Dan Lee
05-03-2007, 07:09 PM
ÐAU KHỔ NHƯNG ĐỪNG CHẾT
Catarina là con gái duy nhất của gia đình Pazzi giầu sang quý phái, sinh ngày 2 tháng 4 năm 1566 tại thành Florence nước Ý. Từ tấm bé, Catarina đã chiếu sáng nhân đức Kitô Giáo. Bé Catarina rất thích đi nhà thờ và nghe truyện các thánh. Trước khi biết đọc, bé yêu thích cầu nguyện lâu giờ. Khi được bẩy tuổi, Catarina đã hãm mình nhiều cách: bé không ăn trái cây ngon, chỉ ăn mỗi ngày hai bữa trưa và tối; bé không bao giờ tới các rạp hát; bé say mê đọc sách thiêng liêng, nhất là các sách nói về cuộc đời và sự đau khổ của Chúa Cứu Thế. Nhờ đó, tình yêu Chúa Kitô đã ăn rễ sâu trong tâm hồn bé.
Năm lên tám và chín tuổi, Catarina rất ước ao được rước Chúa Giêsu Thánh Thể, bé thèm thuồng nhìn ngắm người ta lãnh nhận bánh các thiên thần. Bé được phép rước lễ lần đầu lúc mười tuổi. Ðó là ngày hạnh phúc nhất đời bé. Bé dâng hiến toàn thân cho Chúa bằng cách khấn giữ đức Khiết Trinh.
Năm mười hai tuổi, Catarina gia tăng các việc hãm mình: cô mặc áo nhặm, nằm ngủ trên sàn, đội vòng gai trên đầu đang khi ngủ. Cô làm mọi cách để nên giống Chúa Kitô. Năm mười bốn tuổi, nàng được gửi học tại Ký Túc Xá do các nữ tu chăm nom. Tại đây, nàng thấy yêu mến đời tu trì. Nhưng một năm sau, cha nàng đem nàng về nhà với dự tính tìm cho nàng người bạn trăm năm giầu có và thế giá. Nàng thưa lại với cha mẹ là nàng đã khấn giữ mình Ðồng Trinh. Họ ngỡ ngàng trước sự kiện đó, và đành nhượng bộ để nàng vào dòng kín. Chỉ mười lăm ngày sau, cha mẹ nàng lại đến bắt nàng về nhà, hy vọng rằng nàng sẽ đổi ý. Sau ba tháng thử thách đủ mọi cách, nhưng ý muốn sống đời tu trì của nàng vẫn không lay chuyển. Cuối cùng cha mẹ nàng phải đầu hàng, để nàng tự do đi tu như lòng mong ước.
Catarina thực sự trở thành chị dòng Kín năm mười bẩy tuổi và được đổi tên là Mai Ðệ Liên. Trong năm Tập, Mai Ðệ Liên bị bệnh nặng, đến nỗi bề trên phải cho chị tuyên khấn trước thời hạn. Tình yêu Chúa thiêu đốt tâm hồn chị khiến sức nóng tràn ra ngoài thân xác. Nhiều lần chị phải thấm nước lạnh vào ngực và tay chân để giảm bớt sức nóng. Chị thường ôm Thánh giá và kêu lên:
-Ôi Tình Yêu! Hỡi Tình Yêu! Con sẽ yêu Chúa không ngừng!
Chị muốn thét lên cho mọi người thế gian nghe thấy:
-Hãy yêu Chúa! Hãy yêu Chúa!
Không gì khiến chị đau lòng bằng khi nghe nói người ta xúc phạm đến Chúa. Hằng ngày chị dâng lời nguyện và việc hãm mình cho người ngoại đạo và các tội nhân được trở về cùng Chúa. Chị tha thiết với phần rỗi các linh hồn đến nỗi một hôm chị nói:
-Nếu Chúa có hỏi tôi muốn phần thưởng gì do chút việc lành tôi đã làm, tôi sẽ thưa Chúa: Con chẳng muốn chi ngoại trừ phần rỗi các linh hồn.
Chúa thanh luyện và thử thách tớ nữ của Ngài bằng cách để cho Mai Ðệ Liên bị cám dỗ suốt 5 năm dài. Ngày đêm chị phải chiến đấu với những tư tưởng dâm ô và phạm thượng. Chị thường ôm ghì ảnh tượng Chúa và Ðức Mẹ vào lòng và nài xin ơn giúp đỡ. Trong ba năm cuối đời, chị mang nhiều thứ bệnh tật đau đớn tột cùng, đến nỗi răng của chị rụng hết cái này đến cái khác. Thêm vào đó, cơn sốt như thiêu đốt và chứng nhức đầu ngày đêm hành hạ thân xác chị. Chúa rút các ơn yên ủi khỏi hồn chị. Giường là bàn thờ, trên đó chị hiến tế Thiên Chúa. Chị không thể ra khỏi giường ngoại trừ khi dâng lễ và lúc rước Chúa. Chúa Giêsu Thánh Thể là thần lương tăng sức mạnh để chị chịu đựng khổ đau, nhưng người ta lại muốn chị ít rước lễ. Chị nói với họ nếu không năng rước lễ chị không thể chịu nổi đau khổ. Do đó, từ ngày không thể ra khỏi giường, chị được phép rước lễ hằng ngày.
Lòng kiên nhẫn của Mai Ðệ Liên không bút nào tả xiết. Chị thường nói:
-Ðau khổ, nhưng đừng chết!
Chị ao ước chịu đau khổ bao lâu có thể vì yêu Chúa Kitô. Một hôm, để yên ủi chị, cha giải tội nói đau khổ của chị một ngày kia sẽ chấm dứt, chị liền kêu lên:
-Không! Thưa cha, con không muốn sự yên ủi đó, nhưng hy vọng được chịu khổ đau tới lúc chết.
Lần khác chị nói:
- Con ước ao được chết trên thánh giá như Chúa Cứu Thế.
Sau ba năm đau đớn từng giây phút, vị y sĩ tuyên bố giờ chết của chị đã gần. Mai Ðệ Liên xin được chịu các bí tích sau hết. Chị khiêm nhường xin các chị em tha thứ mọi lỗi lầm. Mười hai ngày sau, chị êm đềm thở hơi cuối cùng vào khoảng 3 giờ chiều ngày thứ Sáu năm 1607.
Ngay sau khi qua đời, Chúa đã chứng nhận cuộc đời thánh thiện của chị nữ tu Mai Ðệ Liên dòng tộc Pazzi bằng nhiều phép lạ. Xác chị được biến đổi lạ lùng sau khi chết. Mặc dầu chị đã hành hạ xác thịt và chịu đựng bệnh tật lâu ngày, nhưng xác chị bỗng nhiên trở nên đẹp đẽ lạ thường và tỏa ra hương thơm ngào ngạt, khiến mọi người chiêm ngắm phải dâng lời ca tụng Thiên Chúa. Năm 1663, tức 56 năm sau khi qua đời, chính quyền ra lệnh khám nghiệm xác Mai Ðệ Liên: xác chị không hề bị hư hại và vẫn tỏa hương thơm như khi mới qua đời. Ngày 28 tháng 4 năm 1669, Ðức Lêo IX đã tuyên phong chị nữ tu 41 tuổi này lên bậc hiển thánh. Hằng năm Giáo hội mừng kính thánh nữ vào ngày 25 tháng 5.
Catarina là con gái duy nhất của gia đình Pazzi giầu sang quý phái, sinh ngày 2 tháng 4 năm 1566 tại thành Florence nước Ý. Từ tấm bé, Catarina đã chiếu sáng nhân đức Kitô Giáo. Bé Catarina rất thích đi nhà thờ và nghe truyện các thánh. Trước khi biết đọc, bé yêu thích cầu nguyện lâu giờ. Khi được bẩy tuổi, Catarina đã hãm mình nhiều cách: bé không ăn trái cây ngon, chỉ ăn mỗi ngày hai bữa trưa và tối; bé không bao giờ tới các rạp hát; bé say mê đọc sách thiêng liêng, nhất là các sách nói về cuộc đời và sự đau khổ của Chúa Cứu Thế. Nhờ đó, tình yêu Chúa Kitô đã ăn rễ sâu trong tâm hồn bé.
Năm lên tám và chín tuổi, Catarina rất ước ao được rước Chúa Giêsu Thánh Thể, bé thèm thuồng nhìn ngắm người ta lãnh nhận bánh các thiên thần. Bé được phép rước lễ lần đầu lúc mười tuổi. Ðó là ngày hạnh phúc nhất đời bé. Bé dâng hiến toàn thân cho Chúa bằng cách khấn giữ đức Khiết Trinh.
Năm mười hai tuổi, Catarina gia tăng các việc hãm mình: cô mặc áo nhặm, nằm ngủ trên sàn, đội vòng gai trên đầu đang khi ngủ. Cô làm mọi cách để nên giống Chúa Kitô. Năm mười bốn tuổi, nàng được gửi học tại Ký Túc Xá do các nữ tu chăm nom. Tại đây, nàng thấy yêu mến đời tu trì. Nhưng một năm sau, cha nàng đem nàng về nhà với dự tính tìm cho nàng người bạn trăm năm giầu có và thế giá. Nàng thưa lại với cha mẹ là nàng đã khấn giữ mình Ðồng Trinh. Họ ngỡ ngàng trước sự kiện đó, và đành nhượng bộ để nàng vào dòng kín. Chỉ mười lăm ngày sau, cha mẹ nàng lại đến bắt nàng về nhà, hy vọng rằng nàng sẽ đổi ý. Sau ba tháng thử thách đủ mọi cách, nhưng ý muốn sống đời tu trì của nàng vẫn không lay chuyển. Cuối cùng cha mẹ nàng phải đầu hàng, để nàng tự do đi tu như lòng mong ước.
Catarina thực sự trở thành chị dòng Kín năm mười bẩy tuổi và được đổi tên là Mai Ðệ Liên. Trong năm Tập, Mai Ðệ Liên bị bệnh nặng, đến nỗi bề trên phải cho chị tuyên khấn trước thời hạn. Tình yêu Chúa thiêu đốt tâm hồn chị khiến sức nóng tràn ra ngoài thân xác. Nhiều lần chị phải thấm nước lạnh vào ngực và tay chân để giảm bớt sức nóng. Chị thường ôm Thánh giá và kêu lên:
-Ôi Tình Yêu! Hỡi Tình Yêu! Con sẽ yêu Chúa không ngừng!
Chị muốn thét lên cho mọi người thế gian nghe thấy:
-Hãy yêu Chúa! Hãy yêu Chúa!
Không gì khiến chị đau lòng bằng khi nghe nói người ta xúc phạm đến Chúa. Hằng ngày chị dâng lời nguyện và việc hãm mình cho người ngoại đạo và các tội nhân được trở về cùng Chúa. Chị tha thiết với phần rỗi các linh hồn đến nỗi một hôm chị nói:
-Nếu Chúa có hỏi tôi muốn phần thưởng gì do chút việc lành tôi đã làm, tôi sẽ thưa Chúa: Con chẳng muốn chi ngoại trừ phần rỗi các linh hồn.
Chúa thanh luyện và thử thách tớ nữ của Ngài bằng cách để cho Mai Ðệ Liên bị cám dỗ suốt 5 năm dài. Ngày đêm chị phải chiến đấu với những tư tưởng dâm ô và phạm thượng. Chị thường ôm ghì ảnh tượng Chúa và Ðức Mẹ vào lòng và nài xin ơn giúp đỡ. Trong ba năm cuối đời, chị mang nhiều thứ bệnh tật đau đớn tột cùng, đến nỗi răng của chị rụng hết cái này đến cái khác. Thêm vào đó, cơn sốt như thiêu đốt và chứng nhức đầu ngày đêm hành hạ thân xác chị. Chúa rút các ơn yên ủi khỏi hồn chị. Giường là bàn thờ, trên đó chị hiến tế Thiên Chúa. Chị không thể ra khỏi giường ngoại trừ khi dâng lễ và lúc rước Chúa. Chúa Giêsu Thánh Thể là thần lương tăng sức mạnh để chị chịu đựng khổ đau, nhưng người ta lại muốn chị ít rước lễ. Chị nói với họ nếu không năng rước lễ chị không thể chịu nổi đau khổ. Do đó, từ ngày không thể ra khỏi giường, chị được phép rước lễ hằng ngày.
Lòng kiên nhẫn của Mai Ðệ Liên không bút nào tả xiết. Chị thường nói:
-Ðau khổ, nhưng đừng chết!
Chị ao ước chịu đau khổ bao lâu có thể vì yêu Chúa Kitô. Một hôm, để yên ủi chị, cha giải tội nói đau khổ của chị một ngày kia sẽ chấm dứt, chị liền kêu lên:
-Không! Thưa cha, con không muốn sự yên ủi đó, nhưng hy vọng được chịu khổ đau tới lúc chết.
Lần khác chị nói:
- Con ước ao được chết trên thánh giá như Chúa Cứu Thế.
Sau ba năm đau đớn từng giây phút, vị y sĩ tuyên bố giờ chết của chị đã gần. Mai Ðệ Liên xin được chịu các bí tích sau hết. Chị khiêm nhường xin các chị em tha thứ mọi lỗi lầm. Mười hai ngày sau, chị êm đềm thở hơi cuối cùng vào khoảng 3 giờ chiều ngày thứ Sáu năm 1607.
Ngay sau khi qua đời, Chúa đã chứng nhận cuộc đời thánh thiện của chị nữ tu Mai Ðệ Liên dòng tộc Pazzi bằng nhiều phép lạ. Xác chị được biến đổi lạ lùng sau khi chết. Mặc dầu chị đã hành hạ xác thịt và chịu đựng bệnh tật lâu ngày, nhưng xác chị bỗng nhiên trở nên đẹp đẽ lạ thường và tỏa ra hương thơm ngào ngạt, khiến mọi người chiêm ngắm phải dâng lời ca tụng Thiên Chúa. Năm 1663, tức 56 năm sau khi qua đời, chính quyền ra lệnh khám nghiệm xác Mai Ðệ Liên: xác chị không hề bị hư hại và vẫn tỏa hương thơm như khi mới qua đời. Ngày 28 tháng 4 năm 1669, Ðức Lêo IX đã tuyên phong chị nữ tu 41 tuổi này lên bậc hiển thánh. Hằng năm Giáo hội mừng kính thánh nữ vào ngày 25 tháng 5.