PDA

View Full Version : SÁCH VẤN ĐÁP - PHÁP MÔN QUÁN ÂM



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 [8] 9 10 11 12 13 14 15

Nhím Hoàng Kim
01-10-2009, 11:07 AM
http://img187.imageshack.us/img187/9537/1791de5.jpg (http://imageshack.us)

VẤN : Những người tu Pháp Môn Quán Âm , những bài vị cung phụng tổ tiên trong nhà phải an bài như thế nào ? http://img77.imageshack.us/img77/1421/honghieusk4.gif (http://imageshack.us)


ĐÁP : Không cần phải lo liệu gì cả , để cho họ ở nơi đó (Mọi người cười và vỗ tay). Tại sao sau khi tu Pháp Môn Quán Âm lại đuổi tổ tiên đi (mọi người cười), họ đã siêu sanh rồi , tổ tiên năm đời đều đã được Sư Phụ dẫn đi , cho nên đừng có chấp là họ còn ở trong những bài vị ấy . Nhưng mất cha mẹ là một điều làm cho người ta đau đớn nhất , vì muốn biểu lộ lòng hiếu thảo và lòng thương xót , chúng ta vẫn có thể lạy , nhưng lúc lạy phải hiểu rõ rằng họ không phải ở trên những bài vị ấy , nó chỉ là cái vật đại biểu cho cha mẹ của chúng ta đã qua đời mà thôi . Có một quan niệm chính xác thì có thể lạy , đừng có lạy vì mê tín thì đúng rồi (mọi người vỗ tay), hiểu không ? Ý của Sư Phụ là đừng có đem cha mẹ nhốt vào ngôi mộ hay trong bài vị , cũng không cần đem vứt bài vị đi , vẫn cứ tiếp tục để nó ở nguyên vị , mỗi ngày chúng ta vẫn cứ kỷ niệm , hoài niệm họ .

Nhím Hoàng Kim
01-11-2009, 09:26 AM
VẤN : Lúc tịnh tọa , ngồi xếp bằng hay duổi chân ra , đối với tịnh toạ có ảnh hưởng gì ?


ĐÁP : Có lúc có ảnh hưởng , có lúc không có ảnh hưởng . Thí dụ những người vừa mới tu Pháp Môn Quán Âm , có lúc tâm bất định bởi vì ngoại cảnh ảnh hưởng rất lớn , hoặc là thân thể chưa thích ứng , lúc ấy chúng ta có thể ngồi kim cang tọa (xếp bằng), sẽ cảm thấy dường như rất dễ chịu . Nhưng cũng có lúc chúng ta ngồi kim cang toạ lại cảm thấy khó chịu , điều này hoàn toàn tùy vào cảm giác của quý vị , tư thế nào ngồi dễ chịu là tốt .

Nhím Hoàng Kim
01-13-2009, 06:44 PM
VẤN : Tịnh tọa có cần phải lựa thời gian không ? Mỗi lần cần phải ngồi bao lâu ?


ĐÁP : Về điều này không có một công thức cố định nào . Thí dụ Sư Phụ nói những người tu Pháp Môn Quán Âm , mỗi ngày cần phải ngồi thiền hai tiếng rưỡi nhưng không nhất định phải ngồi một lần , thậm chí có người ngồi không được mà vẫn cứ ngồi , ngồi mà cứ coi đồng hồ , còn hai tiếng rưỡi nữa sao mà lâu thế . Lúc chúng ta cảm thấy dễ chịu thì tiếp tục ngồi , chúng ta không muốn đứng dậy , không muốn nhúc nhích , lúc ấy mới thật sự là ngồi thiền . Lúc định lực của chúng ta chưa đạt đến trình độ này thì lúc nào chúng ta cảm thấy dễ chịu hãy ngồi , bởi vì tình trạng thân thể chúng ta giống nhau , nhưng tốt nhất là vào buổi sáng , đại đa số đều cảm thấy ngồi thiền vào buổi sáng tương đối dễ chịu , tại sao ?

Bởi vì buổi tối chúng ta ngủ cả một đêm , không có điều gì phiền phức , không có công việc , không có ai làm ồn , buổi sáng thức dậy đầu óc tương đối thanh tịnh , tinh thần tương đối thoải mái , lúc ấy chúng ta có thể rửa mặt hay đi tắm , sau đó mới ngồi thiền , sẽ thấy lòng rất tĩnh lặng , nhập định rất mau , không nhất định phải ngồi thiền lúc nào .

Những người tu Pháp Môn Quán Âm bất luận ở chỗ nào cũng có thể ngồi thiền , lúc nghỉ ngơi ở văn phòng cũng có thể ngồi thiền , lúc ngồi xe lửa cũng có thể ngồi thiền , nhưng lúc lái xe không được ngồi thiền (Mọi người cười và vỗ tay). Những người vỗ tay biểu thị rằng họ vẫn chưa có tu hành (mọi người cười), sự thật lúc lái xe vẫn có thể ngồi thiền . Trong số đệ tử của Sư Phụ có người lái xe tắc xi , người ấy không có nhiều thời giờ , cho nên một bên lái xe , một bên ngồi thiền , cũng nhìn thấy được cảnh giới Tây Phương Tịnh độ . Đây là sự thật , người này bây giờ vẫn còn sống , không phải là người đã qua đời rồi .

Không phải chỉ một người đó mà thôi , còn có rất nhiều người như vậy , cho nên chúng ta mới nói 'Phật Pháp Bất Ly Thế Gian Pháp', hoặc là 'Đi , đứng , ngồi , nằm đều là thiền'. Khi đã có một pháp môn tốt , một vị minh sư tốt chỉ đạo , hai mươi bốn tiếng đồng hồ chúng ta đều có thể tu hành , không cần phải bỏ công việc xuống , hiểu không ? Nếu không , thế giới sẽ rất loạn , không có người làm việc , mỗi ngày mọi người đều cứ ngồi đó xếp bằng (Sư Phụ biểu diễn điệu bộ của người ngồi thiền , mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
01-15-2009, 04:21 PM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm là 'Hữu sở đắc' hay là 'Vô sở đắc' ?


ĐÁP : Đạt được nhưng không đạt được . Đạt được là bởi vì có 'Đạo' để được , không đạt được là bởi vì 'Đạo bất khả đạo', cho nên không thể dùng ngôn ngữ để nói ra . Nếu như nói không đạt được , như vậy chúng ta tu hành để làm gì ? Có tu cũng như không có tu vậy . Thí dụ quý vị làm việc cho một ông chủ , nhất định mỗi tháng ông ấy sẽ trả cho quý vị một số tiền tiền , nhưng đối với những người chưa bao giờ thấy tiền qua , người ấy không biết tiền là gì . Hiểu ý Sư Phụ không ? Nhất định phải đạt được , không phải đạt được Pháp Môn Quán Âm mà đạt được cái 'Đạo', đạt được 'Bản lai diện mục' của chúng ta , đạt được cái 'Năng lực Như Lai', hiểu không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
01-17-2009, 10:08 PM
VẤN : Khi nói đến cảnh giới , cảnh giới ấy là thật hay là ảo tưởng ? Vô tướng và ảo tưởng gì có khác biệt ?

ĐÁP : Từ cảnh giới này sang cảnh giới khác có nhiều thứ không giống nhau , có cảnh giới ảo tưởng , có cảnh giới chân thật , nếu không tại sao Phật Thích Ca lại nói đến thế giới Tây Phương Cực Lạc , không lẽ thế giới đó là ảo tưởng sao ? Cảnh giới Hoa Nghiêm là ảo tưởng sao ? A Di Đà Phật , Quán Thế Âm Bồ Tát cũng là ảo tưởng sao ? Nếu là như vậy thì không cần phải tu hành nữa . Sự thật những thế giới ấy đều là thật cả , nhưng nếu không có minh sư chỉ đạo chúng ta những phương pháp tốt , chúng ta sẽ gặp phải những cảnh giới ảo tưởng . Thí dụ chúng ta nhìn thấy cảnh giới mà tinh thần trong tình trạng không rõ ràng , lúc ấy hơn một nửa đều là ảo tưởng .

Quý vị đều biết ngay cả khi chúng ta hít chất độc , chích ma túy cũng sinh ra ảo giác . Lúc chúng ta mệt mỏi cũng sinh ra ảo giác , lúc chúng ta chịu đau khổ nhất , hoặc gặp phải người ta áp bức sỉ nhục cực độ , hoặc uống rượu rất say , lúc đó cũng nhìn thấy ảo tưởng . Thí dụ nữa , có lúc chúng ta bị nhốt ở một nơi , bên trong thiếu dưỡng khí , ảo giác sẽ sinh ra , hoặc khi tu những pháp môn bậy bạ , cũng nhìn thấy ảo tưởng , nghe như có một người nào đó nói chuyện với mình , những thứ ấy đều là ảo tưởng .

Những cảnh giới đạt được khi tu Pháp Môn Quán Âm , đều là chân thật , làm thế nào để biết đó là thật ? Bởi vì bất cứ lúc nào nó cũng có thể có , ngày mai có thể trở lại , ngày mốt cũng có thể trở lại , muốn đến thì đến , muốn đi thì đi , cảnh giới thật sự tồn tại , chúng ta mới có thể đi đi lại lại , hiểu ý của Sư Phụ không ? Nếu không chân thật , sau khi chúng ta gặp một lần , sẽ không còn gặp nữa , muốn nó trở lại cũng không được . Tu Pháp Môn Quán Âm có thể đi lại rất tự nhiên , khi trở lại nơi ấy sẽ thấy rất rõ ràng cho nên những cảnh giới ấy mới là cảnh giới thật . Trong vũ trụ có rất nhiều cảnh giới , không phải chỉ có địa cầu của chúng ta mà thôi , những cảnh giới ấy không thể dùng mắt của phàm phu mà thấy được , cũng không dùng lực lượng phàm phu mà bắt được , cho nên phải tu hành , dùng một thứ chấn động lực khác của thân thể chúng ta để đi lên những cảnh giới cao , không phải dùng cái nhục thể thô tạp này mà bay lên (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
01-20-2009, 05:01 PM
VẤN : Chúa Giêsu Kitô nói chúng ta có tội , Phật Thích Ca nói chúng ta có nghiệp chướng . Tội và nghiệp chướng Phật Thích Ca Mâu Ni có thể gánh vác cho chúng ta không ?


ĐÁP : Đương nhiên là được . Trong câu chuyện Sư Phụ mới nói , có người giết đến chín mươi chín người , cuối cùng lại còn muốn giết Phật , nhưng người ấy không những đã được Phật độ mà con tu lên quả vị A La Hán , quý vị có thể suy nghĩ ai là người gánh nghiệp chướng cho người đó . Nếu Phật Thích Ca Mâu Ni không gánh dùm nghiệp chướng cho người đó , người ấy làm sao có thể trở thành A La Hán ? Một vị đại minh sư đến cái thế giới này là vì muốn gánh dùm nghiệp chướng cho chúng sinh , muốn đỡ đần một ít hành lý cho chúng ta , nếu không hành lý của chúng ta quá nhiều , sẽ đè chúng ta chịu không nổi , đi không được hiểu không ? Nếu không Phật Bồ Tát đến đây để làm gì ? Họ đến là vì muốn gánh vác nghiệp chướng cho chúng ta , họ là những người thâu nhặt rác vĩ đại nhất (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
01-24-2009, 01:33 PM
VẤN : Làm thế nào để có thể siêu độ cho linh hồn cha mẹ đã vãng sanh ?


ĐÁP : Chúng tôi là những người tu hành Pháp Môn Quán Âm không có làm lễ siêu độ , sau khi được truyền Tâm Ấn tu Pháp Môn Quán Âm , năm đời , sáu đời , bảy đời , thậm chí đến chín đời đều được siêu sanh , những điều này đã được chứng minh , chính những người vãng sanh ấy đã biết rõ , có người trở lại nói . Chúng tôi không có làm lễ siêu độ náo nhiệt , thí dụ thân nhân của người đồng tu thọ Tâm Ấn qua đời , nếu như rảnh rỗi đồng tu sẽ họp lại ngồi thiền , đương nhiên còn có những phương pháp khác , nhưng Sư Phụ chỉ có thể nói cho những học trò mà thôi , không thể nói cho mọi người , bởi vì quý vị thật sự không có muốn nghe , cho nên Sư Phụ không nói , những người thật sự muốn nghe tự nhiên đến học với Sư Phụ , lúc đó Sư Phụ sẽ dạy hết tất cả (Mọi người vỗ tay). Không muốn học , không sao , Sư Phụ không thể ở trong một hai tiếng đồng hồ ngắn ngủi nói cho quý vị nhiều việc , làm thế nào nói cho hết ? Cho nên Sư Phụ không thể nói nhiều ở đây .

Nhím Hoàng Kim
01-25-2009, 10:40 AM
VẤN : Tại sao Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ niệm một câu A Di Đà Phật có thể chấn động đất trời , còn phàm phu thì không làm được ?


ĐÁP : Rất đơn giản , bởi vì Ngài là Phật , chúng ta là phàm phu (mọi người cười), Ngài có lực lượng chấn động đặc biệt , Ngài có lực lượng vạn năng lớn nhất vũ trụ , chúng ta không có . Thật ra cũng không phải là không có , vì chúng ta đã khóa kín lại không dùng đến , lực lượng bên trong của Ngài cũng giống như của chúng ta vậy , nhưng Ngài đã mở ra toàn bộ , cũng như hai người có cùng một thứ bảo tàng , nhưng một người không có chìa khóa , lại không biết bảo tàng ở đâu . Còn một người đã biết lại còn có chìa khoá , người ấy mỗi ngày đi đi về về , lúc nào cũng có thể lấy bảo tàng ra dùng , sự khác biệt là ở chỗ này mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
01-28-2009, 04:53 PM
VẤN : Người có bệnh tim có thể tu Pháp Môn Quán Âm để siêu thoát đau khổ ?


ĐÁP : Không thành vấn đề , chúng ta bị bệnh khổ nên mới tu hành , nếu thân thể chúng ta hoàn mỹ , tinh thần minh bạch , thì không cần tu . Mọi người đều có bệnh , càng có bệnh càng cần phải tu , nếu không thì sẽ càng khốn khổ hơn .

Nhím Hoàng Kim
01-30-2009, 09:50 PM
VẤN : Nếu có người dùng thịt cúng dường Sư Phụ , Sư Phụ có tiếp nhận không ?


ĐÁP : Xin lỗi , Sư Phụ không nhận . Tại sao lại đem thịt cúng dường Sư Phụ ? Quý vị biết Sư Phụ ăn chay tại sao không lấy thức ăn chay đến cúng dường ? Cho dù dùng thức chay đến cúng dường , không nhất định là Sư Phụ đã nhận , huống chi là lấy thịt (Mọi người vỗ tay). Sư Phụ rất ít khi tiếp nhận đồ cúng dường bởi vì Sư Phụ không cần nhiều thứ , mỗi ngày Sư Phụ ăn một bữa đã ăn không vô , ăn ba miếng cơm là thấy nhiều rồi , đối với Sư Phụ ăn cơm là một điều mệt nhất , nhiều khi Sư Phụ chỉ ăn cháo , uống canh , những món này có nhiều nước , tương đối dễ nuốt vào . Cho nên quý vị không cần cúng dường thịt , bởi vì Sư Phụ ăn không vô , cho dù thuốc Sư Phụ cũng không thể uống , trái cây rau quả cũng ăn không vào , huống chi là thịt ! Thịt thì cứng hơn , càng khó tiêu hóa , hiểu không ? Bây giờ Sư Phụ chỉ ăn những thứ có nhiều nước , những thứ thực vật dễ nuốt , cho nên quý vị không cần phải thử , không cần phải khảo nghiệm Sư Phụ (Mọi người cười và vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-01-2009, 12:44 PM
VẤN : Pháp Môn Quán Âm của Sư Phụ và Pháp Môn 'Niệm Phật Viên Thông' của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có gì khác nhau ?


ĐÁP : Không có gì khác cả , 'Niệm Phật Viên Thông' tức là Pháp Môn Quán Âm , quý vị đừng có ngộ nhận . Sư Phụ y theo pháp môn của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát , do Ngài phái Sư Phụ đến (mọi người cười và vỗ tay), chuyện này Sư Phụ nói đùa thôi , quý vị đừng nên ra ngoài nói bậy .

Nhím Hoàng Kim
02-05-2009, 05:23 PM
VẤN : Tại sao trước khi tôi ngủ thường nhìn thấy những khuôn mặt rất khủng khiếp , thí dụ đi đến tiệm bán thịt dê thì nhìn thấy những cái đầu dê trắng treo trong tiệm , buổi tối lúc ngủ thì nhìn thấy cái đầu dê ấy mặc áo quần xuất hiện đứng ở trước mặt , tức là cái đầu dê mình người ấy , tại sao ?


ĐÁP : Bởi vì những người ấy là thân thuộc của quý vị , họ đến bảo cho quý vị biết đừng có ăn nó , bởi vì nó vốn là người vừa mới đọa vào súc sanh , muốn quý vị cứu nó , quý vị mau tu hành mới có thể cứu nó được và không nên ăn thịt của nó , nếu quý vị tu hành không tốt quý vị sẽ biến thành như vậy (Mọi người cười và vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-07-2009, 03:49 PM
VẤN : Nghiệp chướng dính vào thân thể có phương pháp nào có thể tiêu trừ không ?


ĐÁP : Tu Pháp môn Quán Âm (Mọi người vỗ tay). Những người tu Pháp Môn Quán Âm , vào lúc truyền Tâm Ấn , Sư Phụ sẽ giúp tiêu trừ nghiệp chướng của họ , chỉ còn để lại định nghiệp của đời này mà thôi , định nghiệp là nghiệp chướng của đời này cần phải tự mình xử lý , tự mình thanh toán , nhưng Sư Phụ cũng có thể giúp đỡ , nếu quý vị thật sự cố gắng tu hành , có lúc Sư Phụ sẽ biến lớn thành nhỏ , lực lượng của Sư Phụ có thể biến lớn thành nhỏ , biến nghiệp chướng thành mộng , đem tai họa hóa giải trong mộng .

Nhím Hoàng Kim
02-08-2009, 03:41 PM
VẤN : Những người vừa mới học Phật Pháp , không có giới luật , có thể tức khắc khai ngộ không ?


ĐÁP : Cần phải có giới luật , cần phải trì giới : Không sát sanh , không trộm cắp , không tà dâm , không uống rượu , không nói dối . Chúng ta những người tu hành cần phải lấy đạo đức làm đầu , bởi vì không có đạo đức sẽ biến thành ma vương , không có đạo đức sẽ biến thành hắc thần thông , không có đạo đức sẽ biến thành phù thủy , như vậy thì không nên tu hành . Đương nhiên những người vừa mới thọ Tâm Ấn , không thể lập tức hoàn mỹ , nhưng về việc không sát sanh chúng ta nhất định phải làm được , không tà dâm có thể đạt được tám mươi phần trăm , không nói dối có lúc cũng quên đi , hoặc có lúc chúng ta giận dữ ra mặt , có thái độ không thân thiện ... Nhưng những điều này chỉ là việc nhỏ , vẫn có thể tu hành được , điều quan trọng nhất là chúng ta nguyện sửa đổi lấy mình , nguyện trở thành chúng sinh lương thiện , chúng ta từ từ sẽ làm được , không thể trong một phút giây mà trở thành Phật hoàn mỹ .

Nhím Hoàng Kim
02-10-2009, 04:06 PM
VẤN : Đối với những người có thái độ tiêu cực , khi học Pháp Môn Quán Âm có thể sửa đổi thái độ của mình không ? Làm thế nào để sửa đổi ?


ĐÁP : Chỉ cần chăm chỉ tu hành , từ từ sẽ được sửa đổi , dùng Phật lực rửa sạch nghiệp chướng của chúng ta , sau đó từ từ chúng ta sẽ tự nhiên sửa đổi . Đối với mình không nên quá nghiêm khắc , bởi vì đã bị dính mực quá nhiều , xã hội là một bình mực lớn , chúng ta đã gần bị nhuộm đen đến đầu rồi , cho nên cần phải rửa từ từ , mỗi ngày rửa một ít , qua một khoảng thời gian , mực sẽ hoàn toàn rửa sạch . Sư Phụ có phương pháp , những người đến thọ Tâm Ấn , Sư Phụ đương nhiên sẽ dạy họ làm thế nào để mỗi ngày phải rửa sạch chướng ngại của mình .

Nhím Hoàng Kim
02-13-2009, 12:01 PM
VẤN : Những người tu Pháp Môn Quán Âm , lúc lâm chung Phật Bồ Tát đến tiếp dẫn , xin hỏi tiếp dẫn đi đâu ?


ĐÁP : Điều này phải coi thử quý vị muốn đi đâu , Phật Bồ Tát rất tự tại , có rất nhiều nơi để quý vị lựa chọn . Những người tu Pháp Môn Quán Âm với Sư Phụ , nếu muốn đi xem Phật A Di Đà , muốn sống với Quan Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát , thì đi đến đó , nhưng cần phải tu hành tốt , nếu không chỉ đi được một nửa , Sư Phụ phải dạy cho họ một khoảng thời gian rất lâu , sau đó mới có thể lên được cảnh giới Tây phương .

Không phải người nào chết đi cũng có thể lên đến Tây Phương , cũng không phải sau khi thọ Tâm Ấn lập tức lên Tây Phương , không phải như vậy , cần phải tu hành rất tốt , Sư Phụ không thể tu hành dùm quý vị , nếu có thể được thì Sư Phụ đã tự nguyện , nhưng không được , Sư Phụ có thể chỉ cho quý vị một phương pháp , nhưng quý vị cần phải hợp tác mới được thành công , hiểu không ? Ví dụ một người thầy dạy Anh văn không thể nói với quý vị : "Chỉ cần quý vị đưa tôi tiền , quý vị không cần đi đến trường học , cũng không cần học Anh văn , không cần làm bài vở , tôi sẽ giúp quý vị làm , sau hai năm quý vị sẽ trở thành giáo sư Anh văn". Có cái tình trạng này không ? (Mọi người đáp : Không có). Học Anh văn tuy là một việc đơn giản nhưng cũng không đơn giản như vậy , vẫn tự mình phải cố gắng học . Học ngôn ngữ của thế gian đã như vậy huống chi là đi Tây Phương , cần phải tu hành tốt , sau đó mới đi được những cảnh giới mà quý vị thích . Thí dụ có những người thích đi gặp Mã Tổ , trước đây Mã Tổ là một vị thầy rất tốt , như vậy quý vị cần tu đến đẳng cấp của Ngài , tự nhiên sẽ gặp được Ngài . Có người thích Chúa Giêsu Kitô , xem thử Ngài ở đâu , Sư Phụ sẽ dạy quý vị ở cái thế giới Ta Bà này cần phải nổ lực tu hành , cho đến khi nào đạt được gần như đẳng cấp của Chúa Giêsu Kitô mới có thể tiếp nhận phẩm chất sáng suốt của Ngài , mới có thể tiếp nhận được lực lượng của Ngài , những người phàm phu chúng ta , nếu như không tu hành tốt , khi gặp ánh sáng của các Ngài sẽ biến thành tro bụi , cho nên cần phải tu hành tốt (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-15-2009, 05:14 PM
VẤN : Nghe nói những người được truyền Tâm Ấn , nghiệp chướng trong quá khứ của họ vì được Sư Phụ gánh vác mà toàn bộ được tiêu trừ , như vậy đối với Sư Phụ có quá tàn nhẫn không ? Còn đối với những người được truyền Tâm Ấn có phải quá rẻ không ?


ĐÁP : Không phải , đây là công việc của Sư Phụ , mỗi người có mỗi công việc không giống nhau , thí dụ em bé bị bệnh cần phải có cha mẹ suốt đêm chăm sóc , cha mẹ không dám ngủ , cả đêm ôm ấp nó , an ủi nó để nó yên tâm , chỉ cần đứa bé khoẻ một chút cha mẹ đã mừng hết sức rồi , huống chi còn nghĩ đến mình tàn nhẫn hay không tàn nhẫn , có phải như vậy không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
02-16-2009, 09:27 PM
VẤN : Nếu không thể theo Sư Phụ tu hành , có thể học tập qua thư từ không ?


ĐÁP : Được , nhưng cần phải thọ Tâm Ấn trước , cho dù Sư Phụ không thấy quý vị , quý vị vẫn có thể được thọ Tâm Ấn , bởi vì phương pháp truyền Tâm Ấn có nghĩa là tâm truyền tâm . Nhưng vì con đường tu hành rất dài , từ nơi đây đến Tây Phương có rất nhiều ma chướng , có rất nhiều chướng ngại của tu hành , sự tu hành cần phải nói rõ hết cho quý vị , sau đó quý vị đi trên đường mới được thuận lợi hơn , lúc gặp chướng ngại biết được để lo liệu như thế nào , lúc gặp ma hay gặp Phật mới biết làm sao để phân biệt .

Không phải Sư Phụ không thể đến nơi của quý vị để truyền Tâm Ấn , có thể chỉ cần quý vị nghĩ đến Sư Phụ , Sư Phụ liền đến ngay , rất nhiều người biết được tình trạng này , những người thật sự thành tâm muốn thọ Tâm Ấn , ở giây khắc ấy Sư Phụ đã truyền Tâm Ấn cho quý vị rồi , nhưng quý vị phải tự tu hành nhiều , tu hành không phải chỉ vì bản thân mình mà thôi , còn phải giúp đỡ chúng sinh . Cần phải biết con đường tu hành rất dài , nếu chúng ta biết được quả vị ở nơi đâu , biết được những miền đất Phật , lúc lựa chọn tương đối mới dễ dàng , hiểu không ?

Sư Phụ giúp quý vị thọ Tâm Ấn , cá nhân quý vị đạt được giải thoát không có sai , nhưng trên vũ trụ có nhiều thế giới mà quý vị chưa biết , nếu tự mình mơ hồ đến nơi ấy , sẽ không biết được phải làm sao , nghe hiểu không ? Cho nên cần phải chính thức truyền Tâm Ấn , Sư Phụ sẽ giải thích cho quý vị rõ , nếu không đã không cần thiết . Sư Phụ có thể gởi một người học trò đến nhà quý vị giúp quý vị thọ Tâm Ấn , không nhất định phải cần đích thân Sư Phụ đến nơi ấy , hoặc hóa thân của Sư Phụ đến nhà của quý vị giúp quý vị thọ Tâm Ấn , ngay cả hóa thân , quý vị cũng không nhìn thấy được Sư Phụ , cho nên vô ích . Bởi vì đẳng cấp của Sư Phụ và đẳng cấp của quý vị không giống nhau , không phải Sư Phụ không thấy quý vị , không biết quý vị , mà quý vị không biết Sư Phụ , không thấy Sư Phụ đến , hiểu ý của Sư Phụ không ? Cho nên cần phải mặt đối mặt truyền Tâm Ấn , như vậy đối với quý vị tốt hơn , chỉ vậy thôi .

Nhím Hoàng Kim
02-19-2009, 02:22 PM
VẤN : Có câu nói : "Nhất nhân chứng đắc , cửu huyền thăng". Điều này có vi pháp không ? Bởi vì trên kinh điển có nói : "Người nào tu , người đó đắc quả".


ĐÁP : Không có vi pháp , pháp là vì ? Pháp luật chỉ có hiệu quả trong Tam Giới , đối với ma vương mà thôi , đối với Phật Bồ Tát không có pháp luật , các Ngài muốn làm gì cũng được . Ngài là siêu thế giới , siêu pháp luật , bất cứ ai tin tưởng Ngài , quy y Ngài , Ngài sẽ cứu , Ngài muốn cứu bao nhiêu người thì cứu bấy nhiêu người , Ngài có thể biến thế giới này thành không , nhưng Ngài không thể làm bởi vì chúng sanh chưa có học xong bài vở của họ , hiểu ý của Sư Phụ không ? Những người đã được truyền Tâm Ấn , thân nhân của quý vị có quan hệ huyết thống với quý vị , có quan hệ nhân quả với quý vị , vì duyên cớ này được đưa lên siêu sanh .

Siêu sanh không phải nói rằng người ấy đã được liễu thoát sanh tử , ý của siêu sanh là vượt qua một đẳng cấp , thí dụ vốn phải làm động vật , lập tức siêu sanh lên làm người , để cho người ấy không phải chịu khổ , nếu như người ấy ở địa ngục lập tức lên thiên đàng , ở nơi ấy hưởng thụ một thời gian , sau đó sẽ trở lại làm người , làm người lập tức sẽ gặp minh sư , lập tức được khai ngộ , đó là tình thương của siêu sanh .

Những người chưa được truyền Tâm Ấn không giống nhau , người được truyền Tâm Ấn lập tức giải thoát , lúc sống tu hành đến đẳng cấp nào , lúc vãng sanh lập tức đến nơi ấy , vĩnh viễn không phải trở lại cái thế giới này . Nhưng những người chưa được truyền Tâm Ấn không như vậy , cũng giống như trong một vương quốc , những người công dân bình thường rất sợ pháp luật của quốc gia , phải vậy không ? Nếu như làm sai cần phải chịu trách nhiệm hoặc một người có học vấn tốt sẽ cảm thấy rất quang vinh . Nhưng quốc vương thì không như vậy , nếu như có một vị quốc vương kết hôn với con gái của quý vị , cả nhà của quý vị đều được vinh hiển , có phải như vậy không ? Họ được pháp luật cao đẳng hơn .

Lòng từ bi của Phật Bồ Tát là vô lượng vô biên , pháp luật đối với họ không thành vấn đề , trên kinh Phật có ghi lại , một đồ đệ của Phật Thích Ca có nhiều thần thông nhất là Mục Kiền Liên , lúc đi đến địa ngục nhìn thấy mẹ của Ngài ở nơi ấy chịu khổ , nhưng quý vị chưa bao giờ tự hỏi tại sao Ngài không nhìn thấy những thân nhân đã qua đời ?

Bởi vì họ đã sớm siêu sanh rồi , chỉ còn mẹ của Ngài là nghiệp chướng nặng nhất , lại không cầu Phật giúp đỡ cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni không có biện pháp cứu bà , hiểu ý của Sư Phụ không ? Nếu không Mục Kiền Liên nhất định gặp được cha của Ngài , anh , chị , em , ông nội , dì hoặc ông bà ngoại ... Những thân nhân trong quá khứ , tại sao Ngài không nhìn thấy , chỉ nhìn thấy mẹ mà thôi ? Điều này biểu thị rằng năm đời đã được siêu sanh , chỉ có mẹ của Ngài là người phiền phức nhất , cứng đầu nhất , không tin vào lực lượng của Phật , không sùng bái Phật , nên mới đọa lạc vào con đường ngạ quỷ để chịu khổ . Trên kinh điển có ghi lại nhiều câu chuyện , đằng sau những câu chuyện ấy có nhiều ý nghĩa thâm sâu , chúng ta vì chưa khai ngộ cho nên đọc không hiểu .

Nhím Hoàng Kim
02-24-2009, 03:41 PM
VẤN : Sư Phụ có thể giúp người , gánh nghiệp chướng như vậy là hữu vi pháp ? Theo kinh điển đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải tu trăm ngàn vạn kiếp mới thành Phật , nghiệp chướng của chúng ta cũng phải cần đến vô vi pháp , tu đến kiến tánh , thì nghiệp chướng của chúng ta toàn bộ mới được tiêu trừ .


ĐÁP : Vô vi nhưng hữu vi , hữu vi nhưng lại vô vi . Bởi vì nghiệp chướng của quý vị cũng là vô vi , quý vị có nhìn thấy nghiệp chướng của mình không ? Lớn bao nhiêu ? Nhỏ bao nhiêu ? Rộng bao nhiêu ? Dài bao nhiêu ? Màu đỏ hay màu xanh ? Có không ? (Mọi người đáp : Không có). Cho nên Sư Phụ gánh nghiệp chướng là hành vi vô vi , hiểu không ? Đây là một thứ pháp luật khác , không phải pháp luật của Tam Giới , càng không thể dùng ngôn ngữ để diễn đạt , quý vị tin là tốt cho quý vị , không tin cũng không mất mát gì , Sư Phụ không phải muốn quý vị tin Sư Phụ , cho dù quý vị tin Sư Phụ đối với Sư Phụ không ích gì , Sư Phụ chỉ giúp quý vị một đời giải thoát mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
02-26-2009, 04:33 PM
http://img16.imageshack.us/img16/3491/1823w.jpg (http://imageshack.us)

VẤN : Tu hành có cần phải ngồi thiền không ? Tôi sắp sáu mươi tuổi rồi , muốn ngồi thiền nhưng chân tôi rất là đau đớn . Làm thế nào để giảm bớt đau khổ ?


ĐÁP : Vừa rồi đệ tử của Sư Phụ có kể câu chuyện , chị của người đệ tử ấy đã hơn năm mươi chín tuổi , chưa bao giờ ngồi thiền qua , cũng không thể xếp bằng , bởi vì cô ấy mập quá , nhưng bây giờ cô ấy ngồi thiền ít nhất bốn tiếng đồng hồ mỗi ngày cũng không cảm thấy khó khăn gì . Bất cứ tư thế nào cũng có thể ngồi thiền , (Sư Phụ duỗi hai chân ra trên giảng đài), như vầy cũng có thể ngồi thiền được , (mọi người vừa cười vừa vỗ tay), xin lỗi làm như vậy đã để cho quý vị thấy áo rách của Sư Phụ (Mọi người cười). Phương pháp ngồi thiền rất nhiều , nhưng ở đây không tiện nói rõ , hiểu ý của Sư Phụ không ?

Nhím Hoàng Kim
03-01-2009, 05:13 PM
VẤN : Không có minh sư không thể giải thoát , như vậy những thánh nhân ngày xưa minh sư của họ là ai ?


ĐÁP : Từ lúc bắt đầu đã có minh sư , cái thế giới này nhất định phải có một người thứ nhất tu đạo , cũng nhất định có một vị minh sư đến dạy họ , thiên đế sẽ xuống dạy họ , Phật Bồ Tát sẽ hóa thân đến dạy họ .


VẤN : Đọc kinh điển vô ích , ý này có phải nói rằng nếu không hiểu nghĩa của kinh điển thì vô ích , hoặc là chỉ theo Sư Phụ tu là được rồi , không cần coi kinh điển cũng có thể đạt được thành tựu trong tu hành ?


ĐÁP : Vâng , không coi kinh điển cũng có thể thành tựu , Lục Tổ Huệ Năng một chữ cũng không biết , Ngài đã đạt được đẳng cấp cao nhất , Thần Tú đọc kinh hơn ba mươi năm , ở gần Sư Phụ của ông hơn ba mươi năm , làm giáo đầu của tăng đoàn nhưng cũng không đạt được gì , chỉ đạt được một đẳng cấp rất nhỏ . Nhưng quý vị có thể đọc kinh điển , sau khi khai ngộ đọc kinh điển mới hiểu , không khai ngộ đọc sẽ không hiểu , do đó có đọc cũng không lợi ích gì , đó là cái ý này .

Nhím Hoàng Kim
03-07-2009, 03:00 PM
VẤN : Đệ tử vốn học Đạo Đức Kinh của Lão Tử , về sau có duyên đi học thiền tông Tham Thoại Đầu , tham công án "Ta là ai ?" Cho đến bây giờ con đã hiểu ra cái tiểu ngã , giống như hạt bụi được bao bọc bởi cái đại ngã lớn như núi Hy-Di-Sơn , xin hỏi con nên tiếp tục tham thiền như thế nào ?


ĐÁP : Quý vị có thể chẻ cái núi này ra làm hai (mọi người cười), tham công án này không ích lợi gì , xin lỗi lời của Sư Phụ nói ra mau quá . Có ích lợi , cứ tiếp tục tham thiền . Quý vị nên hỏi Sư Phụ của quý vị , tại sao lại hỏi Sư Phụ ? Ai dạy quý vị tham công án , quý vị nên đi hỏi người ấy , nếu như người ấy trả lời không thông , đến hỏi lại Sư Phụ . Tham công án cao nhất chỉ đạt được Thế Giới Thứ Hai mà thôi , vẫn chưa vượt ra khỏi Tam Giới (Mọi người vừa cười vừa vỗ tay).


VẤN : Nếu lần này để lỡ mất cơ hội truyền Tâm Ấn , về sau còn có cơ hội nào nữa không ? Đến nơi đâu mới có thể tìm được minh sư ?


ĐÁP : Điều này Sư Phụ không thể bảo chứng , quý vị khi có cơ hội nên nắm lấy , đời người vô thường , rất có thể ngày mai trái đất bị hủy diệt hoặc ngày mai Sư Phụ chết mất , hoặc tất cả minh sư khác đều vãng sanh , ngay cả quý vị cũng có thể vãng sanh vào ngày mai , cho nên Sư Phụ không thể bảo chứng điều này . Chúng ta cho dù một việc rất nhỏ cũng không biết nó sẽ xảy ra như thế nào , làm sao bảo chứng thời gian lâu như vậy ? Bởi vì đã lỡ qua một cơ hội tốt thì khó mà gặp trở lại , những người tin tưởng vào phong thủy địa lý đều biết 'long huyệt', có người nói nếu đem người thân chôn ở long huyệt , con cháu của người ấy sẽ được làm vua , hoặc hưởng thụ vinh hoa phú quý . Nhưng nghe nói rằng long huyệt đến trăm vạn năm mới nở một lần , nếu lúc ấy chúng ta chấp vào cái quan tài , không để cho người xem địa lý đặt vào , qua giây khắc đó cái long huyệt sẽ đóng lại và trở nên vô ích (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-09-2009, 07:31 PM
VẤN : Lúc ngủ thường mơ thấy răng rụng hết , đây là nguyên do gì ?


ĐÁP : Chúng ta thường hay mơ thấy rất nhiều chuyện . Có lẽ quý vị rất thích hàm răng của mình , sợ nó mất đi nên mới thấy như vậy . Rất có thể trước đây quý vị làm nha sĩ (Mọi người cười). Đừng để ý đến giấc mơ , nó không có nghĩa gì cả . Tu Pháp Môn Quán Âm là quý nhất , được liễu thoát sanh tử là quan trong nhất , để ý đến những cái răng để làm gì ? (Mọi người cười và vỗ tay).


VẤN : Sư Phụ , Ngài nói A Di Đà Phật là Phật quá khứ , vậy Phật bây giờ là vị nào ? (Mọi người cười).


ĐÁP : Điều này Sư Phụ không biết (mọi người cười và vỗ tay), quý vị có biết không ? (Mọi người đáp : Biết). Vậy quý vị nói cho người ấy nghe , hoặc quý vị đi đến hỏi những người này , ít nhất phía trước những hàng này , họ đều nói họ biết nhưng Sư Phụ không biết .


VẤN : Niệm A Di Đà Phật tương đối vô dụng , vậy niệm gì mới hữu ích ? Vị Phật nào gần chúng ta nhất ?


ĐÁP : Tu Pháp Môn Quán Âm thì biết , không có ai giúp trả lời cho quý vị . Nếu bây giờ quý vị không biết , cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , qua một thời gian sau sẽ biết , có người biết được ngay tức khắc .

Nhím Hoàng Kim
03-11-2009, 04:49 PM
VẤN : Vì công việc phải sát sanh , phải làm sao ?


ĐÁP : Tìm công việc khác , chúng ta không nên vì sát sanh mà sống , không nên vì bảo vệ một thân thể mình mà đi giết những thân thể khác , đây là một chuyện không công bằng , bởi vì cái thân thể này cũng là vô thường , cho dù chúng ta có giết rất nhiều sinh mạng để nuôi dưỡng nó , nó cũng không thể vĩnh cửu ở với chúng ta , cho nên đừng có làm những công việc có nghiệp chướng nặng nề , tốt nhất đừng có sát sanh , như vậy đối với linh hồn chúng ta mới tốt , quý vị cần phải hiểu rõ sát sanh là giết chết chính mình , bởi vì vạn vật đồng nhất thể .


VẤN : Khai ngộ , chứng ngộ , niết bàn , giữa ba thứ có gì phân biệt ?


ĐÁP : Có phân biệt . Khai ngộ là như thế này , thí dụ quý vị đọc sách của Sư Phụ , hiểu rõ được rất nhiều việc mà từ trước đến nay chưa bao giờ hiểu , đó được kể là khai ngộ , hoặc quý vị nghe Sư Phụ giảng kinh , hay cảm nhận được những lời Sư Phụ nói , xúc động tràn dâng vào lòng quý vị , quý vị lập tức khai tâm , hiểu được nhiều việc , tiếp nhận được những quan niệm mới mà chưa bao giờ nghe qua , điều này được kể là khai ngộ .

Chứng ngộ tức là giả thử lúc quý vị gặp Sư Phụ , nhìn thấy thân thể của Sư Phụ phát ra ánh sáng , nhìn thấy được long thần hộ pháp , nhìn thấy được Phật Bồ Tát đến đây , đó được kể là chứng ngộ , hoặc lúc quý vị thọ Tâm Ấn , nhìn thấy ánh sáng của Phật , đạt được Phật Âm , nhìn thấy cảnh giới của Phật , đó cũng là chứng ngộ .

Niết bàn là lúc quý vị ngồi thiền hập định , nhìn thấy được rất nhiều cảnh giới , thể nghiệm được nhiều tình trạng vui vẻ , đó là tiểu Niết Bàn . Ngoài ra còn có một đại Niết Bàn , đó là lúc quý vị chết đi , vĩnh viễn bước vào nơi an vui , vĩnh viễn không trở lại cái thế giới này , đó là những lợi ích tu Pháp Môn Quán Âm , đó là đại Niết Bàn (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-12-2009, 06:48 PM
VẤN : Cầu thần , lạy Phật , hoặc niệm Phật có làm cho người ngộ đạo , giải thoát ?


ĐÁP : Cần phải biết trước vị thần , Phật này là ai , mặt đối mặt phải hỏi cho rõ ràng , khi Ngài đáp lời bảo chứng cho chúng ta giải thoát , chúng ta mới an toàn . Không phải lạy một cách mơ hồ , quý vị lạy là phần của quý vị , Ngài vẫn cứ là Ngài , Ngài không biết quý vị là ai , quý vị cũng không biết Ngài là ai ? Như vậy làm thế nào để giải thoát ? Muốn lạy thần cũng được , muốn lạy Phật cũng tốt , nhưng muốn niệm Phật chân chính , trước hết cần phải khai ngộ , trước hết phải tu Pháp Môn Quán Âm , sau đó khai ngộ sẽ hiểu rõ thần là ai ? Phật là ai ? Đến lúc ấy mới thật được lạy , mới có thể thật sự biết được làm sao 'niệm' Phật , mới có thể 'tưởng niệm' Phật .


VẤN : Cá nhân tôi ăn chay , nhưng phải mua thịt cho chồng con ăn , trong lòng có cảm giác tội ác , phải làm sao ?


ĐÁP : Có cảm giác tội ác cần phải nói với chồng con đừng nói với Sư Phụ , rất có thể họ sẽ giúp được quý vị , họ ăn thịt không phải Sư Phụ ăn . Nhưng quý vị có thể từ từ nói cho họ nghe , người với người có thể nói chuyện với nhau , chúng ta có ngôn ngữ , lại có quan hệ vợ chồng , mẹ con , từ từ dùng thái độ nhu hòa nói chuyện với họ , thử coi họ có thể giúp quý vị gột rửa cái mặc cảm tội ác này , cũng có thể theo quý vị ăn chay , nếu họ không nguyện ý giúp đỡ , quý vị cũng phải nhẫn nhục mà chịu đựng .

Nhím Hoàng Kim
03-13-2009, 09:36 PM
VẤN : Con của tôi đi học lớp Một , thầy của nó dạy nó phỉ báng Phật Giáo , đứa bé về nhà hỏi tôi Phật có thật không ? Tôi không biết phải trả lời như thế nào ?


ĐÁP : Bởi vì quý vị tự mình không biết Phật ở đâu , nếu chúng ta tự mình biết được có Phật , đương nhiên biết phải trả lời làm sao , những người tu Pháp Môn Quán Âm sẽ biết cách trả lời , họ biết được có Phật hay không ?


VẤN : Xuất gia tu hành và tại gia tu hành có gì khác nhau ? Tục ngữ nói 'Xuất gia tu hành là rời khỏi nhà', Sư Phụ có còn giữ tình thân quyến không ?


ĐÁP : Sư Phụ không có còn giữ tình thân quyến nữa , không biết người khác có không ? Đó là chuyện của họ . Xuất gia là đối với cái thế giới này không còn ý nghĩa gì nữa , muốn đem thân , khẩu , ý cúng dường cho Thập Phương Tam Thế Phật và chúng sinh , muốn sớm tu hành để chính mình sớm đạt được nhẹ nhàng tự tại , không bị buộc bởi tình thân quyến , tình bạn bè , tình yêu , sau đó có thể sớm đi độ chúng sinh . Lý tưởng của người xuất gia vốn phải là như vậy , như vậy mới thực sự là người 'xuất gia', mới được kể là thực sự 'đắc đạo'. Không phải rời khỏi một căn nhà nhỏ , sau đó dọn đến một ngôi chùa lớn ở , chấp vào ở nơi ấy , chùa cũng là một căn nhà khác , từ một căn nhà nhỏ dọn đến một căn nhà lớn , không được kể là xuất gia (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-14-2009, 10:41 PM
VẤN : Quả vị của Phật có phải ai cũng có thể đạt được phải không ?


ĐÁP : Quả vị của Phật không phải mọi người ai cũng có thể đạt được , mọi người đều có thể thành Phật , nhưng không phải người nào cũng có ý nguyện muốn thành Phật , cho nên mới không thành , nếu thật sự thích , tu Pháp Môn Quán Âm nhất định được thành Phật .


VẤN : Phật nói Tam Giới Giai Không , Tam Giới là chỉ ba giới nào ?


ĐÁP : Tam giới là chỉ trên thế giới của chúng ta còn có ba đẳng cấp nữa , những đẳng cấp này được kể là Tam Giới . Nhưng Tam Giới Giai Không vẫn không là gì , Tứ Giới , Ngũ Giới Giai Không mới tốt , Tam Giới không có gì , đẳng cấp của Tam Giới còn rất thấp .


VẤN : Nếu có người sau khi thọ Tâm Ấn không ăn chay ngồi thiền , có phải sẽ nhận lãnh hình phạt nghiêm khắc ?


ĐÁP : Điều này cũng giống như một người nói : "Nếu như tôi kết hôn với cô , sao đó tôi bỏ đi thì sao ?" (Mọi người cười và vỗ tay). Hoặc : "Sau khi kết hôn tôi lại có một người vợ khác thì sao ?" Nếu như chưa kết hôn đã có ý niệm ấy vậy tốt nhất đừng nên kết hôn (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-17-2009, 06:31 PM
http://img124.imageshack.us/img124/5237/okhoaal8.jpg

15

THUYẾT PHÁP TẠI
TRUNG TÂM GIẢI TRÍ LAO CÔNG

Đài Nam , Ngày 21 Tháng 4 Năm 1988 .


VẤN : Sau khi học Pháp Môn Quán Âm , người ta thiếu tiền có nên đòi không ?


ĐÁP : Tại sao không đòi ? Sư Phụ không có nói như vậy , rất có thể có người ngộ nhận ý của Sư Phụ . Nếu như người ta thiếu tiền của quý vị , quý vị phải đòi , vạn nhất người ấy không thể nào trả cho quý vị , bởi vì mẹ của họ bị bệnh hoặc là con cái đói không có cơm ăn , nếu như vậy quý vị không những không đòi , mà phải cho người ấy thêm ít tiền nữa , đây là cách xử thế thông thường của người đời , không phải những người tu Pháp Môn Quán Âm mới làm như vậy . Căn bản của con người là giúp đỡ lẫn nhau , bố thí cho những người cần thiết .

Nhím Hoàng Kim
03-18-2009, 08:13 PM
VẤN : Một số người tại gia không thể ngồi thiền , làm sao giải thoát ?


ĐÁP : Tại sao lại không thể ngồi thiền ? Đây chỉ là mượn cớ mà nói . Đời đời kiếp kiếp đều có người tại gia tu hành , không phải những người xuất gia mới có thể tu . Quý vị đừng có nghĩ rằng Sư Phụ có rất nhiều thời giờ , quý vị đọc thời khóa biểu của Sư Phụ sẽ rõ , Sư Phụ đâu có nhiều thời giờ ?

Nhưng Sư Phụ vẫn cứ tu hành , mỗi ngày nhất định phải ngồi thiền , có lúc về đến nhà mười một giờ đêm , cũng không thể ngủ ngay được , có rất nhiều đệ tử đuổi theo phía sau muốn gặp Sư Phụ , người xuất gia và người tại gia họp lại với nhau ăn một chút điểm tâm , nói một vài câu chuyện ngắn cho họ nghe , sau đó mới giải tán , giải tán rồi mới có thể tu hành , lúc đó mới thật sự là thời giờ của Sư Phụ . Nhưng cũng không nhất định buổi tối là thời giờ của Sư Phụ , Sư Phụ rất bận rộn , lúc nào cũng có thể có công chuyện . Nhưng dù có bận rộ như thế nào Sư Phụ cũng nhất định ngồi thiền , nếu như thật sự không có thời giờ để ngồi thiền Sư Phụ sẽ không ngủ , không ăn cơm , lợi dụng những thời gian này để ngồi thiền , Sư Phụ không coi truyền hình , không đọc báo , không đi dạo phố , cho nên để dành rất nhiều thời giờ . Nhưng có khi thật bận rộn , dù một chút thời giờ cũng không có , có khi Sư Phụ đi đến nơi giảng kinh đến ba ngày , ngày thứ tư truyền Tâm Ấn , cả ngày không có ăn gì cả , bởi vì vừa bận vừa mệt , ăn không vô , truyền Tâm Ấn đến tối mới về , chưa có ăn uống gì , thì có người đến xin Sư Phụ giúp đỡ .

Mục đích của họ đến vì chuyện riêng , không có nghĩ đến thân thể của Sư Phụ có khoẻ không , cũng không để ý lúc bây giờ là nửa đêm , mười một , mười hai giờ khuya , vừa đến là nói chuyện cá nhân của họ . Truyền Tâm Ấn xong Sư Phụ rất là mệt , cả con người muốn đổ xuống , có người còn muốn dành cái giây phút cuối cùng này để níu kéo Sư Phụ , không để Sư Phụ đi nghỉ ngơi , nói với Sư Phụ vừa rồi họ mới đau đầu , về nhà có uống thuốc được không ? Ý của họ là : "Sư Phụ , tôi đau đầu , xin Ngài chữa cho tôi hết đau đầu đi". Bất luận Sư Phụ đã nói bao nhiêu lần , Sư Phụ không dùng bất cứ thần thông nào để trị bệnh , nhưng họ vẫn cứ kỳ vọng Sư Phụ dùng thần thông để cứu lấy những chỗ ngứa nho nhỏ của họ , họ sẽ nói : "Sư Phụ , xin Ngài gãi cho tôi chỗ này một chút". Tuy Sư Phụ không có giúp họ gãi , nhưng họ vẫn cứ đến làm phiền Sư Phụ , dành lấy năm , mười phút của Sư Phụ , để nói những chuyện không đâu của họ , nếu Sư Phụ cự tuyệt họ , chưởi họ , đuổi họ đi , họ sẽ giận dữ . Cho nên quý vị đừng ngạc nhiên tại sao Sư Phụ không thích gặp ai cả , vì phần nhiều người ta đều vậy , không thật sự vì cầu đạo , mà vì cầu phước báu , muốn Sư Phụ dùng thần thông để cứu bệnh cho họ , ở chỗ ngày ngứa cũng dùng thần thông , chỗ kia ngứa cũng muốn dùng thân thông , có một chút đau đầu không đi mua Aspirin , lại đi tìm Sư Phụ , những người ấy Sư Phụ không muốn gặp , hiểu không ? Làm như vậy là lợi dụng người , ỷ lại vào người . Những người tu hành không được làm như vậy , Sư Phụ không thể dạy đồ đệ ỷ lại vào Sư Phụ , chỉ đau một chút cũng đi kiếm Sư Phụ , đau đầu một chút cũng muốn Sư Phụ dùng thần thông .

Những người ấy đến nếu như không được toại nguyện thì không thích Sư Phụ , bởi vì Sư Phụ không làm cho họ được hài lòng . Nhưng Sư Phụ không thể vì như thế mà làm hư đệ tử , Sư Phụ rất bận rộn , vì có rất nhiều người đến cầu Sư Phụ giúp đỡ . Cho nên quý vị đừng có nghĩ rằng , những người tại gia mới bận rộn , chúng tôi , những người xuất gia , cũng rất bận rộn , mỗi ngày những người xuất gia đem kinh của Sư Phụ giảng trong băng ghi âm viết ra , sau đó đóng lại thành tập , rồi phải sửa và đọc lại cho Sư Phụ nghe mấy lần , vì Sư Phụ không biết đọc chữ Trung Hoa .

Thường đồ đệ đọc chừng một nửa , Sư Phụ đã ngủ rồi . Nghe lời kinh do tự mình giảng , Sư Phụ cảm thấy mệt buồn chán . Hôm nay giảng cho quý vị nghe , ngày mai đều quên hết tất cả , cho dù nhớ lại một hai lời cũng vô ích , bởi vì ngôn từ không còn gắn bó với nhau nữa . Cho nên thường Sư Phụ nghe mấy câu liền buồn ngủ , đệ tử đợi Sư Phụ thức dậy rồi đọc tiếp , đọc không được bao lâu , Sư Phụ lại ngủ . Đối với Sư Phụ , giảng xong rồi là kể như chuyện đã qua . Nếu phải dùng đầu óc nghe lại một lần nữa là một việc rất mệt . Xử dụng đầu óc , đẳng cấp cần phải đưa xuống giai đoạn phàm phu , bởi vì Sư Phụ giảng cho quý vị nghe , không phải nói để cho tự mình nghe . Sư Phụ nói một lần cho quý vị nghe , quý vị đã cảm thấy buồn chán rồi (mọi người cười), huống chi tự Sư Phụ phải nghe mấy lần nữa ? Nhưng cũng phải ráng nghe , nếu không sẽ không thể nào in sách . Đệ tử có lúc sợ làm sai , nên đọc lại hai ba lần , vì thế họ cũng rất bận rộn . mọi người đều bận rộn , đến với thế giới Ta Bà này không có ai là không bận rộn (Có đứa bé đáp : "Có", mọi người cười). Đúng rồi , lời nó nói thật , còn bé , nó không bận rộn , nhưng đợi một thời gian , sau khi nó lớn thì nó sẽ bận rộn khôn xiết . Chúng ta , những người tu hành , cần phải đi tìm thời giờ để tu hành , chúng ta không phải sanh ra ở nơi này để 'nghỉ ngơi'. Người bận rộn nhất là người có nhiều thời giờ nhất , người ở không nhất thì ngược lại là người không làm được gì (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-19-2009, 07:48 PM
VẤN : Làm thế nào để trừ Ngũ Độc ?


ĐÁP : Trước hết đừng có để ý chuyện trừ Ngũ Độc , để nó qua một bên , chúng ta nên đi cầu Đạo , nếu trừ được Ngũ Độc , rất tốt , không trừ được cũng mặc kệ nó . Sư Phụ nói cho quý vị biết , đợi quý vị tiêu trừ được Ngũ Độc , quý vị đã chết mất rồi (Mọi người cười). Còn có thân thể này thì còn có Ngũ Độc . Quý vị có biết không , tại sao có những người tu hành trốn ở trên núi ? Bởi vì họ sợ Ngũ Độc (Mọi người vỗ tay). Ngũ Độc là phẩm chất của thế giới này , nhưng bên trong của chúng ta còn có phẩm chất của Phật Bồ Tát , chúng ta lấy phẩm chất của Phật Bồ Tát ra dùng trước , Ngũ Độc tự nhiên bị tiêu diệt .

Có những người vừa mới tu hành , họ tu rất kính đáo , bởi vì như vậy sẽ không bị Ngũ Độc tác hại . Ngũ Độc là do Ngũ Căn , Ngũ Trần tạo nên . Ví dụ quý vị không thấy một người con gái đẹp , quý vị không bị động tâm ; bởi vì có nhìn thấy mới động tâm ; điều này không phải lỗi hoàn toàn của quý vị , có phải như vậy không ? Lại có quý vị thích uống rượu , khi quý vị mới sinh ra , quý vị chỉ cầm bình sữa và núm vú , lớn lên rồi mới cầm bình rượu , đó là chịu ảnh hưởng của xã hội . Quý vị cũng không phải lúc mới sinh ra liền thích đi ngân hàng ăn cắp tiền , lúc ấy quý vị không biết tiền là gì ? Về sau chịu những ảnh hưởng bất lương của xã hội ; ví dụ muốn tiêu tiền , nhưng tiền không đủ dùng , hoặc là gia đình không có tiền , bị người ta áp bức , cảm thấy giận dữ , cho rằng có tiền mới được người ta tôn kính , thì mới không bị người ta áp bức ; hoặc cho rằng cần phải có những bộ quần áo quý , đẹp mới được người ta tôn trọng ... cho nên mới nghĩ đến chuyện ăn cắp tiền , hiểu ý của Sư Phụ không ? Lỗi không phải hoàn toàn của quý vị , nhưng cũng là một phần lỗi của quý vị . Hàng động trộm cướp đương nhiên là không tốt , nhưng đó cũng là vì ảnh hưởng bởi cái áp lực của xã hội , có phải như vậy không ? Chúng ta có thể để Ngũ Độc qua một bên , đi tìm Đạo trước , tìm Đạo xong mới có Đức . Lão Tử nói rất rõ ràng : "Sau khi có Đạo , thứ gì cũng có". Chúa Giêsu Kitô nói : "Tìm Thiên Quốc bên trong của quý vị trước , về sau tất cả mọi thứ đều thuộc về quý vị". Phật Thích Ca cũng nói : "Cần phải thành Phật trước , sau khi tìm được Phật Tánh , chuyện gì cũng tự mình xử lý được , không bị người ta chê trách". Cho nên chúng ta cần phải coi tự mình có thể tìm được Đạo không , sau đó những thứ Ngũ Độc : Tham , Sân Si , Ngã Mạn , Nghi Ngờ , Tà Kiến ... thậm chí năm trăm độc cũng đều bị tiêu diệt , cũng giống như khi mặt trời ló dạng , màn đêm liền tan biến đi , hiểu ý của Sư Phụ không ? (Mọi người vỗ tay).

Nhím Hoàng Kim
03-20-2009, 07:03 PM
VẤN : 'Kiến Tánh' là gì ?


ĐÁP : Chữ 'Tánh' trong chữ 'Kiến Tánh' là chỉ bản Tánh , cũng là thứ chúng ta gọi là 'Bản Lai Diện Mục', hoặc là 'Nguồn Gốc'. Chúng ta từ nơi nào đến , cần phải trở về nơi ấy . Chúng ta từ đâu được tạo ra ? Ví dụ cái máy ghi âm này , quý vị đều biết rằng được tạo ra từ chất thép , còn cái ly sứ này được tạo ra bằng thứ đất sét tốt , còn nhục thể của chúng ta là do Tứ Đại tạo thành . Nhưng còn có một thứ chúng ta không biết , tại sao người ta có thể động đậy ? Còn chiếc xe cần phải có người mở máy nó mới duy chuyển . Máy ghi âm , máy thâu hình ... đều cần phải có người nhấn nút nó mới hoạt động , còn ai là người khống chế cái thân thể này ? Ai điều chỉnh nó ? Ai ảo diệu đến thế để làm nó cử động ? Đó là người chủ nhân của chúng ta , hoặc nói là 'Đạo', chúng ta tìm được nó tức là chúng ta tìm thấy bản tánh . Kiến Tánh là bắt đầu hiểu được cái Tánh này là gì ? Người đó là ai ? Hiểu biết được ai đang khống chế mình ? Hiểu biết được chủ nhân mình là ai ? Theo Sư Phụ thọ Tâm Ấn , tu Pháp Môn Quán Âm liền lập tức kiến Tánh , hiểu được một ít người thật của mình là ai , sau đó ngày ngày phát triển , càng lúc càng hiểu rõ , ví dụ hôm nay biết được bộ phận này , ngày mai biết được bộ phận kia , ngày mốt lại biết thêm được một bộ phận khác , sau đó từ từ biết được toàn bộ . Lúc thọ Tâm Ấn có thể kiến Tánh , có thể lập tức khai ngộ , cho nên chúng ta nói pháp môn này là Pháp Môn Đốn Ngộ . Những pháp môn khác cũng có thể kiến Tánh , nhưng Pháp Môn Quán Âm có thể kiến 'Toàn Tánh', tu những pháp môn khác cũng có thể khai ngộ một chút , nhưng không thể kiến Tánh toàn bộ , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới tán thán Pháp Môn Quán Âm là pháp môn viên thông , là hoàn mỹ nhất , cũng là pháp môn cuối cùng để tu thành Phật .

Nhím Hoàng Kim
03-21-2009, 10:56 PM
VẤN : Trong Phật Pháp , pháp môn nào là pháp môn tiêu trừ nghiệp chướng mau nhất ?


ĐÁP : Pháp Môn Quán Âm . Bởi vì trong giây khắc thọ Tâm Ấn , cũng là giây khắc nhận thức được Pháp Môn Quán Âm , nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp lập tức tiêu trừ . Còn nữa , năm đời cũng được siêu sanh , đây là những việc bất khả tư nghị , trước nay chưa bao giờ nghe qua . Cho nên có người lấy làm ngạc nhiên khi nghe điều này . Kỳ thật Pháp Môn Quán Âm vốn được trang bị lực lượng cao đẳng nhất .

Nhím Hoàng Kim
03-25-2009, 07:06 PM
VẤN : Người chết rồi linh hồn từ đâu ra ? Người có tu hành thì đi ra chỗ nào ? Còn người không tu hành thì đi ra chỗ nào ?


ĐÁP : Quý vị có ai biết thì nói , Sư Phụ chưa có chết nên không biết (Mọi người cười). Nhưng Sư Phụ cũng biết , mỗi ngày Sư Phụ chết mấy lần , chết đi sống lại mấy trăm lần cũng không sao , muốn chết thì chết , muốn sống thì sống , hoàn toàn giải thoát sanh tử . Trên sách của Sư Phụ cũng có nói một ít trường hợp về cái chết , nhưng ở nơi đây có thể nói một ít cho quý vị nghe . Một số người không tu hành lúc chết đi linh hồn đi ra từ chín cửa . Từ kinh điển Phật Giáo chúng ta biết nếu lúc vãng sanh cái bụng âm ấm thì sẽ sanh làm ngạ quỷ , còn đầu gối trở xuống âm ấm , biểu thị linh hồn đi ra từ đó , thì sanh làm súc sanh ; còn nếu bộ phận của tim âm ấm , biểu lộ rằng linh hồn cuối cùng đi ra từ đó , thì được sanh làm người . Còn những người đại tu hành là từ trán hoặc từ đỉnh đầu đi ra . Mỗi ngày họ đi ra , không có đợi đến chết mới đi ra , mỗi ngày họ đi đi về về như là nhà của họ vậy , có được chìa khóa nhà của mình , muốn đi ra chợ mua đồ thì đi , muốn trở về nhà thì trở về , rất tự tại , họ không bị cái thân thể này bó buộc . Những người bình thường không tu hành cũng có thể đi ra , ví dụ ra đi trong lúc nằm mơ . Lúc chết có nhiều nơi để ra đi , có thiên đường , địa ngục , ngạ quỷ , súc sanh , người , A-Tu-La ... quý vị muốn đi đâu thì đi đến đó . Nhưng cũng không phải đơn giản như vậy , có người muốn lên thiên đường kết quả lại xuống địa ngục ; có người muốn làm người kết quả lại sanh làm súc sanh . Nhưng Sư Phụ có một con đường vĩnh viễn không sanh làm súc , không xuống địa ngục , nếu như chúng ta không thích chúng ta sẽ không trở lại làm người , đó là con đường của Pháp Môn Quán Âm . Nếu quý vị thích , Sư Phụ sẽ chỉ cho quý vị làm sao mà đi , đó là con đường an toàn nhất , còn những con đường khác không được an toàn lắm .

Nhím Hoàng Kim
03-25-2009, 07:26 PM
VẤN : Những hình vẽ của chư Phật Bồ Tát , trên đầu và toàn thân đều có những vòng ánh sáng , người phàm có thể tu đến cảnh giới ấy không ?


ĐÁP : Đương nhiên là được , trong quý vị có ai thấy không ? (Có người đáp : Có). Ai phát ra ánh sáng ? (Có người đáp : Sư Phụ). Có người thấy Sư Phụ phát ra ánh sáng , ít nhất ở nơi đây có một người phát ra ánh sáng . Sư Phụ là phàm phu , mỗi ngày đều phát ra ánh sáng , đây cũng không phải là chuyện gì ghê gớm , là chuyện hỏ nhất . Phát ra ánh sáng là chuyện đùa của trẻ con , người tu hành đương nhiên có ánh sáng , nếu như không có ánh sáng thì có thứ gì ? Có bóng tối ? (Mọi người cười). Những người tu hành sẽ rất mau chóng phát ra ánh sáng , đồ đệ của Sư Phụ có nhiều người phát ra ánh sáng , không phải chỉ Sư Phụ mà thôi . Nếu quý vị muốn phát ra ánh sáng , cần phải tu Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ bảo đảm quý vị sẽ phát ra ánh sáng , cũng như Phật vậy , có lúc ánh lớn , có lúc ánh nhỏ , có lúc phát ra ánh sáng màu vàng , có lúc phát ra ánh sáng màu tím , không phải ánh sáng mỗi ngày mỗi thay đổi , mà do đẳng cấp của chúng ta mỗi ngày mỗi khác , ánh sáng phát ra khác nhau , cho nên nhìn thấy cũng khác nhau .

Nhím Hoàng Kim
03-28-2009, 09:27 AM
VẤN : Vừa rồi Sư Phụ nói ở đây có Phật Bồ Tát và Hộ Pháp , có thật vậy không ? Nếu như bây giờ cầu nguyện các Ngài , có cảm ứng nhiều không ?


ĐÁP : Đương nhiên , bất cứ lúc nào cũng có thể cầu nguyện , nhưng lúc Sư Phụ giảng kinh là lúc có nhiều công đức nhất , có nhiều người khai ngộ , chứng A-La-Hán , chứng Bất Thối Bồ Tát , có người phát Bồ Đề Tâm ... Lúc Sư Phụ giảng kinh là lúc lực lượng lớn nhất , có công đức lớn nhất , quý vị muốn khẩn cầu điều gì thì khẩn cầu thứ ấy , nhưng đừng có cầu Phật Bồ Tát giúp quý vị đi cướp ngân hàng . Ở đây có Phật Bồ Tát đến , có ai thấy không ? Quý vị thấy đó , có người gật đầu , chỉ có quý vị là không nhìn thấy thôi , rất có thể đẳng cấp của quý vị cao hơn Phật Bồ Tát , cho nên không nhìn thấy (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
03-29-2009, 02:45 PM
VẤN : Nếu tôi có thù với người ta , muốn bỏ mà bỏ không được , phải làm sao ?


ĐÁP : Bỏ không được phải làm sao ? Không lẽ đi giết họ ? Cần phải bỏ đi mới đúng . Đem oán hận bỏ vào bao cao su , rồi cầm cây hay cầm gậy đánh vào không khí trong bao cao su ấy , sau đó đem quăng xuống biển . Nhưng oán hận của quý vị quá nặng , rất có thể những con cá sẽ bị chết (Mọi người cười). Nếu quý vị muốn tu Pháp Môn Tịnh Độ , có thể ráng niệm Phật và lạy Phật . Nếu tin Thiêng Chúa Giáo , tin Chúa Giêsu Kitô , có thể cầu các Ngài giúp đỡ , tin Sư Phụ thì cầu Sư Phụ giúp đỡ , tin Phật A Di Đà thì cầu Phật A Di Đà giúp đỡ , đừng có đem sự oán hận người ta mà đặt vào lòng của mình .

Nhím Hoàng Kim
03-30-2009, 08:13 PM
VẤN : Khi nói 'Tức Khắc Khai Ngộ' là chỉ nghiệp chướng được tiêu trừ rồi mới khai ngộ , hay là khai ngộ rồi mới tiêu trừ nghiệp chướng ?


ĐÁP : Khai ngộ rồi mới tiêu trừ nghiệp chướng , nhưng chỉ có thể tiêu trừ những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp , còn định nghiệp không thể tiêu trừ . Định nghiệp là nghiệp chướng của cuộc đời này , chúng ta còn sống cần phải thanh toán , nếu định nghiệp được lập tức tiêu trừ , chúng ta sẽ lập tức vãng sanh , không có lý do để lưu lại trên thế gian này . Cho nên sau khi khai ngộ mới có thể tiêu trừ những nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp , khi thọ Tâm Ấn lập tức khai ngộ , khi khai ngộ thì nghiệp chướng lập tức tiêu trừ .

Nhím Hoàng Kim
03-31-2009, 03:11 PM
VẤN : Định nghĩa của 'Một Đời Giải Thoát' ? Cần phải trang bị những điều kiện gì ?


ĐÁP : 'Một Đời Giải Thoát' là chỉ người tu Pháp Môn Quán Âm , sau này không phải trở lại để làm người hay làm động vật , đối với thế giới này không còn quan hệ gì nữa . Muốn trở lại cũng được , nhưng khi họ trở lại là làm Minh Sư Khai Ngộ , có thể cứu người khác , không phải trở lại để làm những chúng sinh đau khổ , vô minh . Những người tu Pháp Môn Quán Âm muốn đến thì đến , muốn đi thì đi , rất tự tại ; những người không tu hành , không đắc đạo , cho dù không muốn trở lại cũng không được , sự khác biệt là ở chỗ này . Nói điều kiện thật ra cũng không có điều kiện gì , đều là những pháp luật của quốc gia , vốn cần phải tôn trọng . Pháp luật của quốc gia quy định rằng không được sát sanh , không được trộm cướp , không được tà dâm . Từ nhỏ thầy và cha mẹ chúng ta dạy không được nói dối , dạy chúng ta không được uống rượu ; phạm vi của không uống rượu bao gồm không cờ bạc , không chích ma túy , không coi những sách báo , phim ảnh đồi trụy và bạo lực ... Những người tu Pháp Môn Quán Âm , cần phải trở lại thành Quán Âm Bồ Tát , đương nhiên không thể sát sanh , loài vật cũng không được giết , đối với loài vật cần phải có lòng từ bi , không nên ăn thịt của chúng nó . Ngoài ra mỗi ngày cần phải cố gắng ngồi Thiền Quán Âm hai tiếng rưỡi , đó là những điều kiện của chúng ta , ngoài ra không còn những điều kiện khác . Không cần phải sửa đổi tính ngưỡng tôn giáo , nếu là tín đồ Lão Giáo , tiếp tục tin tưởng Lão Tử , là tín đồ Khổng Giáo , tiêp tục tin tưởng Khổng Tử , là tín đồ Cơ Đốc Giáo , có thể tiếp tục tin tưởng Chúa Giêsu Kitô , tín đồ Phật Giáo , tiếp tục sùng bái Phật Thích Ca Mâu Ni . Tín ngưỡng của quý vị cũng vẫn giữ như trước vậy , hoàn toàn không phải thay đổi .

Nhím Hoàng Kim
04-01-2009, 05:05 PM
http://img7.imageshack.us/img7/3151/2005eac.jpg


VẤN : 'Khai Ngộ' và 'Giải Thoát' trong Tâm Kinh có gì khác biệt ?


ĐÁP : Trong Tâm Kinh có miêu tả đẳng cấp của Quán Tự Tại Bồ Tát , không mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý ; có thể cứu độ một số khổ nạn . Tu Pháp Môn Quán Âm sẽ từ từ được thành tựu như vậy ; tuy vậy cần phải có đẳng cấp tương đối cao . Lúc thọ Tâm Ấn liền được Tức Khắc Khai Ngộ , nhanh như đạn bắn vậy . Nhưng đẳng cấp trong Tâm Kinh cần phải tu hành rất lâu mới có thể đạt được , nhưng cũng có một số người trong lúc thọ Tâm Ấn , lập tức đạt được đẳng cấp này .