View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Pages :
1
2
[
3]
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Nhím Hoàng Kim
10-22-2007, 03:09 PM
VẤN : Vì muốn chuẩn bị để được Sư Phụ truyền Tâm Ấn , con đã bắt đầu ăn chay , nhưng vì vợ của con phản đối . Nếu như vậy mà tạo sự bất hòa trong gia đình , phải làm sao ? Có thể một mặt cãi nhau , một mặt tu hành được không ?
ĐÁP : Sư Phụ rất thông cảm với hoàn cảnh của quý vị . Quý vị phải biết rằng Sư Phụ còn khổ hơn quý vị . Vì vấn đề ăn chay mà Sư Phụ đã đem lại cho mình rất nhiều phiền phức , mỗi lần đi giảng kinh đều có rất nhiều người hỏi : "Tại sao phải ăn chay ?" Nếu Sư Phụ sửa lại nói rằng tu hành không cần ăn chay , Sư Phụ nghĩ rằng cả Đài Loan đều sẽ đến quy y , như vậy Sư Phụ sẽ an nhiên vui vẻ , không có một chút trở ngại gì . Sư Phụ bảo quý vị ăn chay là đem phiền phức cho chính mình , Sư Phụ còn khổ tâm hơn quý vị , quý vị cần phải biết rằng quý vị chỉ có một người vợ , còn Sư Phụ có rất nhiều vợ chồng . Họ đến công kích Sư Phụ và nói rằng : "Tại sao lại dạy người ta ăn chay ? Tôi chưa bao giờ nghe qua điều này , Lạt Ma Tây Tạng không có ăn chay cũng được thành Phật".
Chúng ta là những người tu hành đương nhiên phải gặp nhiều chướng ngại , điều này rất khó tránh được . Nếu tu hành thuận lợi như vậy , thì không cần tu hành . Tu hành là một việc không chịu khuất phục những hoàn cảnh khắc nghiệt , nhưng mình cũng cần phải săn sóc gia đình của mình . Dùng lòng yêu thương từ từ giải thích cho vợ nghe , dùng trí huệ , dùng kiến thức khoa học , từ từ giải thích cho họ rồi đến thọ Tâm Ấn . Nếu vợ không ăn chay , không nấu chay cho quý vị dùng , quý vị tự mình nấu , giúp đỡ lẫn nhau . Công việc của vợ nhiều quá , quý vị có thể tự học nấu , vạn nhất quý vị không biết cách nấu , có thể đến nơi Sư Phụ , Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị cách nấu thức ăn chay .
Có thể là vợ quý vị bận rộn , bây giờ lại nghe quý vị muốn ăn chay , đương nhiên cảm thấy thêm phiền phức , sợ mệt , sợ không biết cách nấu chay cho quý vị ăn , không nhất định là do cô ấy muốn ngăn trở quý vị , không muốn nấu chay cho quý vị ăn , nhưng bởi vì năng lực của cô ấy có hạn . Buổi sáng đi làm việc về phải săn sóc gia đình , săn sóc con nhỏ , thêm vào quý vị lại muốn ăn chay , đương nhiên cô ấy không thích .
Giữa vợ chồng với nhau là dễ dàng nói chuyện nhất , chỉ cần tìm những lúc vui vẻ , nói ngọt ngào với cô ấy , từ từ giải thích cho cô ấy nghe , không nên ép người ta quá , cũng không nên hấp tấp quá . Có những hoàn cảnh chúng ta có thể giải quyết rất nhanh , nhưng cũng có những hoàn cảnh cần phải từ từ mà nói . Nếu như quý vị làm vậy mà vẫn còn trở ngại , hãy viết thư cho Sư Phụ , lúc đó Sư Phụ giải thích thêm .
Chúng ta cần phải đi từng bước một , hôm nay không được ngày mai lại thử nữa , ngày mốt không được , năm sau lại thử . Chỉ cần quý vị có tấm lòng thành muốn thọ Tâm Ấn , Sư Phụ đã giúp đỡ rồi , cho dù quý vị không có cầu khẩn , sớm tối cũng nhất định sẽ được đến thọ Tâm Ấn . Vạn nhất cuộc đời này không thể thọ Tâm Ấn , nhưng rất thích được thọ Tâm Ấn , rất thích Sư Phụ , đời sau sẽ được theo Sư Phụ , Sư Phụ sẽ đưa quý vị giải thoát không có trở ngại gì , Sư Phụ không bao giờ bỏ bạn của Sư Phụ , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay). Lúc mới tu hành rất cần người săn sóc , cũng giống như một đứa bé trước khi trưởng thành cần phải có người săn sóc , đợi đến khi nó lớn lập gia đình rồi , thì không cần phải lo cho nó nữa . Cho nên Sư Phụ rất tội nghiệp , nếu như quý vị không giải thoát , Sư Phụ lại phải trở lại (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
10-23-2007, 05:22 PM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm là gì ?
ĐÁP : Pháp Môn Quán Âm là một pháp môn giúp quý vị một đời giải thoát , đạt được đẳng cấp ở bên trong , đạt được âm thanh của Phật , nhìn thấy được ánh sáng của Phật , sau đó biết được mình là ai ? Ánh sáng của Phật là ánh sáng của chúng ta , là bản tánh của chúng ta , đó là năng lực của chúng ta , chấn động lực của chúng ta . Từ từ chúng ta sẽ hiểu rõ chúng ta là Phật , là Thượng Đế , cả vũ trụ này đều do chúng ta tạo ra .
Nhím Hoàng Kim
10-24-2007, 02:34 PM
VẤN : Trong Cơ Đốc Giáo có nói đến thánh linh , trong Phật Giáo nói là gì ?
ĐÁP : Là Bản Lai diện mục , linh hồn , Phật tánh , đại Trí Huệ , các danh từ đều đồng một nghĩa .
VẤN :Phật Giáo cũng có nói đến Sa Tăng phải không ?
ĐÁP : Thiên Chúa Giáo gọi là Sa Tăng , Phật Giáo nói Ma Vương , Ấn Độ Giáo nói Ma Da . Lực lượng phủ định là Ma Vương , Sa tăng , Ma Da ... , những danh xưng này đều có cùng một nghĩa .
VẤN : Sư Phụ truyền pháp cho người , vạn nhất truyền pháp cho người ác , có phải là tạo ác nghiệp không ?
ĐÁP : Đối với Sư Phụ mà nói , không có người ác . Mọi người đều lương thiện , đều là Phật , vốn rất tinh khiết , nhưng vì rơi vào bùn , cho nên có người dơ chỗ này , có người dơ chỗ kia , những chỗ dơ khác nhau , nhưng một lúc sau khi về nhà rửa sạch sẽ mọi người đều như nhau . Cho nên cần phải biết con người vốn không có ác , mọi thứ đều do làm sai , ngộ nhận , không hiểu mà thôi .
Nhím Hoàng Kim
10-25-2007, 04:00 PM
VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ quán thông một số Phật pháp , bao gồm Hiển Giáo , Mật Giáo phải không ?
ĐÁP : Phải , Hiển Giáo , Mật Giáo , vốn đều phải tu Pháp Môn Quán Âm . Chỉ vì càng về sau càng xa cách , càng lúc càng cách xa cho nên mới biến thành nhiều tôn giáo như vậy . Phật Thich Ca vốn chỉ dạy một pháp môn cao nhất , đó là Pháp Môn Pháp Hoa , hoặc gọi là Pháp Môn Quán Âm , những pháp môn khác đều là những Pháp phương tiện tạm thời , hiểu không ? Thí dụ Sư Phụ không những chỉ dạy Pháp Môn Quán Âm mà thôi , Sư Phụ còn dạy người ta niệm Phật A Di Đà , bởi vì có người thích niệm , đến hỏi Sư Phụ làm thế nào để niệm rõ ràng hơn , cho nên Sư Phụ dạy họ cách niệm . Nếu như họ hỏi Sư Phụ làm thế nào để tu Pháp Môn Quán Âm , đương nhiên Sư Phụ sẽ dạy cho họ cách tu pháp môn này .
Có người tu Mật Tông lại hỏi Sư Phụ , làm thế nào để quán đảnh ? Quán thế nào thì hay hơn ? Sư Phụ cũng dạy họ cách quán , bởi vì họ không muốn ăn chay , cũng không muốn tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , Sư Phụ không thể cưỡng bách họ tu , nhưng không thể không trả lời câu hỏi của họ . Rất có thể khi người ấy về nhà , viết lên nhật ký : "Hôm nay Pháp Sư Thanh Hải dạy tôi quán đảnh" (Sư Phụ cười). Quán cái này quán cái kia , hiểu không ? Sư Phụ vốn không dạy những thứ đó , nhưng vì họ hỏi , Sư Phụ mới giúp đỡ cho họ một chút , hiểu ý của Sư Phụ không ? Sư Phụ nghĩ rằng Phật Thích Ca còn tại thế cũng làm như vậy , bởi vì có rất nhiều người tu hành những pháp môn khác nhau đến hỏi Ngài , Ngài không thể không trả lời . Nếu như những người đó không có hỏi Ngài làm thế nào để tu Pháp Môn Quán Âm , đương nhiên Ngài không dạy , bởi vì Phật không thỉnh không nói .
Cho nên Sư Phụ cũng dạy rất nhiều pháp môn . Trước khi dạy Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ cũng dạy người ta lạy Phật , bởi vì có một người cứ một mực hỏi Sư Phụ làm thế nào để giảm phiền não của cô ấy ? Làm thế nào để thân thể được trán kiện ? Làm sao để chồng của cô trở thành một người tốt ? Sư Phụ không thể nói gì khác hơn , Sư Phụ nói : "Cô nên xét hoàn cảnh của cô , cô thích tu gì thì tu thứ nấy". Sau đó cô lại hỏi Sư Phụ tu cái gì ? Sư Phụ nói Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm , cô nói không thích , nhưng cô lại nhất định muốn Sư Phụ dạy cô , làm thế nào để chồng cô tốt một chút , mỗi ngày ở nhà thương yêu cô , Sư Phụ nói : "Cô có thể đi lạy Phật mỗi ngày lạy năm mươi lạy", cô nói : "Nhiều quá". Sư Phụ nói : "Vậy lạy ba mươi lạy đủ rồi", cô nói : "Vẫn còn nhiều quá". Sư Phụ không còn cách nào hơn , chỉ nói : "Cô muốn lạy thế nào thì tự mình lạy". Ý của cô là muốn Sư Phụ gánh dùm phiền não cho cô (Sư Phụ cười), giúp cô săn sóc chồng của cô , để ông ấy tốt hơn một chút , ý của cô là không muốn làm gì hết , hiểu không ? Sư Phụ biểu cô lạy Phật năm mươi lạy , hoàn cảnh sẽ thay đổi , quý vị biết tại sao không ? Bởi vì sẽ đổ mồ hôi , sẽ mệt , sẽ không muốn cãi lộn với chồng nữa (Mọi người cười và vỗ tay).
Lạy Phật cũng là một cách vận động tốt , mỗi ngày lạy như vậy thân thể sẽ khoẻ mạnh , phiền não sẽ giảm bớt , bởi vì lúc chúng ta bị bệnh , phiền não tương đối đến nhiều hơn , cho nên lạy Phật rất tốt . Sư Phụ cũng dạy người lạy Phật , Sư Phụ dạy người rất rõ ràng .
Nhím Hoàng Kim
10-27-2007, 08:12 AM
VẤN : Tại sao lúc Sư Phụ khai thị , con cảm thấy muốn rơi nước mắt ?
ĐÁP : Rất nhiều người như vậy , bởi vì con người thật của quý vị , chủ nhân của quý vị , linh hồn của quý vị , thánh linh của quý vị cảm động , nhưng chỉ vì đầu óc quý vị không biết mà thôi . Đầu óc là công cụ của Thế Giới Thứ Hai , chủ nhân của chúng ta muốn gì nó cũng không biết , chủ nhân của chúng ta rơi lệ , đầu óc không thể nào hiểu nổi , nếu như muốn rơi nước mắt cứ để nó rơi , rơi nước mắt cũng có thể rửa sạch một số nghiệp chướng , đó cũng là một thể nghiệm tốt .
Nhím Hoàng Kim
10-28-2007, 07:44 AM
VẤN : Khai ngộ có phải là được thành Phật không ?
ĐÁP : Phải , nhưng thành Phật nhỏ (Mọi người cười). Mở đại khai ngộ mới thành Phật , cũng giống như một vị hoàn tử vậy , vừa mới sanh ra không biết được mình là hoàn tử , khi lớn lên sẽ hiểu được mình là ai , biết được lực lượng của chính mình , biết được sau này mình sẽ làm vị quốc vương , hiểu không ? Lúc nhỏ nó cũng là một vị quốc vương tương lai , nhưng lúc đó nó chưa hiểu biết được nhiều . Cũng vậy , chúng ta vừa mới khai ngộ , vừa mới thấy bản chất của chúng ta , nhưng lúc ấy không nhất định có niềm tin mãnh liệt , không nhất định trí huệ đã mở , cần phải huấn luyện một thờ gian lâu , mỗi ngày hiểu một chút , đến lúc đó chúng ta càng ngày càng hiểu rõ . Khai ngộ có thể thành Phật , nhưng chính chúng ta chưa có khẳng định , chưa có tin tưởng mình nhiều như vậy .
Nhím Hoàng Kim
10-30-2007, 02:58 PM
VẤN : Dùng những lời nguyện cầu không chính đáng để cầu Phật Bồ Tát , Phật Bồ Tát có giúp đỡ không ?
ĐÁP : Có . Bởi vì Phật Bồ Tát không có lòng phân biệt , nhưng đối với chúng ta không tốt . Vừa rồi Sư Phụ có nói chúng ta trù một người xuống địa ngục , sau này đến phiên chúng ta xuống địa ngục . Cho nên chúng ta cần phải là người tốt , thích những điều tốt , kỳ vọng vào những đồ vật tốt , chúc cho người khác có những nguyện vọng tốt , sau này những việc tốt ấy sẽ trở lại chúng ta , hiểu không ? Đây là những việc rất đơn giản , Khổng Tử cũng có nói 'Kỷ sở bất dục , vật thi ư không'.
Nhím Hoàng Kim
11-01-2007, 03:28 PM
VẤN : Đẳng cấp của Bồ Tát dựa vào đâu mà phân biệt ?
ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ phân biệt rất rõ ràng , đẳng cấp nào là Bất Thối Bồ Tát , đẳng cấp nào là Sơ Địa Bồ Tát , chúng ta có một hệ thống trắc lượng . Vừa rồi Sư Phụ có nói , nếu như có hai người đến truyền Tâm Ấn cùng một lúc , một người lúc trước làm nhiều phước báu , lại còn đọc kinh mấy chục năm , còn một người chỉ vừa mới ăn chay có một ngày nhưng đẳng cấp lại cao hơn người kia , đến lúc đó mới biết được ai là Bồ Tát . Sư Phụ có thể trắc lượng , biết được ai cao ai thấp ? Đến lúc đó chúng ta sẽ không thể ngạo mạn , không thể dối người , chúng ta sẽ thật sự biết rõ đẳng cấp của mình . Nếu không , cả ngày chúng ta sẽ tự dối mình , đầu óc của chúng ta sẽ dối chúng ta , cho rằng mình vừa cao vừa giỏi , kết quả khi đến thọ Tâm Ấn , Sư Phụ đo chẳng là gì cả , lúc đó chúng ta sẽ khóc (Sư Phụ cười). Nhưng vì sự hiểu biết đó mà cần phải cố gắng , cần phải nỗ lực tu hành , khiêm tốn hơn một chút .
Nhím Hoàng Kim
11-03-2007, 09:42 AM
VẤN : Đẳng cấp cao nhất của Phật có phải không có gì làm không ?
ĐÁP : Có , có rất nhiều công việc . Bởi vì chúng sinh rất nhiều , mỗi ngày đều bận rộn cầu cứu Ngài , làm sao mà Ngài không động lòng ? Ngay cả chúng ta cầu một người phàm phu , họ cũng động lòng , cũng có thể giúp chúng ta , huống chi là cầu khẩn đến vị Phật cao nhất , Ngài làm sao mà không đến ? Nếu như Ngài không động lòng , điều này nói rằng Ngài không có lòng từ bi , không phải là Phật cao nhất , chúng ta không cần để ý đến Ngài , có phải như vậy không ? Thành Phật là vì muốn độ chúng sinh , sau khi thành Phật sẽ rất bận rộn , mọi người đều khẩn cầu , cho nên Phật phải gánh trách nhiệm cho toàn cõi vũ trụ này .
Nhím Hoàng Kim
11-03-2007, 09:39 PM
VẤN : Có phải tất cả chúng sinh , bao gồm cả Phật Bồ Tát , đều tu hành vĩnh viễn không ngừng không ?
ĐÁP : Ngừng sẽ buồn chết (Mọi người cười). Nhưng tu hành tới một giai đoạn , những tham , sân , si vi tế của chúng ta đều được tiêu trừ . Đến lúc đó chúng ta tu hành cũng như không tu hành vậy , không có thái độ gấp gáp khẩn trương : "Tôi muốn thành Phật" (Sư Phụ cười), đến lúc đó mới có thể nói rằng đạt được Niết Bàn . Nhưng Niết Bàn không phải là cứu cánh nhất , không phải ngừng ở nơi đó , vẫn tiếp tục tu hành , nhưng tương đối nhẹ nhàng hơn .
Ví dụ như chúng ta học tập rất cố gắng , lúc ở tiểu học đã rất cố gắng , đến trung học cũng rất cố gắng , thì khi lên đại học sẽ cảm thấy dễ dàng hơn . Chúng ta không nhất định mỗi ngày phải đến trường , muốn đi nghe thì đi , không muốn thì ở nhà tự học , muốn tự tu cũng được , nhưng cần phải rất cố gắng , rất khổ cực . Đến khi tốt nghiệp đại học chúng ta vẫn muốn tiến bộ , chúng ta vẫn phải tiếp tục học , chẳng qua nhẹ nhàng hơn một chút , tương đối tự tại hơn , muốn học thì học , không học thì cũng không quan hệ gì , phải không ? Hay mua một cuốn sách có liên quan đến công việc của chúng ta làm , từ từ đọc , càng ngày học càng hiểu , một bên làm việc một bên học , có phải như vậy không ? Nhưng cảm thấy nhẹ nhàng hơn lúc ở trường học .
Cũng giống như vậy , sau khi thành Phật , đạt được quả vị của Phật , nhưng cũng cần phải tiếp tục học , cho nên trong Ba La Mật Đa Tâm Kinh có nói : "Tam Thế Chư Phật , y theo ban nhược Ba La Mật Đa Đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề". Không phải sau khi thành Phật sẽ ngừng ở nơi đây , sẽ an tâm nghỉ ngơi . Không phải , vẫn phải tiếp tục tu . Cho nên chúng ta thấy Phật Thích Ca sau khi thành Phật , mỗi ngày vẫn phải ngồi thiền , sau khi ngồi thiền xong , ra giảng kinh cho đồ đệ của Ngài nghe , mỗi ngày Ngài đều tu hành , không phải thành Phật xong là không tu hành .
Nhím Hoàng Kim
11-09-2007, 04:19 PM
VẤN : Hiện nay chúng ta gặp những điều không vừa ý có phải là nghiệp chướng không ?
ĐÁP : Phải , nhưng cũng là một thứ phước báu , cho nên nói phiền não là bồ đề , là phước báu , nghiệp chướng vốn đều như nhau . Lúc chúng ta gặp phải khó khăn , chúng ta không nên để ý đến nó là nghiệp chướng hay là phước báu . Khó khăn là khó khăn , chúng ta cần phải tìm biện pháp giải quyết cái khó khăn này , chứ không hỏi rằng đây là nghiệp chướng hay là phước báu , hỏi cũng vô ích . Những người tu Pháp Môn Quán Âm , muốn giải quyết khó khăn tương đối dễ dàng , nhưng người bình thường muốn giải quyết khó khăn thật không phải dễ .
Nhím Hoàng Kim
11-21-2007, 06:41 PM
VẤN : Tại sao khi chúng ta sinh ra , những việc của kiếp trước đều quên cả ?
ĐÁP : Bởi vì tất cả những cánh cửa của ký ức của chúng ta đều bị đóng lại , không để cho chúng ta biết , làm như vậy là tốt cho chúng ta . Giả sử khi chúng ta biết được kiếp trước của chúng ta là một người xấu , ví dụ như Tần Thủy Hoàng hoặc Hitler ... hoặc là những người hung ác , như vậy chúng ta sẽ rất khổ tâm , mỗi ngày hối hận , như vậy làm sao mà sống ? Nếu như kiếp trước của chúng ta là một vị quốc vương rất tốt , đều được mọi người sùng bái kính yêu , có rất nhiều vương phi mỹ nữ , bây giờ cái gì cũng không có , ngay cả một người vợ cũng tìm không ra , (có người cười) , lúc đó sống có nổi không ? (Có người đáp : Không nổi .) Đó là đương nhiên rồi ! Quên đi ký ức của quá khứ là tốt , cho nên những cánh cửa của quý vị đều đóng cả lại , nhưng những người tu hành có lúc sẽ biết được kiếp trước của mình , trong trường hợp này chúng ta biết phải xử lý như thế nào , hiểu không ? Chúng ta chịu được những ảnh hưởng của nó mà không cảm thấy khó chịu , sẽ tiếp nhận được sự thật , biến hoàn cảnh trở nên thuận lợi nhất . Nếu không tu hành mà biết được kiếp trước của chúng ta , thì ảnh hưởng của kiếp trước sẽ làm cho chúng ta rất khổ tâm . Cho nên Thượng Đế hoặc gọi là Lực Lượng Tối Cao , Tạo Hóa ... , mới đem cánh cửa của ký ức đóng lại , vì như vậy có ích lợi cho chúng ta .
Nhím Hoàng Kim
11-26-2007, 08:55 PM
VẤN : Nếu được Sư Phụ truyền Tâm Ấn , năm đời siêu sanh , có cần phải lạy tổ tiên không ?
ĐÁP : Quý vị muốn lạy cũng được , không muốn thì thôi ; đây là vấn đề phong tục tập quán . Tuy chúng ta biết được tổ tiên của chúng ta đã siêu sanh , nhưng vì gia đình của chúng ta vẫn còn , bạn bè thân thuộc vẫn còn , nếu không lạy thì người khác sẽ nói chúng ta không hiếu thảo . Cho nên muốn lạy thì lạy , không sao , nhưng lạy cũng như không lạy vậy , không lạy cũng như lạy vậy . Chúng ta lạy tổ tiên là muốn biểu lộ lòng hiếu thảo của chúng ta , cho nên cũng không phải là những việc xấu , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay)
Nhím Hoàng Kim
11-27-2007, 09:29 PM
VẤN : Ý nghĩa của Chánh Đẳng Chánh Giác là gì ?
ĐÁP : Chánh Đẳng Chánh Giác tức là Như Lai , ý chỉ Phật Thích Ca hay những người đã thành Phật , đã đạt được đẳng cấp cao nhất hay là đẳng cấp của Thượng Đế , đạt được bản tâm , chúng ta gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác . Đây chỉ là một cái danh xưng tán thán , từ Phạn ngữ dịch ra . Phạn ngữ gọi là A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề , ý nói là vị Phật lớn nhất , là người đại khai ngộ , đại giải thoát , đại trí huệ , cũng như Như Lai , Thế Tôn , đều là từ Phạn ngữ dịch ra . Tiếng Trung Hoa có một danh xưng rất đẹp cho người đại khai ngộ , họ được gọi là Đạo Sư , Minh Sư , hoặc Đại Sư .
Nhím Hoàng Kim
11-28-2007, 09:03 PM
VẤN : Phật có bị thối chuyển không ?
ĐÁP : Không bị thối chuyển , trừ phi vì nguyện lực của họ để họ xuống độ người . Ví dụ như một người đã thành Phật , không muốn ở trên đó , họ muốn trở lại độ chúng sinh ở thế giới Ta Bà , điều này là do họ tự nguyện đến , chứ không phải vì họ thối chuyển , họ không có bị thối chuyển .
Nhím Hoàng Kim
11-29-2007, 09:01 PM
THUYẾT PHÁP TẠI ĐẠI HỌC GIAO THÔNG ,
Tân trúc , Ngày 31 Tháng 3 Năm 1988
VẤN : Bản chất của người là gì ?
ĐÁP : Bản chất của con người là Phật , là một thứ rất trong sáng , rất bác ái , rất từ bi , vô sở bất tại , đó là bản chất thật sự của con người . Nhục thể của chúng ta chỉ là một thứ y phục , một thứ lao tù , cũng như một căn phòng vậy , nhốt bản chất của chúng ta ở trong ấy , cho nên chúng ta cần phải tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể tìm lại được bản chất của mình . Bản chất của người không thể dùng ngôn ngữ diễn tả được , nó là một thứ lực lượng lớn nhất , một thứ trí huệ lớn nhất , chúng ta không thể nào tưởng tượng lực lượng của nó lớn như thế nào , trí huệ của nó lớn như thế nào . Cái lực lượng có một không hai này là bản chất của con người , Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm mới tìm được , nếu quý vị muốn biết bản chất của con người là gì thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm .
Nhím Hoàng Kim
11-30-2007, 09:17 PM
VẤN : Ăn chay cũng phải ăn rau quả và trái cây , nhưng thảo mộc cũng có sinh mạng giống như động vật vậy , nó không có muốn sinh mạng của nó bị kết liễu để người ta ăn .
ĐÁP : Đúng , như vậy chúng ta đừng ăn gì cả (Mọi người cười). Rất giản dị , không muốn ăn thì đừng ăn , không cần ăn thì chúng ta cứ dựa vào không khí mà sống , sau khi được thọ Tâm Ấn , mọi người đều tự sát là hơn cả (Mọi người cười).
Ở thế giới Ta Bà này , chúng ta không thể không sát sanh , Sư Phụ đã giảng rất nhiều lần . Cho dù thở không khí cũng sát sanh , rửa tay cũng sát sanh , giết những vi khuẩn để giữ vệ sinh cũng sát sanh , chưa ăn một thứ gì cũng đã sát sanh . Đã như vậy rồi , chúng ta càng không nên làm thương hại đến những linh hồn lớn . Thảo mộc và rau cải cũng có linh hồn nhưng linh hồn của nó trầm ngủ , không có cảm giác , ý thức cũng không lớn lao , nỗi đau khổ và ý thức tham sống sợ chết của nó cũng rất nhỏ , không rõ ràng như động vật . Chúng ta cố gắng không sát sanh , nhất là không nên giết hại những động vật lớn . Những động vật càng lớn thì cảm tình ý thức của chúng càng nặng , giết hại chúng nghiệp chướng của chúng ta rất nặng . Những động vật nhỏ thì còn có thể chấp nhận được (mọi người cười), vì cảm tình ý thức của chúng còn nhỏ . Chúng ta không thể không rửa tay , tuy vi khuẩn cũng có sinh mạng , nhưng chúng ta e ngại không giữ vệ sinh sẽ gây bệnh truyền nhiễm , nên cần phải rửa tay , tắm , giặt đồ , những việc làm này đều là để diệt vi trùng . Tuy rằng giết những động vật rất nhỏ cũng không được , vì đó là pháp luật của vũ trụ , nhưng vì sinh tồn , những chúng sinh lớn có thể giết những chúng sinh nhỏ , nhưng phải bổi thường sinh mạng của nó . Cho nên đời đời , kiếp kiếp chúng ta đều trả nợ nghiệp chướng , ăn qua ăn lại , đời này người ăn ta , đời sau ta ăn lại người , mãi mãi xoay vần .
Giờ đây chúng ta đã mệt mỏi rồi , chúng ta không thích sát hại lẫn nhau nữa , chúng ta muốn giải thoát , muốn đi ra , cho nên chúng ta hay đi khắp mọi nơi để tìm người hỏi rằng : "Ông có thể tránh được hệ thống sát hại lẫn nhau này không ? Tôi cảm thấy chán ngán thế giới này lắm rồi . Tôi không còn muốn trở lại để trả nghiệp chướng nữa , tôi muốn rời khỏi và vĩnh viễn không muốn trở lại Thế Giới Ta Bà này nữa ." Nếu như quý vị thành tâm muốn rời khỏi , nhất định một ngày sẽ tìm được một người , người ấy biết con đường đi lên , để chúng ta không phải trở lại để trả nợ nghiệp chướng nữa , chúng ta gọi những người ấy là Thánh Nhân , họ có thể đưa chúng ta rời khỏi , vĩnh viễn rời khỏi vòng 'oan oan tương báo'.
Ăn thực vật không phải không có nghiệp chướng . Trong quyển "Bí Quyết Tức Khắc Khai Ngộ - Hiện Đời Giải Thoát ; Khai Thị 2" có viết , ăn rau cải cũng có nghiệp chướng , ý nói là ăn rau cải cũng là sát sanh , cho dù không ăn thứ gì cũng đã sát sanh rồi , thở không khí cũng là sát sanh , rửa tay , đi , đứng đều là sát sanh . Cho nên chúng ta cần phải lựa chọn những nghiệp chướng nhỏ nhất , như vậy khi chúng ta trả tiền thì tương đối rẻ hơn , tương đối dễ dàng hơn (mọi người cười), sau khi thanh toán xong , chúng ta sẽ được ra đi nhẹ nhàng . Ăn rau cải không phải không có sát sanh , ăn rồi cũng có nghiệp chướng , nhưng những người tu Pháp Môn Quán Âm , mỗi ngày thiền hai tiếng rưỡi đồng hồ những nghiệp chướng nhỏ đó trả rất nhanh chóng , hiểu không ? Cho nên những người tu Pháp Môn Quán Âm , cho dù ăn rau cải cũng rất thanh khiết . Nhưng nếu ăn động vật chúng ta sẽ trả không nổi , cũng giống như thiếu nợ một người năm mươi ngàn đồng khác với thiếu năm triệu đồng , phải không ?
Nhím Hoàng Kim
12-02-2007, 08:24 AM
VẤN : Pháp Sư có thể giảng câu 'Sắc tức thị không , không tức thị sắc' ?
ĐÁP : Quý vị có thấy Sư Phụ không ? (Có người đáp : Thấy .) Thấy có rõ không ? (Có người đáp : Không rõ lắm .) (Mọi người cười .) Tại sao lại thấy không rõ (Có người đáp : Trong rất mịt mờ .) Thật không ? Không lẽ không có ai ngồi ở đây để giảng kinh ? (Mọi người cười .) Bởi vì cảnh giới của quý vị không giống nhau , có người thật sự nhìn thấy như vậy , đó là 'Sắc tức thị không' . Quý vị không thấy được những cảnh giới này , Sư Phụ không biết phải nói sao , nhưng đối với người kia cảnh giới không khác gì 'Sắc tức thị không' , (mọi người cười) , lúc Sư Phụ giảng kinh có người không thấy Sư Phụ , không thấy có người ngồi nơi này giảng kinh , chỉ thấy một màn ánh sáng cực mạnh , hay chỉ nghe thấy âm thanh mà thôi , cảnh giới lúc ấy là 'Sắc tức thị không' .
Còn một thứ cảnh giới , nếu như đạt được cảnh giới ấy , chúng ta vô sở bất tại . Chúng ta sẽ ở trạng thái tồn tại ; chúng ta tồn tại , nhưng cũng không tồn tại , chúng ta không phải chỉ ở một nơi , nhưng cũng là ở một nơi (Mọi người cười). Sư Phụ nghĩ tốt nhất là không nên nói tiếp , càng giải thích càng thêm lúng túng , dùng ngôn ngữ không thể nào diễn tả được cái trạng thái Như Lai vô sở bất tại này . Bây giờ Sư Phụ mời khách , xin quý vị tu Pháp Môn Quán Âm , sau khi tu hành xong , tự mình sẽ nghiệm được (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
12-03-2007, 04:11 PM
VẤN : Đức Phật Thích Ca nói : "Sau khi thành Phật sẽ có được đại lực lượng để độ chúng sinh ." Tại sao đến bây giờ vẫn còn nhiều người sống trong đau khổ ?
ĐÁP : Bởi vì Ngài đã thành Phật , còn chúng ta chưa có thành Phật . Ý của Ngài là chúng ta phải thành Phật rồi mới có thể độ cho người khác , hiểu không ? Độ cho chúng sinh là độ cho chúng ta , chúng ta không thể dựa vào bất cứ người nào , ví dụ Sư Phụ uống nước , chỉ có thể giúp Sư Phụ giải trừ cơn khát mà thôi , chứ có thể giúp quý vị giải trừ cơn khát không ? (Mọi người cười). Đương nhiên là không .
Cũng vậy , thành Phật là chuyện của Ngài , Ngài chỉ nói cho chúng ta nghe , thức tỉnh chúng ta cần phải thành Phật , sau khi chúng ta thành Phật , đương nhiên sẽ độ rất nhiều chúng sinh , cho nên lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế , có độ rất nhiều người . Đồ đệ của Ngài rất nhiều , có rất nhiều người có thần thông , đạt được tự tại , thành A La Hán , thành Bồ Tát . Sau khi Đức Phật Thích Ca ra đi , đồ đệ của Ngài cũng có người thành Phật , đi độ các chúng sinh khác .
Dù cho quý vị có thành Phật , hoặc có đạt được một đẳng cấp nào , quý vị cũng chỉ có một cái nhục thể mà thôi . Lực lượng của cái nhục thể này rất có hạn , ví dụ nói hôm nay Sư Phụ giảng kinh , Sư Phụ không thể cùng một lúc giảng kinh ở Đài Bắc , bây giờ Sư Phụ ở Đài Loan Sư Phụ cũng không thể cùng một lúc ở Mỹ Quốc , hiểu không ? Nếu dùng nhục thân mà độ chúng sanh thì rất có hạn , cho nên càng nhiều người thành Phật , mới có thể độ được nhiều người khác . Ngoài ra cần phải là người có duyên mới độ được , ví dụ Sư Phụ có duyên với người Đài Loan , cho nên lúc giảng kinh quý vị mới có thể nghe được , mới thích như vậy . Nếu như đối với những quốc gia khác không có duyên , cho dù Sư Phụ nói như thế nào , họ cũng không muốn nghe , Sư Phụ không biết Sư Phụ đã nói cái gì , mà có thể làm cho người ta phỉ báng . Sư Phụ giảng kinh , có chỗ nào để cho người ta phỉ báng không ? (Mọi người đáp : Không có). Tốt ! Cảm ơn . Nhưng có người vẫn nghe không hiểu , không thích , vậy không biết phải làm sao .
Càng nhiều người thành Phật càng tốt , bởi vì Sư Phụ có những người có duyên với Sư Phụ , quý vị có những người có duyên với quý vị , Sư Phụ độ người của Sư Phụ , quý vị độ người của quý vị , còn họ độ người của họ , cho nên càng nhiều người thành Phật , càng có nhiều chúng sanh được độ .
Bây giờ quý vị cần phải hiểu rõ , không nên từ sáng đến tối sùng bái những vị Phật quá khứ , như vậy không đủ . Những vị Phật quá khứ đã đi rồi , công việc của họ đã xong rồi , bây giờ một người khác đang làm . Ví dụ như chúng ta rất kính yêu vị tổng thống quá khứ , chúng ta rất tưởng niệm họ , rất sùng kính họ , nhưng vị tổng thống hiện tại cũng cần phải tôn kính , lúc chúng ta có vấn đề gì chúng ta đi tìm vị tổng thống này , không thể đi tìm vị tổng thống quá khứ , phải vậy không ? Bất luận vị tổng thống tiền nhiệm đã làm điều gì tốt , bây giờ người ấy đã đi rồi , không thể giúp đỡ chúng ta nữa , ... đó là cái ý này , nhưng Sư Phụ nói như vậy có người nghe sẽ không thích , một lát sau sẽ phỉ báng Sư Phụ (Mọi người cười).
Nhím Hoàng Kim
12-04-2007, 05:26 PM
VẤN : Nếu tôi muốn tìm một vị sư phụ để tu hành , làm thế nào để biết được vị sư phụ này là người để tôi tín nhiệm ?
ĐÁP : Quý vị nên suy nghĩ vị sư phụ mà quý vị muốn tìm là một người như thế nào ? Mục đích quý vị tìm vị sư phụ ấy để làm gì ? Nếu như quý vị muốn giải thoát , quý vị có thể hỏi họ : "Chính Ngài đã được giải thoát chưa ?" Giả sử như người ấy khẳng định trả lời : "Rồi", như vậy quý vị có thể học với họ . Quý vị cũng có thể hỏi với họ : "Ngài đã tìm ra được Phật tánh chưa ?" Giả sử họ khẳng định trả lời : "Rồi", như vậy quý vị có thể theo họ học .
Nếu những lời giải đáp đó đối với quý vị vẫn chưa thỏa đáng , quý vị có thể hỏi họ : "Ngài có thể cho tôi có ấn chứng không ? Một chút cũng được , để tôi có thể tìm thấy được Phật tánh của chính tôi ?" Nếu họ vẫn trả lời : "Được", vậy không nên do dự , nên học ngay với họ . Ngoài ra không còn gì để chứng minh nữa . Hình dáng bên ngoài của các vị Sư Phụ đều giống nhau , chuyện đạo đức , mọi người ai cũng có thể nói , nhưng có thể làm cho người khai ngộ , có những chứng ngộ như trong kinh điển , không phải ai cũng có thể làm được .
Nếu như họ không thể tự giải thoát , không tìm được Phật tánh của chính họ , thì họ không thể giúp quý vị tìm được Phật tánh của quý vị . Đương nhiên vị Sư Phụ đó không đáng cho quý vị tín nhiệm , có phải vậy không ? (Mọi người đáp : Phải). Nếu như một người có tiền , nhất định họ có thể cho quý vị nhìn thấy tiền , cũng có thể chia cho quý vị một chút tiền , đây là những chuyện rất dễ hiểu .
Nhím Hoàng Kim
12-06-2007, 04:57 PM
VẤN : Lực lượng của Phật là gì ?
ĐÁP : Đó là lực lượng Từ Bi , Bác Ái , lực lượng siêu nhân quả . Lực lượng này nó có thể đưa chúng ta vượt qua pháp luật của nhân quả , giúp chúng ta vĩnh viễn giải thoát , giúp chúng ta vĩnh viễn trở thành một chúng sinh vĩ đại cũng giống như Phật vậy , không để chúng ta phải luân hồi trong thế giới đầy mâu thuẫn này . Lực lượng giúp chúng ta thành Phật này , chúng ta vốn đã có , chẳng qua chúng ta chưa có phát triển , chưa có đem ra dùng . Những người tu Pháp Môn Quán Âm sẽ dùng được lực lượng này . Lực lượng Đại Từ Bi không có tốt và cũng không có xấu , lực lượng này không tính toán nghiệp chướng của chúng ta , dù cho trong quá khứ chúng ta đã làm điều gì sai , đã phạm những tội gì , chỉ cần có lực lượng này , chúng ta sẽ khai ngộ . Khi chúng ta được lực lượng này , nghiệp chướng của chúng ta không còn nữa . Cho nên lực lượng này là bất khả tư nghị , Sư Phụ tìm không ra ngôn ngữ để tán thán cái lực lượng này .
Ví dụ một người phạm nhân bị pháp quan tuyên án tử hình , nhưng vị Quốc Vương sai Sứ Giả đến tuyên đọc Cứu Lệnh ngừng án Tử Hình , vậy người phạm nhân liền được tự do . Lực lượng này so với Cứu Lệnh của Quốc Vương còn lớn hơn , nó không những chỉ cứu một đời của chúng ta , mà còn cứu chúng ta đời đời , kiếp kiếp khỏi bị luân hồi , giúp chúng ta vĩnh viễn trở thành Thánh Nhân , trở nên một người có lực lượng nhất . Thật tội nghiệp chúng sinh , Sư Phụ không thể tả nhiều hơn , dùng ngôn ngữ của phàm phu làm thế nào để giải thích lực lượng này ? Sư Phụ chỉ có thể nói một cách đơn giản : "Nếu như chúng ta muốn liễu thoát luật nhân quả , liễu thoát pháp luật của nghiệp chướng , thì cần phải đạt được lực lượng này".
Cái lực lượng này chúng ta vốn đã có , nó vốn là của chúng ta , nhưng chúng ta không biết làm sao xử dụng , cho nên chúng ta mới đau khổ như ngày nay . Ví dụ có một người , cha mẹ của họ để lại cho họ rất nhiều tiền , nhưng họ không biết tiền để ở đâu , họ làm lụng vất vả cho người khác , làm công cho người khác , nhưng tiền vẫn không đủ dùng , đó là tình trạng của chúng ta . Nếu chúng ta biết được tiền của cha mẹ để ở nơi đâu , chúng ta sẽ trở nên giàu có .
Cũng cùng một ý như vậy , chúng ta vốn rất vĩ đại , chỉ vì chúng ta không biết sự vĩ đại ấy ở đâu , cho nên mới đau khổ như vậy , mới yếu đuối như vậy . Sau khi được cái lực lượng này , chúng ta sẽ biến thành vĩ đại , hiểu ý của Sư Phụ không ? Phật Thích Ca vì đạt được cái lực lượng này , cho nên Ngài mới trở thành vĩ đại , cho đến hôm nay chúng ta vẫn còn sùng bái Ngài . Chúa Giêsu Kitô bởi vì đạt được cái lực lượng này , cho nên đến bây giờ chúng ta vẫn còn sùng bái Ngài . Lão Tử , Khổng Tử , Socrate đều là những bậc vĩ nhân như vậy , cũng chỉ vì đạt được cái lực lượng này , cho nên chúng ta mới sùng bái họ . Sư Phụ cũng vì đạt được cái lực lượng này , cho nên học trò của Sư Phụ mới khổ như vậy , chuẩn bị rất nhiều việc , tốn rất nhiều thời giờ , sau đó mời Sư Phụ đến giảng kinh .
Nhím Hoàng Kim
12-07-2007, 10:47 PM
VẤN : Làm thế nào để được sự bình đẳng và không thành kiến giữa các tôn giáo , phát huy lực lượng của tôn giáo để giúp đỡ hòa bình nhân loại ?
ĐÁP : Giữa tôn giáo không có được hòa bình là vì do thành kiến mà ra , đại đa số chúng ta đều muốn người khác tiếp nhận ý kiến của mình , những gì chúng ta nói mới đúng , còn người khác nói đều không đúng , cho nên mới tạo thành nhiều phân biệt như vậy . Nhưng cũng không hẳn là do chúng ta làm sai , bởi vì đại đa số đều không có thời gian học hỏi tư tưởng của người khác , không có thời gian để nghiên cứu phương thức của người khác , cho nên chúng ta không hiểu họ nghĩ những gì ? Cũng như một quốc gia không hiểu phong tục của một quốc gia khác , thường hay xẩy ra chiến tranh .
Về phương diện tôn giáo cũng giống như vậy , bởi vì chúng ta không hiểu rõ những tôn giáo khác , chúng ta cho rằng tôn giáo đó là ngoại đạo . Tối ngày chúng ta đều nghe người ta nói đó là ngoại đạo , kia là ngoại đạo , làm cho Sư Phụ cảm thấy thật chán ngán , nhưng Sư Phụ không muốn nói gì , Sư Phụ chỉ cười , Sư Phụ nghĩ rằng mọi người đều là nội đạo (mọi người cười), bởi vì những người ngoại đạo mới có thể nhìn thấy người khác ngoại đạo , còn những người nội đạo nhìn thấy những người khác đều là nội đạo .
Cho nên khi Phật Thích Ca thành Phật , Ngài rất kinh ngạc mà nói : "Thì ra tất cả chúng sanh đều có Phật tánh , đều bình đẳng với tôi". Ngài không có nói Bà La Môn không phải là Phật . Chúa Giêsu Kitô sau khi đạt được đại đẳng cấp , Ngài cũng nói : "Chúng sanh đều là con cái của Thượng Đế". Ngài không có nói Phật Giáo đồ không phải là con cái của Thượng Đế . Lão Tử cũng nói : "Vạn vật đồng nhất thể". Ngài không nói rằng những người tin tưởng những tôn giáo khác không có đồng nhất thể .
Cho nên chúng ta đều ngộ nhận những lời chỉ dạy của giáo chủ của chúng ta , thật ra không có tôn giáo , không có tôn phái , chỉ vì ý kiến bất đồng của hậu thế mà tôn giáo đã tạo ra . Chúng ta ai cũng thích có những đồ vật riêng của mình , cất nhà riêng cho mình , tạo hoa viên cho mình , muốn có nhà riêng của mình và tích lũy tài sản riêng ... Nếu có người khác đến hưởng , chúng ta cảm thấy không thích , cảm thấy khó chịu , cho nên mới có nhiều sự phân biệt như vậy .
Hiện nay rất nhiều tôn giáo đều phân biệt như vậy , Phật Giáo cũng vậy . Có khi từ một ngôi chùa này đi đến một ngôi chùa khác cũng không được ; những người đồ đệ của vị chủ trì ngôi chùa này không thể đi học với vị chủ trì của ngôi chùa khác . Chính trong nội bộ của Phật Giáo đã nhiều phân chia ; những tôn giáo khác cũng vậy . Cơ Đốc Giáo hiện tại dường như có hơn một trăm tôn phái khác nhau ; Phật Giáo cũng phân ra rất nhiều tôn phái . Bất kỳ ở nơi đâu , chúng ta đều thấy tình trạng hiện nay của các tôn giáo là phân khai , phân khai và phân khai . Cho nên chúng ta mới cô đơn như vậy , nếu mọi người đều hợp tác , đều đoàn kết hòa bình , thế giới này sẽ trở nên đẹp đẽ hơn .
Sư Phụ nhìn cái thế giới này đến bây giờ vẫn chưa có gì tốt đẹp hơn , tuy có máy truyền hình , điện thoại , máy bay ... nhưng lòng người vẫn rất khó hiểu nhau , cũng giống như thời Xuân Thu Chiến Quốc của Trung Quốc tứ thân ngũ liệt vậy . Bởi vì chúng ta đều thích những đồ vật cá nhân , đoàn thể cá nhân , chúng ta không muốn hợp tác , cho nên không thể cải tiến . Dù vậy chúng ta cũng phải tiếp nhận hoàn cảnh này , Sư Phụ cũng không kỳ vọng mọi người vĩnh viễn ở với nhau , cho dù bây giờ họp lại với nhau , về sau cũng bị phân khai .
Ví dụ hiện giờ Sư Phụ vẫn còn ở đây , Sư Phụ dạy rất nhiều học trò , các tôn phái khác đều lại học . Bởi vì lúc Sư Phụ còn tại thế chủ trương tất cả các tôn phái đều giống nhau , mọi người đều tốt , chỉ cần thành tâm cầu giải thoát , đều có thể đến học Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , sau đó vẫn được trở về với tôn phái của quý vị , tiếp tục sinh hoạt cùng với đoàn thể của quý vị . Sau khi học với Sư Phụ , quý vị không cần ở với Sư Phụ và cũng không cần phải cạo đầu hay biến thành tín đồ Phật Giáo , quý vị không phải làm một điều gì đặc biệt , chỉ cần mỗi ngày theo sự chỉ thị của Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm là được rồi , còn những thứ khác không cần cải biến , vẫn tiếp tục sinh hoạt như ngày trước .
Nhưng vạn nhất có một ngày Sư Phụ vãng sanh , trong số đồ đệ của Sư Phụ , rất có thể có một người tốt , một người không tốt , người này ở phương Bắc , người kia ở phương Nam , sẽ biến thành Nam Tông , Bắc Tông . Cũng giống như Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn lúc còn tại thế có rất nhiều đồ đệ , nhưng chỉ có hai người xuất danh nhất , đó là Lục Tổ Huệ Năng và Pháp Sư Thần Tú . Lúc đó Thần Tú ở phương Bắc , Huệ Năng ở phương Nam , hai vị đại sư này không có vấn đề gì , nhưng những tín đồ của họ đã bắt đầu công khai phỉ báng lẫn nhau . Đồ đệ của Huệ Năng nói Thần Tú không tốt , lúc đó cả hai vị đại sư còn tại thế , các đệ tử đã phỉ báng lẫn nhau rồi , quý vị có thể tưởng tượng được cái tình trạng này .
Mỗi một thời đại đều như vậy , cho nên Sư Phụ cũng không kỳ vọng đều gì , Sư Phụ có thể giúp đỡ bao nhiêu người thì giúp đỡ bấy nhiêu , bất cứ người nào muốn thành tâm giải thoát , muốn học với Sư Phụ , Sư Phụ đều hoan nghênh . Đối với tương lai Sư Phụ không có kỳ vọng hoặc hoài mong một mục đích gì , bởi vì Sư Phụ thấy rằng thế giới là như vậy , nó rất loạn . Sư Phụ không có ý tưởng đem chúng sanh của thế giới Ta Bà và tôn giáo đoàn kết lại với nhau . Ai muốn theo Sư Phụ học , muốn Sư Phụ chăm sóc , đều được hoan nghênh . Thế giới thật sự rất loạn , đời đời kiếp kiếp đều như vậy , không có ai có thể xử lý được . Kỳ thật cũng không cần phải xử lý , để cho thế giới như vậy mới vui (có người vỗ tay), quý vị thấy đó có người vỗ tay , có người không vỗ tay , ngay cả cái điểm này , ý kiến của mọi người đều không giống nhau (Mọi người cười).
Nhím Hoàng Kim
12-08-2007, 08:34 PM
VẤN : Vì ở xa không thường gần Sư Phụ , như vậy có thể học Pháp Môn Quán Âm không ?
ĐÁP : Được ! Ngày nay theo học với một vị sư phụ rất thuận tiện , không nhất định mỗi ngày đều phải ở chung với họ . Thời xưa bởi vì giao thông không thuận tiện , muốn đi thăm viếng một vị minh sư , không phải một ngày thì tìm được , có khi phải trèo núi qua sông , phải trải qua mấy tháng trời mới tìm được nơi ở của minh sư , sau khi tìm xong , học được một chút phải đi về nhà , cho nên thật là tội nghiệp , hiểu không ? Vì vậy mới cần phải ở chung với họ , vì muốn hiểu thêm một chút giáo lý của họ , được thêm sức gia trì của họ , được ở gần cái từ trường của họ , nhờ đó tiến bộ mau hơn . Cho nên ngày trước có rất nhiều người xuất gia theo Phật Thích Ca , bởi vì muốn mỗi ngày cùng ở với Ngài , nghe Ngài giảng kinh . Ngày nay không cần phải vất vả như vậy , ở nhà cũng có thể tu được , băng thâu âm giảng kinh của Sư Phụ có thể nghe , sách và băng thâu hình có thể đọc , có thể xem . Ngày nay in sách rất mau , mua sách cũng rất rẻ , ai cũng đều có tiền , nhưng người muốn có sách mà không có tiền , Sư Phụ cũng có thể tặng .
Không cần phải mỗi ngày theo Sư Phụ tu hành , có thể ở nhà từ từ tu , chỉ cần mỗi ngày hoàn toàn y theo sự chỉ thị của Sư Phụ tu hành , sẽ tu rất tốt , đều được thành Phật , được trí huệ , điều này tuyệt đối không có vấn đề , bởi vì một vị sư phụ chân chính là vô sở bất tại , người ấy không phải chỉ ở một nơi , đương nhiên nhục thể của họ chỉ có một , nhưng họ có thiên vạn ức hóa thân (Mọi người vỗ tay). Cho nên bất luận là ở nơi nào , đều có thể nhìn thấy Sư Phụ , hiểu không ? Một vị Sư Phụ chân chính là có được lực lượng này , nếu không có thiên vạn ức hóa thân tức là giả . Nhưng cần phải học rồi mới có thể phân biệt được , học càng nhiều , tu càng nhiều càng biết được đẳng cấp của Sư Phụ , không tu đương nhiên không hiểu biết .
Nhím Hoàng Kim
12-09-2007, 10:52 AM
VẤN : Người đời có khổ và cũng có sướng , có phải những người cảm thấy khổ mới cần học Phật ?
ĐÁP : Đúng ! Nhưng cũng không đúng (Mọi người cười). Quý vị có thể tự hiểu lấy , có rất nhiều người gặp nhiều cảnh khổ , nhưng không phải ai cũng đều muốn tu hành . Quý vị có thể đi hỏi những người hành khất , lúc đệ tử của Sư Phụ đi thọ giới , chúng tôi có đi thăm họ , ở phía ngoài của Thụ Giới Trường có nhiều người hành khất xin tiền , nếu như quý vị đi hỏi họ có muốn học Phật không ? Họ nhất định nói "không", họ chỉ cần tiền (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Sự thật là như vậy , những người có phước báu mới cần học Phật , mới thích tu hành . Kỳ thật cũng không phải cần , mà là ưa thích , khát vọng tu hành , không nhất thiết khi đời sống đau khổ mới muốn tu hành .
Người đệ tử mời Sư Phụ đến giảng kinh lần này không phải là một người nghèo khổ , anh ấy là một kiến trúc sư , kiến được rất nhiều tiền , lại có vợ đẹp , người vợ cũng có mặt ở đây , có thể đứng lên cho mọi người nhìn (mọi người cười), gia đình rất hòa hợp , con cái lại rất dễ thương . Đối với xã hội mà nói , kiến trúc sư là một địa vị tốt , như vậy anh ấy còn thiếu cái gì ? Có cần phải tu hành không ? Nhưng anh vẫn thích tu hành , rất trung thành và tôn kính Sư Phụ , rất tôn kính , anh không mê tín năng lực của Sư Phụ , bởi vì anh ở Đài Loan đã từng tiếp xúc qua rất nhiều pháp sư , học rất nhiều pháp môn , không phải là lần đầu tiên tiếp xúc với Phật pháp , không phải chỉ gặp Pháp Sư Thanh Hải rồi tin tưởng một cách mù quán như vậy .
Do đó chúng ta không thể nói chỉ có người nghèo khổ mới thích tu hành , lúc khổ quá cũng không nhất định muốn tu hành . Có những lúc đệ tử của Sư Phụ đi thụ giới , bên ngoài của Thụ Giới Trường cũng có những hòa thượng mặc áo vàng đi thọ bát , nhưng vì truyền thống họ mới thọ bát ở bên ngoài , Sư Phụ cũng cúng dường những vị pháp sư đó . Lúc Sư Phụ cúng dường họ , lập tức liền có hai vị hành khất chạy đến , họ nhìn thấy có người cúng dường , họ cũng muốn được cúng dường , Sư Phụ cũng cúng dường cho họ , bởi vì mọi người đều có Phật tánh . Những người hành khất này nhận cúng dường quen rồi , mỗi lần nhìn thấy Sư Phụ là muốn xin tiền , họ phàn nàn với Sư Phụ rằng : "Sư Phụ , con đau khổ quá , con mất chân rồi , con có bệnh , chỗ này bị đau , xin Ngài cho con một chút đỉnh tiền". Sư Phụ nói : "Hôm qua , ngày trước đều cho tiền quý vị rồi mà". Họ nói : "Không đủ , con cần phải đi bệnh viện để chích thuốc nhiều lần".
Họ còn kể lể rất nhiều việc , nhưng kết cuộc đều muốn tiền , Sư Phụ nói : "Quý vị có niệm Phật chút nào không ?" Họ trả lời : "Con cần tiền , con cần tiền". Lời nói của Sư Phụ không lọt vào tai của họ , Sư Phụ nói : "Được , tôi cho quý vị chút đỉnh tiền không có sao , nhưng không giúp đỡ được nhiều". Họ nói : "Có , giúp đỡ rất nhiều , tiền là thứ con cần nhất" (Mọi người cười). "Được , tôi cho quý vị , nhưng quý vị cũng cố thử niệm một số Phật hiệu , đọc một số kinh điển , như vậy kiếp sau không phải chịu đau khổ nhiều như vậy". Nhưng họ nghe không vô , họ chỉ muốn tiền mà thôi , họ không muốn niệm Phật , chỉ muốn niệm tiền (Mọi người cười). Cho nên quý vị không thể nói rằng những người đau khổ , mới cần tu hành (Mọi người cười).
Nhím Hoàng Kim
12-10-2007, 08:46 PM
VẤN : Tại sao trong sách của Sư Phụ nói : Niệm mật chú siêu độ chúng sinh sẽ bị ảnh hưởng đến tinh thần ? Sẽ bị tiêu trừ công đức kiếp trước của mình ?
ĐÁP : Đây không phải là Sư Phụ nói , mà do Sư Phụ nhìn thấy những điều này , có rất nhiều người không đủ phước báu , lại đi siêu độ chúng sanh , bị ảnh hưởng tin thần , chạy đến tìm Sư Phụ , cho nên Sư Phụ mới nói ra , mới giải thích tại sao những tình trạng này lại xảy ra , hiểu không ? Bản thân Sư Phụ xưa nay không bao giờ niệm chú hoặc siêu độ ai , vì có nhân duyên Sư Phụ mới nói ra .
Có rất nhiều người mỗi ngày đi siêu độ chúng sinh , những người tại gia cũng vậy , sau đó tinh thần không yên ổn , lại đau bệnh , bị rất nhiều ma quỷ đến quấy nhiễu họ , làm cho họ ăn không ngon ngủ không yên , thân thể càng ngày càng tiều tụy , bất luận niệm thứ gì , thân thể vẫn đau đớn , mỗi ngày ma quỷ đều đến quấy nhiễu , nói chuyện trong lỗ tai của họ , không để cho họ an tâm , không để cho họ nghỉ ngơi , cũng không để cho họ ngủ . Cho nên người càng ngày càng bệnh , tinh thần hỗn loạn , vì Sư Phụ biết tình trạng này , cho nên mới thuận tiện nói những việc đó . Nếu như có người đi siêu độ người khác , nhưng tinh thần vẫn chưa hỗn loạn , vậy có lời chúc mừng , cứ tiếp tục làm , không sao , đợi đến lúc có vấn đề trở ngại rồi mới nói .
Trong sách Sư Phụ viết rất rõ ràng , nếu chúng ta dùng lực lượng của phàm phu và ngã chấp đi cứu người , đương nhiên sẽ có vấn đề . Thành Phật mới có thể cứu người , những vị minh sư từ xưa đến nay đều nói như vậy , không phải chỉ có Sư Phụ nói mà thôi , Sư Phụ chỉ mượn lời nói của người xưa nói ra . Chúng ta nhìn chính mình thì biết , giữa người với người chúng ta còn đối xử với nhau chưa tốt , còn xử lý chưa rõ ràng , phải không ? Xử lý với vợ còn không tốt , muốn hòa thuận với chồng cũng không được , đối với người láng giềng cũng không thân thiện , nhưng lại muốn ở chung với quỷ ma , muốn có quan hệ với chúng nó . Chuyện của hồn quỷ vốn khó xử lý hơn người , có phải như vậy không ? Chúng ta không hợp với người , chúng ta vẫn xử lý chưa được hoàn thiện , mà lại muốn đi xử lý với ma , như vậy đương nhiên có vấn đề , nói như vậy có phải hợp tình hợp lý không ? (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Có phải hợp logic không ? (Mọi người đáp : Phải).
Nhím Hoàng Kim
12-13-2007, 09:02 PM
VẤN : Làm thế nào để biết mình có đủ năng lực độ người ?
ĐÁP : Những người tu Pháp Môn Quán Âm sẽ biết được , bởi vì đẳng cấp phân chia rất rõ ràng , lúc truyền Tâm Ấn Sư Phụ sẽ giải thích , đến đẳng cấp nào , cảnh giới nào sẽ có năng lực gì , sau này quý vị tu hành đương nhiên sẽ biết được . Ví dụ quý vị sau bảy năm học hành , quý vị có biết được mình sẽ được tốt nghiệp và trở thành bác sĩ không ? (Có người nói : Biết). Tu hành cũng giống như vậy , thành Phật sẽ biết được . Phật Giáo chân chánh là chân lý , rất rõ ràng , rất khoa học , có hệ thống , không có gì mơ hồ , bối rối , bất cứ ai cũng có thể học được , sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , đều có thể từ từ đo lường được đẳng cấp của mình , không cần hỏi Sư Phụ , lúc truyền Tâm Ấn Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị biết làm sao để nhận biết được đẳng cấp của mình , vạn nhất ngày mai Sư Phụ vãng sanh , quý vị cũng có thể tiếp tục tu hành , nhất định sẽ biết được mình đã thành Phật , không thể nào không biết , nếu như quý vị không biết , người ta sẽ đến kéo quý vị ra , nói quý vị là Phật (Mọi người cười).
Phật Thích Ca không có đứng ra nói : "Tôi thành Phật rồi , tôi đến cứu quý vị". Ngài không có nói như vậy , Ngài vốn không muốn độ người , vốn muốn đi về Niết-Bàn , nhưng vì Phạm Thiên xuống cầu Ngài , mong Ngài đi độ chúng sinh . Sư Phụ cũng không có đứng ra nói : "Tôi có thể cứu người , tôi có thể dạy Pháp Môn Quán Âm". Sư Phụ muốn trốn mà trốn không được , trốn được mấy năm , trốn qua rất nhiều quốc gia , nhưng đi đến quốc gia nào đều bị người ta bắt ra và nói : "Ngài nhất định phải dạy tôi". Cho dù Sư Phụ trốn trong một căn nhà dưới đất , đột nhiên cũng có người mở cửa ra tìm . Sư Phụ ngồi thiền ở dưới đất , ở một góc tối đen , không có ai biết nơi ấy , nhưng cũng có người đến , lạ lùng họ là người ngoại quốc nhưng lại có chìa khóa mở cửa vào , nhìn thấy Sư Phụ ngồi thiền trong một góc tối , liền quỳ xuống và nhất định cầu pháp .
Lúc Sư Phụ đi Mỹ , không có ai biết , Sư Phụ mỗi ngày ở trong một ngôi chùa nhỏ , quét nhà , rửa cầu tiêu , nhưng cũng có người tìm đến , trong đó có một người đang ngồi ở đây , (Sư Phụ chỉ một vị người Mỹ), cô nói Phật Bồ Tát chỉ thị cô đến tìm Sư Phụ , lúc đó Sư Phụ nói với cô rằng : "Không có , không phải tôi , nhưng tôi biết được có một người biết dạy pháp môn này , tôi có thể dẫn cô đi đến đó , học với người ấy". Cô ấy nói : "Tôi không tin". Sau khi về nhà cô ấy lại cầu Phật Bồ Tát , kết quả Phât Bồ Tát nói với cô ấy : "Người cô gặp là đúng rồi ." (Mọi người cười .) Cho nên cô ta lại đến tìm Sư Phụ , nhất định cầu Sư Phụ truyền pháp cho cô , Sư Phụ không thể từ chối .
Nếu như chân mạng của chúng ta là cứu độ chúng sinh , chúng ta không thể từ chối cái nhiệm vụ này , bất luận chúng ta trốn ở nơi nào cũng vô ích . Sư Phụ trốn ở Đài Loan cũng bị phát hiện ; trốn ở Mỹ cũng có người phát hiện ; đi sang nước Đức cũng có người phát hiện , ở qua bốn quốc gia , mà vẫn trốn không thoát , cho nên Sư Phụ phải công khai truyền pháp . (Mọi người nhiệt liệt vỗ tay .)
Nhím Hoàng Kim
12-15-2007, 02:18 PM
VẤN : Có người nói sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , có thể thể nghiệm được những Thánh Địa đầy châu báu , điều này là chỉ lúc còn sống ? Hay đó chỉ là một thứ ảo tưởng ?
ĐÁP : Chỉ lúc còn sống , không phải ảo tưởng . Tu Pháp Môn Quán Âm có thể đi đi về về với cảnh giới này , không phải chỉ có đến một lần rồi không còn đến nữa . Cũng không phải chỉ có cái cảnh giới đầy châu báu ấy , cảnh giới này vẫn chưa phải là nơi cao nhất , chẳng qua trên con đường đi rồi thuận tiện ghé ngang coi mà thôi , (mọi người cười), còn có những cảnh giới khác , Phật Thích Ca có giảng có rất nhiều cảnh giới , có cảnh giới lưu ly , có thế giới Tây Phương Cực Lạc ... rất nhiều nơi để chúng ta đến .
Nhím Hoàng Kim
12-16-2007, 09:29 AM
VẤN : Làm thế nào để không chấp vào tướng ?
ĐÁP : Điều này rất khó , bởi vì hiện nay chùa chiền rất nhiều , Phật gỗ cũng nhiều , nếu chúng ta không chấp tướng , thật là tội nghiệp (Mọi người cười). Muốn không chấp tướng bên ngoài không phải dễ dàng , cần phải thật sự hiểu rỗ chân lý , mới có thể bỏ xuống được , không phải vì Sư Phụ kêu quý vị bỏ xuống , quý vị liền có thể bỏ xuống được , cần phải tu hành nhiều , càng tu hành chúng ta càng hiểu rõ , càng hiểu rõ chúng ta càng dễ bỏ xuống được . Rất nhiều người sau khi thọ Tâm Ấn , vẫn còn tụng kinh sớm tối , vẫn lạy Phật gỗ , nhưng Sư Phụ vẫn để cho họ lạy , chẳng có quan hệ gì , lạy đến một ngày họ sẽ hiểu , lạy cái này thật sự không có hữu ích gì , lúc đó họ mới có thể thật sự bỏ xuống được .
Cho nên lúc truyền Tâm Ấn , Sư Phụ cũng không có bảo ai dứt điều gì ? Chỉ cần mỗi ngày tu Pháp Môn Quán Âm hai tiếng rưỡi là được rồi , còn những việc khác vẫn có thể tiếp tục làm , cho đến một ngày , khi cảm thấy vô vị , gặp được chân lý , đến lúc đó tự nhiên dứt bỏ được . Bây giờ cho dù Sư Phụ giảng đến nửa năm cũng vô ích , không những vô ích mà còn tạo ra nhiều phỉ báng (mọi người cười), phỉ báng Sư Phụ là ngoại đạo , không dạy người ta lạy Phật (Sư Phụ và mọi người cười , mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
12-17-2007, 04:22 PM
VẤN : Con người cần phải làm gì mới có ý nghĩa ?
ĐÁP : Con người cần phải tu hành mới có ý nghĩa , cần phải tìm ra mình là ai , hiểu biết sự vĩ đại của mình , đại lực lượng của mình , đó mới có ý nghĩa , nếu không sau một trăm năm , cái gì cũng không có , vẫn mang một cái túi không đi , không có đạt được cái lực lượng tốt nhất này , không nhận thức được mình là ai , lãng phí trọn một đời , đời sau lại phải trở lại chịu khổ , chẳng có ý nghĩa gì .
Nhím Hoàng Kim
12-20-2007, 09:43 PM
VẤN : Phật pháp có tám vạn bốn ngàn pháp môn , tại sao chỉ có thể tu một Pháp Môn Quán Âm ? Làm thế nào để tu Pháp Môn Quán Âm ?
ĐÁP : Lúc truyền Tâm Ấn Sư Phụ sẽ dạy quý vị tu như thế nào ? Truyền pháp cần phải có thời gian , cần phải đi tìm một nơi thanh tịnh , ở nơi đây không thuận tiện , làm ồn người khác , quý vị cũng không thể chuyên tâm . Còn nữa , trong số người đến nghe kinh , có người không muốn tu pháp môn này , chúng ta không thể cưỡng ép mọi người đều tu . Những người muốn tu cần phải tìm Sư Phụ cầu pháp ; những người không muốn tu không nên cưỡng ép họ , cho nên Sư Phụ không thể ở nơi đây công khai truyền Tâm Ấn .
Còn tám vạn bốn ngàn pháp môn , đó chỉ là những pháp môn mà chúng ta đã tu qua trong nhiều kiếp luân hồi , có pháp môn của ếch , có pháp môn Sư Tử , pháp môn của Voi , Bò , Ngựa ... Những pháp môn này chúng ta đã tu xong từ những đời trước , tu xong rồi mới được làm người , bây giờ đang tu pháp môn của người , cần phải hiểu rõ rằng , một người không thể tu tám vạn bốn ngàn pháp môn cùng một lúc .
Nhím Hoàng Kim
12-21-2007, 09:18 PM
VẤN : Phật dạy chúng sinh phải thường giữ lòng từ bi , nhưng tôi dùng tấm lòng này đối người , người ta thường dùng hoài nghi để đối xử lại tôi , tôi phải làm sao ?
ĐÁP : Chúng ta cần phải hỏi mình trước , chúng ta có phải là Phật không , về sau mới có thể nhận xét , nếu chúng ta vẫn chưa phải là Phật , người khác dùng lòng hoài nghi đối với chúng ta , đó cũng là chuyện tự nhiên , không nên trách người , trước phải coi mình có tu hành không ? Tu hành có tốt không ? Có đủ lực lượng không ? Có phải đã thành Phật rồi không ? Nếu đúng như vậy rồi mới có thể nói Phật dùng lòng từ bi độ người . Chúng ta có lòng từ bi là điều rất tốt , muốn cứu người cũng rất đáng được tán thán , nhưng chúng ta cũng cần phải tu đến cái đẳng cấp này , có thể cứu người , một người chưa biết bơi , lại muốn đi cứu một người sắp chết đuối , e rằng cả hai đều bị chết chìm , cho nên không lấy làm lạ rằng họ trách quý vị , quý vị không biết bơi sao lại đến đây làm phiền tôi , có phải không ? (Mọi người cười .)
Nhím Hoàng Kim
12-22-2007, 12:37 PM
VẤN : Con người khi gặp những chuyện không vừa ý hoặc lo âu trong lòng phải dùng phương nào để tiêu trừ ?
ĐÁP : Những người tu Pháp Môn Quán Âm không có tình trạng lo âu . Phẩm Phổ Môn có nói , lực lượng của Quán Âm có thể bảo hộ con người , có thể 'Thí Vô Uý', giúp cho con người không có cảm giác sợ hãi . Ngoại trừ tu Pháp Môn Quán Âm ra , Sư Phụ không có phương pháp nào để dạy quý vị , đối với những người hay bị sợ hãi , niệm những thần chú gì cũng đều vô ích .
Trong số đệ tử xuất gia của Sư Phụ , có người lúc trước rất sợ bóng tối , sợ ở trên núi một mình , nhưng bây giờ thì không còn sợ nữa , ở trên núi chúng tôi không có điện , cũng không có chùa , trời vừa tối thì tối đen , người thì ở trong căn lều nhỏ , người thì ở trong những tấm bạt , mọi người đều tùy tiện ở . Có một vị nữ đệ tử , dáng người vừa nhỏ vừa ốm , cũng như Sư Phụ vậy , sức lực cũng không có bao nhiêu , nhưng một mình đem một cái lều , đi sâu vào trong núi , một mình cắm lều ở , nơi đó vừa đen vừa tối , lại không có ai làm bạn , lúc trước cô ấy sợ cô độc và bóng đêm , bây giờ thì không còn sợ nữa .
Ngày trước Sư Phụ cũng rất sợ , Sư Phụ sợ quỉ , (mọi người cười), sợ bóng tối , nhưng bây giờ lúc nửa đêm một mình ra ngoài , đi tản bộ khắp cả núi cũng không sợ . Tu Pháp Môn Quán Âm thật sự có thể 'Thí Vô Úy', làm cho cảm giác sợ hãi của chúng ta càng lúc càng ít , nhưng cần phải tu hành mới có thể giảm bớt , bởi vì tu càng nhiều , tinh thần của chúng ta càng yên ổn , dũng khí của chúng ta càng cao . Còn tu ít thì không có giúp ích gì được bao nhiêu .
Nhím Hoàng Kim
12-22-2007, 08:45 PM
Thuyết Pháp Tại Đại Học Giao Thông ,
Tân Trúc , Ngày 1 Tháng 4 Năm 1988
VẤN : Sư Phụ nói các tôn giáo vốn đều như nhau , tại sao chỉ có Phật Giáo mới dạy người ta ăn chay ?
ĐÁP : Các tôn giáo khác cũng đều dạy người ta ăn chay , quý vị đọc sách của Sư Phụ sẽ hiểu lý do vì sao phải ăn chay . Trong sách của Sư Phụ có giảng (chương cuối trong quyển Tức Khắc Khai Ngộ-Hiện Đời Giải Thoát ; Khai Thị 1), bất cứ tôn nào cũng đều dạy người ăn chay , nhưng các tôn giáo ngày nay thực hiên khác với lời dạy của các vị giáo chủ . Quý vị cần hiểu cho rõ , vì lúc ban đầu vốn không có tôn giáo , khi một vị minh sư ra đời , họ dạy chân lý , dạy Pháp Môn Quán Âm , về sau các đệ tử của họ tu hành ngày càng sút kém , cho nên càng lúc không có cao tăng , hiếm hoi những người khai ngộ , vì vậy thế giới càng lúc càng loạn , so với lời dạy của các vị giáo chủ lúc ban đầu không còn giống nữa .
Khi Sư Phụ thuyết pháp cũng không có dạy điều gì mới , Sư Phụ chỉ dạy những điều giống như những vị trước đã dạy vậy , nhưng nghe qua dường như rất mới , quý vị cảm thấy không quen thuộc , bởi vì đã quên hết rồi , không còn biết ý nghĩa của chân lý , không biết chân lý của tôn giáo là gì ? Sư Phụ chẳng qua chỉ thức tỉnh quý vị để hiểu rõ lời dạy của các vị giáo chủ , hiểu biết hơn giáo lý của các Ngài . Sư Phụ không có ý muốn thành lập một tôn phái mới , bởi vì các vị giáo chủ thời xưa đã dạy quá hay , Phật Thích Ca Mâu Ni giảng rất hay , Chúa Giêsu Kitô cũng dạy rất hay , Lão Tử , Khổng Tử cũng đều dạy rất hay , Sư Phụ không cần phải thêm điều gì , Sư Phụ chỉ lập lại đạo lý của họ mà thôi (Có người vỗ tay). Cảm ơn ! Nhưng vì một số người không biết , cho nên mới cho rằng Sư Phụ giảng những điều mới . Không có ! Những người tu Pháp Môn Quán Âm về sau sẽ hiểu , lời Sư Phụ giảng đều giống như lời của người xưa , Sư Phụ truyền pháp môn cũng giống như những người xưa truyền , không có một chút nào khác biệt .
Nhím Hoàng Kim
12-25-2007, 10:46 AM
VẤN : Các Ngài Địa Tạng Vương , Quán Thế Âm Bồ Tát , vì muốn cứu chúng sanh mới phát nguyện sẽ không thành Phật . Thưa hỏi Đại Sư , tại sao thành Phật không thể cứu chúng sanh ? Phật không phải có vạn năng sao ?
ĐÁP : Phải , nhưng Ngài quá cao , Phật chân chánh chúng ta xưng tụng là Thượng Đế . Phật và Phật không giống nhau , nhưng trong vấn đề danh xưng chúng ta có rắc rối . Phật chân chánh là cùng với vạn vật đồng một thể , biến thành Thượng Đế , biến thành Tạo Hóa , Ngài đi Niết bàn , cho nên không hiểu rõ nỗi khổ của chúng sinh , hiểu không ? Nếu như Ngài muốn hiểu biết chúng sinh , cần phải sống chung với chúng sinh . Cho nên Phật không có từ Niết Bàn chiếu hào quang để độ chúng ta , Ngài cần phải xuống đây để độ chúng ta , hiểu ý của Sư Phụ không ? Ví dụ có một người rớt xuống biển sắp chết chìm rồi , quý vị đương nhiên muốn cứu họ , không thể ở bờ biển mà la rằng : "Hê ! Mau vào đây ." (Mọi người cười). Quý vị cần phải biết bơi , phải nhảy xuống biển kéo người đó vào , đó là ý như vậy .
Lúc đó Địa Tạng Vương Bồ Tát chưa thành Phật , cho nên Ngài mới có lời nguyện như vậy . Sau khi Ngài thành Phật rồi Ngài không còn phát ra lời nguyện nào nữa , hiểu không ? Thành Phật là vô sở bất tại , sự hiểu biết của Địa Tạng Vương Bồ Tát lúc phát nguyện và sau khi Ngài thành Phật không giống nhau . Lúc Ngài chưa thành Phật , Ngài phát nguyện rằng : "Sau khi tôi thành Phật tôi nhất định phải làm như vầy ... như vầy ..." Đến khi Ngài thành Phật rồi , cách nhìn của Ngài không giống như trước nữa , nhưng trong quá trình thành Phật , Ngài đã phát những lời nguyện ấy .
Phật Thích Ca có kể về chuyện của Ngài , đương nhiên Ngài nói về cả quá trình thành Phật của mình , không phải bây giờ Ngài vẫn phát những lời nguyền như vậy , cách nhìn của Ngài khác rồi , hiện nay Ngài ở địa ngục cũng giống như ở Thiên Đàng , Ngài phát nguyện cũng như không phát nguyện , Ngài độ chúng sinh ở địa ngục cũng như không độ vậy , Ngài không có bị trói buộc ở địa ngục . Nhưng vì muốn nâng cao sự suy nghĩ của chúng sinh , vì muốn chúng sinh ở mọi đẳng cấp đều hiểu rõ , Phật Thích Ca mới nói như vậy , không phải Địa Tạng Vương Bồ Tát ở địa ngục . Sư Phụ vừa mới nói , không còn có một cái địa ngục nào nữa , chúng ta khổ đủ rồi , địa ngục là chính nơi đây , nếu chúng ta muốn liễu thoát địa ngục , cần phải liễu thoát cái thế giới nầy trước , Địa Tạng Vương Bồ Tát ở tại đây không có ở đâu khác , nếu như nhìn không ra Địa Tạng Vương Bồ Tát , đó là vấn đề của chúng ta , Ngài là vô sở bất tại , Ngài không phải chỉ ở địa ngục mà thôi , nghe có hiểu không ? (Có người đáp : Hiểu). Nghe là nhất định phải hiểu (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
12-26-2007, 08:30 PM
VẤN : Sư Phụ có thể hiển thị một ít lực lượng cho chúng tôi xem không ?
ĐÁP : Lúc truyền Tâm Ấn Sư Phụ sẽ làm , ở đây không được , Sư Phụ không bán rẻ cho quý vị (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Nếu quý vị vì 'Đạo' mà đến , quý vị sẽ biết được lực lượng của Sư Phụ , không phải vì hiếu kỳ , vì muốn thử xem lực lượng của Sư Phụ , Sư Phụ không cần thiết phải chứng minh cho quý vị xem , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay). Sư Phụ không cần dùng lực lượng để thu hút quý vị , Sư Phụ cũng không thích quý vị vì hiếu kỳ mà đến , nếu quý vị vì 'Đạo', tin tưởng đạo lý của Sư Phụ , nghe Sư Phụ giảng kinh hợp lý lẽ , hợp với lý tưởng của quý vị , vì lẽ nầy mà đến cầu đạo , lúc ấy rất có thể sẽ thể nghiệm được lực lượng của Sư Phụ (Mọi người vỗ tay).
Sư Phụ không cần phải ở đây chứng minh cho quý vị thấy rằng Sư Phụ vĩ đại như thế nào , Sư Phụ không có để ý chuyện nầy , quý vị không tin Sư Phụ thì thôi , đối với Sư Phụ không thành vấn đề . Nhưng có người biết được lực lượng của Sư Phụ . Có không ? (Có người đáp : Có). Bởi vì đẳng cấp của quý vị thấp quá cho nên không biết , vốn không nên hỏi câu hỏi nầy , hỏi ra chỉ làm cho người khác biết được đẳng cấp của quý vị thấp như thế nào (Mọi người cười). Không hỏi thì không có người biết quý vị chưa hiểu được lực lượng của Sư Phụ , hỏi ra thì ai cũng biết cả rồi (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
12-27-2007, 03:37 PM
VẤN : Niệm chú Đại Bi , chú Vãng Sanh ..., có phải niệm ở nơi nào cũng được ? Hay là nhất định phải niệm ở trước Phật đường mới có hiệu quả ?
ĐÁP : Quý vị muốn niệm gì cũng được , đều như nhau , bởi vì đều vô ích (mọi người vừa cười vừa vỗ tay), muốn niệm bao nhiêu lần , muốn niệm ở đâu cũng được , không thành vấn đề , chỉ cần thành tâm là tốt , bởi vì cũng được một chút an ủi (Mọi người cười). Nhưng niệm như vậy không thể khai ngộ , không thể thành Phật , những lời chú cần phải truyền ở bên trong mới hữu ích . Thí dụ đệ tử của Sư Phụ có một ngày nào đó bị bệnh , lúc người đó ngồi thiền thấy Phật , Phật bảo cần phải niệm lời chú nầy bao nhiêu lần , hoặc là dạy người ấy làm điều gì , đối với người ấy mới có sự giúp đỡ . Sau khi xuất định , người ấy viết lại những điều nầy , đó là thể nghiệm riêng của họ , về sau người ta không biết lại đi niệm cái thể nghiệm nầy , thật không có ích lợi gì cả , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
12-28-2007, 04:41 PM
VẤN : Ngồi thiền có lợi ích gì không ?
ĐÁP : Nếu như ngồi thiền không đúng cách tức là ngồi sai , không có ích lợi gì (Mọi người vỗ tay). Nếu như ngồi thiền đúng phương pháp , đương nhiên hữu ích , có thể đạt được đại trí huệ , có thể thành Phật , có thể độ mình vĩnh viễn giải thoát , đồng thời độ năm đời siêu sanh , còn có thể độ những bạn bè thân thích hoặc những người có duyên , tại sao lại không có lợi ích ? Nếu như không có lợi ích , quý vị mời Sư Phụ đến đây để làm gì ? Lãng phí thời giờ của quý vị đến đây để nghe Sư Phụ giảng kinh , nếu ngồi thiền không có lợi ích thì không nên đến đây nghe Sư Phụ giảng kinh , bởi vì trí huệ của Sư Phụ có được là từ ngồi thiền mà ra , quý vị nghe Sư Phụ khai thị , đều do Sư Phụ lúc ngồi thiền đạt được , cho nên bây giờ mới giảng cho quý vị nghe , nếu Sư Phụ có được lực lượng gì , đều nhận được từ lúc ngồi thiền , cho nên ngồi thiền có lợi ích gì , quý vị có thể tự biết được .
Nhím Hoàng Kim
12-30-2007, 09:58 AM
VẤN : Chư Phật chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn , vậy Vô Sanh Pháp Nhẫn là gì ? Chúng sanh có thể chứng đắc không ?
ĐÁP : Có thể . Vô Sanh Pháp Nhẫn ý chỉ đẳng cấp cao nhất , tự nó sanh ra , nó là Tạo Hóa , Thượng Đế , Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , dang xưng tuy không giống nhau , nhưng ý nghĩa đều như nhau , quả vị đều như nhau . Cái ý nầy muốn nói rằng , cái lực lượng đó , cái đẳng cấp Như Lai đó , không phải từ thân người đến , nó do tự nhiên mà có , tự nhiên tồn tại .
Quả vị của chứng đắc là không đi không lại , không sanh không diệt , không sanh không tử , nghĩa là đạt được Vô Sanh Vô Nhẫn , hiểu không ? Pháp Nhẫn là nhẫn nại , nó vĩnh viễn tồn tại , không sanh không diệt , không chịu ảnh hưởng của bất cứ thứ gì , hiểu không ? Cho nên nói nhẫn , nó có thể nhẫn đến mọi vật dơ bẩn , nhưng nó vĩnh viễn không dơ , vĩnh viễn không nhận bất cứ sự thương hại nào , bất cứ sự ảnh hưởng nào , cho nên gọi là Vô Sanh Pháp Nhẫn , khi quý vị đạt được điều nầy tức là đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác , đạt được quả vị của Thượng Đế , đạt được Thiên Quốc , đạt được 'Đạo', ý nghĩa đều như nhau .
Nhím Hoàng Kim
12-31-2007, 05:32 PM
VẤN : Cọp là chúng sanh hay là Phật ?
ĐÁP : Cọp là chúng sinh , có Phật tánh , nhưng nó không phải là Phật . Phật tánh cần phải tu hành mới có thể thành tựu , mọi người đều có cái phẩm chất của Phật , nhưng chỉ có những chúng sinh thành tựu thành Phật mới hoàn toàn nhận thức được phẩm chất của Phật . Chúng sanh đều có phẩm chất của Phật nhưng họ không biết chính họ có và cũng không thể tự tiện xử dụng cái phẩm chất nầy , sự khác biệt là ở chỗ đó , hiểu ý của Sư Phụ không ? Cũng như hai người có hai tài sản giống nhau , một người đã biết , mỗi ngày đều có thể lấy ra dùng ; còn người kia vẫn chưa biết mình có tài sản lớn như vậy , tuy mỗi ngày đều cố gắng làm việc nhưng kiếm cũng không đủ tiền , sự khác biệt là ở chỗ nầy . Hai người đều có tài sản như nhau , một người biết còn một người không biết . Người biết là Phật ; người không biết là chúng sanh .
Nhím Hoàng Kim
01-01-2008, 08:37 AM
VẤN : Trẻ em ăn chay có đủ dinh dưỡng không ?
ĐÁP : Quý vị có thấy những em bé vừa mới cúng dường hoa cho Sư Phụ không ? Các em bé ấy đều ăn chay , vậy xem chúng có đủ dinh dưỡng không ? Từ những khuôn mặt tròn trịa quý vị có thể nhìn thấy , không cần Sư Phụ phải nói , ngày mai quý vị có muốn nhìn lại chúng nó một lần nữa không ? (Mọi người cười). Có những em bé đã ăn chay từ trong bụng mẹ , có những người vợ của đồng tu của chúng tôi (đã thọ Tâm Ấn) lúc có thai , thai nhi từ trong bụng mẹ đã ăn chay , kết quả khi sinh ra đều rất tráng kiện , so với những em bé khác vừa lớn vừa khoẻ , tiếng khóc cũng rất lớn , da dẻ hồng hào lại đẹp đẽ , nếu quý vị không tin , hãy đi hỏi đồng tu của chúng tôi sẽ rõ , Sư Phụ không phải đùa , những em bé ăn chay là khoẻ mạnh nhất , ngay cả một bác sĩ đã kinh ngạc mà nói : "Kỳ thật , tại sao em bé nầy lại khoẻ mạnh như vậy , lại đặc biệt như vậy ?" Người mẹ em bé trả lời rằng : "Bởi vì tôi ăn chay".
Ngày nay các khoa học gia đều hiểu rõ sự lợi ích của ăn chay , cho nên không cần phải đến hỏi Sư Phụ , các khoa học gia biết rõ rằng ăn chay rất khoẻ mạnh . Quý vị nhìn thấy voi , ngựa , hươu cao cổ , bò , thân thể của chúng nó có phải vừa cao vừa khoẻ không ? Chúng nó từ nhỏ đều ăn chay (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Ở đây chúng ta cũng có một người đồng tu từ Mỹ đến , quý vị có thể nhìn thấy thân thể của cô ấy , (Sư Phụ mời đồng tu Mỹ quốc tên Azula đứng lên để mọi người nhìn), cô ấy ăn chay từ lúc mười lăm tuổi , mười lăm tuổi vẫn còn gọi là em bé , đến cả sữa cô ấy cũng không uống , nhưng quý vị nhìn cô ấy 'nhỏ' như vậy (thân cao hơn sáu feet , cân nặng hơn hai trăm pound). (Mọi người cười).
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.