Gadget
05-12-2007, 09:12 AM
Những bài hát của một thời binh lửa
(Thay một vòng hoa cho ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh )
Phạm Tín An Ninh
Từ giữa thập niên 60, chiến trường miền Nam bắt đầu sôi động, hàng hàng lớp thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị ,"xếp bút nghiên theo việc kiếm cung". Người lính miền Nam lúc âý được thi ca nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo thơ túi rượu bầu và hình ảnh một người tình nho nhỏ ở hậu phương:
"..Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình
Ăn muối đá và hăng say chiến đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân với rượu đế mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.."
( NBS)
Những chàng lính 19, 20 thời ấy không phải là những người hăng say chém giết, không hề muốn " xẻ dọc trường sơn" để "sinh bắc tử nam", mà chỉ muốn anh em một nhà cùng sống trong hòa bình an lạc:
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
(NBS)
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh và tiếng hát của chính anh, ca sĩ Nhật Trường. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương như mùa thu, như hoa tím trong rừng sim, cho dù kết cuộc chỉ còn là những "chiếc khăn sô của người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân và những dòng nuớc mắt" .
Ta thử hình dung những người lính ấy trong bài "Tình Thư của Lính" :
" Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu
Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao. . ."
Người lính thuở ấy, dù nay đây mai dó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát. Cho dù lúc nào " ngày anh đi sông hồ cũng in dáng em" và vẫn biết là:
"..nếu em không là người yêu của lính
em sẽ nhớ ai chủ nhật trời xanh
em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ?"
nhưng người lính lúc nào cũng lo sợ mình sẽ mang nỗi buồn và điều bất hạnh đến cho người tình nhỏ, nên nhiều lúc đành phải lặng lẽ chia tay: " biết trả lời sao, khi chưa nói yêu mà đã xa rồi..".." sẽ không trả lời đâu, khi anh muốn em đừng vướng u sầu.."
Cho dù biết " tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa" (Hoa Trinh Nữ), " trong bao lần quân hành, tôi qua vùng khô cằn mồ hôi thành biển mặn trên môi " (Biển Mặn) hay " Anh vì lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông.. Từng chiều rớt bên sông em có mơ gì không ? (Chân Trời Tím)
Và cho dù người tình của lính có sẵn lòng chấp nhận thương đau:
".. Nếu anh không về nữa, thì em xin chiếc khăn sô
Lỡ anh không về nữa, hàng cây đêm sẽ đứng gục đầu
Và vì sao khuya khép mắt sầu",
(Chân Trời Tím)
nhưng người lính đa tình vẫn luôn ưu tư cho người tình nhỏ:
"..Giờ này thành phố chợt bùng lên
Em dòng lệ bất giác chạy quanh
Nghĩ đến một điều em không rõ
Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ
Đến một người đi giữa chiến tranh
Lại nghĩ tới anh.. . . . ..nghĩ tới anh..
(Chiều Trên Phá Tam Giang)
để cuối cùng đành nói một lời khuyên:
" Nếu em biết rằng, có những người đi đấu tranh cho đời
mang lời thề lên miền sơn khê
Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng đang áo lạnh từng đông
Thì duyên tình mình có nghĩa gì không ? "
(Tạ Từ Trong Đêm)
Những khúc hát này ngày xưa, những người cùng thế hệ thời ấy ai cũng có lần đã hát. Những tiếng hát đó không phải là những tiếng kèn hung hản thúc quân vào trận mạc, nhưng chính là những làn gió ngát hương trên từng bước quân hành của người lính chiến miền Nam. Nó không làm át đi phần nào tiếng súng nhưng có lẽ đã làm dịu bớt đi những vết thương, những khốn khổ, chia lìa của cả một thời ly loạn.
Tác giả những bài hát này, và cũng chính anh đã hát hay nhất những sáng tác của anh, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi ngày 13.05 vừa qua ở một nơi không phải là quê hương anh. Nhưng những lời ca khúc hát của anh vẫn còn mãi vang vọng tự quê nhà và khắp cả năm châu. Bởi vì ở đó vẫn còn những người lính và cả những ngưòi suốt một đời yêu lính. Cho dù, những người lính ngày xưa bây giờ đã là những nắm xương trong những nghĩa địa hoang tàn, hoặc là những thương binh khốn khổ đâu đó ở quê nhà, còn lại là những người lính già sống uất nghẹn ở những nơi nào đó thật xa xăm.
"Nhạc sĩ của Lính" là tên mà rất nhiều người miền Nam đã đặt cho anh. Bởi anh đã viết và hát trên 200 ca khúc, không phải chỉ về đời lính, về người tình của lính, mà còn ngợi ca người lính. Sự ngợi ca của anh không phải là những bản hùng ca rầm rộ tiếng quân hành, nhưng nó nhè nhẹ len lỏi vào tận cùng tâm thức, khua động những tình cảm rất thật, rất người. Nhạc của anh đã làm cho người ta hiểu và yêu lính hơn, và làm cho chính người lính thấy yêu đời lính của mình hơn. Những người lính với đầy đủ những bi hùng, nhưng cũng đầy ắp những lãng mạn, vị tha và nhân bản.
Sau mùa hè 1972, đơn vị tôi từ chiến trường Kontum được chuyển về dưỡng quân một tháng tại hậu cứ Sông Mao, Phan Thiết. Trong một đêm văn nghệ do tỉnh Bình Thuận tổ chức ủy lạo chiến sĩ, bất ngờ có sự tham gia của ca sĩ Nhật Trường nhân dịp anh từ Sài gòn về thăm quê (quê anh ở Phan Thiết). Lúc ấy anh còn trẻ, đẹp trai và hoạt bát. Anh ngồi chung bàn với tôi. Trong lúc tâm tình, khi nghe tôi nói là ngày mai sẽ về thăm vợ ở Ninh-Hòa, anh tròn mắt nhìn tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ, có một thời anh đã say mê một cô gái Ninh-Hòa. Sau đó anh lên sân khấu hát tặng tôi bài Mùa Đông Của Anh, và nhờ tôi chuyển đến cô gái Ninh-Hòa nào đó hai câu:
" ..Xưa hôn em một lần mà đau thương tràn lấp..
Anh yêu em một ngày rồi xa em trọn kiếp.."
Rất tiếc, cho đến khi tôi biết được cô gái Ninh- Hòa ấy, thì thế sự đã đổi thay.
Tôi không còn muốn nói với cô những điều anh gởi gấm.
Sau hơn 20 năm, nhìn lại anh trên sân khấu hải ngoại, tôi thấy chạnh lòng. Anh cười nhưng khuôn mặt anh khắc khổ. Nụ cười có vẻ héo hon. Có lẽ anh đã phải bỏ sân khấu khá lâu, nên đi tới đi lui không còn tự nhiên như ngày trước. Anh ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều. Tôi tội nghiệp cho Anh. Không biết những đau thương nào từ cuộc đổi đời đã làm anh đổi thay đến thế.. Hôm ấy, anh hát bài Biển Mặn, dù giọng hát không còn được như xưa, nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh hát hay và cảm động như thế.
Rồi đến khi ca sĩ Thanh Lan bất ngờ tái ngộ. Hai người hát lại bài Chiều Trên Phá Tam Giang. Hai mái tóc đã ngã màu. Cả hai không còn là cô sinh viên và người lính trẻ ngày nào. Nhưng hôm đó họ đã hát với nhau rất tuyệt vời và diễn xuất đến xuất thần. Thanh Lan đã khóc sụt sùi. Có lẽ mọi người cũng không ngăn được dòng lệ cảm xúc.
(Dường như tôi đã đọc được ở đâu đó những dòng tương tự trên đây mà tôi có cùng chung cảm xúc.)
Nhật Trường Trần Thiện Thanh ! Xin cám ơn Anh, và vĩnh biệt Anh trong muôn vàn thương tiếc.
Phạm Tín An Ninh
Vương Quốc Nauy
20 tháng 5 năm 2005
http://www.youtube.com/watch?v=p_aad_jBwzU
(Thay một vòng hoa cho ca nhạc sĩ Nhật Trường Trần Thiện Thanh )
Phạm Tín An Ninh
Từ giữa thập niên 60, chiến trường miền Nam bắt đầu sôi động, hàng hàng lớp thư sinh phải từ giã mái trường, phố thị ,"xếp bút nghiên theo việc kiếm cung". Người lính miền Nam lúc âý được thi ca nói tới như là những chàng tuổi trẻ hiền lành, lãng mạn, đi hành quân như vui thú với rừng núi sông hồ, mà hành trang lúc nào cũng kèm theo thơ túi rượu bầu và hình ảnh một người tình nho nhỏ ở hậu phương:
"..Kẻ thù ta ơi, những đứa xâm mình
Ăn muối đá và hăng say chiến đấu
Ta vốn hiền khô, ta là lính cậu
Đi hành quân với rượu đế mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem chiến cuộc như tai trời ách nước.."
( NBS)
Những chàng lính 19, 20 thời ấy không phải là những người hăng say chém giết, không hề muốn " xẻ dọc trường sơn" để "sinh bắc tử nam", mà chỉ muốn anh em một nhà cùng sống trong hòa bình an lạc:
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
(NBS)
Cũng từ thời gian đó, xuất hiện những bản nhạc của Trần Thiện Thanh và tiếng hát của chính anh, ca sĩ Nhật Trường. Những bài hát viết về lính, về tình yêu của lính. Những người lính lãng mạn hào hoa, và những cuộc tình đẹp, dễ thương như mùa thu, như hoa tím trong rừng sim, cho dù kết cuộc chỉ còn là những "chiếc khăn sô của người cô phụ còn lóng lánh dấu ái ân và những dòng nuớc mắt" .
Ta thử hình dung những người lính ấy trong bài "Tình Thư của Lính" :
" Từ khi anh thôi học, và từ khi anh khoác áo treillis
Từ khi anh xa nhà, một ngàn đêm nhung nhớ giữa trời mây
Ngại chăng đêm di hành và thường khi dừng bước giữa hoang vu
Một thằng ước ao, để một thằng khát khao, còn mình thì nằm đếm sao. . ."
Người lính thuở ấy, dù nay đây mai dó, nhưng rất đỗi chung tình và biết chấp nhận những chia lìa mất mát. Cho dù lúc nào " ngày anh đi sông hồ cũng in dáng em" và vẫn biết là:
"..nếu em không là người yêu của lính
em sẽ nhớ ai chủ nhật trời xanh
em sẽ nhớ ai đêm sương lạnh lùng
và giữa chốn muôn trùng ai viết tên em lên tay súng ?"
nhưng người lính lúc nào cũng lo sợ mình sẽ mang nỗi buồn và điều bất hạnh đến cho người tình nhỏ, nên nhiều lúc đành phải lặng lẽ chia tay: " biết trả lời sao, khi chưa nói yêu mà đã xa rồi..".." sẽ không trả lời đâu, khi anh muốn em đừng vướng u sầu.."
Cho dù biết " tôi chỉ là người lính phong trần, thấy hoa nhớ người yêu rất xa" (Hoa Trinh Nữ), " trong bao lần quân hành, tôi qua vùng khô cằn mồ hôi thành biển mặn trên môi " (Biển Mặn) hay " Anh vì lửa khói quê hương, đường hun hút biên cương, một mình ngắm trăng suông.. Từng chiều rớt bên sông em có mơ gì không ? (Chân Trời Tím)
Và cho dù người tình của lính có sẵn lòng chấp nhận thương đau:
".. Nếu anh không về nữa, thì em xin chiếc khăn sô
Lỡ anh không về nữa, hàng cây đêm sẽ đứng gục đầu
Và vì sao khuya khép mắt sầu",
(Chân Trời Tím)
nhưng người lính đa tình vẫn luôn ưu tư cho người tình nhỏ:
"..Giờ này thành phố chợt bùng lên
Em dòng lệ bất giác chạy quanh
Nghĩ đến một điều em không rõ
Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ
Đến một người đi giữa chiến tranh
Lại nghĩ tới anh.. . . . ..nghĩ tới anh..
(Chiều Trên Phá Tam Giang)
để cuối cùng đành nói một lời khuyên:
" Nếu em biết rằng, có những người đi đấu tranh cho đời
mang lời thề lên miền sơn khê
Từng đêm địa đầu hun hút gió sâu
Nếu em đã gặp mẹ già thương con khấn nguyện đêm rằm
Vợ yêu chồng đang áo lạnh từng đông
Thì duyên tình mình có nghĩa gì không ? "
(Tạ Từ Trong Đêm)
Những khúc hát này ngày xưa, những người cùng thế hệ thời ấy ai cũng có lần đã hát. Những tiếng hát đó không phải là những tiếng kèn hung hản thúc quân vào trận mạc, nhưng chính là những làn gió ngát hương trên từng bước quân hành của người lính chiến miền Nam. Nó không làm át đi phần nào tiếng súng nhưng có lẽ đã làm dịu bớt đi những vết thương, những khốn khổ, chia lìa của cả một thời ly loạn.
Tác giả những bài hát này, và cũng chính anh đã hát hay nhất những sáng tác của anh, không còn nữa. Anh đã vĩnh viễn ra đi ngày 13.05 vừa qua ở một nơi không phải là quê hương anh. Nhưng những lời ca khúc hát của anh vẫn còn mãi vang vọng tự quê nhà và khắp cả năm châu. Bởi vì ở đó vẫn còn những người lính và cả những ngưòi suốt một đời yêu lính. Cho dù, những người lính ngày xưa bây giờ đã là những nắm xương trong những nghĩa địa hoang tàn, hoặc là những thương binh khốn khổ đâu đó ở quê nhà, còn lại là những người lính già sống uất nghẹn ở những nơi nào đó thật xa xăm.
"Nhạc sĩ của Lính" là tên mà rất nhiều người miền Nam đã đặt cho anh. Bởi anh đã viết và hát trên 200 ca khúc, không phải chỉ về đời lính, về người tình của lính, mà còn ngợi ca người lính. Sự ngợi ca của anh không phải là những bản hùng ca rầm rộ tiếng quân hành, nhưng nó nhè nhẹ len lỏi vào tận cùng tâm thức, khua động những tình cảm rất thật, rất người. Nhạc của anh đã làm cho người ta hiểu và yêu lính hơn, và làm cho chính người lính thấy yêu đời lính của mình hơn. Những người lính với đầy đủ những bi hùng, nhưng cũng đầy ắp những lãng mạn, vị tha và nhân bản.
Sau mùa hè 1972, đơn vị tôi từ chiến trường Kontum được chuyển về dưỡng quân một tháng tại hậu cứ Sông Mao, Phan Thiết. Trong một đêm văn nghệ do tỉnh Bình Thuận tổ chức ủy lạo chiến sĩ, bất ngờ có sự tham gia của ca sĩ Nhật Trường nhân dịp anh từ Sài gòn về thăm quê (quê anh ở Phan Thiết). Lúc ấy anh còn trẻ, đẹp trai và hoạt bát. Anh ngồi chung bàn với tôi. Trong lúc tâm tình, khi nghe tôi nói là ngày mai sẽ về thăm vợ ở Ninh-Hòa, anh tròn mắt nhìn tôi rồi ghé vào tai tôi nói nhỏ, có một thời anh đã say mê một cô gái Ninh-Hòa. Sau đó anh lên sân khấu hát tặng tôi bài Mùa Đông Của Anh, và nhờ tôi chuyển đến cô gái Ninh-Hòa nào đó hai câu:
" ..Xưa hôn em một lần mà đau thương tràn lấp..
Anh yêu em một ngày rồi xa em trọn kiếp.."
Rất tiếc, cho đến khi tôi biết được cô gái Ninh- Hòa ấy, thì thế sự đã đổi thay.
Tôi không còn muốn nói với cô những điều anh gởi gấm.
Sau hơn 20 năm, nhìn lại anh trên sân khấu hải ngoại, tôi thấy chạnh lòng. Anh cười nhưng khuôn mặt anh khắc khổ. Nụ cười có vẻ héo hon. Có lẽ anh đã phải bỏ sân khấu khá lâu, nên đi tới đi lui không còn tự nhiên như ngày trước. Anh ốm hơn xưa và cằn cỗi đi nhiều. Tôi tội nghiệp cho Anh. Không biết những đau thương nào từ cuộc đổi đời đã làm anh đổi thay đến thế.. Hôm ấy, anh hát bài Biển Mặn, dù giọng hát không còn được như xưa, nhưng chưa bao giờ tôi thấy anh hát hay và cảm động như thế.
Rồi đến khi ca sĩ Thanh Lan bất ngờ tái ngộ. Hai người hát lại bài Chiều Trên Phá Tam Giang. Hai mái tóc đã ngã màu. Cả hai không còn là cô sinh viên và người lính trẻ ngày nào. Nhưng hôm đó họ đã hát với nhau rất tuyệt vời và diễn xuất đến xuất thần. Thanh Lan đã khóc sụt sùi. Có lẽ mọi người cũng không ngăn được dòng lệ cảm xúc.
(Dường như tôi đã đọc được ở đâu đó những dòng tương tự trên đây mà tôi có cùng chung cảm xúc.)
Nhật Trường Trần Thiện Thanh ! Xin cám ơn Anh, và vĩnh biệt Anh trong muôn vàn thương tiếc.
Phạm Tín An Ninh
Vương Quốc Nauy
20 tháng 5 năm 2005
http://www.youtube.com/watch?v=p_aad_jBwzU