PDA

View Full Version : 5 Phút Mỗi Ngày: Suy Niệm Lời Chúa trong tháng 5/07



Dan Lee
05-09-2007, 09:32 PM
5 Phút Mỗi Ngày: Suy Niệm Lời Chúa trong tháng 5/07

Thứ Ba 01/5/07 Th. Giuse Thợ
THEO TIẾNG GỌI CỦA ĐẤNG PHỤC SINH

“Chiên của Tôi thì nghe tiếng Tôi… Tôi ban cho chúng sự sống đời đời.” (Ga 10,22-30)

Suy niệm: Vụ thảm sát ở Đại Học Công Nghệ Virginia ngày 16.4 vừa qua làm cả thế giới kinh hoàng. Anh sinh viên Nam Hàn ấy chỉ biết hành động theo sự xúi bẩy của lòng thù hận để giải quyết đau khổ của riêng mình. Dù khi đau khổ hay lúc dạt dào niềm vui, người Kitô hữu luôn được mời gọi làm theo tiếng gọi của yêu thương, tha thứ, hoà bình - nghĩa là, theo tiếng gọi của Đức Kitô. Mối tương giao giữa Đức Kitô với chúng ta là mối tương giao giữa mục tử và đàn chiên. Chiên ngoan ngoãn nghe lời mục tử bởi vì chiên tín nhiệm mục tử, giữa chiên và mục tử có một mối liên hệ thân thiết. Chúng ta chỉ có thể ngoan ngoãn vâng theo Lời Đức Kitô, nhận ra đó là Lời Hằng Sống, cảm thấy Lời Người ‘lô-gic’ chứ không ‘chói tai’, khi chúng ta trung thành sống mối tương giao thân thiết với Người. Bởi vì chúng ta tin - như định nghĩa của Paul Tillich: “Tin là chấp nhận rằng mình được chấp nhận,” được chấp nhận từ đời đời và được chấp nhận để sống muôn đời.

Mời Bạn: Nhớ rằng trên đời này, điều quan trọng hơn tất cả là sự thân thiết với Đức Kitô. Niềm vui và ý nghĩa cuộc đời, đời tu hay đời sống gia đình, tuỳ thuộc mối thân thiết này.

Chia sẻ: Ta nên sắp xếp ngày sống thế nào để vun xới mối thân thiết với Đấng Phục Sinh đang đồng hành với mình?

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày dành 5 phút yên tĩnh để chậm rãi đọc Lời Hằng Sống của Đức Kitô, và cầu nguyện với Người.

Cầu nguyện: Khi bị rã rời vì trăm công ngàn việc, xin cho con quí chuộng những lúc được an nghỉ trước nhan Chúa. Khi bị xao động bởi những lo âu, xin cho con biết thanh thản ngồi dưới chân Chúa để nghe lời Chúa. Khi bị kéo ghì bởi đam mê dục vọng, xin cho con thoát được, nhờ mang đôi cánh cầu nguyện. Amen. (theo Rabbouni)

Thứ Tư 02/5/07 Th. Atanaxiô giám mục
ĐỂ CHO THIÊN CHÚA CỨU

“Vì Tôi không đến để xét xử thế gian, nhưng để cứu thế gian.” (Ga 12,44-50)

Suy niệm: Bão tố, lũ lụt, đất chuồi, lốc xoáy… gần đây gia tăng trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam, do ảnh hưởng của hiện tượng trái đất nóng dần lên. Các quốc gia cần phải nhanh chóng có giải pháp cho việc cắt giảm khí thải để cứu trái đất. Đây là việc chung của mọi người, bởi vì khi trái đất nóng dần lên, mọi người dù sống ở góc trời nào cũng bị tác động. Cứu căn nhà chung của nhân loại thì trong tầm tay của con người, nhưng để cứu chính mình thì con người không tự mình làm được; chỉ có Đấng là Người-Chúa mới có quyền năng và tình yêu thương lớn đủ để thực hiện điều này. Đức Giêsu cứu độ nhân loại bằng cách tha thứ và hoà giải: biến kẻ lạ thành người thân, biến đầy tớ thành bạn hữu, ban quyền công dân Nước Trời cho những kẻ ngoài cuộc. Không ai bị loại khỏi vòng tay yêu thương và hồng ân cứu độ của Người. Vì thế, thật đáng tiếc cho những ai dửng dưng hoặc khước từ ơn cứu độ cao quí ấy.

Mời Bạn: “Nếu vườn cây nhà anh không có quả thì đừng trách mặt trời mà hãy tự trách mình” (ngạn ngữ Đức). Những phương thế của ơn cứu độ có sẵn bên bạn: các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và Hoà Giải, Lời Chúa, giới luật yêu thương, Tám Mối Phúc Thật… Bạn hãy tự trách mình, nếu chưa cảm nhận được ơn cứu độ của Chúa.

Chia sẻ: Tại sao Thánh Augustinô khẳng định: “Thiên Chúa không thể cứu độ ta nếu ta không cộng tác”?

Sống Lời Chúa: Trân trọng sử dụng các phương thế của ơn cứu độ mà Chúa ban cho (xem phần Mời Bạn ở trên).

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con thấy Chúa thật lớn lao, để đối với con, mọi sự khác trở thành bé nhỏ… Xin Chúa ngự trong con thật sống động, để không phải là con, mà chính Ngài đang sống trong con. Amen. (theo Rabbouni)

Thứ Năm 03/5/07
THẦY LÀ ĐƯỜNG

“Chính Thầy là con đường.” (Ga 14,6-14)

Suy niệm: Đức Giêsu là đường, là ĐẠO! Theo Đức Giêsu là đi đường, đi đạo. Đường / đạo là để đi, không chỉ để có, để giữ! Đi vì ta chưa đến. Đi chứ không dừng lại. Vì khi ta quyết định dừng lại thì đường hết còn là đường nữa rồi, chưa nói là ta đang đắp mô và gây tắc nghẽn giao thông. Đức Giêsu là đường, là đạo - nên muốn thấy rõ đường, biết rõ đạo, thì phải nhìn vào chính Người - không phải nhìn vào bất cứ ai hay cái gì khác. Đức Giêsu là đường, là đạo – nên lạc đường, lạc đạo trước hết là lạc khỏi Người. Biết bao lần ta thực sự lạc đạo dù chẳng hề cãi lại một chữ nào trong Kinh Tin Kính Nixê! Đức Giêsu là đường, là đạo. Con đường này chính nhờ Người đã đi mà có. Người đi từ phận Chúa đến phận người, từ hang đá Bêlem tới thập giá Gôngôtha, rồi từ cõi chết đến cõi sống. Đức Giêsu là đường. Con đường này nên mang tên “Đường Giêsu” – và nếu vì ‘kính bất xưng danh’ thì ta còn có nhiều tên khác để thay thế - chẳng hạn, đường Hẹp, đường Thập Giá, đường Phục Vụ, và nhất là: đường Tình Yêu!

Mời Bạn: Con đường sẽ thật buồn nếu đó là “Con đường chẳng mấy ai đi” (nói theo tiêu đề một quyển sách nổi tiếng của Scott Peck). Bạn hãy cảm nghiệm nỗi buồn này nơi Đức Giêsu, Đấng là đường, khi Người thốt lên: “Cửa chật đường hẹp đưa đến sự sống, nhưng chẳng mấy ai đi lối ấy” (Mt 7,14). Nào ta quyết định lại một lần nữa: Đi đường “Giêsu”, bạn nhé!

Chia sẻ: Đức Giêsu là đường, là đạo. Bạn hãy nêu vài trường hợp minh hoạ việc ta dừng lại đắp mô trên đường này, và việc ta lạc ‘đạo’ dù chẳng phủ nhận tín điều nào (nói cách khác, có đạo mà không đi đạo).

Sống Lời Chúa: Đi đường Giêsu nghĩa là luôn tự hỏi: Ở trường hợp này của tôi, Đức Giêsu sẽ quyết định gì, chọn lựa gì?

Cầu nguyện: Hát: “Tôi chọn Giêsu…”

Thứ Sáu 04/5/07
NIỀM TIN GIÚP VƯỢT THẮNG

“Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy.” (Ga 14,1-6)
Suy niệm: Xao xuyến là tâm trạng rất thường của bất cứ ai khi đứng trước một mối đe doạ, một nỗi hụt hẫng, một điều bất quyết. Là một con người, chính Đức Giêsu cũng đã từng xao xuyến (x. Ga 13,21). Và Người hiểu tâm trạng xao xuyến của các môn đệ khi Người sắp rời họ để về cùng Cha. Vì thế, Người đã trao cho các môn đệ toa thuốc ngăn ngừa và chữa trị xao xuyến, đó là: “Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy!” Tin vào Thiên Chúa và tin vào Đức Giêsu Kitô, đó là điểm tựa của niềm bình an sâu xa trong lòng người môn đệ. Xung quanh cái chết của Thầy, các môn đệ đã xao xuyến nhiều, thậm chí sợ hãi cực độ; nhưng sau khi Thầy sống lại, các ông càng tin vào Thầy hơn thì càng bình an hơn. Chính đức tin đã hoá giải sự yếu đuối và nhát đảm nơi các ông, giúp các ông có thể đảm nhận sứ mạng loan báo Tin Mừng cho thế giới – như Thầy đã quả quyết: “Ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm, và còn làm những việc lớn hơn nữa” (Ga 14,12).

Mời Bạn: Nếu đức tin là liều thuốc chống xao xuyến, thì việc dễ dàng nao núng, dao động, âu lo, bấn loạn… chính là những dấu hiệu của tình trạng yếu kém đức tin. Bạn có dễ mất hết bình tĩnh và hoàn toàn ‘sụp đổ’ trước các tình huống khủng hoảng bất ngờ không - chẳng hạn, bị bệnh hiểm nghèo, mất tiền của, mất người thân, bị phũ phàng, bị bạc đãi…? Ta học với Thánh Phêrô: “Hãy trút mọi âu lo cho Người, vì Người chăm sóc anh em” (1 Pr 5,7).

Chia sẻ: Phương thế để bảo vệ và phát triển đức tin của bạn là gì?

Sống Lời Chúa: Lưu tâm bồi dưỡng đức tin bằng: cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, học hỏi giáo lý, và tập đọc ra sứ điệp của Chúa trong các biến cố cuộc sống.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Tin, Cậy, Mến.

Thứ Bảy 05/5/07
BIẾT THẦY LÀ BIẾT CHÚA CHA

“Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.” (Ga 14,7-14)
Suy niệm: Thiên Chúa là Đấng thiêng liêng; còn con người thì ‘xác đất vật hèn’ nên không thể nào biết được Thiên Chúa. Thánh Tôma Aquinô, nguyên suý của các nhà thần học, đã dành cả đời tìm hiểu và viết về Thiên Chúa để rồi cuối cùng quyết định thinh lặng, vì biết rằng “Tất cả sự hiểu biết của con người về Thiên Chúa không lớn bằng một con ruồi.”

May thay, khát vọng gặp và nhận biết Thiên Chúa, một khát vọng khôn nguôi của con người, đã được lấp đầy nơi Đức Giêsu Kitô, vị Thiên Chúa nhập thể. Từ nay, con người không cần phải mò mẫm ‘vẽ ra’ cho mình những khuôn mặt ‘Thiên Chúa’ nào đó theo ý mình nữa. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã ‘lăn từ trời xuống đất’ để trình diện con người: “Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha… Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy.”

Mời Bạn: Nhớ rằng Kitô giáo bắt đầu bằng một câu trả lời chứ không phải bằng một câu hỏi. Nơi Đức Giêsu, Thiên Chúa đã đi bước trước trả lời khát vọng sâu xa của con người, chứ không phải con người có khả năng sục sạo truy vấn mà biết được gì. Và câu trả lời ấy đã trở thành một tiếng gọi của Tình Yêu chờ ta đáp trả trong tình yêu.

Chia sẻ: Qua các trang Tin Mừng, bạn thấy Đức Giêsu đã giới thiệu cho chúng ta khuôn mặt của Thiên Chúa Cha như thế nào?

Sống Lời Chúa: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.” Chúng ta cố gắng mỗi ngày nên giống Đức Giêsu hơn, để nên giống Cha chúng ta trên trời hơn.

Cầu nguyện: Lạy Cha, chúng con tạ ơn Cha đã ban cho chúng con Đức Giêsu Kitô, Đấng là hiện thân của Cha. Xin cho chúng con luôn biết tìm hiểu, chiêm ngắm dung nhan Cha qua khuôn mặt của Đức Giêsu Kitô, Con Cha, Chúa chúng con. Amen.

[Chúa Nhật V PS 06/5/07
HÃY YÊU THƯƠNG NHAU[SIZE]
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13,31-33a.34-35)
Suy niệm: Thầy sắp ra đi, không để lại nhà đất hay xe cộ hay cổ phần cổ phiếu gì cho các học trò của Thầy chia chác. Thầy chỉ để lại điều khát khao cháy bỏng nhất của Thầy: di chúc tình yêu! Như người cha người mẹ vẫn ước mong mọi điều tốt đẹp cho con cái, nhưng điều mà cha mẹ tha thiết nhất vẫn là con cái mình biết thương yêu đùm bọc nhau. Thầy như van xin, như năn nỉ: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” Thật quá rõ ràng, mối quan tâm ưu tiên số một của Thầy là: các học trò biết yêu thương nhau cách vô điều kiện, yêu thương nhau hết mình và phục vụ nhau hết mình. Thầy xác định yêu thương là dấu hiệu duy nhất để mọi người nhận ra các học trò của Thầy.

Mời Bạn: Nhìn vào Giáo Hội tại địa phương của bạn, bạn thấy ‘yêu thương’ có phải là nét nổi bật lên không? Nếu làm một cuộc thăm dò dư luận nơi anh chị em lương dân xung quanh, liệu họ có công nhận rằng ‘yêu thương’ là mối quan tâm số một của chúng ta, những Kitô hữu?

Chia sẻ: Bạn đánh giá một xứ đạo mạnh là một xứ đạo như thế nào: có nhà thờ to? có giáo dân đông? có ban bệ nhiều? có đoàn thể rầm rộ? có lễ hội linh đình?... Hay là một xứ đạo trong đó mọi người biết chân thành yêu thương phục vụ nhau? Tại sao?

Sống Lời Chúa: Nhớ lời nhắn nhủ của Thầy, chúng ta sẽ dành mọi tâm lực để xây dựng gia đình, cộng đoàn, xứ đạo mình thành một môi trường yêu thương và phục vụ thực sự; nhất là quyết tránh mọi xì-căng-đan chia rẽ, bất hoà, hiềm khích giữa các thành viên.

Cầu nguyện: Hát “Thầy yêu chúng con, lời ai nói cho cùng… Yêu nhau chính là giới răn riêng Thầy. Yêu nhau như Thầy yêu dấu chúng con; để cho thế gian hiểu biết rằng chúng con chính là môn sinh của Thầy.”

[SIZE="3"]Thứ Hai 07/5/07
THÁNH THẦN, ĐẤNG BẢO TRỢ

“Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14,21-26)
Suy niệm: Đúng như lời Chúa Giêsu đã hứa, Đấng Bảo Trợ đã được ban cho các Tông Đồ và qua đó cho toàn thể Hội Thánh, trong ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Đấng Phục Sinh đã thổi hơi trao Thần Khí của Người cho những con người lãnh nhận và tiếp nối sứ mệnh của Người. Theo nguyên nghĩa, “Đấng Bảo Trợ” là người an ủi, khuyến khích, động viên, bênh vực, nhất là luôn ở bên cạnh người-được-bảo-trợ. Trong Hội Thánh, các Tông Đồ và các Ki-tô hữu luôn có Đấng Bảo Trợ ở cùng để không chỉ ban ơn can đảm giúp làm chứng và an ủi trong những lúc gian truân, mà còn soi sáng cho họ hiểu các chiều kích của lời Chúa Giêsu, những lời mà trước cuộc Phục Sinh họ không hiểu hay hiểu chẳng thấu đáo. Vẫn là những lời họ đã từng nghe trong Kinh Thánh hay trong lời giảng của Chúa Giêsu, nhưng nay những lời ấy vừa là niềm an ủi, vừa là lẽ phải làm tiêu chuẩn giúp họ chọn lựa, đồng thời là chốn nương tựa suốt hành trình loan báo Tin Mừng. Chính Chúa Thánh Thần là nguyên động lực của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu.

Mời Bạn: Không thiếu những thách đố trong đời sống đòi hỏi bạn có một chọn lựa chính xác mà đôi khi bạn tưởng chừng không thể chọn theo. Đó là những lúc ta đặc biệt cần ý thức ‘buông’ mình cho Chúa Thánh Thần.

Chia sẻ: Bạn có kinh nghiệm gì khi liên kết hoàn cảnh sống của mình với Lời Chúa và Thánh Thần ?

Sống Lời Chúa: Cầu nguyện với Chúa Thánh Thần trước khi suy niệm Lời Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến ngự tràn ngập trong lòng các tín hữu Chúa. Amen.

Thứ Ba 08/5/07
BÌNH AN THẦY BAN CHO ANH EM

“Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng. Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi.” (Ga 14,27-31)
Suy niệm: Người Do thái xưa vẫn thường “chúc đi bình an” cho người sắp lên đường. Lời Chúa Giêsu hôm nay không phải là lời chào chúc xã giao thường tình, nhưng là một hành động trao ban bình an thực sự. Sự bình an là chính Người. Nói cách khác, người môn đệ có được bình an là do bởi có Chúa Phục Sinh ở với họ. Điều này không có nghĩa mọi sóng gió cuộc đời trở nên phẳng lặng hay môn đệ sẽ gặt hái hết kết quả này đến thành công khác. Không, thế gian vẫn là thế gian với bao đặc tính của nó; nghịch cảnh vẫn thường trực đó trên con đường đi tới của người loan báo Tin Mừng. Trong đường đi tới, Ki-tô hữu có được bình an Chúa ban, dầu không như thế gian nghĩ tưởng. Trong tác phẩm “Hãy Nâng Tâm Hồn Lên,” Đức Cha Fulton Sheen nói rằng nghịch cảnh không luôn được trí hiểu chấp nhận, nhưng nó luôn có thể được đức tin đón nhận. Đức tin chính là khả năng đón nhận sự hiện diện của Chúa cách bình an.

Mời Bạn: Có hai thái độ trước nghịch cảnh: một là hoảng loạn, không còn nhớ mình là Ki-tô hữu; hai là bình tâm và kết hợp với Chúa để tìm cách vượt qua. Bạn đã từng có thái độ nào? Nay được nghe Lời Chúa, bạn quyết tâm chọn thái độ nào cho mình?

Chia sẻ: Bình an của Chúa không phải luôn luôn là ‘bình an vô sự’. Hãy chia sẻ kinh nghiệm của bạn.

Sống Lời Chúa: Ý thức thật đầy đủ khi đọc “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin ban bình an cho chúng con”.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ở cùng con luôn mãi, nhất là những lúc mỏi mệt và thất vọng, để con cảm nghiệm được sự bình an Chúa ban. Amen.

Thứ Tư 09/5/07
SINH NHIỀU HOA TRÁI

“Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là: Anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy!” (Ga 15,1-8)

Suy niệm: Khi được hỏi có cần giúp đỡ gì không cho cộng đoàn mới lập ở Nga, Mẹ Tê-rê-sa Can-cút-ta chỉ xin có được một linh mục đến dâng lễ hàng ngày cho các nữ tu của Mẹ, vì Thánh Lễ và Thánh Thể là nguồn sức mạnh của các con cái Mẹ. Cuộc đời và những hoạt động của Mẹ Tê-rê-sa là một bằng chứng sống động của một người luôn biết “ở lại” trong Thầy Chí Thánh, như cành nho gắn liền và sống nhờ thân nho, đúng như lời Tin Mừng ta nghe hôm nay. Nhờ đó đời sống của Mẹ đã sinh thật nhiều hoa trái. Ngày nay, con cái của Mẹ Tê-rê-sa đã có mặt trên hơn 130 quốc gia với hơn 700 nhà chăm sóc người nghèo đói và yếu liệt.

Mời Bạn: Lời Chúa hôm nay nêu rõ rằng yêu thương và phục vụ người khác là hoa trái của sự kết hiệp với Đức Giê-su. Nhờ gắn bó với Đức Giêsu, chúng ta sẽ có được nguồn sức mạnh và tình yêu, để sống tận lực và cống hiến hết mình theo gương Mẹ Tê-rê-sa.

Chia sẻ: Ngày hôm nay bạn có nhớ đến Chúa Giê-su không? Và bạn có làm được việc tốt nào cho người khác không?

Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi quyết tâm: sự có mặt của tôi phải làm cho cuộc sống này thêm niềm vui, thêm sự bình an, thêm sự dễ chịu cho người khác – chứ không ngược lại: thêm lộn xộn, thêm khổ sở cho người xung quanh tôi.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, xin cho con luôn biết sống gắn bó với Chúa, để đời con trở thành một chứng từ về tình thương của Cha trên trời đối với mọi người xung quanh con – nhất là đối với những anh chị em nghèo khổ, bất hạnh, bị đời xua đuổi và lãng quên. Amen.

Thứ Năm 10/5/07
Ở TRONG QUĨ ĐẠO TÌNH YÊU

“Hãy ở lại trong tình thương của Thầy… để niềm vui của anh em được trọn vẹn.” (Ga 15, 9-11)
Suy niệm: Trái đất gắn bó với mặt trời theo một định luật bắt nó phải xoay quanh mặt trời 365 ngày 48 phút 46 giây để hoàn thành một vòng tròn bầu dục, lúc nào cũng như lúc nào, không trệch một li, để cho muôn vật trên trái đất sinh sống. Đức Giêsu tha thiết kêu gọi chúng ta hãy ở lại trong “quĩ đạo” tình thương của Người để được hưởng niềm vui trọn vẹn, như Người luôn luôn gắn bó không tách rời khỏi “quĩ đạo” tình yêu của Chúa Cha. Và dấu hiệu cho biết một người luôn luôn ở lại trong “quĩ đạo” tình thương của Chúa Giêsu là tuân giữ các “định luật” yêu thương của Người, như Người đã tuân giữ cẩn trọng các “định luật” của Chúa Cha.

Mời Bạn: Tình thương của Thiên Chúa luôn có sẵn đó cho chúng ta qua Đức Giêsu Kitô, như nguồn điện, nguồn nước được dẫn đến tận nhà; ta chỉ có một việc phải làm, đó là cắm phích điện và mở vòi nước – ngôi nhà sẽ bừng lên ánh sáng, quạt điện sẽ chạy, tivi sẽ phát tiếng phát hình, và ta có nước để uống và tắm giặt. ‘Cắm phích’ và ‘mở vòi’ chính là định luật phải được tuân thủ ở đây – để ta có thể “ở lại” trong quĩ đạo của ‘điện’ và ‘nước’.

Chia sẻ: Mọi tội lỗi đều là một hành động ‘cắt’ nguồn: người ta rút phích cắm và khoá vòi, tự tách mình ra khỏi nguồn tình yêu Thiên Chúa; và người ta không còn có năng lực để yêu thương nữa. Bạn đánh giá thế nào về tình yêu thương trong gia đình, khu xóm, trường học, giáo xứ, nơi làm việc... của bạn? Người Công giáo ở đó có làm chứng về yêu thương không?

Sống Lời Chúa: Luôn ý thức gắn kết một việc đạo đức thiêng liêng như dự lễ đọc kinh… với một công việc bác ái cụ thể như chào hỏi, mỉm cười, bắt tay, chia sẻ…

Cầu nguyện: Hát “Thầy yêu chúng con…”

Thứ Sáu 11/5/07
YÊU THƯƠNG BẰNG VIỆC LÀM
“Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,12-17)
Suy niệm: “Bà Năm Tốt”, đó là tên mà những người dân sống dọc Quốc lộ 1 ở khu vực biển Cà Ná gọi bà Ngô Thị Quyên. Bà đã bỏ tiền của, công sức để mở những lớp học tình thương cho đám trẻ em nghèo chưa hề được đến trường tại đây (x. Tuổi Trẻ Cuối Tuần, 15/4/2007). Chúng ta không còn xa lạ với hình ảnh Mẹ Têrêxa Calcutta, người đã hiến đời mình để phục vụ cho người nghèo tại Ấn Độ, hay hình ảnh Cha Mắcximilianô Maria Kônbê, người đã tự nguyện nhận chết thay cho một người bạn tù. Đó là những mẫu gương yêu thương bằng các hành động cụ thể. Đức Giêsu mời gọi chúng ta “yêu như Thầy yêu”, điều này không dễ nhưng không phải là không thể. Lời mời gọi ấy đặc biệt thách đố chúng ta, những con người của xã hội đậm màu chủ nghĩa cá nhân và hưởng thụ ngày nay. Tuy nhiên, nếu đủ quảng đại đáp lại lời mời gọi ấy, thì mỗi việc làm của chúng ta sẽ như men trong bột làm cho xã hội ngày càng dậy men yêu thương. “Đừng ngồi đó nguyền rủa bóng tối nhưng hãy thắp lên một ngọn nến yêu thương.”

Mời Bạn: Hãy yêu như Chúa Giêsu đã yêu! Không bao giờ được phép dừng lại vì cho là đủ và cũng đừng bao giờ nghĩ mình không còn gì để cho nữa cho đến khi cho đi cả mạng sống mình.

Chia sẻ: Bạn đã có cách nào cụ thể để thực hiện lời mời gọi Yêu Thương Và Phục Vụ mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam muốn nhấn mạnh cho năm nay chưa?

Sống Lời Chúa: Theo hoàn cảnh mình, mỗi ngày bạn tự nguyện làm một việc bác ái, dù nhỏ bé và âm thầm đến mấy.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con biết yêu thương tha nhân bằng những việc làm cụ thể - chứ không phải chỉ ‘yêu thương’ trên chót lưỡi đầu môi. Amen.

Thứ Bảy 12/5/07
CẠM BẪY THẾ GIAN

“Anh em không thuộc về thế gian. Và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian.” (Ga 15,18-21)
Suy niệm: Những thế kỷ bắt đạo đẫm máu điên cuồng đã qua rồi trên đất nước này. Ngày nay chúng ta không bị chém đầu, phân thây vì không “quá khoá” nữa. Thế nhưng người tín hữu hôm nay đang phải đối đầu với những thử thách âm ỉ, tinh vi và nguy hiểm hơn, đó là làn sóng tiêu thụ, hưởng thụ, thực dụng, trào lưu tục hoá, vô thần thực tiễn. Dẫu không có ai tra tay bắt bớ, bỏ tù những người tin Chúa chỉ vì tin Chúa, nhưng số người bị “bắt” vào vòng xoáy của danh vọng và thú vui mù quáng lại nhiều hơn. Cạm bẫy thế gian thời nay không là gươm giáo nhưng là mật ngọt, để rồi ai lỡ sa chân vào thì mải mê đến nỗi không biết đường về. Thật là nguy hiểm!

Mời Bạn: Tỉnh thức trước những mãnh lực rất ‘êm ái’ của thế gian trùng giăng khắp mọi ngóc ngách của cuộc sống hôm nay. Nhớ rằng vì là Kitô hữu, chúng ta không thuộc về thế gian nữa. Hãy sống gắn bó với Chúa Giêsu và đừng để mình bị hạ ‘nốc ao’ bởi những ‘quả đấm sắt’ giấu trong những chiếc ‘găng tay nhung’ đủ kiểu đủ màu.

Chia sẻ: Nhiều bạn trẻ Công Giáo hôm nay (sinh viên, công nhân, lao động tự do) phải sống xa gia đình, chịu một số thiếu thốn trong đời sống vật chất cũng như tinh thần. Bạn hãy cho biết đâu là những cạm bẫy thế gian đang rình rập các bạn ấy? Khi gặp một người bạn lỡ sa lầy, ta có thể làm gì để giúp bạn ấy vượt thoát?

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày, tôi đều có những cơ hội để thực tập ‘lội ngược dòng’ thế gian, và tái xác nhận mình là Kitô hữu, tuy ở giữa thế gian nhưng đã được Thầy tách khỏi thế gian.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, giữa cuộc đời đầy cạm bẫy hôm nay, xin Chúa luôn giữ gìn con trong đường lối bình an của Chúa. Amen.

Chúa Nhật VI PS 13/5/07
MẾN YÊU LÀ BÍ QUYẾT
“Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23-29)
Suy niệm: Trong cuốn sách The Living Stone có câu chuyện về Jonathan, người đã làm được những việc phi thường, phần lớn nhờ thụ huấn từ vị thầy khả kính. Ngày vị thầy này sắp lìa trần, ông cho gọi Jonathan trở về để thầy trò gặp lần cuối. Jonathan hy vọng thầy sẽ truyền cho mình bí quyết mà suốt đời thầy còn cất giữ. Nhưng lời trăn trối cuối cùng của thầy chỉ vỏn vẹn mấy tiếng: “Hãy hành động vì lòng yêu mến”.

Đức Giêsu trước khi giã biệt các môn đệ cũng để lại bí quyết TÌNH YÊU, một tình yêu làm động lực cho đời người môn đệ. “Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ lời Thầy;” như vậy, yêu mến Đức Giêsu không hệ tại ở những rung động thuộc cảm tính, mà hệ tại ở việc tha thiết lắng nghe và tuân giữ Lời của Người.

Mời Bạn: Yêu người yêu cả đường đi. Yêu mến Đức Giêsu là yêu cả sứ mạng mà Người đã đảm nhận suốt cuộc sống tại thế của Người. Sứ mạng này cũng không là gì khác ngoài YÊU THƯƠNG: một tình yêu vừa bao trùm hết mọi người, vừa dành ưu tiên cho những con người đau khổ và ít may mắn nhất ở xung quanh. Cuộc đời của chúng ta cũng phải là một lời yêu thương dâng cho Trời, cho đời và cho người như vậy.

Chia sẻ: Có một câu khẩu hiệu được nhiều bạn trẻ yêu thích: “Only love can save the world!” (Chỉ có tình yêu mới có thể cứu thế giới này.) Ý kiến của bạn?

Sống Lời Chúa: Chúng ta chuyên cần đọc, suy niệm và sống Lời Chúa, để tình yêu của Chúa không ngừng thấm đẫm trong ta.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Kính Mến (Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng…) một cách thật sốt sắng, chân thành.

Thứ Hai 14/5/07 Th. Matthia Tông Đồ
THẦY ĐÃ CHỌN ANH EM
“Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em.” (Ga 15,9-17)
Suy niệm: Lời Chúa trên đây được chứng thực rõ ràng nơi việc Matthia trở nên tông đồ qua việc rút thăm. Ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ là một huyền nhiệm. Chúng ta thường ngạc nhiên khi thấy những người có tài đức mà Chúa không chọn, lại chọn những kẻ xem ra kém cỏi hơn. Chúa không chọn theo tiêu chuẩn con người, nhưng theo tiêu chuẩn: “những kẻ Người muốn” (Mc 3,13). Một khía cạnh khác cũng huyền nhiệm không kém, đó là ngoại trừ việc 12 tông đồ được Chúa đích thân chọn, kể từ Matthia trở đi, Chúa chọn một con người qua trung gian Hội Thánh, cách cụ thể qua Bề trên hợp pháp. Chúng ta cảm phục tinh thần của Hội Thánh sơ khai biết đón nhận thánh ý Chúa và đón nhận người Chúa sai đến. Qua việc chọn Matthia, Chúa đòi hỏi sự đáp ứng của kẻ được chọn. Họ phải là con người của niềm tin và lòng mến: Niềm tin qua việc “làm chứng” về Ngài, và lòng mến qua việc yêu như Chúa đã yêu, yêu đến độ “dám hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình.”

Mời Bạn: Yêu thương và chấp nhận những người được Chúa sai đến. Nếu bạn là người đang theo đuổi ơn thiên triệu, hãy cầu xin để nhận ra thánh ý Chúa trong cuộc đời mình; nếu bạn là linh mục hay tu sĩ, kẻ đã được chọn và sai đi nhân danh Chúa, hãy sống yêu thương mọi người Chúa giao phó cho mình, dám hy sinh đến cùng cho họ.

Sống Lời Chúa: Tin tưởng vào Chúa trong việc Ngài gọi và chọn những kẻ Ngài muốn để phụng sự Ngài và Hội Thánh, dù bạn thấy họ có những khiếm khuyết, bất toàn.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho những người đang theo đuổi và sống ơn thiên triệu linh mục tu sĩ biết sẵn sàng đáp lại tình Chúa tình người, bằng chứng tá đức tin nhiệt thành và đức mến hăng say. Amen.

Thứ Ba 15/5/07
CÓ THÁNH THẦN LÀ ‘CÓ LỢI’
“Thầy ra đi thì có lợi cho anh em. Thật vậy, nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh em.” (Ga 16,5-11)
Suy niệm: Hỏi: Trong Ba Ngôi có Ngôi nào hơn kém nhau không? Thưa: Ba Ngôi bằng nhau, không có Ngôi nào hơn, Ngôi nào kém!… Câu giáo lý hỏi thưa ấy được học thuộc lòng từ thuở vỡ lòng. Nhưng tại sao ở đây dường như Đức Giêsu khẳng định Ngôi Ba hơn Ngôi Hai – khi Người nói Đấng Bảo Trợ đến thì có lợi cho các môn đệ hơn là Người ở ‘lì’ lại với họ? Thật ra, Đức Giêsu chỉ muốn nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc các môn đệ đón nhận Thánh Thần. Nhiệm cục cứu độ bao gồm cả việc Đấng Bảo Trợ đến, và phải có sự ‘đến’ này mới hoàn thành các mầu nhiệm Chúa Kitô, trong một lịch sử cứu độ duy nhất.

Mời Bạn: Chúng ta có thể ‘ngán’ nghĩ hay nói về Chúa Thánh Thần, vì cứ hễ muốn nghĩ / nói về Ngài thì lập tức thấy mình ngọng nghịu. Nhưng như vậy không khác chi cá ‘ngán’ ý thức về nước, chim ‘ngán’ ý thức về bầu trời. Vì thực sự chúng ta ở trong Chúa Thánh Thần, đang được bảo trợ không ngừng bởi Đấng mệnh danh là Đấng Bảo Trợ. Có người nói rằng bốn Sách Tin Mừng Đức Giêsu Kitô đã được viết xong – và kể từ Lễ Ngũ Tuần, sách Tin Mừng ‘thứ năm’ được viết mãi cho đến hôm nay vẫn chưa xong, và sẽ còn được tiếp tục viết cho đến ngày tận thế. Tin Mừng ‘thứ năm’ này là Tin Mừng Chúa Thánh Thần!

Chia sẻ: Trong những hoàn cảnh nào bạn thường cảm nhận Chúa Thánh Thần rõ nhất?

Sống Lời Chúa: Có Chúa Thánh Thần là “có lợi.” Chúng ta cần ‘khai thác’ mối lợi này bằng cách luôn đặt mình dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần trong mọi công việc mình làm.

Cầu nguyện: Hát “Xin Ngôi Ba Thiên Chúa ngự xuống trên chúng con, ban hồng ân chan chứa thấm nhuần …”

Thứ Tư 16/5/07
CHÂN LÝ
“Khi nào Thần Chân lý đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn. Người sẽ không tự mình nói điều gì, nhưng tất cả những gì Người nghe, Người sẽ nói lại.” (Ga 16,12-15)
Suy niệm: Lời trên đây làm chúng ta ít nhiều ngạc nhiên. Có thể có nhiều cách chú giải. Nhưng điều quan trọng ta học được ở đây, đó là: để đón nhận chân lý, phải biết lắng nghe trước đã. Rất nhiều khi Chúa muốn nói với chúng ta qua lời của người khác. Thái độ của con cái Thiên Chúa, đó là phải biết khiêm nhường mở lòng đón nhận chân lý chứ không phải chiếm hữu. Đừng quên rằng trong Kitô giáo, chân lý không được khám phá, nhưng được mạc khải. Chúng ta thuộc về chân lý, chứ không phải chân lý thuộc về chúng ta. Chúng ta không phải là “chủ” của chân lý. Chân lý không phải là của tôi, hay của anh chị, nhưng là của Thiên Chúa. Do đó, chúng ta không luôn luôn đúng. Ta cần đối thoại với người khác, và cùng với họ cởi mở, cho phép chân lý chiếm hữu mình nhiều hơn, cho phép mình được giải phóng bởi chân lý nhiều hơn. Mỗi cuộc đối thoại là một cuộc chuẩn bị, một cuộc “dọn vườn” để cho chân lý được đâm chồi nảy lộc, hay là dịp để tôi khăng khăng bảo vệ chân lý của mình?

Mời Bạn: Bạn có nghĩ rằng rất nhiều khi chúng ta hành xử như là chân lý thuộc về chúng ta, và không đếm xỉa gì đến người khác hay không? Làm thế nào để người đối thoại của chúng ta biết rằng “đó là điều chúng tôi nghe và lãnh nhận, chứ không phải là điều chúng tôi sở đắc”?

Chia sẻ: Theo bạn, sau việc lắng nghe Lời của Chúa, thái độ lắng nghe lời của người đối thoại có cần thiết không? Vì sao ?

Sống Lời Chúa: Tập giữ thái độ mềm mỏng, cởi mở, tôn trọng người khác trong những cuộc đối thoại và trao đổi.

Cầu nguyện: Hát “Xin cho con biết lắng nghe Lời Ngài dạy con trong đêm tối…”

Thứ Năm 17/5/07
CHỈ “MỘT ÍT LÂU” THÔI!
“Ít lâu nữa, anh em sẽ không còn thấy Thầy, rồi ít lâu nữa, anh em sẽ lại thấy Thầy.” (Ga 16,16-20)
Suy niệm: Lời Chúa nói “ít lâu nữa” không chỉ khó hiểu mà còn khó chấp nhận nữa. Trước khi “lại thấy Thầy,” các môn đệ đã phải trải qua thời khắc “ít lâu nữa” họ không thấy Thầy. Thời gian “ít lâu nữa” đó là cả một đêm tối mịt mù và dài dằng dặc: Thầy bị nộp vào tay người đời, bị kết án, bị giết đi và được chôn táng trong mộ đá. Chính Đức Giêsu, dù biết rằng sứ mệnh của mình sẽ đưa mình đến thời khắc ấy, Người vẫn run sợ khi nó đến: “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này. Nhưng chính vì giờ này mà con đã sinh ra.”

Tuy nhiên, đêm tối tưởng chừng như dài vô tận ấy bỗng chốc chỉ còn là “một ít lâu” khi tảng đá lấp cửa mộ bị bật tung để Đức Ki-tô khải hoàn phục sinh.

Mời Bạn: Có những khó khăn thách đố quá lớn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Có những hoàn cảnh bế tắc tưởng chừng không bao giờ tìm thấy lối ra. Đức Ki-tô Phục Sinh cho chúng ta niềm hy vọng: mọi khó khăn trong cuộc đời đều là tương đối; mọi bế tắc đều có thể tìm được một giải pháp. Hơn thế nữa, tất cả những khổ đau, nghịch cảnh đều có thể trở thành một phương thế đem lại ơn cứu độ nhờ kết hiệp với Đức Ki-tô Phục Sinh. Con đường khổ nạn có dài, thập giá hằng ngày có nặng, cũng chỉ là “một ít nữa” mà thôi.

Chia sẻ: Ôn lại một hoàn cảnh bế tắc mà bạn đã vượt qua được nhờ lòng trông cậy vào Chúa.

Sống Lời Chúa: Trước những nghịch cảnh (đau đớn, bệnh tật, thất bại…), không bao giờ than van kêu trách nhưng luôn biết cầu nguyện, biết dựa vào ánh sáng và sức mạnh của Chúa để tìm kiếm giải pháp tốt nhất mà khắc phục.

Cầu nguyện: Đọc Kinh Trông Cậy.

Thứ Sáu 18/5/07
NIỀM VUI THẬT

“Anh em cũng vậy, bây giờ anh em lo buồn, nhưng Thầy sẽ gặp lại anh em, lòng anh em sẽ vui mừng và niềm vui của anh em, không ai lấy mất được.” (Ga 16,20-23a)
Suy niệm: Niềm vui và nỗi buồn trong cuộc sống luôn đan quyện vào nhau. Chúng ta vui khi thành công trong công việc, khi thoát một tai nạn, khi gặp lại người thân… Chúng ta càng vui sâu xa hơn khi tâm hồn được giải thoát khỏi vòng cương toả của tội lỗi để sống thân tình với Thiên Chúa, để gặp gỡ Chúa Giêsu Phục sinh nơi bí tích Thánh Thể, và để được Người thúc đẩy dấn thân phục vụ tha nhân. Xưa kia các môn đệ thấy Thầy Giêsu bị bắt, bị hành hạ cho đến chết và chôn táng trong mồ, các ông buồn biết bao. Nhưng khi gặp lại Chúa Phục sinh, tâm hồn các môn đệ dạt dào niềm vui khôn tả. Vâng, khi có Chúa Phục sinh ở cùng ta, ta sẽ nếm cảm niềm vui đích thực và trọn vẹn - và nhờ sức mạnh tình yêu Chúa, ta sẵn sàng hiến thân phục vụ những người bé nhỏ là hiện thân của Chúa Giêsu.

Mời Bạn: Có những niềm vui chóng qua và vô bổ, và cũng có những niềm vui sau đó sẽ biến thành nỗi đắng cay, đó là những thú vui tội lỗi. Vậy bạn hãy khôn ngoan và dũng cảm để từ chối một buổi hẹn đáng ngờ, một phim xấu, một chầu nhậu be bét … để dành thì giờ quan tâm đến gia đình, phục vụ người già, người bệnh, người cô đơn. Bạn sẽ có một niềm vui đích thật trong tâm hồn. Được chứ?

Chia sẻ: Cảm nghiệm của bạn về niềm vui khi yêu thương, phục vụ.

Sống Lời Chúa: Luôn vui niềm vui có Chúa, dù gặp bất cứ cảnh ngộ nào. Tập tươi cười hồn nhiên với mọi người, ngay cả với người mình không thích.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu Phục Sinh, xin ở lại trong con và cho con cảm nghiệm được niềm vui có Chúa, để con hăng say phục vụ tha nhân và làm lan toả niềm vui Phục Sinh cho những người con gặp gỡ.

Thứ Bảy 19/5/07
HÃY CẦU XIN NHÂN DANH THẦY

“Thật, Thầy bảo thật anh em: anh em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy.” (Ga 16,23b-28)
Suy niệm: Câu thành ngữ “nhất thân nhì thế” rất quen thuộc với bất cứ ai. Nó phản ảnh một thực tế tương giao xã hội (dù nhiều khi mang màu sắc tiêu cực) hầu như ở mọi nơi và trong mọi thời. Thật vậy, kinh nghiệm đời thường cho thấy sự cậy nhờ thân thế rất cần thiết trong nhiều trường hợp. Trong tương giao với Thiên Chúa, chúng ta cũng được khuyến khích cậy nhờ thân thế số một là chính Đức Giêsu Kitô – và ở đây thì ta hoàn toàn không sợ mang tiếng là tiêu cực! Xác suất thành công khi cậy nhờ Đức Giêsu Kitô làm ‘ô dù’ là bao nhiêu phần trăm? Chắc chắn một trăm phần trăm, nghĩa là xin đâu được đấy (dù không phải luôn luôn có nghĩa là xin cái gì được cái ấy – vì lắm khi Thiên Chúa muốn ban cho ta điều khác, tốt cho ta hơn điều ta xin!) Chính Đức Giêsu đã bảo đảm cho xác suất một trăm phần trăm này (cf. Ga 15,16b; 16,23b).

Mời Bạn: Trong mỗi Thánh Lễ, mỗi giờ kinh, xin bạn cố gắng chú tâm vào lời cầu nguyện chung của cộng đoàn, vì tất cả những ý cầu nguyện đó, chúng ta đều nhân danh Đức Giêsu mà xin cùng Chúa Cha đó!

Chia sẻ: Bạn có vững tin trong lời cầu nguyện của mình không? Lời cầu nguyện của chúng ta luôn luôn cậy nhờ vào công nghiệp của Đức Giêsu Kitô mà!

Sống Lời Chúa: Cái ‘đuôi’ “Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con,” vì là một ‘công thức’, nên dễ bị đọc hay nghe đọc một cách vô hồn, máy móc. Chúng ta sẽ ý thức và xác tín hơn trong từng tiếng vốn đầy mãnh lực mà mình thốt lên ấy.

Cầu nguyện: Lạy Cha, xin ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ, lòng cậy trông vững vàng, và lòng mến yêu sâu sắc. Chúng con nguyện xin, nhờ Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.

Chúa Nhật VII PS 20/5/07 Chúa Thăng Thiên
LÀM NHÂN CHỨNG
“Chính anh em là chứng nhân về những điều này.” (Lc 24,46-53)
Suy niệm: Dựa vào báo cáo dày 1.400 trang về hiện tượng trái đất nóng dần của 2.500 nhà khoa học từ 124 quốc gia, Liên Hiệp Quốc kêu gọi khẩn cấp giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Con số đông đảo nhà khoa học góp chung một tiếng nói cho thấy hiện tượng trái đất nóng dần không còn là suy đoán của ai đó nhưng đã trở thành vấn đề cấp bách khiến các nhà lãnh đạo thế giới phải quan tâm. Cũng vậy, Tin Mừng Phục Sinh không còn là lời chứng của vài cá nhân riêng rẽ, nhưng hơn hai mươi thế kỷ qua hàng hàng lớp lớp các thế hệ chứng nhân đã sống, công bố và dám liều mạng sống mình để minh chứng rằng đó là chân lý cứu rỗi cho mọi người. Chúa Kitô cũng kêu mời bạn gia nhập vào khối người đông đảo đó; Người cũng đang nói với chúng ta: “Chính anh em là chứng nhân về những điều này.”

Mời Bạn: Thời các tông đồ, làm chứng nhân cho Đấng Phục Sinh là động lực tạo sức sống cho cộng đoàn tín hữu. Ngày nay đôi khi người ta coi việc giữ đạo là việc lo cho phần rỗi cá nhân, trong khi đó việc làm chứng trở thành khâu phụ tùy hay là công việc của các thành phần chuyên trách trong Hội Thánh (tu sĩ, giáo sĩ) chứ không phải là của tất cả mọi người.

Chia sẻ: Trong môi trường bạn đang sống, cần làm chứng nhân trong lĩnh vực nào (tôn trọng sự sống, sự công bằng …)?

Sống Lời Chúa: Mọi biến cố, mọi cuộc tiếp xúc đều có thể là cơ hội để tôi giúp người khác khám phá ra Tin Mừng của Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần là nguồn mạch Tình Yêu và là Đấng Ban Sự Sống, xin cho các chứng nhân của Chúa Kitô Phục Sinh được ơn sống vui tươi và luôn trung thành dấn thân trong sứ mạng của mình. Amen.

Thứ Hai 21/5/07HÃY CAN ĐẢM LÊN!

“Trong thế gian, anh em sẽ phải gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian.” (Ga 16,29-33)
Suy niệm: Đức Giêsu đã thắng thế gian, nhưng Người không nói “trong thế gian, anh em sẽ thoải mái, vừa đi vừa huýt gió.” Ngược lại, Người dự báo sự “gian nan khốn khó” cho các môn đệ. Điều này được chứng thực trong suốt lịch sử Giáo Hội. Trong thời đại của chúng ta, không thiếu những sự gian nan khốn khó của các môn đệ Chúa, như các bi kịch của Cha Maximilianô Maria Kônbê, của Tổng Giám Mục Oscar Romero…, và của các tín hữu bị sách nhiễu vì lý do tôn giáo, chủng tộc, văn hoá, ý thức hệ ở nhiều quốc gia. Đức Giêsu vẫn đang tiếp tục nói với các môn đệ Người hôm nay: “Hãy can đảm lên, Thầy đã thắng thế gian.”

Mời Bạn: Không khiếp sợ khi nhìn những mảng tối bao trùm thế giới mình đang sống: chiến tranh, khủng bố, bạo lực, bất công, sự đói nghèo, những tệ nạn…, và nhất là những oan khiên, khốn khó của những con người vô tội. Không có nỗi oan khiên, sự ngược đãi nào vô lý hơn cái chết của Đức Giêsu, nhưng Đức Giêsu đã sống lại, Người đã chiến thắng chính nguồn căn sự dữ – và đó là nền tảng của niềm hy vọng Kitô giáo.

Chia sẻ: Bạn có cách nào để trao ý nghĩa cho những thử thách và đau khổ mà bạn phải chịu để bảo đảm rằng mình thực sự sống đạo?

Sống Lời Chúa: Nếu nghịch cảnh hay những điều đau buồn xảy đến, bạn không rên rỉ hay phiền trách Chúa, phiền trách người; nhưng bạn điềm tĩnh và sáng suốt để vượt qua, trong khi vẫn sẵn sàng tích cực đón nhận và thánh hoá nó, nếu thực tế bạn không thể thay đổi được tình hình.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết nhìn về Chúa để làm sống lại niềm hy vọng, và để múc lấy nghị lực mà đứng vững trong mọi hoàn cảnh đời con. Amen.

Thứ Ba 22/5/07
NHẬN BIẾT THIÊN CHÚA
“Sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Đấng Cha sai đến là Giêsu Kitô.” (Ga 17,1-11a)
Suy niệm: Thời đại tin học này, thông tin không thiếu cho người biết truy cập các nguồn tư liệu. Vấn đề là làm sao chọn lọc và vận dụng đúng đắn các thông tin, bằng không nó sẽ trở thành những kiến thức vô bổ hay có khi gây rối trí, mất giờ. Trên thương trường, chiến thắng thuộc về những ai biết nắm bắt và xử lý thông tin cách chính xác và nhanh nhóng.

Cách nào đó, có thể nói rằng chiến thắng ‘sự sống đời đời’ thuộc về những ai ‘nhận biết và xử lý đúng đắn thông tin về Thiên Chúa Cha và Đức Giêsu Kitô’. Thiết tưởng sự ‘nhận biết’ và ‘xử lý’ ở đây phải đích thực và sâu xa; nó không dừng lại ở chỗ có được thông tin về Thiên Chúa nhưng phải dẫn tới niềm tin vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu Kitô, một niềm tin thúc bách người ta dấn thân trọn vẹn, như tổ phụ Abraham, như Đức Maria, như các Tông Đồ, như các thánh nhân trong lịch sử Kitô giáo …

Mời Bạn: Tôn giáo nào cũng có các tín điều, nghi lễ, các khoản luật. Kitô giáo cũng thế. Tuy nhiên ta cần nhớ rằng theo đạo Kitô trước hết là theo Chúa Kitô. Chúa Kitô phải là đối tượng cho ta khao khát kiếm tìm, học hỏi, hiểu biết và làm chứng cho Người trong cuộc sống.

Chia sẻ: Đâu là chỗ đứng cụ thể của Đức Giêsu trong đời bạn?

Sống Lời Chúa: Tôi đọc Lời Chúa như đang nghe Đức Giêsu nói với tôi. Tôi không đọc vội vàng, nhưng vừa đọc vừa suy ngẫm, và biết dừng lại ở những câu, những chữ đánh động mình cách sâu xa. Tôi muốn tìm trong Lời Chúa những ánh sáng và ý lực soi dẫn và thúc đẩy tôi hành động.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con biết gắn bó với Chúa trong mọi giây phút suốt đời con. Amen.

Thứ Tư 23/5/07
ĐỂ HỌ NÊN MỘT
Bấy giờ, Chúa Giêsu Cầu nguyện: “Lạy Cha Chí Thánh xin gìn giữ các môn đệ trong danh Cha mà Cha đã ban cho Con để họ nên một như chúng ta.” (Ga 17,11-19)
Suy niệm: “Để họ nên một,” đó là khát vọng cháy bỏng của Đức Giêsu đối với cộng đoàn các môn đệ Người. Người đã tận lực xây dựng sự hiệp nhất này. Và trước giờ ra đi, Người tha thiết cầu xin Chúa Cha ban cho các môn đệ sự hiệp nhất này, vì Người biết họ đang bắt đầu đối diện với những thử thách. Người thấy rõ sự yếu đuối của bản tính con người nơi họ, cũng như kẽ hở mà ma quỉ có thể lợi dụng để đánh gục họ.

Mời Bạn: “Nước nào chia rẽ, nước đó sẽ bị diệt vong.” Trong một gia đình, một tổ chức, một cộng đoàn, nếu có sự hiệp nhất thì chắc chắn có sự vững mạnh và phát triển. Ngược lại, sự chia rẽ sẽ làm cho gia đình, tổ chức, cộng đoàn suy yếu hẳn, trở thành ‘mong manh dễ vỡ’. Đàng khác, muốn hiệp nhất, mỗi người phải có lòng khiêm nhường, tôn trọng, yêu thương và sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác. Trong tương quan giữa vợ với chồng, giữa cha mẹ với con cái, giữa bề trên với những người thuộc quyền, mầm mống chia rẽ xảy ra khi cái tôi của người ta lớn quá. Và chúng ta đừng bao giờ quên: “Tất cả chúng ta cùng ăn một Bánh, uống chung một Chén;” sự chia rẽ giữa những người môn đệ Chúa luôn luôn là ‘nỗi đau lòng’ của Chúa!

Chia sẻ: Bạn nghĩ gì về sự hiệp nhất của gia đình, giáo xứ bạn hiện nay? Bạn có thể làm gì để trở thành tác nhân của mối hiệp nhất trong gia đình, trong giáo xứ?

Sống Lời Chúa: Thực hành phương châm “ba tốt”: Nói tốt, nghĩ tốt và làm tốt cho người khác - trong gia đình, đoàn thể, giáo xứ mình. Không nuôi lòng hận thù, đố kỵ, cố chấp, không tranh giành phần hơn, phần đúng về mình.

Cầu nguyện: Cả gia đình cùng hát bài “Xin hiệp nhất chúng con…”

Thứ Năm 24/5/07
XIN HIỆP NHẤT CHÚNG CON
“Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào Con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta.” (Ga 17,20-26)
Suy niệm: Trước giờ chia tay với các môn đệ, ý thức rằng các môn đệ còn ở trong cõi thế ‘gian’ này, Đức Giêsu đã dâng lên Chúa Cha lời nguyện hiệp nhất, để Cha liên kết “tất cả nên một”, chứ không phải để một nên tất cả. Giữa thế ‘gian’ này, cơn cám dỗ ‘một trở nên tất cả’ thật khủng khiếp. Cái tôi kiêu căng ích kỷ luôn thống trị, chế ngự tất cả, len lỏi một cách tinh vi vào trong mọi lãnh vực, kể cả trong mối quan hệ gắn bó nhất là liên hệ vợ chồng, nơi đó lý tưởng “tuy hai mà một” thường bị méo mó thành ‘một này nuốt chửng một kia’. Bản năng thống trị chi phối mãnh liệt. Lời cầu xin của Chúa Giêsu trở thành một di chúc bất hủ cho cộng đoàn các môn đệ Người. Và cũng vì “để họ nên một” mà chính Người đã bằng lòng chịu chết, để liên kết tất cả, không còn là “Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do...”

Mời Bạn: Muốn trở nên thành viên trong gia đình của Chúa, chúng ta cần biểu lộ tinh thần hiệp nhất: hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau. Chúa vẫn hằng yêu thương ta và mong muốn ta sống yêu thương nhau, hiệp nhất trong tình Chúa.

Chia sẻ: Tổng Thống Kennedy nói với các thanh niên Mỹ: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.” Chúng ta có thể vận dụng lời nhắc nhở này vào cảnh vực gia đình, giáo xứ, đoàn thể của chúng ta không? Tại sao?

Sống Lời Chúa: “Cái tôi” là kẻ thù lớn nhất. Chúng ta quyết tâm thúc đẩy “tất cả nên một,” chứ không áp đặt “mình trở nên tất cả.”

Cầu nguyện: Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người....... (Kinh Hoà Bình)

Thứ Sáu 25/5/07 Thánh Bê-đa
ANH CÓ YÊU MẾN THẦY KHÔNG ?
“Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự : Thầy biết con yêu mến Thầy.” (Ga 21,15-19)
Suy niệm: Một buổi sáng, ông thầy dòng ra vườn cầu nguyện. Đứng trước hàng chôm chôm đầy trái, bên cạnh giàn bí với những quả thật lớn, thầy suy nghĩ: “Chẳng biết Chúa có mắt không. Sao trái chôm chôm bé tí thế kia lại mọc trên cành cây to, còn quả bí khổng lồ lại bám vào dây leo tí tẹo? Chẳng hợp lý chút nào.” Đang miên man suy nghĩ, chợt một cơn gió thổi qua, một trái chôm chôm rơi ngay đỉnh đầu. Giật nẩy mình, như vừa tỉnh khỏi cơn mơ, thầy quỳ sụp xuống: “Ôi lạy Chúa, may Chúa có mắt, nếu để trái chôm chôm to bằng quả bí thì đầu con còn đâu!” Thế đấy, Thiên Chúa thấy và biết hết mọi sự. Ngài luôn có lý; và kế hoạch của Ngài luôn tốt đẹp cho chúng ta, vì Ngài YÊU THƯƠNG CHÚNG TA. Dĩ nhiên, Thiên Chúa cũng biết rõ tôi có yêu mến Ngài hay không. Vậy điều quan trọng là tấm lòng của tôi như thế nào đối với Thiên Chúa, cụ thể là đối với Đức Giêsu Kitô, hiện thân của tình yêu Thiên Chúa.

Mời Bạn: Cảm nhận tình yêu của Chúa Giêsu dành cho bạn. Người đã yêu thương bạn đến cùng đó. Và nhìn lại thái độ hững hờ, đôi khi bạc bẽo của mình trước tình Chúa. Ôi, tấm lòng của mình sao chật hẹp quá! Chúa Giêsu cũng đang hỏi bạn có yêu mến Người không. Hãy xin Chúa cho mình có thể thốt lên được với tất cả sự chân thành như Phêrô: “Lạy Thầy, Thầy biết rõ mọi sự. Thầy biết con yêu mến Thầy.”

Chia sẻ: Tại sao Đức Giêsu phỏng vấn Phêrô về lòng mến trước khi trao cho ông sứ vụ mục tử ?

Sống Lời Chúa: Hôm nay tôi cố gắng làm mọi sự vì động cơ yêu thương: vì mến Chúa và vì yêu người.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa biết rõ mọi sự, Chúa biết con CHƯA yêu mến Chúa nhiều. Xin Chúa biến đổi lòng con và cho con biết đáp lại tình yêu của Chúa. Amen.

Thứ Bảy 26/5/07 Th. Philipphê Nêri
PHẦN ANH, HÃY THEO THẦY !
“Giả như Thầy muốn anh ấy còn ở lại cho tới khi Thầy đến, thì việc gì đến anh? Phần anh, hãy theo Thầy.” (Ga 21,20-25)
Suy niệm: Thời đại ngồn ngộn thông tin hôm nay dễ làm nhiều người ‘quáng gà’. Mỗi ngày thêm hàng núi tin mới. Đọc tin này ‘lây’ sang tin kia, nhiều kẻ ‘đi lạc’ trên mạng bỗng giựt mình tự hỏi mình đọc những tin này để ứng dụng gì cho công việc của mình. Đó là cái ‘bẫy’ của thời đại phổ cập Internet, và những kẻ thơ ngây mắc bẫy thường là những kẻ tò mò, muốn biết chỉ để mà biết suông. Hai ngàn năm trước khi Internet được phát minh, Đức Giêsu đã khuyên Phêrô đừng tò mò kiểu mất giờ vô bổ đó. Chuyện của Gioan thì mắc mớ gì đến anh? Anh cứ lo phần việc của anh, đó là: hãy theo Thầy! Sâu xa hơn, trong bối cảnh Phêrô vừa mới được báo trước rằng “anh sẽ được dẫn đến nơi anh chẳng muốn”, lời nói thẳng thắn của Đức Giêsu còn nhắc nhở Phêrô rằng mỗi người môn đệ có một phần số, và thật là vô nghĩa việc so sánh xem ai ‘tốt số’ hay ‘xấu số’ hơn ai. Nói cách khác, chỉ có một điều quan trọng thôi, đó là: hãy theo Thầy! Theo Thầy thì ở đâu, làm gì, được gì, bị gì... cũng vẫn là tốt nhất!

Mời Bạn: Chuyên chăm nhìn vào Đức Giêsu và lấy Người làm trọng tâm của đời sống mình. Tâm niệm rằng hoàn cảnh tốt nhất cho tôi là hoàn cảnh Chúa muốn đặt tôi vào đó.

Chia sẻ: Bạn nghĩ câu chuyện Phêrô được Chúa nhắc nhở có còn tính thời sự cho chúng ta hôm nay không?

Sống Lời Chúa: Vượt lên trên những cách suy nghĩ quá ‘nhân loại’ liên quan đến việc phân bố nhân sự trong cộng đoàn Giáo Hội: chẳng hạn, chức cao / chức thấp, việc sang / việc hèn, nhiệm sở ‘béo’ / nhiệm sở ‘gầy’...

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin cho con vượt qua những tò mò vô bổ, những so sánh nhỏ nhen, để chỉ hướng nhìn về Chúa và trung thành theo Chúa mà thôi. Amen.

Chúa Nhật 27/5/07 Lễ Hiện Xuống
SỨ MẠNG TRONG THÁNH THẦN
“Bình an cho anh em. Như Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em.” (Ga 20,19-23)
Suy niệm: Đầu tháng tư vừa qua, vợ chồng tỉ phú Bill Gates đã sang thăm Việt Nam, ủng hộ lập quĩ vắcxin tiêm chủng mở rộng cho dân chúng. Ông bà đã đem lại niềm vui và hy vọng cho sức khoẻ của nhiều người. Một nghĩa cử thật đẹp và thật cảm kích! Nhưng nói cho cùng, vợ chồng Bill Gates đã chỉ trao tặng một phần rất nhỏ số tiền mà họ có được, rồi họ đã ra đi, và thiện ích mà họ để lại cũng chỉ thật giới hạn xét trên mọi phương diện. Ta sẽ cảm kích đến mức nào đây trước nghĩa cử của một nhân vật xuất hiện cách đây hơn hai ngàn năm: Đức Giêsu Kitô! Người đã đến để trao chính mình Người cho toàn nhân loại này, và sự chữa trị mà Người đem lại là sự chữa trị toàn diện (thể lý lẫn tâm linh), nhất là sự chữa trị ấy và chính bản thân Người vẫn tiếp tục hiện diện và tác động qua cộng đoàn các môn đệ Người, trong Chúa Thánh Thần, và xuyên qua các thế hệ.

Mời Bạn: Chính chúng ta, những môn đệ của Đức Giêsu, cùng với Chúa Thánh Thần, đảm nhận sứ mạng làm cho sự hiện diện và sự chữa trị của Đức Kitô tiếp tục làm việc trong thế giới chúng ta hôm nay. “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em!”

Chia sẻ: Chúa Phục Sinh sai các môn đệ ra đi làm sứ mạng trong và với Thánh Thần (không bao giờ có chuyện “Thần Khí Chúa đã sai tôi đi” như lời của một bài hát nào đã được sử dụng rộng rãi cách thơ ngây và đáng tiếc). Tại sao để thi hành sứ mạng của Chúa Giêsu chúng ta cần gắn bó không rời với Chúa Thánh Thần như vậy?

Sống Lời Chúa: Chân thành xin ơn Chúa Thánh Thần trước mỗi khi làm việc.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Thánh Thần, xin xuống tràn ngập trong tâm hồn các tín hữu, để Hội Thánh Chúa Kitô hôm nay thật sự là Hội Thánh của sứ mạng loan báo Tin Mừng. Amen.

Thứ Hai 28/5/07
KHO TÀNG TRÊN TRỜI

“Hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được kho tàng trên trời.” (Mc 10,17-27)
Suy niệm: Đó là lời Đức Giêsu mời gọi người thanh niên giàu có tốt lành (vì anh đã giữ các điều răn từ thuở nhỏ) thoát ly khỏi những ràng buộc bởi của cải vật chất để đạt được điều duy nhất mà anh còn thiếu: Nước Trời. Đồng tiền liền khúc ruột, nên người ta không dễ rứt ra khỏi nó để chia sẻ cho những người túng thiếu. Tệ hơn nữa, tiền bạc của cải nhiều khi làm người ta trở thành hoàn toàn mù quáng và sẵn sàng vi phạm đạo đức và công bằng: tham nhũng, hối lộ, trộm cắp, lừa đảo, buôn gian bán lận, mại dâm… Của cải vật chất là phương tiện chứ không là cứu cánh của cuộc đời. Người ý thức được giá trị vĩnh cửu là Nước Trời sẽ không làm ngơ trước người nghèo, không tham việc mà bỏ các việc đạo đức, không ‘xâm’ mình làm những việc bất công bất chính.

Mời Bạn: Nhìn lại thái độ của mình đối với người nghèo. Những đóng góp của mình cho các công cuộc xã hội, chẳng hạn việc hưởng ứng quỹ bác ái xã hội của HĐGMVN? Công việc làm ăn của bạn có gì mờ ám, thiếu trung thực không?

Chia sẻ: Bạn hãy nêu vài ‘người thật việc thật’ sống tinh thần siêu thoát ‘đói cho sạch rách cho thơm’ mà bạn biết.

Sống Lời Chúa: Bạn không từ chối, dù ít, khi có người nghèo đến với mình. Người nghèo chính là địa chỉ để gặp Chúa. Đồng thời, chúng ta cố gắng không để công việc làm ăn ngốn hết thời giờ của mình; cần quan tâm đến việc cầu nguyện, tham dự phụng vụ, bí tích… một cách đàng hoàng sốt sắng.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin giúp con biết hướng về những thực tại Nước Trời, để con có đủ sáng suốt và dũng cảm từ chối những tiền của bất chính, và biết sống liên đới với người nghèo. Amen.

Thứ Ba 29/5/07
ĐỘNG CƠ NÀO THÚC ĐẨY?

“Vì Thầy và vì Tin Mừng.”(Mc 10,28-31)
Suy niệm: Phêrô hỏi đi theo Thầy sẽ được gì, Đức Giêsu hứa sẽ được “gấp trăm” và nhất là “sự sống đời đời”. Có vẻ Chúa đang khôi hài với Phêrô khi hứa “gấp trăm”. Ta đừng vội tưởng bở, vì các môn đệ có được gì về vật chất đâu. Đức Giêsu còn hứa sẽ cho họ “sự ngược đãi” - điều này thì thật đúng, để họ ý thức rằng việc theo Chúa không phải để kiếm sự an nhàn, thống trị, vinh quang. Chỗ khác, Chúa còn nói: “Ai muốn theo Ta, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16,24). Sự từ bỏ của người môn đệ chỉ có giá trị thật khi động lực của nó là “vì Thầy và vì Tin Mừng,” chứ không vì một động cơ thấp hèn nào đó. Ta hiểu vì sao nhiều môn đệ rút lui không theo Đức Giêsu nữa (cf. Ga 6), hay chàng thanh niên giàu có kia đã tiu nghỉu bỏ đi vì không dám chấp nhận từ bỏ của cải (cf. Mt 19, 16-22).

Mời Bạn: Trả lời câu hỏi của một chủng sinh ở Đại Chủng Viện Huế mới đây (12.4.2007) về lý do tại sao Giáo Hội Pháp ít ơn gọi linh mục, Cha Phillippe Bordeyne, khoa trưởng Thần học Học Viện Công Giáo Paris cho rằng có thể một phần vì đời sống linh mục bên Pháp ở dưới mức trung bình và ít được quí trọng, nên ít hấp dẫn người trẻ! Câu trả lời chân thành này làm ta nghĩ về tình trạng dồi dào ơn gọi của Giáo Hội Việt Nam chúng ta, có chắc rằng động lực luôn luôn là vì Chúa và vì Tin Mừng ???

Sống Lời Chúa: Trong mọi việc, bất luận bạn là ai, ước gì bạn luôn luôn làm với một động cơ siêu nhiên: để vinh danh Chúa và phục vụ con người. Công việc đó, dù nhỏ bé, sẽ có giá trị lớn lao trước mặt Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đừng để con chọn đứng hàng chót vì mong được Chúa đưa lên hàng đầu, nhưng trong mọi việc con làm, xin cho con luôn biết làm chỉ vì muốn phụng sự Chúa và phục vụ tha thân. Amen.

Thứ Tư 30/5/07
THÍ MẠNG VÌ YÊU THƯƠNG

“Này chúng ta đi Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp.” (Mc 10,32-45)
Suy niệm: Hôm 16/4/2007, tại trường Đại Học Virginia Tech, chàng sinh viên Nam Hàn Cho Seung-Hui, 23 tuổi, đã mang súng vào trường và nã đạn tàn sát 32 người. Chính anh cũng tự sát. Một sự kiện chấn động nước Mỹ và thế giới. Thế giới vốn đã rối càng thêm rối beng! Hành động giết người man dại của chàng trai trẻ tội nghiệp ấy được nhiều người mô tả là xuất phát từ một lòng thù hận kinh niên (một vấn đề tâm thần nghiêm trọng). Anh hận đời, hận người; anh thấy tất cả bế tắc và liều mình giải quyết bế tắc ấy theo cách của anh! Người ta tự hỏi không biết nơi trái tim chàng trai này có chút dấu vết nào của yêu thương không.

Đức Giêsu nói: “Này chúng ta đi Giêrusalem, và Con Người sẽ bị nộp.” Người cũng liều mình, không tiếc mạng sống mình, nhưng là liều mình vì yêu thương! Tình yêu là động lực để Người sống và chết.

Mời Bạn: Thảm kịch của chàng sinh viên nói trên chỉ là một thảm kịch thêm vào cho thế giới vốn đã đầy dẫy những thảm kịch. Chúng ta dễ thở dài, ngao ngán… Nhưng đây là thế giới mà Thiên Chúa đã yêu thương đến nỗi trao ban Con Một, và người Con Một ấy đã yêu thương đến nỗi liều mạng sống. Tựa vào tình yêu Thiên Chúa, chúng ta vẫn hy vọng và tin tưởng làm sứ mạng gieo rắc yêu thương cho thế giới này.

Chia sẻ: Bạn có thể làm những gì cụ thể để tình yêu được lan toả nhiều hơn nơi môi trường mình sống?

Sống Lời Chúa: Mỗi ngày bạn chấp nhận một số hy sinh, bỏ mình, có thể bé nhỏ thôi, nhưng cần thiết, để minh chứng mình là môn đệ Chúa Giêsu, Đấng đã chết vì yêu.

Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin thêm cho con lòng quảng đại, để con vượt qua những nhỏ nhen, và biết sống cho Chúa, cho tha nhân nhiều hơn. Amen.

Thứ Năm 31/5/07
Đức Maria đi thăm viếng Bà Êlisabét

MARIA Ở LẠI …

“Bà Maria ở lại với Bà Ê-li-sa-bét độ ba tháng, rồi trở về nhà.” (Lc 1,39-56)

Suy niệm: Cuộc sống đa đoan ngày nay dễ khiến con người nôn nóng, vội vàng, chạy đua với thời gian. Việc đạo đức có khi trở thành qua loa chiếu lệ. Mối quan hệ với tha nhân nhiều lúc trở nên hời hợt, nặng tính xã giao. Người ta ít có thời giờ để “ở lại” với nhau, như Đức Maria đã thăm viếng và ở lại với Bà Ê-li-sa-bét. Biết dành thời gian ở lại với một ai đó đang cần đến mình, quả là một cử chỉ sống động của yêu thương và phục vụ. Đức Maria là mẫu gương tuyệt vời dạy ta biết quan tâm và ở lại với nhau, ba tháng hay 15 phút tuỳ hoàn cảnh, miễn là ta tận tình và không so đo tính toán. Chúa Giêsu cũng đã “ở lại” với hai môn đệ trên đường Em-mau, và đưa các ông trở lại Giê-ru-sa-lem với sứ vụ của mình.

Mời Bạn: “Cỡi ngựa xem hoa” không phải là cách sống đạo. Phải biết tận tình với Chúa và với nhau. Phải biết “ở lại”. Biết lắng nghe một bệnh nhân tâm sự cũng là góp phần chữa lành họ. Khuyên bảo một người chồng, động viên một người vợ, chính là góp phần vào hạnh phúc của họ. Biết người khác cần mình, đó là một Tiếng Gọi, đừng ích kỷ chối từ.

Chia sẻ: Đáp lễ một lời mời là chuyện bình thường, nhưng điều gì thường làm ta khó tự ý và mau mắn đi thăm viếng một ai đó?

Sống Lời Chúa: Biết quan tâm đến người, tìm đến với người, chìa tay ra cho người, ở lại với người, nhất là những ai đang cần đến bạn, những ai cô thân cô thế, những ai không dám ngỏ lời, những người bị đời quên lãng, bỏ rơi… Cùng Mẹ Maria, học và tập với Chúa Giêsu bài học yêu thương phục vụ.

Cầu nguyện: Lạy Mẹ, Mẹ đã đến thăm và ở lại với Bà Ê-li-sa-bét. Xin cho chúng con biết viếng thăm và ở lại với những ai cần đến chúng con. Amen.

Chương trình một giờ kinh tối
Tìm một giờ thích hợp cho cả gia đình họp nhau đọc kinh tối trước khi đi ngủ trong khoảng 15 phút.

Người hướng dẫn nêu ý cầu nguyện cho giờ kinh (... giỗ chạp, bổn mạng, sinh nhật, kỷ niệm ngày thành hôn, khi có người đau, đi xa, thi cử ....)
Khai mạc giờ kinh: Đọc hoặc hát kinh Chúa thánh Thần

Thinh lặng xét mình trong giây lát (cha mẹ có điều gì nhắc nhở con cái, vợ chồng con cái xin lỗi nhau ...) rồi đọc kinh thú nhận.

Đọc một đoạn Lời Chúa và bài suy niệm (khuyến khích dùng “5ph/ngày cho Lời Chúa”)

Xướng một mầu nhiệm Mân Côi và đọc một kinh Lạy Cha, mười kinh Kính Mừng và một kinh Sáng Danh rồi đọc: Lạy Chúa Giêsu xin tha tội cho chúng con... và kinh Lạy Nữ Vương.

Đọc kinh Vực Sâu hoặc: Chúng con cậy vì danh Chúa ... để cầu cho người thân đã qua đời

Hát kính Đức Mẹ hoặc Thánh Giuse (thứ 4)

Kinh Trông Cậy và Bốn Câu Lạy.

Một Đan Sĩ