View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM
Pages :
1
2
3
4
[
5]
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Nhím Hoàng Kim
06-24-2008, 06:44 PM
VẤN : Tượng Phật bị hư có thể đốt không ? Nếu không , phải làm sao ?
ĐÁP : Phật gỗ còn tốt còn có thể đốt , huống chi là bị hư ? Nhưng quý vị có dám đôt không ? Điều này còn phải xem đẳng cấp tu hành của quý vị , đừng có hỏi Sư Phụ . Trước đây có một vị thiền sư , đem những tượng Phật gỗ còn tốt đốt đi , sau khi ông đốt rồi có người hỏi : "Tại sao ông dám làm như vậy ? Tại sao dám đem tượng Phật làm củi đốt ?" Ông ấy trả lời : "Đúng rồi , cái tượng Phật này nhỏ quá tôi phải đi kiếm cái tượng Phật lớn hơn để đốt".
Nhưng đa số quý vị không dám làm như vậy , nếu quý vị không dám làm , Sư Phụ khuyên quý vị không nên làm ; nếu không , bên trong của quý vị sẽ không tha thứ quý vị , hiểu không ? Quý vị sẽ cảm thấy như có tội ác , chúng ta gọi đó là nghiệp chướng . Nếu tâm của chúng ta đã khai ngộ rõ ràng , biết Phật ở đâu , chúng ta dám làm , chúng ta có thể làm , đẳng cấp của chúng ta như thế nào chúng ta sẽ làm như thế đó . Nếu như vẫn không dám phá ngoại tướng thì đừng có phá , phá rồi sẽ ngủ không yên , ăn không vô (Sư Phụ cười), về sau sẽ phiền trách Sư Phụ (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
06-26-2008, 09:34 PM
VẤN : Những người đã thọ Tâm Ấn nếu tu hành chưa thành Phật mà đã vãng sanh , vậy phải làm sao ?
ĐÁP : Điều này Sư Phụ sẽ giúp , sẽ xử lý , bởi vì không phải quý vị không cố gắng tu hành (Mọi người vỗ tay).
VẤN : Người quân nhân vì bảo vệ quốc gia , ra chiến trường có nên giết địch không ?
ĐÁP : Nên (Mọi người vỗ tay). Bởi vì không có sự lựa chọn , quý vị không giết địch , chính phủ sẽ giết quý vị (mọi người cười), chuyện này là vì bảo vệ quốc gia , chứ không phải vì vấn đề ích kỷ , đây không phải là trách nhiệm của chúng ta , chúng ta không có tự ý muốn giết , mà do làm tròn bổn phận của người công dân , tuân theo sự qui định của chính phủ . Làm công dân chúng ta cần phải tuân theo luật pháp của quốc gia , cho nên không kể là có tội (Mọi người vỗ tay).
(Như vậy có nghiệp chướng nghiệp không ? Nếu có nghiệp chướng thì phải làm thế nào ?) Quý vị muốn làm đào binh sao ? Nếu trốn chạy , chính phủ sẽ đến tìm cha mẹ của chúng ta , bắt những người tu hành , lúc đó phải làm sao ? Đừng có hỏi nhiều lời về vấn đề có nghiệp chướng hay không có nghiệp chướng , cần phải xem toàn bộ nhân duyên , hiểu không ? Thế giới này là thế giới tàn sát lẫn nhau , làm việc gì cũng đều có nghiệp chướng , nhưng đây không phải là do ý kiến cá nhân của quý vị muốn giết người , cho nên quý vị không có nghiệp chướng .
Nhím Hoàng Kim
06-28-2008, 05:51 AM
VẤN : Trong giấc mơ thấy Phật , thấy Quán Thế Âm Bồ Tát , đó là chuyện gì ?
ĐÁP : Tiếp tục nằm mơ (Mọi người cười). Điều này biểu thị là giấc mơ tốt , có người nằm thấy ác mộng , có người thấy mộng đẹp , nguyên nhân là chỗ đó (Sư Phụ cười).
VẤN : Ngã chấp là gì ?
ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm nhiều sẽ phá được ngã chấp . 'Ngã chấp' là thái độ tự mãn của chúng ta , sự suy nghĩ cá nhân của chúng ta rất mãnh liệt , cá tánh của chúng ta rất mạnh , cái gì cũng nói thành 'Ta', gia đình của 'Ta' ... Thứ gì của 'Ta' đều là duy nhất , đúng không , còn những gì của người khác đều không đúng , đó là ngã chấp .
VẤN : Thọ Tâm Ấn được khai ngộ có phải ý muốn nói đến miền đất hoan hỷ không ?
ĐÁP : Đương nhiên , lúc thọ Tâm Ấn được khai ngộ , lòng cảm thấy vô cùng sung sướng , cho nên gọi đó là miền đất hoan hỷ . Thọ Tâm Ấn rồi trong lòng sẽ không còn buồn bã , sẽ không trở thành miền đất ảo não (Sư Phụ cười). Tuy nhiên đừng có chấp vào danh xưng quá .
Nhím Hoàng Kim
07-01-2008, 07:08 PM
VẤN : Hành , tỏi có thuộc về thức ăn chay không ?
ĐÁP : Phải mà cũng không phải . Phải vì nó không phải là động vật , chúng ta thấy hành tỏi là một thứ rau cải , không phải vì trong kinh điển có ghi Phật Thích Ca bảo chúng ta không nên ăn . Khi ăn ma quỉ sẽ đến gần chúng ta . Nếu chúng ta tin tưởng Phật Thích Ca thì không nên ăn . Nếu không tin , ăn cũng không sao , bởi vì không có sát sanh . Nhưng Sư Phụ nói thật cho quý vị hay ăn những thứ này người hôi lắm . Cho dù ngạ quỉ không liếm miệng của chúng ta , đồng tu và những người làm việc chung với chúng ta có khi chịu không nổi . Nếu chúng ta nghĩ đến người khác thì không nên ăn . Nếu không tránh được , chẳng hạn như có lúc không còn những thức ăn khác hoặc thức ăn đã nấu xong rồi , vì không muốn người ta buồn lòng , vậy thì ăn , không quan hệ gì .
Nhím Hoàng Kim
07-04-2008, 05:34 PM
VẤN : Thọ Tâm Ấn rồi mới bắt đầu ăn chay được không ?
ĐÁP : Thọ Tâm Ấn rồi bắt đầu ăn chay cũng được . Ở nơi Sư Phụ và Sư Công của Sư Phụ , phải ăn chay sáu tháng rồi mới được truyền Tâm Ấn .
Nhím Hoàng Kim
07-04-2008, 05:42 PM
THUYẾT PHÁP TẠI THỰC CHIẾM ĐƯỜNG
ĐÀi Bắc , Ngày 6 Tháng 4 Năm 1988
VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm có phải dùng âm lưu của vũ trụ để ngăn chận và tiêu trừ nghiệp chướng ?
ĐÁP : Vâng , có thể nói như vậy , tuy nhiên âm lưu này không những chỉ ngăn chận nghiệp chướng , nó còn mở trí huệ của chúng ta để trí huệ của chúng ta ngày càng trưởng thành , ngày càng thông minh , không phải sự thông minh của thế giới này , mà là sự thông minh của siêu thế giới . Nó là một thứ lực lượng đưa chúng ta lên những cảnh giới cao , không phải chỉ ngăn chận nghiệp chướng mà thôi .
Nhím Hoàng Kim
07-08-2008, 08:24 PM
VẤN : Có phải nương vào cái âm lưu này để tu thiền định và để cho giác tánh của chúng ta không bị ngoại cảnh cản trở ?
ĐÁP : Vâng , sự thật Pháp Môn Quán Âm cũng không phải là pháp môn . Những người đã thọ Tâm Ấn được Sư Phụ truyền cho lực lượng , có được từ trường của Sư Phụ hấp dẫn sức chú ý trong một khoảng thời gian , nhờ đó chúng ta tự nhiên tạm thời bỏ xuống những phiền não của thế gian , để từ đó tìm thấy trí huệ của mình . Xuyên qua từ trường của vị minh sư , lực lượng của họ có thể giúp chúng ta đặt phiền não xuống , hiểu không ? Chúng ta vốn đã có trí huệ , tự nhiên có thể khai ngộ , nhưng bởi vì chúng ta còn quá nhiều phiền não , để xuống không được . Xuyên qua lực lượng của minh sư , chúng ta có thể tạm thời rời xa phiền não trong giây lát , từ đó chúng ta có thể tìm thấy được trí huệ của chính mình .
Nhím Hoàng Kim
07-10-2008, 08:12 PM
VẤN : Làm thế nào để sớm tiêu trừ nghiệp chướng , khai mở trí huệ ?
ĐÁP : Theo Sư Phụ thọ Tâm Ấn , tu Pháp Môn Quán Âm , sẽ được tiêu trừ nghiệp chướng ngay tức khắc . Những nghiệp chướng tồn kho đời đời kiếp kiếp của những người thọ Tâm Ấn đều được Sư Phụ rửa sạch sẽ , chỉ có định nghiệp của đời này vẫn giữ lại . Bởi vì những nghiệp chướng của đời này đã được viết ra , đã cố định rồi , không thể nào sửa đổi được nhiều , Sư Phụ chỉ có thể giúp được một ít mà thôi . Nhưng những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp chưa có hiển hiện , vẫn tồn trong ký ức , chưa có dùng đến , những nghiệp chướng này mà Sư Phụ có thể đem ra đốt hết , một chút cũng không để lại , hoàn toàn trong sạch . Bởi vì Sư Phụ đem nghiệp chướng của chúng ta rửa sạch , chúng ta mới có thể tức khắc thể nghiệm được 'Phật quang thường chiếu' và khai ngộ , điều này được gọi là 'Đốn ngộ' hoặc 'Tức khắc khai ngộ'. Nếu như nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp trong quá khứ vẫn còn tồn tại , chúng ta sẽ không thể nào thể nghiệm được sự khai ngộ . Nếu không được khai ngộ , cho dù trí huệ vốn đã có cũng không xử dụng được , bởi vì đã bị nghiệp chướng của chúng ta trùng trùng vây kín . Tìm được một vị minh sư tại thế , người ấy có thể đem nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp trong quá khứ của chúng ta đốt bỏ , cho nên chúng ta mới có thể lập tức khai ngộ . Nếu không tự mình tu được rồi , hà tất phải tìm minh sư , hiểu không ?
http://tructiepcauthongthuongde.org/
Nhím Hoàng Kim
07-13-2008, 06:59 PM
VẤN : 'Phật tánh' và 'Không tánh' có gì khác nhau ?
ĐÁP : Ngoại trừ danh xưng , hai danh từ đó không có gì khác nhau . Phật tánh là cái tâm không không , không không nghĩa là gì ? Tức là chúng ta giúp đỡ người nhưng không giúp đỡ người , bởi vì chúng ta không nghĩ đến 'ta' đang giúp đỡ người , lúc ấy vạn vật đồng nhất thể , ta và chúng sanh như nhau , chúng ta gọi cái này là tánh không , chứ thật ra không có gì khác nhau . Một vị pháp sư truyền pháp ở những nơi khác nhau , và đẳng cấp của chúng sinh không đồng đều , nên vị đó mới dùng những danh xưng khác nhau , những ngôn ngữ khác nhau , để mọi người đều hiểu rõ . Ví dụ như Sư Phụ ở nơi Phật Giáo truyền pháp , Sư Phụ sẽ dùng ngôn ngữ và danh xưng của Phật Giáo . Khi đi đến đạo tràng của Thiên Chúa Giáo truyền pháp , thì dùng danh xưng của Thiên Chúa Giáo và Kinh Thánh để họ hiểu rõ 'Bản lai diện mục' của chính họ , và đạt đến Thiên Quốc , những cái này đều là danh xưng khác nhau mà thôi .
Nhím Hoàng Kim
07-17-2008, 05:44 PM
VẤN : Cỏ cây và sỏi đá có Phật tánh không ?
ĐÁP : Vạn vật đồng nhất thể , tại sao lại không có Phật tánh ? Tất cả chúng sinh , tất cả vật chất đều có Phật tánh . Phật tánh là gì ? Đó là lực lượng lớn nhất của vũ trụ , nó hiện diện ở bất cứ mọi nơi , nếu không có nó , vũ trụ không thể tồn tại . Nhưng trong cỏ cây và sỏi đá , lực lượng này giống như đang ngủ , hiểu không ?
Nhím Hoàng Kim
07-20-2008, 06:43 AM
VẤN : Tôi vừa tu một pháp môn nọ , nhưng không vừa ý lắm có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ?
ĐÁP : Được , tuy nhiên những người chưa tu qua một pháp môn nào , học Pháp Môn Quán Âm là tốt nhất , thích hợp nhất . Nếu ngày trước tu những pháp môn khác quá lâu thì dễ bị chấp , khó mà bỏ xuống được pháp môn trước , và trong lòng sẽ bị bối rối , phải không ? Có một cô đến thọ Tâm Ấn với Sư Phụ , về sau cô ấy viết một lá thư cho Sư Phụ nói rằng : "Con rất thích tu Pháp Môn Quán Âm , nhưng vị sư phụ ngày trước của con dạy con niệm hai mươi vạn lần chú vãng sanh , con đã niệm mười chín vạn lần rồi (Mọi người cười). Chỉ còn một vạn lần nữa là xong , cho nên con một bên tu Pháp Môn Quán Âm , một bên niệm chú vãng sanh , bài vỡ sớm tối con vẫn tiếp tục làm , bởi vì đã quen rồi". Sư Phụ nói với cô ấy : "Cô không cần tu Pháp Môn Quán Âm nữa , bởi vì có lẽ cô không có ở không" (Mọi người cười). Lòng chấp quá nặng , đã lên đến đại học rồi , thì còn đến tiểu học làm gì .
Nhím Hoàng Kim
07-26-2008, 08:41 AM
VẤN : Làm thế nào có thể thường theo học với Phật ?
ĐÁP : Những người tu Pháp Môn Quán Âm sẽ được thường theo học với Phật . Bởi vì lúc họ ngồi thiền họ được đi đến những cảnh giới cao , nhìn thấy được các chư Phật quá khứ , hiện tại và vị lai . Mỗi lần đều được học chân lý với Phật , lúc ấy mới có thể nói 'Thường học với Phật', hiểu không ?
Nhím Hoàng Kim
07-28-2008, 08:30 PM
VẤN : Tôi là một người bị tàn tật , tôi không hiểu sao trong xã hội có rất nhiều người không chấp nhận kẻ tàn tật ? Xin Ngài nói cho tôi biết Thượng Đế có công bình không ?
ĐÁP : Đối với Sư Phụ mà nói thì không công bình , nhưng cũng rất công bình (Mọi người cười). Bởi vì chúng ta có nghiệp chướng cho nên phải đến thế giới này để trả nợ . Dù cho có công bình hay không công bình , chúng ta cũng không thể sửa đổi được nhiều . Những việc làm kiếp trước của chúng ta , bây giờ đều quên cả rồi , cho dù những việc làm lúc còn nhỏ , bây giờ cũng đã quên mất , huống chi là tiền kiếp ? Vận mạng mới nhìn qua dường như không công bình , nhưng trong vũ trụ này , không có một thứ gì là vô tình , mọi việc đều đã được an bài cả . Lúc Sư Phụ giảng kinh tại Tân Trúc có nói , địa ngục là ở nơi đây , chúng ta đã khổ sở tại thế giới này , còn muốn đợi đến địa ngục để nhận khổ nữa sao ? Có lẽ chưa đủ khổ , cho nên sức tưởng tượng của con người rất phong phú , có thể tưởng tượng có nơi còn khổ hơn thế giới này , thật là đáng phục (Mọi người cười). Nếu ngày trước có những hành động không tốt , kiếp này trở lại thế giới này chịu khổ , đó định mạng của chúng ta . Tuy nhiên có người khi đến thế giới này không cực khổ lắm , cuộc sống người ấy cũng giống như ở trên thiên đàng vậy . Ở thế giới này , nếu chúng ta rất giàu có , kiếm được nhiều tiền và rất vui vẻ , mọi người đều kính trọng chúng ta , cuộc sống cũng rất thuận lợi , điều này biểu thị rằng nghiệp chướng tương đối ít , phước báu nhiều hơn . Tuy nhiên nếu trong cuộc đời này , chúng ta không vun phước báu của mình , đến khi dùng hết sẽ phải trở lại chịu khổ . Thế giới này rất đáng sợ , luật nhân quả không một chút sơ hở . Trong kinh điển Phật Giáo có nói rõ ràng , Phật Thích Ca Mâu Ni lúc chưa thành Phật , có một ngày nọ , Ngài thấy một con cá tưởng đã chết rồi , nhưng thật sự nó chưa chết , Ngài dùng chân đá cái đầu của con cá đó , vì chuyện này mà về sau Ngài bị đau đầu , nưng bởi vì Ngài thành Phật rồi , nhìn thấy được nghiệp chướng của quá khứ , cho nên Ngài gánh chịu được sự nhức đầu , vui vẻ nhận quả báo của mình .
Còn chúng ta là những người bình thường , không nhìn thấy được sự sai trái của chúng ta trong kiếp trước , hiện tại chịu đau khổ thì cho rằng trời không công bình ; trời rất công bình , bởi vì thật sự công bình cho nên mới để cho chúng ta đến đây chịu khổ , lúc đau khổ mới có thể học được một ít bài học , về sau không dám làm sai , đồng thời cũng giúp chúng ta rửa sạch nghiệp chướng của kiếp trước . Sau khi chúng ta chịu khổ xong , mới có thể lên trời , đến nơi ấy hưởng thụ thế giới một ngàn năm , hai ngàn năm , một vạn năm , thậm chí một trăm vạn năm ... Tuy nhiên cuộc sống này vẫn còn rất vô thường , không phải vĩnh cửu , sau khi phước báu hưởng tận , sẽ phải trở xuống luân hồi .
Nhưng cũng có những thế giới vĩnh hằng , vĩnh viễn không đau khổ , chỉ có sự an vui . Sư Phụ rất muốn đưa quý vị đến những thế giới ấy . Nhưng đại đa số không muốn đi , họ thích ở nơi đây , cho nên đời đời kiếp kiếp có rất nhiều người sinh ra tại thế giới Ta Bà và rất ít người được giải thoát , rất ít người thành Phật . Nhiều người thường hỏi Sư Phụ : "Tại sao có Phật , chúng ta vẫn đau khổ như vậy ?" Bởi vì họ là Phật , chúng ta làm phàm phu , họ không có quan hệ gì với chúng ta , họ thành Phật , chúng ta không thành Phật , hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
07-31-2008, 02:44 PM
VẤN : "Quá khứ tâm bất khả đắc , hiện tại tâm bất khả đắc , vị lai tâm bất khả đắc" là gì ?
ĐÁP : Là không có tâm (Mọi người cười). Khi gọi bất khả đắc là vì muốn chỉ đến một vị đại khai ngộ , người ấy không chấp vào một nơi nào , lúc đó người ấy vô sở bất tại , vượt qua nhân quả của quá khứ , hiện tại và vị lai , người ấy đã được giải thoát , khai ngộ , tự tại rồi , hiểu ý của Sư Phụ không ? Nếu muốn hiểu rõ câu này , cần phải tu hành trước , đến khi mình đạt được đẳng cấp này , mới thật sự hiểu rõ . Nếu không , Sư Phụ giảng giải cả ngày vẫn vô ích , nhưng Sư Phụ cũng cố gắng giải thích một chút .
Ở Ấn Độ có núi Hy Ma Lạp Sơn , khi Sư Phụ miêu tả lại tình trạng ở nơi ấy , ví dụ trên núi tuyết phủ quanh năm , rất lạnh , không khí lại rất mỏng , cây cối rất cao lớn , có nhiều người tu Yoga không mặc quần áo , ở nơi đó chạy tới chạy lui , nhưng không có vấn đề gì ... Quí vị vì chưa đi qua , cho nên không hiểu những thực trạng ấy , cho dù có sức tưởng tượng rất phong phú , cũng chỉ có được một ấn tượng mơ hồ mà thôi .
Bởi vì chính mình chưa bao giờ đi qua , chưa thật sự nhìn thấy được núi tuyết cao lớn , chưa nhìn thấy những người Ấn Độ tu Yoga , ở trần chạy tới chạy lui trong tuyết , cho nên quí vị không tin có thật , đích thật họ có thể ở nơi trời băng đất tuyết ấy , không mặc quần áo mà không cảm thấy lạnh . Tuy Sư Phụ có thể nói cho quí vị nghe , nhưng quí vị không thể nào cảm nhận được hình ảnh thật sự đó , hiểu không ? Cũng vậy , quá khứ , hiện tại , vị lai tâm bất khả đắc , là muốn chỉ đến những người đại tu hành , ở nơi đây chúng ta hỏi tới hỏi lui , đều chỉ là biện luận vô ích mà thôi .
Nhím Hoàng Kim
08-01-2008, 02:43 PM
VẤN : Làm thế nào xử dụng Tâm Bình Thường để đối diện với những người cạnh tranh và áp bức ?
ĐÁP : Muốn dùng Tâm Bình Thường để đề kháng với sự áp bức của chung quanh không phải là một chuyện đơn giản , chúng ta cần phải có bản lãnh cao cường , nếu không sẽ phải chịu những áp bức của xã hội . Đại đa số chúng ta mỗi ngày đều phải làm việc , có người làm việc nhiều , có người làm việc ít , nhưng tinh thần và thân thể của mỗi người đều cảm thấy rất mệt nhọc , bởi vì thân thể và tinh thần là của người phàm phu , nên có giới hạn . Chúng ta đã quên cách để xử dụng lực lượng bất khả tư nghị của mình , quên cách để xử dụng công đức vô lượng vô biên của mình , quên cách để xử dụng đại trí huệ , cho nên mới không thể đề kháng được những lực lượng áp bức ấy .
Vì vậy cần phải tu hành , tu Pháp Môn Quán Âm mới có thể liên lạc được với lực lượng ấy của chính mình , để có thể lấy trí huệ ra dùng , lấy Phật lực ra dùng , lấy lực lượng của Thượng Đế và Thiên Quốc của chúng ta ra dùng , như vậy sẽ không bị những ngoại cảnh áp bức , chúng ta nói siêu nhân quả , siêu thế giới , đó là ý này . Nếu chúng ta không xử dụng lực lượng vô biên của mình , bất luận chúng ta làm gì cũng không hoàn hảo , đều còn ở trong vòng luân hồi sanh tử .
Nhím Hoàng Kim
08-02-2008, 12:56 PM
VẤN : Tại sao tu mà lòng sân hận , không thể nào khống chế được ?
http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Rất có thể bởi vì tu hành không đúng pháp . Tại sao có tham , sân , si ? Sư Phụ đã giảng qua tham , sân , si là Phật tánh , đó là trí huệ , đó là phẩm chất của Thiên Quốc . Tại sao vậy ? Bởi vì ngày trước chúng ta có những đồ vật tốt hơn , bây giờ cảm thấy không đủ tốt , không vừa lòng cho nên mới đi tìm những đồ vật khác , càng đi tìm kiếm thì càng thấy không hài lòng . Khi có người nói một người nào đó có lòng tham không đáy , nhưng Sư Phụ cho rằng thực sự người ấy không tham , hoặc rất có thể vì ngày trước người ấy là một chúng sinh có địa vị rất cao , cho nên bây giờ dù có bất cứ gì cũng thấy không thỏa mãn , hiểu ý của Sư Phụ không ?
Ví dụ có một vị quốc vương bị lạc đường , chạy vào nhà của một người nông phu , người nông phu sẽ dành cho vị quốc vương nơi ở tốt nhất , phòng vệ sinh sạch sẽ nhất và hết lòng nấu những thức ăn ngon nhất để quốc vương dùng , nhưng vị quốc vương mỗi ngày vẫn buồn bã , ông ấy muốn trở về cung vua của ông ta , mặc dù người nông phu đã cống hiến những thứ tốt nhất của mình cho vị quốc vương . Vị quốc vương vĩnh viễn không thể thỏa mãn , bởi vì căn nhà của nông phu và cung điện của quốc vương khác xa nhau .
Cho nên chúng ta biết rằng những người càng tham , càng muốn , là ở nơi cao quí nhất . Quý vị thấy Sư Phụ là người rất 'tham', Sư Phụ tham toàn cả vũ trụ chứ không phải tham tiền . Từ đó chúng ta mới nhận thức rằng chúng ta thật sự có tấm lòng vĩ đại , bởi vì chúng ta đến từ Tây Phương , đến từ Thiên Quốc , đối với thế giới này , bất luận chúng ta có bao nhiêu , đều cảm thấy không đủ , không thỏa mãn .
Có người lấy một người vợ , cảm thấy không đủ , lấy hai người vợ cũng cảm thấy ít , có người lấy rất nhiều vợ (Sư Phụ cười). Không phải con người này xấu , bởi vì người ấy tìm không ra phẩm chất lớn nhất của mình , cũng không tìm ra nơi thỏa mãn cho mình . Người ấy từ trên những cảnh giới cao xuống , Thiên Quốc cái gì cũng có , phái nữ rất xinh đẹp , cung điện ở Thiên Quốc rất huy hoàng , những thứ hưởng thụ trên Thiên Quốc đều rất sung sướng , sau khi xuống thế giới này gặp phải điều dơ bẩn , bụi bặm , khí độc , không khí ô nhiễm , những người láng giềng dễ ghét ... Không có một thứ gì làm cho người ấy thỏa mãn , ngay cả quần áo cũng có thể dễ dàng biến thành tro bụi , người ấy cảm thấy không vừa lòng , cho nên mới phát sinh ra tham , sân , si , hiểu ý Sư Phụ không ?
Những người tu Pháp Môn Quán Âm lòng tham , sân , si phàm phu sẽ ngày càng ít đi , nhưng lòng tham , sân , si chân chánh sẽ càng ngày càng tăng , người ấy tham Đại Trí Huệ , tham Thiên Quốc , tham Tịnh Thổ của Phật , cung điện của Phật , người ấy không tham đồng tiền nhỏ nhặt của thế giới này , hoặc nhà cửa bằng đất sét hay sự danh lợi vô thường , đây cũng kể là loại tham , sân , si , nhưng đó là thâm , sân , si cao đẳng . Sau khi tu hành vẫn còn có tham , sân , si , nhưng đó không phải là lòng tham vật chất và những hoàn cảnh vô thường của thế giới này (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
08-04-2008, 05:39 PM
VẤN : Tu pháp môn niệm Phật đến lúc lâm chung , A Di Đà Phật , Quán Âm Bồ Tát sẽ đến đón rước về Thế Giới Cực Lạc . Những người tu Pháp Môn Quán Âm lúc lâm chung sẽ vãng sanh về đâu ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Sư Phụ niệm Phật từ lúc còn nhỏ , đi qua rất nhiều quốc gia , nhìn thấy rất nhiều người dùng miệng niệm Phật , nhưng không có ai đi Tây Phương . Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm không bao lâu , cũng không dạy bao nhiêu người , nhưng bất cứ người đệ tử nào khi vãng sanh đều đi đến Tây Phương (Mọi người vỗ tay). Không phải chỉ những người được thọ Tâm Ấn mà những người thân của họ , lúc chưa vãng sanh đã biết rằng sẽ được đến Tây Phương , cảnh giới Tây Phương xuất hiện trước mắt , Phật Bồ Tát cũng xuất hiện , họ nói với người chung quanh rằng Phật Bồ Tát đã đến , Sư Phụ cũng đến rồi , tôi bây giờ rất vui . Không có một người nào thọ Tâm Ấn rồi , lúc ra đi bị đau khổ , như vậy cho thấy pháp môn của Sư Phụ chính thực là Pháp Môn Tịnh Độ .
Nhím Hoàng Kim
08-06-2008, 03:51 PM
VẤN : Muốn tu hành Bồ Tát Đạo cần phải có những điều kiện gì ?
ĐÁP : Chúng ta xem Bồ Tát là những người như thế nào ? Làm những công việc gì ? Sau đó hành theo Bồ Tát là được . Bồ Tát tiếng Phạn là Budhisattva , tiếng Trung Hoa dịch là Bồ Đề Tát Đỏa . Budhi là đại trí huệ , thông minh , khai ngộ . Sattva là chỉ chúng sinh . Bồ Đề Tát Đỏa là một chúng sinh đại khai ngộ . Bồ Đề Tát Đỏa tiếng Trung Hoa có nghĩa là Thánh Nhân . Thánh nhân khác với người bình thường , phẩm chất của họ , cá tánh của họ hoàn toàn giống như những chúng sinh của siêu thế giới . Những việc làm của Thánh Nhân đều vì sự lợi ích của chúng sinh , vì chúng sinh mà quên mình , họ Bố Thí , Trì Giới , Nhẫn Nhục , Tinh Tấn , Thiền Định , còn có Trí Huệ . Nếu chúng ta có thể làm được lục độ này , chúng ta là Bồ Tát .
Bố thí : có tiền bố thí tiền , có lực bố thí lực , có pháp bố thí pháp . Người bố thí lớn nhất là một vị Phật , Phật Thích Ca không có tiền nhưng Ngài bố thí nhiều nhất . Chúa Giêsu Kitô không có tiền nhưng Ngài cũng là người bố thí nhiều nhất .
Trì giới là gì ? Ý muốn chỉ sống đời sống của một người rất tao nhã , thanh bạch , không sát sanh , không trộm cắp , không tà dâm , không nói dối , không uống rượu , không hút thuốc độc , không chích ma túy ... Ít nhất phải trì năm giới này một cách minh bạch mới được kể là trì giới .
Nhẫn nhục là gì ? Ý nói khi một người tuy bị người khác phỉ báng , công kích , nhưng họ vẫn dùng lòng thương để đối xử với người kia . Đại nhẫn nhục là muốn nói lên bất luận chúng sinh đối với người ấy như thế nào , người ấy vẫn dùng lòng thương để đối xử lại . Lúc ở nước Mỹ , Sư Phụ cư ngụ trong một ngôi chùa nhỏ tại Nữu Ước , mỗi ngày Sư Phụ đều rất nhẫn nại , cố gắng làm việc , nếu không thì làm sao có thể ở lại nơi đó ? Nếu hàng ngày Sư Phụ không cố gắng nhẫn nại làm sao Sư Phụ có cơ hội gặp học trò của Sư Phụ tại Mỹ , có khoảng ba mươi người được truyền Tâm Ấn , Sư Phụ ở trong những hoàn cảnh đặc biệt ấy để độ họ , thật sự không phải là một chuyện đơn giản .
Tinh tấn là gì ? Là chỉ mỗi ngày cố gắng tu hành , không phải hôm nay tu hành , ngày mai 'nghỉ ngơi' (Mọi người cười). Đa số chúng ta tu hành một ngày 'nghỉ ngơi' mười ngày (Mọi người cười). Nếu như gọi điện thoại hỏi họ : "Có ngồi thiền không ?" Người ấy sẽ trả lời : "Có , thỉnh thoảng" (Mọi người cười). Như vậy không phải là tinh tấn . Một vị Bồ Tát ngày nào cũng làm việc , không phải hôm nay cao hứng thì đi giảng kinh , ngày mai không cao hứng thì không đi giảng kinh , hoặc là giận lên thì không truyền Tâm Ấn , không nói chuyện , hoặc thân thể thấy khó chịu thì không đi giảng kinh .
Lúc Sư Phụ đi Nghi Lan (Đài Loan) giảng kinh , có một vị đồng tu từ Đài Trung đến , người ấy là một bác sĩ , Sư Phụ hỏi người đó : "Lâu quá không thấy anh , hôm nay có đi nghe Sư Phụ giảng kinh không ?" Người ấy nói : "Có ý định muốn đi , nhưng lúc ngồi xe từ Đài Trung đến bị nôn mửa , mệt quá nên không đi nghe kinh được" (Mọi người cười). Lúc đó Sư Phụ quên không nói với người ấy là mỗi lần đến Nghi Lan Sư Phụ đều buồn nôn , nôn xong súc miệng , rồi lên đài giảnh kinh . Sư Phụ khác biệt là ở chỗ này , chúng ta đều tu Pháp Môn Quán Âm , nhưng Sư Phụ tương đối tinh tấn hơn , cái gì cần làm thì làm , không mượn cớ , bởi vì có rất nhiều người chờ nghe Sư Phụ giảng kinh . Sư Phụ không thể nói : "Hôm nay Sư Phụ buồn nôn quá không thể giảng kinh đổi lại ngày mai mới giảng", phải không ? Người có trách nhiệm đó là một vị Bồ Tát .
Thiền định là mỗi ngày tu Pháp Môn Quán Âm . Bên ngoài rời khỏi tất cả những hình tướng của 'Thiền', bên trong không loạn là 'Định', nếu chúng ta làm được thì có thể nói rằng chúng ta tu 'Thiền Định'; nếu không làm được như vậy , đó là tu 'Thảm', không phải tu 'Thiền' (Mọi người cười). Có người hỏi Sư Phụ , ở những nơi ồn ào có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ? Sư Phụ nói : "Được", bởi vì ở trong những ngôi chợ vẫn có thể nhất tâm bất loạn , sau khi biết được pháp môn , chúng ta ở bất cứ nơi nào cũng có thể 'Nhất tâm bất loạn', đều thể nghiệm được 'Phật Quang Thường Chiếu', ở bất cứ nơi nào cũng có thể nghe được 'Phật Âm', nếu không thì không phải là 'Phật Quang Thường Chiếu', không phải là 'Phật Âm', cũng không phải 'Phật Vô Sở Bất Tại', hiểu ý Sư Phụ không ?
Trí huệ là khi chúng ta muốn phán đoán một người , người ấy nói rằng họ hành Bồ Tát Đạo , nhưng chúng ta phải xem thử mức độ tu của họ có hoàn mỹ không ? Họ có trí huệ không ? Khi chúng ta hỏi họ điều gì , họ có bị chúng ta hỏi khó không ? Lúc người ấy trả lời có lưu loát không ? Họ có được biện tài vô ngại không ? Từ những phương diện này chúng ta có thể đo được một chút trí huệ của người ấy . Đương nhiên chúng ta không thể nào biết được hoàn toàn trí huệ của một vị thầy hoàn toàn khai ngộ , bởi vì chỉ khi thành minh sư chúng ta mới hiểu rõ trí huệ của một vị minh sư . Nhưng chúng ta cũng có thể dùng lý luận để phán đoán , nếu không phán đoán được , làm sao chúng ta có thể làm thế nào để xác định xem có đáng học với người ấy không ? Hiểu không ? Bởi vì một vị minh sư làm việc cũng như ăn cơm hay nghỉ ngơi vậy , tất cả đều rất bình thường .
Nhím Hoàng Kim
08-08-2008, 04:14 PM
VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm có thể một đời thành Phật không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Được , Sư Phụ thấy rất nhiều người đã thành Phật , nhưng họ không nhất định phải đi hoằng pháp , họ trở thành những ông Phật âm thầm (Mọi người cười). Có người thành Phật Duyên Giác . Duyên Giác Phật là gì ? Ví dụ có một người thọ Tâm Ấn với Sư Phụ , học Pháp Môn Quán Âm , sau đó đổi đi một nơi khác , tuy người ấy không được gần Sư Phụ , nhưng mỗi ngày đều tinh tấn tu hành Pháp Môn Quán Âm , người ấy cũng có thể đạt được đẳng cấp của Phật . Nhưng người ấy không hiểu rõ hoàn toàn làm thế nào để độ chúng sinh , bởi vì trí huệ bên trong và trí huệ của thế giới bên ngoài cần phải phối hợp , như vậy mới có thể độ chúng sinh .
Ví dụ nói Sư Phụ thành Phật , Sư Phụ có được rất nhiều thể nghiệm , biết rất nhiều cảnh giới , nếu như Sư Phụ không biết cảnh giới cao nhất gọi là gì ? Sư Phụ không biết Phật Giáo gọi Ngài là 'Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác', cũng không biết Cơ Đốc Giáo gọi Ngài 'Thiên Quốc', không biết Lão Tử gọi là 'Đạo', thì Sư Phụ không thể nào truyền đạt được với những người khác , hiểu không ? Sư Phụ giảng về thể nghiệm bên trong , nhưng cũng cần phải ứng chứng với bên ngoài , giảng giải những thể nghiệm ấy trong kinh điển người ta gọi là gì . Chúng ta không dùng kinh điển ngày xưa , để so sánh ứng chứng , người ta sẽ không thể nào hiểu được , không thể nào tin tưởng chúng ta . Phật Duyên Giác là như vậy , một người tu hành , một người chứng ngộ , nhưng họ chỉ có thể độ được một phần nhỏ . Còn những vị Phật khác , chúng ta có thể gọi là công khai Phật . Ví dụ như Phật Thích Ca Mâu Ni , Ngài độ rất nhiều người , bởi vì Ngài thông hiểu được nhiều kinh điển , Ngài dùng những kinh điển đó để so sánh , được như vậy độ người tương đối thuận tiện hơn .
Nhím Hoàng Kim
08-11-2008, 04:39 PM
VẤN : Sư Phụ truyền Pháp Môn Quán Âm là dạy người nhìn ánh sáng và nghe âm thanh , Kinh Kim Cang có nói : "Nếu vì sắc tìm ta , vì âm thanh cầu ta , đó là người hành tà đạo , không thể thấy được Phật". Lời kinh này có gì mâu thuẫn không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Không . Âm sắc Phật nói là chỉ âm sắc của vật chất , nhưng ánh sáng và âm thanh bên trong không phải là âm sắc , bởi vì không tìm ra được ngôn ngữ của thế gian để giảng giải , cho nên mới gọi là ánh sáng và âm thanh .
Những thứ âm thanh vật chất , ví dụ âm nhạc , cần phải xử dụng nhạc khí mới có thể phát ra âm thanh , hoặc phải dùng hai món đồ va chạm vào nhau mới phát ra âm thanh gì đó . Nhưng âm thanh bên trong là Như Lai , không có một nơi cố định , nó từ đâu đến chúng ta không rõ , nó đi về đâu chúng ta không hay . Cho nên không phải là âm cũng không phải là sắc , nó không phát xuất ra từ vật chất . Bởi vì ngôn ngữ của phàm phu rất giới hạn không thể giải nghĩa , cho nên tạm thời gọi nó là âm thanh , nhưng nó cũng không phải là âm thanh , có hiểu ý của Sư Phụ không ?
Chúng ta đều nói Phật có ánh sáng , còn nói Phật Quang Thường Chiếu , như vậy có phải chúng ta vẫn còn chấp ánh sáng không ? Hoặc chấp màu sắc ? Ánh sáng bên ngoài và ánh sáng bên trong của chúng ta không giống nhau . Ngoài ra Phật Thích Ca Mâu Ni còn giảng rất nhiều cảnh giới , ví dụ thế giới Tây Phương Cực Lạc , cảnh giới của Đông Phương Dược Sư Phật , cảnh giới của Hoa Nghiêm ... Chúng ta cũng rất thích những cảnh giới ấy , như vậy có phải chúng ta chấp vào sắc ? Không phải , những cảnh ấy khác với cảnh giới bên ngoài của chúng ta , không phải âm sắc của vật chất . Cái 'Âm Sắc' trong câu nói ấy là chỉ chúng ta chấp vào tướng , chấp vào tượng gỗ , chấp vào những âm thanh ồn ào ở bên ngoài (Sư Phụ làm động tác như đánh vào chuông mỏ). Xin lỗi , bởi vì quý vị hỏi , cho nên Sư Phụ phải nói sự thật , đừng có giận (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
08-13-2008, 02:30 PM
VẤN : Dưới ánh mắt của Phật pháp , làm thế nào mới thật là hiếu thảo với cha mẹ ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Trong kinh điển có nói , người con có hiếu nhất là cung phụng cha mẹ trên phương diện vật chất , và cũng giúp họ hiểu rõ chân lý cao nhất . Ví dụ chúng ta cùng một vị minh sư học một pháp môn rất hay , đạt được rất nhiều thể nghiệm , khi về nhà , cố gắng dùng những lời lẽ ôn hòa khiêm tốn , dùng thái độ hiếu thảo nói với cha mẹ , để cho họ hiểu rõ sự lợi ích của pháp môn này , từ đó họ cũng muốn tu , để đạt được những cảnh giới của họ , đó là người con có hiếu nhất (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
08-14-2008, 03:56 PM
VẤN : Lúc Phật tại thế cũng không thể sửa đổi được định nghiệp diệt vong của đất nước Ngài , Sư Phụ làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng của chúng sinh ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Sư Phụ có nói định nghiệp không thể thay đổi được , trong lúc giảng kinh Sư Phụ cũng có nói định nghiệp không thể chuyển . Định nghiệp là những nghiệp chướng đã được cố định trong đời này , không thể sửa đổi nhiều . Nhưng những thứ giữ trong kho , thuộc về những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp chưa có hiển hiện , thì có thể tiêu trừ được , nếu không chúng sinh sẽ vĩnh viễn không thể thành Phật , phải không ? Nếu như không thể sửa đổi được gì , thì không cần phải tu hành , cũng không cần thành Phật , phải như vậy không ?
Nhím Hoàng Kim
08-15-2008, 07:35 PM
VẤN : Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , dù cho không đặc biệt nghiên cứu những kinh điển khác , có phải vẫn có thể hiểu rõ được đạo lý của những kinh điển ấy ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Vâng , muốn nghiên cứu kinh điển vẫn được . Sau khi khai ngộ , chúng ta đọc kinh điển sẽ hiểu rất mau , từ đó chúng ta dùng sự hiểu biết này để đi độ chúng sinh . Giả sử như chúng ta chưa bao giờ đọc Thánh Kinh , đến khi có một ngày tín đồ Thiên Chúa Giáo đến hỏi , chúng ta không biết trả lời như thế nào , phải không ? Cho nên cũng cần phải nghiên cứu kinh điển , nhưng phải khai ngộ , đọc kinh điển mới hiểu biết được chính nghĩa của nó , không khai ngộ đọc kinh điển cũng như không đọc vậy (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
08-17-2008, 06:15 PM
VẤN : Tu hành như thế nào mới có thể thành Phật , mới có thể vượt khỏi Tam Giới , không phải trở lại luân hồi lục đạo ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay). Về điểm này Sư Phụ có thể bảo đảm , chính Sư Phụ đích thân thể nghiệm , biết rằng tu Pháp Môn Quán Âm nhất định sẽ liễu thoát sanh tử , nhất định sẽ vượt khỏi Tam Giới .
Nhím Hoàng Kim
08-18-2008, 03:17 PM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm và Pháp Môn Quán Tâm của Thiền Tông có giống nhau không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Quán 'tánh' mới đúng , quán 'tâm' không đúng (Sư Phụ chỉ ngay trái tim). Tâm chỉ là một khối thịt mà thôi , quán nó để làm gì ? Công việc của nó là làm cho máu tuần hoàn , nó không biết suy nghĩ gì cả . Chúng ta đã bị lẫn lộn , chúng ta nói Phật tại tâm , cái tâm này không phải là chỉ về trái tim , trái tim chẳng qua là một cơ phận của một cơ thể tạo ra , nó không có suy nghĩ , cũng không hiểu biết gì . Cho nên quán 'tâm' vô ích , nhưng vẫn còn có nhiều người quán 'tâm', không những chỉ quán 'tâm' mà thôi , có người quán lưỡi , quán đơn điền , quán bộ phận sinh dục , quán Kundalini (Chú thích : Chỉ một trung tâm năng lượng ) ... Họ quán rất nhiều nơi .
Nhưng từ ngàn xưa đến nay , những người đại tu hành đều tu theo Pháp Môn Quán Âm mà thành Phật . Có người không tìm được minh sư , thì theo phương pháp riêng của mình đoán mà tu học , tu như vậy cũng có được một chút thần thông , cũng đạt được một chút lợi ích , nhưng đó không phải thực sự là mục đích cuối cùng . Ta nói rằng quán tự tánh chứ không phải quán tâm , hiểu không ? Tánh là chỉ 'bản tánh', 'tự tánh'. Nếu như không quán 'tánh' mà quán 'tâm' là sai . Sư Phụ biết ở Ấn Độ , có nhiều người tu hành theo yoga quán tâm . Nhưng Phật Thích Ca không phải tu quán 'tâm' thành Phật ; Ngài nói rất rõ ràng Ngài tu Pháp Môn Quán Âm thành Phật . Chúa Giêsu Kitô cũng tu Pháp Môn Quán Âm . Lão Tử , Khổng Tử , Đại Sư Huyền Trang ... đều tu Pháp Môn Quán Âm . Trong sách của Sư Phụ giảng và chứng minh rất rõ ràng , quý vị về nhà xem sách của Sư Phụ sẽ hiểu rõ .
Nhím Hoàng Kim
08-19-2008, 03:35 PM
VẤN : Lúc thọ Tâm Ấn , nếu đạt được bản tâm , sau khi rời Sư Phụ có bị mất bản tâm không ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Bản tâm tức là bản tánh , bản tánh vĩnh viễn tồn tại . Sau khi rời khỏi Sư Phụ , vẫn không bị mất bản tánh của mình . Cũng như tóc mọc trên đầu của quý vị , không vì Sư Phụ ra đi mà bị mất , hiểu không ? Sau khi thọ Tâm Ấn , chúng ta tìm được bản tánh của chính mình , về sau vĩnh viễn sẽ vẫn tồn tại với chúng ta .
Nhím Hoàng Kim
08-20-2008, 03:51 PM
VẤN : Ở thế giới này chỉ cần làm người tốt là đủ rồi , hà tất phải tu thành Phật ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Quý vị nói có phải như vậy không ? (Có người đáp : Không phải). Đúng , nếu chỉ cần làm người tốt , như vậy Phật Thích Ca Mâu Ni đâu có làm điều gì xấu , tại sao Ngài cần phải tu hành ? Chúa Giêsu Kitô có làm điều gì sai không ? Tại sao Ngài cũng tu hành ; Lão Tử , Trang Tử đều không làm điều gì sai , nhưng họ cũng tu hành . Những vị Thánh nhân này đều là những người tốt nhất , nhưng họ đã bỏ xuống những điều tốt xấu của họ mà đi tu hành .
Cho nên chúng ta không thể nói : "Chúng ta làm người tốt , không cần phải tu hành". Chúng ta không làm gì tốt cả , bò còn lương thiện hơn chúng ta (Mọi người cười). Chúng ta từ lúc sinh ra cho đến lúc trưởng thành đã làm phiền phức rất nhiều người , lúc bệnh làm phiền đến bác sĩ , y tá , về nhà làm phiền cha mẹ . Mỗi ngày ở trong bụng mẹ cử động , làm cho người mẹ khó chịu , ăn chút đồ gì cũng muốn nôn ra , thân thể rất mệt mỏi , ăn không ngon , ngủ không yên , nhưng người mẹ vì thai nhi vẫn phải cố ăn .
Từ khi còn trong bụng mẹ , chúng ta đã bắt đầu làm phiền và thiếu nợ của thế giới này . Sau khi ra đời , mỗi ngày đều ăn rất nhiều thực phẩm , ăn bò , heo , gà , vịt , ăn rất nhiều sinh vật mới lớn lên như vậy . Khi lớn lên đến trường học , làm hao tốn nhiều tiền bạc của cha mẹ , làm phiền thầy giáo , làm cha mẹ lo âu ...
Bò không làm phiền ai nhiều như vậy , bò mẹ ăn cỏ , ngay lúc bò con còn ở trong bụng mẹ chỉ ăn cỏ để lớn , trong khi cỏ đối với chúng ta dường như không cần thiết . Thậm chí bò cũng không cần ai chăm sóc , chỉ cần đem cỏ về nhà , chúng nó tự biết chăm sóc lấy , tự lớn lên . Ngoài ra , chúng nó lại còn giúp đỡ rất nhiều chúng sinh , hiện giờ có rất nhiều trẻ em lớn lên nhờ uống sữa bò . Từ điểm này so sánh , bò còn lương thiện hơn chúng ta , nhưng nó cũng không thể thành Phật . Nếu chúng ta chỉ cần làm người tốt , thì làm sao có thể thành Phật được ? Đừng có nghĩ rằng chúng ta tốt như thế nào , bất luận chúng ta làm điều gì , đều vì lợi ích của cá nhân mình . Chúng ta muốn ăn ngon , muốn có địa vị , có giá trị , muốn mặc quần áo đẹp , có nhà cửa tươm tất , trong cuộc sống chúng ta cố gắng làm việc , tất cả đều là vì sự hưởng thụ của mình , rất ít khi làm việc giúp ích cho đại chúng , cho nên đừng có nằm mơ , tự cho mình rất tốt (Mọi người cười vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
09-05-2008, 10:34 PM
VẤN : Có những tín đồ Phật giáo cho rằng Chúa Giêsu Kitô là Đại Bồ Tát , nhưng chưa thành Phật , Sư Phụ nghĩ sao ?
ĐÁP : Sư Phụ không biết (Mọi người cười). Chúa Giêsu Kitô có thành Phật không , có ai biết ? Quý vị có thành Phật chưa ? Nếu quý vị đã thành Phật rồi , quý vị có thể phê bình Ngài , nếu quý vị chưa thành Phật , tốt nhất đừng nên nói , càng nói càng làm cho người ta biết đẳng cấp của mình rất thấp (Mọi người cười và vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
09-07-2008, 07:04 AM
VẤN : Sư Phụ có nói rằng định nghiệp khó chuyển , lại nói rằng tu Pháp Môn Quán Âm có thể một đời thành Phật . Nhưng nếu định nghiệp không thể tiêu trừ , làm sao có thể thành Phật ?
ĐÁP : Thành Phật là thành Phật , định nghiệp là định nghiệp , Phật Thích Ca sau khi thành Phật , Ngài vẫn còn bị nhức đầu , vừa rồi Sư Phụ đã nói điều này , bây giờ lại hỏi , cho thấy rằng quý vị không hiểu ý Sư Phụ . Thành Phật là thành Phật , định nghiệp là định nghiệp , chúng ta một bên thanh toán định nghiệp của mình , một bên tu hành thành Phật , như vậy không có liên hệ gì , còn không tu hành , đã phải gánh chịu định nghiệp mà lại không thể thành Phật , hiểu không ? Chúng ta sanh ra trong thế giới này đều có định nghiệp , nhưng chỉ cần tu Pháp Môn Quán Âm , tuy có định nghiệp nhưng vẫn có thể thành Phật (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
09-07-2008, 06:37 PM
VẤN : Chồng của con là tín đồ Thiên Chúa Giáo , con là tín đồ Phật Giáo , con nên theo chồng con hay là mỗi người tự theo tín ngưỡng của mình ?
ĐÁP : Tín đồ Thiên Chúa Giáo rất tốt , tín đồ Phật Giáo cũng rất quý , quý vị thích làm việc gì thì làm việc đó , đây là việc vợ chồng của quý vị (Mọi người cười). Cùng nhau đi lạy Phật , sau đó cùng nhau đi lạy Chúa Giêsu Kitô cũng được ; nếu không , ai theo đường nấy cũng không sao , chỉ cần gia đình của quý vị hòa bình là hay nhất . Có tôn giáo rất quý , không nên phân biệt . Quan trọng nhất là phải tìm được bản tánh nội tại của chính mình . Người học Phật cần phải biết 'Phật Quang Thường Chiếu', nếu chúng ta chưa thấy được 'Phật Quang Thường Chiếu', điều này cho biết chúng ta vẫn chưa là tín đồ Phật giáo chân chánh . Chúng ta tin Cơ Đốc Giáo , cần phải hiểu rõ điều Chúa Giêsu Kitô nói : "Khi ta tại thế , ta là ánh sáng của thế giới này". Ngài còn nói : "Bất cứ ai đi theo ta , vĩnh viễn sẽ không đi vào nơi đen tối". Nếu chúng ta hiện tại mỗi ngày nhìn thấy tối tăm , điều này cho biết , chúng ta chưa thật sự theo Chúa Giêsu Kitô , quý vị muốn đi với ai cũng được , nhưng cần phải có thể nghiệm bên trong , những thể nghiệm mà các vị giáo chủ ngày xưa đã giảng , đó mới thật sự là đi theo các Ngài .
Nhím Hoàng Kim
09-08-2008, 03:09 PM
VẤN : Bị cha mẹ phản đối không cho tu hành , phải làm thế nào ?
ĐÁP : Nếu bị cha mẹ phản đối , chúng ta cần phải có lòng nhẫn nại , từ từ mỗi ngày nói một ít đạo lý cho họ nghe . Có khi cha mẹ phản đối là vì chúng ta không biết cách nói , khiến cho cha mẹ hoài nghi . Cha mẹ rất thương yêu con cái , nếu con cái ra ngoài học những pháp môn bậy bạ , học ngoại đạo , hoặc học những điều không tốt , cho nên vì muốn bảo vệ con cái mình , đương nhiên làm cha mẹ phải ngăn cản . Nếu chúng ta là những người con có hiếu , mỗi ngày nên dùng lòng thương và thái độ nhu hòa nói cho cha mẹ hiểu , nếu nói có đạo lý , cuộc sống hàng ngày vẫn duy trì bình thường , lúc nào cũng luôn luôn hiếu thảo , từ từ cha mẹ sẽ hiểu con đường của chúng ta đi là đúng , vị thầy của mình là một người chân chánh . Là một người tu hành , chúng ta cần phải có lòng nhẫn nại .
Nhím Hoàng Kim
09-09-2008, 04:22 PM
VẤN : Nghiệp chướng có thể tiêu trừ như vậy , không phải có nhân quả sao ?
ĐÁP : Mỗi người đều phải nhận nhân quả , nhưng những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp còn tồn trong kho có thể tiêu trừ , như vậy chúng ta mới không có nhân duyên để trở lại thế giới Ta Bà này . Quý vị có hiểu không ? Nhưng định nghiệp của cuộc đời này đã cố định rồi , bị tai nạn xe thì phải bị tai nạn xe , có bệnh thì phải chịu bệnh , không thể sửa đổi được nhiều , nhiều nhất là chỉ sửa được một ít mà thôi . Đại đa số các vị minh sư , không muốn sửa đổi định nghiệp của chúng ta , tại sao vậy ? Bởi vì định nghiệp là bài vở học tập của chúng ta , chúng ta cần phải học cho giỏi , cần phải thanh toán cho trọn vẹn , hiểu không ? Thí dụ một đứa bé đến trường , không chịu cố gắng học , về nhà bài vỡ lại không làm , cha mẹ không thể làm giúp nó , nếu giúp nó làm cũng được , cho dù thầy giáo có thể để cho nó lên lớp , nhưng đứa bé vẫn ngu , vĩnh viễn chính nó sẽ không hiểu biết được , hiểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người cười). Cũng như vậy , thành Phật cũng nên tự mình thành , tu hành cũng nên tự mình tu , Sư Phụ không thể tu dùm cho quý vị .
Nhím Hoàng Kim
09-10-2008, 09:07 PM
VẤN : Ý chí có phải là phương pháp để đi vào thế giới của Phật ?
ĐÁP : Không phải , dùng sức lực của ý chí vẫn còn ở trong Tam Giới vẫn còn dùng đến đầu óc . Chúng ta những người học Phật đều biết , trong Tâm Kinh có nói : "Không mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý". Ở những cảnh giới cao không có ý , như vậy làm sao chúng ta có thể dùng ý để tu ? Ý chí đối với những người mới học thì có chút ích lợi , nhưng khi đến những cảnh giới cao , nó không còn hữu dụng nữa .
Nhím Hoàng Kim
09-11-2008, 03:26 PM
Thuyết Pháp Tại Thực Chiếm Đường
Đài Bắc , Ngày 7 Tháng 4 Năm 1988
VẤN : Không nghĩ thiện , không nghĩ ác là tình trạng như thế nào ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)
ĐÁP : Câu nói này là do Lục Tổ Huệ Năng nói . Ý của Ngài là lúc chúng ta tìm minh sư thì không nên có thành kiến , không nên phân biệt người tốt hoặc người xấu , và cũng không nên phê bình người khác . Trong Thánh Kinh có nói một câu tương tự : "Judge not , so you shall not be judged", có nghĩa là đừng có phê bình người , như vậy mình sẽ không bị phê bình . Cho nên Tây Phương và Đồng Phương giáo lý đều giống nhau , ngài Lục Tổ Huệ Năng không quen biết Chúa Giêsu Kitô , nhưng cả hai vị đều nói cùng một ý . Chúa Giêsu Kitô nói câu ấy , là muốn nói không nghĩ thiện không nghĩ ác .
Lão Tử kể một câu chuyện rất có ý nhị . Một ngày nọ có một người tìm đến Ngài cầu đạo . Khi Lão Tử gặp người ấy thì không tiếp chuyện , trong khi người ấy vừa nói vừa hỏi , Lão Tử vẫn không mở miệng trả lời , cuối cùng Lão Tử mới hỏi người ấy : "Tại sao ông lại đem nhiều người đến đây vậy ?" Người đi cầu đạo nói : "Tôi không có mang ai cả , chỉ có một mình thôi". Lão Tử vẫn cứ nói : "Ông đem nhiều người quá". Người ấy quay đầu lại nhìn trái nhìn phải , nhưng không thấy ai , Lão Tử nói : "Những người ấy ở nơi đây". (Sư Phụ lấy tay chỉ vào đầu). Ngụ ý của Ngài là người ấy đã đem quá nhiều thành kiến , hoặc đủ mọi thứ thành kiến tốt , xấu chứa đựng đầy trong trí óc , cho nên lúc Lão Tử trả lời câu hỏi của người ấy , làm sao người ấy có chỗ trống mà tiếp nhận ? Cho nên Lão Tử mới nói người ấy đem nhiều người tới để làm gì ? Lời nói này cũng cùng một ý với câu không nghĩ thiện không nghĩ ác .
Nhím Hoàng Kim
09-12-2008, 07:27 PM
VẤN : Những lời Mật Chú của Đạo Giáo có thể tiêu trừ ác ý và phiền não không ?
ĐÁP : Điều này cần phải coi lại đẳng cấp vị sư phụ của quý vị như thế nào , cần phải coi người truyền pháp ấy có đủ lực lượng không , tự người ấy đã xóa được phiền não chưa . Nếu quả thật như vậy , quý vị có thể đi cầu pháp với người ấy , và sẽ đạt được những đẳng cấp như họ vậy . Quý vị cần phải biết , Mật Chú vốn không có lực lượng , nếu không Phật Thích Ca Mâu Ni đã để lại nhiều Mật Chú là đủ rồi , tại sao lại cần nhiều vị minh sư xuất hiện ? Tại sao Ngài còn nói , về sau có rất nhiều vị Bồ Tát tùng địa dũng xuất để hộ pháp ? Bởi vậy nhất định cần phải có minh sư mới có thể truyền pháp được . Ví dụ như chúng ta muốn học y học , đương nhiên cần phải học với thầy còn tại thế , không thể đi học với Ngài Hoa Đà , cho dù Ngài Hoa Đà có thể để lại nhiều phương pháp bí truyền dạy chúng ta cũng không thể tùy tiện bốc thuốc , hoặc bán thuốc , hiểu không ? Bốc thuốc không đúng sẽ làm chết người , chúng ta có thể bị nhốt vào trong ngục tù .
Cho nên bất cứ môn gì , đều cần phải học với thầy tại thế . Không phải niệm một thứ mật chú gì mới có hữu dụng , nếu không ngài A Nan đã xuất gia , mỗi ngày ngài ở cùng với Phật Thích Ca Mâu Ni , đã trì giới và còn biết nhiều chú ngữ , tại sao Phật còn kêu Ngài nên tu Pháp Môn Quán Âm ? Trước khi Ngài học Pháp Môn Quán Âm , Ngài đã từng bị Ma-Đăng-Già-Nữ dùng chú ngữ mê hoặc , thiếu chút nữa đã phá giới . Cho nên cùng với Phật tại thế học đôi khi cũng vô ích , huống chi chúng ta là những người phàm phu chỉ dùng miệng niệm vài lời , thì có ích gì ? Cho nên bất luận học thứ gì , phải hợp với lý lẽ thì mới học .
Nhím Hoàng Kim
09-13-2008, 07:20 AM
VẤN : Nếu như mọi thứ trong cuộc đời này đều là nghiệp chướng , vậy những thứ bịnh khi ra đời có cần phải giải phẩu để trị liệu không ?
ĐÁP : Cần chứ , mỗi khi có bịnh đều phải đi khám bác sĩ , không thể ở đó mà nói : "Đây chỉ là nghiệp chướng". Cái thế giới này có bác sĩ là để trị bịnh cho chúng ta , cho nên chúng ta cần phải chăm sóc thân thể của mình , không phải ở đó chờ nghiệp chướng . Nếu như thật sự nhìn thấy nghiệp chướng của mình , cam tâm nhận lãnh , như vậy không sao ; vạn nhất nhìn không thấy thì mau đi khác bác sĩ , nếu không bác sĩ sẽ không có việc làm .
Nhím Hoàng Kim
09-13-2008, 04:08 PM
VẤN : Thánh Linh trong Cơ Đốc Giáo là gì ? Tại sao lại có người đạt được đẳng cấp này ?
ĐÁP : Thánh Linh tức là Phật Tâm , bản lai diện mục , là đẳng cấp Bát Nhã Ba La Mật cao nhất của chúng ta , là Đại Trí Tuệ , là Đạo , dù cho gọi thế nào cũng chỉ cùng một thứ , chỉ khác nhau bởi danh xưng mà thôi . Quý vị hỏi tại sao có người đạt được Thánh Linh ? Sư Phụ hỏi ngược lại quý vị , tạo sao lại không được ? Cũng như có người có thể thành bác sĩ , có người không ; có người có thể thành Phật , thì cũng có người không thể thành Phật vậy .
Muốn đạt được 'Đạo' thì cần phải đi tìm minh sư , tìm những người đã đắc đạo , cầu vị ấy truyền pháp cho chúng ta , dạy chúng ta phải làm thế nào để sớm đạt được 'Đạo'. Học Phật , học đạo , tu hành cũng như các môn học vậy , không có gì là thần bí , cần hiểu rõ cái trọng điểm này . Có người học địa lý , có người học y dược , có người chế tạo cơ khí , có người học điện tử , có người học lái xe , có người học nông nghiệp , có người học tu hành . Chuyện của Thiên Đường chúng ta muốn học cũng được , chỉ có rất ít người muốn học , cho nên chúng ta cho đây là chuyện thần bí , kỳ thật đây cũng chỉ là một môn học mà thôi , một thứ khoa học , chớ nên nghĩ lầm .
Chúng ta có thể một bên làm việc , một bên học hỏi , cũng như có người buổi sáng đi làm , tối về đến trường học cũng có thể tốt nghiệp được . Cũng giống như những học sinh khác vậy , có phải không ? Những người tu hành là những người học khoa học chân chính , học khoa học của vũ trụ , sau khi họ tốt nghiệp có thể trở thành Phật , thành Bồ Tát , thành những người có năng lực hơn . Ví dụ những phi hành gia có thể bay vào không gian , bay đến địa cầu , bởi vì họ đã học về không gian rồi . Cũng như vậy , chúng ta muốn thành Phật , theo vị Phật học , thì trở thành Phật ; theo vị bác sĩ học , thì trở thành bác sĩ , đây là những chuyện rất là đơn giản (Mọi người vỗ tay).
Nhím Hoàng Kim
09-15-2008, 06:51 PM
VẤN : Trong sách của Sư Phụ ghi rằng , không cần coi kinh điển , nhưng kinh điển của Phật Giáo nhiều như vậy , có thể dùng để tham khảo trong lúc tu hành không ?
ĐÁP : Được , nhưng nên khai ngộ trước , sau đó có đọc kinh điển , thì mới có thể hiểu được . Nếu không , càng tham càng "khảo" (Mọi người cười). Phần lớn người đọc kinh đều không hiểu nghĩa của nó , phải không ? Kinh văn có rất nhiều chuyện thần bí của nó , nếu tu hành chưa đạt được những đẳng cấp đó , thì sẽ không hiểu được kinh điển nói gì . Sau khi khai ngộ , chúng ta được một chút thể nghiệm , sẽ hiểu kinh văn hơn trước , nên thường nghe Sư Phụ giảng kinh . Sư Phụ sẽ đem các tôn giáo ra so sánh , giảng cho quý vị hiểu , về sau quý vị lại thêm vào những thể nghiệm của mình , sau đó đọc kinh sẽ hiểu ngay . Cho nên khai ngộ là quan trọng nhất , sau khi khai ngộ , đọc thứ gì cũng hiểu ngay .
Nhím Hoàng Kim
09-16-2008, 07:19 PM
VẤN : Ở nhà làm thế nào để tu ?
ĐÁP : Cũng giống như xuất gia vậy , Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị tu như thế nào , chỉ cần biết được pháp môn , tu ở đâu cũng được , ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể tu được . Sư Phụ và những người xuất gia với Sư Phụ lúc nào cũng bận rộn , buổi sáng và buổi tối thì ngồi thiền , còn ban ngày thì làm việc , viết lại những lời kinh của Sư Phụ giảng , không phải ngày nào cũng chỉ ngồi thiền , Quý vị nhìn thấy Sư Phụ đi mọi nơi giảng kinh , nhưng chúng tôi đi đâu cũng đều ngồi thiền , ở những nơi náo nhiệt cũng ngồi thiền , ở bất cứ nơi nào cũng đều ngồi thiền , cũng giống như quý vị vậy .
VẤN : Vô minh phiền não từ đâu tới ?
ĐÁP : Từ trong đầu óc của chúng ta mà ra . Nhưng vô minh cũng là Phật Tánh , tu hành mới biết được cái đạo lý này , không tu hành thì không biết . Không có thứ gì là vô minh và phiền não , nhưng vì so sánh với sự an vui của Thế Giới Cực Lạc cho nên chúng ta mới nói 'vô minh' và 'phiền não', nếu không bất cứ mọi thứ đều ở trong 'Đạo'. Nhưng quý vị chưa biết cái đạo lý này , cho nên những lúc phiền não cảm thấy rất là đau khổ . Chúng ta nên biết , chỉ có tu hành mới có thể hiểu được tại sao phiền não là Bồ Đề .
Nhím Hoàng Kim
09-17-2008, 03:09 PM
VẤN : 'Minh Tâm Kiến Tánh' là gì ?
ĐÁP : Chỉ vào lúc truyền Tâm Ấn sẽ lập tức tìm thấy bản tính của chúng ta , chúng ta sẽ hiểu rõ , chúng ta kiến tánh , chúng ta khi ngộ .
VẤN : Niệm "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" có được kể là tu Pháp Môn Quán Âm không ?
ĐÁP : Không phải , đây là quán âm thanh của chính mình , không phải quán Phật Âm . Phật Âm là như lai như khứ , nó tự nhiên đến , không phải do chúng ta niệm ra , cũng không phải chúng ta dùng bất cứ công cụ nào để nghe được , không phải thân , khẩu , ý của chúng ta có thể tạo ra .
Powered by vBulletin® Version 4.2.0 Copyright © 2024 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.