Gadget
05-15-2007, 01:16 PM
http://i2.tinypic.com/4l75rq0.jpg
Ông Lưu Việt Hồng được người con dìu tới tòa. Ảnh : L.T.N
Đang làm ăn suôn sẻ với những hợp đồng trị giá tiền tỉ, đùng một cái, ông bất
ngờ bị bắt giam, bị đưa ra tòa nhiều lần để rồi 9 năm sau đó được tuyên...
vô tội! Khi bi kịch xảy ra, ông mới 59 tuổi. Từ một doanh nhân giàu có, phút
chốc ông bỗng trở thành kẻ bần hàn, nợ nần chồng chất, gia đình tan nát.
Người đó là ông Lưu Việt Hồng, 77 tuổi, từng là chủ Tổ hợp xây dựng Hồng
Hà ở thị xã Bến Tre.
Từ chủ nợ thành tội phạm
Câu chuyện bắt đầu vào 19 năm trước, năm 1988, khi ông Lưu Việt Hồng ký hợp đồng thi công tỉnh lộ 887 với Phòng Giao thông vận tải (GTVT) thị xã Bến Tre. Hợp đồng có tổng giá trị là 80,5 triệu đồng, nhưng khi công trình được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, Phòng GTVT Bến Tre chỉ đồng ý thanh toán một nửa, phần còn lại thì tìm cách "xù"!
Thiếu vốn hoạt động, ông Hồng nộp đơn kiện và Trọng tài Kinh tế Bến Tre (TTKT) phán quyết: Phòng GTVT Bến Tre phải thanh toán cho ông Hồng 41,9 triệu đồng còn lại. Lạ thay, dù không kháng cáo nhưng Phòng GTVT vẫn phớt lờ, không trả nợ. Liên tiếp sau đó, Chủ tịch UBND thị xã Bến Tre rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Phòng GTVT phải thanh toán, bồi thường thiệt hại cho ông Hồng theo quyết định của TTKT. Thậm chí, TTKT khu vực phía Nam còn lên tiếng yêu cầu TTKT tỉnh phải cưỡng chế thực hiện quyết định đã ban hành. Nhưng bất chấp tất cả, Phòng GTVT thị xã Bến Tre vẫn không trả nợ!
Trong lúc nợ chưa đòi được thì ngày 12.6.1990, ông Lưu Việt Hồng bất ngờ bị Công an tỉnh Bến Tre ra lệnh bắt tạm giam về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN". Nguyên nhân được cho là ông Hồng nợ quá hạn HTX tín dụng số tiền 253,6 triệu đồng. Ông Hồng giải thích: Tại thời điểm đó Phòng GTVT nợ ông khoảng 506 triệu đồng (tính cả lãi suất). Vì thiếu vốn nên ông phải vay tín dụng để đầu tư công trình xây dựng chợ rau quả Bến Tre. Hợp đồng này trị giá hơn 1,6 tỉ đồng. Chính việc ông bị bắt giam đã làm phá sản luôn dự án đang thực hiện.
Ở trong tù, ông Hồng liên tiếp nhận thêm hung tin do vợ con kể lại. Ngay sau khi ông bị bắt, đêm 12.6.1990 Công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành kê biên tài sản của gia đình ông bao gồm tất cả vật dụng có giá trị trong nhà. Rồi UBND xã Nhơn Thạnh, thị xã Bến Tre (nơi ông cư ngụ) còn lập "đoàn thu hồi nợ" tới nhà ông Hồng tiến hành "phát mãi" toàn bộ bàn, ghế, tủ, giường, máy dầu, ghế đá, chậu kiểng, đan lót đường... và bán luôn 28.000m2 đất vườn của cha mẹ ông Hồng để lại để cấn trừ nợ! Chưa hết, chính quyền xã còn huy động người mang chài lưới tới ao cá của gia đình ông Hồng bắt gần 800 kg cá thịt, hàng chục ngàn cá con đem bán và có lập bản "tổng kết 5 ngày kéo cá" hẳn hoi!
Những quyết định "chữa cháy" kỳ lạ
Trong lúc ông Hồng đang bị tạm giam thì UBND tỉnh Bến Tre lại ban hành quyết định số 893/QĐ-UB để cải sửa... quyết định của TTKT! Bằng cách điều chỉnh lại đơn giá và quyết toán lại công trình, UBND tỉnh Bến Tre đã đơn phương giảm giá trị hợp đồng từ 80,5 triệu đồng xuống còn một nửa và nhờ vậy, Phòng GTVT thị xã Bến Tre không còn nợ ông Hồng; mặc dù dự toán của hợp đồng trước đó là do Sở GTVT tỉnh lập, các đơn giá vật liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công... cũng do Sở GTVT tính toán. Thấy việc làm sai, ngày 8.10.1998 Thanh tra tỉnh Bến Tre có văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh rút lại quyết định nói trên và khẳng định: "Hợp đồng kinh tế giữa ông Hồng và Phòng GTVT thị xã Bến Tre là hợp pháp. Phán quyết của TTKT đã có hiệu lực và quyết định của UBND tỉnh Bến Tre là không có cơ sở pháp lý, không đúng thẩm quyền".
Mặc dù đã thấy sai nhưng tại một cuộc họp sau đó, các cơ quan tham mưu của tỉnh đã bàn đến "hậu quả" nếu phải sửa sai và rút lại quyết định. Theo đó, tạm tính đến tháng 8.1998, Phòng GTVT Bến Tre phải thanh toán cho ông Hồng khoảng 650 triệu đồng (tính cả lãi nhập vốn). Vì "hậu quả" này mà sự việc bị dây dưa mãi cho đến cuối năm 2001, UBND tỉnh Bến Tre lại ra một văn bản khác, cho quyết toán công trình lại một lần nữa!
Sau 8 tháng bị tạm giam, ông Hồng được cho tại ngoại, trở về nhà với nỗi oan "kẻ lừa đảo". Tài sản bị mất sạch, con cái phải bỏ học để đi làm thuê kiếm sống trong sự cười chê của xóm làng. Vậy là ông viết đơn gửi đi khắp nơi để kêu oan. Chính bà Nguyễn Thị Định - lúc bấy giờ là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước - cũng đã có văn bản gửi Viện KSND và TAND tỉnh Bến Tre, yêu cầu phải điều tra cẩn thận, vì ông Hồng đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện và bà đã có ý kiến với UBND tỉnh mấy lần rồi. Bà Định đặt câu hỏi: "Tại sao Nhà nước thiếu nợ dân thì không ai nói gì, còn dân thiếu nợ Nhà nước thì bị bắt giam 8 tháng?".
Nhưng bất chấp khuyến cáo của một số vị lãnh đạo Trung ương, ông Hồng vẫn bị Viện KSND tỉnh Bến Tre truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau nhiều lần hoãn xử và 9 năm sau ngày bị bắt giam oan, tại phiên sơ thẩm ngày 4.6.1999, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên ông Hồng vô tội. Bị Viện KSND tỉnh kháng nghị, ngày 16.6.2000 Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử và tuyên ông Hồng không phạm tội.
Đòi lại danh dự, có được không?
Được trắng án, ông Hồng đã gửi đơn khiếu nại khắp nơi đòi được minh oan và có lời xin lỗi từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng các cơ quan tố tụng cứ đổ trách nhiệm qua lại, thậm chí im lặng không trả lời. Giữa năm 2004, ông Hồng nộp đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bến Tre bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 với số tiền 7,9 tỉ đồng. Sau đó, ông Hồng nhận được một giấy báo tin của Viện KSND tỉnh, đề nghị ông hãy theo dõi sự chỉ đạo của... Viện KSND tối cao và các ngành Trung ương!
Tháng 6.2004 ông Hồng nộp đơn khởi kiện tại TAND thị xã Bến Tre yêu cầu Viện KSND tỉnh bồi thường thiệt hại về mặt dân sự. Sau bao năm chờ đợi, mới đây ngày 10.5, TAND thị xã Bến Tre đưa vụ kiện ra xét xử. Tại phiên tòa lần nầy, ông Hồng đã lần lượt rút bớt các yêu cầu khởi kiện như phần đòi bồi thường thiệt hại do UBND xã Nhơn Thạnh phát mãi tài sản trái pháp luật; phần yêu cầu bồi thường lãi phát sinh do Phòng GTVT thị xã Bến Tre không trả nợ gốc từ năm 1988 đến nay... Các yêu cầu còn lại như thiệt hại do mất thu nhập trong thời gian bị tạm giam oan; thiệt hại do ngừng thi công, xây dựng công trình chợ v.v... tổng cộng trên 2 tỉ đồng.
Thế nhưng, theo yêu cầu của tòa thì ông Hồng phải trình bày và chứng minh cụ thể những khoản tiền bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất. Điều này có lẽ ông Hồng khó mà đáp ứng nổi, bởi sự việc kéo dài đã 18 năm. Tiếp xúc với phóng viên, có lần ông Hồng bảo rằng chính những thiệt hại vô hình, không thể liệt kê và chứng minh được mới là thiệt hại lớn nhất và nặng nề nhất. Chẳng hạn như vì ông bị bắt giam oan mà các con của ông lâm cảnh thất học, nghèo khổ, bao ước mơ của tuổi thơ bị sụp đổ tan tành. Những thiệt hại đó khó có thể cân đong đo đếm được.
Theo dự kiến, hôm nay 14.5 tòa sẽ tuyên án. Không biết yêu cầu chính đáng và nhỏ nhoi so với sự thiệt hại của ông Hồng lần này có được xem xét thấu đáo?
Theo TN
Ông Lưu Việt Hồng được người con dìu tới tòa. Ảnh : L.T.N
Đang làm ăn suôn sẻ với những hợp đồng trị giá tiền tỉ, đùng một cái, ông bất
ngờ bị bắt giam, bị đưa ra tòa nhiều lần để rồi 9 năm sau đó được tuyên...
vô tội! Khi bi kịch xảy ra, ông mới 59 tuổi. Từ một doanh nhân giàu có, phút
chốc ông bỗng trở thành kẻ bần hàn, nợ nần chồng chất, gia đình tan nát.
Người đó là ông Lưu Việt Hồng, 77 tuổi, từng là chủ Tổ hợp xây dựng Hồng
Hà ở thị xã Bến Tre.
Từ chủ nợ thành tội phạm
Câu chuyện bắt đầu vào 19 năm trước, năm 1988, khi ông Lưu Việt Hồng ký hợp đồng thi công tỉnh lộ 887 với Phòng Giao thông vận tải (GTVT) thị xã Bến Tre. Hợp đồng có tổng giá trị là 80,5 triệu đồng, nhưng khi công trình được nghiệm thu và đưa vào sử dụng, Phòng GTVT Bến Tre chỉ đồng ý thanh toán một nửa, phần còn lại thì tìm cách "xù"!
Thiếu vốn hoạt động, ông Hồng nộp đơn kiện và Trọng tài Kinh tế Bến Tre (TTKT) phán quyết: Phòng GTVT Bến Tre phải thanh toán cho ông Hồng 41,9 triệu đồng còn lại. Lạ thay, dù không kháng cáo nhưng Phòng GTVT vẫn phớt lờ, không trả nợ. Liên tiếp sau đó, Chủ tịch UBND thị xã Bến Tre rồi Phó chủ tịch UBND tỉnh có văn bản yêu cầu Phòng GTVT phải thanh toán, bồi thường thiệt hại cho ông Hồng theo quyết định của TTKT. Thậm chí, TTKT khu vực phía Nam còn lên tiếng yêu cầu TTKT tỉnh phải cưỡng chế thực hiện quyết định đã ban hành. Nhưng bất chấp tất cả, Phòng GTVT thị xã Bến Tre vẫn không trả nợ!
Trong lúc nợ chưa đòi được thì ngày 12.6.1990, ông Lưu Việt Hồng bất ngờ bị Công an tỉnh Bến Tre ra lệnh bắt tạm giam về hành vi "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN". Nguyên nhân được cho là ông Hồng nợ quá hạn HTX tín dụng số tiền 253,6 triệu đồng. Ông Hồng giải thích: Tại thời điểm đó Phòng GTVT nợ ông khoảng 506 triệu đồng (tính cả lãi suất). Vì thiếu vốn nên ông phải vay tín dụng để đầu tư công trình xây dựng chợ rau quả Bến Tre. Hợp đồng này trị giá hơn 1,6 tỉ đồng. Chính việc ông bị bắt giam đã làm phá sản luôn dự án đang thực hiện.
Ở trong tù, ông Hồng liên tiếp nhận thêm hung tin do vợ con kể lại. Ngay sau khi ông bị bắt, đêm 12.6.1990 Công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành kê biên tài sản của gia đình ông bao gồm tất cả vật dụng có giá trị trong nhà. Rồi UBND xã Nhơn Thạnh, thị xã Bến Tre (nơi ông cư ngụ) còn lập "đoàn thu hồi nợ" tới nhà ông Hồng tiến hành "phát mãi" toàn bộ bàn, ghế, tủ, giường, máy dầu, ghế đá, chậu kiểng, đan lót đường... và bán luôn 28.000m2 đất vườn của cha mẹ ông Hồng để lại để cấn trừ nợ! Chưa hết, chính quyền xã còn huy động người mang chài lưới tới ao cá của gia đình ông Hồng bắt gần 800 kg cá thịt, hàng chục ngàn cá con đem bán và có lập bản "tổng kết 5 ngày kéo cá" hẳn hoi!
Những quyết định "chữa cháy" kỳ lạ
Trong lúc ông Hồng đang bị tạm giam thì UBND tỉnh Bến Tre lại ban hành quyết định số 893/QĐ-UB để cải sửa... quyết định của TTKT! Bằng cách điều chỉnh lại đơn giá và quyết toán lại công trình, UBND tỉnh Bến Tre đã đơn phương giảm giá trị hợp đồng từ 80,5 triệu đồng xuống còn một nửa và nhờ vậy, Phòng GTVT thị xã Bến Tre không còn nợ ông Hồng; mặc dù dự toán của hợp đồng trước đó là do Sở GTVT tỉnh lập, các đơn giá vật liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công... cũng do Sở GTVT tính toán. Thấy việc làm sai, ngày 8.10.1998 Thanh tra tỉnh Bến Tre có văn bản kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh rút lại quyết định nói trên và khẳng định: "Hợp đồng kinh tế giữa ông Hồng và Phòng GTVT thị xã Bến Tre là hợp pháp. Phán quyết của TTKT đã có hiệu lực và quyết định của UBND tỉnh Bến Tre là không có cơ sở pháp lý, không đúng thẩm quyền".
Mặc dù đã thấy sai nhưng tại một cuộc họp sau đó, các cơ quan tham mưu của tỉnh đã bàn đến "hậu quả" nếu phải sửa sai và rút lại quyết định. Theo đó, tạm tính đến tháng 8.1998, Phòng GTVT Bến Tre phải thanh toán cho ông Hồng khoảng 650 triệu đồng (tính cả lãi nhập vốn). Vì "hậu quả" này mà sự việc bị dây dưa mãi cho đến cuối năm 2001, UBND tỉnh Bến Tre lại ra một văn bản khác, cho quyết toán công trình lại một lần nữa!
Sau 8 tháng bị tạm giam, ông Hồng được cho tại ngoại, trở về nhà với nỗi oan "kẻ lừa đảo". Tài sản bị mất sạch, con cái phải bỏ học để đi làm thuê kiếm sống trong sự cười chê của xóm làng. Vậy là ông viết đơn gửi đi khắp nơi để kêu oan. Chính bà Nguyễn Thị Định - lúc bấy giờ là Phó chủ tịch Hội đồng Nhà nước - cũng đã có văn bản gửi Viện KSND và TAND tỉnh Bến Tre, yêu cầu phải điều tra cẩn thận, vì ông Hồng đã ra tận Hà Nội để khiếu kiện và bà đã có ý kiến với UBND tỉnh mấy lần rồi. Bà Định đặt câu hỏi: "Tại sao Nhà nước thiếu nợ dân thì không ai nói gì, còn dân thiếu nợ Nhà nước thì bị bắt giam 8 tháng?".
Nhưng bất chấp khuyến cáo của một số vị lãnh đạo Trung ương, ông Hồng vẫn bị Viện KSND tỉnh Bến Tre truy tố về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Sau nhiều lần hoãn xử và 9 năm sau ngày bị bắt giam oan, tại phiên sơ thẩm ngày 4.6.1999, TAND tỉnh Bến Tre đã tuyên ông Hồng vô tội. Bị Viện KSND tỉnh kháng nghị, ngày 16.6.2000 Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM tiếp tục xét xử và tuyên ông Hồng không phạm tội.
Đòi lại danh dự, có được không?
Được trắng án, ông Hồng đã gửi đơn khiếu nại khắp nơi đòi được minh oan và có lời xin lỗi từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Nhưng các cơ quan tố tụng cứ đổ trách nhiệm qua lại, thậm chí im lặng không trả lời. Giữa năm 2004, ông Hồng nộp đơn yêu cầu Viện KSND tỉnh Bến Tre bồi thường oan sai theo Nghị quyết 388 với số tiền 7,9 tỉ đồng. Sau đó, ông Hồng nhận được một giấy báo tin của Viện KSND tỉnh, đề nghị ông hãy theo dõi sự chỉ đạo của... Viện KSND tối cao và các ngành Trung ương!
Tháng 6.2004 ông Hồng nộp đơn khởi kiện tại TAND thị xã Bến Tre yêu cầu Viện KSND tỉnh bồi thường thiệt hại về mặt dân sự. Sau bao năm chờ đợi, mới đây ngày 10.5, TAND thị xã Bến Tre đưa vụ kiện ra xét xử. Tại phiên tòa lần nầy, ông Hồng đã lần lượt rút bớt các yêu cầu khởi kiện như phần đòi bồi thường thiệt hại do UBND xã Nhơn Thạnh phát mãi tài sản trái pháp luật; phần yêu cầu bồi thường lãi phát sinh do Phòng GTVT thị xã Bến Tre không trả nợ gốc từ năm 1988 đến nay... Các yêu cầu còn lại như thiệt hại do mất thu nhập trong thời gian bị tạm giam oan; thiệt hại do ngừng thi công, xây dựng công trình chợ v.v... tổng cộng trên 2 tỉ đồng.
Thế nhưng, theo yêu cầu của tòa thì ông Hồng phải trình bày và chứng minh cụ thể những khoản tiền bị thiệt hại và thu nhập thực tế bị mất. Điều này có lẽ ông Hồng khó mà đáp ứng nổi, bởi sự việc kéo dài đã 18 năm. Tiếp xúc với phóng viên, có lần ông Hồng bảo rằng chính những thiệt hại vô hình, không thể liệt kê và chứng minh được mới là thiệt hại lớn nhất và nặng nề nhất. Chẳng hạn như vì ông bị bắt giam oan mà các con của ông lâm cảnh thất học, nghèo khổ, bao ước mơ của tuổi thơ bị sụp đổ tan tành. Những thiệt hại đó khó có thể cân đong đo đếm được.
Theo dự kiến, hôm nay 14.5 tòa sẽ tuyên án. Không biết yêu cầu chính đáng và nhỏ nhoi so với sự thiệt hại của ông Hồng lần này có được xem xét thấu đáo?
Theo TN