PDA

View Full Version : Chẳng biết bỏ bài này ở đâu.



Sóng Ngầm
04-14-2007, 06:04 AM
Đọc báo thấy bài này:
http://www.tinvietonline.com/1/0/2007/4/113250/seattle_divorce_lawyer.html




Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.

Trận Đánh Cuối Cùng, Sài Gòn Thất Thủ

Cuối tháng 3 năm 1975 Quân Khu 1 hoàn toàn thất thủ, Quân khu 2 chỉ còn Phan Rang và Phan Thiết trong tổng số 12 tỉnh, đến ngày 4-4 hai tỉnh này được sáp nhập vào Quân khu 3. Trên thực tế cả hai Vùng 1 và 2 được coi như đã lọt vào tay quân thù, các sư đoàn chủ lực của Quân khu 2 và Quân khu 1 phần thì tan rã, phần đã bị thiệt hại nặng nề tới 1/2 hay 2/3 lực lượng.

Cuộc triệt thoái Cao Nguyên đã khiến cho trên 75% chủ lực của Quân đoàn 2 bị tan rã, sư đoàn 23 và 7 liên đoàn Biệt động quân mất gần hết quân số. Sư đoàn 22 vùng duyên hải giao tranh dữ dội với các sư đoàn Việt Cộng cuối tháng 3 tại Bình Định, khi được tầu Hải quân đến cứu tại Qui Nhơn chỉ còn 2000 người. Toàn bộ xe tăng , thiết giáp khoảng 470 chiếc , 380 khẩu pháo đều bị bỏ lại hết, một số ít bị phá hủy còn lại lọt vào tay kẻ địch.

Các sư đoàn cơ hữu 1, 2, 3 của Quân đoàn 1 và sư đoàn TQLC đã bị thiệt hại nặng trên đường triệt thoái, 90 ngàn chủ lực quân của quân đoàn chỉ có 16 ngàn được tầu vớt chở về miền Nam trong đó khoảng 6000 TQLC, 45% quân số của sư đoàn. Toàn bộ trên 400 khẩu pháo, 450 xe tăng coi như mất hết, một số lớn lọt vào tay Cộng quân. Các kho đạn, nhiên liệu tại miền Trung chưa kịp hủy cũng đã biến thành chiến lợi phẩm của địch. Phạm Huấn nói về sự thiệt hại do kế hoạch triệt thoái gây nên như sau:

"Chiến lược 'đầu bé đít to' của ông Thiệu là rút bỏ vùng rừng núi Cao Nguyên, vùng ít dân, 'đất cằn sỏi đá' miền Trung, mang chủ lực quân, đại bác chiến xa về phòng thủ vùng đông dân, mầu mỡ: miền đồng bằng sông Cửu Long và vùng duyên hải.

Nhưng chỉ hai tuần lễ, khởi đầu bằng Quyết Định Cam Ranh triệt thoái khỏi Cao Nguyên ngày 14-3-1975, sau đó lệnh chính thức rút bỏ Huế ngày 20-3-1975, chiến lược 'Đầu bé Đít to' của ông Thiệu đã làm tan rã1/2 Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà và mất 2/3 Đất Nước.

Tất cả lực lượng Thiết Giáp và Pháo Binh của Quân đoàn II và Quân Đoàn I bị hủy diệt. 3 sư đoàn 1, 3, 23 Bộ Binh bị tan rã hoàn toàn. Các Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, Sư Đoàn 2, 22 Bộ Binh, ba Sư Đoàn 1, 2, 6 Không Quân, 1 Lữ Đoàn Dù, 11 Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Liên Đoàn Công Binh, Truyền Tin, Tiếp Vận, Quân Cụ, các Trường Trung Tâm Huấn Luyện Bộ Binh, Biệt Động Quân, Pháo Binh…bị thiệt hại từ 60 phần trăm đến 70 phần trăm quân số.

Tổng số phi cơ các loại bỏ lại khoảng 200 cùng với 900 đại bác và hơn 1000 chiến xa.

'Thành quả' chiến lược 'Đấu bé Đít to' của ông Thiệu, trong 2 tuần, quả đã vượt xa mọi kỷ lục về thiệt hại trong cuộc chiến Việt Nam từ trước đến nay."

Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975 trang 98.

Trong khi Đồng minh phản bội cắt giảm quân viện khiến ta thiếu hụt về nhiên liệu đạn dược, hoả lực giảm 60%, kế hoạch triệt thoái hỗn độn vô tổ chức của Tướng Thiệu lại càng làm cho tình hình xấu đi một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Cộng chiếm nốt phần đất còn lại của miền Nam.

"Chúng ta đã tiêu diệt và làm tan rã hơn 35 phần trăm sinh lực địch, lần đầu tiên diệt và loại khỏi vòng chiến đấu 2 quân đoàn địch, hơn 40 phần trăm các binh khí kỹ thuật hiện đại của chúng bị mất; ta thu và phá hơn 40 phần trăm cơ sở vật chất và hậu cần của quân ngụy, giải phóng 12 tỉnh, đưa tổng số nhân dân vùng giải phóng lên gần 8 triệu"

Văn Tiến Dũng, Đại Thắng Mùa Xuân trang 136.

Một điều vô cùng nguy hại là trong trong cuộc lui binh vội vã hỗn độn, các kho vũ khí đạn dược, quân dụng, cơ sở tiếp liệu… không kịp hủy đã lọt vào tay quân thù, đúng là giáo vào tay giặc, miền Nam đã đưa dao cho người ta giết mình.

Văn Tiến Dũng khoe.

"bộ đội hy sinh và bị thương rất ít so với thắng lợi đã giành được, vũ khí, đạn dược tiêu hao không đáng kể. . .

... Ta thu đựợc của địch một khối lượng rất lớn vũ khí và đạn dược. Về thế chiến lược và lực lượng quân sự, chính trị ta đã có sức mạnh áp đảo quân địch.

ĐTMX trang 137.

Vũ khí đạn dược, binh khí kỹ thuật của ta kể cả máy bay đã được Việt Cộng triệt để khai thác xử dụng để đánh lại ta khiến cho lực lượng địch ngày càng lớn mạnh như đi hia bẩy dặm, phải nói là kế hoạch lui binh của ta quá tệ đến nỗi máy bay chiến đấu mà còn để lọt vào tay quân thù.

"Các chiến sĩ ta đã tranh thủ nghiên cứu, tìm tòi và học sử dụng các loại vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ.

Trong đội hình hành quân của ta bắt đầu xen lẫn những xe bọc thép M.113, xe tăng M.48, M.41, những khẩu pháo 105, 155 mi-li-mét, những máy thông tin chiến thuật PCR 25 của Mỹ. Đặc biệt là những máy bay chiến đấu A.37, F.5 lấy được của địch đã được các đồng chí lái máy bay chiến đấu của ta chuyển sang tập xử dụng. Khả năng ta lấy của địch, đánh địch chưa bao giờ phong phú và giầu có như trong chiến dịch này. Khả năng to lớn ấy làm cho hoả lực của ta càng áp đảo địch một cách ghê gớm và cũng làm cho tốc độ tiến công của ta càng cao"

Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 148.

Trước khi phát động cuộc tổng tấn công, Bộ chính trị Trung ương đảng Cộng Sản Bắc Việt hoạch định kế hoạch 2 năm để nuốt trọn miền nam, như thế địch cũng đã đánh giá cao lực lượng và khả năng tác chiến của quân ta nhưng kế hoạch di tản, tái phối trí lực lượng của Tướng Thiệu và những lệnh lạc lừng khừng không dứt khoát của ông đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho kẻ địch.

"Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Văn Tiến Dũng, ĐTMX trang 29.

Trong phim Vietnam history by Television, khi trả lời phỏng vấn, Văn Tiến Dũng cũng nói như vậy, y nói Bắc Việt dự trù hai năm để giải phóng toàn bộ miền Nam. Sự sai lầm chiến lược của ta đã dọn cỗ sẵn cho Việt Cộng xơi, khôn ba năm dại một giờ, lãnh đạo của ta đã tạo thời cơ cho địch, rút ngắn thời hạn tổng công kích của chúng để biến thành kế hoạch chớp nhoáng.

Cuộc lui binh trên tỉnh lộ 7 và tại Thừa Thiên - Đà Nẵng khiến cho cả hai quân đoàn của ta tan rã trong vòng ba tuần lễ, đó là mónquà tự trên trời rơi xuống của Việt Cộng. Địch bèn chớp thời cơ táo bạo tập trung toàn bộ lực lượng tấn công chiếm Sài Gòn, lần này Việt Cộng xả láng dốc toàn bộ lực lượng vào cái mà chúng gọi là "Chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử". Trong chiến dịch tháng 3 - 1975, Bắc Việt tung vào hai quân khu 1 và 2 của ta 14 sư đoàn bộ binh, nay thấy thời cơ đã tới chúng đưa nốt 3 sư đoàn tổng trừ bị ở ngoài Bắc vào cộng với hơn một chục trung đoàn độc lập đã đưa lực lượng tham gia chiến dịch này lên tới gần 20 sư đoàn bộ binh chưa kể sự yểm trợ hùng hậu của hơn hai chục trung đoàn xe tăng, pháo binh, phòng không, công binh… Văn Tiến Dũng nói.

"Chúng tôi nóng ruột chờ đón đồng chí Lê Đức Thọ vào, chờ đón những chỉ thị cực kỳ quan trọng của Bộ Chính trị vào thời điểm này của dân tộc.

Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị lại họp. Phiên họp lịch sử ấy khẳng định: 'Cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương: tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa."

ĐTMX trang 124.

Việt Cộng phát hiện nhậy bén, nhanh tay nắm ngay lấy thời cơ.

"Thời cơ giải phóng Sài Gòn càng ngày chín mùi"

ĐTMX trang 129.

Địch chớp thời cơ nghìn năm một thuở, chưa bao giờ chúng gặp cơ hội béo bở như thế, cả một đạo binh to lớn hai trăm nghìn người bỗng tan rã tháo chạy khỏi hai quân khu. Lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương hai quân đoàn cùng triệt thoái giao lại đất cho kẻ địch, chúng tiến nhanh y như vào chỗ không người, Văn Tiến Dũng nói.

"Cán bộ cơ quan tham mưu ở mặt trận lúc này phải thốt lên: 'Vẽ bản đồ không kịp bước quân đi'

ĐTMX trang 122.

Trong khi Việt Cộng hối hả chuyên chở bằng cả ba phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không để chuyển vận vũ khí, quân nhu, nhân lực … đánh xả láng một ván bài chót thì ta hầu như không thấy có một kế hoạch nào khả dĩ ngăn chận bước tiến của địch.

"Để kịp phục vụ cho chiến trường sẽ được giải phóng sau cùng của cả nước, Quân khu 5 tổ chức một đoàn xe đặc biệt, chở thẳng vào Nam Bộ những thứ súng đạn cần thiết mà Khu 5 vừa thu được của địch và những thứ của bộ đội ta mà Khu chưa dùng hết khi giải phóng Đà Nẵng và các tỉnh phía Nam. Đoàn xe này do đồng chí thiếu tướng Võ Thứ, Phó tư lệnh Quân khu 5, trực tiếp chỉ huy chạy từ đồng bằng Quân khu lên Tây nguyên rồi đi xuống miền Đông Nam Bộ.

Các sân bay Gia Lâm, Vĩnh Phú, Đồng Hới, Phú Bài, Đà Nẵng, Công Tum nhộn nhịp khác thường. Các loại máy bay lên thẳng nặng, nhẹ, các loại máy bay vận tải và cả máy bay chở khách đặc biệt của ta đều được huy động, không những để chở người, chở đạn, chở vũ khí, chở sách, báo, phim ảnh, tranh vẽ, bản nhạc… mà còn chở hàng tấn bản đồ Sài Gòn - Gia Định vừa mới in xong ở Xưởng bản đồ Bộ Tổng tham mưu ta tại Hà Nội.

Các bến sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Hàn, các cảng Hải Phòng, Cửa Hội, Thuận An, Đà nẵng cũng ngày đêm nhộn nhịp. Các mặt hàng được bốc xếp kịp thời để các đoàn tầu vận tải của Bộ giao thông vận tải và tầu của Hải quân nhân dân đưa vào phía trong, nối dài đường biển qua các cảng vừa được giải phóng như Qui Nhơn, Cam Ranh.

Phải có bằng ấy con đường và phương tiện mới đủ sức vận chuyển thần tốc ra mặt trận một số lượng quân đội và vật chất lớn chưa từng có của cách mạng nước ta."

ĐTMX trang 142.

Trước cuộc chuyển vận bộ đội, súng đạn, quân nhu … ồ ạt vào Nam của quân thù, ta không thấy một kế hoạch cụ thể nào của Bộ Tổng tham mưu hay Dinh Độc Lập khả dĩ ngăn chận hoặc giảm bước tiến quân của địch như oanh tạc các đoàn xe, tầu vận tải, phục kích đánh công voa, giật sập cầu cống, phá đường … Thượng cấp của ta quan tâm tới cuộc phòng thủ phần đất còn lại thì ít mà lo cho kế hoạch "Tẩu vi thượng sách" của mình thì nhiều.

Ngày 4-4-1975 Phan Rang và Phan hiết được sáp nhập vào Quân khu 3. Tại Phan Rang lực lượng ta gồm 2 trung đoàn bộ binh 4 và 5 thuộc sư đoàn 2, 1 lữ đoàn Dù, 1 liên đoàn Biệt Động quân, 4 tiểu đoàn Địa phương quân, sư đoàn 6 Không quân, Hải quân gồm 2 khu trục hạm, một giang pháo hạm, một hải vận hạm… Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh tiền phương Quân đoàn 3 đóng tại Tháp Chàm.

Phan Rang phố xá vắng tanh, dân di tản về Phan Thiết rất nhiều, ngày 14-4 Việt Cộng tấn công tuyến phòng thủ Phan Rang tại phi trường, một tiểu đoàn Dù đụng độ Việt Cộng, địch bỏ xác cả 100 tên. Ngày 15-4 Phó Thủ tướng đặc trách Quốc phòng Trần văn Đôn và Tướng Toàn thị sát mặt trận. Khi phái đoàn vừa về thì Việt Cộng tấn công mạnh, địch tăng cường sư đoàn 325 và nhiều chiến xa. Quân đội VNCH phản công dữ dội nhưng không thể chống lại lực lượng quá đông của địch phải rút lui, trung đoàn 4 và 5 tan rã. Khuya ngày 16-4 chỉ có 200 người thoát vòng vây, các sĩ quan thuộc Bộ tư lệnh tiền phương và và sư đoàn 6 không quân bị bắt hết, các đơn vị ta tại đây coi như tan rã, Việt Cộng chiếm được 40 máy bay tại Phan Rang.

Hai hôm sau ngày 18-4 Phan Thiết cũng bị lọt vào tay Cộng quân

Quân đoàn 4 BV gồm các đơn vị đã chiếm QK 2 theo Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 tiến về Sài Gòn, gần giao điểm của hai Quốc lộ này là Xuân Lộc thuộc tỉnh Long khánh cách Sài Gòn 60 cây số, Xuân lộc giữ vị trí quan trọng bảo vệ phi trường Biên Hoà.

Phạm vi trách nhiệm của sư đoàn 18 là Long Khánh, phụ trách an ninh phía Bắc căn cứ Long Bình, Quốc lộ 15 và căn cứ Không quân Biên Hoà. CSBV huy động 4 sư đoàn thuộc Quân đoàn 4 đã bị sứt mẻ: sư đoàn 6 gồm 2300 người, sư đoàn 7 có 4100, sư đoàn 341, sư đoàn 1 gồm 3400 người sư đoàn 325 gồm5000 người, trung đoàn biệt lập 95B gồm 1200 người.

BV khi tấn công Xuân Lộc nhằm các mục tiêu.

-Tấn công tuyến phòng thủ then chốt phía đông như Xuân Lộc, Bà Rịa, Vũng Tầu.

- Kéo lực lượng Việt nam Cộng Hoà ra ngoài để tiêu diệt, mở cửa lớn để vào Sài Gòn.

-Thu hút lực lượng Việt Nam Cộng Hoà vào phía đông để đưa các lực lượng khác tới bắc và tây bắc Sài Gòn. Giữa tháng 3 sư đoàn 18 bắt được một số tù binh còn nhỏ tuổi, mới được đưa từ ngoài Bắc vào, lấy cung tù binh biết trước ý dịnh củaVC, sư đoàn 18 chuẩn bị sẵn sàng chờ địch. Bộ binh và pháo binh được đưa lên giữ các cao điểm quan trọng, gia đình binh sĩ được đưa về hậu cứ Biên Hoà.

Sáng 9-4 Việt Cộng pháo Xuân Lộc 4000 quả, cho hai tiểu đoàn đặc công đột nhập thị xã bị đẩy lui bỏ lại hằng trăm xác chết, dân bị trúng đạn nhiều người chết, địch pháo phi trường Biên Hoà. Ngày 11-4 tiểu đoàn 2/52 VNCH băng rừng tăng cường Xuân Lộc đã phục kích tiêu diệt một đoàn xe 30 chiếc , gần 100 tên VC bỏ xác. Quân đội VNCH kháng cự mãnh liệt tại Xuân Lộc, biệt đội kỹ thuật của ta bắt được điện báo VC và biết vị trí đóng quân của chúng để gọi máy bay oanh kích khiến thiệt hại của địch cao. Xuân Lộc tuy không phải là mục tiêu cuối cùng nhưng vẫn là mục tiêu chính, VC đưa thêm quân vào chiến trường, sáng ngày 16-4 Tướng Toàn cho lệnh thả 2 trái bom CBU (Daisy Cutter) tại Bắc Gầu Giây tiêu diệt nhiều đơn vị bộ binh, thiết giáp, pháo binh địch. Bị Việt Cộng tố cáo trên dư luận quốc tế nên Mỹ không dám cung cấp ngòi nổ, sự thực họ chỉ thử nghiệm vũ khí cũng như ngăn chận đà tiến quá nhanh của VC để dễ di tản khỏi VN.

Ngày 20-4 Tướng Toàn bay trực thăng vào Xuân Lộc gặp Tướng Đảo bàn kế hoạch lui binh, sư đoàn 18 rút lui vào lúc đêm vừa đánh vừa rút, giữ trật tự bình tĩnh, tối 20 trung đoàn 48 về đến Long Giao đặt pháo binh yểm trợ tổng quát cho cuộc lui binh, sau đó truyền tin, công binh, pháo binh, quân y… rút theo.

Sư đoàn 18 thiệt hại 30% quân số, Địa phương quân nghĩa quân bị thiệt hại nặng, VC chết 5000, 37 xe tăng bị bắn cháy. Sư đoàn 18 để 2500 quân ở ngoài và 2500 quân ở trong thị xã, VC pháo 2000 quả, đến tối sư đoàn 6 VC phải gom quân rút lui. Trân đánh kéo dài mấy ngày, VC đưa thêm vào mặt trận một sư đoàn nữa ngày 10 để tấn công thị xã nhưng vẫn bị đẩy lui. Địch pháo 2000 quả vào tuyến phòng thủ nhưng sư đoàn 18 vẫn đứng vững. Trước đấy sư đoàn này được coi như một sư đoàn loại dở, tệ thế nhưng đã đẩy lui nhiều đợt tấn công dữ dội của đối phương. Trong mấy ngày tấn công VC đã pháo 8000 quả vào Xuân Lộc nhưng sư đoàn 18 vẫn bám sát trận địa chiến đấu rất dũng mãnh không lùi một bước.

Sư đoàn 18 lui binh tốt đẹp cho thấy khuyết điểm của Quân đoàn 1 và 2.

- Thiếu chuẩn bị, không lập kế hoạch lui binh, không kiểm soát đôn đốc từ cấp chỉ huy.

- Gia đình binh sĩ, dân chúng di tản làm rối loạn hàng ngũ, sư đoàn 18 đã có kế hoạch cho di tản gia đình binh sĩ về Biên Hoà trước nên không sẩy ra hỗn loạn. Ngày 18-4 Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Mỹ bác bỏ đề nghị viện trợ khẩn cấp cho VNCH của Tổng thống Ford.

Từ ngày 8-4 -1975 Lê Đức Thọ, người thực sự cầm đầu Bắc Việt chủ toạ phiên họp tại Lộc Ninh với các cán bộ thuộc Trung ương Cục miền Nam và Bộ Tổng tham mưu CS. Thọ tuyên bố thành lập Bộ Tư lệnh chiến dịch giải phóng Sài Gòn Chợ Lớn, Tư lệnh Đại Tướng Văn Tiến Dũng, Chính ủy Phạm Hùng, Phó Tư Lệnh Thượng Tướng Trần Văn Trà. Bộ Tư lệnh bàn kế hoạch đánh chiếm Bộ TTM, dinh Độc Lập, Bộ Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Bộ Tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, Phi trường Tân Sơn Nhất.

Ngày 21-4, Nguyễn Văn thiệu từ chức Tổng thống tại dinh Độc lập để rồi mấy hôm sau ra khỏi nước.

Phó Tổng thống Trần văn Hương lên thay, trong khi ấy các nhà ngoại giao quốc tế ra sức vận động hai bên để tránh cho Sài Gòn khỏi trở thành bãi chiến trường. Mấy hôm sau Cộng quân bắn 4 trái hoả tiễn 120 ly vào Khánh Hội làm cháy mấy chục căn nhà. Đài BBC nói BV cảnh cáo chính phủ Trần Văn Hương phải bàn giao cho một chính quyền do họ chỉ định, người ta hiểu ngay đó là nhóm chính khách thứ ba do ông Dương Văn Minh lãnh đạo. Ngày 27-4 Quốc Hội nhóm họp để biểu quyết việc trao quyền cho Dương Văn Minh.

Trung tướng Nguyễn Văn Toàn Tư lệnh Quân đoàn 3 QLVNCH tổ chức phòng thủ Thủ đô trên 5 tuyến chính với khoảng cách tới trung tâm thành phố xa hơn tầm pháo của đại bác 130 ly VC đồng thời bảo vệ các căn cứ quan trọng tại Biên Hoà, Củ chi, Lai Khê, Long Bình.

Phía tây bắc là tuyến Củ chi với sư đoàn 25 BB và hai liên đoàn 8, 9 Biệt động quân. Tuyến Bình Dương ở phía bắc với sư đoàn 5 BB. Tuyến Biên Hoà phía đông bắc với sư đoàn 18 BB và lực lượng Xung kích Quân đoàn 3. Tuyến Vũng tầu và Quốc lộ 15 do lữ đoàn 1 Dù cùng với một tiểu đoàn thuộc sư đoàn 3 BB và các đơn vị thiết giáp, Địa phương quân, nghĩa quân của tiểu khu Phước Tuy phụ trách. Tuyến Long An phía nam ngoài lực lượng địa phương quân, nghĩa quân cơ hữu còn có sư đoàn sư đoàn 22 BB phụ trách cộng với sự tăng cường của trung đoàn 12 thuộc sư đoàn 7 BB và trung đoàn 14 thuộc sư đoàn 9 BB và Liên đoàn 6 BĐQ.

Năm tuyến phòng thủ chính của ta cũng trùng với 5 hướng tấn công của năm quân đoàn địch: Hướng tây nam là đoàn 232, Tư lệnh trung tướng Lê đức Anh với các sư đoàn 3, 5, 8, 9 BB và 27 đặc công và 4 trung đoàn độc lập 16, 24, 88, 71 và trung đoàn phòng không tiến từ sông Vàm Cỏ Đông và Hậu Nghĩa. Quân đoàn 3, Tư lệnh thiếu Tướng Vũ Lăng gồm các sư đoàn 10, 316, 320 và 968 tiến về phía Tây Ninh. Phía bắc là quân đoàn 1, Tư lệnh là Thiếu Tướng Nguyễn Hoà gồm các sư đoàn 312, 320B và 308 từ Lộc Ninh và Phước Long tiến về khu tập trung ở phía nam sông Bé. Quân đoàn 4, Tư lệnh Thiếu tướng Hoàng Cầm gồm các sư đoàn 6, 7 và 341 sau khi chiếm Xuân Lộc đang tiến về Trảng Bom. Mũi sau cùng là quân đoàn 2 , Tư lệnh thiếu tướng Nguyễn Hữu An gồm các sư đoàn 3 Sao vàng, 304, 324B, và 325 tiến đánh Long Thành, Vũng Tầu, Phước Lễ.

Kế hoạch BV như sau: Hướng tây bắc quân đoàn 3 và địa phương quân Tây ninh, Củ chi, các lực lượng đặc công biệt động, tăng pháo tiến đánh căn cứ Đồng Dù, tiêu diệt sư đoàn 25 từ Củ chi đến Trảng bàng rồi tiến đánh Tân sơn nhất, phối hợp với quân đoàn 1 đánh Bộ Tổng tham mưu sau đó tiến về Dinh Độc Lập. Hướng bắc quân đoàn 1 cùng các lực lượng đặc công, pháo binh, hoả tiễn.. bao vây căn cứ Bình Dương, Bến Cát rồi đánh BTTM, BTL các binh chủng Gò gấp rồi tiến về dinh Độc Lập. Hướng đông quân đoàn 4 tiến đánh Biên Hoà, phi trường BH rồi tiến vào quận 1 SG. Hướng Đông nam quân đoàn 2 đánh Bà Rịa, Vũng Tầu.. để chặn đường rút lui của VNCH, chiếm căn cứ Nươc Trong, Long thành, pháo kích phi trường TSN, chiếm Long bình. Hướng tây, tây nam đoàn 232 chiếm Hậu nghĩa, rồi tiến đánh Biệt Khu Thủ Đô.

Quân đội VNCH như chúng ta đã biết từ cuối tháng 3-1975 đã mất gần một nửa lực lượng chủ lực. Tại Quân khu 3 ta chỉ còn 3 sư đoàn 25, 5, 18 và các đơn vị di tản từ miền Trung về với quân số thiếu hụt, tổng cộng gần 6 sư đoàn để đối đầu với khoảng 20 sư đoàn BV. Lực lượng hai bên như sau.

"Về tương quan lực lượng giữa hai bên thì QLVNCH chỉ có 6 sư đoàn để bảo vệ thủ đô chống lại một lực lượng đông đảo với quân số gần 20 sư đoàn CSBV. Ba sư đoàn 7, 9 và 21 BB thuộc quân đoàn IV QLVNCH không thể dùng để tiếp ứng do điều kiện an ninh lãnh thổ của vùng đồng bằng sông Cửu Long. CS cũng đã xác nhận cán cân lực lượng trong chiến dịch này như sau:

Ta: 4 quân đoàn 1, 2, 3, 4, và 232 bao gồm 15 sư đoàn bộ binh, 5 lữ đoàn bộ binh biệt lập, 4 trung đoàn tăng thiết giáp và 6 trung đoàn đặc công. Quân số tổng cộng khoảng 280 ngàn với 400 xe tăng và 420 pháo.

Địch: 5 sư đoàn bộ binh 5, 18, 22 và 25, sư đoàn TQLC, 2 lữ đoàn Dù, lữ đoàn 3 Kỵ binh và 4 liên đoàn Biệt động quân. Quân số tổng cộng khoảng 240 ngàn với 625 xe tăng thiết giáp và 400 pháo"

Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập.

Quân số của BV gồm 280 ngàn người trong đó đa số là thành phần tác chiến, lính VC không có lương nên không có các đơn vị hành chánh tài chánh, chúng cũng không có cứu thương y tế, bác sĩ, y tá… nên nói chung thực lực địch đông đảo hơn ta nhiều.

Quân số của VNCH là 240 ngàn nhưng trong đó chỉ có khoảng sáu chục ngàn là lính nhà nghề, còn lại là địa phương quân, nghĩa quân và các thành phần không chiến đấu. BV có đầy đủ đạn dược trong khi ta gặp khó khăn về tiếp liệu, lực lượng hai bên trên thực tế chênh lệch, ưu thế quân sự về phía địch.

Bắt đầu từ 26-4-1975 VC đã bắt đầu tấn công vào Trường Thiết Giáp Long Thành, căn cứ Nước Trong , đặc công tấn công Tân cảng , cầu xa lộ, đài ra đa Phú Lâm nhưng thất bại bị đẩy lui.

Sáng ngày 27-4 sư đoàn 3 BV tấn công chiếm Phước Lễ, Lữ đoàn Dù rút về Vũng Tầu, sư đoàn 18 được lệnh lui về giữ Trảng Bom. Phía tây các căn cứ dọc theo Vàm Cỏ Đông lần lượt bị VC chiếm, chúng pháo phi trường Biên Hoà dữ dội, sư đoàn 3 Không quân phải di về Tân sơn nhất và Cần thơ. Phía tây nam đoàn 232 cắt quốc lộ 4 nhiều nơi để chận viện binh từ quân khu 4, phía bắc quân đoàn 1 BV tiến về Thủ Đầu Một, phía tây bắc quân đoàn 3 BV cắt quốc lộ 1 và 21 để chặn đường rút của sư đoàn 25 BB.

Chiều ngày 28-4 Tướng Dương Văn Minh tuyên thệ nhậm chức Tổng thống tại dinh Độc Lập, chừng một tiếng sau, phi công nằm vùng trung úy Nguyễn Thành Trung hướng dẫn năm phi cơ A-37 của ta do Việt Cộng chiếm được ném bom phi trường Tân Sơn Nhất rung chuyển cả trời đất khiến dân chúng Đô thành hốt hoảng. Tối hôm ấy BTL Quân đoàn 3 di chuyển từ Biên Hoà về Gò Vấp.

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.

Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.

Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.

Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.

Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù bắn hạ, địch bị chận đánh tơi bời phải rút khỏi ngã tư Bẩy Hiền.

Theo Tướng Hoàng Lạc, ông Dương Văn Minh lại cử người tới Tân Sơn Nhất để thương thuyết với VC xem có vớt vát được tí nào không nhưng họ vẫn một mực đòi phải buông súng đầu hàng nếu không chúng sẽ bắn phá dữ dội thành phố. Sài Gòn bây giờ đang nằm trong tầm pháo của quân thù. Tướng Dương Văn Minh phần vì thấy phòng tuyến của ta đã sụp đổ dưới các trận tấn công, pháo kích của địch, chúng đã vào sát thành phố không hy vọng cứu vãn được tình thế. Lúc 10 giờ 30, trên đài phát thanh, ông tân Tổng thống kêu gọi các cấp chỉ huy, binh sĩ QĐVNCH ngưng bắn giao nạp vũ khí cho các đơn vị Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam để tránh đổ máu vô ích. Khi ấy tiếng súng trận khắp nơi đều đã im bặt.

Dương Văn Minh tuyên bố ngưng bắn thì Lê Đức Thọ ban lệnh cho các quân đoàn BV không chấp nhận đình chiến “cứ tiến thẳng vào Sài Gòn tước vũ khí và bắt quân ngụy đầu hàng không điều kiện.” Cộng quân tiến vào Thủ Đô đang bỏ ngỏ làm bốn ngả: Cánh thứ nhất từ Long Khánh theo xa lộ Biên Hoà, thứ hai từ Củ Chi qua Ngã Tư Bẩy Hiền, thứ ba từ Long An kéo lên qua ngả Phú Lâm Chợ Lớn, cánh cuối cùng từ Bình Dương theo xa lộ Đại Hàn vào Hàng Xanh.

Theo báo Sài Gòn Giải Phóng năm 1976 nhân ngày kỷ niệm chiến thắng 30-4, VC cho biết đoàn quân vào dinh Độc Lập trước nhất là cánh từ Long An , họ có chụp hình những chiếc xe lội nước PT-76 vào sân dinh và bộ đội thiết giáp VC trên xe nhẩy xuống. Theo tài liệu của ký giả ngoại quốc hoặc do lời kể của các viên chức chính phủ trong dinh Độc Lập thì cánh quân từ Biên Hoà cùng với các xe T-54 đã tiến chiếm dinh Độc Lập trước tiên.

Báo VC năm 1976 cho biết người đi đầu là một viên đại uý, được các viên chức tiếp đón tại cửa vào, y hỏi thăm đường lên lầu rồi vội kéo cờ vàng của ta xuống để treo cờ Mặt trận lên để chứng tỏ giang sơn này, đất nước này đã hoàn toàn thuộc về CS. Trong số các sĩ quan BV vào tiếp thu dinh Độc Lập sau đó, người cấp bậc cao nhất là một Đại tá ký giả chiến trường (journaliste de guerre), các tài liệu Mỹ (Vietnam, A History; The World Almanac Of The Vietnam War) đều nói tên người này là Bùi Tín. Báo chí VC năm 76 đăng tấm hình ngày 30-4-1975 tại dinh Độc Lập, Dương Văn Minh nói với viên Đại Tá VC bước vào dinh.

"Chúng tôi chờ các ông đến để bàn giao quyền hành."

Viên Đại tá VC (không thấy nói tên) người to lớn nắm tay trợn mắt la lối dữ tợn trước ông Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu nguyên văn.

"Các ông còn cái gì nữa để mà bàn giao, các ông phải đầu hàng vô điều kiện".

Rồi hống hách bắt Tướng Dương Văn Minh phải lên đài phát thanh tuyên bố đầu hàng. Bùi Tín nói láo hoàn toàn, trong khi ấy Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn với hơn 200 ngàn địa phương quân và ba sư đoàn BB chủ lực. Vì là một bọn nhà quê, VC không biết một tí gì về nghi lễ quốc tế của chiến tranh, quân sự. Khi tiếp thu một cuộc đầu hàng tại mặt trận, nếu là cấp bậc thấp hơn phải chào người cấp bậc cao dù kẻ ấy thua trận, kế đó bắt họ ký giấy đầu hàng không thể chửi bới vô phép như vậy. Theo lời kể của cựu dân biểu Lý Quí Chung thì cả những tên sĩ quan cấp úy BV khi mới vào dinh cũng quát tháo những người cầm đầu chính phủ và gọi họ bằng anh.

"Các anh phải hàng hết."

Chúng ta thấy rõ các thanh niên xuất thân từ một xã hội bán khai lạc hậu như miền Bắc chỉ là những người thiếu giáo dục.

Sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì các mặt trận quanh Sài gòn đều im tiếng súng chỉ còn một vài trận lẻ tẻ như tại Hố Nai, bốn tiếng sau lệnh đầu hàng, Thiếu Uý Tư, Biệt kích Dù và năm người lính thân tín dùng súng chống chiến xa M-72 phục kích bắn cháy, lật một xe Jeep, một T-54, 2 xe Molotova… rồi chạy thoát hết. Khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng thì Tướng Phạm Văn Phú Tư lệnh Quân đoàn 2 và Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh sư đoàn 5 tự sát.

Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn, Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam không cho giật sập cầu Long An như Tỉnh trưởng đề nghị. Theo lời kể của Trung úy Lê Ngọc Danh, sĩ quan tùy viên của Tướng Nam thì, trước khi tự sát ông đã thắp nhang lễ vái trước bàn thờ Phật. Thiếu Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó tự sát chiều tối 30-4, hôm sau 1-5 Tướng Nam cũng tự sát lúc 7 giờ rưỡi sáng, Chuẩn tướng Trần Văn Hai tư lệnh sư đoàn 7 cũng tự vẫn.

Thực ra rất nhiều người quyên sinh trước ngày tàn của chế độ, của đất nước như thiếu tá Đặng Sĩ Vinh thuộc BTL Cảnh sát Quốc gia tự sát lúc 2 giờ chiều 30-4 cùng vợ và 7 người con tại nhà riêng. Trung tá Vũ đình Duy, Trung tá Nguyễn Văn Hoàn thuộc Đơn vị 101 tự sát… Các quân nhân Biệt kích Dù cũng như nhiều binh chủng khác đã mở lựu đạn tự tử vì chán chường thất vọng khi thấy đất nước lọt vào tay quân thù. Ngoài ra còn nhiều người tự sát ngoài mặt trận như Trung tá Nguyễn Hữu Thống trung đoàn trưởng trung đoàn 42 (sư đoàn 22) khi tầu Hải quân vào Qui Nhơn cứu đám tàn quân của sư đoàn cuối tháng 3-75 , Trung tá Thống từ chối di tản ở lại tự sát. Đại Tá Lê Cầu, Trung đoàn trưởng trung đoàn 47 (sư đoàn 22) cũng tự sát ngoài mặt trận khi không còn lối thoát.

Tháng 4 năm 2006 một cựu sĩ quan tham mưu của Quân đoàn 4 tiết lộ ngày 30-4-1975 họ đã dự định hành quân qua Miên sang Thái Lan hoặc ra Phú Quốc lập phòng tuyến chống lại CS, cũng có người cho rằng Quân khu 4 chờ chính phủ Sài Gòn dời xuống để tiếp tục chiến đấu nhưng ông Dương Văn Minh lại đầu hàng địch. Theo lời kể của Trung uý Danh, tuỳ viên của Tướng Nam thì ông là người nhân ái, sùng đạo Phật không muốn đổ máu, ông hay lễ bái trước bàn thờ Phật tại văn phòng.

"Là một tư lệnh Quân đoàn, đã nắm trong tay nhiều đơn vị trung thành, tướng Nguyễn Khoa Nam có thể ra lệnh tiếp tục chiến đấu, nhưng là vị tướng có lòng nhân ái, không muốn binh sĩ và đồng bào đổ máu vô ích, ông không cho phá cầu, ông không muốn có người chết thêm."

Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, Bút ký của Trung úy Lê Ngọc Danh.

Nhận xét về Tướng Dương Văn Minh nhiều người hồi đó cũng như bây giờ chỉ trích chê bai ông là kẻ đầu hàng địch, dâng nước cho Việt Cộng, nhưng cũng có nhiều người đồng ý với quyết định củaTướng Minh cho rằng tiếp tục chiến đấu sẽ chỉ gây thêm tang tóc đổ máu cho quân dân một cách vô ích không hy vọng gì cứu vãn tình thế. Sau khi ra định cư tại Hải ngoại, Đại Tướng Dương Văn Minh đã trả lời phỏng vấn:

"Tôi không cứu được nước nhưng tôi phải cứu dân".

Nhiều người bỏ nước chạy trước khi Sài Gòn thất thủ cả tuần hoặc hai ba tuần lễ nhưng nay cũng vẫn lớn tiếng chê bai Tướng Minh đầu hàng phản bội!.

Quyết định đầu hàng của Dương Văn Minh có thể coi là hợp tình huống vì dù tiếp tục chiến đấu anh dũng cũng vẫn thua, tuy nhiên sau này ông lại chấp nhận để Việt Cộng phục hồi quyền công dân cho mình và đi bầu Quốc Hội VC thì thật là thiếu tự trọng, một người cấp bậc Đại Tướng bốn sao như ông không thể hèn nhát như vậy được. Trong khi có những Tướng lãnh, quân nhân… tự sát để giữ danh dự cho QĐVNCH thì lại có những nhà quân sự, công chức cao cấp hèn nhát bỏ chạy và rồi sau đó còn huyênh hoang tuyên bố chỉ trích người này người nọ.

Việt Cộng bắt đầu mở chiến dịch tấn công Sài Gòn từ 26-4- 1975, bốn ngày sau phòng tuyến của ta đã hoàn toàn sụp đổ. Trước khi Dương Văn Minh lên làm Tổng Thống người ta đã đoán biết công việc của ông chỉ là để đầu hàng. Một viên chức hành chánh thân cận của ông Trần Văn Hương sau này tiết lộ hồi đó ông Hương cho biết người ta đã sắp đặt sẵn để ông Thiệu bàn giao cho ông Hương rồi ông Hương bàn giao cho ông Minh, ngay cả việc Dương Văn Minh yêu cầu cơ quan Tuỳ viên quân sự DAO Mỹ rút lui cũng là do người ta sắp đặt cả. Khi Dương Văn Minh đang làm lễ bàn giao ngày 28-4 thì đài BBC đã nói.

"Hôm nay tại Sài Gòn ông Dương Văn Minh được cử giữ chức vụ Quyền Tổng thống do ông Trần Văn Hương trao lại để chuẩn bị cho một cuộc đầu hàng."

Như thế mọi việc đã được sắp đặt cả, tất cả chỉ là một tấn tuồng hề chính trị. Nhiều người không tin tưởng ông Dương văn Minh, họ cho rằng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, cờ đã đến tay mà ông không phất được thì chẳng bao giờ thành công. Khi hai Tướng Thiệu và Khiêm ra đi hôm 24-4, quân dân đều thất vọng lớn, ai nấy thừa hiểu số phận của miền Nam như thế nào, lại nữa hai hôm sau đó, Tổng Thống Trần Văn Hương hiệu triệu đồng bào về tình hình vô cùng bi đát của đất nước, ông đã khóc lóc trên làn sóng điện về viễn ảnh "cái núi xương sông máu của thành phố Sài Gòn" khiến cho quân dân ai nấy mất hết tinh thần.

Phần thì ta không đủ lực lượng để chống lại gần 20 sư đoàn Cộng quân, phần vì đạn dược thiếu hụt do cắt quân viện, lại nữa trong hàng lãnh đạo nhiều người bỏ trốn như ngày 28-4 các ông Tổng tham mưu trưởng, Tư lệnh quân đoàn 3 và nhiều ông lớn khác đã "tẩu vi thượng sách", cha chung không ai khóc... Đài BBC Luân Đôn cũng tuyên truyền phá hoại khiến binh sĩ thất vọng chán chường, tinh thần chiến đấu của quân ta không còn nữa. Lực lượng phòng thủ dần dần rã ngũ, một số đơn vị can đảm chiến đấu tới cùng nhưng dù tinh thần chiến đấu cao tới đâu cũng không thể địch nổi lực lượng quá đông đảo và hoả lực hùng hậu của quân thù.

Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót.

Trận đánh cuối cùng đã kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương chỉ kéo dài có mấy ngày từ 26-4 cho tới 30-4 -1975, cũng vào ngày này 30 năm trước đó, năm 1945 tại Bá Linh quân Đức đầu hàng Nga. Sài Gòn tái diễn lịch sử nước Đức Thế Chiến Thứ Hai, có khác chăng tại Bá Linh giới lãnh đạo không bỏ trốn và ép buộc quân đội của họ chiến đấu tới người lính cuối cùng.

Kể từ ngày Cộng quân đánh chiếm quận Đức Lập 9-3-1975 và Ban Mê Thuột 10-3 để mở đầu cuộc Tổng công kích cho tới 30-4-1975, ngày kết thúc chỉ vỏn vẹn có năm mươi mấy ngày. Võ Nguyên Giáp ra lệnh tấn công quân Pháp tại Hà Nội nửa đêm 19-12-1946 là ngày khởi đầu cuộc chiến tranh dài nhất của thế kỷ đến trưa ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc tính ra đã gần 30 năm.

Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường .

Trọng Đạt

Tài Liệu Tham Khảo

Nguyễn Đức Phương: Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 1963-1975, Làng Văn 2001.

Nguyễn Đức Phương: Những Trận Đánh Lịch Sử Trong Chiến Tranh Việt Nam, 1963-1975, Đại Nam, 2000.

Phạm Huấn: Những Uất Hận Trong Trận Chiến Mất Nước 1975, Cali 1988.

Phạm Huấn: Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên 1975, Cali 1987.

Nguyễn Kỳ Phong: Vũng Lầy Của Bạch Ốc (Người Mỹ Và Chiến Tranh Việt nam 1945-1975) Tiếng Quê Hương 2006.

Nguyễn Tiến Hưng: Khi Đồng Minh Tháo Chạy, Hứa Chấn Minh xuất bản, 2005.

Văn Tiến Dũng: Đại Thắng Mùa Xuân, nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2005.

Đinh Văn Thiên: Một Số Trận Đánh Trước Cửa Ngõ Sài Gòn, nhà xuất bản Quân Đôi Nhân Dân, Hà Nội 2005.

Dương Đình Lập, Trần Minh Cao: Cuộc Tổng Tiến Công và Nổi Dậy Mùa Xuân 1975, nhà xuất bản tổng hợp TPHCM 2005.

Hoàng Lạc, Hà Mai Việt: Việt Nam 1954-1975, Những Sự Thật Chưa Hề Nhắc Tới Texas 1991.

Lam Quang Thi: Autopsy The Death Of South Vietnam, Sphinx publishing 1986.

The World Almanac Of The VietNam War: John S.Bowman, General editor, A Bison book.

Stanley Karnov: Vietnam - A History, Penguin books 1991.

Marilyn B Young, John J. Fitzgerald, A.Tom Grunfeld: The Vietnam War, A History In Documents, Oxford University press 2002.

Lâm Lễ Trinh: Tổng Thống Hai Ngày Dương Văn Minh, Người Việt Dallas 30-6-2005.

Trần Việt Đại Hưng: Một Bí Ẩn Cần Tiết Lộ Trong Chuyện Bức Tử Miền Nam 1975, Sài Gòn Nhỏ Dallas 2002.

Lữ Lan: Cuộc Chiến 30 Năm NHìn Lại Từ Đầu, Sài Gòn Nhỏ Dallas 28-4-2006.

Lê Quang Lưỡng: Thiên Thần Mũ Đỏ Ai Còn Ai Mất, Người Việt Dallas 7-10-2005.

NgườiMỹ Và Chiến Tranh Việt Nam, Người Việt Dallas 21-6-2006.

Lâm Lễ Trinh: Mạn Đàm Với Đại Tướng Cao Văn Viên, Về Nguồn, Thuỷ Hoa Trang 2006.

Hồ Đinh: Cơn Phẫn Nộ Cuối Cùng Của Một Quân Đội Bị Phản Bội, Người Việt Dallas 23-12-2005.

Lewis Sorley, Lịch Sử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, Trần Đỗ Cung dịch, Người Việt Dallas 22-11-2006.

Cao Văn Viên: Tuyến Đầu Vùng Một Thất Thủ, Thằng Mõ Sacramento, số cuối tháng 4-2006.

Mường Giang: Tiểu Khu Bình Thuận Và Tháng 4-1975 Đẫm Máu Và Nước Mắt, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

Hồ Đinh: Sư Đoàn 18 Bộ Binh Và Những Ngày Tử Chiến Tại Xuân Lộc, Sài Gòn Nhỏ Dallas cuối tháng 4-2005.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (RVNAF 1968-1975, Bill Laurie) , Nguyễn Tiến Việt dịch, Con Ong Việt số 71, tháng 5 -2006.

Trần Trung Đạo: 30 Năm Nhìn lại, Con Ong Việt số 60, tháng 5-2005.

Hải Triều, Trung Nghĩa: Bán Tiểu Đội Biệt Cách Dù & Trận Đánh Chớp Nhoáng Sau Lệnh Đầu Hàng 30-4-75, Sài Gòn Nhỏ, cuối tháng 4-2006.

Nguyễn Văn Lục: Đi Tìm Thời Gian Đánh Mất, 30-4-1975, 30-4-1976, 30-4-2007, Sài Gòn Nhỏ Dallas, 6-4-2007.

Lê Ngọc Danh: Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, (bút ký của sĩ quan tuỳ viên Tướng Nguyễn Khoa Nam), Bút Việt 28-4-2006.

NBT
04-14-2007, 11:00 AM
wow, ko ngờ vn là như vậy , cám ơn SN nhiều lắm

phu ong
04-14-2007, 01:07 PM
Đọc báo thấy bài này:
http://www.tinvietonline.com/1/0/2007/4/113250/seattle_divorce_lawyer.html



Quote:
Theo thời gian những bí mật dần dần được tiết lộ, trận chiến mất nước 1975 đã được sắp đạt sẵn y như một vở tuồng hề, Việt Nam đã trở thành bãi chiến trường tan nát vì bom đạn, tệ hại hơn thế nữa, nó đã trở thành món hàng mua bán đổi chác giữa các thế lực siêu cường.

Khà...khà.....Đã biết vậy mà vẫn còn tìm đủ mọi cách để cho người ta thưởng thức cảnh gà nhà bôi mặt đá nhau...........1000 năm giặc Tàu ,100 giặc Tây và 20 năm.....và có lẽ còn một ít người muốn VN trở về thời kỳ đồ đá lắm thì phải !?
PO thì ngược lại...........lịch sử đã biết ,đã hiểu ,đã học......hiện tại là con đường chúng ta cần biết phải làm gì? Có lẽ câu nầy Em bé lớp mẫu giáo trả lời hay hơn......

hoaphonglan1911
04-15-2007, 09:09 PM
... Sau khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, Quân khu 4 vẫn còn nguyên vẹn 3 sư đoàn chủ lực và hơn 200 ngàn địa phương quân, một lực lượng đông đảo chiếm 40% tổng số ĐPQ toàn quốc. Điều này cho ta thấy rõ sự bố trí lực lượng của ta sai lầm và phí phạm. Tháng 3-1975, trong khi vùng 1, 2 bị Cộng quân tấn công vây hãm tơi bời ta vẫn không chịu rút bớt quân từ Vùng 4 lên yểm trợ tuyến đầu và cuối tháng 4-1975 khi Sài Gòn như người bệnh nhân hấp hối cũng vẫn không chịu dốc quân từ vùng 4 lên đánh xả láng một ván bài chót...


Tôi không biết ông Trọng Đạt là ai. Tuy nhiên đọc bài này tôi có cảm giác ông này "khát máu". Không biết ông ấy có nỗi đau nào liên quan đến cuộc chiến tàn khốc ấy không.
Cuộc chiến 1954 - 1975, chúng tôi được dạy là "kháng chiến chống Mỹ", theo nhận định của HPL thì không phải như vậy, nó chính là cuộc chiến của 2 phe: Quốc tế Cộng Sản và liên minh Cộng Hoà đại diện là Anh-Mỹ, Việt Nam biến thành bãi chiến trường, và trở thành một cuộc nội chiến đầy máu và nước mắt. Người Việt có cùng dòng máu lạc hồng, vốn không thù không oán cầm súng bắn lẫn nhau, bắn vào người mình không quen biết để phục vụ mục đích chính trị của nhà cầm quyền.
Cuộc chiến chỉ kết thúc khi một bên thua và một bên thắng.

Chiến tranh thật thảm khốc! hình nhưng mỗi gia đình người Việt đều có nợ máu với chiến tranh. Bắc kỳ thì hy sinh cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Nam kỳ thì hy sinh cho Việt Nam Cộng Hoà, Trung kỳ thì mỗi bên phân nửa. Có lẽ vết thương này thực sự rất khó lành.
Nhà tôi cũng có 2 chú ruột đi bộ đội.
Năm 1971 một chú hy sinh, mất xác, mất mộ phần. Mãi gần đây mới nhờ một nhà ngoại cảm ở HN (cậu Liên thì phải) tìm mộ qua điện thoại di động (cậu ngồi ở HN, gọi điện chỉ đường cho đoàn quân tìm kiếm). Năm đó tôi không có trong đội quân đi tìm kiếm vì đang ở nước ngoài. Gia đình tôi đã tìm được mộ của chú được qui tập về nghĩa trang Cam Lộ, Đông Hà, Quảng Trị. Bia mộ là "liệt sĩ vô danh". Đành phải tin là thật vì nó có rất nhiều sự trùng khớp mà người thường không giải thích được.
Ban đầu tính là tìm mộ, nếu tìm được sẽ qui tập về nghĩa trang dòng họ ở quê. Nhưng khi tìm được rồi thì quyệt định là để nguyên bởi không có được 100% chắc chắn. Chỉ làm một cái bia thay cho cái bia "liệt sĩ vô danh".

Ông chú thứ hai thoát chết trong chiến tranh, có lẽ đây là kỳ tích của ông trời. Thành cổ Quảng Trị năm 1972, một cuộc cá cược đầy máu và nước mắt giữa hai bên cầm quyền "xem bên nào giữ được thành cổ?". 82 ngày đêm, quân đội Bắc Việt mỗi ngày nướng 1 đại đội để giữ thành. Mỗi đại đội là 100 người. Cứ đại đội này vào tiếp quản thì dọn xác của đại đội trước. Mãi tận 82 ngày, quân Bắc Việt mới thấy là mình ngốc. Một cái "ngốc" nực cười mà cười không nổi, một cái cười méo xệch đầy máu và nước mắt. Lấy mạng người làm mồi cho bom và phi pháo.
Trong một lần dọn xác đồng đội, họ phát hiện một người còn thoi thóp thở, bị đè bên dưới lớp lớp xác đồng đội khác, tất cả các lỗ chân lông trên toàn thân đang rỉ máu. Họ đưa người chiến sĩ đó lên cáng đưa về hậu tuyến. Tuy nhiên họ nghĩ: "anh ấy cũng khó có thể thoát khỏi quỉ môn quan".
Thế nhưng không biết ông trời làm kỳ tích, hay ý chí muốn sống của người chiến sĩ ấy đã tạo ra kỳ tích. Ba tháng sau, người chiến sĩ ấy đã trở về đến quê nhà, trên mình còn đầy thương tích, nhưng người chiến sĩ ấy còn sống.
Người đầu tiên gặp người chiến sĩ ấy là ông nội tôi, ông bán hàng nước, và ông không nhận ra anh bộ đội đến ngồi ở quán nước mà không nói chuyện.
Từ dưới bếp, cô của tôi đi lên, nhìn thấy anh bộ đội đang nửa ngớ ngẩn kia rất giống em mình. Cô của tôi đã kêu lên: "ơ!... Trình!...", rồi chạy ra ôm chầm lấy em mà khóc tức tưởi.

Tôi mong trên đời này không còn những kẻ tham thích chiến tranh để con người khỏi bị biến thành nạn nhân của nó.

VietLang
04-16-2007, 02:52 AM
Như Lão Lan đã nói, cuộc chiến Việt Nam chỉ là bãi chiến trường giữa hai khối Quốc Tế Tự Do và Quốc Tế Vô Sản thử lửa với nhau.

Chính sách của Quốc Tế Tự Do là ngăn chận sự bành trướng thế lực của Quốc Tế Vô Sản. Chính sách này đã sinh ra "Kế Hoạch Marshall" tức là Marshall Plan.

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, toàn thể Âu Châu tan hoang. Những vùng đất nào của Châu Âu do Nga Sô Viết nắm giữ đều được Stalin viện trợ kinh tế tối đa để thành lập những quốc gia theo chủ nghĩa Cộng Sản. Khối Tự Do dẫn đầu là Mỹ, Anh và Pháp thất kinh, nhất là Mỹ. Vì cả Âu Châu tan hoang, nếu lo kiến thiết lại thì sẽ bị Nga Sô Viết đi trước như đang làm ở Đông Âu. Từ đó Chính Sách Truman (được gọi theo tên tổng thống Harry S. Truman của Mỹ lúc bấy giờ, người quyết dùng đủ mọi cách để ngăn chận Cộng Sản) được ra đời. Đứa con đầu lòng của Chính Sách Truman là Kế Hoạch Marshall (gọi theo tên ngoại trưởng George Marshall của Mỹ) với 13 tỷ đô la viện trợ kinh tế cho Tây Âu, những nơi dưới quyền cai quản của khối Anh - Pháp - Mỹ, trong vòng bốn năm trời.

Nhờ sự nhìn xa của tổng thống Truman, nền kinh tế Tây Âu phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử, còn mạnh hơn hồi chưa có chiến tranh. Tất nhiên Tây Âu giàu có thì dân chúng chẳng dại gì quăng bỏ đi hết để đi theo chính sách vô sản. Do đó Tây Âu được giữ.

Ngoài ra Mỹ còn viện trợ kinh tế cho Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp để ngăn chận sự bành trướng của những phần tử muốn đi theo Mạc Tư Khoa thay vì Hoa Thịnh Đốn hoặc Luân Đôn.

Cũng vì Mỹ quá chú trọng đến Tây Âu mà bỏ rơi Tưởng Giới Thạch tại Hoa Lục. Là một bốn vị lãnh tụ của khối Đồng Minh đánh lại phe Trục (Roosevelt, Churchill, Stalin và Tưởng Giới Thạch), sau khi Nhật đầu hàng vô điều kiện thì Tưởng Giới Thạch cũng dần dần mất chỗ đứng tại Liên Hiệp Quốc.

Lúc bấy giờ Trung Hoa Quốc Dân Đảng của Tưởng được nằm trong Ngũ Cường (Anh, Mỹ, Pháp, Nga và Trung Hoa Quốc Dân Đảng) của Liên Hiệp Quốc, còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa của Mao Trạch Đông thì không được. Nội chiến Quốc - Cộng Trung Hoa xảy ra từ sau Đệ Nhị Thế Chiến cho đến năm 1949 thì kết thúc. Trung Hoa Quốc Dân Đảng đại bại, Tưởng Giới Thạch đem tàn quân chạy ra đảo Đài Loan và năn nỉ Mỹ như điên. Vì mất Hoa Lục nên Tưởng cũng mất luôn địa vị tại Liên Hiệp Quốc.

Có lẽ thấy để mất Hoa Lục là một sai lầm, Mỹ quyết không để tái phạm sai lầm lần thứ hai. Mỹ nhúng tay vào Chiến Tranh Triều Tiên.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử đầu tiên vào thành phố Hiroshima, Nhận Bản. Tất cả thành phố bị san thành bình địa.

Ngày 8 tháng 8 năm 1945 Nga Sô Viết xé bỏ hiệp ước bất xâm phạm giữa Nga - Nhật và đánh vào Mãn Châu với ba lộ quân đoàn (3 army groups). Khoảng hai tuần lễ sau, trên một triệu quân Nhật tại Mãn Châu hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân Nhật bị diệt thì Triều Tiên bỏ ngõ. Nga Sô Viết đem quân vào bắc Triều Tiên, dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới giữa Nga Sô Viết ở bắc và lực lượng Mỹ ở nam.

Ngày 9 tháng 8 năm 1945 Mỹ thả quả bom nguyên tử thứ hai vào thành phố Nagasaki, Nhật Bản và san thành bình địa.

Ngày 14 tháng 8 năm 1945 hoàng đế Hirohito của Nhật Bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.

Bán đảo Triều Tiên được chia nam bắc dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới. Phía nam được Mỹ viện trợ kinh tế nên đi theo khối Tự Do. Phía bắc thì bị ảnh hưởng của Mạc Tư Khoa nên đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.

Ngày 25 tháng 6 năm 1950, với sự chấp thuận của Mạc Tư Khoa, Kim Nhật Thành ra lệnh cho quân tràn qua vĩ tuyến 38 để đánh miền nam. Vì ra quân bất ngờ, sự thành công của quân đội miền bắc vô cùng rực rỡ.

Nhưng Bình Nhưỡng đã tính sai lầm vì nghĩ rằng Mỹ không đủ thời gian đem quân giải cứu chính phủ miền nam Triều Tiên.

Ngày 15 tháng 9 năm 1950, tổng tư lệnh của quân đội Liên Hiệp Quốc (hầu hết là quân Mỹ) là đại tướng MacArthur ra lệnh đổ bộ tại thành phố Inchon và cắt đường rút lui của quân đội bắc Triều Tiên. Cuộc ra quân vô cùng bất ngờ này đem lại sự thành công vô cùng to lớn khiến cho MacArthur muốn đuổi hết quân đội Cộng Sản Bắc Triều Tiên ra khỏi bán đảo Triều Tiên.

Cuối tháng 10 năm 1950, vì quân đội Mỹ đến quá gần Mãn Châu, Mao Trạch Đông ra lệnh dùng chiến thuật biển người đánh lui quân Liên Hiệp Quốc (gồm Mỹ, Anh và nam Triều Tiên).

Đến đầu tháng 1 năm 1951, quân bắc Triều Tiên với sự tiếp viện vô cùng hùng hậu của Trung Hoa tấn công mạnh mẽ hơn và đẩy lui quân đội Liên Hiệp Quốc về phía nam vĩ tuyến 38.

Sau đó thì hai bên giằng co ở vĩ tuyến 38 cho đến hai bên ký hiệp ước ngưng bắn vào 27 tháng 7 năm 1953 và dùng vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

Tuy không đuổi được khối Cộng Sản ra khỏi bán đảo Triều Tiên nhưng khối Tự Do đã ngăn chặn được ở vĩ tuyến 38 cho đến nay.

Đến đây thì cuộc chiến Đông Dương giữa Pháp và Việt Minh đã đến giai đoạn khốc liệt nhất.

Đầu năm 1945 thì quân đội Nhật ở Đông Dương lật đổ chính quyền Pháp tại Đông Dương để làm chủ. Nhưng khi Nhật đầu hàng thì Đông Dương bỏ ngõ.

Lúc bấy giờ tại Việt Nam tình hình chính trị rối ren. Nào phái bảo hoàng, muốn giữ ngôi vua cho họ Nguyễn, trong đó có Trần Trọng Kim. Nào là phái thân Pháp của Bình Xuyên. Phái thân Nhật của Đoàn Kiểm Điểm. Phái theo Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản của Tạ Thu Thâu. Theo Đệ Tam Quốc Tế có Nguyễn Hải Thần, Lê Hồng Phong, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp v.v. Phái theo Trung Hoa Dân Quốc là các vị thủ lĩnh của Việt Nam Quốc Dân Đảng gồm Trần Khánh Giư (Khái Hưng), Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh), Nghiêm Kế Tổ v.v. Hình như nhà cách mạng Phạm Quỳnh cũng có ý đi theo Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Có nhiều thuyết nói rằng Nguyễn Tất Thành đi theo Nguyễn Hải Thần rồi sau đá Nguyễn Hải Thần ra để nắm lấy đảng Việt Nam Sinh Viên Đồng Chí Hội.

Có một nhà cách mạng khá nổi tiếng lúc bấy giờ tên cúng cơm là Hồ Học Lãm. Khi ông Lãm làm cách mạng thì lấy tên là Hồ Chí Minh. Sau khi Hồ Học Lãm chết thì Nguyễn Tất Thành (trước tên Nguyễn Sinh Côn) đổi tên mình thành Hồ Chí Minh.

Cũng có thuyết nói rằng vì Việt Nam sau Đệ Nhị Thế Chiến nằm trong tình trạng chi năm xẻ bảy Hồ Chí Minh đi đêm với Pháp, mời Pháp trở lại Đông Dương. Khi Pháp trở lại Đông Dương rồi thì Việt Nam Sinh Viên Đồng Chí Hội, sau đổi thành Việt Nam Độc Lập Đồng Minh, gọi tắt là Việt Minh, đứng vào vai trò lãnh đạo hô hào đánh Pháp cứu nước.

Theo hồi ký "2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi" của Dương Đình Lôi thì Việt Minh giết tập thể rất nhiều giáo dân theo Cao Đài và Hòa Hảo ở Nam Việt. Có rất nhiều thuyết nói là giáo chủ Huỳnh Phú Sổ của bị Việt Minh giết. Tạ Thu Thuâu thì bị người em kết nghĩa là Trần Văn Giàu đi theo Đệ Tứ Quốc Tế giết. Nhà cách mạng kiêm nhà văn Phạm Quỳnh cũng bị Việt Minh giết. Tướng Nguyễn Bình, thủ lãnh quân đội Việt Minh ở Nam Việt cũng bị giết vì có tư tưởng khác với nhóm lãnh đạo. Dương Bạch Mai thì bị đầu độc và chết tại Quãng Trường Ba Đình khi đang đọc diễn văn.

Giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng trong thời gian này kình chống nhau ra mặt vì Việt Nam Quốc Dân Đảng một là không chịu để cho Việt Minh lãnh đạo và hai là không muốn đi theo chủ nghĩa Cộng Sản.

Khi Pháp chiếm lại Đông Dương thì Việt Minh được Nga và Tàu cung cấp võ trang để "đánh Pháp cứu nước" còn Việt Nam Quốc Dân Đảng thì chỉ thuần túy một đảng chính trị, do đó hầu như ngồi chơi xơi nước trong cuộc chiến Đông Dương (1945 - 1954).

Pháp thì mới kiến thiết sau chiến tranh ở Châu Âu, thuộc địa thì nơi nào cũng đòi độc lập, cuộc chiến Đông Dương ngày càng leo thang nên Pháp bị hụt hơi, một mình không "chơi" nổi với Nga, Tàu nên mời Mỹ vào giúp sức.

Năm 1954, Pháp bị đại bại ở Điện Biên Phủ, chính phủ Pháp quyết định bàn giao cuộc chiến Đông Dương lại cho Mỹ.

Với Chính Sách Doctrine đạt thắng lợi ngăn chận sự bành trướng của khối Cộng Sản hầu hết mọi nơi, tổng thống Eisenhower "vui vẻ" nhận sự bàn giao của Pháp. Chia đôi Việt Nam, dùng vĩ tuyến 17 làm ranh giới. Miền Bắc do Hồ Chí Minh làm lãnh tụ của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Miền Nam do Ngô Đình Diệm làm quốc trướng (sau tổng thống) của Việt Nam Cộng Hòa. Những thành phần Việt Nam trong quân đội Pháp tại Đông Dương được Pháp bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Những thành phần quân đội ấy là nòng cốt của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sau này.

Vì nghĩ ngăn chia Việt Nam cũng dễ dàng như ngăn chia Triều Tiên, Mỹ hoàn toàn không nghĩ đến chiêu bài "đánh Mỹ cứu nước" của Bắc Việt. Mỹ đổ tiền bạc vào Miền Nam để dựng lên một nền kinh tế và một quân đội theo binh pháp của Mỹ.

Không biết là vô tình hay cố ý mà Mỹ đã dùng Miền Nam và Nga Tàu dùng Miền Bắc Việt Nam làm nơi thử vũ khí chiến tranh kéo dài trên 20 năm.

Nhưng khách quan mà nói, Mỹ dùng Chính Sách Truman và Kế Hoạch Ngăn Chận (Containment Plan), tốn kém không biết bao nhiêu tiền của và sinh mạng dân chúng của hai nước để rồi thất bại vào năm 1975 khi Mỹ bắt đầu chán ngấy cuộc chiến vào năm 72. Điều chắc chắn rằng nếu Mỹ không tiếp quản được cuộc chiến Đông Dương từ Pháp thì tất cả Nam, Bắc, Trung Việt Nam đều theo Cộng Sản từ năm 1954 và có lẽ sẽ không hơn được Bắc Hàn hay Cuba ngày nay.

Dựa theo lịch sử mà nói, hễ đạt được thái bình sau khi thắng lợi vẻ vang một cuộc chiến đầy cam go thì nền kinh tế của một quốc gia phát triển vô cùng mạnh mẽ, dân chúng sẽ cảm thấy sung sướng rất nhiều. Không riêng gì Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vậy.

Sau Đệ Nhất Thế Chiến chấm dứt thì các quốc gia Tây Âu và Mỹ có nền kinh tế phát triển tột bực. Đức, Áo, Hung, Thổ là kẻ chiến bại thì đi vào sự nghèo nàn, loạn lạc.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến thì Mỹ, Tây Âu, Úc, Tân Tây Lan và Nhật Bản kinh tế phát triển mạnh mẽ vô cùng.

Sau khi Chiến Tranh Lạnh chấm dứt, Mỹ đại thắng ở Vịnh Ba Tư năm 91 thì nền kinh tế của Mỹ phát triển chưa từng có.

Trở lại lịch sử Việt Nam:

- Sau khi Hai Bà Trưng thành đại nghiệp vào năm 39, năm 40 và 41 Lĩnh Nam trúng mùa, lúa thóc dư không biết bao nhiêu mà kể. Tiếc là đến năm 43 thì Lĩnh Nam mất.

- Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 939, kết thúc 1050 năm bị Tàu đô hộ, Ngô Vương thành lập một nền cai trị vững vàng. Chỉ tiếc là ngài làm vua được 6 năm thì mất và đưa đến loạn 12 Sứ Quân.

- Dẹp xong loạn 12 Sứ Quân, Đinh Bộ Lĩnh lập ra Đại Cồ Việt. Đất nước lại thanh bình, không còn nạn trộm cắp, dân được yên ổn.

- Đánh thắng được quân Tống vào năm 980, vua Lê Đại Hành thanh thế lẫy lừng. 24 năm cai trị của ông đất nước không có cảnh loạn lạc hay đói khổ.

- Từ thời vua Lý Thái Tổ đến hết đời vua Lý Nhân Tông (1024 - 1128) Đại Việt cường thịnh chưa từng có. Năm lần đánh Tống (thắng) và một lần chống Tống (thắng) với ba lần bình Chiêm (cũng thắng) hiển hách, nhiều sử gia cho rằng Đại Việt là quốc gia hùng mạnh nhất Á Đông lúc bấy giờ, chỉ sau nhà Tống.

- Ba lần đánh bại quân Mông Cổ, chiến công lẫy lừng. Nhà Trần thành lập một nền học phong và cai trị vô cùng kỷ cương, tốt đẹp, nhất là dưới thời vua Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông.

- Từ lúc ngài Lê Lợi lên ngôi vua (1428) cho đến hết đời vua Lê Hiến Tông (1504) Đại Việt hùng mạnh vô song, đến nhà Minh cũng còn phải nể sợ. Ngoài chiến công đánh đuổi quân Minh ra còn có đánh Ai Lao, Bồn Mang, Chiêm Thành dưới thời vua Lê Thánh Tông.

- Sau khi đánh đuổi nhà Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn chấm dứt chiến tranh với nhau thì kinh tế và văn học của Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài đều phát triển tốt đẹp.

- Nhà Tây Sơn tuy ngắn ngủi nhưng Thái Đức đế làm vua ở Nam Hà và Quang Trung Đế làm vua ở Bắc Hà đều đóng góp vào việc học phong (chữ Nôm) và binh bị rất nhiều.

- Nguyễn Phúc Ánh thống nhất Việt Nam vào năm 1802 và lên làm Gia Long hoàng đế cho đến đời vua Tự Đức, giặc giã tuy có nhiều nhưng không phải vì vậy mà không phát triển, nhất là văn học.

Cứ theo đó mà suy, hầu hết là sau khi chiến tranh chấm dứt đều có sự phát triển kinh tế, văn học và quân đội.

Nhìn lại nước Việt Nam từ sau năm 75 đến nay ai cũng phải lắc đầu. Từ năm 75 đến năm 95, đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ. VL còn nhớ thời gian năm 83 - 85, nhà có ruộng lúa nhưng ăn cơm phải ăn độn với khoai lang và khoai mì. Sữa không có nên uống nước cơm thay thế. Gia đình vào hạng khá mà còn vậy thì gia đình nghèo ra sao?

Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. Âm nhạc cũng chẳng khá hơn. Nhạc trẻ bây giờ chỉ là một thứ nhạc lai căng hoặc nhạc ăn cắp. Toàn là dùng những bản nhạc nổi tiếng của nước khác rồi thêm lời Việt vào, tự mình sáng tác chẳng được bao nhiêu. Ca sĩ mới lẫn cũ, nếu muốn có được chút tên tuổi thế nào cũng phải hát lại những bản "nhạc Vàng" tức là nhạc ở Miền Nam trước năm 75.

Kinh tế Việt Nam thì được kê vào những nước nghèo nhất trên thế giới. Lận đận mãi đến năm ngoái mới vào được WTO.

Chính phủ Hà Nội thì lúc nào cũng tự hợm mình có tài đánh thắng Pháp, đánh thắng Mỹ cứu nước. Nếu giỏi thế sao mỗi năm nhận một số tiền viện trợ kinh tế của Pháp? Nếu giỏi thế sao lại lạy lục xin Mỹ để Mỹ đưa vào WTO? Chưa một lần nào trong lịch sử Việt Nam mà các anh hùng cứu quốc xa xưa sau khi đánh thắng quân thù thì lại đi lạy lục quân thù để mà kiến thiết và phát triển đất nước.

Gadget
04-16-2007, 09:35 PM
VietLang

Nhìn lại nước Việt Nam từ sau năm 75 đến nay ai cũng phải lắc đầu. Từ năm 75 đến năm 95, đất nước nghèo nàn, lạc hậu, đói khổ

Lý do rất dễ hiểu. Xin đọc giả đọc câu chuyện cười hổng nổi sau đây

Trong cuộc thi chèo thuyền, đội Việt Nam và đội Nhật tranh tài
Kết quả đội Nhật thắng

Người việt tìm hiểu nguyên nhân thì thấy bên thuyền người Nhật
có 6 người chèo và một người chỉ huy , còn thuyền của đội Việt Nam
có 6 người chỉ huy và một người chèo.

http://img267.imageshack.us/img267/4041/cheothuyennb8.jpg

Gadget
04-18-2007, 08:02 AM
vietlang viết

Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. Âm nhạc cũng chẳng khá hơn. Nhạc trẻ bây giờ chỉ là một thứ nhạc lai căng hoặc nhạc ăn cắp. Toàn là dùng những bản nhạc nổi tiếng của nước khác rồi thêm lời Việt vào, tự mình sáng tác chẳng được bao nhiêu. Ca sĩ mới lẫn cũ, nếu muốn có được chút tên tuổi thế nào cũng phải hát lại những bản "nhạc Vàng" tức là nhạc ở Miền Nam trước năm 75.


Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự


Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền h́nh VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương tŕnh là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái B́nh (Thái B́nh nay là thành phố, không c̣n thị xă nữa).

MC đặt câu hỏi nguyên văn như sau: “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng; ai là người khâng phải anh em ruột với ba người kia ?” .

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. H́inh như đó là một gánh cải lương. Cọn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.
- Vậy chị kết luận ai không phải anh em ruột với ba người kia ?
- Tôi đề nghị cho tôi được hưởng quyền trợ giúp, gọi điện thoại cho người thân.
- Chị muốn gọi cho ai ?
- Cho anh Nam, một bạn đồng nghiệp cũng dạy trong trường. Anh Nam là người đọc rất nhiều sách, kiến thức rất rộng, chắc chắn anh ấy biết.

MC cho pḥong máy liên lạc với người tên Nam đang chờ sẵn ở nhà để trợ giúp, “cứu bồ” cho cô Tâm.
- A lô, anh Nam phải không ạ ? Tôi là Lại Văn Sâm đang ngồi với chị Nguyễn Thị Tâm trong chương tŕinh “Ai là triệu phú”. Anh có sẵn ḷng trợ giúp chị Tâm một câu hỏi không ạ ?
- Vâng, xin chào anh Lại Văn Sâm. Tôi rất sẵn ḷng.
- Nếu vậy anh và chị Tâm có ba muơi giây để vừa hỏi vừa trả lời. Ba mươi giây của anh và chị bắt đầu…

Cô Tâm lập lại câu hỏi như chương tŕnh đă hỏi: <> “Trong tứ trụ của Tự Lực Văn Đoàn…”, “Anh cho em biết Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng, ai không phải là anh em ruột với ba người kia…” Đầu dây có tiếng trả lời rất lớn và dứt khoát, nghe rơ mồn một:
- Hoàng Đạo, Hoàng Đạo không phải là anh em ruột với Nhất Linh, Thạch Lam và Khái Hưng.
- Chắc chắn không anh:
- Chắc trăm phần trăm.
- Ba mươi giây của chị đă hết. Xin chị cho biết câu trả lời.
- Tôi tin vào kiến thức của người bạn đồng nghiệp của tôi. Tôi trả lời, Hoàng Đạo không phải anh em ruột với ba người kia.
- Chị quyết định như thế?
- Vâng, câu trả lời của tôi là phương án B, Hoàng Đạo.
- Sai. Giải đáp của chúng tôi là phương án D, Khái Hưng. Khái Hưng không
phải anh em ruột với Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam. Hoàng Đạo tên thật là Nguyễn Tường Long, sinh năm 1906, em ruột nhà văn Nhất linh, anh ruột nhà văn Thạch Lam. Như vậy phần thưởng của chị từ năm triệu đồng c̣n lại một triệu đồng. Nhưng không sao, chúng ta lấy vui làm chính. Xin cám ơn chị đă tham dự chương tŕnh.

Ứng viên Nguyễn Thị Tâm bị loại khỏi cuộc chơi, nhường chỗ cho người khác.

Thưa quy' bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bính thường, đối với chúng tôi không có ǵi đáng ngạc nhiên. Thậm chí, trong tṛo chơi “ Rung Chuông Vàng”, được hỏi Hùng Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? , họ không biết, chúng tôi cũng không ngạc nhiên luôn. Tuy nhiên, trong bốn tiếng “Tự Lực Văn Đoàn” đă có hai tiếng “Văn Đoàn” thí đó không thể là một gánh cải lương được và Nhất Linh không thể là một kép hát cải lương được, phải suy nghĩ chứ.

Đem cái kiến thức như vậy ra giảng dạy cho sinh viên rồi sau này sinh viên (ĐHSP) ra trường, lại đi giảng dạy cho học sinh th́ rất nguy hiểm. Ông Lư Quang Diệu, cựu thủ tướng Singapore năm nay đă 82 tuổi, mới sang thăm Việt Nam nói: “Ngay cả về mặt kinh tế, nếu muốn thành công trước hết phải có sự đầu tư vào giáo dục tốt”.

– Một nền giáo dục với những giảng viên có kiến thức như vậy tôi e rằng không phải là một nền giáo dục tốt.

Bài viết sưu tầm trên net

VietLang
04-18-2007, 12:03 PM
Ngày hôm nay VL mới biết thêm được nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam là ba anh em ruột. Lúc trước VL chỉ biết Nhất Linh là bút hiệu của nhà văn kiêm nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng là bút hiệu của nhà văn kiêm cách mạng Trần Khánh Giư. Hoàng Đạo chỉ nghe nói chứ không có đọc tác phẩm nào của ông ta. Còn Thạch Lam thì có đọc một phần truyện "Gió Đầu Mùa"

Thanks Inspector :)

le_nga
04-18-2007, 05:13 PM
Ngày hôm nay VL mới biết thêm được nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo và Thạch Lam là ba anh em ruột. Lúc trước VL chỉ biết Nhất Linh là bút hiệu của nhà văn kiêm nhà cách mạng Nguyễn Tường Tam và Khái Hưng là bút hiệu của nhà văn kiêm cách mạng Trần Khánh Giư. Hoàng Đạo chỉ nghe nói chứ không có đọc tác phẩm nào của ông ta. Còn Thạch Lam thì có đọc một phần truyện "Gió Đầu Mùa"

Thanks Inspector :)

Nghe nói nhà nước ta đã xin lổi và bồi thường thiệt hại cho "Nhan dân giai phẩm" tời bi giờ chỉ còn sống sót có 2 người , Nhà nước ta lợi hại thiệt:g:

le_nga
04-18-2007, 05:22 PM
Lý do rất dễ hiểu. Xin đọc giả đọc câu chuyện cười hổng nổi sau đây

Trong cuộc thi chèo thuyền, đội Việt Nam và đội Nhật tranh tài
Kết quả đội Nhật thắng

Người việt tìm hiểu nguyên nhân thì thấy bên thuyền người Nhật
có 6 người chèo và một người chỉ huy , còn thuyền của đội Việt Nam
có 6 người chỉ huy và một người chèo.

http://img267.imageshack.us/img267/4041/cheothuyennb8.jpg
hahahaha cám ơn Gadget về tấm hình này , tôi xin giữ lại để làm kỹ niệm , hồi đó tơi ở VN tơi cũng có nghe câu chuyện này rồi.....nhưng hơi khác 1 chút nhưng ý thì y chang
ca7u chuyện đã được nghe là như vậy
Trong 1 buổi ăn nhâu của người Nhât có 10 người thì có 1 sư đoàn trưởng
Trong 1 buổi nhâu nhẹt dân ta trong 10 người thì có 10 thằng sư đoàn trưỡng :g:

hoaphonglan1911
04-18-2007, 05:47 PM
vietlang viết

Còn văn học và âm nhạc từ năm 75 đến nay có được những cái gì? Báo chí thì viết chữ sai be bét; sai lỗi chính tả, sai cách hành văn và sai luôn cách dùng chữ. ...


Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự


Ngày 9-1-2007, trong mục “Ai là triệu phú” trên đài Truyền h́nh VTV3 Hà Nội, do MC kỳ cựu Lại văn Sâm điều khiển, người trúng cách được mời lên chiếc “ghế nóng” tham dự chương tŕnh là cô Nguyễn Thị Tâm, 27 tuổi, giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Thái B́nh (Thái B́nh nay là thành phố, không c̣n thị xă nữa).

...

Bài viết sưu tầm trên net


VL đang chê về lỗi chính tả, thì GADGET lại copy ngay một bài ở đâu về để chê cái lỗi "cù léc". Nhưng khi đọc cái bài do GADGET copy ấy, nếu không quá 10 lỗi chính tả thì lão cứ "đi đầu xuống đất"!

Thực ra lão có biết đến cái tên "Tự lực văn đoàn", biết thôi, chứ không hiểu rõ lắm, nhưng không đến nỗi nhầm thành "gánh hát". Nếu hỏi về ai không phải là anh em ruột với 3 người kia thì lão hoàn toàn mù tịt... kẹ kẹ... chuyện này chắc cũng bình thường thôi.

hoaphonglan1911
04-18-2007, 05:50 PM
Nghe nói nhà nước ta đã xin lổi và bồi thường thiệt hại cho "Nhan dân giai phẩm" tời bi giờ chỉ còn sống sót có 2 người , Nhà nước ta lợi hại thiệt:g:


Hiểu chít liền! "Nhan dân giai phẩm" là cái gì vậy ta? có liên quan gì tới mấy cái này không?

VietLang
04-18-2007, 09:06 PM
Đọc sao mà nghe giống "gian nhân giai phẩm" :biggrin:

kieunu_82
04-23-2007, 01:35 AM
Chuyện cô nữ giảng viên trường Đại học Sư Phạm Thái B́inh` Đoàn Dự

....

Cô nữ giảng viên Đại học Sư Phạm suy nghĩ một lát rồi nói:
- Tự Lực Văn Đoàn… Hừ, Tự Lực Văn Đoàn, tôi chưa nghe nói đến bao giờ cả. H́inh như đó là một gánh cải lương. Cọn Nhất Linh chắc chắn là một nghệ sĩ cải lương. – Riêng Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hưng…
tôi không biết ba ông này có phải nghệ sĩ cải lương như Nhất Linh không.

....

Thưa quy' bạn, ở ngoài Bắc, một giảng viên hoặc một sinh viên đại học không biết Tự Lực Văn Đoàn hoặc Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam là ai là một điều bính thường, đối với chúng tôi không có ǵi đáng ngạc nhiên.
....
Bài viết sưu tầm trên net

hừm, giảng viên đại học sư phạm mà kiến thức như thế thì...
Ngày nay, các em học sinh ở VN đã được học Tự lực văn đoàn rồi. Học cả Nhất Linh, Khái Hưng, Thế Lữ... hơn chục năm nay rồi. Không biết ai trong số 4 ông không phải là anh em ruột thì có thể thông cảm, chứ lầm TLVĐ với 1 gánh hát thì quá tệ. Là giảng viên đào tạo ra nhà giáo tương lai mà kiến thức như vậy em đoán chắc cô này có gốc "bự" chứ chẳng có tài cán gì .
Chương trình hôm đó em cũng có coi, cười muốn bể bụng. Ông anh ngồi kế bên nói với em (về cái cô giảng viên kia): "Tao không biết học trò của cô ta sau này sẽ như thế nào". Em cũng bó tay

thai_hamster
04-23-2007, 03:37 AM
Xin lỗi bà koan nha ,,,,nãy giờ Hamster đọc bài của mọi người ,,,có cái tỏ cái kô,,,nói chung là loạn xà ngầu lên hít ,,,,kô bik ý nghĩa chung là cái gì,,,,có ai xung phong giải thik dùm kô a.,,,,,???? ^_^

kieunu_82
04-23-2007, 07:20 PM
Chủ đề của topic này là Chẳng biết bỏ bài này ở đâu

VietLang
04-23-2007, 08:34 PM
Đó là chủ đề chứ không phải là nội dung :) Cứ để ngay đây vẫn thấy tốt hơn.

VietLang
04-23-2007, 08:34 PM
Xin lỗi bà koan nha ,,,,nãy giờ Hamster đọc bài của mọi người ,,,có cái tỏ cái kô,,,nói chung là loạn xà ngầu lên hít ,,,,kô bik ý nghĩa chung là cái gì,,,,có ai xung phong giải thik dùm kô a.,,,,,???? ^_^
Mỗi người mỗi ý thì làm gì có ý chung được TH :)

phu ong
04-24-2007, 02:26 PM
"Nhân Văn Giai phẩm "..........thì đúng hơn !
Thú thật PO cũng khó mà nói và bình phẩm " Tự lực văn đoàn " vì sự hiểu biết còn nông cạn.Vả lại theo lịch sử thì nhóm nầy có chủ trương cách mạng văn học theo lối canh tân.........xoay chiều theo định hướng tự do phóng khoáng Âu Tây thời đó........Họ có cái hay là muốn dùng vủ khí văn chương để đánh vào giới trí thức ( thành phần gần gủi với chính quyền Đô hộ ).............nhưng họ thất bại vì quên rằng lực lượng chủ chốt gây sức mạnh thượng phong là dân nghèo và hạng người trung niên và lớn tuổi ( nên nhớ rằng lớp trẻ VN thời bấY giờ đâu có ai dám cãi lời Ông Bà Cha Mẹ? Do đó họ gây tiếng vang nhưng rồi cũng bị quên lãng......có nhóm cho rằng bị trấn áp bởi phe kháng Pháp , cũng có người cho rằng không được tiếng vang lâu dài vì họ dám cả gan đem lối Tây học giải phóng đạo đức Khổng giáo?!
Việt Làng nói không phải là không đúng......nhưng Văn chương Việt Nam vào thời đó tương đối đang có những chuyển biến đáng kể ,nhưng rồi chiến tranh và sự nổi dậy dành độc lập dân tộc đã đưa VN vào một thời kỳ đen tối nhất của lịch sử?! Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai.........chiến tranh đã kéo lùi sự tiến hóa của dân tộc vài thế kỷ là chuyện thường.
Hiện tại sự giao lưu theo nhịp phát triển chung của cái gọi là Thế giới Mậu dịch ,theo PO nghĩ nó đang đi trở về cái thuở xa xưa..........liệu người Việt sẽ phản ảnh ra sao và con đường Văn học nghệ thuật sẽ đi về chiều hướng nào?! Đó là sự sáng suốt và công tâm của người mua kẻ bán.........của giới trình diễn và kẻ thưởng lãm......

VietLang
04-25-2007, 12:43 AM
". . . cả gan đem lối Tây học giải phóng đạo đức Khổng giáo" VL cho rằng không phải cả gan mà là cần thiết. Cái gọi là Nho Giáo của thế kỷ 19 và 20 đem lại cho Việt Nam được những gì? Cần thiết để cải cách, cần thiết để canh tân và cần thiết để phát triển một quốc gia nghèo nàn, nhu nhược và lạc hậu. Trong khi xã hội Tây Phương dùng phương thức khoa học (Scientific Method) để canh tân và bành trướng công nghệ, kỹ nghệ, kinh tế và quân sự thì ở Việt Nam vua Tự Đức khen Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát qua đôi câu đối:

Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán
Thi đáo Tùng, Tuy nhất thịnh đường

Tạm dịch: Văn chương như Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát thời tiền Hán không có.
Thi thơ như Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương ngang với thời Đường.

Cao Bá Quát ngông thì ngông đấy, nhưng lấy hiệu là Chu Thần (tức thần tử nhà Chu).

Thời buổi nào rồi mà còn đem Hán, Đường, Chu của Tàu ra mà trích dẫn, mà tự hào? Những thứ từ chương trích cú như vậy đâu thể làm cho Việt Nam phú cường. Việc chính sự triều đình cũng như cách đối ngoại với Tây Phương, thấy nhà Thanh làm sao rập khuôn làm vậy. Nguyễn Trường Tộ được qua Mỹ, được chứng kiến cảnh văn minh của Tây Phương qua cái bóng đèn điện, khi về nước thì chẳng được người nào nghe. Cuối cùng thì chết trong ấm ức. Cái gọi là Nho Giáo đó chỉ là mở miệng nói suông, không có thực tiễn, thì tại sao lại không bỏ nó đi?

Nhà cách mạng Phan Chu Trinh khi còn trẻ là một nhà thâm Nho. Khi thấy cái Nho Giáo không còn dùng được thì lập tức cắt tóc ngắn, mặc âu phục, đi từ bắc chí nam làm cách mạng, canh tân đất nước.

Phan Bội Châu lập ra chương trình Đông Kinh Nghĩa Thục đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài du học để có thể canh tân đất nước.

Vua Duy Tân tự học lái xe, mặc âu phục vì muốn canh tân.

Nhà văn Phan Kế Bính, Phan Khôi, Nhất Linh, Khái Hưng, v.v. mở đầu nền Quốc Ngữ Việt Nam. Sự việc này quan trọng biết bao nhiêu.

Các nhà thơ như Phan Khôi, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyễn Bính, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Bàng Bá Lân, Hồ Dzếnh, Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, v.v. dùng văn thơ của mình để phát triển thêm chữ Quốc Ngữ.

Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nền giáo dục ở Việt Nam là học chữ Nho và học chữ Pháp. Chữ Nôm tuy có nổi tiếng với các thi hào như Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, v.v. nhưng chữ Nôm rất khó học vì không có một hệ thống nhất định. Muốn học chữ Nôm trước hết phải thông thạo chữ Hán.

VL không đồng ý với PO ở điểm Nhóm Tự Lực Văn Đoàn nhắm vào giới trí thức là điểm yếu của họ. Ngược lại VL cho đó là hành động cao cả với cái nhìn xa trông rộng thật đáng khen ngợi.

Tại sao?

Muốn canh tân đất nước thì phải nhắm vào người có học, mở mang sự học hành và khuyến khích tư tưởng mới lạ. Có ai lại canh tân đất nước mà nhắm vào đám bần cố nông ngoại trừ Cộng Sản để rồi từ năm 54 đến năm 75 miền Bắc cống hiến được những gì vào nền văn học Việt Nam?


Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai.........chiến tranh đã kéo lùi sự tiến hóa của dân tộc vài thế kỷ là chuyện thường.
Tư tưởng của mỗi người mỗi khác. Người bi quan nhìn sự việc theo chiều xấu, người lạc quan nhìn sự việc theo chiều tốt. Trịnh Công Sơn chỉ dùng cái tài của mình để than mây khóc gió để viết lên:

Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu
Một trăm năm nô lệ giặc Tây
Hai mươi năm nội chiến từng ngày
Gia tài của mẹ để lại cho con
Gia tài của mẹ là nước Việt buồn
...
Gia tài của mẹ là rừng xương khô
Gia tài của mẹ là chuỗi đầy mồ
...
Gia tài của mẹ là bọn lai căng
Gia tài của mẹ là lũ tội tình

Vậy theo Trịnh Công Sơn, trong một ngàn năm nô lệ giặc Tàu thì các vị Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Bố Cái Đại Vương, Lý Nam Đế, Triệu Việt Vương, Mai Hắc Đế, Khúc Hạo, v.v. chỉ là một nước Việt buồn, một rừng xương khô, một chuỗi đầy mồ ... vậy những người trên, theo Trịnh Công Sơn, là tội đồ của đất nước chăng?

Thời Pháp thuộc có Trương Định, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Thái Học, Hoàng Hoa Thám, v.v. dưới con mắt của nhạc sĩ họ Trịnh thì những người đó còn nặng tội hơn các vị anh hùng thời Bắc Thuộc.

Nội chiến Việt Nam là cuộc tranh đấu giữa hai ý thức hệ: Cộng Sản và Tư Bản. Việt Nam chỉ là bàn cờ mà quốc tế dùng để thí quân và thử lửa một cách vô tội vạ. Nhưng không phải vì vậy mà nó không có giá trị của nó.

Vì vậy VL nói, người yếm thế nhu nhược sẽ nhìn đời bằng cặp kính bi ai, thống khổ. Người mạnh dạn đứng lên tranh đấu sẽ cho đó là bài học, là gương sáng để nối gót tiền nhân, đem đất nước từ đống đổ nát thành một quốc gia phú cường. Nhật Bản làm được, Pháp làm được, Anh làm được, Ý làm được, Đức làm được, Nam Hàn làm được, Ấn Độ và Trung Hoa đang làm, còn Việt Nam sao lận đận mãi.

Cũng theo chủ ý trên, PO cho rằng nền văn học Việt Nam thời kỳ trước chiến tranh Đông Dương (1932 - 1945) là thời kỳ "đen tối ... Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai."

VL thì nghĩ ngược lại.

Thời đó sơ khai vì nó còn mới (sơ khai có nghĩa là mới) nhưng không thể bảo nó không có ý nghĩa sâu sa gắn liền với lịch sử văn học nước nhà. PO cho nó là một gia tài "đâu có gì" tức là rỗng tuyếch nhưng VL lại cho nó là một bảo tàng vô giá.

Nên nhớ rằng, nhóm Tự Lực Văn Đoàn có Khái Hưng và Nhất Linh đứng đầu thì Khái Hưng Trần Khánh Giư và Nhất Linh Nguyễn Tường tam cùng với Nghiêm Kế Tổ, Trương Tử Anh, Vũ Hồng Khanhv.v. là những vị lãnh tụ sáng giá nhất của Đại Việt Quốc Dân Đảng trong thời kỳ tiền chiến và thời chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954). Đại Việt Quốc Dân Đảng là Việt Nam Quốc Dân Đảng là do ngài Nguyễn Thái Học (1902 - 1930) khai sáng và biến thành.

Sau khi Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí bị chém đầu ở Yên Bái trước khi tung hô xong khẩu hiệu "Việt Nam Muôn Năm" vào ngày 17 tháng 6 năm 1930. Sau đó Việt Nam Quốc Dân Đảng bị chia ra làm nhiều nhóm rồi về sau họp lại thành một gọi là Đại Việt Quốc Dân Đảng (ở trong nước) và Quốc Dân Đảng Việt Nam (ở Trung Hoa).

Về mặt chính trị Quốc Dân Đảng là đảng phái mạnh nhất, có thế lực nhất chống lại Việt Minh và đảng Cộng Sản Đông Dương, ủng hộ hoàng đế Bảo Đại (1947). Năm 1947 Khái Hưng Trần Khánh Giư chết ở Nam Định. Nhiều người cho rằng ông bị Việt Minh giết. Tháng 8 năm 1948, Hoàng Đạo qua đời tại Trung Quốc. Năm 1949 Nhượng Tống bị du kích Việt Minh ám sát.

Ngày 11 tháng 11 năm 1960, Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông đảo chánh Ngô Đình Diệm được đảng Đại Việt và Việt Quốc (Quốc Dân Đảng) ủng hộ. Hai phi công tên Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc vốn là hội viên của Quốc Dân Đảng ném bom Dinh Độc Lập. Cuộc đảo chánh thất bại. Nhiều đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị bắt.

Ngày 8 tháng 7 năm 1963, khi một toàn án đặc biệt được thiết lập để xử những người có liên can đến vụ đảo chánh năm 1960 và binh biến 1962, Nguyễn Tường Tam tự tử.

Sỡ dĩ VL viết dông dài về Việt Nam Quốc Dân Đảng là để chứng minh giữa Việt Nam Quốc Dân Đảng và Cộng Sản "thề không đội trời chung". Thế nhưng ngày nay chính quyền Hà Nội cho phép nói đến Tự Lực Văn Đoàn, cho học đến văn chương của họ, vậy sao có thể nói "Gia tài bây giờ đâu có gì ngoài những hình thức văn chương chấp vá hoặc với hình thức quần chúng sơ khai".

...

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn ra đời vào năm 1932 và làm chủ tờ báo Phong Hóa, một tờ báo cực lực đề cao nền thơ, văn mới và chê bai cựu học rõ rệt. Nhóm Tự Lực Văn Đoàn gồm có từng này người:

Nhất Linh ( Nguyễn Tường Tam)
Khái Hưng (Trần Khánh Giư)
Hoàng Đạo (Nguyễn Tường Long)
Thạch Lam (Nguyễn Tường Lân)
Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu)
Thế Lữ (Nguyễn Thứ Lễ)
Xuân Diệu (Ngô Xuân Diệu)
Trần Tiêu (em ruột Trần Khánh Giư).

Tờ Phong Hóa lúc bấy giờ rất nổi tiếng và là một trong những nơi đưa chữ Quốc Ngữ và ý tưởng mới cho văn học Việt Nam nửa bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Nếu nền văn chương Việt Nam từ năm 1932 - 1954 cho là "đâu có gì" thì văn học Miền Nam (1954 - 1975) chỉ là một tờ giấy nháp còn Miền Bắc (1954 - 1975) và từ năm 75 cho đến nay chỉ là những tờ giấy trống không với một đôi nét gà bới.

phu ong
04-25-2007, 07:50 AM
"Đi với Bụt mặc áo Cà sa ,đi với Ma mặc áo giấy "
Thật ra PO hoàn toàn thán phục những lý tưởng cách mạng về tất cả mọi định hướng của tiền nhân. Nhưng PO chỉ đưa ra những ý kiến và nhận xét tại sao và sự ảnh hưởng về lý tưởng ấy mà thôi ! PO không dám phê phán giá trị tranh đấu của họ trong quá trình tiến hóa của dân tộc. PO chỉ đưa ra cái ý nhược điểm trong bối cảnh ấy mà thôi ! Muốn cho sự hội nhập trở thành sự kết hợp hài hòa trước hết phải đưa vấn đề vào đại đa số quần chúng.....Sự "quay ngược " thời gian là một động lực thiết yếu để đưa cái phong trào "canh tân " của nhóm nầy sống lại trong quần chúng và trong Giáo dục nói riêng ,theo hoàn cảnh mới của nước nhà. Cũng nên chú ý rằng mọi chủ trương hay sự cải tổ nào đều có sự phản kháng..... Xã hội mà mình đang vui sống đây cũng có những thế lực đối nghịch ,nhưng không có nghĩa rằng không đội trời chung. Việt Nam cần thấy rõ điều nầy Người làm chính phủ hay những nhân tài nên thấy đó là nguyên do tại sao nước người được tiến bộ?! Chống đối bằng hình thức phản khán trực tiếp không bao giờ có thành quả ,mà đa số chỉ bị người khác lợi dụng mà thôi !Do đó PO rất dung hòa khi phải phán xét một vấn đề. Ỏ VN cho mãi đến vài năm trước đây mới được lan truyền về "Tự lực Văn Đoàn " cũng là tính cách hợp thời và dung hòa đấy sao? Rồi thời gian cũng sẽ có nhiều sự thay đổi mà ngay chính PO và VL cũng không ngờ được.......đây là sự thay đổi theo chiều hướng dân tộc mà sẽ không bị cưỡng chế bỡi một sức mạnh bên ngoài.....nếu VL đồng ý điểm nầy thì PO nói nhóm "TLV Đ" có điểm yếu là không dựa vào đa số quần chúng là có lý?!
Còn các nhà tranh đấu lịch sử thời xưa có được gì đâu ngoài vài hàng trong sách sử....cái yếu của họ là biết ta mà không biết người......nếu muốn làm ngừng một chiếc xe đang lao tới bằng cách xông ra để làm vật cản thì chỉ làm trò đùa mà thôi?!Mỗi người đều có quyền tự do riêng....và việc làm có rạng danh sử nước nhà hay không thì nên xem lại đường lối và sự tế nhị của họ !

VietLang
04-25-2007, 12:40 PM
Hợp thời và dung hòa hay là sống bao năm trong thiên đường ảo, cuối cùng tỉnh mộng ra rằng mình chẳng có gì, chẳng được gì, đi sai bét nên phải quay về con đường đáng lẽ phải đi từ trước ... cái này còn chưa biết được.

Nhóm Tự Lực Văn Đoàn không dựa vào đa số quần chúng là điểm yếu chỉ có lý duy nhất ở một chỗ: Chính trị.

Đúng vậy, chính trị chứ không phải văn học. Cái mà PO và VL trao đổi ý kiến ở đây là văn học nhưng lồng thêm một chút chính trị.

Chúng ta không thể phủ nhận sự đóng góp của Tự Lực Văn Đoàn vào việc phát triển và sự trưởng thành của chữ Quốc Ngữ. Họ là cột trụ của nền văn học Việt Nam của thế kỷ 20 và cũng là một trong những người cha đỡ đầu của cách hành văn và viết văn ta dùng ngày nay. Họ làm thơ, viết sách, viết báo, dịch sách để phổ biến những tư tưởng mới.

Tự Lực Văn Đoàn đi trước thời đại chúng ta hằng 70 năm, nhưng cách hành văn, cách dùng chữ, cấu trúc, bố cục, v.v. VL dám nói là hơn hầu hết những báo chí và sách vở trong nước. Nơi PO sinh sống làm sao thì không biết, chứ ở Seattle, báo chí viết sai chính tả một cách vô tội vạ. Không biết là do làm biếng dò lại bài hay là sức học chỉ có bấy nhiêu mà viết sai không chịu được. Những bài báo dịch lại từ báo Mỹ với những câu văn lủng củng rườm rà đọc nghe chướng tai làm sao. Cũng vì thế mà VL đọc báo Mỹ chứ không đọc báo Việt vì nó dễ hiểu hơn và chính xác hơn.

VL có một thằng bạn thân. Thân nhau từ hồi còn học chung 3 năm mẫu giáo lận. Cứ 2 - 3 tuần VL nói chuyện với nó một lần qua Yahoo và Skype. Nó nhờ VL dợt thêm Anh văn cho nó. Lần nào nói chuyện nó cũng phàn nàn về nền giáo dục ở Việt Nam. Giáo sư đại học gì mà giảng bài không học sinh nào hiểu, sách vở viết cũng chẳng ai hiểu. Nó nói cho VL biết đây là nhan đề của trường dạy kỹ sư tại đại học Biên Hòa: "Kỹ Sư Chất Lượng Cao"

Nói nói xong câu đó VL và nó đều phá ra cười. VL chỉ biết kỹ sư dầu hỏa, kỹ sư cầu cấu, kỹ sư quặng mỏ, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí, kỹ sư hàng không, v.v. nhưng không hiểu "kỹ sư chất lượng cao" là kỹ sư gì. Có "chất lượng cao" tất có "chất lượng thấp" chăng?

VL còn có một số câu hỏi sau:

- Tại sao không dùng "sự việc" hay "công việc" mà lại dùng "vụ việc" hay "sự cố"?
- Tại sao không dùng "biến cố" hay "cố sự" mà dùng "sự cố"?
- Tại sao không dùng "liên lạc" mà dùng "liên hệ"?
- Tại sao không bảo là đồ cũ hoặc đồ xài rồi mà lại gọi là đồ "si-đa"?
- Tại sao không dùng "sửa chữa con đường" mà dùng "cải cách con đường"?
- Tại sao không dùng "thịt cũ", "thịt bị thiêu", "thịt hư" mà dùng "thịt phế liệu"?

và còn rất nhiều câu hỏi khác ...

Sóng Ngầm
05-04-2007, 02:41 AM
"Nhân Văn Giai phẩm "..........thì đúng hơn !


Vụ "Nhân văn - giai phẩm" cho đến nay vẫn chưa được minh oan. Những người liên quan đến chuyện này vẫn hàng ngày trong lòng rỉ máu.
Sơ lược như sau:
1. Khrushchev lật Stalin, đưa ra phong trào chống sùng bái cá nhân.
2. Mao Trạch Đông đưa ra chuyện “Bách gia tranh minh, bách hoa tề phóng".
3. Việt Nam: phong trào mang tên dịch lại nhãn hiệu Trung Quốc “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”. Tên nôm na của ta là “Chống sùng bái cá nhân”
4. Báo Nhân văn đăng loạt bài "bôi đen" bọn ăn cắp. Tuy nhiên nặng nhất lại là bài xã luận của Nguyễn Hữu Đang.
5. Bài xã luận ấy tên là "cần phải chính quy hơn nữa" trên Nhân văn số 4, ở vị trí xã luận, trang 1 và trang 2, ngày 5.11.1956
6. Trong bài xã luận ấy Nguyễn Hữu Đang đòi: Xây dựng nhà nước pháp quyền, tự do ứng cử vào quốc hội, và xây dựng xã hội dân chủ. Điều đó cho thấy từ cách đây 50 năm đã có đấu tranh dân chủ và nhân quyền.
7. Đàn áp:
- Một mặt phải phát động tố điêu dựng tội (như hồi cải cách dựng địa chủ) để đưa Nguyễn Hữu Đang lên thành phản động đầu sỏ. Một mặt sai điều động từ Thanh Hóa ra, từ các nơi về, hàng 6 sư đoàn để về vây thủ đô đề phòng bọn Nhân văn làm phản (trong khi Nhân văn chỉ mấy cụ đi kháng chiến về, đói rách trói gà không nổi).
- Thế là Nguyễn Hữu Đang bị kết án 17 năm tù, mới đi được 7 năm thì nhờ đâu có sự can thiệp của Nhân quyền Quốc tế nên anh được tha.
- Phùng Cung, tác giả truyện ngắn “Con ngựa già của chúa Trịnh”: 7 năm tù giam.
- Vũ Duy Lân (Bộ Nông lâm, bị nghi là cho Nguyễn Hữu Đang một áo len khi đang đi tù): bị giam 7 năm mới tha.
- Giám đốc Nhà xuất bản Minh Đức: 17 năm

Chi tiết hơn, xem tại đây: http://annonymous.online.fr/Thivien/viewwriting.php?ID=317

Gadget
05-04-2007, 08:55 AM
32 năm rồi nước Việt-Nam sống trong hòa-binh nhưng mà vẫn....:eek:
"KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN ĐỘC LẬP TỰ DO"



http://www.youtube.com/watch?v=7Dupo8_hbFk

phu ong
05-04-2007, 02:27 PM
Khà...khà...mặc sức mà đọc dân ý !...............


DQ
Người Mỹ có câu nói đại ý như thế này: "Báo chí, truyền không không bóp méo sự thật. Nhưng họ lại có toàn quyền chọn đăng những sự thật mà họ muốn đăng, và không đăng tải những sự thật họ không muốn đăng tải."

Nhìn vào tấm hình linh mục Lý bị bịt miệng trước vành móng ngựa, không ai có thể chối cãi được sự thật là linh mục Lý bị bịt miệng. Tấm hình này có giá trị hơn hàng ngàn bài báo, và dĩ nhiên, có giá trị hơn hàng triệu triệu những ý kiến của mỗi cá nhân chúng ta trên diễn đàn ,

Nhưng, theo như nhiều bạn cho biết, thì linh mục Lý đã la hét, đập bàn, và thậm chí đã đạp đổ cả vành móng ngựa. Nếu những điều trên cũng là sự thật (các bạn ở Hà nội có thể đưa ra chứng minh không? Có thể đưa ra thêm một vài hình ảnh, hay đưa ra toàn bộ cuộn phim thâu của phiên toà?).

Nếu chuyện linh mục Lý đập bàn, quát thaó, và đạp đổ vành móng ngựa là sự thật, thì quan tòa có toàn quyền ra lệnh cho nhân viên công lực dùng đủ mọi biện pháp để trói gô linh mục Lý lại và kéo ra khỏi toà. Thử tưởng tượng, trong một phiên toà ở tại Hoa kỳ, nếu một bị cáo có hành động lỗ mãng, khinh thường quan toà như đập bàn, quát tháo, và đạp đổ vành móng ngựa thì nhân viên công lực Hoa kỳ sẽ đối xử với bị cáo đó ra sao?

Tất cả chỉ còn ở lại câu hỏi, BBC đã chọn "không đăng" những tấm hình nào? Tôi nghĩ là chúng ta không nên vội vã kết luận nếu chúng ta không có toàn bộ phim của phiên tòa. Và tôi cũng nghĩ, những bạn đã nói rằng linh mục Lý đập bàn, đạp đổ vành móng ngựa cũng nên tìm cách để đưa ra những hình ảnh chứng minh. Vì nói mà không chứng minh được thì cũng không nên nói.

Nguyen PD, Vancouver
Tôi mới từ VN về. Công tâm mà nói VN hôm nay thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tiến bộ. Suốt hai tháng ở SG tôi cảm thấy như mình đang ở Vancouver. Tuy vậy lòng vẫn không thanh thản vì thấy người dân vẫn còn sợ sệt chính quyền. Dân không ai dám nói thật với chính phủ. Ngược lại chính phủ chỉ muốn nghe những lời dua nịnh.

Tôi tự hỏi không lẽ các vị lãnh đạo hiện thời rất chững chạc, thanh lãm như vậy mà lại không thấy được điều nầy sao. Hay họ biết mà chấp nhận để rồi cuối cùng chỉ sống lừa dối với nhau như vậy. Tôi tin tưởng là các ngài lãnh đạo sẽ thay đổi cái nhìn về lãnh vực nầy. Tôi chỉ mong sao khi các ngài đi công du nước ngoài tôi mạnh dạn ra mặt và hảnh diện để được nghinh đón quí ngài như là lãnh tụ của quê hương, thay vì phải đi biễu tình kêu gào thay mặt cho đồng bào trong nước. Nước VN đang tiến bộ, chỉ cần tiến thêm bước nữa là hoàn thiện biết bao!

Victoria, Hà Nội
Hôm nay tôi đang rỗi hơi nên làm một phép thống kê, tính đến bài này thì có:

- 18 bài ủng hộ VN, trong đó 12 bài trong nước (cộng cả bài này, chúng ta đoàn kết phết nhỉ :D), 7 bài nước ngoài hoặc ko rõ nguồn gốc.

- 8 bài chống đối VN, trong đó 3 bài từ VN, 5 bài từ nước ngoài -

3 bài không ủng hộ, không phản đối Những con số này cũng biết nói đấy chứ nhỉ?

BTW, Nusan, Long Beach, USA viết: "Mùa hè năm nay gia đình chúng tôi dự tính du lịch về Việt Nam, nhưng nhìn bức hình linh muc Lý bị bịt miệng, rồi hình công an hành hung phụ nữ trước mặt đại sứ Hoa Kỳ, lại nhớ đến thời đánh tư sản, cải tạo học tập của thế kỷ trước. Việt Nam bây giờ có thế có lực, mà chỉ dùng thế với lực để đánh tu sĩ và đàn bà thì sợ lắm. Thôi xin hẹn lúc khác, Good bye Việt Nam."

Tôi thấy bạn tài thật, sống ở đất nước mà người ta thoải mái dùng súng (tự do kiểu này ở VN không cần), xả súng bắt chết hàng chục người vô tội bạn không sợ, lại đi sợ ba cái bức ảnh vớ vẩn, chẳng rõ đầu đuôi. Chuyện đăng ở đây giống một câu truyện dân gian mọi người dân VN đều biết, đó là chuyện "Thầy bói xem voi". Sờ thấy cái đuôi thì bảo con voi nó sun sun như con đỉa, sờ thấy cái chân thì bảo nó giống cái cột nhà :D. Nếu bạn ở nước ngoài lâu quá không biết chuyện này thì nên gửi ai đó ở VN mua hộ cho mà đọc kẻo mất gốc.

Vân Anh, Hà Nội
Trước hết chúng ta phải cám ơn BBC đã cho mọi người có cơ hội đưa ra ý kiến của mình không có sự kiểm duyệt của một ban tư tưởng nào cả. Hình ảnh này không hề thấy trên các trang báo trong nước do không được phép đăng. Tuy nhiên nhờ công nghệ mới mà những bưng bít trong xã hội được nhiều người biết tới. Đã đến lúc chúng ta được tự do bày tỏ ý kiến của mình về những mâu thuẫn và bất công trong xã hội hôm nay. Người VN cần có dân chủ và nhân quyền như những người dân trên các nước văn minh khác.

Nguyễn, Hà Nội
Vụ ông Lý có vẻ căng nhỉ. Theo tôi ông Lý là tội phạm, muốn chia rẽ đất nước, đẩy nhân dân vào đường chết, dân đang sống yên ổn tự nhiên đi biểu tình đánh nhau làm gì.Việc ông này bị xử 8 năm tù là còn nhẹ. Các đồng chí ở nước ngoài học nhiều phải biết phân biệt cái tốt cái xấu chứ.

Nói về Đảng, còn nhiều điều chưa đúng, cần phải tiếp tục sửa chữa, chứ muốn ngay lập tức đổi mới thì khó lắm. Tóm lại không tranh cãi nhiều về dân chủ ở nước ta nữa, ai có tiền có tài thì về giúp nước giúp dân, dân phải có miếng ăn rồi mới bàn đến dân chủ.

Người trẻ tuổi
Các người ăn không ngồi rồi, chán thiệt.Sao tới giờ này rồi còn nhiều kẻ đòi chống đối này nọ nhỉ. Gia đình I bố dạy con sai bằng cách đánh con, gia đình II bố dạy con sai bằng cách ôn hòa, hợp tác hơn (giải thích này nọ chẳng hạn).Có ai chắc là gia đình nào hạnh phúc hơn không? Các ông đòi thay đảng này đảng nọ, có chắc là sau khi thay xong các ông làm tốt hơn bây giờ không? Tôi người Việt Nam, tôi yêu nước Việt Nam hiện tại.

Mai Ninh, Việt Nam
Tôi xin có vài ý kiến nhỏ sau khi đọc tất cả các ý kiến của các bạn. 1) Qua vô số ý kiến trái ngược nhau về bức ảnh "bịt miệng", có ý kiến bênh đảng, có ý kiến phê phán đảng, tôi rút ra rằng "không phải toàn dân VN đồng lòng theo đảng, đồng lòng đi theo con đường XHCN mà bác Hồ sống cách đây 40 năm đã chọn giúp toàn dân". Nếu dân ta một lòng theo đảng ta (như đảng ta nói) thì chúng ta không cãi nhau đến thế này. 2) Nhiều số bạn nói đây là "chuyện tào lao", nhưng bạn vẫn tham gia và tham gia khá dài. vậy thì không còn là chuyện táo lao nữa.

3) Tôi không biết bản thân mình sẽ hành xử ra sao nếu lâm vào hoàn cảnh ông linh mục Lý: a) ông ta đã bị đảng ta bỏ tù nhiều lần, không còn tin tưởng vào sự công bằng của pháp luật VN nữa; b) ông ta đọc trong hiến pháp thấy nói công dân có quyền tự do ngôn luận; tiếc rằng đảng ta chưa lần nào giải thích cho dân hiểu rõ quyền này gồm những gì (tôi cũng chưa hiểu, hoặc chỉ hiểu theo các văn bản của nước ngoài). Chính vì vậy, ông ta cứ hiểu theo cách của mình và coi đảng ta "treo nhân quyền lên để loè quốc tế, còn trong nước thì cấm tự do ngôn luận"; nên ông cứ ra bào Tự Do Ngôn Luận và tuyên bố dùng cách ôn hoà này để pghản bác chế độ của đảng. Nhưng có biết đâu đảng ta lại gọi đó là "chống phán nhà nước XHCN". Thế là ộng bị xử, dù ông không côn! g nhận đó là cái "tội".

4) Nếu là tôi, có lẽ tôi sẽ lạy van toà xin khoan hồng, tuy như thế cũng hơi hèn. (Và không biết cái án "khoan hồng có dưới 8 năm không?). Khốn nỗi trong quá trình bị trấn áp trước đây, Ông Lý đã coi đảng ta là kẻ thù của tự do ngôn luận, do vậy ông Lý không thể học tập tôi mà ó thái độ "ôn hoà, quỵ luỵ" trước toà được. Nhất là không có luật sư nào được cử ra bào chữa. Ước gì đảng ta có một diễn đàn để chúng ta công khái bày tỏ quan điểm ôn hoà, dù đối lập nhau; để các thế lực thù địch không còn chỗ náo chê ta là thiếu dân chủ, nhân quyền.

5) Hiện nay chúng ta (một trong bốn nước XHCN độc đảng) muốn hoà nhập (tha thiết xin hoà nhập) thì không phải để mua lấy những bất ổn định của 200 nước đa đảng đâu. Nếu "chúng nó" do đa đảng mà mất ổn định thì cứ mắc"chúng nó" loạn với nhau; ta mất 10 năm xin vào WTO là quái gì cho mệt.

Lâm Nguyễn, Đà Nẵng
Kính gửi đài BBC, tôi là một thính giả của đài cũng như bao người khác ở Việt nam, tuy nhiên bây giờ tôi sang Mỹ du học, nên không thể nghe trực tiếp chương trình của đài được và cũng không thể nghe online , nên chỉ việc đọc tin mà thôi. Tôi vào đọc những lời các bạn viết trên forum này mà phục cho BBC lắm; vì các bạn có lúc chửi thậm tệ đài. Đài cũng ngoan ngoãn viết lại lời lẽ ấy. Mà đài có tội tình gì đâu chứ, họ chỉ đưa tin mà thôi. Bản thân tin tức thì không có gì là tốt hay xấu cả, nó tốt hay xấu là do quan điểm của người nghe mà thôi. Vấn đề dân chủ và tự do, sống trong nước tôi không hề nghe nói và có nói thì chỉ nói một mình, chứ dám nói với ai. Trừ mỗi lần viết đơn từ gì thì có: Độc lập, tự do, dân chủ...Chứ còn thực tế thì không thấy ở đâu. Về tự do báo chí, ngôn luận, có lần trích lời giao lưu với các người chát trên mạng mà ông Dũng thủ tướng phát biểu về vấn đề báo chí tư nhân: " đó là phù hợp với lòng dân." Ông Dũng nói có suy nghĩ hay không hả ông, vì có bao giờ hỏi ý kiến dân về báo chí tư nhân chưa mà ông dám nói vậy nhỉ? Và rồi có dăm ba bạn thì lại nói về tại sao các người ở nước ngoài không biết gì về Việt nam cả thôi thì đừng bàn tán vì cuộc sống mỗi nơi mỗi khác. Tôi nghĩ (xin lỗi các bạn nhé) có đi nước ngoài mới thấy cái hay cái đẹp của ngư! i mà ứng dụng cho Việt nam mình đấy. Nếu không thì người Việt nam mình chằng ai đi du học làm gì, và rồi cũng không có Nguyễn Trường Tộ đi Pháp, phong trào Đông Du, và gần đây nhất là của Nguyễn Ái Quốc sang Pháp "để tìm xem họ có gì hay để về giúp dân mình giành độc lập." Nếu mình hay, mình giỏi thì không ai giao lưu với ai làm gì, VN mình chẳng cần vào WTO làm gì. Và rồi có một vị lãnh đạo của ta nói "ta có tự do hơn các nước Âu Mỹ cả trăm lần" mà ta không cho được báo chỉ tư nhân như Nguyễn Ái Quốc cũng đã ra tờ báo ngay trên đất kẻ thù với tờ Người Cùng Khổ. Tại sao Nguyễn Ái Quốc là người nước ngoài sống trên đất Pháp mà cũng công khai thành lập đảng Cộng sản Pháp và rồi sau đó ngày 2/9/1945 ở bản Tuyên Ngôn Độc lập cũng trích sự tự do ! dân chủ nhân quyền ở bản Tuyên ngôn của Mỹ và! Pháp ó sao? Cho nên không thể nói nhân quyền, dân chủ Pháp Mỹ khác với ta. Khác, mà tại sao Nguyễn Ái Quốc trích để rồi dân ta phải theo ở hai bản tuyên ngôn của họ. Tại sao người dân mình không có được cái quyền từ chính phủ của mình, trong khi cũng cái quyền ấy thì kẻ thù Pháp lại dám cho mình? Tất cả đều là con người thì nhu cầu tối thiểu ăn nói đều như nhau. Rồi còn nói:" Linh mục không được làm chính trị, tham gia chính trị..vậy thì tham gia quốc hội, mặt trận tổ quốc là công việc gì? Đó có phải là việc của linh mục chăng? Tôi không bênh vực ai cả, chỉ thấy việc bất bình giữa các bạn trong nước và người đi nước ngoài mà thôi. Vài lời tâm sự, mong các bạn chia sẻ.

Tùng Nguyễn, Sài Gòn
Nếu tôi nhớ không lầm thì BBC còn có một tấm ảnh rất cần phải đăng chung với tấm ảnh của LM Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng trước tòa đó là tấm ảnh của một vị tướng lãnh Việt Nam chĩa mũi súng vào đầu của một tù binh CS và bóp cò, như vậy có vi phạm luật tù bình chiến tranh hay nhân đạo, nhân quyền không?

Quốc Thịnh, tp HCM
Tôi không phải là một người theo công giáo, nhưng từ nhỏ tôi đã luôn tôn trọng đạo giáo này: Với những giáo dân hàng ngày chăm chỉ hành lễ bất kể nắng mưa, rét mướt; luôn biết sống tốt đời đẹp đạo; với những cha đạo mẫu mực về nhân cách, uyên thâm về kiến thức như những ông đồ thanh tao thủa nào. Do vậy tôi thực sự bất ngờ và thất vọng về cha Lý khi thấy hình ảnh ông ta đập phá tại toà án, vung tay vung chân như kẻ cuồng tín, đạp đổ vành móng ngựa như kẻ côn đố - đây không phải là hình ảnh người cha đạo mà tôi hằng tôn trọng. Là 1 công dân của một nước độc lập, tôi yêu đất nước này dù vẫn còn nhiều điều cần phải hoàn thiện nhất là hệ thống luật pháp. Luật pháp đất nước tôi chưa hoàn thiện như nước Mỹ nhưng giống như nước Mỹ, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và mọi người dân phải tuân thủ pháp luật, nếu không xã hội sẽ hỗn loạn. Không thể áp dụng luật của nước Mỹ vào Việt nam hoặc áp đặt Việt nam phải giống nước Mỹ. Việt nam là Việt nam và Mỹ là Mỹ, đó chính là bản sắc của chúng tôi và là điều thần bí mà mọi kẻ thù trong quá khứ (trong đó có Mỹ) không thể hiểu nổi tại sao họ lại thua trận. Luật pháp là để bảo vệ quyền lợi của đại đa số nhân dân (nhưng không thể và không bao giờ có thể là 100% được) chứ không để bảo vệ 1 nhóm nhỏ những kẻ quá khích, luôn tự tách mình ra khỏi vận mệnh của đất nước. Tôi hơi buồn và thất vọng khi Chính phủ Việt nam không trục xuất ngay lập tức bà nghị sỹ Mỹ Loretta Sanchez khi bà ta dám sang đây cao ngạo phê bình Việt nam một đất nước đang cố gắng hoàn thiện để hoà mình vào thế giới. Trước khi sờ gáy người khác hãy tự sờ gáy mình trước.

Lê Vinh, Toronto
Bức ảnh đáng giá lịch sử. Ngày xưa, có một bức ảnh tương tự: Ảnh Thiếu Tá Ngụy (Lan) bắn vào đầu một anh du kích do một phóng viên Mỹ Út Nick chụp được. Công lý của Nhân loại lên án hành động trong bức ảnh này suốt 40 năm cho đến bây giờ. Thiếu Tá Lan phải hầu toà vì bức ảnh này. Mỗi năm ngày 30/4 thì bức ảnh được các phương tiện truyền thông đăng, trình chiếu trên đài truyền, nhắc nhở nhân loại: Hành động vô nhân này cần kiên quyết chấm dứt. Hôm nay, bức ảnh này tương tự: Quyền nói, bào chữa tại tòa án là vũ khí duy nhất để tự vệ. Theo bức ảnh, Bị cáo hoàn toàn không có quyền đó. Thế kỷ 21, đưa một người vào tù tùy thích thì đâu có khác gì tước đoạt quyền sống con người? Quyền nói không có, thì có thể nào đòi hỏi quyền được sống? Bạn đọc nghĩ sao?

Ẩn Danh
Đúng là dư thời gian, hãy tập trung lo cho cái gia đình nhỏ của mình đi trước khi làm những việc lớn. Các vị có hiểu thế nào là đại cục không ?. Theo tôi nếu cần thiết có thể tử hình Ông lý bởi vì đại cục. Các vị có hiểu được rằng chỉ vì một con người như Ông Lý và những ý kiến của các vị có thể sẽ làm cho tình hình Việt Nam bất ổn và kéo thao là bom nổ, đạn bắn và hàng ngàn người dân vô tội phải chết hay không. Người dân Việt Nam đang sống yên ổn với mứng thư nhập ngày càng được cải thiện thì các vị hãy biết vui mừng và ủng hộ điều đó chứ đừng đưa việt nam trở về với thời kỳ trước năm 1975. Hãy về Việt Nam mà nhìn nhận vấn đề cho! đúng, đừng như ếch ngồi đáy giếng để rồi lo sợ khủng bố ở ngay cái nơi mình đang nương tựa mà không chịu góp phần bảo đảm an ninh cho gia đình, khu phố của mình.

Việt Nam Hàn
Về vấn đề đăng tải hình ảnh mà các vị coi là 1"Linh mục" bị bịt miệng bởi Công an Cộng Sản VN thì không biết trước khi các vị đăng tải hình ảnh trên các vị có tận mắt chứng kiến diễn biến sự việc hôm đó không? Hay các vị cũng chỉ là copy rồi paste sang bài báo của mấy vị?

Ông Nguyễn Văn Lý thì xét về đạo đức của 1 linh mục thì tôi tin chắc rằng nếu có bỏ phiếu theo kiểu mà các vị vẫn coi là dân chủ thì Nguyễn Văn Lý cũng chưa chắc đã qua được vòng" sơ loại". Với những hành động của công dân một nước thì cho dù có "dân chủ như Mĩ" cũng sẽ bị liệt vào dạng" khủng bố" chứ không phải dạng" chống phá nhà nước" như Việt Nam đã phán xử.

Trung Dũng, Hà Nội
Việc Mỹ có những bước đi thực tế, thức thời trong quan hệ với Việt nam hẳn càng làm cho những người chống cộng mù quáng cực đoan rất điên cuồng tức tối, nhưng xu hướng phát triển hiện nay nó là như vậy, còn những người cố tình đi ngược lại xu hướng này không sớm thì muộn cũng sẽ bị đào thải. Tôi không hiểu những vị đấu tranh cho tự do nhân quyền kiểu gì mà lại đi kêu gọi quốc tế cắt đứt quan hệ ngoại giao vói việt nam, bao vây cấm vận Việt nam, làm cho kinh tế kiệt quệ, xã hội hỗn loạn, người dân đói khổ như kiểu Irắc bây giờ, thì nói thật nhé, người dân trong nước không những chẳng bao giờ nghe theo các vị, mà còn nghìn lần nguyền rủa các vị, các vị sẽ chẳng bao giờ có chỗ đứng trong xã hội Việt nam. Theo tôi nghĩ đối ! với Việt nam bây giờ quan trọng là giữ được hoà bình và ổn định để phát triển kinh tế cho đến một lúc nào đó phù hợp như Đài loan, Hàn quốc , Singapo đã làm, lúc đó Kinh tế phát triển, dân trí nâng cao thì ĐCSVN cũng sẽ phải thay đổi thôi, nếu không cũng bị xã hội đào thải. Tôi biết ý kiến này của tôi không phù hợp với quan điểm của BBC nên chắc chẳng bao giờ được đăng cả, nhưng tôi nghĩ mình là người yêu lẽ phải, công bằng( không dám nhận là người yêu nước) nên vẫn phải viết ra ý kiến này .

Minh Núi
Tôi đồng ý với ý kiến của Mr Phương. Tại sao quý đài không đăng hình ảnh ông Lý hành động như một kẻ côn đồ trước phiên toà, xô đổ vành móng ngựa chửi bới lung tung mọi người tại phiên toà. Phải chăng đó là những người mà quý đài bảo vệ gọi là "bất đồng chính kiến". Còn các ngài ở hải ngoại chớ có đổ tại tổng thống Bush. Tôi nghĩ đó là người có tầm nhìn rộng, không vì vài kẻ bất mãn với chế độ (ở nước nào cũng có)mà bỏ qua quan hệ với cả nhân dân Việt Nam. Còn những người ở hải ngoại hãy sống vì Tổ quốc Việt nam và đất nước các bạn đang lưu trú đừng có làm chính trị nửa vời.

Achilles Le
Ông Bush đã quá đúng. Đất nước,mọi người đang gắng sức làm ăn, phát triển đưa VN lên tầm cao mới mà mấy Anh Chị này chống phá, la làng hoài thì còn làm với ăn gì nữa.

Communitarian
Nhìn bức ảnh này thật là phản cảm! Đúng là mấy đ/c công an, an ninh này ngây thơ chính trị quá. Đã là phiên toàn công khai rồi thì kệ cha Lý thích nói gì thì nói. Nếu cha Lý gây ồn ào, chửu bới lung tung thì ghép thêm tội quấy rối làm mất an ninh trật tự tại công đường. Đằng này, chắc là cuống cuồng sợ quá không biết làm gì nên mới bịt miệng thế kia.

Nói thật, hình ảnh này thực sự gây hại cho Việt Nam, nó thực sự phản cảm. Còn về nhân quyền và dân chủ, Việt Nam nhìn chung có những tiến triển rõ rệt mà một người trong như tôi có thể cảm nhận được rất rõ ràng. Tôi nghĩ phía Mỹ đã nhận ra rằng cái làm cải thiện nhân quyền và dân chủ tốt nhất cho Việt Nam là phát triển kinh tế, trao đổi thương mại. Cách tiếp cận giờ đã khác xưa rất nhiều sau bao nhiêu thất bại do áp đặt từ bên ngoài ở khắp nơi. Nhân quyền và dân chủ phải phát triển từ bên trong, điều này đã được chứng minh rất nhiều rồi các bác ạ.

Long Lê, Sài Gòn
Các vị đúng là hơi bị rảnh tối ngày bới móc chuyện tầm phào gì không ra mà chưởi. Tôi sống ở việt nam bao năm nay mà có chuyện gì xảy ra đâu. Các người nói ông Bush mền mỏng ư, tôi thấy ông hành xử như thế là rất đúng đấy, bởi vì sao? Khi ông Bush tới việt nam ông ta ung dung dạo phố, đi bất kỳ đâu, mà vẩn an toàn có gì đâu nào,mà còn được ủng hộ nưã. Chưa có nơi nào, nước nào mà ổng ấy đi ,mà không bị biểu tình,phản đối.điều đó chứng tỏ việt nam rất an toàn ,rất dân chủ,dân chủ ở đây là sống và làm việc theo pháp luật,.đó là chính sách cuả nhà nước việtnam,là xây đựng nhà nưóc pháp quyền. còn những kẽ tự cho mình là đi tìm dân chủ, xin hòi ông phục vụ cho ai hay cho bản thân ông,các ông tuyên truyền chống phá làm mất trậ! t tự ,an ninh ,các ông bị bắt và bị xử theo đúng pháp luật là đúng rồi.chớ đừng có mà vịn vào dân chủ hay không dân chủ !

Jimmy Bui
Nếu bạn là một người yêu nước thực sự từ lương tâm của bạn, theo tôi cần phải suy nghĩ như sau: Sự đa nguyên đa đảng cũng là một nền dân chủ rất tốt cụ thể như ở Mỹ. Tuy nhiên nó phải đặt vào từng hoàn cảnh của đất nước đó,với điều kiện đất nước đó phải mạnh về kinh tế, chính trị ổn định có tính truyền thống, và một số lĩnh vực khác như văn hoá,v.v... Đối với một số nước khác tuy đã đa nguyên đa đảng từ lâu nhưng vẫn thường xuyên mất ổn định về chính trị cũng như kinh tế vẫn rất tồi tệ, không phải cứ đa nguyên đa đảng là đất nước ổn định và giàu to. Do vậy, theo tôi vấn đề cốt lõi là những ý kiến sau đây để các bạn suy nghĩ: 1. Cho dù ở chế độ nào, gồm: Chế độ Cộng sản, Tư Bản hay chế độ nhà Vua, không nên đặt lên hàng đầu để chỉ trích. Điều quan trọng hàng đầu là chế độ đó phải có chính trị ổn định, kinh tế phát triển (nếu chính trị lục đục -> kinh tế trì trệ). Sau khi đất nước đã có kinh tế đủ mạnh(ví dụ như Mỹ), thì khi đó mới nghĩ đến việc rộng hơn nữa(nếu có thể). 2. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay đang phát triển tốt, không nên gây mất ổn định, tranh giành chính trị, sẽ làm ảnh hưởng đến kinh tế, đặc biệt vấn đề đầu tư nước ngoài. Việc ổn định chính trị ở VN vừa qua đã dẫn đến đầu tư nước ngoài tăng (ví dụ Thái Lan đã bị đầu tư giảm vì mất ổn định. Điều quan trọng là làm cái gì để có lợi cho Nhân dân VN chứ bây giờ chưa phải là lúc tranh giành chính trị, thù hằn chế độ. Hãy cao thượng bỏ qua quá khứ để cùng dân tộc VN phát triển, vì quyền lợi của Nhân dân VN trong đó có anh em và họ hàng chúng ta.

Janitor
Cần phải nói rõ thế này: người lính trẻ nhất cuả VHCH thì bây giờ đã bước qua cái tuổi 50 cả rồi, cuộc sống cũng đã nếm đủ mùi ê chề rồi chẳng còn mấy ai ham muốn trở về để dành cái ghế của Đảng.

Hãy lắng nghe nhân dân đòi hỏi cái gì và ai đòi hỏi. Xin thưa rằng : Nhân dân VN đòi nhân quyền và dân chủ. Đó là mâu thuẩn giửa chính quyền và nhân dân, chính quyền chọn phương án nào, trấn áp hay hòa giải là tùy chính quyền, đồng bào hãi ngoại chỉ đóng vai hổ trợ mà thôi (dĩ nhiên là phải hổ trợ phía bị áp bức). Bây giờ những bất mãn đang còn ở thời kì góp gió vẫn còn kịp cho Đảng sửa đổi (không phải sửa sai) đường lối để hoá giải nguy cơ, đừng nên để cho mâu thuẩn dâng cao biến thành bão tố thì chẳng ai lường được hậu quả. Chính lòng dân sẽ tìm ra lãnh tụ cho chính họ chứ không một anh hãi ngoại nào có thể nhảy lên ghế lãnh đạo được bởi lẽ đơn giản nhất là họ đã có quốc tịch khác và không trực diện đấu tranh thì khó nhận được sự ủng hộ của quần chúng.

Kim Minh
Nếu quí vị xem hết phiên tòa quí vị sẽ hiểu, cha Lý trong phiên tòa luôn có những hành động, la ó, chửi bới um sùm, đạp văng cả vành móng ngựa ... tư cách như vậy có đáng là một người Cha, hành động với bạp lực như vậy có đáng để bàn hay không.

Thái Phạm, Moscow, Nga
Tôi nhất trí với quan điểm của các bạn ở trang Web này. Các bạn đừng trách ông Bush. Nước Mỹ đang ở thế tiến thoái lưỡng nan, bắt tay với Việt Nam kiểu ngậm bồ hòn làm ngọt. Là kẻ thất trận nay được kẻ thắng thế bỏ qua và đưa tay. Nói đến nhân quyền thì một ngày giết chết hàng trăm hàng nghìn người dân Iraq thì đâu là nhân quyền.

Phương, VN
Toàn là chuyện vớ vẩn tào lao ko à. Dân chủ hay ko dân chủ thì chỉ có người Việt Nam ở trong nước mới hiểu rõ hơn hết. Các vị hải ngoại chỉ khoái lên án chế độ thôi chứ có về thăm quê hương của mình được mấy lần mà đòi biết là có hay ko nhân quyền cơ chứ. Các anh chị cứ an tâm một điều là Hoa kỳ và việt nam bây giờ là "good friend" rồi. Chưa biết đâu một vài năm nữa lại còn là "bạn thân" nữa ko chừng. Đừng hy vọng hào huyền Mỹ sẽ lật đổ CSVN. Lo mà làm ăn ở cái nước mà các vị đang ở nhờ đi.

Mà sao BBC cứ đăng đi đăng lại cái bức ảnh bịt miệng này thế. Bức ảnh chụp ở nhà tù oăn-ta-la-mô khi lính Mỹ ngược đãi tù nhân bị bao nhiêu là tổ chức nhân quyền lên án thì người ta cũng chỉ đưa tin một vài lần thôi, mặc dù độ nghiêm trọng nó gấp mấy lần việc cái ông Lý chửi bậy bị bịt mồm này. Nếu có một ai đó vào đài BBC rồi cũng muốn thể hiện sự "nhân quyền" của mình bằng cách nói nên sự không đồng tình của đường lối đưa tin về Việt Nam của các vị bằng một thứ "ngôn ngữ khó nghe hay nói thẳng là chửi tục" thì liệu các đồng chí an ninh ở đó có để anh ta đọc hết diễn văn của mình hay không? Các vị có chịu lắng nghe những lời nhục mạ đó không? Đó gọi là tự do ngôn luận à? Hãy dũng cảm thử trả lời xem.

Tôi chỉ góp ý để vấn đề nhân quyền Việt Nam đượcc nhìn nhận một cách khách quan hơn theo đúng tinh thần của Tự do báo chí thế giới khi đưa tin về một quốc gia có chủ quyền. Thật khó khi bài viết này được các vị nhìn nhận dưới góc độ hợp tác. Tôi cũng chẳng hy vọng nhiều là nó sẽ được đăng vì sự im lặng và thất lạc của những đóng góp trước của tôi. Chúc quý đài sớm lấy lại những gì đã mất của độc giả Việt Nam.

Nguyễn Sơn, DC, USA
Theo ý của tôi thì ông Nguyễn Minh Tân (Người bịt miệng Cha Lý trước tòa) đã làm sai đường lối của đảng CSVN - không bao giờ bịt miệng bất cứ ai. Vậy tôi yều cầu hãy truy tố Ông Tân với mức án tối đa để làm gương cho những đãng viên khác về tội dám cả gan bịt miệng người khác trước tòa.

Chrlie Phan, Miami, USA
Đừng đổ thừa cho Ô. Bush được không,vì Ông ta làm việc gì điều làm lợi cho Nước Mỹ mà thôi,quyền lợi của nước Mỹ là trên hết... không cần biết gì nữa. Việc VNCH bị cắt quân dụng,đến Iraq...đều để củng cố quyền lợi cho Mỹ. Vấn đề VN gia nhập WTO không phải là gì lớn lao cả. Đứng sau đuôi 149 nước thì có gì là... hãnh diện. Cho VN vào WTO, lấy tên VN ra khỏi PNCR... cũng chỉ là thủ đoạn chính trị thôi,năm nay lấy ra thì năm tới bỏ vô cũng đâu có sao. Điều QUAN TRỌNG nhất là CHÍNH PHỦ VN đã cam kết với Mỹ những gì nhưng không được CÔNG BỐ chính thức mới là QUAN TRỌNG.

Nếu tôi là ĐẢNG CS thì tôi không đàn áp linh mục Lý hay bắt bất cứ ai vì làm nhưng vậy chỉ tạo cái cớ cho MỸ xía vô chuyện thôi. Nếu để mấy người đó hoạt động tự do thì KHÔNG AI BIẾT ĐẾN nhưng bây giờ ĐẢNG CS đã tạo TIẾNG TĂM của những người đó lên cao. Thật là cám ơn ĐẢNG CS rất nhiều. Việt Nam là một NƯỚC nhỏ trên thế giới NHƯNG có vị trí ĐỊA LÝ quan trọng ở ĐÔNG NAM Á nên các nước lớn DÒM NGÓ vậy thôi...các bạn ở VN đừng nghĩ mình lớn quá có được không ? Việt Nam chẳng qua là một CON CHỐT trên bàn cờ QUỐC TẾ.

Bao đời nay VN bị lợi dụng để làm lợi cho ngoại bang...các bạn không thấy XẤU HỔ với tổ tiên sao. ĐẢNG CS là do Các Mác viết ra...Ông ta là dân VN hả? chiến tranh VN là do CNXH và TB đấu với nhau trên xương máu dân Việt. HỒ CHÍ MINH và BẢO ĐẠI đều rước ngoại bang vào VN. Công bằng mà nói vì HỒ CHÍ MINH không được MỸ dùng nên ông ta sang NGA rước CNXH vô miền bắc thôi chứ có CÔNG LAO GÌ cho đất nước... Ông ta giống NGUYỄN ÁNH thôi. Tôi thấy VN bây giờ nên mở cửa để phát triển kinh tế là vừa. Với các ĐẢNG VIÊN trên BBC: ĐẢNG CS không có CÔNG LAO gì cả nên bớt KỂ CÔNG là vừa rồi. Không cần bắt giam những người đối lập làm cái gì vì càng bắt giam thì... càng có lợi cho Mỹ và TRUNG QUỐC thôi.

Nusan, Long Beach, USA
Mùa hè năm nay gia đình chúng tôi dự tính du lịch về Việt Nam, nhưng nhìn bức hình linh muc Lý bị bịt miệng, rồi hình công an hành hung phụ nữ trước mặt đại sứ Hoa Kỳ, lại nhớ đến thời đánh tư sản, cải tạo học tập của thế kỷ trước. Việt Nam bây giờ có thế có lực, mà chỉ dùng thế với lực để đánh tu sĩ và đàn bà thì sợ lắm. Thôi xin hẹn lúc khác, Good bye Việt Nam.

Cao Văn Thắng
Ý kiến chính trị không phải là chỗ của tụi trẻ như cháu, nhưng cháu cũng không ngại bị bịt miệng khi nêu câu hỏi là trong phiên toà xử ông cha Lý, dù ký giả nước ngoài chỉ được xem qua TV, nhưng chẳng lẽ chỉ coi hình mà không có tiếng nói, chẳng lẽ không biết tiếng Việt thì họ không biết thu âm thanh? Cháu search trên mạng, báo hải ngoại thuật lại nhiều quá cháu không dám tin để lập lại, còn báo trong nước thì không tường thuật gì ngoài bản án 8 năm. Vậy xin các cô chú bênh hoặc chống việc bịt miệng ông cha Lý hãy tìm hiểu cho rõ các lời lẽ ông ấy nói trong phiên toà, chứ người "nghe qua TV" thì không chịu lập lại, còn người không "nghe qua TV" lại lý luận bằng suy đoán thì uổng phí thì giờ tranh luận, và uống phí công dụng của internet.

Kmbui,Hà Nội, Việt Nam
Toà án là nơi "cân đo" công tội của can pham. Chửi bới,mạ lỵ..tại đây chắc chắn vô cùng bất lợi vì là "cớ" để nhận thêm "lịch" ngồi bóc trong tù. "Cỡ" cha Lý chắc không dại hành xử như vậy cũng như "chính quyền" không ngớ ngẩn muốn giảm "lịch" giúp khi có "Cơ hội vàng" như thế.

Vấn đề là cha Lý đã nói gì dẫn đến "chính quyền" buộc phải liều xử sự như vậy. Đây chắc là điều không muốn công luận được biết.

"Bịt mồm can phạm ngay tại toà án khi đang xét xử" đã đưa hình ảnh nhà cầm quyền và công lý quốc gia xuống bùn với sự khinh bỉ của công luận và văn minh nhân loại. Tôi không biết cha Lý đã làm những gì và đã nói những gì mà chính quyền "sợ"và phải đối sử như vậy cũng như tôi không tin việc làm của cha Lý gây hại.

Trang, Frankfurt, Đức
Theo dõi những gì diễn biến trên BBC thì sự đối đầu về tư tưởng ngày càng tăng. Người ta càng ngày càng tỏ ra bảo thủ trước sự cứng đầu của đối thủ. Vài năm nữa mâu thuẫn sẽ tăng cao, có thể dẫn đến bạo lực, thậm trí có thể đổ máu. Cũng không loại trừ khả năng quay lại như chiến trường những năm 1972.

Còn nói tình nhìn nhân quyền Việt Nam tồi tệ nhất trong vòng 20 năm là nói lấy được. Trước đây xử án không cho phóng viên xem và không cho ghi hình, nay được phép thì riêng mục đó là tiến bộ. Vì có như thế thì ta mới biết người ta bịt miệng. Còn trước đây người ta làm gì thì cũng không biết. Việc người ta bịt miệng ông Lý là cơ hội tốt cho giới truyền thông. Nhưng nó không thể hiện căn bản tình hình nhân quyền. Vì những việc này có thể cải thiện một cách dễ dàng trong những lần sau. Cái khó là luật pháp có thực sự bênh vực nhân quyền hay không? Luật pháp ở đây phải hiểu cả trong văn bản cũng như trong thực tế thi hành.

Dan Truong, New York, USA
Chính phủ Mỹ và TT Bush ủng hộ VN gia nhập WTO, áp dụng PNTR, đưa VN ra khỏi danh sách những nước "có vấn đề về nhân quyền" v.v và v.v không phải là chuyện "tình cảm cá nhân" của ông Bush, cũng không phải là "ưu đãi" gì của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đó là sự phát triển tất yếu trong mối quan hệ kinh tế - chính trị giữa các nước, nói rộng hơn là của xu thế toàn cầu hóa. Điều này không có nghĩa là người Mỹ từ bỏ sở thích quan tâm đến tình hình nhân quyền của nước khác, đơn giản là họ tạm cho đó là vấn đề thứ yếu và có thể được tiếp cận bằng cách khác.

Linh mục Lý vi phạm pháp luật, bị xét xử là đúng, tại phiên tòa ông này lớn tiếng nhục mạ chính quyền, gây rối trật tự công cộng, khống chế là đúng nhưng quả thật mấy ông công an Việt Nam xử lý tình huống quá kém. Đây là bài học cho những nhà đấu tranh dân chủ khác và cho cả nhà cầm quyền Việt Nam: muốn làm chính trị, muốn đấu tranh cũng phải đúng luật, có văn hóa và muốn trấn áp những người muốn đấu tranh cũng phải như vậy.

Thính giả không xưng tên
Có một bức ảnh mà nhức đi nhắc lại hoài. Bộ hết chuyện để nói rồi sao. Mặt khác thì việc ông Lý bị bịt miệng lôi đi vì sao thì cũng chẳng thấy ai nói một câu. Tôi chẳng thể nào tin được bức ảnh ông Lý này lại có ý nghĩa là VN thiếu dân chủ nếu không có thêm thông tin khác.

Phiến diện như thế mà cũng đi tranh luận. Tranh luận chẳng có thông tin gì khácngoài mỗi bức ảnh mờ mờ. Thế này thì đến bao giờ mới ra được chân lý? Sao lại có một nhóm người vớ vẩn quá mức, bảo thủ, làm cho BBC chẳng khác gì một cái chợ thế này? Mà trên thức tế thì các đài báo VN cũng chẳng thấy buồn thanh minh cho cái bức ảnh. Thế thì hẳn bức ảnh nói điều gì đó khác chức không hẳn là điều thiếu dân chủ. Các bạn đi đã hơi xa rồi.

Bích Hoài
Bạn Phục, Hà Nội đã nói rất đúng. Các tu sĩ không đươc làm chính trị nếu không phải là thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc hay của Ủy Ban Tôn Giáo Nhà Nước, hay là đại biểu Quốc Hội!

Thính giả nặc danh
Toàn là tào lao! BBC sao mà lắm chuyện. Nhà Nguyễn bất lực, đầu hàng Pháp, đất nước bị nô lệ 80 năm. Giành lại đất nước độc lập là do csvn lãnh đạo. Còn mấy ông theo giặc thì làm được gì. Nay qua Mỹ ở thì lo mà kiếm đô la đi, đừng có mơ mà về lãnh đạo lại dân tộc Việt Nam.

VNCH ở miền nam trước đây thì đã làm được gì cho dân tộc Việt Nam hay là lo đi đàn áp phật giáo, đàn áp sinh viên, rước Mỹ về rải chất độc da cam xuống tàn phá làng quê Việt Nam mà đến nay vẫn là nổi khổ của người dân quê tôi. Tôi yêu cầu BBC hãy thôi chõ mũi vào chuyện của đất nước tôi. Hãy lo đất nước của mấy người đi. Lo mà đi bảo vệ dân của mình khỏi bị chết vì khủng bố đi.


LQV
Thật khó nghe cho kiểu lý luận của Minh Anh, Phuc Hà Nội. - Chế độ nào cũng có sự đàn áp, ngay cả với người đấu tranh ôn hòa bất bạo động sao? Chẳng đợi lời khuyên nhủ nào, hầu hết mọi người đều quan tâm đến kinh tế, chính vì cần sự công bằng trong kinh tế mà dân chủ nhân quyền quyết không thể đi sau. Chẳng lẽ khi cách mạng “đỏ” thứ hai nào đó nổ ra vì phân hóa giàu nghèo, bất công đạt đỉnh điểm, thì mới sáng mắt hay sao? Chẳng có điều gì là KHÔNG THỂ .

Nói : “Đảng CS VN không thể bàn giao quyền lãnh đạo cho bất cứ ai khác được vì đây đã thành một nét văn hóa của người Việt rồi” thì …thôi, bái phục cái đỉnh cao trí tuệ. -
Quả thật có quá nhiều cái vớ vẩn sau cái hình ảnh “linh mục bị bịt miệng”. Hoà nhập với thế giới theo kiểu trung cổ? Thế giới có còn ai bịt miệng đâu, mà làm bạn vậy nhỉ?. “Chúng tôi chỉ cần một đảng thôi, đó là ĐCS VN” ? Chúng tôi ở đây là đảng viên ĐCS, điều đó người dân VN biết từ rất lâu.

Phuc, Hà Nội
Thật là vớ vẩn... Việc ông linh mục bị bịt miệng là do ông ta chửi toà án và việc chửi lại Pháp Luật thì tất nhiên phải bị ngăn chặn rồi...Một người như ông ta thì không nên cho gọi là linh mục, linh mục lại nói đến chính trị, thật là quá vớ vẩn. Đất nước chúng tôi đang thay đổi để hoà nhập với thế giới và muốn làm bạn với tất cả. Nhưng chính các vị, những kẻ ăn không ngồi "buôn dưa lê, bán dưa chuột" mà phân tích, toàn thấy ngồi không bới những chuyện Chính trị, nhân quyền, tự do ... ra để nói xấu VN. Tại sao không phân tích việc VN phát triển nhanh như vậy.

Nếu là người truyền đạo thì hãy là người truyền đạo và đừng bao giờ dùng đạo để kéo những người theo đạo đó vào vòng chính trị, vì ở VN mọi người đều tự do về tôn giáo. Còn về chính trị, chúng tôi chỉ cần một đảng thôi, đó là ĐCS VN.

Một thính giả
Lại đến 30-04 một lần nữa người mỹ lại bỏ rơi những người VN yêu dân chủ, tự do.

Tran Quang Tam, Hà Nội
Cần phải nói một cách rõ ràng rằng, Việt Nam vi phạm nhân quyền là vì Việt Nam bị cai trị bởi Đảng Cộng Sản. Đó là mấu chốt, là bản chất của vấn đề mà người Việt Nam cần nhận ra và tự thân người Việt đấu tranh để thay đổi. Không nên dựa dẫm, trông chờ quá nhiều vào vai trò của những tiếng nói bên ngoài.

Chắc chắn rằng những can thiệp từ bên ngoài không thể nào đủ mạnh để thay đổi tình hình hiện tại của Viêt Nam, nhất là về mặt Nhân quyền và Dân Chủ. Vì những tác động ấy bị ảnh hưởng rất lớn bởi lợi ích kinh tế, bởi tiếng nói hậu trường của các tài phiệt, tập đòan. Người Việt Nam yêu chuộng công bằng-tiến bộ phải cùng nhau đoàn kết, gạt bỏ những bất đồng để cùng hướng đến một mục tiêu chung, đó là giành lại những giá trị nhân quyền và tự do đã mất từ lâu vào tay Đảng CS. Chỉ như vậy chúng ta mới hy vọng có được một xã hội dân chủ-công bằng-văn minh thực sự cho Việt Nam chúng ta!

Minh Anh, Bắc Ninh
Chế độ nào cũng có sự đàn áp cả, ngay cả Nauy là nước dẫn đầu về dân chủ. Hãy quan tâm đến kinh tế, khi vấn đề này được giải quyết thì các vấn đề khác sẽ thông suốt mà thôi.

Chính phủ VN, Đảng CS VN không thể bàn giao quyền lãnh đạo cho bất cứ ai khác được vì đây đã thành một nét văn hóa của người Việt rồi. Ngày trước VNCH tàn đến nơi rồi vẫn còn ngoan cố chống đối, giờ đây VN mạnh thế này thì KHÔNG THỂ. Muốn giải phóng ư, hãy dựa vào chính mình chứ đừng có lảm nhảm nhiều nữa. Chó cứ sủa đoàn người cứ đi

VietLang
05-04-2007, 10:17 PM
Woaaaa nhiều tài liệu quá đọc không xuể. Tóm lại là quốc gia nào cũng có cái tệ đoan của nó. Ở Việt Nam tệ đoan do độc tài chuyên chế mà ra. Ở Mỹ thì tệ đoan do tự do mà ra.