Dan Lee
04-19-2007, 09:41 PM
KHÔNG PHÂN TRẮNG ĐEN
Có người hỏi chữ “tạo : 皂” (màu đen) làm sao giải thích, một người đáp: “Tạo” chính là màu đen, cho nên ngạn ngữ có cách nói “không phân trắng đen”, giống như nói trắng đen không phân đó mà”.
Người hỏi đột nhiên ngộ ra nói: “Tôi hiểu rồi, câu nói không phân trắng đen này là chuyên chỉ về người ngoại quốc !”
Người ấy hỏi: “Tại sao ?”
Trả lời: “Quả bồ kết (1) của Trung Quốc chúng ta nguyên là màu đen, cho nên gọi là bồ kết, mà cục xà phòng (2) của người ngoại quốc thì lại là màu trắng, như vậy thì gọi là xà phòng, lẽ nào không phải trắng đen không phân sao ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư:
Sống ở đời, có những lúc con người ta không phân biệt được đâu là trắng và đâu là đen, không phân biệt được tốt và xấu, thiện và ác, yêu thương và ghen ghét, xây dựng và phá hoại. Bởi vì lòng hận thù, lòng ghen ghét, lòng tham và lòng kiêu ngạo đã làm mờ lý trí của họ:
- Lòng thù hận thì làm cho con người ta không phân biệt phải trái, nên oán thù vẫn cứ chồng chất.
- Lòng ghen ghét làm cho con người ta không phân biệt cái ưu và cái khuyết của người khác, nên vẫn cứ nói hành nói xấu nhau.
- Lòng tham lam thì làm cho con người ta không phân biệt của công và của tư, của mình và của người khác, cho nên xã hội vẫn cứ không có công bằng và vẫn cứ giành giật nhau vì miếng ăn vì danh dự, chức quyền hão huyền.
- Lòng kiêu ngạo thì làm cho con người ta không phân biệt được mình là ai và tha nhân là ai, cho nên họ vẫn cứ tưởng mình là “cái rốn” của vũ trụ, phê bình người này không biết yêu người, chỉ trích người nọ không có can đảm...
Phân biệt màu trắng và màu đen thì rất dễ -trừ những người có bệnh loạn sắc ra- thì ai cũng có thể phân biệt, nhưng để phân biệt trắng đen của cuộc sống đời thường theo tinh thần Phúc Âm, thì chỉ có những ai biết thực hành Lời Chúa mới có thể làm được mà thôi.
Mà những người nghe và thực hành Lời Chúa thì không phải là người Ki-tô hữu sao ?
----------------------------
(1)皂莢 dịch ra Hán Việt là “tạo giáp”, nghĩa là trái bồ kết.
(2)肥皂 dịch ra Hán Việt là “phì tạo”, nghĩa là xà phòng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Có người hỏi chữ “tạo : 皂” (màu đen) làm sao giải thích, một người đáp: “Tạo” chính là màu đen, cho nên ngạn ngữ có cách nói “không phân trắng đen”, giống như nói trắng đen không phân đó mà”.
Người hỏi đột nhiên ngộ ra nói: “Tôi hiểu rồi, câu nói không phân trắng đen này là chuyên chỉ về người ngoại quốc !”
Người ấy hỏi: “Tại sao ?”
Trả lời: “Quả bồ kết (1) của Trung Quốc chúng ta nguyên là màu đen, cho nên gọi là bồ kết, mà cục xà phòng (2) của người ngoại quốc thì lại là màu trắng, như vậy thì gọi là xà phòng, lẽ nào không phải trắng đen không phân sao ?”
(Yết hậu ngữ)
Suy tư:
Sống ở đời, có những lúc con người ta không phân biệt được đâu là trắng và đâu là đen, không phân biệt được tốt và xấu, thiện và ác, yêu thương và ghen ghét, xây dựng và phá hoại. Bởi vì lòng hận thù, lòng ghen ghét, lòng tham và lòng kiêu ngạo đã làm mờ lý trí của họ:
- Lòng thù hận thì làm cho con người ta không phân biệt phải trái, nên oán thù vẫn cứ chồng chất.
- Lòng ghen ghét làm cho con người ta không phân biệt cái ưu và cái khuyết của người khác, nên vẫn cứ nói hành nói xấu nhau.
- Lòng tham lam thì làm cho con người ta không phân biệt của công và của tư, của mình và của người khác, cho nên xã hội vẫn cứ không có công bằng và vẫn cứ giành giật nhau vì miếng ăn vì danh dự, chức quyền hão huyền.
- Lòng kiêu ngạo thì làm cho con người ta không phân biệt được mình là ai và tha nhân là ai, cho nên họ vẫn cứ tưởng mình là “cái rốn” của vũ trụ, phê bình người này không biết yêu người, chỉ trích người nọ không có can đảm...
Phân biệt màu trắng và màu đen thì rất dễ -trừ những người có bệnh loạn sắc ra- thì ai cũng có thể phân biệt, nhưng để phân biệt trắng đen của cuộc sống đời thường theo tinh thần Phúc Âm, thì chỉ có những ai biết thực hành Lời Chúa mới có thể làm được mà thôi.
Mà những người nghe và thực hành Lời Chúa thì không phải là người Ki-tô hữu sao ?
----------------------------
(1)皂莢 dịch ra Hán Việt là “tạo giáp”, nghĩa là trái bồ kết.
(2)肥皂 dịch ra Hán Việt là “phì tạo”, nghĩa là xà phòng.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.