Dan Lee
05-05-2007, 10:58 AM
Cuộc Đời Mẹ Maria
Lược chuyện cuộc đời Đức Mẹ
(Theo Bà Đáng Kính Maria Agrêđa Mẹ Bề Trên Dòng Thánh Nữ Clara)
Imprimatur :
Ninh Phú, die 1 Octobris 1882
+ Paulus Fr. Episc Mauricastrensis
Vic. Apost. Tunquini Occidentalis
Cha H. Azemar dịch theo lời Đức Mẹ truyền cho Bà Maria D'Agreda.
In tại Địa Phận Tây Đàng Ngoài
Lái Thiêu tháng 5 năm 1882.
1. Lời mở đầu:
Lược chuyện Cuộc đời Đức Mẹ là bản tóm lược những chi tiết quan trọng về câu chuyện ký sự của Đức Mẹ đã được Mẹ đáng kính Bề Trên Dòng thánh nữ Clara viết lại theo sự mạc khải của Đức Mẹ, vì cuộc đời Đức Mẹ kể như bị che khuất quá nhiều. Ngay cả Phúc Âm cũng nói rất ít về Mẹ. Ngoài một vài chi tiết quá gọn ghẽ, ít ỏi, liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu. Còn việc sinh ra bao giờ và ly trần cách nào cũng không được biết, giữa lúc con cái Mẹ luôn khát khao được biết về cuộc đời của Mẹ, để mến yêu Mẹ hơn.
Vì thế vào thế kỷ thứ 17, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phép tỏ tất cả cuộc đời của Mẹ trong một cuộc mạc khải tư, cho bà đáng kính Maria Agrêđa thuộc đan viện Dòng thánh nữ Clara để bà viết lại cho mọi người được biết.
2. Những lời phê chuẩn của Giáo Quyền:
1. Đức Giám Mục Ratisbon phê chuẩn: "Chúng tôi hoan hỷ ký chuẩn ấn cho bản dịch "Mistica Ciudad de Dios" của Nữ tu Maria Đệ Giêsu từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha và khuyến khích đọc sách này, tác phẩm này chắc chắn sẽ soi sáng mọi người đọc và là cơ hội cho những ân sủng thiêng liêng lớn lao." ( Ignatius, Giám Mục Ratisbon, ngày 29 tháng 9 năm 1885).
2. Đức Tổng Giám Mục Salzburg phê chuẩn: "Theo những Sắc Chỉ của Đức Giáo Hoàng Innocent XI và Clement XI các tín hữu có thể đọc tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" mà tác giả là nữ tu Maria đệ Giêsu thành Agreda".
"Một số lời phê chuẩn ấn, khuyến cáo của các đại học Toulouse, Salamanca, Alcala, Louvain, và vô số thành viên danh tiếng thuộc nhiều dòng tu khác nhau, đều đồng thanh tán tụng tác phẩm nói trên. Đức Hồng Y uyên bác đạo đức D'Aguirre đã coi tất cả mọi học hỏi trong 50 năm trước trong cuộc đời ngài có kết quả hết sức nhỏ nhoi so với các học thuyết tìm thấy trong sách này, mọi thứ đều phù hợp với Thánh Kinh, với các Đức Thánh Cha và các Hội Đồng Giáo Hội. Cha Emery, Bề Trên Cả đáng kính tu hội St .Pulpice, nói thêm: "Chỉ từ khi tôi đọc các mạc khải do Mẹ Bề Trên Maria đệ Agrêda viết, tôi mới biết được Chúa Giêsu và Đức Hiền Mẫu rất Thánh của Chúa cách rõ ràng."
"Vì thế, chúng tôi không ngần ngại phê Chuẩn Ấn cho "Mistica Ciudad de Dios" và ước mong giới thiệu sách này với các tín hữu, đặc biệt là với hàng Giáo sĩ." ( Franz Albert, Tổng Giám Mục Tòa Tổng Giám Mục Salzburg. Ngày 12 tháng 9 năm 1885.)
3. Đức Giám Mục Tarazona phê chuẩn: "Chúng tôi, Tiến Sĩ James Ozoidi y Udave, Giám Mục Tarazona... Chính chúng tôi duyệt lại phần lớn bản thảo, được dùng làm bản chính ấn bản mới tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" sắp được các nữ tu tại tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Agreda ấn hành. Thể theo lời chúng tôi yêu cầu, linh mục Don Eduarda Royo, tuyên úy và cha giải tội tại tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Agreda, đã cẩn thận và cặn kẽ so sánh ấn bản này với bản viết tay được minh chứng là nguyên tác xác thực hiện nay lưu trữ tại tu viện nói trên.
Vì thế bây giờ chúng tôi chứng thực rằng ấn bản hiện nay của tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" với một vài sửa đổi chính tả, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc do Mẹ Bề Trên Đáng Kính Maria đệ Giêsu thành Agreda. (Giacôbê, Giám Mục Tarazoma. Ngày 7 tháng 4 năm 1911).
4. Đức Giám Mục Aleding chuẩn ấn: "Tôi vui lòng cấp "Chuẩn Ấn" cho bản dịch Anh Ngữ tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios." Cầu chúc cha (George J.Blatter) mọi ơn lành." (H.J. Alerding, Giám Mục Fort Wayne. Rome City, ngày 24 tháng 8 năm 1912).
3. Bà đáng kính Maria Agrêda:
Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1602 tại thị trấn Agrêda nước Tây Ban Nha. Ông thân sinh là Phanxicô Coronel và bà Catarina Arana, cả hai cùng thuộc dòng quí tộc. Hai ông bà sinh được 11 người con, nhưng 7 người đã mất sớm. Về sau, cả gia đình đều dâng mình cho Chúa: Cha và hai con trai vào Dòng Anh Em Hèn Mọn. Mẹ và hai con gái biến nhà mình thành một đan viện theo luật Dòng Thánh Nữ Clara.
Maria Agrêđa từ nhỏ đã sống tốt lành như một thiên thần. Từ lúc 11 tuổi bà đã được hưởng nhiều ơn lạ siêu nhiên. Năm 25 tuổi bà được đặt làm bề trên đan viện mới lập tại nhà mình. Bà không dám nhận, nhưng Đức Mẹ đã hiện đến an ủi và Đức Mẹ tự nhận làm bề trên thay cho bà. Từ đó, Mẹ ban nhiều ơn cho bà và tỏ cho bà biết tất cả các mầu nhiệm về cuộc đời của Mẹ. Mẹ đã dục bà viết lại những gì bà đã thấy về cuộc đời Mẹ, nhưng bà thấy mình dốt nát không dám viết. Năm 1637 bà đã vâng lời Đức Mẹ và các bề trên để viết ra. Viết xong chuyện được tâu lên Hoàng Đế Philip thứ IV, ngài là vị vua rất đạo đức nên đã đặt bà làm cố vấn qua các thư tín. Nhà vua cho sao lại một bản và trả lại bản chính cho bà. Bản chính này đã được đốt đi cùng với nhiều bút tích khác theo lệnh cha giải tội đến hướng dẫn bà thay cho cha giải tội thường xuyên của bà và các bề trên lại ra lệnh cho bà phải viết lại. Vâng lời bề trên bà làm công việc này thật cam gô đến nỗi chính Chúa Giêsu và Mẹ Maria phải đích thân hiện đến can thiệp. Ngày mùng 6 tháng 5 năm 1660, bà viết xong hạnh tích Mẹ Maria lần thứ hai. Bà đặt tên là La Mistica Ciudad De Dios: Thần Đô Huyền Nhiệm. Bà đệ lên bề trên để thẩm xét.
Năm năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 1665, bà từ trần, thọ 63 tuổi. Bà đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc Đáng Kính. Sách được phát hành năm 1670. Tuy có đôi lần bị cấm đoán (năm 1680, 1704) nhưng đến thời Đức Giáo Hoàng Piô 12, ngày 11 tháng 10 năm 1954 lại xác nhận sách có giá trị về tu đức và giáo hóa.
4. Maria trong ơn tiền định:
Ngay trong bóng tối dày đặc của tội lỗi, Thiên Chúa xét đã tới lúc thắp sáng ngọn đuốc rất sáng, báo tin mặt trời công chính sẽ mọc. Hai ngọn đuốc đó là Thánh Gioakim và Thánh Nữ Anna.
Gioakim sinh trưởng tại Nazareth, Ngài là người nhu mì, trong sạch, đầy nhiệt tâm và Thánh thiện. Được ánh sáng siêu nhiên soi chiếu, Ngài thâm hiểu mầu nhiệm trong Thánh Kinh. Ngài thiết tha liên lỉ nài xin Thiên Chúa cho Đấng Cứu Thế đã hứa mau đến.
Thánh Nữ Anna sinh trú tại Belem, từ nhỏ bà đã có một đức thanh tịnh, đức khiêm nhu, một nền đạo đức và một vẻ đẹp hoàn toàn xuất chúng. Đức tin, đức cậy, đức mến của bà thật vô song. Vì thế bà được kể vào số những vị cao niên nhất trong các thánh thời Cựu Ước. Bà sống đời chiêm niệm tuyệt vời. Bà không ngừng cầu xin cho bà một người bạn trăm năm tốt lành để cùng phụng sự Chúa. Thiên Chúa đã duyên kết Gioakim và Anna nên một và quyết định cho các ngài sinh ra Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể.
5. Maria được tác sinh:
Chúa tỏ thánh lệnh ấy cho các Thiên Thần, các Ngài liền ca vang chúc tụng Mẹ Thiên Chúa. Và để thi hành thánh lệnh ấy, Tổng Thần Gabriel được trao sứ mệnh đến báo tin cho hai vị thánh đang cư ngụ tại Nazareth, để báo tin ông bà sẽ sinh một người con và đặt tên là Maria. Niềm vui tràn ngập tâm hồn, Cả hai ông bà đều sung sướng lên đền thờ tạ ơn Thiên Chúa. Thiên Chúa đặc biệt đổ tràn những ân huệ cao quí nhất cho bà Anna, để chuẩn bị cho Maria một người mẹ hết niềm tôn kính, yêu mến và tán tụng xứng với Mẹ của Con Chúa Chí Thánh sau này.
6. Maria vô nhiễm từ đầu thai:
Theo cách nói của loài người thì khi mọi sự đã sẵn sàng, Thiên Chúa đã thực hiện việc sáng tạo Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, một người Mẹ đầy kỳ công do quyền năng vô song của Thiên Chúa, một người nữ thánh thiện tràn trề sự trọn lành mà quỉ hỏa ngục cũng không thể làm gì được.
Xác thể Đức Mẹ được hình thành vào ngày Chúa Nhật, tương ứng với ngày đầu tiên trong cuộc sáng tạo. Thể xác Mẹ tiếp nhận đầy ân sủng, nên rất trọn vẹn và rất siêu nhiên, đến nỗi không một thể xác con người nào được toàn vẹn đến thế. Ngày Thứ Bảy kế tiếp đó, là ngày chung kết việc tạo dựng, Thiên Chúa tạo nên linh hồn Đức Mẹ. Thiên Chúa Ba Ngôi đã nói: "Ta sáng tạo Maria giống hình ảnh Ta và làm cho Maria nên Nữ Tỳ, nên Hiền Thê thật của Ta, để Maria xứng đáng làm Mẹ Con duy nhất của Cha Hằng Hữu". Lúc đó Thánh nữ Anna chìm sâu vào cơn xuất thần tuyệt vời. Bà tiếp nhận ánh sáng linh động, hiểu được mầu nhiệm rất sâu xa. Phần Maria, Mẹ được hưởng ơn nhìn thấy Thần Tính Thiên Chúa, một thị kiến cao hơn tất cả các thị kiến, các mạc khải các Thánh được, chỉ trừ có phúc thấy Chúa trên thiên đàng.
Maria vì thế không những không có tội nguyên tổ, mà linh hồn Mẹ còn rực rỡ với nguồn ơn cao cả, mà Thiên Chúa ban riêng cho tới mức độ tuyệt vời, đến nỗi hết các nhân đức của các bậc thần thánh hợp lại cũng không sánh bằng. Trí năng và linh hồn của Mẹ hầu như vô cùng. Mẹ thấu hiểu hết các mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi, về ơn nhập thể và cứu chuộc, về mọi sự siêu nhiên và tự nhiên. Tâm hồn Mẹ được trang điểm bằng những ơn Thánh Linh và các nhân đức tới mức độ hoàn toàn lạ lùng.
7. Quãng đời thai nhi:
Mẹ được nhìn thấy Thiên Chúa cách thiêng liêng từ khi đầu thai, nên Mẹ đã chiêm ngắm Hữu Thể Thiên Chúa cách tỏ tường, và tâm hồn Mẹ cháy lên niềm mến yêu Thiên Chúa. Mẹ không hề ngừng thờ lạy Thiên Chúa.
Vào áp ngày sinh ra, Thiên Chúa đã cho Mẹ biết đã đến lúc xuất hiện trên trần gian. Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa và thưa rằng: "Lạy Chúa uy linh cao cả, chủ quyền tuyệt đối trên con, con chỉ là hư vô Chúa làm cho nên hiện hữu, đã cho con đầy ân sủng, Chúa cho con sinh ra và cư ngụ giữa loài người, xin cho con được trọn ý Chúa."
Về phần thân mẫu Mẹ, Chúa cũng cho bà được nên người thiêng liêng hoàn toàn, nhưng cũng để cho bà chịu một ít phiền não, để che mắt bọn quỉ Satan, để chúng không thể biết được kho tàng bà đang cưu mang trong lòng. Các Thiên Thần cũng gìn giữ bà và giúp bà bình thản chờ đợi giờ hạnh phúc được nhìn ngắm người con chí ái chào đời.
8. Sinh vào trần thế:
Đến ngày 8 tháng 9, bà Anna biết mình sắp sinh ái nữ, bà sấp mình cầu xin Chúa chúc lành cho mình. Bà được ơn gìn giữ khỏi những cơn đau thông thường nơi các bà mẹ sinh con, nên bà dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Các Thiên Thần hầu cận Mẹ hát lên những khúc ca thiên đàng. Mẹ xinh đẹp nằm gọn trên tay thân mẫu mình. Mẹ xin các Thiên Thần ca tụng Chúa với Mẹ và nhân danh Mẹ. Tổng Thần Gabriel được sai đến ngục Tổ Tông, để báo cho các Thánh tin Mẹ Chúa Cứu Thế đã sinh ra, một tin mừng làm cho các ngài hoan hỷ và tri ân vô ngần.
Thiên Chúa lại sai các Thiên Thần rước Mẹ về trời, trước ngai uy linh Thiên Chúa, Mẹ sấp mình thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngôi Lời nâng Mẹ dậy và đặt ngồi bên hữu mình. Mẹ lãnh nhận nhiều mạc khải mới và lòng Mẹ bừng lên niềm vinh quang. Mẹ xin Chúa mau thi hành ơn nhập thể để cứu độ trần gian. Thiên Chúa đoan quyết với Mẹ là sắp được thực hiện. Thiên Chúa còn cho các Thiên Thần biết, Chúa rất hài lòng về danh hiệu Maria và Giêsu mà từ ngàn đời Ngài đã thỏa lòng.
Tám ngày sau, cha mẹ đặt tên cho con trẻ là Maria, tên mà Thiên Chúa đã dành cho Mẹ. Các Thiên Thần ca lên những khúc hát tuyệt vời mà chỉ hai mẹ con bà Anna được thưởng thức.
9. Cuộc sống ba năm đầu:
Theo luật Lêvi, 60 ngày con gái mới sinh phải đem vào đền thờ dâng cho Chúa như lời bà đã hứa, với của lễ là một con chiên một tuổi và một con chim gáy. Thân mẫu Anna vâng theo lề luật dạy đã sung sướng dâng Mẹ cho Thiên Chúa, người con mà Chúa đã ban cho bà.
Nhìn đền thờ uy nghiêm, Mẹ muốn hôn kính đền thờ rồi tự tâm hồn Mẹ cầu nguyện: "Lạy Thiên Chúa đáng muôn loài chúc tụng, trong đền thờ này, con tán dương Chúa và cảm tạ lòng khoan dung Chúa, đã ban cho con hạnh phúc nhìn thấy đền thờ nơi Cha Ông con đã từng tôn kính Chúa. Xin đoái thương nhận con vào, hầu con được phụng sự Chúa tại đây".
Khi nhìn thấy những việc lạ lùng, Luxiphe muốn hiểu ra bí mật, nhưng Thiên Chúa đã dấu kín, chỉ cho biết những việc bề ngoài, để chúng yên lòng, mặc dầu hai mẹ con có thánh thiện hơn những người khác. Khi các nghi lễ đã xong, hai mẹ con hoan hỉ trở về Nazareth. Ở đây, Mẹ được nuôi dưỡng như các trẻ đương thời. Mẹ rất ngoan và gây nhiều thiện cảm, nhưng cũng rất oai nghi buộc ai đến gần phải tôn kính. Mẹ cũng hay khóc nhưng là khóc thương tội lỗi trần gian và nài xin Đấng Cứu Chuộc mau đến. Nơi Mẹ không có chút gì là con nít, nhưng Mẹ cũng để cho thân mẫu nựng chiều. Mẹ liên lỉ cầu nguyện cùng Chúa, dù cả trong giấc ngủ cũng không gián đoạn, vì trí năng có thể hoạt động không cần giác quan giúp đỡ.
Với song thân, Mẹ tỏ hết tâm tình của một người con. Đôi khi Mẹ cầm tay cha mẹ mà hôn kính, trân trọng thiệt tình. Suốt đời Mẹ cư xử như thế, không bao giờ tỏ ra một chút bất bình.
Tuổi thơ của Mẹ cứ thế qua đi trong những cuộc truyện vãn thánh thiện hoặc với các Thiên Thần hoặc với chính Thiên Chúa. Những đặc ân ấy không hề làm cho Mẹ kiêu căng, song lại tăng thêm đức khiêm nhường của Mẹ. Mẹ tin thật Mẹ là cuối rốt trong mọi loài thụ tạo, mặc dù Mẹ là Nữ Vương, là Chủ Mẫu vũ trụ.
Sau 18 tháng Mẹ mới bắt đầu nói. Trước khi nói với loài người, Mẹ được Thiên Chúa dạy cho cầu nguyện mỗi ngày nhiều lần, để Con Chúa mau nhập thể. Mẹ cũng nói với song thân và cám ơn các ngài đã cho Mẹ một thân xác sống giữa trần ai. Ông bà rất sung sướng khi thấy con cất tiếng lần đầu và thấy những bước đầu tiên Mẹ đi một mình.
Trong 18 tháng kế tiếp, nghĩa là cho tới khi Mẹ lên 3 tuổi, Mẹ nói rất ít. Mẹ khôn ngoan vượt trên các con cháu Adong, nhưng khi đó Mẹ lại rất khiêm tốn, ngoan ngoãn hỏi han thân mẫu nhiều điều để học hỏi. Mẹ thích làm những việc thấp hèn nhất trong nhà, nhưng chẳng ai nỡ để Mẹ làm. Vì thế, lúc có một mình Mẹ cố gắng ra sức làm việc. Vì sức Mẹ chưa làm nổi nên các Thiên Thần thường giúp Mẹ làm để Mẹ thỏa chí và thêm phần thưởng khiêm nhu.
Khi đã trọn hai tuổi, Mẹ bắt đầu thi hành việc bác ái với người nghèo. Mẹ xin thân mẫu cho của này vật nọ để đem đi bố thí. Mẹ thường nói trong lòng: "Tôi không đáng có thì lại có, nên tôi mắc nợ người anh em này vì họ không có gì".
Thời gian trôi qua, Mẹ cảm thấy hạnh phúc vì khám phá ra nơi mình nhiều điều kỳ diệu Chúa thương ban cho, còn thân mẫu Anna thì đau lòng khi nghĩ đến ngày sắp phải lìa con theo lời đã hứa. Bà buồn có thể đến chết đi được, nếu Chúa không giúp sức cho. Vì thế 6 tháng trước khi chẵn ba tuổi, Mẹ đã năng nhắc đến để chuẩn bị tâm hồn thân mẫu cho ngày biệt ly và giúp bà nguôi buồn.
Ít ngày trước khi trọn 3 tuổi, Mẹ được Chúa tỏ cho xem thấy Ngài trong một lần thị kiến, Ngài cho Mẹ biết đã gần đến giờ Mẹ được tận hiến cho Ngài trong đền thờ. Lòng đầy hoan hỉ và tri ân, Mẹ thưa lên: "Lạy Chúa cao cả của Tổ Phụ con, tự con chẳng xứng đáng, nhưng Chúa đã vô cùng nhân từ nhìn đến một nữ tì thấp hèn ti tiện này. Bởi đâu con được ơn trọng, là được nhận vào nhà Chúa để phụng sự Chúa, trong khi con chỉ đáng bỏ quên trong một xó rất khốn nạn trên trần gian. Chúa thương ban cho con vinh dự này, thì xin Chúa hướng lòng cha mẹ con thực thi ý Chúa".
Nhận lời Mẹ xin, Chúa đã soi sáng cho song thân Mẹ thực hiện lời hứa và thêm ơn can đảm để ông bà bớt đau đớn khi phải lìa biệt Mẹ, một niềm an ủi dịu ngọt trong lúc tuổi già.
10. Dâng con trong đền thờ:
Trong ý định của Thiên Chúa, Chúa đã quan phòng cho Mẹ một cách khôn khéo là không để cho mấy ai biết đến Mẹ là Mẹ Thiên Chúa khi còn tại thế. Bởi thế, trước mặt người đời việc Mẹ dâng mình trong đền thờ chẳng có gì đáng trọng, đáng chú ý.
Song thân từ Nazareth đưa Mẹ lên đền thờ Giêrusalem với mấy người thân thuộc đơn sơ, không ồn ào, không long trọng, nhưng có đoàn Thiên Thần hộ tống theo hầu. Các Ngài vừa đi vừa hát những khúc ca tán tụng Thiên Chúa, nhưng chỉ mình Mẹ nhìn thấy và nghe thấy tiếng các Ngài hát. Trên quãng đường dài, song thân của Mẹ cũng được hưởng một nguồn an ủi thiêng liêng tràn ngập.
Khi tới đền thờ, các ngài cầm tay Mẹ dẫn vào nội điện. Cả ba cùng sốt sáng cầu nguyện, rồi ông bà hiến dâng Mẹ cho Thiên Chúa. Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn mình dứt khoát cho Ngài. Trong ánh sáng huy hoàng tràn ngập đền thờ, Mẹ nghe thấy rõ tiếng Thiên Chúa ưng nhận lễ vật là chính toàn thân Mẹ. Sau khi cầu nguyện, hai ông bà dẫn Mẹ đến giới thiệu với vị Tư Tế. Ngài chúc lành cho Mẹ rồi tất cả đưa Mẹ tới khu nhà giáo dục dành cho nữ giới. Mẹ được các vị Tư Tế ra cầu thang 15 bậc đón Mẹ vào. Vị hướng dẫn Mẹ là một vị Tư Tế có phẩm trật thấp nhất. Ông đặt Mẹ lên bậc cầu thang thứ nhất. Mẹ quay lại qùi xuống, cúi đầu bái tạ song thân và xin cha mẹ ban phép lành. Cha mẹ bùi ngùi nhỏ lệ chúc lành cho Mẹ, sau đó một mình Mẹ quả quyết bước lên bậc thang không quay lại, không rơi lệ, không tỏ cử chỉ ấu trĩ nào, không phàn nàn vì phải rời xa cha mẹ. Trái lại dung mạo Mẹ đều tỏ cử chỉ vui mừng, uy nghi, dịu dàng, làm mọi người sững sờ thán phục. Thượng Tế Simêon đón Mẹ ở đầu nấc thang và trao cho các cô đạo đức việc đào tạo Mẹ. Bà Tiên Tri Anna được Chúa soi dẫn và chỉ định coi sóc Mẹ. Bà thật đức hạnh và thánh thiện, xứng đáng là một mẫu sư trong đền thờ. Ông Simêon không biết gì về mầu nhiệm dấu kín nơi Mẹ cả. Ông chỉ được soi cho biết Mẹ là một nữ nhi thánh thiện thôi. Sống trong đền thờ Mẹ được bà giáo tận tình hướng dẫn, săn sóc và giáo hóa. Mẹ cũng được Chúa tỏ cho rất nhiều ân huệ cao vời. Mẹ tạ ơn Chúa và khấn giữ bốn lời khấn: Khiết tịnh, Thanh bần, Vâng lời và nội vi ở trong đền thờ. Nhưng Chúa chỉ cho phép Mẹ thực hiện hết khả năng tùy hoàn cảnh thôi, ngoại trừ đức Khiết tịnh thì Chúa chấp nhận. Suốt cuộc đời Mẹ giữ tỉ mỉ, nhiệt thành, trung tín chu toàn mọi quyết định.
Hội ý với Thượng Tế Simêon, bà Anna vạch cho Mẹ một luật sống. Mẹ đã xin Chúa cho Mẹ được ơn siêu thoát khỏi mọi thụ tạo và cả chính mình để chỉ sống trong tình yêu Chúa, nên Mẹ rất hân hoan đón nhận sự chỉ dạy của mẫu sư Anna. Luật đó là phải hết lòng phụng sự Chúa và ham mê thực hành các nhân đức và mau mắn tuân phục. Mẹ cúi đầu vâng ý Thầy Thượng Tế và bà giáo Anna.
Từ đó Mẹ hòa mình vào nếp sống với chị em, mặc dù quan điểm của Mẹ cao vượt hơn. Mẹ biết rằng vâng phục không lý luận bao giờ cũng tốt hơn theo tư kiến, dù là tư kiến tốt, vì Chúa đã sống và dạy các ngài làm. Bà Anna cũng vạch cho Mẹ một chương trình sống, là hết sức nhiệt thành tham dự các giờ tán dương Thiên Chúa, cầu nguyện cho đền thờ và dân riêng của Chúa, cho Đấng Cứu Chuộc mau đến. Buổi tối đi ngủ lúc 8 giờ. Sáng thức dậy sớm cầu nguyện đến 9 giờ. Từ đó tới chiều làm việc thủ công và đọc sách. Mẹ cũng rất tiết độ khi ăn khi ngủ. Mẹ dùng thì giờ rất khéo và khít khao. Thời giờ Mẹ dùng nhiều nhất là đọc và học Thánh Kinh. Mẹ am tường ý nghĩa nhập thể, nhờ có trí thức Chúa ban dư tràn đến nỗi có thể giải thích về mầu nhiệm ấy với các Thiên Thần. Mẹ hiểu hết nhưng bề ngoài Mẹ vẫn học hỏi như không biết gì. Mẹ lớn dần về tuổi và ân sủng trước mặt Chúa và loài người. Mẹ cũng rất khiêm nhường không bao giờ tỏ cho loài người biết những ơn lạ lùng Mẹ được. Mẹ giữ kín đáo các ơn ấy.
11. Những thử thách trong đền thờ:
Để đón nhận được những đau khổ mà nên hoàn thiện, Mẹ đã thật quả cảm, cái quả cảm vượt trên cả các Thánh Tử Đạo chỉ vì mến Chúa. Cơn đau khổ đầu tiên Chúa dành cho Mẹ, là Chúa cho Mẹ biết thân phụ Mẹ đã đến ngày mãn phần. Ngài sẽ xuống ngục Tổ Tông cùng với các thánh khác.
Nỗi phần đau khổ hơn thế nữa, là Chúa không cho Mẹ thấy Ngài và cả các Thiên Thần nữa. Mẹ rơi vào đêm tối tăm và lòng Mẹ phiền não, cay đắng vì khuất mặt Chúa. Mẹ cũng than thở với các Thiên Thần và các thụ tạo nữa. Thực thế không thể có nỗi khổ nào sánh bằng nỗi đau khổ Mẹ phải chịu. Chưa hết, Chúa quan phòng còn chuẩn bị cho Mẹ mạnh mẽ hơn nữa để chiến thắng mặt trận do rắn xà hỏa ngục bày ra: Dâm dật, giả hình, kiêu ngạo, ghen ghét.... và mọi hình thức nó cám dỗ loài người nó dành đổ vào Mẹ. Nhưng Mẹ cũng cứ một mực cậy trông vào sự che chở của Chúa.
Ma quỷ cũng nhóm lên trong lòng các chị em đồng tu ngọn lửa căm hờn, ganh ghét, hành hạ, buông những lời nặng nhẹ chê bai, xoi mói, xỉa xói chua cay và buộc tội Mẹ để gây xáo trộn là kẻ giả hình, đưa điều, báo cáo, ton hót với Bề Trên và coi Mẹ như một con quỷ con. Phần Mẹ đối với họ vẫn nhu mì thực hiện đức ái tới mức anh hùng lạ thường, lấy ơn trả oán, chúc phúc thay nguyền rủa, cầu nguyện thay xỉ báng, yêu thương thay hận thù. Công đức Mẹ lập khi đó vượt xa trên công đức của các Luyến Thần nồng mến nhất. Điều đau khổ nhất phải nói là vắng mặt Chúa 8 ngày trước khi thân phụ Mẹ giã thế đứa con 3 tuổi rưỡi, cho tới khi Mẹ lên 12 tuổi, tức là tới khi thân mẫu của Mẹ qua đời, tính ra là 10 năm.
12. Chịu tang trong đền thờ:
Mẹ rất bình thản và nhẫn nại khi được tin thân phụ Mẹ qua đời, nhưng tình yêu cha mẹ là món nợ tự nhiên, nên trong sâu thẳm tâm hồn Mẹ cũng cảm thấy một niềm xót đau. Để trả món nợ vừa siêu nhiên vừa ân sủng ấy, Mẹ đã sốt sắng cầu xin Chúa cho cha già được yên nghỉ và Mẹ dâng mình chịu hết mọi đau khổ trong đời để cầu cho cha già. Thiên Chúa vui nhận và báo cho Mẹ biết giờ lâm chung của cha trước 8 ngày. Lúc ấy Mẹ ra lệnh cho các Thiên Thần đến giúp cha già trước giờ tắt thở.
Tới khi lên 12 tuổi, Mẹ lại được Thiên Thần báo tin thân mẫu của Mẹ sắp qua đời. Mẹ sấp mình trước nhan thánh Chúa mà cầu nguyện cho thân mẫu được nghỉ yên an lành. Thiên Chúa cho các Thiên Thần đưa Mẹ đến bên giường thân mẫu, để Mẹ dọn lòng cho bà thêm can đảm và tin tưởng đón nhận cái chết. Bà dựa lưng trên cánh tay Mẹ và trút linh hồn trong Chúa và được vào ngục Tổ Tông cùng các thánh. Xong chuyện, Mẹ trở về đền thờ và cảm tạ Chúa vì sự lo toan Chúa dành cho Mẹ.
13. Kết mối lương duyên:
Khi được 13 tuổi rưỡi, Mẹ đã phát triển đầy đặn cả về thân xác lẫn tâm hồn, nhân đức và công nghiệp. Trong một thị kiến, Thiên Chúa ban bố một mệnh lệnh làm cho lòng Mẹ tràn ngập bỡ ngỡ và đau đớn. Mệnh lệnh đó là "Mẹ sẽ phải tìm một bạn đường cho cuộc đời mình". Đối với Mẹ, đó là một đau đớn hơn cả Abraham được lệnh giết con mình, vì Mẹ khăng khít với đức khiết trinh hơn Tổ Phụ Abraham khăng khít với con Isaac. Mặc dầu xao xuyến buồn sầu, nhưng Mẹ cũng quyết định vâng ý Chúa, một hành vi tuân phục anh hùng nhất đời Mẹ từ trước tới giờ. Chúa Cha an ủi Mẹ, Ngài nói :"Cách thế nào hợp ý con, Cha sẽ liệu cho con. Cứ an lòng và nhẫn nại mới làm vui lòng Cha".
Chúa lại báo mộng cho Thượng Tế Simêon và truyền cho ông phải tìm cho Mẹ một người bạn trăm năm, mặc dù không phải ý muốn của Mẹ. Ông Simêon bàn với các Thượng Tế, tìm một người trong hoàng tộc David theo qui định luật và xin Chúa ban một dấu để biết Chúa chọn người nào. Các vị chỉ định ngày triệu tập thanh niên thuộc dòng David đang ở Giêrusalem đến đền thánh để các ông chọn lựa. Vào đúng ngày đó Mẹ được chẵn 14 tuổi. Trước những ngày tuyển chọn, Mẹ đẫm lệ xin Chúa chu toàn thánh ý Ngài. Chúa cũng hiện ra an ủi Mẹ : "Con không bao giờ thiếu ơn Cha bảo trợ".
Thời gian thấm thoát qua đi, đã đến ngày chỉ định, ở Giêrusalem có nhiều thanh niên thuộc dòng tộc David, cùng huyết thống với Mẹ, họ được triệu tập đến đền thờ. Trong bọn họ có một thanh niên nghèo, quê ở Nazareth, vì gia cảnh sa sút nên đến cư ngụ tại Giêrusalem, tên là Giuse, bà con gần với Mẹ. Giuse lên 12 tuổi đã khấn giữ khiết trinh trọn đời. Lúc này Giuse được 33 tuổi, vẻ mặt tuấn tú, lộ vẻ đức hạnh vô song. Chàng sống rất đẹp lòng Thiên Chúa và nhân loại, vì thế chàng được biệt triệu đến dự họp, dù chàng không có ý định lập gia đình, nhưng vì lệnh Tư Tế, chàng phải đến thôi. Mọi người cùng Tư Tế cầu nguyện. Lúc ấy Chúa soi sáng cho Tư Tế bảo họ đem đến mỗi người một cây khô, để cầu xin Chúa tỏ ý Ngài chọn ai. Biết Mẹ có duyên sắc và đức độ tuyệt vời, nên ai cũng muốn sánh đôi cùng Mẹ, chỉ có Giuse là chẳng ước mộng gì và cũng tin mình chẳng xứng duyên được với Mẹ, chàng thầm tuyên lại lời khấn và phó mình mặc ý Chúa.
Trong lúc mọi người cầu nguyện, cành cây khô của Giuse nở hoa và một con chim bồ câu bay đến đậu trên đầu người. Đồng thời có tiếng từ trời phán: "Hỡi Giuse tôi tớ của Ta, Maria là bạn đời của con. Hãy thận trọng nhận lấy vì Maria có đức thanh tịnh vẹn toàn. Con hãy làm hết những gì Maria sẽ nói với con". Trước cảnh lạ thường đó, các Tư Tế nhìn nhận ra ý Chúa, là Giuse chính là người hôn phu Chúa chọn cho Mẹ. Các ngài làm lễ phối hợp cho Mẹ và Giuse, một vị thánh thanh tịnh, thánh thiện nhất mà Mẹ kính phục. Sau đó Mẹ tạ ơn các Tư Tế và bà giáo Anna, xin các ngài chúc lành, rồi cùng Thánh Giuse trở về Nazareth nơi quê hương, nơi gia tài cha mẹ để lại cho. Sau những thủ tục cheo cưới, những cuộc thăm hỏi chúc mừng và tiệc cưới thanh đạm, Mẹ và Thánh Giuse qua những ngày đầu tiên đoàn tụ.
Theo thông tục Do Thái, những ngày đầu tiên này đôi bạn cùng nhau cầu nguyện và bày tỏ cho nhau những ý nguyện, để cuộc sống tương lai hòa hợp trong hạnh phúc. Thánh Giuse bày tỏ cho Mẹ hay Ngài tạ ơn Chúa đã cho Ngài được kết duyên cùng Mẹ, một trinh nữ chính trung của Thiên Chúa để phục vụ. Ngài chỉ xin Mẹ được giữ lời đã khấn hứa cùng Chúa, giữ mình thanh tịnh từ lúc 12 tuổi. Mẹ rất vui mừng tạ ơn Chúa, khi nghe Ngài tiết lộ điều ấy. Mẹ cũng thưa cùng thánh Giuse rằng: "Phần tôi, tôi mắc nợ cùng Chúa hơn hết mọi thụ tạo. Ngài đã bạn cho tôi nhiều ơn gấp muôn ngàn lần hơn các thụ tạo, từ thơ ấu, Ngài đã soi sáng và nung nấu tâm hồn tôi. Để thuộc trọn về Ngài, tôi đã khấn sống khiết tịnh trọn đời, tận hiến mình cho Chúa. Tôi nguyền chung thủy thuộc trọn về Ngài mãi mãi. Tôi muốn xin Thầy giúp tôi giữ trọn lời khấn xin này, còn mọi điều khác tôi xin làm nữ tỳ trung thành với Thày".
Thấy Mẹ nói thế, Thánh Giuse rất hoan hỷ thỏa dạ. Cả hai được Chúa đổ xuống muôn ơn an ủi khôn tả. Từ đó Mẹ và Thánh Giuse hợp nhất tâm tình, tiến cao hơn mãi trong niềm mến yêu Chúa. Mẹ và Thánh Giuse đồng ý chia gia sản của tổ tiên làm ba phần, một dâng vào đền thờ, một tặng cho người nghèo và một giữ lại làm kế sinh nhai. Giuse quản lý chút gia sản đó, còn Mẹ lãnh nhận nhiệm vụ nội trợ và giữ việc bố thí cho người nghèo. Cứ thế từ ngày thành hôn (8 tháng 9), Mẹ cùng thánh Giuse hằng sẵn sàng đi vào đường thánh thiện và vâng phục ý Chúa, để thể hiện trong cuộc sống gia đình có Chúa hướng dẫn.
Bấm vào xem phần 2 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=13356)
Lược chuyện cuộc đời Đức Mẹ
(Theo Bà Đáng Kính Maria Agrêđa Mẹ Bề Trên Dòng Thánh Nữ Clara)
Imprimatur :
Ninh Phú, die 1 Octobris 1882
+ Paulus Fr. Episc Mauricastrensis
Vic. Apost. Tunquini Occidentalis
Cha H. Azemar dịch theo lời Đức Mẹ truyền cho Bà Maria D'Agreda.
In tại Địa Phận Tây Đàng Ngoài
Lái Thiêu tháng 5 năm 1882.
1. Lời mở đầu:
Lược chuyện Cuộc đời Đức Mẹ là bản tóm lược những chi tiết quan trọng về câu chuyện ký sự của Đức Mẹ đã được Mẹ đáng kính Bề Trên Dòng thánh nữ Clara viết lại theo sự mạc khải của Đức Mẹ, vì cuộc đời Đức Mẹ kể như bị che khuất quá nhiều. Ngay cả Phúc Âm cũng nói rất ít về Mẹ. Ngoài một vài chi tiết quá gọn ghẽ, ít ỏi, liên quan đến cuộc đời Chúa Giêsu. Còn việc sinh ra bao giờ và ly trần cách nào cũng không được biết, giữa lúc con cái Mẹ luôn khát khao được biết về cuộc đời của Mẹ, để mến yêu Mẹ hơn.
Vì thế vào thế kỷ thứ 17, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phép tỏ tất cả cuộc đời của Mẹ trong một cuộc mạc khải tư, cho bà đáng kính Maria Agrêđa thuộc đan viện Dòng thánh nữ Clara để bà viết lại cho mọi người được biết.
2. Những lời phê chuẩn của Giáo Quyền:
1. Đức Giám Mục Ratisbon phê chuẩn: "Chúng tôi hoan hỷ ký chuẩn ấn cho bản dịch "Mistica Ciudad de Dios" của Nữ tu Maria Đệ Giêsu từ nguyên bản tiếng Tây Ban Nha và khuyến khích đọc sách này, tác phẩm này chắc chắn sẽ soi sáng mọi người đọc và là cơ hội cho những ân sủng thiêng liêng lớn lao." ( Ignatius, Giám Mục Ratisbon, ngày 29 tháng 9 năm 1885).
2. Đức Tổng Giám Mục Salzburg phê chuẩn: "Theo những Sắc Chỉ của Đức Giáo Hoàng Innocent XI và Clement XI các tín hữu có thể đọc tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" mà tác giả là nữ tu Maria đệ Giêsu thành Agreda".
"Một số lời phê chuẩn ấn, khuyến cáo của các đại học Toulouse, Salamanca, Alcala, Louvain, và vô số thành viên danh tiếng thuộc nhiều dòng tu khác nhau, đều đồng thanh tán tụng tác phẩm nói trên. Đức Hồng Y uyên bác đạo đức D'Aguirre đã coi tất cả mọi học hỏi trong 50 năm trước trong cuộc đời ngài có kết quả hết sức nhỏ nhoi so với các học thuyết tìm thấy trong sách này, mọi thứ đều phù hợp với Thánh Kinh, với các Đức Thánh Cha và các Hội Đồng Giáo Hội. Cha Emery, Bề Trên Cả đáng kính tu hội St .Pulpice, nói thêm: "Chỉ từ khi tôi đọc các mạc khải do Mẹ Bề Trên Maria đệ Agrêda viết, tôi mới biết được Chúa Giêsu và Đức Hiền Mẫu rất Thánh của Chúa cách rõ ràng."
"Vì thế, chúng tôi không ngần ngại phê Chuẩn Ấn cho "Mistica Ciudad de Dios" và ước mong giới thiệu sách này với các tín hữu, đặc biệt là với hàng Giáo sĩ." ( Franz Albert, Tổng Giám Mục Tòa Tổng Giám Mục Salzburg. Ngày 12 tháng 9 năm 1885.)
3. Đức Giám Mục Tarazona phê chuẩn: "Chúng tôi, Tiến Sĩ James Ozoidi y Udave, Giám Mục Tarazona... Chính chúng tôi duyệt lại phần lớn bản thảo, được dùng làm bản chính ấn bản mới tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" sắp được các nữ tu tại tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Agreda ấn hành. Thể theo lời chúng tôi yêu cầu, linh mục Don Eduarda Royo, tuyên úy và cha giải tội tại tu viện Đức Mẹ Vô Nhiễm tại Agreda, đã cẩn thận và cặn kẽ so sánh ấn bản này với bản viết tay được minh chứng là nguyên tác xác thực hiện nay lưu trữ tại tu viện nói trên.
Vì thế bây giờ chúng tôi chứng thực rằng ấn bản hiện nay của tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios" với một vài sửa đổi chính tả, hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc do Mẹ Bề Trên Đáng Kính Maria đệ Giêsu thành Agreda. (Giacôbê, Giám Mục Tarazoma. Ngày 7 tháng 4 năm 1911).
4. Đức Giám Mục Aleding chuẩn ấn: "Tôi vui lòng cấp "Chuẩn Ấn" cho bản dịch Anh Ngữ tác phẩm "Mistica Ciudad de Dios." Cầu chúc cha (George J.Blatter) mọi ơn lành." (H.J. Alerding, Giám Mục Fort Wayne. Rome City, ngày 24 tháng 8 năm 1912).
3. Bà đáng kính Maria Agrêda:
Sinh ngày 2 tháng 4 năm 1602 tại thị trấn Agrêda nước Tây Ban Nha. Ông thân sinh là Phanxicô Coronel và bà Catarina Arana, cả hai cùng thuộc dòng quí tộc. Hai ông bà sinh được 11 người con, nhưng 7 người đã mất sớm. Về sau, cả gia đình đều dâng mình cho Chúa: Cha và hai con trai vào Dòng Anh Em Hèn Mọn. Mẹ và hai con gái biến nhà mình thành một đan viện theo luật Dòng Thánh Nữ Clara.
Maria Agrêđa từ nhỏ đã sống tốt lành như một thiên thần. Từ lúc 11 tuổi bà đã được hưởng nhiều ơn lạ siêu nhiên. Năm 25 tuổi bà được đặt làm bề trên đan viện mới lập tại nhà mình. Bà không dám nhận, nhưng Đức Mẹ đã hiện đến an ủi và Đức Mẹ tự nhận làm bề trên thay cho bà. Từ đó, Mẹ ban nhiều ơn cho bà và tỏ cho bà biết tất cả các mầu nhiệm về cuộc đời của Mẹ. Mẹ đã dục bà viết lại những gì bà đã thấy về cuộc đời Mẹ, nhưng bà thấy mình dốt nát không dám viết. Năm 1637 bà đã vâng lời Đức Mẹ và các bề trên để viết ra. Viết xong chuyện được tâu lên Hoàng Đế Philip thứ IV, ngài là vị vua rất đạo đức nên đã đặt bà làm cố vấn qua các thư tín. Nhà vua cho sao lại một bản và trả lại bản chính cho bà. Bản chính này đã được đốt đi cùng với nhiều bút tích khác theo lệnh cha giải tội đến hướng dẫn bà thay cho cha giải tội thường xuyên của bà và các bề trên lại ra lệnh cho bà phải viết lại. Vâng lời bề trên bà làm công việc này thật cam gô đến nỗi chính Chúa Giêsu và Mẹ Maria phải đích thân hiện đến can thiệp. Ngày mùng 6 tháng 5 năm 1660, bà viết xong hạnh tích Mẹ Maria lần thứ hai. Bà đặt tên là La Mistica Ciudad De Dios: Thần Đô Huyền Nhiệm. Bà đệ lên bề trên để thẩm xét.
Năm năm sau, ngày 24 tháng 5 năm 1665, bà từ trần, thọ 63 tuổi. Bà đã được Giáo Hội tôn phong lên bậc Đáng Kính. Sách được phát hành năm 1670. Tuy có đôi lần bị cấm đoán (năm 1680, 1704) nhưng đến thời Đức Giáo Hoàng Piô 12, ngày 11 tháng 10 năm 1954 lại xác nhận sách có giá trị về tu đức và giáo hóa.
4. Maria trong ơn tiền định:
Ngay trong bóng tối dày đặc của tội lỗi, Thiên Chúa xét đã tới lúc thắp sáng ngọn đuốc rất sáng, báo tin mặt trời công chính sẽ mọc. Hai ngọn đuốc đó là Thánh Gioakim và Thánh Nữ Anna.
Gioakim sinh trưởng tại Nazareth, Ngài là người nhu mì, trong sạch, đầy nhiệt tâm và Thánh thiện. Được ánh sáng siêu nhiên soi chiếu, Ngài thâm hiểu mầu nhiệm trong Thánh Kinh. Ngài thiết tha liên lỉ nài xin Thiên Chúa cho Đấng Cứu Thế đã hứa mau đến.
Thánh Nữ Anna sinh trú tại Belem, từ nhỏ bà đã có một đức thanh tịnh, đức khiêm nhu, một nền đạo đức và một vẻ đẹp hoàn toàn xuất chúng. Đức tin, đức cậy, đức mến của bà thật vô song. Vì thế bà được kể vào số những vị cao niên nhất trong các thánh thời Cựu Ước. Bà sống đời chiêm niệm tuyệt vời. Bà không ngừng cầu xin cho bà một người bạn trăm năm tốt lành để cùng phụng sự Chúa. Thiên Chúa đã duyên kết Gioakim và Anna nên một và quyết định cho các ngài sinh ra Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể.
5. Maria được tác sinh:
Chúa tỏ thánh lệnh ấy cho các Thiên Thần, các Ngài liền ca vang chúc tụng Mẹ Thiên Chúa. Và để thi hành thánh lệnh ấy, Tổng Thần Gabriel được trao sứ mệnh đến báo tin cho hai vị thánh đang cư ngụ tại Nazareth, để báo tin ông bà sẽ sinh một người con và đặt tên là Maria. Niềm vui tràn ngập tâm hồn, Cả hai ông bà đều sung sướng lên đền thờ tạ ơn Thiên Chúa. Thiên Chúa đặc biệt đổ tràn những ân huệ cao quí nhất cho bà Anna, để chuẩn bị cho Maria một người mẹ hết niềm tôn kính, yêu mến và tán tụng xứng với Mẹ của Con Chúa Chí Thánh sau này.
6. Maria vô nhiễm từ đầu thai:
Theo cách nói của loài người thì khi mọi sự đã sẵn sàng, Thiên Chúa đã thực hiện việc sáng tạo Mẹ Ngôi Lời Nhập Thể, một người Mẹ đầy kỳ công do quyền năng vô song của Thiên Chúa, một người nữ thánh thiện tràn trề sự trọn lành mà quỉ hỏa ngục cũng không thể làm gì được.
Xác thể Đức Mẹ được hình thành vào ngày Chúa Nhật, tương ứng với ngày đầu tiên trong cuộc sáng tạo. Thể xác Mẹ tiếp nhận đầy ân sủng, nên rất trọn vẹn và rất siêu nhiên, đến nỗi không một thể xác con người nào được toàn vẹn đến thế. Ngày Thứ Bảy kế tiếp đó, là ngày chung kết việc tạo dựng, Thiên Chúa tạo nên linh hồn Đức Mẹ. Thiên Chúa Ba Ngôi đã nói: "Ta sáng tạo Maria giống hình ảnh Ta và làm cho Maria nên Nữ Tỳ, nên Hiền Thê thật của Ta, để Maria xứng đáng làm Mẹ Con duy nhất của Cha Hằng Hữu". Lúc đó Thánh nữ Anna chìm sâu vào cơn xuất thần tuyệt vời. Bà tiếp nhận ánh sáng linh động, hiểu được mầu nhiệm rất sâu xa. Phần Maria, Mẹ được hưởng ơn nhìn thấy Thần Tính Thiên Chúa, một thị kiến cao hơn tất cả các thị kiến, các mạc khải các Thánh được, chỉ trừ có phúc thấy Chúa trên thiên đàng.
Maria vì thế không những không có tội nguyên tổ, mà linh hồn Mẹ còn rực rỡ với nguồn ơn cao cả, mà Thiên Chúa ban riêng cho tới mức độ tuyệt vời, đến nỗi hết các nhân đức của các bậc thần thánh hợp lại cũng không sánh bằng. Trí năng và linh hồn của Mẹ hầu như vô cùng. Mẹ thấu hiểu hết các mầu nhiệm về Chúa Ba Ngôi, về ơn nhập thể và cứu chuộc, về mọi sự siêu nhiên và tự nhiên. Tâm hồn Mẹ được trang điểm bằng những ơn Thánh Linh và các nhân đức tới mức độ hoàn toàn lạ lùng.
7. Quãng đời thai nhi:
Mẹ được nhìn thấy Thiên Chúa cách thiêng liêng từ khi đầu thai, nên Mẹ đã chiêm ngắm Hữu Thể Thiên Chúa cách tỏ tường, và tâm hồn Mẹ cháy lên niềm mến yêu Thiên Chúa. Mẹ không hề ngừng thờ lạy Thiên Chúa.
Vào áp ngày sinh ra, Thiên Chúa đã cho Mẹ biết đã đến lúc xuất hiện trên trần gian. Mẹ hoàn toàn vâng phục thánh ý Chúa và thưa rằng: "Lạy Chúa uy linh cao cả, chủ quyền tuyệt đối trên con, con chỉ là hư vô Chúa làm cho nên hiện hữu, đã cho con đầy ân sủng, Chúa cho con sinh ra và cư ngụ giữa loài người, xin cho con được trọn ý Chúa."
Về phần thân mẫu Mẹ, Chúa cũng cho bà được nên người thiêng liêng hoàn toàn, nhưng cũng để cho bà chịu một ít phiền não, để che mắt bọn quỉ Satan, để chúng không thể biết được kho tàng bà đang cưu mang trong lòng. Các Thiên Thần cũng gìn giữ bà và giúp bà bình thản chờ đợi giờ hạnh phúc được nhìn ngắm người con chí ái chào đời.
8. Sinh vào trần thế:
Đến ngày 8 tháng 9, bà Anna biết mình sắp sinh ái nữ, bà sấp mình cầu xin Chúa chúc lành cho mình. Bà được ơn gìn giữ khỏi những cơn đau thông thường nơi các bà mẹ sinh con, nên bà dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Các Thiên Thần hầu cận Mẹ hát lên những khúc ca thiên đàng. Mẹ xinh đẹp nằm gọn trên tay thân mẫu mình. Mẹ xin các Thiên Thần ca tụng Chúa với Mẹ và nhân danh Mẹ. Tổng Thần Gabriel được sai đến ngục Tổ Tông, để báo cho các Thánh tin Mẹ Chúa Cứu Thế đã sinh ra, một tin mừng làm cho các ngài hoan hỷ và tri ân vô ngần.
Thiên Chúa lại sai các Thiên Thần rước Mẹ về trời, trước ngai uy linh Thiên Chúa, Mẹ sấp mình thờ lạy Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngôi Lời nâng Mẹ dậy và đặt ngồi bên hữu mình. Mẹ lãnh nhận nhiều mạc khải mới và lòng Mẹ bừng lên niềm vinh quang. Mẹ xin Chúa mau thi hành ơn nhập thể để cứu độ trần gian. Thiên Chúa đoan quyết với Mẹ là sắp được thực hiện. Thiên Chúa còn cho các Thiên Thần biết, Chúa rất hài lòng về danh hiệu Maria và Giêsu mà từ ngàn đời Ngài đã thỏa lòng.
Tám ngày sau, cha mẹ đặt tên cho con trẻ là Maria, tên mà Thiên Chúa đã dành cho Mẹ. Các Thiên Thần ca lên những khúc hát tuyệt vời mà chỉ hai mẹ con bà Anna được thưởng thức.
9. Cuộc sống ba năm đầu:
Theo luật Lêvi, 60 ngày con gái mới sinh phải đem vào đền thờ dâng cho Chúa như lời bà đã hứa, với của lễ là một con chiên một tuổi và một con chim gáy. Thân mẫu Anna vâng theo lề luật dạy đã sung sướng dâng Mẹ cho Thiên Chúa, người con mà Chúa đã ban cho bà.
Nhìn đền thờ uy nghiêm, Mẹ muốn hôn kính đền thờ rồi tự tâm hồn Mẹ cầu nguyện: "Lạy Thiên Chúa đáng muôn loài chúc tụng, trong đền thờ này, con tán dương Chúa và cảm tạ lòng khoan dung Chúa, đã ban cho con hạnh phúc nhìn thấy đền thờ nơi Cha Ông con đã từng tôn kính Chúa. Xin đoái thương nhận con vào, hầu con được phụng sự Chúa tại đây".
Khi nhìn thấy những việc lạ lùng, Luxiphe muốn hiểu ra bí mật, nhưng Thiên Chúa đã dấu kín, chỉ cho biết những việc bề ngoài, để chúng yên lòng, mặc dầu hai mẹ con có thánh thiện hơn những người khác. Khi các nghi lễ đã xong, hai mẹ con hoan hỉ trở về Nazareth. Ở đây, Mẹ được nuôi dưỡng như các trẻ đương thời. Mẹ rất ngoan và gây nhiều thiện cảm, nhưng cũng rất oai nghi buộc ai đến gần phải tôn kính. Mẹ cũng hay khóc nhưng là khóc thương tội lỗi trần gian và nài xin Đấng Cứu Chuộc mau đến. Nơi Mẹ không có chút gì là con nít, nhưng Mẹ cũng để cho thân mẫu nựng chiều. Mẹ liên lỉ cầu nguyện cùng Chúa, dù cả trong giấc ngủ cũng không gián đoạn, vì trí năng có thể hoạt động không cần giác quan giúp đỡ.
Với song thân, Mẹ tỏ hết tâm tình của một người con. Đôi khi Mẹ cầm tay cha mẹ mà hôn kính, trân trọng thiệt tình. Suốt đời Mẹ cư xử như thế, không bao giờ tỏ ra một chút bất bình.
Tuổi thơ của Mẹ cứ thế qua đi trong những cuộc truyện vãn thánh thiện hoặc với các Thiên Thần hoặc với chính Thiên Chúa. Những đặc ân ấy không hề làm cho Mẹ kiêu căng, song lại tăng thêm đức khiêm nhường của Mẹ. Mẹ tin thật Mẹ là cuối rốt trong mọi loài thụ tạo, mặc dù Mẹ là Nữ Vương, là Chủ Mẫu vũ trụ.
Sau 18 tháng Mẹ mới bắt đầu nói. Trước khi nói với loài người, Mẹ được Thiên Chúa dạy cho cầu nguyện mỗi ngày nhiều lần, để Con Chúa mau nhập thể. Mẹ cũng nói với song thân và cám ơn các ngài đã cho Mẹ một thân xác sống giữa trần ai. Ông bà rất sung sướng khi thấy con cất tiếng lần đầu và thấy những bước đầu tiên Mẹ đi một mình.
Trong 18 tháng kế tiếp, nghĩa là cho tới khi Mẹ lên 3 tuổi, Mẹ nói rất ít. Mẹ khôn ngoan vượt trên các con cháu Adong, nhưng khi đó Mẹ lại rất khiêm tốn, ngoan ngoãn hỏi han thân mẫu nhiều điều để học hỏi. Mẹ thích làm những việc thấp hèn nhất trong nhà, nhưng chẳng ai nỡ để Mẹ làm. Vì thế, lúc có một mình Mẹ cố gắng ra sức làm việc. Vì sức Mẹ chưa làm nổi nên các Thiên Thần thường giúp Mẹ làm để Mẹ thỏa chí và thêm phần thưởng khiêm nhu.
Khi đã trọn hai tuổi, Mẹ bắt đầu thi hành việc bác ái với người nghèo. Mẹ xin thân mẫu cho của này vật nọ để đem đi bố thí. Mẹ thường nói trong lòng: "Tôi không đáng có thì lại có, nên tôi mắc nợ người anh em này vì họ không có gì".
Thời gian trôi qua, Mẹ cảm thấy hạnh phúc vì khám phá ra nơi mình nhiều điều kỳ diệu Chúa thương ban cho, còn thân mẫu Anna thì đau lòng khi nghĩ đến ngày sắp phải lìa con theo lời đã hứa. Bà buồn có thể đến chết đi được, nếu Chúa không giúp sức cho. Vì thế 6 tháng trước khi chẵn ba tuổi, Mẹ đã năng nhắc đến để chuẩn bị tâm hồn thân mẫu cho ngày biệt ly và giúp bà nguôi buồn.
Ít ngày trước khi trọn 3 tuổi, Mẹ được Chúa tỏ cho xem thấy Ngài trong một lần thị kiến, Ngài cho Mẹ biết đã gần đến giờ Mẹ được tận hiến cho Ngài trong đền thờ. Lòng đầy hoan hỉ và tri ân, Mẹ thưa lên: "Lạy Chúa cao cả của Tổ Phụ con, tự con chẳng xứng đáng, nhưng Chúa đã vô cùng nhân từ nhìn đến một nữ tì thấp hèn ti tiện này. Bởi đâu con được ơn trọng, là được nhận vào nhà Chúa để phụng sự Chúa, trong khi con chỉ đáng bỏ quên trong một xó rất khốn nạn trên trần gian. Chúa thương ban cho con vinh dự này, thì xin Chúa hướng lòng cha mẹ con thực thi ý Chúa".
Nhận lời Mẹ xin, Chúa đã soi sáng cho song thân Mẹ thực hiện lời hứa và thêm ơn can đảm để ông bà bớt đau đớn khi phải lìa biệt Mẹ, một niềm an ủi dịu ngọt trong lúc tuổi già.
10. Dâng con trong đền thờ:
Trong ý định của Thiên Chúa, Chúa đã quan phòng cho Mẹ một cách khôn khéo là không để cho mấy ai biết đến Mẹ là Mẹ Thiên Chúa khi còn tại thế. Bởi thế, trước mặt người đời việc Mẹ dâng mình trong đền thờ chẳng có gì đáng trọng, đáng chú ý.
Song thân từ Nazareth đưa Mẹ lên đền thờ Giêrusalem với mấy người thân thuộc đơn sơ, không ồn ào, không long trọng, nhưng có đoàn Thiên Thần hộ tống theo hầu. Các Ngài vừa đi vừa hát những khúc ca tán tụng Thiên Chúa, nhưng chỉ mình Mẹ nhìn thấy và nghe thấy tiếng các Ngài hát. Trên quãng đường dài, song thân của Mẹ cũng được hưởng một nguồn an ủi thiêng liêng tràn ngập.
Khi tới đền thờ, các ngài cầm tay Mẹ dẫn vào nội điện. Cả ba cùng sốt sáng cầu nguyện, rồi ông bà hiến dâng Mẹ cho Thiên Chúa. Mẹ cũng tự hiến dâng trọn vẹn mình dứt khoát cho Ngài. Trong ánh sáng huy hoàng tràn ngập đền thờ, Mẹ nghe thấy rõ tiếng Thiên Chúa ưng nhận lễ vật là chính toàn thân Mẹ. Sau khi cầu nguyện, hai ông bà dẫn Mẹ đến giới thiệu với vị Tư Tế. Ngài chúc lành cho Mẹ rồi tất cả đưa Mẹ tới khu nhà giáo dục dành cho nữ giới. Mẹ được các vị Tư Tế ra cầu thang 15 bậc đón Mẹ vào. Vị hướng dẫn Mẹ là một vị Tư Tế có phẩm trật thấp nhất. Ông đặt Mẹ lên bậc cầu thang thứ nhất. Mẹ quay lại qùi xuống, cúi đầu bái tạ song thân và xin cha mẹ ban phép lành. Cha mẹ bùi ngùi nhỏ lệ chúc lành cho Mẹ, sau đó một mình Mẹ quả quyết bước lên bậc thang không quay lại, không rơi lệ, không tỏ cử chỉ ấu trĩ nào, không phàn nàn vì phải rời xa cha mẹ. Trái lại dung mạo Mẹ đều tỏ cử chỉ vui mừng, uy nghi, dịu dàng, làm mọi người sững sờ thán phục. Thượng Tế Simêon đón Mẹ ở đầu nấc thang và trao cho các cô đạo đức việc đào tạo Mẹ. Bà Tiên Tri Anna được Chúa soi dẫn và chỉ định coi sóc Mẹ. Bà thật đức hạnh và thánh thiện, xứng đáng là một mẫu sư trong đền thờ. Ông Simêon không biết gì về mầu nhiệm dấu kín nơi Mẹ cả. Ông chỉ được soi cho biết Mẹ là một nữ nhi thánh thiện thôi. Sống trong đền thờ Mẹ được bà giáo tận tình hướng dẫn, săn sóc và giáo hóa. Mẹ cũng được Chúa tỏ cho rất nhiều ân huệ cao vời. Mẹ tạ ơn Chúa và khấn giữ bốn lời khấn: Khiết tịnh, Thanh bần, Vâng lời và nội vi ở trong đền thờ. Nhưng Chúa chỉ cho phép Mẹ thực hiện hết khả năng tùy hoàn cảnh thôi, ngoại trừ đức Khiết tịnh thì Chúa chấp nhận. Suốt cuộc đời Mẹ giữ tỉ mỉ, nhiệt thành, trung tín chu toàn mọi quyết định.
Hội ý với Thượng Tế Simêon, bà Anna vạch cho Mẹ một luật sống. Mẹ đã xin Chúa cho Mẹ được ơn siêu thoát khỏi mọi thụ tạo và cả chính mình để chỉ sống trong tình yêu Chúa, nên Mẹ rất hân hoan đón nhận sự chỉ dạy của mẫu sư Anna. Luật đó là phải hết lòng phụng sự Chúa và ham mê thực hành các nhân đức và mau mắn tuân phục. Mẹ cúi đầu vâng ý Thầy Thượng Tế và bà giáo Anna.
Từ đó Mẹ hòa mình vào nếp sống với chị em, mặc dù quan điểm của Mẹ cao vượt hơn. Mẹ biết rằng vâng phục không lý luận bao giờ cũng tốt hơn theo tư kiến, dù là tư kiến tốt, vì Chúa đã sống và dạy các ngài làm. Bà Anna cũng vạch cho Mẹ một chương trình sống, là hết sức nhiệt thành tham dự các giờ tán dương Thiên Chúa, cầu nguyện cho đền thờ và dân riêng của Chúa, cho Đấng Cứu Chuộc mau đến. Buổi tối đi ngủ lúc 8 giờ. Sáng thức dậy sớm cầu nguyện đến 9 giờ. Từ đó tới chiều làm việc thủ công và đọc sách. Mẹ cũng rất tiết độ khi ăn khi ngủ. Mẹ dùng thì giờ rất khéo và khít khao. Thời giờ Mẹ dùng nhiều nhất là đọc và học Thánh Kinh. Mẹ am tường ý nghĩa nhập thể, nhờ có trí thức Chúa ban dư tràn đến nỗi có thể giải thích về mầu nhiệm ấy với các Thiên Thần. Mẹ hiểu hết nhưng bề ngoài Mẹ vẫn học hỏi như không biết gì. Mẹ lớn dần về tuổi và ân sủng trước mặt Chúa và loài người. Mẹ cũng rất khiêm nhường không bao giờ tỏ cho loài người biết những ơn lạ lùng Mẹ được. Mẹ giữ kín đáo các ơn ấy.
11. Những thử thách trong đền thờ:
Để đón nhận được những đau khổ mà nên hoàn thiện, Mẹ đã thật quả cảm, cái quả cảm vượt trên cả các Thánh Tử Đạo chỉ vì mến Chúa. Cơn đau khổ đầu tiên Chúa dành cho Mẹ, là Chúa cho Mẹ biết thân phụ Mẹ đã đến ngày mãn phần. Ngài sẽ xuống ngục Tổ Tông cùng với các thánh khác.
Nỗi phần đau khổ hơn thế nữa, là Chúa không cho Mẹ thấy Ngài và cả các Thiên Thần nữa. Mẹ rơi vào đêm tối tăm và lòng Mẹ phiền não, cay đắng vì khuất mặt Chúa. Mẹ cũng than thở với các Thiên Thần và các thụ tạo nữa. Thực thế không thể có nỗi khổ nào sánh bằng nỗi đau khổ Mẹ phải chịu. Chưa hết, Chúa quan phòng còn chuẩn bị cho Mẹ mạnh mẽ hơn nữa để chiến thắng mặt trận do rắn xà hỏa ngục bày ra: Dâm dật, giả hình, kiêu ngạo, ghen ghét.... và mọi hình thức nó cám dỗ loài người nó dành đổ vào Mẹ. Nhưng Mẹ cũng cứ một mực cậy trông vào sự che chở của Chúa.
Ma quỷ cũng nhóm lên trong lòng các chị em đồng tu ngọn lửa căm hờn, ganh ghét, hành hạ, buông những lời nặng nhẹ chê bai, xoi mói, xỉa xói chua cay và buộc tội Mẹ để gây xáo trộn là kẻ giả hình, đưa điều, báo cáo, ton hót với Bề Trên và coi Mẹ như một con quỷ con. Phần Mẹ đối với họ vẫn nhu mì thực hiện đức ái tới mức anh hùng lạ thường, lấy ơn trả oán, chúc phúc thay nguyền rủa, cầu nguyện thay xỉ báng, yêu thương thay hận thù. Công đức Mẹ lập khi đó vượt xa trên công đức của các Luyến Thần nồng mến nhất. Điều đau khổ nhất phải nói là vắng mặt Chúa 8 ngày trước khi thân phụ Mẹ giã thế đứa con 3 tuổi rưỡi, cho tới khi Mẹ lên 12 tuổi, tức là tới khi thân mẫu của Mẹ qua đời, tính ra là 10 năm.
12. Chịu tang trong đền thờ:
Mẹ rất bình thản và nhẫn nại khi được tin thân phụ Mẹ qua đời, nhưng tình yêu cha mẹ là món nợ tự nhiên, nên trong sâu thẳm tâm hồn Mẹ cũng cảm thấy một niềm xót đau. Để trả món nợ vừa siêu nhiên vừa ân sủng ấy, Mẹ đã sốt sắng cầu xin Chúa cho cha già được yên nghỉ và Mẹ dâng mình chịu hết mọi đau khổ trong đời để cầu cho cha già. Thiên Chúa vui nhận và báo cho Mẹ biết giờ lâm chung của cha trước 8 ngày. Lúc ấy Mẹ ra lệnh cho các Thiên Thần đến giúp cha già trước giờ tắt thở.
Tới khi lên 12 tuổi, Mẹ lại được Thiên Thần báo tin thân mẫu của Mẹ sắp qua đời. Mẹ sấp mình trước nhan thánh Chúa mà cầu nguyện cho thân mẫu được nghỉ yên an lành. Thiên Chúa cho các Thiên Thần đưa Mẹ đến bên giường thân mẫu, để Mẹ dọn lòng cho bà thêm can đảm và tin tưởng đón nhận cái chết. Bà dựa lưng trên cánh tay Mẹ và trút linh hồn trong Chúa và được vào ngục Tổ Tông cùng các thánh. Xong chuyện, Mẹ trở về đền thờ và cảm tạ Chúa vì sự lo toan Chúa dành cho Mẹ.
13. Kết mối lương duyên:
Khi được 13 tuổi rưỡi, Mẹ đã phát triển đầy đặn cả về thân xác lẫn tâm hồn, nhân đức và công nghiệp. Trong một thị kiến, Thiên Chúa ban bố một mệnh lệnh làm cho lòng Mẹ tràn ngập bỡ ngỡ và đau đớn. Mệnh lệnh đó là "Mẹ sẽ phải tìm một bạn đường cho cuộc đời mình". Đối với Mẹ, đó là một đau đớn hơn cả Abraham được lệnh giết con mình, vì Mẹ khăng khít với đức khiết trinh hơn Tổ Phụ Abraham khăng khít với con Isaac. Mặc dầu xao xuyến buồn sầu, nhưng Mẹ cũng quyết định vâng ý Chúa, một hành vi tuân phục anh hùng nhất đời Mẹ từ trước tới giờ. Chúa Cha an ủi Mẹ, Ngài nói :"Cách thế nào hợp ý con, Cha sẽ liệu cho con. Cứ an lòng và nhẫn nại mới làm vui lòng Cha".
Chúa lại báo mộng cho Thượng Tế Simêon và truyền cho ông phải tìm cho Mẹ một người bạn trăm năm, mặc dù không phải ý muốn của Mẹ. Ông Simêon bàn với các Thượng Tế, tìm một người trong hoàng tộc David theo qui định luật và xin Chúa ban một dấu để biết Chúa chọn người nào. Các vị chỉ định ngày triệu tập thanh niên thuộc dòng David đang ở Giêrusalem đến đền thánh để các ông chọn lựa. Vào đúng ngày đó Mẹ được chẵn 14 tuổi. Trước những ngày tuyển chọn, Mẹ đẫm lệ xin Chúa chu toàn thánh ý Ngài. Chúa cũng hiện ra an ủi Mẹ : "Con không bao giờ thiếu ơn Cha bảo trợ".
Thời gian thấm thoát qua đi, đã đến ngày chỉ định, ở Giêrusalem có nhiều thanh niên thuộc dòng tộc David, cùng huyết thống với Mẹ, họ được triệu tập đến đền thờ. Trong bọn họ có một thanh niên nghèo, quê ở Nazareth, vì gia cảnh sa sút nên đến cư ngụ tại Giêrusalem, tên là Giuse, bà con gần với Mẹ. Giuse lên 12 tuổi đã khấn giữ khiết trinh trọn đời. Lúc này Giuse được 33 tuổi, vẻ mặt tuấn tú, lộ vẻ đức hạnh vô song. Chàng sống rất đẹp lòng Thiên Chúa và nhân loại, vì thế chàng được biệt triệu đến dự họp, dù chàng không có ý định lập gia đình, nhưng vì lệnh Tư Tế, chàng phải đến thôi. Mọi người cùng Tư Tế cầu nguyện. Lúc ấy Chúa soi sáng cho Tư Tế bảo họ đem đến mỗi người một cây khô, để cầu xin Chúa tỏ ý Ngài chọn ai. Biết Mẹ có duyên sắc và đức độ tuyệt vời, nên ai cũng muốn sánh đôi cùng Mẹ, chỉ có Giuse là chẳng ước mộng gì và cũng tin mình chẳng xứng duyên được với Mẹ, chàng thầm tuyên lại lời khấn và phó mình mặc ý Chúa.
Trong lúc mọi người cầu nguyện, cành cây khô của Giuse nở hoa và một con chim bồ câu bay đến đậu trên đầu người. Đồng thời có tiếng từ trời phán: "Hỡi Giuse tôi tớ của Ta, Maria là bạn đời của con. Hãy thận trọng nhận lấy vì Maria có đức thanh tịnh vẹn toàn. Con hãy làm hết những gì Maria sẽ nói với con". Trước cảnh lạ thường đó, các Tư Tế nhìn nhận ra ý Chúa, là Giuse chính là người hôn phu Chúa chọn cho Mẹ. Các ngài làm lễ phối hợp cho Mẹ và Giuse, một vị thánh thanh tịnh, thánh thiện nhất mà Mẹ kính phục. Sau đó Mẹ tạ ơn các Tư Tế và bà giáo Anna, xin các ngài chúc lành, rồi cùng Thánh Giuse trở về Nazareth nơi quê hương, nơi gia tài cha mẹ để lại cho. Sau những thủ tục cheo cưới, những cuộc thăm hỏi chúc mừng và tiệc cưới thanh đạm, Mẹ và Thánh Giuse qua những ngày đầu tiên đoàn tụ.
Theo thông tục Do Thái, những ngày đầu tiên này đôi bạn cùng nhau cầu nguyện và bày tỏ cho nhau những ý nguyện, để cuộc sống tương lai hòa hợp trong hạnh phúc. Thánh Giuse bày tỏ cho Mẹ hay Ngài tạ ơn Chúa đã cho Ngài được kết duyên cùng Mẹ, một trinh nữ chính trung của Thiên Chúa để phục vụ. Ngài chỉ xin Mẹ được giữ lời đã khấn hứa cùng Chúa, giữ mình thanh tịnh từ lúc 12 tuổi. Mẹ rất vui mừng tạ ơn Chúa, khi nghe Ngài tiết lộ điều ấy. Mẹ cũng thưa cùng thánh Giuse rằng: "Phần tôi, tôi mắc nợ cùng Chúa hơn hết mọi thụ tạo. Ngài đã bạn cho tôi nhiều ơn gấp muôn ngàn lần hơn các thụ tạo, từ thơ ấu, Ngài đã soi sáng và nung nấu tâm hồn tôi. Để thuộc trọn về Ngài, tôi đã khấn sống khiết tịnh trọn đời, tận hiến mình cho Chúa. Tôi nguyền chung thủy thuộc trọn về Ngài mãi mãi. Tôi muốn xin Thầy giúp tôi giữ trọn lời khấn xin này, còn mọi điều khác tôi xin làm nữ tỳ trung thành với Thày".
Thấy Mẹ nói thế, Thánh Giuse rất hoan hỷ thỏa dạ. Cả hai được Chúa đổ xuống muôn ơn an ủi khôn tả. Từ đó Mẹ và Thánh Giuse hợp nhất tâm tình, tiến cao hơn mãi trong niềm mến yêu Chúa. Mẹ và Thánh Giuse đồng ý chia gia sản của tổ tiên làm ba phần, một dâng vào đền thờ, một tặng cho người nghèo và một giữ lại làm kế sinh nhai. Giuse quản lý chút gia sản đó, còn Mẹ lãnh nhận nhiệm vụ nội trợ và giữ việc bố thí cho người nghèo. Cứ thế từ ngày thành hôn (8 tháng 9), Mẹ cùng thánh Giuse hằng sẵn sàng đi vào đường thánh thiện và vâng phục ý Chúa, để thể hiện trong cuộc sống gia đình có Chúa hướng dẫn.
Bấm vào xem phần 2 (http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=13356)