Dan Lee
04-21-2007, 05:17 PM
LINH MỤC VỚI VIỆC MỤC VỤ TRƯỚC HÔN NHÂN: GIỚI TRẺ.
Tục ngữ Việt Nam đã từng nói : học ăn, học nói, học gói, học mở. Có nghĩa là chúng ta phải học tất cả, từ những việc dễ dàng và đơn giản nhất, đến những khó khăn và phức tạp nhất. Thực vậy, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng ta đã phải học từng ly từng tí. Lớn lên khi tiếp xúc với cuộc đời, chúng ta vẫn còn phải mở to đôi mắt để ghi nhận và học hỏi nhiều hơn nữa. Huống nữa là tình yêu, vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật, vừa khó khăn lại vừa tế nhị. Việc học tập này phải được bắt đầu từ mái ấm gia đình, rồi được phát triển trong môi trường xã hội với những người chúng ta có dịp tiếp xúc với.
Hơn thế nữa, nhìn vào cuộc sống chúng ta thấy : Để làm bất cứ một việc quan trọng nào, chúng ta đều phải chuẩn bị. Đúng thế, để làm linh mục, chúng ta phải vào chủng viện. Để làm bác sĩ, chúng ta phải học hành và thực tập sáu bảy năm trời. Để làm giáo viên, chúng ta phải được đào tạo qua trường sư phạm. Tuy nhiên, có một việc thật quan trọng, ảnh hưởng tới cả cuộc đời và những thế hệ mai sau, đó là đi vào hôn nhân, đi gánh vác thiên chức làm cha làm mẹ cũng như làm vợ làm chồng, như các cụ ta ngày xưa cũng đã bảo :
- Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy, thật là khó khăn.
Hay như một câu danh ngôn cũng đã xác quyết :
- Tương lai cuộc đời hệ tại một vài quyết định quan trọng của thuở niên thiếu. Và một trong những quyết định quan trọng ấy chính là lập gia đình.
Thế nhưng, chúng ta đã làm được những gì để giúp cho các bạn trẻ ? Xin thưa rằng rất có thể là không gì cả. Quả là một thiếu sót lớn lao, để rồi các bạn trẻ đã phải phiêu lưu đi vào đời sống vợ chồng, đã liều mình làm cha làm mẹ mà chẳng lấy có được một sự chuẩn bị nào sốt, thành thử biết bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân cho cuộc phiêu lưu liều lĩnh ấy. Vậy phải làm gì bây giờ ?
Nếu như hoàn cảnh cho phép, chúng ta có thể tổ chức một khóa dự bị hôn nhân, rồi phát chứng chỉ. Cầm được tờ chứng chỉ trong tay, các bạn trẻ cảm thấy “yên trí nhớn”, không sợ bị hạch hỏi và làm khó dễ khi vào trình diện…và hơn thế nữa còn lấy làm đủ vì cho rằng mình đã được trang bị đến tận răng, để rồi nghiễm nhiên tiến tới ngưỡng cửa hôn nhân.
Nếu chỉ có vậy mà thôi, thì còn thiếu sót rất nhiều. Trong tông huấn “Familiaris Consortio”, bàn về gia đình, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã xác quyết như sau :
- “Vào thời chúng ta, việc chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào hôn nhân và đời sống gia đình càng cần thiết hơn bao giờ hết”. (FC 66).
Sở dĩ như vậy là vì :
- “Nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống gia đình mà ngày nay người ta than phiền, đã xuất phát từ sự kiện, đó là trong những hoàn cảnh mới, các bạn trẻ không còn nhận ra được phẩm trật đúng đắn của các giá trị và vì không còn những tiêu chuẩn chắc chắn để xử thế, họ không còn biết làm sao để đương đầu và giải quyết các khó khăn mới.” (FC 66).
Như chúng ta đã biết : hôn nhân và gia đình hiện nay đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhất là tại các nước phương tây. Con số các đôi vợ chồng lôi nhau ra tòa ly dị gia tăng một cách đáng sợ. Lấy nhau đấy và rồi lại bỏ nhau vốn dĩ đã là chuyện thường ngày ở huyện, để rồi đẩy con cái vào cái thế chơ vơ và lạc lõng. Gia đình bị lung lay tận gốc rễ. Ngoài ra còn có những cuộc hôn nhân “trái quy tắc” như tông huấn đã đề cập đến, như hôn nhân thử, nghĩa là thử chung sống với nhau một thời gian, nếu ổn thì tiến tới, còn nếu bất ổn thì rút lui, hay chung sống với nhau mà không cần đến hôn nhân, vui thì ở buồn thì ca bản “tình nghĩa đôi ta chỉ thế mà thôi”, không còn ràng buộc gì với nhau nữa, chứ một khi đã vướng vào cái dây hôn phối, thì phải “mồ côi vợ” khi vợ vẫn còn sống hay mồ côi chồng” khi chồng đang vui với cuộc tình mới, mồ côi suốt đời thì làm sao mà chịu cho thấu…
Hoàn cảnh Việt Nam, mặc dầu chưa đến nỗi tệ hại như vậy, bởi vì do truyền thống từ ngàn xưa, gia đình vẫn còn giữ được những giá trị của nó và vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trên mỗi người chúng ta, nhưng trong một tương lai rất gần, mười lăm hay hai chục năm nữa, những giá trị ấy chắc chắn sẽ bị xói mòn và ảnh hưởng của gia đình sẽ bị giảm sút, bằng chứng là hiện nay, chuyện ly dị không còn là điều cấm kỵ, nhưng đã lai rai xuất hiện ở khắp nơi, rồi con số những người nạo thai, phá thai vẫn liên tục phát triển, và phát triển một cách mạnh mẽ…
Xã hội ngày nay thay đổi một cách dồn dập và mau chóng. Hơn thế nữa, những sự thay đổi ấy lại được loan truyền đi khắp cả và thiên hạ một cách cực kỳ nhanh nhẹn bằng những phương tiện thông tin hiện đại. Vì thế, chúng ta tin chắc : chuyện xảy ra ở bên tây hôm nay, thì rồi ngày mai cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Có nghĩa là nền tảng gia đình trong xã hội Việt Nam cũng sẽ bị cuốn hút vào cơn khủng hoảng.
Vì thế, việc chuẩn bị hôn nhân lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, bởi vì như tông huấn đã ghi nhận một kinh nghiệm cụ thể và quí giá như sau :
- “Các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác”. (FC 66).
Do tính cách quan trọng và cấp bách, việc chuẩn bị hôn nhân phải là một việc mà gia đình, xã hội cũng như Hội Thánh cần làm ngay. Đức Thánh Cha viết :
- “Những thay đổi dồn dập trong lòng hầu hết các xã hội tân tiến đòi hỏi không chỉ gia đình, mà cả xã hội và Hội Thánh đều phải dấn thân vào nỗ lực chuẩn bị tương xứng, để các bạn trẻ có thể cáng đáng các trách nhiệm trong tương lai”. (FC 66).
Đặc biệt là vai trò của Hội Thánh :
- “Điều đó còn đúng hơn nữa cho hôn nhân Kitô giáo, vốn có ảnh hưởng rất rộng đối với sự thánh thiện của biết bao người nam nữ. Vì thế, Hội thánh phải cổ võ những chương trình chuẩn bị hôn nhân phong phú và hữu hiệu, để hết sức loại trừ những khó khăn mà trong đó biết bao gia đình đang phải chiến đấu, và hơn nữa, để tích cực dẫn đưa các cuộc hôn nhân đến chỗ thành công và trưởng thành trọn vẹn.” (FC 66).
Vậy phải chuẩn bị như thế nào ? Tông huấn đã đưa ra một sơ đồ đầy đủ cho việc chuẩn bị như sau :
- “Việc chuẩn bị hôn nhân phải được xem xét và thực hiện theo một tiến trình tuần tự và liên tục. Nó gồm ba giai đoạn chính : Chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trước bí tích.” (FC 66).
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ba giai đoạn của việc chuẩn bị này. Trước hết là chuẩn bị xa.
I- CHUẨN BỊ XA.
Nhiều khi chúng ta đã băn khoăn và tự hỏi : Vào lứa tuổi nào thì nên đi lập gia đình ? Hay nói một cách đầy đủ hơn : Phải có những điều kiện nào để bước vào đời sống lứa đôi ?
Đây là một câu hỏi khó trả lời, nó thay đổi tùy theo hoàn cảnh và tập tục của từng địa phương. Trong xã hội Việt Nam thời xưa thì : Nữ thập tam, nam thập lục, gái mười ba trai mười sáu. Còn trong Giáo luật cũ, khoản 1067 đã qui định : Nam mười sáu, nữ mười bốn, nếu dưới lứa tuổi này thì cuộc hôn nhân bị coi là bất hợp pháp. Luật nhà nước hiện nay thì ấn định : Gái mười tám, trai hai mươi.
Bởi vậy, cụ thể là chúng ta nên tuân theo luật của nhà nước, đòi hỏi đôi hôn phối phải có giấy đăng ký nơi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để cuộc hôn nhân đi tới bến bờ hạnh phúc, thì phải hội đủ ba điều kiện, đó là trưởng thành về sinh lý, về tình cảm và về xã hội.
Trước hết : sự trưởng thành về sinh lý.
Vậy trưởng thành về sinh lý nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về sinh lý có nghĩa là cơ thể của đôi bên phải được phát triển đầy đủ để đón nhận thiên chức làm cha và làm mẹ. Bởi vì một trong hai mục đích chính yếu của hôn nhân là sinh sản con cái như lời Chúa đã phán : Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất.
Mức độ trưởng thành về sinh lý tương đối rất sớm, có thể vào khoảng mười bốn hay mười lăm tuổi. Dấu chỉ của sự trưởng thành sinh lý nơi người con trai là việc xuất tinh, còn nơi người con gái là việc có kinh. Thế nhưng cần phải đợi thêm một thời gian nữa cho cơ thể được phát triển trọn vẹn. Đây là một điều kiện cần phải lưu ý, nhất là đối với những bậc làm cha làm mẹ. Nhiều khi vì quá lo lắng cho con cái, đặc biệt là con gái lớn trong nhà, muốn gả sớm chừng nào hay chừng ấy, vì như người ta thường so sánh một cách khôi hài : Có con gái lớn như chứa một quả bom nổ chậm, không biết bao giờ nó sẽ phát nổ ? Hơn nữa, các ông các bà thường nghĩ : Con gái có thời. Và khi cái thời ấy đã qua đi thì khó mà trở lại.
Lo lắng cho con cái là điều tốt, nhưng cha mẹ cần phải ý thức những hậu quả tai hại do việc kết hôn quá sớm gây nên. Những cặp vợ chồng trẻ con này, rất có thể vì bồng bột mà lấy nhau, để rồi được dăm bữa nửa tháng lại chán nhau. Ngoài ra, vì chưa ý thức đầy đủ về những bổn phận và trách nhiệm của mình, nên dễ giận hờn và cãi vã vì những chuyện nhỏ mọn không đâu. Chưa biết làm ăn để bảo đảm một đời sống vật chất tương đối ấm no. Chưa giáo dục nổi bản thân thì làm sao giáo dục được con cái. Hơn thế nữa, y khoa ngày nay còn cho thấy : những cặp vợ chồng trẻ con này, vì khả năng sinh lý bị xử dụng quá sớm, nên thường gây ra những thiệt hại về sức khỏe cho cả hai bên. Và những đứa con do họ sinh ra cũng thường èo uột, đau yếu. Nhưng trưởng thành về sinh lý mà thôi chưa đủ, các bạn trẻ còn phải trưởng thành về tình yêu và xã hội nữa, vì đó mới là những điều kiện thật cần thiết để đem lại hạnh phúc.
Tiếp đến : sự trưởng thành về tình yêu.
Vậy trưởng thành về tình yêu nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về tình yêu đó là tình yêu của chúng ta phải được phát triển từ tình trạng ấu trĩ đến tình trạng trưởng thành, nhờ đó mỗi ngày một thêm mặn nồng và đằm thắm.
Tình trạng ấu trĩ là một tình yêu khép kín. Một tình yêu vị kỷ, một tình yêu vì mình. Chúng ta bắt người khác phải phục vụ chúng ta và đi tìm nơi họ những đòi hỏi, những cảm xúc của bản năng như một câu danh ngôn đã bảo :
- Chúng ta nhìn vào cặp mắt của người chúng ta yêu, không phải để thấy rằng cặp mắt ấy đẹp, dễ thương và dễ mến, nhưng là để thấy hình ảnh mình được in trên cặp mắt ấy.
Chính khuynh hướng ích kỷ sẽ giết chết tình yêu hay ít nữa sẽ làm cho tình yêu trở thành nhơ nhớp. Bởi đó, Tagore đã hỏi : Tại sao hoa kia lại héo ? Vì tôi đã hái và ép nó vào ngực. Tại sao suối kia lại cạn ? Vì tôi đã xây đập, chặn nước để dùng riêng. Nếu không vượt qua những chướng ngại vật do tính ích kỷ gây nên, chắc chắn tình yêu cũng sẽ bị tàn héo và khô cạn như thế.
Sự trưởng thành trong tình yêu đòi buộc chúng ta phải ra khỏi cái vỏ ốc sên, phải ra khỏi tháp ngà của bản thân để đến với người khác, hầu giúp đỡ và đem lại hạnh phúc cho họ. Thay vì một tình yêu vì mình, chúng ta phải đạt tới một tình yêu vì người. Thay vì một tình yêu khép kín, chúng ta phải có được một tình yêu rộng mở. Bởi đó, đừng vội vã đi vào tình yêu khi trái tim mình còn quá nghèo nàn. Vì yêu là cho đi, nhưng nếu không có gì thì làm sao mà cho đi được.
Hướng tới người khác đã đành, mà hơn thế nữa, chúng ta còn phải quản lý con tim mình một cách chặt chẽ để nó khỏi đập lỗi nhịp hay trật đường rầy…Thực vậy, tiến đến hôn nhân là chúng ta chính thức bày tỏ sự chọn lựa. Nhưng chọn lựa nghĩa là gì ? Chọn lựa có nghĩa là chấp nhận và từ bỏ. Chấp nhận người tôi yêu với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm, những sở trường và sở đoản, để rồi cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau hầu thăng tiến bản thân và đổi mới cuộc đời.
Đồng thời phải từ bỏ tất cả những gì khả dĩ làm cho tình yêu bị suy giảm và hạnh phúc bị rạn vỡ. Đó có thể là những hình ảnh vàng son của một dĩ vãng “hoàng thị”. Nhưng dĩ vãng thì đã qua đi, chỉ có hiện tại mới là nỗi bận tâm duy nhất. Bởi vì nếu cứ so sánh dĩ vãng với hiện tại, chắc chắn chúng ta sẽ thấy hiện tại không được bằng dĩ vãng. Và như thế, tình yêu sẽ bị chết dần chết mòn. Đó có thể là những chia sẻ bất chánh, những giao du thầm lén, những liên hệ vụng trộm, khả dĩ đem tới những ghen tương và làm cho gia đình bị đổ vỡ.
Bởi vậy, phải tìm hiểu nhau cho thấu đáo, rồi mới chọn lựa và tiến tới hôn nhân. Và một khi đã chọn lựa, thì phải dứt khoát trung thành với nhau mãi mãi, chứ không được chạy theo những bóng hình nào khác.
Sau cùng : sự trưởng thành về xã hội.
Vậy trưởng thành về xã hội nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về xã hội đó là mỗi người phải ý thức trách nhiệm của mình để rồi cố gắng chu toàn một cách tối đa.Kể từ ngày kết hôn, chúng ta rẽ vào một khúc quanh mới của cuộc đời. Chúng ta kề vai gánh lấy những bổn phận của nếp sống lứa đôi. Bởi đó, phải nhìn rõ những bổn phận của mình : bổn phận vợ chồng và bổn phận cha mẹ, để rồi cố gắng chu toàn, vì một cuộc hôn nhân thành công hay thất bại, không phải chỉ đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho riêng mình, mà còn cho người mình yêu, cho con cái cháu chắt, cho xã hội và Giáo Hội nữa.
Việc chu toàn những trách nhiệm này đòi hỏi chúng ta phải hy sinh nhiều lắm. Nhưng chính nhờ những hy sinh cho nhau và vì nhau mà tình yêu mỗi ngày trở nên tinh ròng. Còn nếu không có được sự trưởng thành này, người ta sẽ dễ dàng bỏ bê bổn phận mà lao vào rượu chè, cờ bạc, hút sách, trai gái…không lo lắng cho gia đình. Như thế làm sao tạo được hạnh phúc.
Tuy nhiên sự trưởng thành về tình yêu và xã hội lại không lệ thuộc vào tuổi tác, nhưng phải tập luyện mỗi ngày. Phải tập luyện từ khi còn tấm bé, cho đến khi đầu bạc răng long. Có những người đã già mà vẫn còn bê tha vợ nọ con kia, vẫn còn nghiện ngập rượu chè, say mê cờ bạc, biến gia đình trở thành một địa ngục. Đó là dấu chỉ chắc chắn nhất để nói lên rằng : họ chưa thực sự trưởng thành về tình yêu và xã hội.
Vì thế, cần phải hội đủ ba điều kiện : trưởng thành về sinh lý, về tình yêu và về xã hội thì mới nên đặt chân vào hôn nhân, vì đó là những hành trang cần thiết, không thể không có, nếu muốn cho thuyền tình được cặp vào bến bờ hạnh phúc.
Bởi vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi Tông huấn đòi phải bắt đầu chuẩn bị ngay từ những ngày còn nhỏ dại :
- “ Việc chuẩn bị xa bắt đầu từ thời thơ ấu”. (FC 66).
Trong giai đoạn này, gia đình nắm giữ một vai trò thật quan trọng, không thể thiếu vắng. Đồng thời việc giáo dục phải nhắm tới những điểm chính yếu sau đây :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
a/ Trước hết là đối với bản thân :
Người xưa đã nói : “Uốn cây uốn thuở còn non, dạy con từ thưở con còn đang thơ. Thực vậy, một cành non chúng ta muốn uốn nó thành hình dạng chi cũng được. Thế nhưng, một khi đã trở cành cây to, chúng ta sẽ không thể nào uốn lại được nữa. Cũng vậy, tâm hồn trẻ thơ giống như một tờ giấy trắng, hay một tấm bảng nhẵn nhụi phẳng phiu “tabula rasa”, chúng ta muốn viết vào đó chữ gì cũng xong. Vì thế, việc giáo dục cũng chính là một sự chuẩn bị xa cho các em bước vào đời nói chung, và bước vào cuộc sống lứa đôi nói riêng.
Tiên vàn, việc giáo dục này phải giúp các em khám phá ra chính bản thân, chính con người của mình với những sở trường và sở đoản, với những ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm thì giúp phát triển, còn khuyết điểm thì giúp sửa đổi.
- “Khoa sư phạm khôn ngoan của gia đình phải nhằm đưa trẻ em tới chỗ khám phá ra rằng mình được phú ban một tâm lý vừa phong phú vừa phức tạp, được phú ban một nhân cách đặc thù, với những sức mạnh cũng như những yếu đuối của riêng mình”. (FC 66).
b/ Tiếp đến là đối với những người chung quanh.
Kinh nghiệm cho thấy : chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi như một pháo đài biệt lập, hay như một hòn đảo giữa biển khơi. Trái lại, chúng ta sống là sống chung và sống với người khác trong một cộng đoàn, trong một xã hội. Và xã hội đầu tiên, cộng đoàn đầu tiên các em sống chung và sống với đó chính là gia đình. Mái ấm gia đình sẽ giúp các em nhận ra những giá trị nhân bản và những tương quan với người khác, như Tông huấn đã xác quyết :
- “Đây là giai đoạn mà trong đó, người ta dần dần ghi khắc cho các em lòng quí chuộng đối với mọi giá trị nhân bản đích thực, trong các tương quan liên vị cũng như các tương quan xã hội, với những gì hàm chứa trong đó để đào tạo tính tình, để biết tự chủ và sử dụng đúng đắn các xu hướng riêng của mình, để biết cách nhận xét và gặp gỡ những người khác phái và những chuyện khác như thế”. (FC 66).
Tóm lại, trong thời gian từ ấu thơ cho tới tuổi mười tám, đôi mươi, chúng ta cần phải cho các em được hưởng một nền giáo dục căn bản, đào luyện các em trở thành một người, khả dĩ có thể sống tự lập và sống với người khác.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Ngoài ra, là người công giáo chúng ta còn phải cho các em một nền giáo dục Kitô giáo, nghĩa là đào luyện các em trở thành những người con cái Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé đã biết sống đức tin của mình bằng cách tuân giữ những điều Chúa và Giáo hội truyền dạy.
Tông huấn viết :- “Ngoài ra, đặc biệt đối với các Kitô hữu, còn phải có một sự đào tạo vững chắc về đời sống thiêng liêng và giáo lý, để hiểu được rằng hôn nhân là một ơn gọi và là một sứ mạng đích thực, nhưng vẫn không loại trừ khả năng tận hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ’.(FC 66).
Để thực hiện được điều trên, gia đình và giáo xứ cần phải cộng tác với nhau. Thực vậy, ngày nay hầu như các giáo xứ đều có những chương trình giáo lý thích hợp cho từng lứa tuổi của các em, từ kêu Chúa và rước lễ lần đầu cho đến Thêm sức và rước lễ bao đồng…để các em được tiếp thu những kiến thức về tôn giáo và biến những kiến thức ấy thành hành động, thành cuộc sống của mình. Những chương trình này được dạy vào ngày Chúa nhật hay tổ chức thành những khóa vào kỳ hè. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải rà soát lại xem việc dạy giáo lý của chúng ta có thực sự đem lại những kết quả mong muốn hay không ? Bởi vì giảng viên thì nhiều khi chắp vá thiếu khả năng. Còn học viên thì vừa nghịch ngợm vừa lơ đãng. Và hơn thế nữa, việc dạy giáo lý không phải chỉ là việc nhồi nhét cho các em một mớ những kiến thức về tôn giáo, mà còn là việc giúp các em trở thành những người đạo đức tốt lành, biết thực sự sống đức tin của người con cái Chúa.
II- CHUẨN BỊ GẦN
Tông huấn đã xác định thời gian cho việc chuẩn bị gần như sau :
- “Tiếp theo, việc chuẩn bị gần sẽ dựa trên nền tảng ấy và là một công cuộc lâu dài : bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp…” (FC 66).
Như vậy, lứa tuổi thích hợp cho việc chuẩn bị gần, thiết nghĩ bắt đầu từ mười tám đôi mươi cho đến những ngày gần kề trước khi cưới. Trong thời gian này, việc chuẩn bị cũng nhằm tới hai điểm chính yếu :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Tiếp nối việc giáo dục nhân bản, đào tạo thành những con người biết sống tự lập và sống với người khác, trong giai đoạn này, Tông huấn đặc biệt nhấn mạnh đến việc giúp cho các bạn trẻ ổn định cuộc sống của mình sau này.
Tông huấn viết :- “Tạo điều kiện thuận lợi để họ có được những yếu tố cơ bản cho một nếp sống gia đình ổn định (việc làm chắc chắn, đủ điều kiện tài chánh, biết điều hành sáng suốt, có khái niệm về kinh tế gia đình v.v.)”. (FC 66).
Như vậy, điều cần thiết phải làm ngay, đó là phải dạy cho các bạn trẻ một nghề nghiệp để họ có thể kiếm sống, đồng thời phải biết tiết kiệm trong việc chi tiêu của mình.
Thực vậy, chúng ta cũng không thể nào sống trong cái lý tưởng : một túp lều tranh, hai quả tim vàng, uống nước lã, nhìn nhau than thở. Trái lại, hãy nhìn vào thực tế, phải làm sao có được cơm ăn, áo mặc, phải làm sao bảo đảm được một đời sống vật chất ít nữa là tương đối ?
Để thực hiện được giấc mộng bình thường này, thiết tưởng nghĩ không gì hơn là nghề nghiệp và sự cần kiệm.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Cùng với việc giáo dục nhân bản, là việc giáo dục đạo đức. Thực vậy, việc trình bày giáo lý không thể giữ mãi những hình ảnh ấu trĩ, nhưng cần phải được cập nhật hóa để phù hợp và chuyên sâu hơn. Tông huấn đã đưa ra cả một chương trình giáo lý cụ thể để giúp các bạn trẻ trong cuộc sống cũng như trong hôn nhân sau này. Tông huấn viết :
- “Bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp và với một việc dạy giáo lý tương xứng, tương tự phần nào như hành trình dự tòng, công việc này sẽ gồm việc chuẩn bị chuyên biệt về các bí tích, như để giúp các bạn trẻ tái khám phá các bí tích. Việc canh tân giáo lý theo chiều hướng đó cho tất cả những ai đang chuẩn bị hôn nhân Kitô giáo là điều hết sức cần thiết, để bí tích sẽ được cử hành và được sống với những dự kiện luân lý và thiêng liêng thích hợp. Đến lúc thích hợp và tùy theo những đòi hỏi cụ thể khác nhau, việc đào tạo cho những người đính hôn sẽ phải bổ túc bằng một sự chuẩn bị cho đời sống lứa đôi : khi trình bày hôn nhân như một tương quan liên vị phải được phát triển liên tục giữa người nam và người nữ, người ta phải khuyến khích họ đào sâu những vấn đề tính dục hôn nhân và về vai trò cha mẹ có ý thức trách nhiệm, cùng với những hiểu biết cốt yếu gắn liền với các vấn đề ấy trong lãnh vực sinh lý và y học, và đưa tới chỗ làm quen với những phương pháp tốt để giáo dục con cái”. (FC 66).
Từ những gợi ý cụ thể trên, chúng ta rút ra được những điểm chính yếu sau đây :
- Giúp các bạn trẻ hiểu và sống các bí tích một cách ý thức và đầy đủ, nhất là bí tích Giải tội và bí tích Thánh thể.
- Giúp các bạn trẻ nắm vững mục đích và trách nhiệm của cuộc sống lứa đôi.
- Ngoài những điều kể trên, Tông huấn còn nhắc tới tình liên đới và cộng tác với các gia đình khác trong việc tông đồ. Đức Thánh Cha viết :
- “Sau cùng, cũng sẽ không được coi thường việc chuẩn bị cho công cuộc tông đồ gia đình, cho tình huynh đệ và sự cộng tác với các gia đình khác, cho việc tích cực hội nhập vào các nhóm, các hiệp hội, các phong trào, các sáng kiến có mục đích đem lại thiện ích nhân bản và Kitô giáo cho gia đình”. (FC 66).
Thực vậy, chúng ta không phải chỉ biết có gia đình mình và chỉ lo cho gia đình mình mà thôi, biến gia đình mình trở thành một ốc đảo biệt lập, cho dù đó là một ốc đảo xanh tươi. Trái lại, gia đình phải là một con đường dẫn đưa chúng ta và những người chung quanh đến cùng Chúa. Vì thế, cần phải biết liên đới và cộng tác với những gia đình khác trong việc tông đồ, cũng như dấn thân vào những công tác xã hội đem lại lợi ích chung.
III- CHUẨN BỊ CẤP THỜI
Việc chuẩn bị cấp thời phải được tổ chức ngay trước hôn nhân, như Tông huấn đã nói :
- “Việc chuẩn bị liền trước cuộc cử hành bí tích phải diễn ra trong nhiều tháng và nhất là trong những tuần cuối trước lễ cưới để nhờ đó có thể đem lại được một ý nghĩa mới, một nội dung mới và một hình thức mới cho việc quen gọi là điều tra hôn phối mà giáo luật đòi buộc”. (FC 66).
Việc chuẩn bị này cũng nhằm tới hai khía cạnh :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Mặc dù Tông huấn không đề cập tới, nhưng từ xưa cho đến nay, những bạn trẻ sắp sửa “dắt díu nhau vào trình cụ”, thường có một số việc cần phải làm ngay, để cuộc hôn nhân được tốt đẹp và được bảo đảm về lâu về dài. Những việc ấy như sau :
- Suy nghĩ và cầu nguyện.
- Bàn hỏi với những người đạo đức, có kinh nghiệm và có bổn phận hướng dẫn chúng ta.
- Tìm hiểu lẫn nhau.
- Sống trong sạch.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Trong thời gian này, việc giáo dục đạo đức đã được Tông huấn gợi ý :
- “Trong số các yếu tố phải truyền đạt trong tiến trình đức tin này, tựa như ở thời kỳ dự tòng, cũng phải có việc đào sâu về mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội Thánh, về ý nghĩa của ân sủng và của trách nhiệm gắn liền với hôn nhân Kitô giáo, đó là chưa kể tới việc chuẩn bị để tham dự tích cực vào nghi lễ phụng vụ hôn phối”. (FC 66).
Từ lời gợi ý trên, chúng ta rút ra được bốn việc chính yếu :
1- Đào sâu mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh.
Như chúng ta đã biết hôn nhân là một định chế được Thiên Chúa ấn định cho xã hội loài người ngay từ thuở ban đầu. Rồi sau đó, đã được Chúa Giêsu nâng lên hàng bí tích. Kể từ nay, hôn nhân không phải chỉ là sợi dây tình yêu nối kết hai người thành vợ thành chồng, mà hơn thế nữa, còn là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu của Đức Kitô đối với Hội thánh như lời thánh Phaolô đã nói :
- Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói đến sự kết hiệp giữa Đức Kitô và Hội Thánh.
Vì vậy mà :
- Người làm vợ hãy phục tùng chồng như phục tùng Chúa vì chồng là đầu của vợ, cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh.
Đồng thời người làm chồng cũng phải :
- Hãy yêu thương vợ như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.
Và như thế sống tình nghĩa vợ chồng cũng là sống màu nhiệm kết hiệp giữa Đức Kitô và Hội Thánh vậy.
2- Ý nghĩa của Ân sủng
Theo thánh Phaolô diễn tả, trước kia chúng ta chỉ là những cành cây dại, nhưng kể từ khi được ghép vào với Đức Kitô, một dòng nhựa mới được truyền sang cho chúng ta. Dòng nhựa mới ấy chính là sự sống của Thiên Chúa, hay nói cách khác, đó là ân sủng của Thiên Chúa, nhờ đó hoa trái cuộc đời chúng ta sẽ là một thứ hoa trái mới, thơm ngon và đậm đà, xứng đáng được đón nhận vào quê hương Nước Trời.
3- Trách nhiệm của hôn nhân Kitô giáo.
Phàm đã là người, khi làm bất cứ việc gì, từ việc nhớn đến việc nhỏ, thì đều theo đuổi một mục đích nào đó, huống lọ là việc trăm năm đại sự. Và như chúng ta cũng đã biết, hôn nhân có hai mục đích, đó là sinh sản con cái và giúp đỡ lẫn nhau.Từ hai mục đích này, chúng ta thấy những người bước vào cuộc sống hôn nhân phải gánh vác hai trách nhiệm, đó là trách nhiệm của cha mẹ và trách nhiệm của vợ chồng.
Trước hết là trách nhiệm của cha mẹ.
Cha mẹ có bổn phận phải sinh sản con cái, như lời Chúa đã phán : Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất. Trong khi sinh sản con cái, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa trong công cuộc sáng tạo, làm nên những con người mới, để kéo dài sự hiện diện của nhân loại trong giòng thời gian mà ca tụng Thiên Chúa. Công đồng Vaticanô II đã viết trong hiến chương về mục vụ như sau :
- “Trong khi thi hành bổn phận sinh sản và giáo dục, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa tạo hóa và trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận mình với trách nhiệm của con người và của con người Kitô…Trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức là mình không thể làm theo sở thích, nhưng phải luôn luôn theo tiếng nói của một lương tâm, được khuôn đúc theo luật Chúa, hãy vâng phục giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội có thẩm quyền giải thích luật Chúa dưới ánh sáng Phúc âm”. (GS 50).
Tuy nhiên sinh sản mà thôi cũng chưa đủ, bổn phận thứ hai là phải nuôi dưỡng con cái, nghĩa là cho con cái ăn mặc đầy đủ, đau yếu lo tìm thày chạy thuốc…
Tuy nhiên, nuôi dưỡng mà thôi chưa đủ, vì sinh con không giống như sinh vật. Nuôi một con heo, chúng ta chỉ cần đổ cám cho nó ăn là đủ, nhưng với con cái thì khác. Nuôi dưỡng đã đành, mà còn phải giáo dục con cái nữa, vì như tục ngữ đã bảo :
- Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Tiếp đến là trách nhiệm của vợ chồng.[/B]
Vợ chồng có bốn bổn phận, đó là phải yêu thương, hòa thuận, trung thành và giúp đỡ lẫn nhau. Muốn được như vậy, vợ chồng phải biết nhường nhịn và tha thứ, dám chấp nhận những hy sinh cho nhau và vì nhau, nhờ đó mà trọn đời yêu thương và trung thành cùng nhau.
[B]4- Tham dự tích cực vào nghỉ lễ phụng vụ hôn phối.
Hôn nhân Kitô giáo đòi hỏi phải theo luật cử hành phụng vụ, để diễn tả tính cách xã hội và cộng đồng, nơi bản chất Hội Thánh và bí tích của khế ước hôn nhân giữa hai người đã rửa tội, vì thế Tông huấn đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể sau đây :
* Là một hành vi bí tích để thánh hóa, việc cử hành hôn phối phải được đưa vào phụng vụ, nhưng đồng thời phải đơn giản và xứng đáng, hoàn toàn theo đúng những qui tắc mà thẩm quyền Giáo hội đã đề xướng.
* Là một dấu chỉ của giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh, việc cử hành hôn phối phải diễn ra thế nào để có thể kết thành một sự công bố Lời Chúa và một sự tuyên xưng đức tin của cộng đồng các tín hữu. Thời gian thích hợp nhất vẫn là lúc cử hành Thánh lễ, bởi vì giữa bí tích Thánh thể và bí tích Hôn phối có một liên hệ mật thiết : Bí tích Thánh thể vừa là sự hiện diện đích thực, lại vừa là dấu chỉ tình yêu của Đức Kitô, còn bí tích Hôn nhân dẫn đưa hai vợ chồng vào trong tình yêu ấy và làm cho họ có khả năng tiếp tục sự trao hiến của Đức Kitô trong cuộc sống của mình. Như vậy, Phụng vụ vừa mang tính chất loan báo Tin mừng, bởi vì rao truyền ngay trong Hội Thánh tin mừng về tình yêu hôn nhân như là dấu chỉ của Đức Kitô và Hội Thánh, đồng thời cũng mang tính chất Giáo hội vì ảnh hưởng đến cả cộng đồng nơi vợ chồng sinh sống.
* Là một hành vi bí tích của Hội Thánh, việc cử hành hôn phối phải lôi cuốn được cả cộng đoàn với sự tham dự trọn vẹn, tích cực và có trách nhiệm của mọi người đang hiện diện, tùy theo vai trò của mình, như đôi bạn, linh mục, nhân chứng, cha mẹ, bạn hữu…nói tắt là mọi thành phần của một cộng đoàn đang biểu lộ và sống mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Ngài.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mong muốn các Hội Đồng giám Mục sớm công bố “Tập chỉ nam mục vụ gia đình” để hướng dẫn cho việc chuẩn bị nói trên.
Tông Huấn viết :
- “Ước mong rằng các Hội Đồng Giám Mục lưu tâm tới các sáng kiến thích hợp để giúp các vợ chồng tương lai biết ý thức hơn rằng việc chọn lựa của họ hệ trọng biết bao, cũng như để giúp cho các vị chủ chăn biết bảo đảm cho những người ấy có được những dự kiện cần thiết. Và với sự lưu tâm đó, các Hội Đồng Giám Mục sẽ xả thân làm việc, để sớm công bố được “Tập chỉ nam mục vụ gia đình”. Trong cuốn chỉ nam này, trước hết sẽ phải xác định những yếu tố cần thiết không thể thiếu được về nội dung, về thời lượng và về phương pháp của các “khóa chuẩn bị”, tạo quân bình cho những khía cạnh khác nhau có liên hệ tới hôn nhân – như giáo lý, sư phạm, luật pháp, y học – và xếp đặt thế nào để giúp cho những người sắp lập gia đình, không những chỉ được đào sâu thêm về hiểu biết, mà còn cảm thấy được thúc đẩy để hội nhập một cách tích cực vào trong cộng đồng Hội Thánh”. (FC 66).
Bao giờ thì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho trình làng tập chỉ nam này, chúng ta hãy kiên nhẫn và chờ đợi.
KẾT LUẬN
Mặc dù được trình bày một cách vắn gọn, nhưng Tông huấn đã đưa ra một chương trình cụ thể cho việc chuẩn bị hôn nhân. Chương trình này không phải chỉ rảo qua đôi ba tháng của một khóa giáo lý, nhưng phải được kéo dài qua nhiều năm nhiều tháng, khởi đi từ thời thơ ấu cho đến lúc cử hành hôn phối, chính thức bước vào cuộc sống lứa đôi. Hơn thế nữa, Tông huấn còn đưa ra một đường hướng mục vụ sau khi cưới, nhất là cho những cặp vợ chồng đang gặp phải khó khăn…
Để kết luận, xin ghi lại nơi đây nhận xét của Đức Thánh Cha :
- “Kinh nghiệm cho thấy được rằng, các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác”. (CF 66).
GSVN
Tục ngữ Việt Nam đã từng nói : học ăn, học nói, học gói, học mở. Có nghĩa là chúng ta phải học tất cả, từ những việc dễ dàng và đơn giản nhất, đến những khó khăn và phức tạp nhất. Thực vậy, ngay từ hồi còn tấm bé, chúng ta đã phải học từng ly từng tí. Lớn lên khi tiếp xúc với cuộc đời, chúng ta vẫn còn phải mở to đôi mắt để ghi nhận và học hỏi nhiều hơn nữa. Huống nữa là tình yêu, vừa là một khoa học lại vừa là một nghệ thuật, vừa khó khăn lại vừa tế nhị. Việc học tập này phải được bắt đầu từ mái ấm gia đình, rồi được phát triển trong môi trường xã hội với những người chúng ta có dịp tiếp xúc với.
Hơn thế nữa, nhìn vào cuộc sống chúng ta thấy : Để làm bất cứ một việc quan trọng nào, chúng ta đều phải chuẩn bị. Đúng thế, để làm linh mục, chúng ta phải vào chủng viện. Để làm bác sĩ, chúng ta phải học hành và thực tập sáu bảy năm trời. Để làm giáo viên, chúng ta phải được đào tạo qua trường sư phạm. Tuy nhiên, có một việc thật quan trọng, ảnh hưởng tới cả cuộc đời và những thế hệ mai sau, đó là đi vào hôn nhân, đi gánh vác thiên chức làm cha làm mẹ cũng như làm vợ làm chồng, như các cụ ta ngày xưa cũng đã bảo :
- Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà,
Trong ba việc ấy, thật là khó khăn.
Hay như một câu danh ngôn cũng đã xác quyết :
- Tương lai cuộc đời hệ tại một vài quyết định quan trọng của thuở niên thiếu. Và một trong những quyết định quan trọng ấy chính là lập gia đình.
Thế nhưng, chúng ta đã làm được những gì để giúp cho các bạn trẻ ? Xin thưa rằng rất có thể là không gì cả. Quả là một thiếu sót lớn lao, để rồi các bạn trẻ đã phải phiêu lưu đi vào đời sống vợ chồng, đã liều mình làm cha làm mẹ mà chẳng lấy có được một sự chuẩn bị nào sốt, thành thử biết bao nhiêu người đã trở thành nạn nhân cho cuộc phiêu lưu liều lĩnh ấy. Vậy phải làm gì bây giờ ?
Nếu như hoàn cảnh cho phép, chúng ta có thể tổ chức một khóa dự bị hôn nhân, rồi phát chứng chỉ. Cầm được tờ chứng chỉ trong tay, các bạn trẻ cảm thấy “yên trí nhớn”, không sợ bị hạch hỏi và làm khó dễ khi vào trình diện…và hơn thế nữa còn lấy làm đủ vì cho rằng mình đã được trang bị đến tận răng, để rồi nghiễm nhiên tiến tới ngưỡng cửa hôn nhân.
Nếu chỉ có vậy mà thôi, thì còn thiếu sót rất nhiều. Trong tông huấn “Familiaris Consortio”, bàn về gia đình, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã xác quyết như sau :
- “Vào thời chúng ta, việc chuẩn bị cho các bạn trẻ bước vào hôn nhân và đời sống gia đình càng cần thiết hơn bao giờ hết”. (FC 66).
Sở dĩ như vậy là vì :
- “Nhiều hiện tượng tiêu cực trong đời sống gia đình mà ngày nay người ta than phiền, đã xuất phát từ sự kiện, đó là trong những hoàn cảnh mới, các bạn trẻ không còn nhận ra được phẩm trật đúng đắn của các giá trị và vì không còn những tiêu chuẩn chắc chắn để xử thế, họ không còn biết làm sao để đương đầu và giải quyết các khó khăn mới.” (FC 66).
Như chúng ta đã biết : hôn nhân và gia đình hiện nay đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, nhất là tại các nước phương tây. Con số các đôi vợ chồng lôi nhau ra tòa ly dị gia tăng một cách đáng sợ. Lấy nhau đấy và rồi lại bỏ nhau vốn dĩ đã là chuyện thường ngày ở huyện, để rồi đẩy con cái vào cái thế chơ vơ và lạc lõng. Gia đình bị lung lay tận gốc rễ. Ngoài ra còn có những cuộc hôn nhân “trái quy tắc” như tông huấn đã đề cập đến, như hôn nhân thử, nghĩa là thử chung sống với nhau một thời gian, nếu ổn thì tiến tới, còn nếu bất ổn thì rút lui, hay chung sống với nhau mà không cần đến hôn nhân, vui thì ở buồn thì ca bản “tình nghĩa đôi ta chỉ thế mà thôi”, không còn ràng buộc gì với nhau nữa, chứ một khi đã vướng vào cái dây hôn phối, thì phải “mồ côi vợ” khi vợ vẫn còn sống hay mồ côi chồng” khi chồng đang vui với cuộc tình mới, mồ côi suốt đời thì làm sao mà chịu cho thấu…
Hoàn cảnh Việt Nam, mặc dầu chưa đến nỗi tệ hại như vậy, bởi vì do truyền thống từ ngàn xưa, gia đình vẫn còn giữ được những giá trị của nó và vẫn còn ảnh hưởng mạnh mẽ trên mỗi người chúng ta, nhưng trong một tương lai rất gần, mười lăm hay hai chục năm nữa, những giá trị ấy chắc chắn sẽ bị xói mòn và ảnh hưởng của gia đình sẽ bị giảm sút, bằng chứng là hiện nay, chuyện ly dị không còn là điều cấm kỵ, nhưng đã lai rai xuất hiện ở khắp nơi, rồi con số những người nạo thai, phá thai vẫn liên tục phát triển, và phát triển một cách mạnh mẽ…
Xã hội ngày nay thay đổi một cách dồn dập và mau chóng. Hơn thế nữa, những sự thay đổi ấy lại được loan truyền đi khắp cả và thiên hạ một cách cực kỳ nhanh nhẹn bằng những phương tiện thông tin hiện đại. Vì thế, chúng ta tin chắc : chuyện xảy ra ở bên tây hôm nay, thì rồi ngày mai cũng sẽ xảy ra tại Việt Nam. Có nghĩa là nền tảng gia đình trong xã hội Việt Nam cũng sẽ bị cuốn hút vào cơn khủng hoảng.
Vì thế, việc chuẩn bị hôn nhân lại càng cần thiết hơn bao giờ hết, bởi vì như tông huấn đã ghi nhận một kinh nghiệm cụ thể và quí giá như sau :
- “Các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác”. (FC 66).
Do tính cách quan trọng và cấp bách, việc chuẩn bị hôn nhân phải là một việc mà gia đình, xã hội cũng như Hội Thánh cần làm ngay. Đức Thánh Cha viết :
- “Những thay đổi dồn dập trong lòng hầu hết các xã hội tân tiến đòi hỏi không chỉ gia đình, mà cả xã hội và Hội Thánh đều phải dấn thân vào nỗ lực chuẩn bị tương xứng, để các bạn trẻ có thể cáng đáng các trách nhiệm trong tương lai”. (FC 66).
Đặc biệt là vai trò của Hội Thánh :
- “Điều đó còn đúng hơn nữa cho hôn nhân Kitô giáo, vốn có ảnh hưởng rất rộng đối với sự thánh thiện của biết bao người nam nữ. Vì thế, Hội thánh phải cổ võ những chương trình chuẩn bị hôn nhân phong phú và hữu hiệu, để hết sức loại trừ những khó khăn mà trong đó biết bao gia đình đang phải chiến đấu, và hơn nữa, để tích cực dẫn đưa các cuộc hôn nhân đến chỗ thành công và trưởng thành trọn vẹn.” (FC 66).
Vậy phải chuẩn bị như thế nào ? Tông huấn đã đưa ra một sơ đồ đầy đủ cho việc chuẩn bị như sau :
- “Việc chuẩn bị hôn nhân phải được xem xét và thực hiện theo một tiến trình tuần tự và liên tục. Nó gồm ba giai đoạn chính : Chuẩn bị xa, chuẩn bị gần và chuẩn bị liền trước bí tích.” (FC 66).
Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ba giai đoạn của việc chuẩn bị này. Trước hết là chuẩn bị xa.
I- CHUẨN BỊ XA.
Nhiều khi chúng ta đã băn khoăn và tự hỏi : Vào lứa tuổi nào thì nên đi lập gia đình ? Hay nói một cách đầy đủ hơn : Phải có những điều kiện nào để bước vào đời sống lứa đôi ?
Đây là một câu hỏi khó trả lời, nó thay đổi tùy theo hoàn cảnh và tập tục của từng địa phương. Trong xã hội Việt Nam thời xưa thì : Nữ thập tam, nam thập lục, gái mười ba trai mười sáu. Còn trong Giáo luật cũ, khoản 1067 đã qui định : Nam mười sáu, nữ mười bốn, nếu dưới lứa tuổi này thì cuộc hôn nhân bị coi là bất hợp pháp. Luật nhà nước hiện nay thì ấn định : Gái mười tám, trai hai mươi.
Bởi vậy, cụ thể là chúng ta nên tuân theo luật của nhà nước, đòi hỏi đôi hôn phối phải có giấy đăng ký nơi chính quyền địa phương. Tuy nhiên, để cuộc hôn nhân đi tới bến bờ hạnh phúc, thì phải hội đủ ba điều kiện, đó là trưởng thành về sinh lý, về tình cảm và về xã hội.
Trước hết : sự trưởng thành về sinh lý.
Vậy trưởng thành về sinh lý nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về sinh lý có nghĩa là cơ thể của đôi bên phải được phát triển đầy đủ để đón nhận thiên chức làm cha và làm mẹ. Bởi vì một trong hai mục đích chính yếu của hôn nhân là sinh sản con cái như lời Chúa đã phán : Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất.
Mức độ trưởng thành về sinh lý tương đối rất sớm, có thể vào khoảng mười bốn hay mười lăm tuổi. Dấu chỉ của sự trưởng thành sinh lý nơi người con trai là việc xuất tinh, còn nơi người con gái là việc có kinh. Thế nhưng cần phải đợi thêm một thời gian nữa cho cơ thể được phát triển trọn vẹn. Đây là một điều kiện cần phải lưu ý, nhất là đối với những bậc làm cha làm mẹ. Nhiều khi vì quá lo lắng cho con cái, đặc biệt là con gái lớn trong nhà, muốn gả sớm chừng nào hay chừng ấy, vì như người ta thường so sánh một cách khôi hài : Có con gái lớn như chứa một quả bom nổ chậm, không biết bao giờ nó sẽ phát nổ ? Hơn nữa, các ông các bà thường nghĩ : Con gái có thời. Và khi cái thời ấy đã qua đi thì khó mà trở lại.
Lo lắng cho con cái là điều tốt, nhưng cha mẹ cần phải ý thức những hậu quả tai hại do việc kết hôn quá sớm gây nên. Những cặp vợ chồng trẻ con này, rất có thể vì bồng bột mà lấy nhau, để rồi được dăm bữa nửa tháng lại chán nhau. Ngoài ra, vì chưa ý thức đầy đủ về những bổn phận và trách nhiệm của mình, nên dễ giận hờn và cãi vã vì những chuyện nhỏ mọn không đâu. Chưa biết làm ăn để bảo đảm một đời sống vật chất tương đối ấm no. Chưa giáo dục nổi bản thân thì làm sao giáo dục được con cái. Hơn thế nữa, y khoa ngày nay còn cho thấy : những cặp vợ chồng trẻ con này, vì khả năng sinh lý bị xử dụng quá sớm, nên thường gây ra những thiệt hại về sức khỏe cho cả hai bên. Và những đứa con do họ sinh ra cũng thường èo uột, đau yếu. Nhưng trưởng thành về sinh lý mà thôi chưa đủ, các bạn trẻ còn phải trưởng thành về tình yêu và xã hội nữa, vì đó mới là những điều kiện thật cần thiết để đem lại hạnh phúc.
Tiếp đến : sự trưởng thành về tình yêu.
Vậy trưởng thành về tình yêu nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về tình yêu đó là tình yêu của chúng ta phải được phát triển từ tình trạng ấu trĩ đến tình trạng trưởng thành, nhờ đó mỗi ngày một thêm mặn nồng và đằm thắm.
Tình trạng ấu trĩ là một tình yêu khép kín. Một tình yêu vị kỷ, một tình yêu vì mình. Chúng ta bắt người khác phải phục vụ chúng ta và đi tìm nơi họ những đòi hỏi, những cảm xúc của bản năng như một câu danh ngôn đã bảo :
- Chúng ta nhìn vào cặp mắt của người chúng ta yêu, không phải để thấy rằng cặp mắt ấy đẹp, dễ thương và dễ mến, nhưng là để thấy hình ảnh mình được in trên cặp mắt ấy.
Chính khuynh hướng ích kỷ sẽ giết chết tình yêu hay ít nữa sẽ làm cho tình yêu trở thành nhơ nhớp. Bởi đó, Tagore đã hỏi : Tại sao hoa kia lại héo ? Vì tôi đã hái và ép nó vào ngực. Tại sao suối kia lại cạn ? Vì tôi đã xây đập, chặn nước để dùng riêng. Nếu không vượt qua những chướng ngại vật do tính ích kỷ gây nên, chắc chắn tình yêu cũng sẽ bị tàn héo và khô cạn như thế.
Sự trưởng thành trong tình yêu đòi buộc chúng ta phải ra khỏi cái vỏ ốc sên, phải ra khỏi tháp ngà của bản thân để đến với người khác, hầu giúp đỡ và đem lại hạnh phúc cho họ. Thay vì một tình yêu vì mình, chúng ta phải đạt tới một tình yêu vì người. Thay vì một tình yêu khép kín, chúng ta phải có được một tình yêu rộng mở. Bởi đó, đừng vội vã đi vào tình yêu khi trái tim mình còn quá nghèo nàn. Vì yêu là cho đi, nhưng nếu không có gì thì làm sao mà cho đi được.
Hướng tới người khác đã đành, mà hơn thế nữa, chúng ta còn phải quản lý con tim mình một cách chặt chẽ để nó khỏi đập lỗi nhịp hay trật đường rầy…Thực vậy, tiến đến hôn nhân là chúng ta chính thức bày tỏ sự chọn lựa. Nhưng chọn lựa nghĩa là gì ? Chọn lựa có nghĩa là chấp nhận và từ bỏ. Chấp nhận người tôi yêu với tất cả những ưu điểm và khuyết điểm, những sở trường và sở đoản, để rồi cộng tác và giúp đỡ lẫn nhau hầu thăng tiến bản thân và đổi mới cuộc đời.
Đồng thời phải từ bỏ tất cả những gì khả dĩ làm cho tình yêu bị suy giảm và hạnh phúc bị rạn vỡ. Đó có thể là những hình ảnh vàng son của một dĩ vãng “hoàng thị”. Nhưng dĩ vãng thì đã qua đi, chỉ có hiện tại mới là nỗi bận tâm duy nhất. Bởi vì nếu cứ so sánh dĩ vãng với hiện tại, chắc chắn chúng ta sẽ thấy hiện tại không được bằng dĩ vãng. Và như thế, tình yêu sẽ bị chết dần chết mòn. Đó có thể là những chia sẻ bất chánh, những giao du thầm lén, những liên hệ vụng trộm, khả dĩ đem tới những ghen tương và làm cho gia đình bị đổ vỡ.
Bởi vậy, phải tìm hiểu nhau cho thấu đáo, rồi mới chọn lựa và tiến tới hôn nhân. Và một khi đã chọn lựa, thì phải dứt khoát trung thành với nhau mãi mãi, chứ không được chạy theo những bóng hình nào khác.
Sau cùng : sự trưởng thành về xã hội.
Vậy trưởng thành về xã hội nghĩa là gì ? Xin thưa : Trưởng thành về xã hội đó là mỗi người phải ý thức trách nhiệm của mình để rồi cố gắng chu toàn một cách tối đa.Kể từ ngày kết hôn, chúng ta rẽ vào một khúc quanh mới của cuộc đời. Chúng ta kề vai gánh lấy những bổn phận của nếp sống lứa đôi. Bởi đó, phải nhìn rõ những bổn phận của mình : bổn phận vợ chồng và bổn phận cha mẹ, để rồi cố gắng chu toàn, vì một cuộc hôn nhân thành công hay thất bại, không phải chỉ đem lại hạnh phúc hay đau khổ cho riêng mình, mà còn cho người mình yêu, cho con cái cháu chắt, cho xã hội và Giáo Hội nữa.
Việc chu toàn những trách nhiệm này đòi hỏi chúng ta phải hy sinh nhiều lắm. Nhưng chính nhờ những hy sinh cho nhau và vì nhau mà tình yêu mỗi ngày trở nên tinh ròng. Còn nếu không có được sự trưởng thành này, người ta sẽ dễ dàng bỏ bê bổn phận mà lao vào rượu chè, cờ bạc, hút sách, trai gái…không lo lắng cho gia đình. Như thế làm sao tạo được hạnh phúc.
Tuy nhiên sự trưởng thành về tình yêu và xã hội lại không lệ thuộc vào tuổi tác, nhưng phải tập luyện mỗi ngày. Phải tập luyện từ khi còn tấm bé, cho đến khi đầu bạc răng long. Có những người đã già mà vẫn còn bê tha vợ nọ con kia, vẫn còn nghiện ngập rượu chè, say mê cờ bạc, biến gia đình trở thành một địa ngục. Đó là dấu chỉ chắc chắn nhất để nói lên rằng : họ chưa thực sự trưởng thành về tình yêu và xã hội.
Vì thế, cần phải hội đủ ba điều kiện : trưởng thành về sinh lý, về tình yêu và về xã hội thì mới nên đặt chân vào hôn nhân, vì đó là những hành trang cần thiết, không thể không có, nếu muốn cho thuyền tình được cặp vào bến bờ hạnh phúc.
Bởi vậy, chúng ta không lấy làm lạ khi Tông huấn đòi phải bắt đầu chuẩn bị ngay từ những ngày còn nhỏ dại :
- “ Việc chuẩn bị xa bắt đầu từ thời thơ ấu”. (FC 66).
Trong giai đoạn này, gia đình nắm giữ một vai trò thật quan trọng, không thể thiếu vắng. Đồng thời việc giáo dục phải nhắm tới những điểm chính yếu sau đây :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
a/ Trước hết là đối với bản thân :
Người xưa đã nói : “Uốn cây uốn thuở còn non, dạy con từ thưở con còn đang thơ. Thực vậy, một cành non chúng ta muốn uốn nó thành hình dạng chi cũng được. Thế nhưng, một khi đã trở cành cây to, chúng ta sẽ không thể nào uốn lại được nữa. Cũng vậy, tâm hồn trẻ thơ giống như một tờ giấy trắng, hay một tấm bảng nhẵn nhụi phẳng phiu “tabula rasa”, chúng ta muốn viết vào đó chữ gì cũng xong. Vì thế, việc giáo dục cũng chính là một sự chuẩn bị xa cho các em bước vào đời nói chung, và bước vào cuộc sống lứa đôi nói riêng.
Tiên vàn, việc giáo dục này phải giúp các em khám phá ra chính bản thân, chính con người của mình với những sở trường và sở đoản, với những ưu điểm và khuyết điểm. Ưu điểm thì giúp phát triển, còn khuyết điểm thì giúp sửa đổi.
- “Khoa sư phạm khôn ngoan của gia đình phải nhằm đưa trẻ em tới chỗ khám phá ra rằng mình được phú ban một tâm lý vừa phong phú vừa phức tạp, được phú ban một nhân cách đặc thù, với những sức mạnh cũng như những yếu đuối của riêng mình”. (FC 66).
b/ Tiếp đến là đối với những người chung quanh.
Kinh nghiệm cho thấy : chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi như một pháo đài biệt lập, hay như một hòn đảo giữa biển khơi. Trái lại, chúng ta sống là sống chung và sống với người khác trong một cộng đoàn, trong một xã hội. Và xã hội đầu tiên, cộng đoàn đầu tiên các em sống chung và sống với đó chính là gia đình. Mái ấm gia đình sẽ giúp các em nhận ra những giá trị nhân bản và những tương quan với người khác, như Tông huấn đã xác quyết :
- “Đây là giai đoạn mà trong đó, người ta dần dần ghi khắc cho các em lòng quí chuộng đối với mọi giá trị nhân bản đích thực, trong các tương quan liên vị cũng như các tương quan xã hội, với những gì hàm chứa trong đó để đào tạo tính tình, để biết tự chủ và sử dụng đúng đắn các xu hướng riêng của mình, để biết cách nhận xét và gặp gỡ những người khác phái và những chuyện khác như thế”. (FC 66).
Tóm lại, trong thời gian từ ấu thơ cho tới tuổi mười tám, đôi mươi, chúng ta cần phải cho các em được hưởng một nền giáo dục căn bản, đào luyện các em trở thành một người, khả dĩ có thể sống tự lập và sống với người khác.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Ngoài ra, là người công giáo chúng ta còn phải cho các em một nền giáo dục Kitô giáo, nghĩa là đào luyện các em trở thành những người con cái Chúa, ngay từ hồi còn tấm bé đã biết sống đức tin của mình bằng cách tuân giữ những điều Chúa và Giáo hội truyền dạy.
Tông huấn viết :- “Ngoài ra, đặc biệt đối với các Kitô hữu, còn phải có một sự đào tạo vững chắc về đời sống thiêng liêng và giáo lý, để hiểu được rằng hôn nhân là một ơn gọi và là một sứ mạng đích thực, nhưng vẫn không loại trừ khả năng tận hiến cho Thiên Chúa trong ơn gọi linh mục hoặc tu sĩ’.(FC 66).
Để thực hiện được điều trên, gia đình và giáo xứ cần phải cộng tác với nhau. Thực vậy, ngày nay hầu như các giáo xứ đều có những chương trình giáo lý thích hợp cho từng lứa tuổi của các em, từ kêu Chúa và rước lễ lần đầu cho đến Thêm sức và rước lễ bao đồng…để các em được tiếp thu những kiến thức về tôn giáo và biến những kiến thức ấy thành hành động, thành cuộc sống của mình. Những chương trình này được dạy vào ngày Chúa nhật hay tổ chức thành những khóa vào kỳ hè. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải rà soát lại xem việc dạy giáo lý của chúng ta có thực sự đem lại những kết quả mong muốn hay không ? Bởi vì giảng viên thì nhiều khi chắp vá thiếu khả năng. Còn học viên thì vừa nghịch ngợm vừa lơ đãng. Và hơn thế nữa, việc dạy giáo lý không phải chỉ là việc nhồi nhét cho các em một mớ những kiến thức về tôn giáo, mà còn là việc giúp các em trở thành những người đạo đức tốt lành, biết thực sự sống đức tin của người con cái Chúa.
II- CHUẨN BỊ GẦN
Tông huấn đã xác định thời gian cho việc chuẩn bị gần như sau :
- “Tiếp theo, việc chuẩn bị gần sẽ dựa trên nền tảng ấy và là một công cuộc lâu dài : bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp…” (FC 66).
Như vậy, lứa tuổi thích hợp cho việc chuẩn bị gần, thiết nghĩ bắt đầu từ mười tám đôi mươi cho đến những ngày gần kề trước khi cưới. Trong thời gian này, việc chuẩn bị cũng nhằm tới hai điểm chính yếu :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Tiếp nối việc giáo dục nhân bản, đào tạo thành những con người biết sống tự lập và sống với người khác, trong giai đoạn này, Tông huấn đặc biệt nhấn mạnh đến việc giúp cho các bạn trẻ ổn định cuộc sống của mình sau này.
Tông huấn viết :- “Tạo điều kiện thuận lợi để họ có được những yếu tố cơ bản cho một nếp sống gia đình ổn định (việc làm chắc chắn, đủ điều kiện tài chánh, biết điều hành sáng suốt, có khái niệm về kinh tế gia đình v.v.)”. (FC 66).
Như vậy, điều cần thiết phải làm ngay, đó là phải dạy cho các bạn trẻ một nghề nghiệp để họ có thể kiếm sống, đồng thời phải biết tiết kiệm trong việc chi tiêu của mình.
Thực vậy, chúng ta cũng không thể nào sống trong cái lý tưởng : một túp lều tranh, hai quả tim vàng, uống nước lã, nhìn nhau than thở. Trái lại, hãy nhìn vào thực tế, phải làm sao có được cơm ăn, áo mặc, phải làm sao bảo đảm được một đời sống vật chất ít nữa là tương đối ?
Để thực hiện được giấc mộng bình thường này, thiết tưởng nghĩ không gì hơn là nghề nghiệp và sự cần kiệm.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Cùng với việc giáo dục nhân bản, là việc giáo dục đạo đức. Thực vậy, việc trình bày giáo lý không thể giữ mãi những hình ảnh ấu trĩ, nhưng cần phải được cập nhật hóa để phù hợp và chuyên sâu hơn. Tông huấn đã đưa ra cả một chương trình giáo lý cụ thể để giúp các bạn trẻ trong cuộc sống cũng như trong hôn nhân sau này. Tông huấn viết :
- “Bắt đầu từ lứa tuổi thích hợp và với một việc dạy giáo lý tương xứng, tương tự phần nào như hành trình dự tòng, công việc này sẽ gồm việc chuẩn bị chuyên biệt về các bí tích, như để giúp các bạn trẻ tái khám phá các bí tích. Việc canh tân giáo lý theo chiều hướng đó cho tất cả những ai đang chuẩn bị hôn nhân Kitô giáo là điều hết sức cần thiết, để bí tích sẽ được cử hành và được sống với những dự kiện luân lý và thiêng liêng thích hợp. Đến lúc thích hợp và tùy theo những đòi hỏi cụ thể khác nhau, việc đào tạo cho những người đính hôn sẽ phải bổ túc bằng một sự chuẩn bị cho đời sống lứa đôi : khi trình bày hôn nhân như một tương quan liên vị phải được phát triển liên tục giữa người nam và người nữ, người ta phải khuyến khích họ đào sâu những vấn đề tính dục hôn nhân và về vai trò cha mẹ có ý thức trách nhiệm, cùng với những hiểu biết cốt yếu gắn liền với các vấn đề ấy trong lãnh vực sinh lý và y học, và đưa tới chỗ làm quen với những phương pháp tốt để giáo dục con cái”. (FC 66).
Từ những gợi ý cụ thể trên, chúng ta rút ra được những điểm chính yếu sau đây :
- Giúp các bạn trẻ hiểu và sống các bí tích một cách ý thức và đầy đủ, nhất là bí tích Giải tội và bí tích Thánh thể.
- Giúp các bạn trẻ nắm vững mục đích và trách nhiệm của cuộc sống lứa đôi.
- Ngoài những điều kể trên, Tông huấn còn nhắc tới tình liên đới và cộng tác với các gia đình khác trong việc tông đồ. Đức Thánh Cha viết :
- “Sau cùng, cũng sẽ không được coi thường việc chuẩn bị cho công cuộc tông đồ gia đình, cho tình huynh đệ và sự cộng tác với các gia đình khác, cho việc tích cực hội nhập vào các nhóm, các hiệp hội, các phong trào, các sáng kiến có mục đích đem lại thiện ích nhân bản và Kitô giáo cho gia đình”. (FC 66).
Thực vậy, chúng ta không phải chỉ biết có gia đình mình và chỉ lo cho gia đình mình mà thôi, biến gia đình mình trở thành một ốc đảo biệt lập, cho dù đó là một ốc đảo xanh tươi. Trái lại, gia đình phải là một con đường dẫn đưa chúng ta và những người chung quanh đến cùng Chúa. Vì thế, cần phải biết liên đới và cộng tác với những gia đình khác trong việc tông đồ, cũng như dấn thân vào những công tác xã hội đem lại lợi ích chung.
III- CHUẨN BỊ CẤP THỜI
Việc chuẩn bị cấp thời phải được tổ chức ngay trước hôn nhân, như Tông huấn đã nói :
- “Việc chuẩn bị liền trước cuộc cử hành bí tích phải diễn ra trong nhiều tháng và nhất là trong những tuần cuối trước lễ cưới để nhờ đó có thể đem lại được một ý nghĩa mới, một nội dung mới và một hình thức mới cho việc quen gọi là điều tra hôn phối mà giáo luật đòi buộc”. (FC 66).
Việc chuẩn bị này cũng nhằm tới hai khía cạnh :
1- GIÁO DỤC NHÂN BẢN
Mặc dù Tông huấn không đề cập tới, nhưng từ xưa cho đến nay, những bạn trẻ sắp sửa “dắt díu nhau vào trình cụ”, thường có một số việc cần phải làm ngay, để cuộc hôn nhân được tốt đẹp và được bảo đảm về lâu về dài. Những việc ấy như sau :
- Suy nghĩ và cầu nguyện.
- Bàn hỏi với những người đạo đức, có kinh nghiệm và có bổn phận hướng dẫn chúng ta.
- Tìm hiểu lẫn nhau.
- Sống trong sạch.
2- GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
Trong thời gian này, việc giáo dục đạo đức đã được Tông huấn gợi ý :
- “Trong số các yếu tố phải truyền đạt trong tiến trình đức tin này, tựa như ở thời kỳ dự tòng, cũng phải có việc đào sâu về mầu nhiệm Chúa Kitô và Hội Thánh, về ý nghĩa của ân sủng và của trách nhiệm gắn liền với hôn nhân Kitô giáo, đó là chưa kể tới việc chuẩn bị để tham dự tích cực vào nghi lễ phụng vụ hôn phối”. (FC 66).
Từ lời gợi ý trên, chúng ta rút ra được bốn việc chính yếu :
1- Đào sâu mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh.
Như chúng ta đã biết hôn nhân là một định chế được Thiên Chúa ấn định cho xã hội loài người ngay từ thuở ban đầu. Rồi sau đó, đã được Chúa Giêsu nâng lên hàng bí tích. Kể từ nay, hôn nhân không phải chỉ là sợi dây tình yêu nối kết hai người thành vợ thành chồng, mà hơn thế nữa, còn là hình ảnh tượng trưng cho tình yêu của Đức Kitô đối với Hội thánh như lời thánh Phaolô đã nói :
- Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói đến sự kết hiệp giữa Đức Kitô và Hội Thánh.
Vì vậy mà :
- Người làm vợ hãy phục tùng chồng như phục tùng Chúa vì chồng là đầu của vợ, cũng như Đức Kitô là đầu của Hội Thánh.
Đồng thời người làm chồng cũng phải :
- Hãy yêu thương vợ như chính Đức Kitô yêu thương Hội Thánh và hiến mình vì Hội Thánh.
Và như thế sống tình nghĩa vợ chồng cũng là sống màu nhiệm kết hiệp giữa Đức Kitô và Hội Thánh vậy.
2- Ý nghĩa của Ân sủng
Theo thánh Phaolô diễn tả, trước kia chúng ta chỉ là những cành cây dại, nhưng kể từ khi được ghép vào với Đức Kitô, một dòng nhựa mới được truyền sang cho chúng ta. Dòng nhựa mới ấy chính là sự sống của Thiên Chúa, hay nói cách khác, đó là ân sủng của Thiên Chúa, nhờ đó hoa trái cuộc đời chúng ta sẽ là một thứ hoa trái mới, thơm ngon và đậm đà, xứng đáng được đón nhận vào quê hương Nước Trời.
3- Trách nhiệm của hôn nhân Kitô giáo.
Phàm đã là người, khi làm bất cứ việc gì, từ việc nhớn đến việc nhỏ, thì đều theo đuổi một mục đích nào đó, huống lọ là việc trăm năm đại sự. Và như chúng ta cũng đã biết, hôn nhân có hai mục đích, đó là sinh sản con cái và giúp đỡ lẫn nhau.Từ hai mục đích này, chúng ta thấy những người bước vào cuộc sống hôn nhân phải gánh vác hai trách nhiệm, đó là trách nhiệm của cha mẹ và trách nhiệm của vợ chồng.
Trước hết là trách nhiệm của cha mẹ.
Cha mẹ có bổn phận phải sinh sản con cái, như lời Chúa đã phán : Hãy sinh sôi nảy nở cho nhiều đầy mặt đất. Trong khi sinh sản con cái, chúng ta cộng tác với Thiên Chúa trong công cuộc sáng tạo, làm nên những con người mới, để kéo dài sự hiện diện của nhân loại trong giòng thời gian mà ca tụng Thiên Chúa. Công đồng Vaticanô II đã viết trong hiến chương về mục vụ như sau :
- “Trong khi thi hành bổn phận sinh sản và giáo dục, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa tạo hóa và trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận mình với trách nhiệm của con người và của con người Kitô…Trong cách thế hành động, vợ chồng Kitô hữu hãy ý thức là mình không thể làm theo sở thích, nhưng phải luôn luôn theo tiếng nói của một lương tâm, được khuôn đúc theo luật Chúa, hãy vâng phục giáo huấn của Giáo Hội, vì Giáo Hội có thẩm quyền giải thích luật Chúa dưới ánh sáng Phúc âm”. (GS 50).
Tuy nhiên sinh sản mà thôi cũng chưa đủ, bổn phận thứ hai là phải nuôi dưỡng con cái, nghĩa là cho con cái ăn mặc đầy đủ, đau yếu lo tìm thày chạy thuốc…
Tuy nhiên, nuôi dưỡng mà thôi chưa đủ, vì sinh con không giống như sinh vật. Nuôi một con heo, chúng ta chỉ cần đổ cám cho nó ăn là đủ, nhưng với con cái thì khác. Nuôi dưỡng đã đành, mà còn phải giáo dục con cái nữa, vì như tục ngữ đã bảo :
- Đẻ con chẳng dạy chẳng răn,
Thà rằng nuôi lợn cho ăn lấy lòng.
Tiếp đến là trách nhiệm của vợ chồng.[/B]
Vợ chồng có bốn bổn phận, đó là phải yêu thương, hòa thuận, trung thành và giúp đỡ lẫn nhau. Muốn được như vậy, vợ chồng phải biết nhường nhịn và tha thứ, dám chấp nhận những hy sinh cho nhau và vì nhau, nhờ đó mà trọn đời yêu thương và trung thành cùng nhau.
[B]4- Tham dự tích cực vào nghỉ lễ phụng vụ hôn phối.
Hôn nhân Kitô giáo đòi hỏi phải theo luật cử hành phụng vụ, để diễn tả tính cách xã hội và cộng đồng, nơi bản chất Hội Thánh và bí tích của khế ước hôn nhân giữa hai người đã rửa tội, vì thế Tông huấn đã đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể sau đây :
* Là một hành vi bí tích để thánh hóa, việc cử hành hôn phối phải được đưa vào phụng vụ, nhưng đồng thời phải đơn giản và xứng đáng, hoàn toàn theo đúng những qui tắc mà thẩm quyền Giáo hội đã đề xướng.
* Là một dấu chỉ của giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh, việc cử hành hôn phối phải diễn ra thế nào để có thể kết thành một sự công bố Lời Chúa và một sự tuyên xưng đức tin của cộng đồng các tín hữu. Thời gian thích hợp nhất vẫn là lúc cử hành Thánh lễ, bởi vì giữa bí tích Thánh thể và bí tích Hôn phối có một liên hệ mật thiết : Bí tích Thánh thể vừa là sự hiện diện đích thực, lại vừa là dấu chỉ tình yêu của Đức Kitô, còn bí tích Hôn nhân dẫn đưa hai vợ chồng vào trong tình yêu ấy và làm cho họ có khả năng tiếp tục sự trao hiến của Đức Kitô trong cuộc sống của mình. Như vậy, Phụng vụ vừa mang tính chất loan báo Tin mừng, bởi vì rao truyền ngay trong Hội Thánh tin mừng về tình yêu hôn nhân như là dấu chỉ của Đức Kitô và Hội Thánh, đồng thời cũng mang tính chất Giáo hội vì ảnh hưởng đến cả cộng đồng nơi vợ chồng sinh sống.
* Là một hành vi bí tích của Hội Thánh, việc cử hành hôn phối phải lôi cuốn được cả cộng đoàn với sự tham dự trọn vẹn, tích cực và có trách nhiệm của mọi người đang hiện diện, tùy theo vai trò của mình, như đôi bạn, linh mục, nhân chứng, cha mẹ, bạn hữu…nói tắt là mọi thành phần của một cộng đoàn đang biểu lộ và sống mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Ngài.
Sau cùng, Đức Thánh Cha mong muốn các Hội Đồng giám Mục sớm công bố “Tập chỉ nam mục vụ gia đình” để hướng dẫn cho việc chuẩn bị nói trên.
Tông Huấn viết :
- “Ước mong rằng các Hội Đồng Giám Mục lưu tâm tới các sáng kiến thích hợp để giúp các vợ chồng tương lai biết ý thức hơn rằng việc chọn lựa của họ hệ trọng biết bao, cũng như để giúp cho các vị chủ chăn biết bảo đảm cho những người ấy có được những dự kiện cần thiết. Và với sự lưu tâm đó, các Hội Đồng Giám Mục sẽ xả thân làm việc, để sớm công bố được “Tập chỉ nam mục vụ gia đình”. Trong cuốn chỉ nam này, trước hết sẽ phải xác định những yếu tố cần thiết không thể thiếu được về nội dung, về thời lượng và về phương pháp của các “khóa chuẩn bị”, tạo quân bình cho những khía cạnh khác nhau có liên hệ tới hôn nhân – như giáo lý, sư phạm, luật pháp, y học – và xếp đặt thế nào để giúp cho những người sắp lập gia đình, không những chỉ được đào sâu thêm về hiểu biết, mà còn cảm thấy được thúc đẩy để hội nhập một cách tích cực vào trong cộng đồng Hội Thánh”. (FC 66).
Bao giờ thì Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho trình làng tập chỉ nam này, chúng ta hãy kiên nhẫn và chờ đợi.
KẾT LUẬN
Mặc dù được trình bày một cách vắn gọn, nhưng Tông huấn đã đưa ra một chương trình cụ thể cho việc chuẩn bị hôn nhân. Chương trình này không phải chỉ rảo qua đôi ba tháng của một khóa giáo lý, nhưng phải được kéo dài qua nhiều năm nhiều tháng, khởi đi từ thời thơ ấu cho đến lúc cử hành hôn phối, chính thức bước vào cuộc sống lứa đôi. Hơn thế nữa, Tông huấn còn đưa ra một đường hướng mục vụ sau khi cưới, nhất là cho những cặp vợ chồng đang gặp phải khó khăn…
Để kết luận, xin ghi lại nơi đây nhận xét của Đức Thánh Cha :
- “Kinh nghiệm cho thấy được rằng, các bạn trẻ được chuẩn bị chu đáo cho đời sống gia đình, cách chung sẽ thành công hơn các bạn khác”. (CF 66).
GSVN