng Leo IX thay thế Damasus II với sự ủng hộ của rất nhiều người, trong đó có hoàng đế Henry III.
Câu truyện còn dài, còn nhiều tình tiết éo le. Vì sự ảnh hưởng thế lực của hoàng đế Henry III mà từ đó cho đến thế kỷ thứ 19, giữa các vị hoàng đế và giáo hoàng lúc nào cũng có sự tranh chấp quyền lực để xem ai mới thực sự là người có quyền ở đất Chúa (Christendom).
Cũng vì ý nghĩa trừu tượng của Christendom mà dân Âu Châu làm chết không biết bao nhiêu dân Nam Mỹ, Phi Châu, Ấn Độ, Đông Á và Đông Nam Á.
--------------------------------------------------------------------------
Tại sao VL lại viết lên dông dài như thế này? VL viết lên dông dài chỉ với mục đích so sánh:
So với những người lúc nào cũng tụng kinh Kito (Bible thumper) mà chinh phục thế giới bằng miểng bom, bằng khói súng thì những người đồng tính luyến ái sánh ngang thế nào được. Những người "Bible thumper" cũng là những người đả phá đồng tính luyến ái, nguyền rủa đồng tính luyến ái sẽ sa địa ngục v.v.
NCHD cứ thử nghĩ xem, nếu đồng tính luyến ái nhưng không làm hại ai lại sa địa ngục, những người đem hận thù chém giết đến nước khác lại lên thiên đàng được sao? Nếu những người "Bible thumper" lên được thiên đàng thì đấng Chúa Toàn Năng lại thiên vị, thị phi bất minh đến thế sao? Nếu Đấng Toàn Năng mà thị phi bất minh như vậy thì không phải là một vị xứng đáng cho thế nhân tôn thờ.
Ngoài ra, trong kinh Kito, có dòng nào, quyển nào viết: "Thượng đế bảo: 'Đồng tính luyến ái sẽ sa địa ngục!'" thì hãy chỉ cho VL biết. Còn như từ trang đầu đến trang cuối chẳng nơi nào viết như vậy thì NCHD để ý làm gì đến những người đầu óc còn u minh, thiển cận, nhỏ nhen. Trong Mười Giáo Điều (Ten Commandments) cũng đâu có giáo điều nào cấm đồng tính luyến ái.
Mặc dù trong kinh Kito có nói đến "hôn nhân là giữa người nam và người nữ" nhưng từ bao giờ đồng tính luyến ái CÓ NGHĨA là hôn nhân?
Theo VL, ai nói sao mặc họ. Miễn sống không làm điều bậy thì chết sẽ được lên Thiên Đàng. Bảo đảm như thế. Thánh Kinh không hề nói đến đồng tính luyến ái, do đó đồng tính luyến ái không phải là điều bậy như cướp của, giết người, nhục mạ Thượng Đế, gian dâm, v.v.
Ngoài ra NCHD vẫn còn sợ thì hàng ngày đọc kinh Kito, tối tối thì tụng "nam mô A Di Đà Phật" hoặc gom cả hai lại như đạo Cao Đài: "Nam mô A Di Đà Phật Amen" thì lúc chết không về được nước Chúa sẽ về được nước Phật (hoặc cả hai)
:)
Dan Lee
04-07-2007, 01:49 PM
Là con người có mấy ai được hoàn hảo cả, đã là con người thì chúng ta thường mất phạm sai lầm. Nhưng có đều là mình có muốn sửa nó hay không? hay là cái tôi cao quá nên chỉ thấy mọi việc mình làm đều đúng cả. Thời xưa các Đức Giáo Hoàng củng vậy thôi vì thời ấy các Giáo Hoàng và Tu Sỉ có thể lấy vợ, củng chính vì thế nên các ngài chỉ nghỉ là mình đã lên đến chức đó mình là một người Thánh Thiện nên mọi sự quyết định hay muốn làm một việc gì cũng nghỉ là đùng cả, nên đã gây ra thảm cảnh như VL đã kẻ.
Đó chính là nguyên nhân đưa tất cả loài người chúng ta vào những vòng tội lổi, người làm chức vụ càng cao thì muốn gom góp về cho mình càng nhiều mà không cần nghỉ đến kẻ khác đang bị đau khổ hay là sống chết gì cả, mà chỉ biết mình phải ăn trên ngồi trước và tất cả mình có đều phải là số một, còn có người làm chức vị nhỏ thiệt nhỏ cũng biết gom góp nhỏ của nhũng người thấp hơn mình nửa chứ, cuối cùng thì chỉ có những người luôn luôn ăn ở thật thà thì thiếu thốn.
Như nguoiconhoangdang cũng biết một quốc gia nào nó cũng có cái Điều luật của quốc gia đó, vì luật lệ là do con người định ra, nó như một cái hàng rào để để bảo vệ mọi người chúng ta, và cũng để cho chúng ta biết mà ngừng lại tại đó, nếu không có luật lệ thì có lẻ thế giới này và trái đất này của chúng ta đã bị phá vở và nổ tung tự bao giờ. như VL đã nói "mà chinh phục thế giới bằng miểng bom, bằng khói súng ".
Nhưng luật lệ là do con người làm ra, thì nó cũng có thể thay đổi do con người của chúng ta để cho luật lệ đó nó phải phù hợp vào từng thời gian và không gian của từng quốc gia. Như nguoiconhoangdang đã nghe lời khuyên của các bạn vừa qua, nên suy nghỉ kỉ những gì nên làm và những gì không nên làm như bạn đã biết " Thiên Chúa không cấm bạn làm những gì mà bạn muốn làm, mà Ngài cũng không bỏ bạn khi bạn đã làm những gì sai trái. Ngài là người luôn luôn có lòng tha thứ cho chúng ta" Bạn hãy nhớ lại câu chuyện Đứa con hoang đàng
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.