Dan Lee
05-09-2007, 09:39 PM
Tháng Hoa và Mẹ tôi
Tháng Năm, tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ lại về, làm tôi nhớ đến Mẹ tôi và liên tưởng đến một kỷ niệm đẹp thời niên thiếu.
Hồi đó, mỗi năm đến tháng Hoa, đối với tôi là cả một tháng tìm tòi sáng kiến để trang trí bàn thờ Đức Mẹ. Mẹ tôi giao “công tác” trong tháng Năm cho tôi là trang trí bàn thờ, chưng hoa đèn nến cho bốn lần đọc kinh dâng kính Đức Mẹ tại nhà tôi.
Công việc không có gì là to lớn cho lắm, nhưng tôi cũng muốn chứng tỏ cho gia đình, nhất là Mẹ và bà con trong xóm biết đến khả năng “có hoa tay” của tôi. Tôi dặn Mẹ mua đủ thứ giấy màu, đèn, nến…để tuỳ nghi xử dụng.
Tôi cắt giấy bìa cứng làm sườn rồi dán giấy màu lên. Lúc thì làm theo kiểu nhà thờ có mái vòm, lúc kiểu khác như cửa tam quan, hay có lúc như dáng một chiếc thuyền. Thực ra cũng không phải là sáng kiến của tôi, mà là “copy” lại những kiểu mẫu trang trí bàn thờ Đức Mẹ trong nhà thờ, hay dựa theo những bức ảnh trong báo rồi sửa đổi đôi chút cho dễ làm. Buổi chiều tối hôm đọc kinh, tôi đã chuẩn bị xong bàn thờ, chỉ còn kiếm ít hoa chưng lên nữa là xong. Tôi lấy chiếc xe đạp cũ kỹ chạy một vòng đến nhà mấy anh em bà con hàng xóm, xin mỗi thứ một ít rồi đem về chưng lên bàn thờ.
Nhìn tôi loay hoay xếp dọn, Mẹ chỉ mỉm cưòi không nói gì cả, tôi hiểu là Mẹ rất bằng lòng. Sau giờ đọc kinh, bà con còn ngồi lại chuyện trò giải trí, uống bát nước trà, ăn miếng kẹo lạc…Lần nào tôi cũng được bà con khen lấy khen để về cái bàn thờ Đức Mẹ. Tôi biết là họ khen thực chứ không phải là nịnh mà thôi, vì tối nào trong Tháng Năm, tôi và em gái cũng theo Mẹ đi đến từng nhà để tham dự giờ đọc kinh, hầu hết nhà nào cũng chỉ trang trí hoa đèn nến mà thôi, chứ không trang trí bàn thờ một cách đặc biệt đầy “màu sắc, kiểu cách” như nhà tôi cả.
Tôi không biết chắc là Mẹ có chủ tâm gì không, nhưng quả tình sau mấy năm tích cực trong công tác đó, thì lòng sùng kính Đức Mẹ trong tâm hồn tôi tăng triển lên rất nhiều. Rồi đi đâu, tôi cũng xem chừng bàn thờ Đức Mẹ để “lấy kiểu”, để ý đến những bài suy niệm, những bài thánh ca về Đức Mẹ và ngay cả chương trình một buổi đọc kinh rồi về “học lại” cho Mẹ nghe. Mẹ sẵn sàng làm theo ý tôi và còn khuyến khích tìm hiểu thêm nữa.
Càng lớn lên, tôi càng nhận ra người Mẹ của tôi thật tuyệt vời, từ trong cách cư xử, xếp đặt việc nhà đến tình thương dành cho con cái. Tuy vậy cuộc đời của Mẹ đầy gian nan và đau khổ.
Như bao cô thôn nữ khác, Mẹ lấy chồng chưa tròn hai mươi tuổi, và ở xã hội thời bấy giờ vào thập niên Bốn Mươi, miền Bắc, Việt Nam, Mẹ cũng chiụ bao nhiêu sự cực nhọc từ công việc ruộng đồng đến cáng đáng gia đình nhà chồng. Mẹ luôn âm thầm chịu đựng ngay cả những bất công phi lý của cảnh Mẹ chồng nàng dâu, anh chị em nhà chồng mà ca dao Việt Nam đã diễn tả một cách rõ ràng chẳng úp mở:
“Một trăm ông chú không lo,
“Lo vì một nỗi mụ O nỏ mồm”!…
Thế rồi chính biến 1954 xảy ra, sau những khó khăn, cha mẹ tôi đã theo chân được nhiều người khác bỏ làng xóm, lên đường vào Nam với trên tay hai đứa con thơ. Cha tôi lâm bệnh nặng trong những ngày tháng đầu tiên ở một miền đất vừa khai hoang xa lạ đầy chướng khí, chẳng có được mấy người ruột thịt thân thích, vì hầu hết bà con Nội Ngoại đều ở lại nơi quê Cha đất Tổ, chỉ có chú và bác cùng đi, mà cả hai đều độc thân cả. Một mình Mẹ vừa phải lo cho hai đứa con, vừa săn sóc cho Cha tôi. Có lần một người bạn quen đồng cảnh ngộ người ngoại đạo đã khuyên Mẹ, nên bỏ lại hai đứa con cho ông chồng bệnh hoạn “thế nào cũng có người lo”, rồi tìm bến khác neo thuyền cho cuộc đời bớt khổ cực, thế nhưng Mẹ đã trả lời cho người bạn đó rằng:
-Mình là người có Đạo, lấy chồng là theo chồng, dù cực khổ thế nào cũng chịu chứ không thể như bên lương được!
Và Mẹ đã can đảm chiụ đựng suốt cuộc đời như thế. Những năm tháng tiếp theo, Cha tôi luôn đau ốm, Mẹ lo lắng nghĩ rằng vì khí hậu những vùng mới khẩn hoang không tốt, nên xếp đặt gia đình dời cư đi vùng khác. Vốn liếng không có và cũng không quen để tới những miền thành thị, loanh quanh từ Phan Thiết ra Bình Tuy rồi lên tận Đức Minh, Buôn-mê-thuột. Cuối cùng gia đình tôi cùng hai chú bác định cư tại Bình Giã, một vùng đất đai tương đối phì nhiêu, nhưng cũng là một trong những vùng mới khai hoang. Lúc đó, chính phủ miền Nam rất quan tâm đến những người dân di cư, từ miền Bắc vào Nam để tránh nạn Cộng sản, nên gia đình tôi cũng như mọi gia đình khác, được trợ cấp nhà ở, thực phẩm cho những năm đầu mới định cư.
Mẹ tôi vừa chăm sóc mảnh vườn nhỏ, vừa đi tới những vùng lân cận như Xuân Sơn, Ngãi Giao để làm thuê kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Không biết có phải vì chưóng khí của vùng đất hoang hay không mà liên tiếp mấy năm sau bác tôi cũng ngã bệnh và qua đời. Mẹ tôi cũng là người đã săn sóc thuốc thang cho bác vào những ngày cuối cùng.
Chị em tôi lớn lên trong sự tảo tần của Mẹ. Là đàn bà, Mẹ làm bất cứ một công việc nặng nhọc nào mà đúng ra phải là sức đàn ông mới đương nổi. Có lúc Mẹ cũng kiệt sức vì yếu đuối. Lần đó, chị em tôi cũng khá lớn và đều đi học cả, một mình Mẹ gánh mạ ra đồng cấy lúa. Buổi chiều mưa to gió lớn, có người từ ruộng về ghé qua nhà nhắn Cha tôi là: Mẹ trúng gió ngoài ruộng. Chị và anh tôi vội vã choàng áo mưa chạy ra đồng đưa Mẹ về. Quả thực tôi không thể tưởng tượng được sự đau đớn Mẹ phải chiụ. Mẹ kêu van đau đớn ở các khớp xưong tay chân, nhất là hai cổ tay. Hồi đó tôi không hiểu Mẹ bị đau bệnh gì cả. Chị tôi chạy đi mời Y sĩ đến khám bệnh chích thuốc cho Mẹ. Cơn đau làm Mẹ rên rỉ suốt cả đêm, đây là lần đầu tiên tôi nghe Mẹ rên rỉ vì đau bệnh, từ trước tới giờ chưa bao giờ Mẹ than van một lời, ngay cả những lúc sốt nặng.
Theo yêu cầu của Mẹ, Cha tôi cho mời Cha xứ đến để xức dầu Thánh, chiụ các phép cho Mẹ rước Mình Thánh Chúa. Thấy Cha xứ và bà con đông đủ đọc kinh cho Mẹ, tôi cứ nghĩ là Mẹ sẽ chết, vì từ xưa tới nay, ở trong làng, chỉ có những người bệnh nặng sắp chết mới mời Cha xứ đến xức dầu, giải tội. Tôi lặng lẽ ngồi khóc cuối chân giường Mẹ nằm. Tôi cầu xin Đức Mẹ hãy ban ơn cho Mẹ khoẻ lại. Lúc đó, tôi cầu nguyện thật tha thiết, tôi tin rằng chỉ có Chúa và Đức Mẹ mới cứu được Mẹ tôi mà thôi. Tôi cũng nghe loáng thoáng tiếng xì xầm của bà con, người thì bảo rán chịu đến sớm mai kêu xe đò chở đi bệnh viện tỉnh, người thì bảo e không qua khỏi đêm nay. Tôi còn nhỏ, chẳng biết làm gì chỉ khóc và cầu nguyện cho đến khi ngủ thiếp đi.
Mẹ tôi được đưa đi bệnh viện vào sáng sớm hôm sau, và chỉ hơn một tuần lễ nằm bệnh viện, Mẹ khoẻ hơn, rồi lại trở về tiếp tục công việc thường ngày như là chưa bao giờ bệnh hoạn cả.
Mấy năm sau, chị em tôi cũng đã khôn lớn, chị tôi đã quán xuyến được việc nhà giúp Mẹ, rồi chị cũng lấy chồng. Gia đình tương đối đỡ cơ cực thì Cha lại bệnh nặng và chẳng bao lâu thì mất. Tôi thương Mẹ, luôn âm thầm chịu đựng chẳng bao giờ than van một điều.
Tôi đã từng nghe một bà cô, em họ Cha tôi nói: “Người khác thì chỉ lấy một chồng, chứ Mẹ tụi bay thì lấy những ba chồng”!
Quả là bà cô đã nói cường điệu mà đúng! Lấy chồng gánh vác nhà chồng, vất vả lo cho con cái, lại còn lo thêm cho chú và bác nữa, chắc chẳng mấy ai như Mẹ tôi. Lúc chú bệnh nặng, tôi rất thương Mẹ, nhớ lại Mẹ đã chiụ khó thuốc thang săn sóc cho Bác, cũng như cho Cha suốt mấy năm trời, giờ lại đến phiên Chú, lúc này tôi cũng đã khôn lớn, tôi thay thế cho Mẹ rất nhiều để đỡ đần cho Mẹ trong việc thuốc thang cho Chú. Mặc dù vậy, Mẹ vẫn qua lại thường xuyên để trông nom coi sóc hỏi han cho đến lúc Chú mất.
Đôi khi tôi cũng tự hỏi không hiểu sao Mẹ lại có một sức chịu đựng đến như thế. Tôi nghĩ chỉ còn một cách giải thích: “ Mẹ quá nhiều tình cảm”. Nhạc sĩ Y Vân đã diễn tả tượng hình về tình thương của một bà Mẹ rất cảm động và dễ hình dung hơn cả:
“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình…”
Tôi cũng hiểu và biết rằng có một sức mạnh khác giúp cho Mẹ vượt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc đời, đó là Mẹ thường ngày đi xem lễ, luôn cầu nguyện và lần hạt. Chính vì tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên đó, Mẹ cũng luôn nhắc nhở con cái đi xem lễ, đọc kinh, xưng tội vào các dịp lễ trọng. Tôi cũng là người tế nhị sớm nhận ra tình thương và sự hy sinh của Mẹ nên luôn giúp cũng như nghe theo lời khuyên của Mẹ. Tôi gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể từ lúc xưng tội lần đầu và sinh hoạt mãi cho đến lúc trở thành một Huynh Trưởng, rồi cuối cùng là Đoàn trưởng. Tôi nghĩ sở dĩ có ơn bền đỗ như vậy có lẽ là nhờ lời cầu nguyện của Mẹ, chẳng những luôn nhắc nhở những ngày lễ trọng, những sinh hoạt thường xuyên hàng tuần mà còn khuyên bảo những điều đạo đức khác nữa. Lúc đó các anh chị tôi đã lập gia đình, chỉ còn đứa em gái và tôi ở chung với Mẹ, công việc gia đình nhiều khi rất bận rộn, nhưng tất cả các công tác sinh hoạt đoàn thể, Mẹ đều cho phép và khuyến khích tham gia. Mười mấy năm trời từ một em Ấu nhi trở thành Đoàn trưởng, tôi chẳng bao giờ nghe Mẹ phàn nàn một điều gì về việc để nhiều thì giờ vào các sinh hoạt đoàn thể. Trái lại Mẹ còn quan tâm đến giờ giấc hội họp của tôi nữa. Có một lần vào vụ mùa gặt lúa, tôi xin phép Cha Tuyên Úy cho các Huynh trưởng được nghỉ một buổi sáng họp Chủ nhật thường lệ. Sáng Chủ nhật đó, tôi còn nghe nhạc đọc sách, Mẹ nhẹ nhàng nhắc khéo:
-Gần đến giờ họp rồi, liệu chừng trễ các em nó cười cho!
Tôi thực sung sướng và cảm động xen lẫn phần nào ân hận đã không nói với Mẹ từ hôm qua, để Mẹ biết sáng hôm nay nghỉ họp.
Bản tính Mẹ ít nói, không nhiều chuyện, nên Mẹ cũng khuyên bảo tôi trong lúc sinh hoạt, giao tiếp nhiều người phải ý tứ ăn nói: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”; “Bệnh là bởi miệng vô, hoạ là bởi miệng ra”; “Nghe nhiều thì học được nhiều, nói nhiều thì mang vạ nhiều”…những lời đó thực ra tôi cũng đã được học ở trường lớp hay đọc trong sách vở rồi, nhưng nghe từ miệng Mẹ nói tôi ghi nhớ vào trong tâm trí và cảm thấy quí báu vô ngần.
Lòng đạo đức và tình thương của Mẹ ảnh hưởng đến cuộc đời tôi rất nhiều, tôi luôn chứng tỏ cho Mẹ thấy tôi nghe lời và cố gắng sống theo gương Mẹ. Sức khoẻ Mẹ theo ngày tháng càng lúc càng kém, còn tôi càng ngày càng lớn lên, tuy vậy Mẹ cũng vẫn luôn săn sóc tôi như thuở tôi còn bé vậy. Những lần tôi cảm mệt, không muốn ăn cơm, Mẹ đi ra phiên chợ nhỏ đầu làng mua ít bánh mướt hay tô bún riêu. Buổi chiều tối nào từ ruộng về mà trời mưa to gió lạnh, Mẹ đã nấu sẵn nước nóng cho tôi tắm rửa để đỡ lạnh. Tôi rất thích ăn cháo cá hoặc chè đậu xanh mỗi buổi tối, Mẹ biêt ý nấu cháo hay chè vài ba lần một tuần. Thỉnh thoảng, buổi tối đi họp về khuya, cả nhà ngủ cả, tôi thấy nồi cháo còn nóng sốt trên bếp, vừa ăn vừa rưng rưng nước mắt nghĩ Mẹ thương mình vô cùng.
Càng lớn lên, tình thương của Mẹ càng làm cho tôi thấy thấm thía tình Cha nghĩa Mẹ trong câu ca dao:
“Công Cha như núi Thái sơn
“Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…
Và lòng đạo đức của tôi có được chắc chắn nhờ ở tình thương đó. Sự nhạy cảm của tâm hồn làm tôi thông cảm và hiểu Mẹ ngay từ hồi còn nhỏ. Những buổi tối theo Mẹ đi đọc kinh luân phiên trong tháng Hoa hoặc tháng Mân Côi, cho đến bây giờ vẫn còn gây xúc cảm cho tôi những khi nhớ đến Mẹ. Hầu như tôi đặt trọn tâm tình vào từng lời kinh câu hát trong những buổi đọc kinh đó. Ngồi kề bên Mẹ, tôi nghe từng hơi thở, từng cung giọng Mẹ cất lên. Lời Mẹ hát tôi nghe như Mẹ đang tha thiết nài van:
“Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn, Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn. Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương, và tràn lan gai góc vướng trên con đường…”Tôi có cảm tưởng Mẹ đang buồn, vì quả thực cuộc đời Mẹ phải cực khổ quá nhiều. Tuy vậy, ở nhà cũng có lúc tình cờ tôi nghe Mẹ hát nho nhỏ một mình:
“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa Mẹ Đồng trinh”…
Những lúc đó, tôi biết Mẹ đang vui, tự nhiên tôi cũng cảm thấy niềm vui tràn ngập trong lòng. Từ những tâm tình của tôi với Mẹ, và với những lời kinh tôi gần gũi với Đức Mẹ hơn, tôi thấy Mẹ tìm sự an ủi nơi Đức Mẹ, phó thác tất cả cho Đức Mẹ. Lời kinh : “Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ mà Mẹ chẳng nhậm lời”…Ngày nào cũng được đọc lên, tôi nghe thật thân tình. Tôi có cảm tưởng Đức Mẹ đang hiện thân trong Mẹ vậy, bởi vì chính Mẹ đã cho tôi những gì Mẹ có.
Sự liên tưởng đó, bây giờ lớn lên tôi mới cảm nghiệm đươc, Đức Mẹ Maria chính là một người Mẹ thực sự của mỗi người, mặc dù ai cũng có một bà Mẹ sinh ra mình, nhưng diễm phúc hơn nữa có Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chung của mỗi người. Tôi nghĩ tình thương của Mẹ Maria cũng như của các bà Mẹ rất giống nhau : thương con, lo lắng cho con, để ý từng nụ cười giọng nói, nghe ngóng từng nhịp đập của quả tim con…
“Mẹ là suối mát…Mẹ là trăng thanh…Mẹ là hy vọng…”
Bài Thánh ca này ca tụng Đức Mẹ, nhưng mỗi lần nghe hát, tôi cứ tưởng tượng tác giả cùng một lúc diễn tả một người Mẹ siêu nhiên và một người Mẹ bình thường trong tất cả những bà Mẹ. Có lẽ sự khác biệt là Đức Mẹ đã được hiển Thánh, được Thiên Chúa lựa chọn trong số những bà Mẹ để trở nên Đấng cao trọng, làm Mẹ của Đấng Cứu Thế.
Trong các tước hiệu về Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là tước hiệu tôi cảm thấy sống động, gần gũi, gợi tình âu yếm Mẹ con hơn cả. Không biết có phải tại vì từ thuở nhỏ, tôi thường hay nhìn xem bức ảnh cổ truyền: Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, một bên chân sút cả dép làm cho tôi có ấn tượng đó hay không. Tôi đã đọc lời giải thích về nguồn gốc bức ảnh cổ truyền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ý nghĩa của bức ảnh đó. Thế nhưng tôi vẫn có một cảm nghĩ riêng về bức ảnh:
Một bà Mẹ rộng lượng, dễ dãi, đơn sơ thực thà cũng như bao nhiêu bà Mẹ khác vậy. Rộng lượng trong ân tình, ân nghĩa. Dễ dãi trong nghiêm phép phân minh. Đơn sơ trong sự kín đáo tế nhị và thực thà trong sự khôn ngoan chính chắn.
Bức ảnh gây tác động trong tâm hồn tôi rất nhiều, đến nỗi từ ngày xa cách Mẹ tôi, thì bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tôi luôn giữ bên mình bất cứ lúc nào. Tôi tin rằng Đức Mẹ luôn gìn giữ cứu giúp tôi, cũng như Mẹ tôi luôn nhớ và cầu nguyện cho tôi vậy.
Năm nay Mẹ tôi đã bảy mươi tuổi, không biết Mẹ còn sống được bao lâu nữa. Mặc dù đã trưởng thành, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện không còn Mẹ nữa, tôi cảm thấy hơi xót xa nhớ đến hai câu thơ của Thầy Nhất Hạnh:
“Tôi thấy tôi mất Mẹ
“Mất cả một bầu trời”…
Tôi không thể nào quên được những ngày tháng sống bên Mẹ, Mẹ đã lo lắng cho tôi như thể tôi mãi mãi là một đứa bé con. Ngay cả tôi lúc đã là một thanh niên, tôi vẫn luôn quấn quít bên Mẹ, mong đem niềm vui đến cho Mẹ. Những lần Mẹ nằm bệnh, tôi lấy thuốc bưng nước cho Mẹ, dù đêm khuya, Mẹ muốn chút nước trà nóng, tôi vẫn đun củi nấu nước cho ấm lên. Đôi khi, nửa đêm tôi thức dậy đến bên giường Mẹ xem chừng giấc ngủ, có lẽ Mẹ mệt nên ngủ quên buông mùng, tôi nhẹ nhàng đắp chiếc chăn mỏng buông mùng xuống cho Mẹ.
Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi một người Mẹ thật hoàn toàn, mặc dù cả cuộc đời có nhiều gian nan, thử thách, đau khổ, nhưng luôn luôn vẫn tận tuỵ với gia đình, luôn chuyên tâm cầu nguyện, nêu gương cho con cái. Gia tài vật chất của Mẹ để lại chẳng được bao nhiêu, nhưng về tinh thần, tôi nghĩ rằng đó là tất cả hành trang tôi cần cho cuộc lữ hành tìm về quê thật, ở nơi miền đất đầy chông gai cạm bẫy này.
Những gì tôi đã cố gắng làm cho Mẹ, có lẽ chẳng đáp đền được bao nhiêu công sức của Mẹ đã lo cho gia đình, cho tôi. Trong tim tôi chứa đựng tất cả những tâm tư tình cảm, hình ảnh của Mẹ. Và trong tâm thức đó, Mẹ Maria cũng luôn ngự trị trong tâm hồn tôi. Tôi cảm thấy sung sướng, vì có đến hai bà Mẹ luôn an ủi vỗ về, nâng đỡ trong suốt cuộc đời.
Xin cảm tạ ơn Trời, xin cảm tạ ơn Người.
Đặng Xuân Hường
Tháng Năm, tháng Hoa dâng kính Đức Mẹ lại về, làm tôi nhớ đến Mẹ tôi và liên tưởng đến một kỷ niệm đẹp thời niên thiếu.
Hồi đó, mỗi năm đến tháng Hoa, đối với tôi là cả một tháng tìm tòi sáng kiến để trang trí bàn thờ Đức Mẹ. Mẹ tôi giao “công tác” trong tháng Năm cho tôi là trang trí bàn thờ, chưng hoa đèn nến cho bốn lần đọc kinh dâng kính Đức Mẹ tại nhà tôi.
Công việc không có gì là to lớn cho lắm, nhưng tôi cũng muốn chứng tỏ cho gia đình, nhất là Mẹ và bà con trong xóm biết đến khả năng “có hoa tay” của tôi. Tôi dặn Mẹ mua đủ thứ giấy màu, đèn, nến…để tuỳ nghi xử dụng.
Tôi cắt giấy bìa cứng làm sườn rồi dán giấy màu lên. Lúc thì làm theo kiểu nhà thờ có mái vòm, lúc kiểu khác như cửa tam quan, hay có lúc như dáng một chiếc thuyền. Thực ra cũng không phải là sáng kiến của tôi, mà là “copy” lại những kiểu mẫu trang trí bàn thờ Đức Mẹ trong nhà thờ, hay dựa theo những bức ảnh trong báo rồi sửa đổi đôi chút cho dễ làm. Buổi chiều tối hôm đọc kinh, tôi đã chuẩn bị xong bàn thờ, chỉ còn kiếm ít hoa chưng lên nữa là xong. Tôi lấy chiếc xe đạp cũ kỹ chạy một vòng đến nhà mấy anh em bà con hàng xóm, xin mỗi thứ một ít rồi đem về chưng lên bàn thờ.
Nhìn tôi loay hoay xếp dọn, Mẹ chỉ mỉm cưòi không nói gì cả, tôi hiểu là Mẹ rất bằng lòng. Sau giờ đọc kinh, bà con còn ngồi lại chuyện trò giải trí, uống bát nước trà, ăn miếng kẹo lạc…Lần nào tôi cũng được bà con khen lấy khen để về cái bàn thờ Đức Mẹ. Tôi biết là họ khen thực chứ không phải là nịnh mà thôi, vì tối nào trong Tháng Năm, tôi và em gái cũng theo Mẹ đi đến từng nhà để tham dự giờ đọc kinh, hầu hết nhà nào cũng chỉ trang trí hoa đèn nến mà thôi, chứ không trang trí bàn thờ một cách đặc biệt đầy “màu sắc, kiểu cách” như nhà tôi cả.
Tôi không biết chắc là Mẹ có chủ tâm gì không, nhưng quả tình sau mấy năm tích cực trong công tác đó, thì lòng sùng kính Đức Mẹ trong tâm hồn tôi tăng triển lên rất nhiều. Rồi đi đâu, tôi cũng xem chừng bàn thờ Đức Mẹ để “lấy kiểu”, để ý đến những bài suy niệm, những bài thánh ca về Đức Mẹ và ngay cả chương trình một buổi đọc kinh rồi về “học lại” cho Mẹ nghe. Mẹ sẵn sàng làm theo ý tôi và còn khuyến khích tìm hiểu thêm nữa.
Càng lớn lên, tôi càng nhận ra người Mẹ của tôi thật tuyệt vời, từ trong cách cư xử, xếp đặt việc nhà đến tình thương dành cho con cái. Tuy vậy cuộc đời của Mẹ đầy gian nan và đau khổ.
Như bao cô thôn nữ khác, Mẹ lấy chồng chưa tròn hai mươi tuổi, và ở xã hội thời bấy giờ vào thập niên Bốn Mươi, miền Bắc, Việt Nam, Mẹ cũng chiụ bao nhiêu sự cực nhọc từ công việc ruộng đồng đến cáng đáng gia đình nhà chồng. Mẹ luôn âm thầm chịu đựng ngay cả những bất công phi lý của cảnh Mẹ chồng nàng dâu, anh chị em nhà chồng mà ca dao Việt Nam đã diễn tả một cách rõ ràng chẳng úp mở:
“Một trăm ông chú không lo,
“Lo vì một nỗi mụ O nỏ mồm”!…
Thế rồi chính biến 1954 xảy ra, sau những khó khăn, cha mẹ tôi đã theo chân được nhiều người khác bỏ làng xóm, lên đường vào Nam với trên tay hai đứa con thơ. Cha tôi lâm bệnh nặng trong những ngày tháng đầu tiên ở một miền đất vừa khai hoang xa lạ đầy chướng khí, chẳng có được mấy người ruột thịt thân thích, vì hầu hết bà con Nội Ngoại đều ở lại nơi quê Cha đất Tổ, chỉ có chú và bác cùng đi, mà cả hai đều độc thân cả. Một mình Mẹ vừa phải lo cho hai đứa con, vừa săn sóc cho Cha tôi. Có lần một người bạn quen đồng cảnh ngộ người ngoại đạo đã khuyên Mẹ, nên bỏ lại hai đứa con cho ông chồng bệnh hoạn “thế nào cũng có người lo”, rồi tìm bến khác neo thuyền cho cuộc đời bớt khổ cực, thế nhưng Mẹ đã trả lời cho người bạn đó rằng:
-Mình là người có Đạo, lấy chồng là theo chồng, dù cực khổ thế nào cũng chịu chứ không thể như bên lương được!
Và Mẹ đã can đảm chiụ đựng suốt cuộc đời như thế. Những năm tháng tiếp theo, Cha tôi luôn đau ốm, Mẹ lo lắng nghĩ rằng vì khí hậu những vùng mới khẩn hoang không tốt, nên xếp đặt gia đình dời cư đi vùng khác. Vốn liếng không có và cũng không quen để tới những miền thành thị, loanh quanh từ Phan Thiết ra Bình Tuy rồi lên tận Đức Minh, Buôn-mê-thuột. Cuối cùng gia đình tôi cùng hai chú bác định cư tại Bình Giã, một vùng đất đai tương đối phì nhiêu, nhưng cũng là một trong những vùng mới khai hoang. Lúc đó, chính phủ miền Nam rất quan tâm đến những người dân di cư, từ miền Bắc vào Nam để tránh nạn Cộng sản, nên gia đình tôi cũng như mọi gia đình khác, được trợ cấp nhà ở, thực phẩm cho những năm đầu mới định cư.
Mẹ tôi vừa chăm sóc mảnh vườn nhỏ, vừa đi tới những vùng lân cận như Xuân Sơn, Ngãi Giao để làm thuê kiếm thêm tiền trang trải cho cuộc sống gia đình. Không biết có phải vì chưóng khí của vùng đất hoang hay không mà liên tiếp mấy năm sau bác tôi cũng ngã bệnh và qua đời. Mẹ tôi cũng là người đã săn sóc thuốc thang cho bác vào những ngày cuối cùng.
Chị em tôi lớn lên trong sự tảo tần của Mẹ. Là đàn bà, Mẹ làm bất cứ một công việc nặng nhọc nào mà đúng ra phải là sức đàn ông mới đương nổi. Có lúc Mẹ cũng kiệt sức vì yếu đuối. Lần đó, chị em tôi cũng khá lớn và đều đi học cả, một mình Mẹ gánh mạ ra đồng cấy lúa. Buổi chiều mưa to gió lớn, có người từ ruộng về ghé qua nhà nhắn Cha tôi là: Mẹ trúng gió ngoài ruộng. Chị và anh tôi vội vã choàng áo mưa chạy ra đồng đưa Mẹ về. Quả thực tôi không thể tưởng tượng được sự đau đớn Mẹ phải chiụ. Mẹ kêu van đau đớn ở các khớp xưong tay chân, nhất là hai cổ tay. Hồi đó tôi không hiểu Mẹ bị đau bệnh gì cả. Chị tôi chạy đi mời Y sĩ đến khám bệnh chích thuốc cho Mẹ. Cơn đau làm Mẹ rên rỉ suốt cả đêm, đây là lần đầu tiên tôi nghe Mẹ rên rỉ vì đau bệnh, từ trước tới giờ chưa bao giờ Mẹ than van một lời, ngay cả những lúc sốt nặng.
Theo yêu cầu của Mẹ, Cha tôi cho mời Cha xứ đến để xức dầu Thánh, chiụ các phép cho Mẹ rước Mình Thánh Chúa. Thấy Cha xứ và bà con đông đủ đọc kinh cho Mẹ, tôi cứ nghĩ là Mẹ sẽ chết, vì từ xưa tới nay, ở trong làng, chỉ có những người bệnh nặng sắp chết mới mời Cha xứ đến xức dầu, giải tội. Tôi lặng lẽ ngồi khóc cuối chân giường Mẹ nằm. Tôi cầu xin Đức Mẹ hãy ban ơn cho Mẹ khoẻ lại. Lúc đó, tôi cầu nguyện thật tha thiết, tôi tin rằng chỉ có Chúa và Đức Mẹ mới cứu được Mẹ tôi mà thôi. Tôi cũng nghe loáng thoáng tiếng xì xầm của bà con, người thì bảo rán chịu đến sớm mai kêu xe đò chở đi bệnh viện tỉnh, người thì bảo e không qua khỏi đêm nay. Tôi còn nhỏ, chẳng biết làm gì chỉ khóc và cầu nguyện cho đến khi ngủ thiếp đi.
Mẹ tôi được đưa đi bệnh viện vào sáng sớm hôm sau, và chỉ hơn một tuần lễ nằm bệnh viện, Mẹ khoẻ hơn, rồi lại trở về tiếp tục công việc thường ngày như là chưa bao giờ bệnh hoạn cả.
Mấy năm sau, chị em tôi cũng đã khôn lớn, chị tôi đã quán xuyến được việc nhà giúp Mẹ, rồi chị cũng lấy chồng. Gia đình tương đối đỡ cơ cực thì Cha lại bệnh nặng và chẳng bao lâu thì mất. Tôi thương Mẹ, luôn âm thầm chịu đựng chẳng bao giờ than van một điều.
Tôi đã từng nghe một bà cô, em họ Cha tôi nói: “Người khác thì chỉ lấy một chồng, chứ Mẹ tụi bay thì lấy những ba chồng”!
Quả là bà cô đã nói cường điệu mà đúng! Lấy chồng gánh vác nhà chồng, vất vả lo cho con cái, lại còn lo thêm cho chú và bác nữa, chắc chẳng mấy ai như Mẹ tôi. Lúc chú bệnh nặng, tôi rất thương Mẹ, nhớ lại Mẹ đã chiụ khó thuốc thang săn sóc cho Bác, cũng như cho Cha suốt mấy năm trời, giờ lại đến phiên Chú, lúc này tôi cũng đã khôn lớn, tôi thay thế cho Mẹ rất nhiều để đỡ đần cho Mẹ trong việc thuốc thang cho Chú. Mặc dù vậy, Mẹ vẫn qua lại thường xuyên để trông nom coi sóc hỏi han cho đến lúc Chú mất.
Đôi khi tôi cũng tự hỏi không hiểu sao Mẹ lại có một sức chịu đựng đến như thế. Tôi nghĩ chỉ còn một cách giải thích: “ Mẹ quá nhiều tình cảm”. Nhạc sĩ Y Vân đã diễn tả tượng hình về tình thương của một bà Mẹ rất cảm động và dễ hình dung hơn cả:
“Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình…”
Tôi cũng hiểu và biết rằng có một sức mạnh khác giúp cho Mẹ vượt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc đời, đó là Mẹ thường ngày đi xem lễ, luôn cầu nguyện và lần hạt. Chính vì tin tưởng vào sức mạnh siêu nhiên đó, Mẹ cũng luôn nhắc nhở con cái đi xem lễ, đọc kinh, xưng tội vào các dịp lễ trọng. Tôi cũng là người tế nhị sớm nhận ra tình thương và sự hy sinh của Mẹ nên luôn giúp cũng như nghe theo lời khuyên của Mẹ. Tôi gia nhập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể từ lúc xưng tội lần đầu và sinh hoạt mãi cho đến lúc trở thành một Huynh Trưởng, rồi cuối cùng là Đoàn trưởng. Tôi nghĩ sở dĩ có ơn bền đỗ như vậy có lẽ là nhờ lời cầu nguyện của Mẹ, chẳng những luôn nhắc nhở những ngày lễ trọng, những sinh hoạt thường xuyên hàng tuần mà còn khuyên bảo những điều đạo đức khác nữa. Lúc đó các anh chị tôi đã lập gia đình, chỉ còn đứa em gái và tôi ở chung với Mẹ, công việc gia đình nhiều khi rất bận rộn, nhưng tất cả các công tác sinh hoạt đoàn thể, Mẹ đều cho phép và khuyến khích tham gia. Mười mấy năm trời từ một em Ấu nhi trở thành Đoàn trưởng, tôi chẳng bao giờ nghe Mẹ phàn nàn một điều gì về việc để nhiều thì giờ vào các sinh hoạt đoàn thể. Trái lại Mẹ còn quan tâm đến giờ giấc hội họp của tôi nữa. Có một lần vào vụ mùa gặt lúa, tôi xin phép Cha Tuyên Úy cho các Huynh trưởng được nghỉ một buổi sáng họp Chủ nhật thường lệ. Sáng Chủ nhật đó, tôi còn nghe nhạc đọc sách, Mẹ nhẹ nhàng nhắc khéo:
-Gần đến giờ họp rồi, liệu chừng trễ các em nó cười cho!
Tôi thực sung sướng và cảm động xen lẫn phần nào ân hận đã không nói với Mẹ từ hôm qua, để Mẹ biết sáng hôm nay nghỉ họp.
Bản tính Mẹ ít nói, không nhiều chuyện, nên Mẹ cũng khuyên bảo tôi trong lúc sinh hoạt, giao tiếp nhiều người phải ý tứ ăn nói: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”; “Bệnh là bởi miệng vô, hoạ là bởi miệng ra”; “Nghe nhiều thì học được nhiều, nói nhiều thì mang vạ nhiều”…những lời đó thực ra tôi cũng đã được học ở trường lớp hay đọc trong sách vở rồi, nhưng nghe từ miệng Mẹ nói tôi ghi nhớ vào trong tâm trí và cảm thấy quí báu vô ngần.
Lòng đạo đức và tình thương của Mẹ ảnh hưởng đến cuộc đời tôi rất nhiều, tôi luôn chứng tỏ cho Mẹ thấy tôi nghe lời và cố gắng sống theo gương Mẹ. Sức khoẻ Mẹ theo ngày tháng càng lúc càng kém, còn tôi càng ngày càng lớn lên, tuy vậy Mẹ cũng vẫn luôn săn sóc tôi như thuở tôi còn bé vậy. Những lần tôi cảm mệt, không muốn ăn cơm, Mẹ đi ra phiên chợ nhỏ đầu làng mua ít bánh mướt hay tô bún riêu. Buổi chiều tối nào từ ruộng về mà trời mưa to gió lạnh, Mẹ đã nấu sẵn nước nóng cho tôi tắm rửa để đỡ lạnh. Tôi rất thích ăn cháo cá hoặc chè đậu xanh mỗi buổi tối, Mẹ biêt ý nấu cháo hay chè vài ba lần một tuần. Thỉnh thoảng, buổi tối đi họp về khuya, cả nhà ngủ cả, tôi thấy nồi cháo còn nóng sốt trên bếp, vừa ăn vừa rưng rưng nước mắt nghĩ Mẹ thương mình vô cùng.
Càng lớn lên, tình thương của Mẹ càng làm cho tôi thấy thấm thía tình Cha nghĩa Mẹ trong câu ca dao:
“Công Cha như núi Thái sơn
“Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra”…
Và lòng đạo đức của tôi có được chắc chắn nhờ ở tình thương đó. Sự nhạy cảm của tâm hồn làm tôi thông cảm và hiểu Mẹ ngay từ hồi còn nhỏ. Những buổi tối theo Mẹ đi đọc kinh luân phiên trong tháng Hoa hoặc tháng Mân Côi, cho đến bây giờ vẫn còn gây xúc cảm cho tôi những khi nhớ đến Mẹ. Hầu như tôi đặt trọn tâm tình vào từng lời kinh câu hát trong những buổi đọc kinh đó. Ngồi kề bên Mẹ, tôi nghe từng hơi thở, từng cung giọng Mẹ cất lên. Lời Mẹ hát tôi nghe như Mẹ đang tha thiết nài van:
“Lạy Mẹ xin yên ủi chúng con luôn luôn, Mẹ từ bi xin phá những nỗi u buồn. Vì đời con gieo rắc biết bao đau thương, và tràn lan gai góc vướng trên con đường…”Tôi có cảm tưởng Mẹ đang buồn, vì quả thực cuộc đời Mẹ phải cực khổ quá nhiều. Tuy vậy, ở nhà cũng có lúc tình cờ tôi nghe Mẹ hát nho nhỏ một mình:
“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa Mẹ Đồng trinh”…
Những lúc đó, tôi biết Mẹ đang vui, tự nhiên tôi cũng cảm thấy niềm vui tràn ngập trong lòng. Từ những tâm tình của tôi với Mẹ, và với những lời kinh tôi gần gũi với Đức Mẹ hơn, tôi thấy Mẹ tìm sự an ủi nơi Đức Mẹ, phó thác tất cả cho Đức Mẹ. Lời kinh : “Xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Đức Mẹ mà Mẹ chẳng nhậm lời”…Ngày nào cũng được đọc lên, tôi nghe thật thân tình. Tôi có cảm tưởng Đức Mẹ đang hiện thân trong Mẹ vậy, bởi vì chính Mẹ đã cho tôi những gì Mẹ có.
Sự liên tưởng đó, bây giờ lớn lên tôi mới cảm nghiệm đươc, Đức Mẹ Maria chính là một người Mẹ thực sự của mỗi người, mặc dù ai cũng có một bà Mẹ sinh ra mình, nhưng diễm phúc hơn nữa có Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa và cũng là Mẹ chung của mỗi người. Tôi nghĩ tình thương của Mẹ Maria cũng như của các bà Mẹ rất giống nhau : thương con, lo lắng cho con, để ý từng nụ cười giọng nói, nghe ngóng từng nhịp đập của quả tim con…
“Mẹ là suối mát…Mẹ là trăng thanh…Mẹ là hy vọng…”
Bài Thánh ca này ca tụng Đức Mẹ, nhưng mỗi lần nghe hát, tôi cứ tưởng tượng tác giả cùng một lúc diễn tả một người Mẹ siêu nhiên và một người Mẹ bình thường trong tất cả những bà Mẹ. Có lẽ sự khác biệt là Đức Mẹ đã được hiển Thánh, được Thiên Chúa lựa chọn trong số những bà Mẹ để trở nên Đấng cao trọng, làm Mẹ của Đấng Cứu Thế.
Trong các tước hiệu về Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp là tước hiệu tôi cảm thấy sống động, gần gũi, gợi tình âu yếm Mẹ con hơn cả. Không biết có phải tại vì từ thuở nhỏ, tôi thường hay nhìn xem bức ảnh cổ truyền: Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu, một bên chân sút cả dép làm cho tôi có ấn tượng đó hay không. Tôi đã đọc lời giải thích về nguồn gốc bức ảnh cổ truyền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và ý nghĩa của bức ảnh đó. Thế nhưng tôi vẫn có một cảm nghĩ riêng về bức ảnh:
Một bà Mẹ rộng lượng, dễ dãi, đơn sơ thực thà cũng như bao nhiêu bà Mẹ khác vậy. Rộng lượng trong ân tình, ân nghĩa. Dễ dãi trong nghiêm phép phân minh. Đơn sơ trong sự kín đáo tế nhị và thực thà trong sự khôn ngoan chính chắn.
Bức ảnh gây tác động trong tâm hồn tôi rất nhiều, đến nỗi từ ngày xa cách Mẹ tôi, thì bức ảnh Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp tôi luôn giữ bên mình bất cứ lúc nào. Tôi tin rằng Đức Mẹ luôn gìn giữ cứu giúp tôi, cũng như Mẹ tôi luôn nhớ và cầu nguyện cho tôi vậy.
Năm nay Mẹ tôi đã bảy mươi tuổi, không biết Mẹ còn sống được bao lâu nữa. Mặc dù đã trưởng thành, nhưng mỗi lần nghĩ đến chuyện không còn Mẹ nữa, tôi cảm thấy hơi xót xa nhớ đến hai câu thơ của Thầy Nhất Hạnh:
“Tôi thấy tôi mất Mẹ
“Mất cả một bầu trời”…
Tôi không thể nào quên được những ngày tháng sống bên Mẹ, Mẹ đã lo lắng cho tôi như thể tôi mãi mãi là một đứa bé con. Ngay cả tôi lúc đã là một thanh niên, tôi vẫn luôn quấn quít bên Mẹ, mong đem niềm vui đến cho Mẹ. Những lần Mẹ nằm bệnh, tôi lấy thuốc bưng nước cho Mẹ, dù đêm khuya, Mẹ muốn chút nước trà nóng, tôi vẫn đun củi nấu nước cho ấm lên. Đôi khi, nửa đêm tôi thức dậy đến bên giường Mẹ xem chừng giấc ngủ, có lẽ Mẹ mệt nên ngủ quên buông mùng, tôi nhẹ nhàng đắp chiếc chăn mỏng buông mùng xuống cho Mẹ.
Tôi cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho tôi một người Mẹ thật hoàn toàn, mặc dù cả cuộc đời có nhiều gian nan, thử thách, đau khổ, nhưng luôn luôn vẫn tận tuỵ với gia đình, luôn chuyên tâm cầu nguyện, nêu gương cho con cái. Gia tài vật chất của Mẹ để lại chẳng được bao nhiêu, nhưng về tinh thần, tôi nghĩ rằng đó là tất cả hành trang tôi cần cho cuộc lữ hành tìm về quê thật, ở nơi miền đất đầy chông gai cạm bẫy này.
Những gì tôi đã cố gắng làm cho Mẹ, có lẽ chẳng đáp đền được bao nhiêu công sức của Mẹ đã lo cho gia đình, cho tôi. Trong tim tôi chứa đựng tất cả những tâm tư tình cảm, hình ảnh của Mẹ. Và trong tâm thức đó, Mẹ Maria cũng luôn ngự trị trong tâm hồn tôi. Tôi cảm thấy sung sướng, vì có đến hai bà Mẹ luôn an ủi vỗ về, nâng đỡ trong suốt cuộc đời.
Xin cảm tạ ơn Trời, xin cảm tạ ơn Người.
Đặng Xuân Hường