PDA

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 [17] 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
11-23-2009, 05:35 PM
http://img42.imageshack.us/img42/6402/hspn9.jpg


Ông đối với Sư Phụ như một người bạn tốt , nhưng Sư Phụ không muốn những thứ thuốc quý như vậy , Sư Phụ dùng thuốc để làm gì ? Về sau Sư Phụ lại đem cho người khác , Sư Phụ không dùng , bởi vì trong thuốc vẫn còn có thành phần động vật . Thật đáng tiếc , tuy là của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma cho mà Sư Phụ cũng không uống được . Nhưng Sư Phụ cũng tiếp nhận , bởi vì ông muốn cho Sư Phụ . Rất nhiều người thích thuốc này . Những người khác phải tốn rất nhiều tiền mới có thể mua được một viên , đặc biệt là thuốc của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma cho ; họ nghĩ rằng bên trong nhất định phải có nhiều lực lượng gia trì . Sư Phụ lại không muốn có lực lượng gia trì gì , tự Sư Phụ đã đủ dùng rồi , cho nên Sư Phụ đem cho người khác . Nhưng khi cho , Sư Phụ cũng tìm những người đáng cho , chứ không phải ai Sư Phụ cũng cho . Nếu như họ không biết đó là thuốc quý thì Sư Phụ không cho , vì cho cũng vô ích .

Những viên thuốc nhỏ bên ngoài dùng lụa quý bao lại , mỗi tháng uống một viên , ông cho Sư Phụ mười mấy viên . Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma rất khả kính , ông còn cho Sư Phụ sách , trên ấy còn được ông ký tên tặng Sư Phụ nữa (Sư Phụ giơ lên cao quyển sách cho đồng tu xem). Ngay cả người Tây Tạng , cũng không bao nhiêu người được vinh hạnh như vậy . Nếu như có ai được chính Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma ký tên tặng sách , họ sẽ đem về thờ hoặc là mỗi ngày đặt trên đỉnh đầu đem ra cho mọi người xem . Mọi người sẽ biết họ có quan hệ đặc biệt với Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma . Đối với họ , Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma là một vị Phật sống .

(Thưa Sư Phụ , Ngài học Mật Tông trước hay là Thiền trước ?) Từ nhỏ Sư Phụ đã bắt đầu học rồi , học rất nhiều pháp môn . Trước đây Sư Phụ đã học qua Mật Tông . Lúc đó Sư Phụ sống tại Hy-Mã-Lạp-Sơn , có một lần Sư Phụ sống tại một khu Tây Tạng , bình thường không có gì đặc biệt để làm , Sư Phụ đến thư viện của người Tây Tạng đọc kinh sách , sau đó về ngồi thiền , đói thì kiếm thức ăn , ăn xong đi tắm ; mỗi ngày đều như vậy , không có một chuyện gì khác , nếu như có ai giảng kinh thì đi nghe .

Nơi Sư Phụ ở không cách xa nơi Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma ở bao nhiêu , chỉ đi hai ba phút là tới . Nhưng nơi ở của Sư Phụ tương đối kín đáo , bên ngoài nhìn không thấy , các khu núi xung quanh nơi Sư Phụ ở tương đối cao một chút , bốn bề đều có những cây tùng bao quanh , bên trong lại có những hang đó nhỏ giản dị . Họ không dùng đất để làm mà chỉ dùng những tảng đá xây lại để thành một căn phòng nhỏ . Từ căn phòng này có thể nhìn sang căn phòng khác , không cần cửa sổ , mưa có thể tạt vào , gió cũng có thể thổi vào , buổi sáng thỉnh thoảng có những tảng đá rơi xuống . Sống ở những nơi ấy không biết bây giờ là thời đại gì , những ánh sao sáng , mặt trăng , rắn rít , côn trùng đi lại rất tự do , ai muốn đến thì đến .

Từ nơi của Sư Phụ ở có thể nhìn thấy nơi trú ngụ của Đức Đạt-Lai-Lạt-Ma , nhưng ông lại không nhìn thấy được nơi ở của Sư Phụ . Lúc đó Sư Phụ bạo dạn hơn bây giờ , có những lúc từ thư viện trở về , trời đã tối , nhưng Sư Phụ vẫn đi tìm những người tu hành để đàm luận về kinh điển . Một mình từ dưới núi leo lên , không có đèn pin , chỉ có một cây gậy , giống như người mù vậy , men theo con đường mòn trên núi tối tăm mù mịt . Tuy cuộc sống không đầy đủ , nhưng rất an vui ; chỉ cần có niềm tin thì nơi nào cũng có thể vượt qua , trong lòng không có điều gì đáng sợ .

Nói đến đây , Sư Phụ lại muốn trở về Hy-Mã-Lạp-Sơn . Ở nơi ấy quả thật sung sướng quá , thật an lành , một mình muốn ăn thứ gì thì ăn , muốn ngủ thì ngủ , muốn đi thì đi . Nơi đó có rất nhiều nhà tu hành , tuy tu các pháp môn khác nhau , rất có thể đẳng cấp cũng khác nhau , nhưng chẳng hề gì , mọi người đều có đạo tâm thâm hậu .

Thỉnh thoảng Sư Phụ và một vài người ra ngoài dạo chơi . Hai ba người ngồi dưới gốc cây , uống một ít nước suối , ăn một vài miếng bánh mì Tây Tạng . Bánh mì Tây Tạng khác với bánh mì của chúng ta ở đây . Họ lấy lúa mạch làm bánh , rất có dinh dưỡng , sau đó thoa lên một ít sữa thực vật . Có thể tìm một nơi ngồi xuống , lấy một chiếc lá lớn làm bàn , bánh mì để lên trên ấy , một bình nước , sau đó vừa ăn vừa đàm luận kinh điển hoặc là những chuyện tu hành . Đó là một địa điểm tu hành rất tốt . thời gian Sư Phụ ở nơi ấy một phút còn sướng hơn bây giờ ở đây một năm (Nhưng đây là cảm giác của Sư Phụ từ tâm mà ra).

Sống tại Hy-Mã-Lạp-Sơn , quý vị sẽ cảm thấy bất luận là loài vật hay cây cỏ cũng đều phát ra một bầu không khí rất lương thiện và nhu hòa . Bầu trời có một màu sắc thanh thản tự tại , cây tùng cũng rất hiền lành . Nơi ở của Sư Phụ cũng rất cao , cho nên cảm thấy như mây đang bay qua người vậy ; lúc đó giống như mình đang đi trên mây . Không phải Sư Phụ đằng vân giá võ , nhưng mây trắng tự nhiên bay qua . Thỉnh thoảng quý vị nhìn thấy , những bức hình người ta đang ở trên mây . Những hình ấy không khác gì hình ảnh Sư Phụ vừa mới kể , cảnh giới đó không phải là ở thiên đường , mà ở tại Hy-Mã-Lạp-Sơn của trần gian .

Hằng ngày , mỗi buổi chiều Sư Phụ đi chiêm bái Phật một hai lần , sau đó về nhà . Về nhà rồi thì làm gì ? Có thể nói chuyện với người láng giềng , nếu không thì ngồi thiền , ngủ , nghỉ ; ngày mai muốn thức dậy lúc nào cũng được , còn không cả ngày ngồi thiền cũng không ai đến quấy rầy , không có điện thoại hoặc chuông reo , đói thì tự mình nấu ăn , cũng có thể mua một cái lò dầu . Nếu không thì củi cũng rất nhiều , dùng ba viên đá rồi đốt lửa lên , tất cả các rau cải đều bỏ vào nấu chung , thêm một chút muối là có thể ăn được . Nếu làm biếng thì có thể ăn sống . Có lúc Sư Phụ nấu , nhưng bình thường ăn sống thì nhanh hơn , hái một ít cải dại , thêm vào chút muối là có thể ăn được .

Nhím Hoàng Kim
11-24-2009, 07:47 PM
Lúc Sư Phụ ở tại Hy-Mã-Lạp-Sơn , có nơi không thể nấu cơm hoặc canh được , bởi vì nơi ấy không khí rất mỏng manh , nấu nửa ngày cũng không sôi . Chỉ cần đem đến sông Hằng rửa sạch , sau đó ăn uống , cũng rất ngon . Cá nhân Sư Phụ thì không sao , nhưng có người ăn vào lại bị đau bụng .

Hy-Mã-Lạp-Sơn là nơi rất tốt , không có nước nóng cũng chẳng hề gì ; tắm nước lạnh . Tắm nước lạnh rất vui , bởi vì lạnh quá , cả thân người dường như co rút lại , sau đó Sư Phụ đếm một , hai , ba , bốn rồi từ nước đông lạnh nhảy lên , sau đó cảm thấy cả thân thể hết sức thoải mái dường như có trăm ngàn đóa hoa nở ra từ các tế bào . Sư Phụ thấy trò này rất vui , cho nên thường hay làm như vậy .

Không phải lúc nào Sư Phụ cũng bế quan ở một nơi . Lúc Sư Phụ bế quan ở nơi lạnh ấy là gần với khu của người Tây Tạng , tương đối ít nguy hiểm , còn có nơi để mua đồ vật , cũng có điện để nấu đồ ăn ; không khí không loãng lắm , cũng có thể nấu cơm canh , mùa đông tuyết rơi tương đối ít . Còn những nơi cao hơn , tuyết rơi rất nhiều , nơi ở của Sư Phụ thì ít tuyết . Nhưng không phải ngày nào cũng có thể đến đó , mùa hạ mới có thể lên trên ấy , mùa đông mà muốn lên trên đó rất khó khăn .

Có những nơi tương đối cao hơn , mỗi năm có nhiều người đến thăm viếng ; họ đi bằng ngựa , hoặc có người dắt , hoặc có người hướng đạo . Chỉ có Sư Phụ là đi bộ . Họ đều chạy đến nhìn Sư Phụ , cảm thấy rất kỳ lạ . Bởi vì ở Ấn Độ thường không thấy người nữ đi đơn độc trên đường , nhất là dáng người Sư Phụ nhỏ trông giống như một đứa bé , sao lại một mình đơn độc đi bộ vậy ? Lúc đó Sư Phụ mặc rất ít , bởi vì đi đường quá nóng nực , mồ hôi ra nhiều , cho nên cả áo khoác bên ngoài cũng không mặc . Họ tỏ vẻ rất khâm phục Sư Phụ , bởi vì họ mặc những bộ quần áo chống tuyết thật dầy , trên lưng ngựa lại mang đầy những đồ vật phụ tùng , còn Sư Phụ một mình mặc một bộ đồ thật mỏng , hành lý lại giản dị . Cho nên khi Sư Phụ lên núi có rất nhiều người vây quanh Sư Phụ nói chuyện và còn muốn làm bạn với Sư Phụ nữa .

Năm nay Sư Phụ đi Ấn Độ truyền Tâm Ấn cho hai người , một người là bác sĩ , một người là đứa con gái của bà ta . Sư Phụ quen biết họ lúc còn ở Ấn Độ , khoảng bốn năm năm về trước . Năm nay Sư Phụ đến Ấn Độ , thì lại thăm họ , bởi vì họ có viết thơ mời Sư Phụ , và nói nếu đến , nhất định Sư Phụ phải gặp họ . Lúc Sư Phụ đến họ rất vui mừng , cả gia đi đình đều rất tốt , người chồng và đứa con trai là luật sư , mẹ làm bác sĩ , đứa con gái vẫn còn đang đi học .

Lẽ ra cả nhà đều thọ Tâm Ấn , nhưng vì Sư Phụ chỉ có thể ở lại một , hai ngày , Sư Phụ dặn họ năm giờ sáng thức dậy , nhưng hai người đàn ông dậy không nổi , cho nên chỉ truyền Tâm Ấn cho hai người . Cũng chẳng sao , về sau họ có thể tìm những vị "Guru" khác để học , ở Ấn Độ việc này không phải là việc khó khăn .

Họ còn nói với Sư Phụ : "Ngài nhất định phải trở lại thăm chúng tôi , bởi vì bây giờ Ngài là Thầy của chúng tôi , cần phải trở lại gặp học trò". Sư Phụ nói ở Ấn Độ có rất nhiều "Guru", Sư Phụ đưa quý vị đến đó là được rồi , vẫn có thể tu hành với họ được như thường . Những người bạn ở Hy-Mã-Lạp-Sơn thật khả ái , trước là bạn , bây giờ là học trò .



★★★★★


Vấn : Người Ấn Độ gọi một số người tu hành là "Babaji" nghĩa là gì vậy ?

Đáp : Babaji có nghĩa là vị vua lớn , Maharaji cũng vậy , đó là danh xưng tôn kính nhất của người Ấn Độ , cũng như chúng ta gọi là Thế Tôn , Phật , Như Lai , đều do tiếng Ấn Độ phiên dịch ra cả .

Vấn : Ở Ấn Độ vừa nghèo vừa loạn , tại sao Sư Phụ nói nơi ấy là một nơi có phước báu lớn ?

Đáp : Nghèo thì nghèo , nhưng họ vẫn đủ ăn , phước báu không nhất định phải là tiền ; phước báu là những thứ mà tiền không mua được . Phật Thích Ca cũng không có tiền , tuy ông là một vị hoàng tử , nhưng ông đã rời bỏ cuộc sống giàu sang , về sau biến thành một người khất thực , ngày ngày đi thọ bát , không lẽ nói ông không có phước báu sao ?

Họ không màng có phước báu và cũng không màng có bao nhiêu tiền . Phần lớn mọi người đều rất giản dị , rất đơn thuần , nếu không họ cũng có thể cố gắng đi kiếm tiền , người Ấn Độ cũng giống như người Đài Loan vậy , sao họ không biết kiếm tiền ?

Đối với họ tiền không quan trọng , đủ dùng là được rồi . Sư Phụ nói cho quý vị hay , tại Ấn Độ người nghèo cũng tu hành , thậm chí kẻ ăn mày cũng tu hành . Có một vị Minh Sư mà Sư Phụ biết đi đến một thôn trang , khoảng năm ba trăm người đều được truyền Tâm Ấn , nam nữ lão ấu , gà bò mèo chó đều đến (Mọi người cười). Đó là một nơi rất nghèo , không có những kiến trúc đồ sộ , nhà cửa đều làm bằng đất sét không có phòng vệ sinh , không có những thiết bị tiện nghi , mọi người đều ngủ dưới đất , dùng những mảnh vải thô sơ đắp lên là đủ , nhưng lúc đoàn thể của vị Sư Phụ này đến đó , họ lại cất phòng vệ sinh và phòng tắm để cho mọi người dùng .

Lúc Sư Phụ đến , thứ gì họ cũng không có , bò và người ở chung với nhau , nhưng họ rất sạch sẽ , mặt đất dọn dẹp khang trang ; nhưng ở những thành phố lớn cũng không sạch sẽ , không phải chỉ có Ấn Độ mà thôi . Nhưng các thôn xóm của Ấn Độ rất sạch sẽ , Sư Phụ đi qua rất nhiều thôn xóm nhỏ , trên mặt đất không có rác rưới , dưới gốc cây cũng có thể trải vải nằm ngủ . Nhưng tại các thành phố lớn thì rất dơ dáy , người thì nhiều mà nước lại không thông , ống nước bị ô nhiễm , rất nhiều mùi vị , ăn uống thì không hợp vị sinh , tại thôn trang lại không có những vấn đề này .

Tuy họ rất nghèo , nhưng họ sạch sẽ , đơn thuần , thích tu hành , đem lại bầu không khí hòa bình cho mọi người . Từ nhỏ các em bé đã bắt đầu học tọa thiền , lớn lên trở nên những người tốt , thánh hiền , những cao tăng , đại sĩ , đó là đời sống của họ .

Còn chúng ta ở đây lớn tuổi rồi cũng chưa chịu tu hành , hoặc là tu hành vài ngày thì bỏ đi mất , một năm , hai năm , không còn thấy ai nữa . Có người tham gia Thiền Thất một lần rồi chịu không nổi , không còn dám gặp Sư Phụ nữa , bởi vì sợ Sư Phụ rầy la , chịu không nổi sự khổ cực của sự hành thiền .

Nhím Hoàng Kim
11-25-2009, 09:13 PM
Vấn : Tại Ấn Độ tiếng Anh có thông dụng không ?


Đáp : Tiếng Anh , tiếng Ấn Độ đều có , nhưng phần đông mọi người đều nói tiếng Ấn Độ , và tiếng địa phương cũng rất nhiều . Phần lớn những người Ấn Độ đều biết tiếng Anh , cho dù không biết họ cũng cứ bảo quý vị "straight ahead" (đi về phía trước), hoặc là "very good" (rất tốt). Quý vị nói chuyện với họ nửa ngày , họ chỉ trả lời cho quý vị "straight ahead" rồi sau đó cười cười , quý vị không hiểu cũng chẳng sao . Thiên hạ cũng vô sự , quý vị đi đường của quý vị , họ đi đường của họ (Mọi người cười).

Nếu như quý vị hỏi thăm một nơi nào đó ? Họ trả lời : "Straight ahead", dù cho có cần phải quẹo trái hoặc là quẹo phải , họ cũng chẳng cần để ý . Nếu quý vị nghe lời họ thì sẽ không tìm được , hỏi người khác họ cũng trả lời "straight ahead" (mọi người cười), rồi càng lúc quý vị đi càng xa nơi quý vị muốn đến , lẽ ra muốn đi phương Bắc lại biến thành đi phương Nam , cuối cùng phải ngồi xe lửa trở về .

Cho nên ở Ấn Độ cần phải cẩn thận , cần phải hỏi người ta có biết tiếng Anh hay không . Nếu như người đó trả lời : "Straight ahead", "ok", "very good", tốt nhất là đừng tin họ , những người không biết tiếng Anh đều nói như vậy . Tại Ấn Độ rất vui , mọi người đều nói ok , very good , how are you , trẻ con cũng vậy , dù cho có quen biết hay không , gặp người là mở miệng cười cười .

Các cô tiểu thư ở đây muốn đi đến đó làm gì ? Quý vị sống tại Đài Loan lâu , quá thoải mái rồi , ngồi xe tắc xi phải có máy lạnh , mùa hè tắm rửa còn dùng nước nóng , như vậy đi Ấn Độ chừng hai ngày sẽ chịu không nổi , đi đường bộ hai cây số là ngã xuống . Nếu như đem quá nhiều hành lý thì vác không nổi , bởi vì có những nơi không có xe , cũng không có ngựa phải đi bộ , tự mình mang hành lý . Nếu không có bạn bè đi chung thì thật phiền phức , có thể tìm hai người bạn gái đi chung với nhau cũng được . Một vị đại sư không thể tùy tiện hiện thân cho mọi người gặp ; ngay cả lúc họ đứng trước mặt quý vị , cũng phải có duyên rất lớn mới biết được . Họ tu hành không phải để cho quý vị xem . Nếu quý vị nói là từ Đài Loan đến , rất có thể họ chẳng thèm nhìn ; họ nghĩ rằng quý vị ăn thịt , sẽ làm ô nhiễm nơi ở của họ , ngay cả những nhà thường dân cũng không muốn quý vị bước vào . Còn những người tu hành đều trốn rất kỹ , chúng ta tìm không thấy . Có những nơi họ đi chúng ta không đến được ; họ thì dùng thần thông để đi , còn những người bình thường dùng "nhân thông" nên không thể nào đến được . Họ tu hành không phải là để cho chúng ta gặp , để có được nhiều đệ tử , họ sống rất ẩn náu để được thanh tịnh tu hành , không có ngu xuẩn như Sư Phụ , đi ra ngoài sống chung với chúng sanh để chịu khen chê (Mọi người vỗ tay).

Quý vị có muốn đến đó không ? (Đệ tử đáp : Sư Phụ nói nghe thật là ly kỳ , cho nên chúng con muốn đến đó). Nhưng những gì Sư Phụ thấy có thể sẽ rất khác với những gì quý vị sẽ gặp . Quý vị đi Ấn Độ chỉ nhìn thấy những gì dơ dáy , quý vị sẽ nghĩ rằng nước sông Hằng dơ như vậy làm sao mà uống được ? Tuy nhiên Sư Phụ rất thích những nơi này .


Vấn : Sư Phụ nói tọa thiền không nhất định phải xếp bằng , nhưng hầu hết tất cả các nhà đại tu hành đều xếp bằng , xếp bằng có phải dễ nhập định hơn không ?


Đáp : Đại Sư Huệ Năng đâu phải lúc nào cũng xếp bằng đâu , nhưng cũng không thể nói là không nên xếp bằng . Quý vị muốn ngồi tư thế nào cũng được , về sau quen rồi có thể ngồi thiền xếp bằng . Nhưng mới lúc đầu không nên quá ép buộc lấy mình , những người có bệnh không thể xếp bằng không lẽ không tu hành được sao ? Có những người không có chân , không lẽ cũng không tu hành được sao ? Mọi người đều bình đẳng , mỗi người đều có thể tu hành .

Có những người không dám ngồi ở chỗ cao , ngồi ở trên cao sẽ không dễ nhập định , sợ rớt xuống , cho nên Sư Phụ để cho quý vị ngồi thiền xong rồi mới âm thầm lên lầu . Ngồi những chiếc ghế cao cần phải có dựa , nếu không lúc nhập định té xuống thì sao ? Nếu như phải ngồi ghế tọa thiền mà lưng vẫn giữ thẳng thì không sao . Nằm xuống cũng có thể tọa thiền được , chỉ cần tư thế thoải mái là có thể nhập định .

Nếu như ép buộc lấy mình quá làm sao nhập định được ? Thân thể ở chỗ nào đau , tâm của quý vị sẽ chạy đến đó . Lẽ ra không cảm thấy có chân mình tồn tại , nhưng lúc ngồi thiền hai chân nó kêu réo rất dữ , thậm chí biến thành cả ba chân (mọi người cười), cảm thấy chỗ này đau , chổ kia nhức như kim châm ; lẽ ra không cảm thấy có chân , bây giờ biến thành rất nhiều "châm", như vậy là không được . Tốt nhất là không nên đem sức chú ý của mình đặt vào chân của mình , mà đặt vào trí huệ .

Lúc Thiền Thất , đồng tu cũng không ngồi tư thế nào nhất định , có người ngồi tư thế này , có người ngồi tư thế nọ , nhưng thể nghiệm của họ rất cao . Còn có những thiền đường học trò ngồi thiền rất thẳng , động cũng không dám động , nhưng không có chút thể nghiệm gì . Trước đây Sư Phụ có tham dự qua một vài kỳ Thiền Thất như vậy , cho nên Sư Phụ biết . Thật ra chẳng có ích lợi gì cả , thường chỉ là đau đớn mà thôi .

Con người có một quan niệm sai lầm , nghĩ rằng tu hành cần phải khổ cực . Sự thật không cần phải khổ cực như vậy , chúng ta vốn là Phật , làm sao mà khổ cực ? Sư Phụ đã chịu khổ qua rồi , bởi vì đó là nghiệp chướng của Sư Phụ (mọi người cười), chỉ cần một người chịu khổ , thì những người khác không cần phải chịu những sự khổ cực đó . Phật Thích Ca tu khổ hạnh sáu năm , rất cực khổ , nhưng các đệ tử của Ngài không nhất định phải tu cực khổ như vậy mà cũng có thể thành A La Hán , Bất Thối Bồ Tát , vẫn có thể một đời thành Phật , chứ không phải người nào cũng phải chịu những nổi đau khổ như Phật Thích Ca vậy , bởi vì Ngài có đủ phước báu để tặng cho học trò của Ngài . Tu hành không phải cực khổ , trước đây Phật Thích Ca tu khổ hạnh , tu ngoại Đạo , cho nên mới cực khổ ; bởi vì lúc đó Ngài không biết , nhưng khi Ngài hiểu rồi thì đi tìm những con đường sáng lạng nhất để dẫn dắt những người khác nhập định . Một người , khi mới bắt đầu tu hành , rất có thể họ không tìm thấy đường đi , cho nên mới tu cực khổ một chút . Nhưng người thứ hai thì có thể thoải mái hơn , đi theo con đường của người trước vạch ra , chẳng hề gì . Cho nên quý vị đến Hy-Mã-Lạp-Sơn cũng vô ích , theo học với Sư Phụ là được rồi .

Nhím Hoàng Kim
11-26-2009, 10:25 PM
http://img130.imageshack.us/img130/2209/hsp33.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 5 : Bài 4

TÂM ẤN TỨC ĐÃ THÀNH PHẬT

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại Đài-Loan

Ngày 1 tháng 1 năm 1988

Tâm Ấn tức đã thành Phật , chỉ tội nghiệp là mọi người chưa biết rằng mình đã thành Phật . Ở đây không có ai là chưa thành Phật , nhưng bởi vì chưa tin tưởng cho nên vẫn chưa biết mình là Phật . Hơn nữa , quý vị không có tự tin , nếu không lúc Tâm Ấn là đã thành Phật rồi .

Vấn đề là chúng ta có nhận thức được mình có phải là Phật không ? Làm thế nào để nhận thức được điều này ? Trước hết chúng ta cần phải có kinh nghiệm , sau đó từ từ có nhiều nhân duyên hợp lại sẽ khiến chúng ta hiểu rõ rằng chúng ta đã là Phật . Cho nên chúng ta rất là quan trọng , nếu không có chúng sanh tức là không có Phật . Ví dụ có một người ở trong sơn động tu hành , một ngày kia đột nhiên khai ngộ biết rằng dường như mình là Phật . Nhưng sau này vì không có kinh nghiệm bản thân cũng như hoàn cảnh khảo nghiệm nên không có phương tiện duy trì niềm tin tưởng vào sự khai ngộ đó . Cho nên mới nói nếu không có chúng sanh thì không có Phật .

Tâm Ấn tức là đã thành Phật . Chúng ta càng tu càng hiểu rõ điều này , vì vậy càng phải tiếp tục tu hành . Nếu không thì chỉ thành Phật có một ngày mà thôi . Ngày mai lại không còn là Phật nữa vì quên mất mình đã là Phật rồi . Ví dụ một bác sĩ tuy đã tốt nghiệp nhưng nếu không cứu bệnh nhân , không có kinh nghiệm chữa trị , hoặc chưa từng sử dụng qua các dụng cụ y khoa hay thuốc men để thăm bệnh , thì mấy mươi năm sau có lẽ sẽ quên mất tất cả . Bất luận người bác sĩ này đã học tập bao lâu đi nữa , cuối cùng chỉ còn lại một và kỷ niệm trong ký ức của mình mà thôi . Hoặc có người đã từng đàn một bản nhạc rất hay nhưng nếu mười mấy năm qua ngưng đàn không sử dụng đến nhạc cụ thì khi có dịp đàn trở lại sẽ không được rõ ràng và tiếng đàn nghe không hay và không được lưu loát . Học Anh văn cũng vậy , có người học Anh văn rất giỏi , nhưng ba mươi mấy năm không sử dụng thì sẽ không còn nói lưu loát nữa . Tuy Sư Phụ sanh trưởng ở Việt Nam , nói tiếng Việt , nói tiếng Việt suốt mười mấy năm liền nhưng bây giờ nói lại cũng không còn hay như trước nữa , không còn văn chương nữa , và cũng không còn làm thơ Việt Nam được nữa . Bây giờ nếu muốn viết thì Sư Phụ phải viết bằng tiếng Anh trước , sau đó mới phiên dịch sang tiếng Việt Nam . Thậm chí có những từ ngữ Việt Nam mà Sư Phụ đã quên mất rồi . Tuy nhiên cũng không phải là hoàn toàn quên hẳn bởi vì thỉnh thoảng Sư Phụ cũng còn dùng tiếng Việt Nam . Cũng vậy , nếu có một người Việt Nam bị nhốt nơi hải đảo , cô lập với thế giới bên ngoài , mấy mươi năm không nói tiếng Việt , người ấy rất có thể không còn nói được tiếng Việt Nam nữa , có phải như vậy không ? Chúng ta học Anh Văn hoặc những ngôn ngữ khác , ở trường học có thể nói một chút , nhưng khi rời khỏi lớp , không có cơ hội thực hành thì sẽ dần quên lãng , hiểu không ?

Pháp môn đốn ngộ có thể lập tức kiến tánh thành Phật không sai . Khi nhìn thấy Ánh Sáng của Phật là cùng với Phật đồng một thể , là thành Phật . Nghe được Phật âm , bất luận ít nhiều cũng đã cùng với Phật đồng một thể rồi . Ví dụ , quý vị chạm vào tay , chân , hoặc đầu Sư Phụ cũng là chạm vào thân thể của Sư Phụ . Bởi vì những bộ phận ấy là một phần thân thể của Sư Phụ . Cũng cùng một tình trạng như vậy , chúng ta nghe âm thanh thấp của Phật âm thì cũng là Phật Âm . Nhìn thấy Ánh Sáng ở đẳng cấp thấp của Phật cũng là Ánh Sáng của Phật . Chúng ta đụng vào chân của Ngài cũng được kể là thành Phật , thấy được Phật , chỉ có điều là chúng ta chưa hoàn toàn được diện kiến Ngài , nên không đủ tự tin . Cũng giống như nhóm người mù sờ voi vậy . Người sờ vào tai thì nói voi giống một cái quạt ; người sờ vào mũi thì nói voi giống ống nước ; người đụng vào chân thì nói voi giống như cái cột . Mọi người đều đụng vào con voi , nhưng mỗi người lại có sự diễn tả khác nhau .

Chúng ta , những người tu hành cũng vậy . Lúc Tâm Ấn là đã thành Phật rồi , nhưng vì chúng ta chưa hoàn toàn nhận thức được Phật lực của mình , lực lượng vạn năng của mình , nên không tin rằng mình đã thành Phật . Vì vậy không cần chờ đợi đến bao giờ mới thành Phật mà Tâm Ấn tức đã thành , chỉ vì chúng ta không có kinh nghiệm và thiếu tự tin mà thôi . Đến khi chúng ta tu hành giỏi một chút , có đủ định lực để độ chúng sanh , chúng ta sẽ hiểu rõ Phật là gì . Nhưng muốn độ chúng sanh phải có biện tài và có trí huệ . Trí huệ và kinh nghiệm bên trong đương nhiên cần phải được trang bị , nhưng trí thức và kinh nghiệm bên ngoài cũng không thể thiếu sót . Nếu chỉ thành Phật thì không có ích lợi gì như Phật Độc Giác không có pháp môn để truyền cho mọi người bởi vì Ngài không có thầy và tự ngộ Đạo lấy . Hoặc giả có một người cùng với vị mình học Pháp Môn Quán Âm , lúc Tâm Ân được khai ngộ ; nhưng sau này vị thầy bỏ đi , người ấy tiếp tục tu hành , rồi một ngày nào đó , vị này được chứng ngộ . Nhưng vì không có thầy chỉ dạy , nên không có hệ thống giáo dục chúng sanh cũng như kinh nghiệm truyền pháp bằng miệng . Dùng miệng truyền pháp có thể thu hút chúng sanh đến nghe kinh , thu hút sự chú ý cũng như lòng tôn kính của họ . Vì vậy , cho dù chúng ta có khai đại ngộ , nhưng nếu không có biện tài vô ngại thì cũng không thể nào đem trí huệ của mình để diễn đạt cho những người chưa khai ngộ hiểu . Đây không phải là một chuyện dễ dàng . Phật Thích Ca khi thành Phật , Thập Phương Tam Thế Phật tán thán Ngài hết lời ; bảo rằng Ngài ở trong đời Ngũ trược , ác thế , mà vẫn độ được chúng sanh . Bởi vì dùng ngôn ngữ của thế giới này không dễ diễn đạt Phật tính và đẳng cấp tu hành bên trong . Khả năng sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt là một điều rất quan trọng . Nếu không dùng ngôn ngữ để bày tỏ thì chỉ những chúng sanh có trí huệ cao , có thiện căn sâu , có phước báu lớn mới có thể hiểu nổi . Còn những chúng sanh khác thì không . Cho nên chúng ta cần phải tu hành bên trong , trưởng dưỡng lực lượng chúng ta cho cao cường , đồng thời bên ngoài cũng cần có minh sư , có thiện tri thức chỉ đạo .

Nhím Hoàng Kim
11-29-2009, 07:14 PM
Phần lớn mọi người đều dựa vào bản thân mình để tu hành , ví dụ niệm Phật , niệm kinh hay niệm chú , rất có thể cũng có thể nghiệm âm thanh bên trong . Nhưng rồi ngày có ngày không , hoặc một hay hai ngày có thể nghiệm , rồi về sau không còn nữa . Dù mỗi ngày có thể nghiệm cũng vô ích . Tại sao ? Bởi vì như vậy không có phương pháp để phân biệt âm thanh nào là tốt , cảnh giới nào là xấu , và cũng không có ai để hỏi , nên cuối cùng bị ma quỷ lường gạt , bị ma kéo đi , chuyện này rất đáng buồn . Nhiều người lúc tu hành bị lầm đường , biến thành ngoại Đạo cũng bởi nguyên do này .

Lúc Tâm Ấn còn được gọi là lúc "đốn ngộ", là lập tức khai ngộ , hoặc "Hoa khai kiến Phật", là lập tức kiến tánh thành Phật , điều này không sai . Nhưng vì chúng ta chưa có trí huệ , chưa có tự tin , cho nên ngộ đã mở rồi mà lại không biết . Bất cứ Đại Sư nào cũng nói : "Chúng sanh đều có Phật tánh", nhưng vì chính họ không nhận thức được cho nên cũng vô ích . Bò cũng có Phật tánh , nhưng nó không nhận thức được nên cũng chỉ vô ích mà thôi . Cũng giống như một người tuy đã có một kho tàng quý báu nhưng nếu như không biết rõ kho tàng này ở đâu thì cũng vẫn là một kẻ nghèo nàn . Vì vậy thành Phật hay không là tùy thuộc vào tâm của chúng ta , dựa vào lực lượng và niềm tin của chúng ta . Không phải ngồi nhiều là có thể thành Phật . Ngồi nhiều trở thành "Phật ngồi", nằm nhiều thì thành "Phật nằm" chứ không phải "Phật Khai Ngộ". Tuy Sư Phụ nói : "Tâm Ấn tức đã thành Phật", nhưng chúng ta cần phải tu hành nhiều , cần phải tịnh tâm , để tâm chúng ta lắng xuống , để biết được mình là ai . Chúng ta không cần phải đợi thọ ký rằng trăm ngàn vạn kiếp sau này sẽ thành một vị Phật gì đó , ở tại một quốc gia nào đó , dạy dỗ chúng sanh . Loại thọ ký này thật là một chuyện đáng cười . Trong Kinh Pháp Hoa , Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng thọ ký nói : "Một người nào đó , trăm ngàn vạn kiếp về sau , hoặc là vô lượng vô biên A Tăng Tỳ kiếp sẽ được thành Phật , tên gì đó , và sẽ trú ngụ tại một quốc gia nào đó". Nếu như Sư Phụ là đồ đệ của Ngài , Sư Phụ sẽ nói : "No , Thanks". Bởi vì quá sức viễn vông , phải đợi đến vô lượng vô biên A Tăng Tỳ kiếp mới có thể thành Phật thì ai có thể sống lâu như vậy để đợi ? Rồi trong thời gian chờ đợi ấy chúng ta phải làm gì ? Thật là lãng phí thời gian , và với sự chờ đợi ấy chắc chúng ta sẽ biến thành hưu cao cổ mất !

Người đã Tâm Ấn tức đã thành Phật . Về điểm này Sư Phụ có thể bảo đảm cho quý vị . Nếu như Sư Phụ không phải là Phật , thì ai là Phật ? Nếu như Sư Phụ không thể thành Phật , thì không ai có thể thành Phật . Bởi vì bất cứ người nào cũng đều có thể thành Phật . "Phật" là người đại khai ngộ , đại trí thức , đại minh sư , vậy thôi . Nếu chúng ta hoàn toàn hiểu rõ mọi việc , thì chúng ta ở trong đẳng cấp của Phật , đẳng cấp của minh sư hoặc là đẳng cấp của giải thoát .

Mỗi ngày quý vị tọa thiền , đi thế giới Tây Phương rồi trở về , có lúc còn nhớ , có lúc lại quên , đó là ý nghĩa của vãng sanh . Chúng ta đi gặp Phật , lúc đó chúng ta là Phật , chỉ có Phật mới sống tại đất nước của Phật , hay ít nhất cũng có một phẩm chất giống như Phật mới có thể sống chung với Phật . Cho nên có thể đi đến đất Phật tức đã là Phật rồi , thấy được Phật quang tức là thành Phật . Phật chỉ là vậy mà thôi .

Phật không phải chỉ có ngàn mắt ngàn tay , trăm mắt trăm tay , hoặc có rất nhiều mắt . Ngài có vô số mắt , vô số tay , không phải ngàn tay ngàn mắt mà thôi . Nhưng khi chúng ta nói với một người nào đó : "Quán Âm Bồ Tát có vô số tay , vô số mắt", họ sẽ không hiểu rõ , không sao tưởng tượng được , nên phải nói ngàn mắt ngàn tay , như vậy họ mới tưởng tượng được ; đối với họ ngàn mắt ngàn tay là quá nhiều rồi .

Một người nào đó có "ba đầu sáu tay" phải là người có bản lãnh cao cường rồi , nếu như người ấy có ngàn tay ngàn mắt , thì thật bất khả tư nghị . Cho nên khi nghe chúng ta tả như vậy thì họ rất thỏa mãn , sẽ gật đầu nói : "Lực lượng của Quán Âm Bồ Tát thật bất khả tư nghị". Hiểu không ? Đối với họ , ngàn tay ngàn mắt là quá nhiều rồi . Thật ra Quán Thế Âm Bồ Tát không phải chỉ có ngàn tay ngàn mắt , chúng sanh nhiều như vậy ngàn tay ngàn mắt thì không đủ dùng .

Nhím Hoàng Kim
12-02-2009, 06:56 PM
Khi nói đến thành Phật , không phải Sư Phụ thừa nhận rằng bây giờ quý vị thành Phật , quý vị vốn đã là Phật rồi . Tâm Ấn xong ít nhất quý vị có thể câu thông với lực lượng của Phật , trở về nguồn gốc của Phật . Chỉ cần trở về nguồn là đủ rồi , không cần phải đợi thêm một thời gian nào đó mới có thể thành Phật . Tuy bây giờ quý vị chưa thể dùng lực lượng của Phật , vẫn còn ở trong giai đoạn học hỏi , nhưng không sao , hãy tạm gát điều này qua một bên , sau này quý vị sẽ hiểu rõ .

Ví dụ một người chỉ cần bắt đầu làm việc là có tiền ngay , phải không ? Bởi vì người chủ để tiền qua một bên , đợi đến cuối tháng sẽ phát cho người ấy . Từ ngày bắt đầu làm việc người ấy đã trở thành nhân viên của công xưởng , không phải đợi đến cuối tháng lãnh được tiền mới được gọi là nhân viên xưởng đó .

Phần người chủ , kể từ ngày thứ nhất người ấy đã là người chủ rồi , không cần phải làm việc mấy mươi năm sau mới thành chủ . Khi người ấy vừa bắt tay vào việc , đương nhiên chưa có cảm giác rằng mình là chủ vì chưa quen biết người làm việc , chưa hiểu rõ hết mọi góc cạnh , mọi chi tiết của công xưởng .

Có những lúc người chủ này hỏi thăm nhân viên của ông , về máy móc về công việc của người khác trong xưởng như một người học trò vậy ; ông chưa có phong độ của một người chủ . Tuy nhiên không thể vì vậy mà nói rằng ông không phải là chủ . Khi ông bước vào công nghiệp ký tên xuống , ông đã là chủ rồi , nhưng vì hãy còn mới nên ông còn phải học hỏi rất nhiều , cần phải quen biết hệ thống làm việc cũng như những hoàn cảnh đặc biệt xảy ra trong công xưởng . Từ từ ông sẽ nhận thức được vai trò của mình , càng ngày càng có niềm tin và cuối cùng cảm giác và phong độ của một chủ nhân sẽ càng ngày càng phát triển , có phải như vậy không ?

Cũng cùng một ý nghĩa đó , Tâm Ấn tức đã thành Phật , chỉ vì chưa có dịp dùng đến lực lượng của Phật . Ở đây chỉ có Sư Phụ là sử dụng qua , quý vị tạm thời không dùng cũng không sao , hãy cất lại , về sau tự nhiên sẽ biết : "À ! Ta tức là Phật", hiểu không ? Nếu lúc đó cả thế giới nói quý vị không phải là Phật , quý vị cũng không tin . Đây không hẳn là thái độ kiêu ngạo , nhưng vì cảm giác lúc thành Phật rất tự nhiên giống ăn uống nghỉ ngơi , không có gì đáng nói . Nếu có người cho rằng Sư Phụ kêu ngạo , Sư Phụ cũng không biết kiêu ngạo nghĩa là gì ?

Thành Phật cũng giống như tốt nghiệp một trường y khoa , hoặc tốt nghiệp đại học vậy , học xong đại học thì tốt nghiệp , có gì đâu mà kiêu ngạo ? Nếu có người học một môn nhạc khí nào đó đã lâu , sau khi học xong , mỗi ngày luyện tập đàn , chỉ cảm thấy vui , mà không có cảm giác kiêu ngạo , hiểu không ? Trên thế giới này có rất nhiều người biết đàn các loại nhạc khí khác nhau , mọi người khi học xong đều có thể đàn , đó là chuyện đương nhiên , họ không cảm thấy kiêu ngạo , và cũng không có gì để kiêu ngạo .

Trên thế giới rất ít người hiểu được Chân Lý giản dị này , cho nên nếu có một người nào đó tự xưng là Phật , người ta sẽ nói : "Người này bị ma nhập , kiêu ngạo quá , khùng rồi". Nhưng đối với một người đã thành Phật thì không cảm thấy có gì đáng nói ; đó là một chuyện rất tự nhiên .

Lúc trước Sư Phụ có kể cho quý vị nghe , trong số đồng tu của chúng ta có một người có được thứ năng lực kỳ diệu là chỉ cần sự hiện diện của cô ở nhà , thì bệnh tình của ông nội cô liền thuyên giảm . Những đồng tu khác cũng vậy , khi đến bệnh viện toạ thiền , con của họ cũng được giảm bệnh . Ngoài ra có người đến nghe Sư Phụ giảng kinh hoặc đọc sách của Sư Phụ thì được khai ngộ ... đây chỉ là những chuyện nhỏ nhặt và rất bình thường .

Đó chỉ là đẳng cấp của A La Hán hoặc Bồ Tát . Chúng ta thường nghe nói trước đây có một vị Phật , hoặc một vị A La Hán nào đó có năng lực chữa bệnh , chỉ cần sống chung với họ , tự nhiên chúng ta sẽ có phước báu đó . Thân nhân đồng tu của chúng ta , tuy chưa Tâm Ấn , không tu Pháp Môn Quán Âm , họ cũng được siêu sanh . Điều này cho thấy rằng những đồng tu của chúng ta đã là các vị Phật Bồ Tát , hoặc đạt đẳng cấp của a La Hán , cho nên mới có những phước báu đó , chỉ cần ở chung với họ thì có thể siêu sanh .

Vừa rồi Sư Phụ nói đến cô đồng tu đó , tự cô ta không có cảm giác kiêu ngạo , đối với cô đây là một chuyện rất tự nhiên ; chính cô cũng không biết mình là Bồ Tát , hoặc cảm thấy cô là một vị A La Hán gì , hiểu không ? Trong Kinh Kim Cang có nói : "Nếu một vị A La Hán hoặc Bồ Tát cảm thấy mình là Bồ Tát thì người đó không phải là Bồ Tát". Theo trong kinh điển thì một vị Bồ Tát sẽ không hiểu Phật Bồ Tát là gì ? Họ không kiêu ngạo , cũng không nói mình đã là Bồ Tát . Họ không có thái độ đó , cũng không kiêu ngạo gì cả , nhưng họ biết họ là ai . Biết nhưng không biết , chỉ biết rằng mình trở thành một thứ công cụ , chỉ còn thân xác mà thôi . "Ngã chấp" phàm phu của họ đã tiêu trừ đâu mất , bây giờ chỉ có lực lượng của Phật ngự trị bên trong , lực lượng này muốn làm gì thì họ làm điều ấy , không có gì ngăn chận nổi .

Nhím Hoàng Kim
12-03-2009, 07:34 PM
Vừa rồi Sư Phụ nói Sư Phụ là Phật , Sư Phụ cũng không giảng Phật là gì ? Nếu nói rằng Sư Phụ không phải là Phật cũng không được , nói như vậy là không đúng . Còn nói Sư Phụ là Phật cũng sai . Theo kinh điển thì người ấy là Bồ Tát , là Phật , hoặc đã thành Phật . Dùng ngôn ngữ không thể diễn tả được , điều này rất khó giải thích , hiểu không ? Nếu không hiểu thì Sư Phụ cũng không có cách nào hơn .

Cũng như Phật Thích Ca nói Ngài là Như Lai , Ngài đã thành Như Lai , Ngài nói với cha của Ngài rằng : "Con bây giờ không phải là đứa con phàm phu nữa , con đã thành Phật rồi , xin phụ vương gọi con theo truyền thống". Bởi vì Ngài sợ cha của Ngài hiểu lầm , rồi bắt tay Ngài , ôm ắp Ngài mà nói : "Con là con của ta". Như vậy sẽ mất đi phong độ trang nghiêm , nên Ngài phải nói rõ ràng là Ngài đã thành Đạo rồi , Ngài đã thành Phật rồi . Ngài có nói như vậy không ? (Mọi người đáp : Có). Ngài nói như vậy không phải là Ngài muốn phụ vương của Ngài đảnh lễ Ngài , hoặc muốn có những nghi thức gì long trọng cho Ngài , Ngài chỉ nói một Chân Lý rất bình thường , một sự thật .

Cũng như một vị bác sĩ nói với người khác rằng ông đã tốt nghiệp , hoặc giống như một người xuất gia nữ trên đầu có chấm ba chấm , rồi nói : "Tôi là Tì Khưu Ni". Chỉ thế thôi , không có gì là lạ lùng cả . Sau khi trở thành Tì Khưu Ni cũng giống như trước khi trở thành Tì Khưu Ni , cũng là một con người , không có gì đặc biệt , phải không ?

Thành Phật cũng vậy , nếu chúng ta dùng ngôn ngữ thì chỉ có thể diễn đạt như vậy mà thôi , không có gì kêu ngạo . Có người tuy chưa nói rằng mình là Phật , nhưng thái độ lại rất kiêu ngạo , phải không ? Bảo người này , bảo người kia đãnh lễ , lạy ba lạy , lạy bốn lạy , lại nhận bao nhiêu tiền cúng dường , đó mới là kiêu ngạo . Còn một vị đã thành Phật và nói rằng mình đã là Phật thì không có gì kêu ngạo cả . Người ấy chỉ muốn nói lên một sự thật , một chuyện thật giản dị tự nhiên cũng giống như nói : "Tôi ăn no rồi". Ăn no rồi thì nói "Tôi ăn no rồi", có gì là kiêu ngạo đâu ?

Thành Phật thì nói : "Tôi thành Phật rồi". Bởi vì tự mình nhận thức được Phật Tánh của mình , biết được mình là Phật , và biết được tất cả các chúng sanh đều là Phật . Lúc đó còn có gì để kiêu ngạo ? Ta và chúng sanh chỉ khác nhau có một điểm mà thôi , ta nhận biết mình là Phật , còn chúng sanh không nhận biết họ là Phật . Nhưng đối với người đã thành Phật ấy thì mọi người đều bình đẳng , nên họ không kiêu ngạo , bởi vì họ cũng giống như chúng sanh vậy , không có gì đáng để kiêu ngạo ? Có hiểu không ?

Cho nên thành Phật là chuyện rất bình thường , Tâm Ấn rồi tức đã thành Phật , đã cùng câu thông với đại hải của Phật để chúng ta trở thành nước của biển cả . Khi nào một giọt nước rớt vào lòng biển cả , hòa với biển và trở thành nước biển , không lẽ lúc đó còn hỏi rằng : "Bao giờ tôi sẽ được hòa vào trong biển ?" Đã ở trong biển rồi , hiểu không ? Từ từ cái ngăn cách của chúng ta sẽ tiêu tan rồi sau đó sẽ không còn gì nữa , chúng ta biến thành biển cả .

Cũng vậy , lúc chúng ta thọ Tâm Ấn là chúng ta đã được hòa vào biển cả của Phật , là chúng ta đã biến thành Phật , lực lượng của chúng ta bất khả tư nghị , chỉ vì chúng ta chưa có dịp dùng đến mà thôi . Đợi thời gian đến rồi , chúng ta sẽ dùng , và chúng ta sẽ biết rõ lực lượng của mình . Bây giờ cho dù quý vị muốn dùng cũng không thể nào đạt được , cho nên quý vị mới chưa biết rằng mình đã là Phật . Khi thời gian đến , trường hợp cần phải sử dụng , tự nhiên quý vị sẽ biết được lực lượng của quý vị như thế nào . Bây giờ muốn biết cũng chưa được . Bây giờ vì còn đang trong thời kỳ học hỏi nên chưa cần thiết phải dùng đến . Sự thật thì lực lượng muốn dùng lúc nào cũng được , chỉ tại vì quý vị không biết mà thôi . Lúc ngồi thiền , quý vị có thể giúp ích cho rất nhiều chúng sanh , chấn động lực của chúng ta phát ra , có thể làm cho cả một quốc gia sáng lên , nâng cao ý thức của toàn vũ trụ . Nhưng tốt nhất là chúng ta không nên biết tới , bởi vì biết rồi chúng ta sẽ sinh "ngã chấp". Chúng ta phải tu hành lâu mới trở thành minh sư , bởi vì chúng ta cần huấn luyện ngã chấp của chúng ta , cá tánh của chúng ta , điều luyện ngã chấp của chúng ta ; khi ngã chấp của chúng ta được tiêu trừ xong , chúng ta có thể sử dụng lực lượng vốn đã có của chúng ta , như vậy mới không bị nguy hiểm .

Ví dụ như cha mẹ tuy cho đứa bé rất nhiều tiền , nhưng vẫn để trong ngân hàng , chờ khi đứa bé đến mười tám tuổi mới được đem tiền ra dùng . Tại sao vậy ? Bởi vì tiền tuy là của đứa bé , nhưng trước mười tám tuổi ; nó không biết cách dùng tiền . Có thể nó sẽ lãng phí bằng cách tiêu xài vào những thứ không đáng , hoặc đi cờ bạc , hoặc bị người ta cướp mất ... Cho nên cha mẹ mới không để cho nó tùy nghi sử dụng . Nhưng sự thật là số tiền này đã thuộc về đứa trẻ rồi , chờ đến khi thành nhân hoặc khi nó đã lập gi đình , thì tất cả tài sản sẽ được cha mẹ giao cho hoàn toàn . Lúc ấy nó đã trưởng thành , đã được huấn luyện kỹ càng trong việc sử dụng đồng tiền và nó sẽ không tiêu xài lãng phí hoặc bị người ngoài lường gạt .

Nhím Hoàng Kim
12-05-2009, 09:40 PM
Bây giờ quý vị cũng giống như Sư Phụ vậy , không có gì khác biệt cả . Sư khác biệt duy nhất là quý vị chưa biết cũng như chưa hiểu cách xử dụng lực lượng này . Nói một cách khác , quý vị vẫn chưa biết được lực lượng của chính mình . Từ từ nhân duyên đến , có thể độ chúng sanh , lúc đó quý vị sẽ hiểu ra rằng tiền của chúng ta dùng mãi không hết , lực lượng của chúng ta là bất khả tương nghị , chúng ta thành Phật rồi , và an tâm rồi .

Khi nói đến tám mươi tám danh xưng của Phật không phải chỉ có tám mươi tám vị Phật , đó chỉ là các danh xưng tán thán mà thôi . Ví dụ nói Sư Phụ có thân thể trong suốt , sáng lạng , những phẩm chất ấy chỉ là những danh từ tán thán mà thôi . Các đệ tử sẽ nói : "Tôi quy y với vị Lưu Ly Phật , quy y với vị Vô Lượng Quang minh Phật". Đó là vì đối với Sư Phụ của họ ; họ có một sự ca tụng hoặc tán thán một vị Phật , một vị thầy có rất nhiều phẩm chất , vừ từ bi , vừa quang minh , lại vừa có thân thể lưu ly ... và còn có rất nhiều phẩm chất khác nữa . Cho nên tám mươi tám danh xưng Phật không phải là chỉ có tám mươi tám vị Phật , hiểu không ? Bởi vì một vị sư Phụ có rất nhiều phẩm chất , cho nên chúng ta mới nói : "Sư Phụ , Ngài là đại từ bi , đại rực rỡ , đại lực lượng , đại tự tại".

"Nam Mô" có nghĩa là : Con tán thán , tán thán Sư Phụ đại từ đại bi , tán thán Sư Phụ vô lượng vô biên công đức , tán thán Sư Phụ vô lượng quang . Gọi Sư Phụ là ám chỉ Phật , cho nên mới nói : "Nam Mô Đại Quang Phật", cũng có nghĩa là : "Con tán thán Sư Phụ của con , đại quang đại lượng", chỉ có ý nghĩa như vậy mà thôi . Cho nên dù có bao nhiêu danh xưng của Phật , cũng chỉ là tán thán một vị Phật mà thôi . Bỉ Lư Giới Na là vị Phật đại biểu tối cao , đừng nghĩ rằng niệm nhiều danh hiệu Phật là có nhiều vị Phật , không phải như vậy . Ví dụ danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát , có người gọi Ngài là Quán Thế Âm , có người gọi Ngài là Quán Tự Tại , hoặc Thí Vô Úy Bồ Tát . Cho nên chúng ta đều có thể niệm rằng : Nam Mô Thí Vô Úy Bồ Tát , Nam Mô Quán Tự Tại Bồ Tát , Nam Mô Cổ Đà Lưu Ly Bồ Tát , Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát , Nam Mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Bồ Tát ..., thật ra chỉ là Quán Âm Bồ Tát mà thôi . Cũng vậy , tám mươi tám vị Phật , chẳng qua là dùng nhiều danh từ để xưng tán .

Ví dụ chúng ta muốn ca ngợi một người con gái đẹp , chúng ta cũng dùng nhiều danh xưng khác nhau ; người Mỹ khi muốn gọi người yêu của họ , họ không nói rằng : "Cô là người yêu của tôi", mà gọi là : "Em là mật ong , là kẹo của anh", hoặc là : "Cưng", phải vậy không ? Tuy có rất nhiều danh từ , nhưng tất cả đều ám chỉ người đẹp , người bạn gái của họ . Thời xưa các vị hoàng đế Trung Quốc gọi người yêu của họ là : "Mỹ nhân , ái phi , ái khanh , hoàng hậu ..." thật ra vị hoàng đế chỉ muốn gọi người vợ của ông mà thôi .

Cũng vậy , rất có thể trước đây các vị đệ tử muốn ca ngợi sư Phụ của họ nên dùng nhiều danh từ để tán thán ; từ đó mới có Đại Quang Phật , Phổ Minh Phật , Vô Hậu Phật ... Tám mươi tám vị Phật . Cho nên tám mươi tám vị Phật không phải là một , cũng không phải là tám mươi tám vị khác nhau . Một ngàn một vạn vị Phật cũng vậy , đều chỉ dùng tán thán một vị Phật cao cả nhất , phẩm chất của Ngài rất nhiều , Ngài là vạn năng , lực lượng của Ngài là bất khả tư nghị , mỗi danh xưng đại biểu cho mỗi năng lực của Ngài , vì vậy có rất nhiều danh xưng , chỉ thế mà thôi .

Thượng Đế cũng vậy , có người gọi Ngài là Allah , có người gọi Ngài là Jahowak , có người gọi Ngài là Thượng Đế , là Ngọc Hoàng Thượng Đế ... Bởi vì con người thích gọi những tên ấy . Người sau không rõ , thường thường vì danh xưng mà tranh chấp : "Tên của tôi hay hơn tên của anh". Chúng sanh thật là dễ thương , chỉ vì một hai cái tên mà có thể đánh nhau .

Vừa rồi Sư Phụ có nói không phải là tám mươi tám người , một vị Phật có rất nhiều danh xưng , Phổ Minh Phật , Phổ Tịnh Phật , Đa Ma La Đà Viên Đàn Dương Phật , Chiên Đàn Quang Phật , Nhất Thiết Thế Gian Lạc Kiến Thượng Đại Tinh Tiến Phật ... Dù cho chúng ta gọi là gì đi nữa , cũng không có chi khác biệt , giống như Quán Âm Bồ Tát có ba mươi hai ứng vậy . Phật A Di Đà còn được gọi là Vô Lượng Quang , hay Vô Lượng Thọ , hoặc gọi Amitabha , cũng cùng một ý cả . Sau này người ta lại còn đánh nhau , hoặc tranh cải nhau chỉ vì danh xưng . May mà bây giờ chúng ta có tự điển để tra cứu và biết được Amitabha có nghĩa là A Di Đà Phật .

Nhím Hoàng Kim
12-06-2009, 06:39 PM
Lúc Sư Phụ mới đến Đài Loan , thấy họ tổ chức Thiền Thất , Sư Phụ cũng tham dự một hai lần . Mỗi lần niệm Phật chỉ nghe niệm : "Nam Mô A Di Đậu Hũ" (tiếng Đài Loan). Sư Phụ thầm nghĩ : "Thật lạ ! Tại sao niệm Phật không niệm , lại cứ niệm đậu hũ , đậu hũ ?" (Mọi người cười). Có đúng là họ niệm Nam Mô A Di Đậu Hũ không ? Lúc đó Sư Phụ chưa biết nói tiếng Trung Hoa , tiếng thổ ngữ Đài Loan lại càng không biết . Nhưng theo lời họ niệm thì tiếng Việt Nam có nghĩa là Đậu Hũ (phát âm rất giống như tiếng thổ ngữ Đài Laon), cho nên Sư Phụ nghĩ thầm : "Kỳ lạ ! Tại sao lại niệm chữ đậu hũ tiếng Việt Nam ?" vì nghe họ niệm Nam Mô A Di Đậu Hũ , Sư Phụ nghĩ : "Chưa đến bữa trưa mà sao họ lại đói như vậy ?" (Mọi người cười).

Tóm lại những tranh chấp đều do danh từ mà ra . Ví dụ tiếng Trung Hoa gọi là "suey", tiếng Đức gọi là "wasser", tiếng Pháp gọi là "l'eau", thật ra đều ám chỉ "nước". Trước đây không có tự điển , nên mới tranh nhau dữ dội như vậy , bây giờ khá hơn một chút . Cho nên Thượng Đế , Phật Tổ đều là một . Khi có người nghe Sư Phụ nói Thượng Đế thì cảm thấy bất mãn nên hỏi : "Tại sao cô lại nói Thượng Đế ?" Sư Phụ trả lời : "Sư Phụ nói như vậy , nếu quý vị không muốn nghe cũng không sao". Những người như vậy thật là kém cỏi , chỉ vì một vài danh xưng mà cứ tranh luận mãi thôi .

Lúc Sư Phụ ở Mỹ , có một vị pháp sư muốn tham khảo với Sư Phụ nên mời Sư Phụ đến nơi ở của ông . Được hai hôm , Sư Phụ không còn muốn lưu lại nữa bởi vì trong lúc đàm đạo , Sư Phụ đề cập đến Thượng Đế , ông tỏ vẻ bất mãn và nói : "Tại sao cô lại nói Thượng Đế ?" Thái độ của ông làm cho Sư Phụ có cảm tưởng là mình đã phạm một trọng tội vậy . Sư Phụ liền nói : "Vậy thì Sư Phụ không nói nữa , ông không có Thượng Đế là chuyện của ông , nhưng tôi thì có ..."

Thật là ngu xuẩn , một sự tranh chấp ngu xuẩn , một bức tường đầy thành kiến , điều này quả thật không nên có mới phải . Tuy chỉ cần phá vỡ bức tường này là được , nhưng lại không cách nào làm được . Quý vị thử tưởng tượng xem một chuyện giản dị như vậy mà ông cũng không hiểu , thật đáng buồn . Thật ra đối với chúng ta , việc này rất giản dị , quá rõ ràng , nhưng đối với một số người , bên trong còn quá nhiều thành kiến , nhiều ràng buộc không cách nào thoát nổi , như vậy thì làm sao mà còn đòi hoằng pháp ? Cho nê họ càng tu càng thấy yếu đuối , càng tu càng thấy cô đơn , làm cho người bàng quang phải lắc đầu thương hại .


Vấn : Tâm Ấn tức đã thành Phật , nhưng tại sao có người Tâm Ấn rồi lại làm phiền kẻ khác ?


Đáp : Đó là khuyết điểm , cũng là cá tánh và thói quen , không phải chỉ vì lòng ác độc . Bởi vì chúng ta không rõ , cho nên chúng ta mới nghĩ rằng người đó lòng ác độc , thật ra đều là có quan hệ nhân quả cả . Sau khi thành Phật , không thể nói rằng đã kết nhân quả với chúng sanh , vì nhân quả vẫn còn tồn tại . Cho nên có người muốn giết Phật , muốn ném đá vào Phật , hiểu không ? Phật Thích Ca cũng bị đau đầu , Ngài kể rằng trước đây chỉ vì dùng chân đá một con cá sắp chết , Ngài bị quả báo đau đầu . Phật Thích Ca cũng có nhân quả , Ngài đi đến một nơi thọ bát ba tháng , không cách nào thọ được thức ăn , bởi vì những người ngoại Đạo khác phỉ báng Ngài , nhưng Ngài nói rằng đó là nhân quả của Ngài . Trước đây trồng nhân gì , bây giờ gặt quả ấy , câu chuyện này trong kinh điển kể rất rõ ràng . Có những lúc Ngài cũng giận dữ với học trò của mình , Ngài mắng A Nan , la rầy La Hầu La , không phải vì Ngài dữ dằn , cũng không phải vì Ngài thích chửi mắng , mà vì La Hầu La và A Nan quá ngu , hiểu không ? Đó là vì quan hệ nhân quả , nghiệp chướng của chúng sanh . Đối với Phật , không có người ác , cũng không có người xấu . Nhưng không thể nào nói rằng "không xấu", cho nên phải nói "xấu", đó là vì đẳng cấp của chúng sanh nên mới nói như vậy . Đối với Phật , không có tội , không có ác , không có thiện . Không ác , không thiện , không tội , tính tình giống như đứa bé vậy . Đứa bé có biết tội là gì không ? Có biết ác là gì không ? Không có ! Chúng rất thiện rất chân , có câu nói "Cải lão hoàn đồng" là ý nghĩa này .

Sau khi thành Phật , con người không còn thiện , không còn ác nữa . Lục Tổ huệ Năng cũng nói : "Bất tư thiện , bất tư ác , đó là Phật tính". Hiểu không ? Cho nên Phật vĩnh viễn không phạm tội , dù Ngài làm gì cũng không phạm tội . Nhưng Ngài không làm , bởi vì Ngài sợ chúng sanh ngộ nhận , sợ chúng sanh không hiểu , tuy Ngài khai ngộ , nhưng chúng sanh chưa khai ngộ , cho nên Ngài làm việc gì đều rất hợp pháp .

Nhím Hoàng Kim
12-07-2009, 09:53 PM
Vấn : Những người chưa thọ Tâm Ấn cũng có Phật tánh , cũng là Phật , nhưng tại sao khi họ làm chuyện xấu , ví dụ giết người , kết quả người bị giết và kẻ giết người đều oán hận lẫn nhau ?


Đáp : Vâng , bởi vì cả hai không hiểu rõ trọng điểm , họ nghĩ rằng chính bản thân họ làm , và người bị hãm hại kia , cũng nghĩ rằng người kia làm thương hại đến mình , cho nên hai bên hợp lại tạo nên một bầu không khí hận thù , hiểu không ? Họ tìm cơ hội để trở lại báo thù , vì vậy nhân quả cứ mãi xoay vòng .

Phật Bồ Tát làm gì cũng không có tội , không có nhân quả , bởi vì họ hiểu mọi việc rất rõ ràng , họ nhìn thấy nhân duyên rất minh bạch , cho nên các Ngài không có chấp vào việc làm của các Ngài , hiểu không ? Ngài hiểu rằng Ngài không có làm , Ngài hiểu rất rõ , cho nên Ngài mới không bước vào vòng nhân quả , đầu óc của Ngài không ghi trở lại , hiểu không ? Ngài hiểu rõ rằng không phải Ngài làm , đối với Ngài không có chuyện gì . Nhưng vì chúng sanh không hiểu , họ nghĩ rằng chính họ làm ra , vì vậy mới có nghiệp chướng , cho nên mỗi ngày cần phải dùng âm lưu để rửa những quan niệm ấy .

Ví dụ hôm nay quý vị làm điều sai quấy , quý vị không thể nào nói rằng mình không có phạm , cho nên cần phải làm Quán Âm để rửa sạch những cảm giác tội lỗi ấy , ngoài ra , không còn cách nào khác . Chúng ta rửa đến một thời gian nào đó thì không còn gì để rửa nữa . Chúng ta phải rửa hoài rửa hoài rửa mãi thì chỉ còn âm lưu tồn tại mà thôi . Đến lúc đó mặc cảm tội lỗi chưa có dịp tiến vào thì đã bị rửa sạch rồi , cho nên đến lúc đó chúng ta không còn mặc cảm tội lỗi nữa , chỉ còn âm lưu của Quán Âm ở bên trong . Mặc cảm tội lỗi không thể tiến vào , chưa có tiến vào đã bị rửa sạch rồi , hiểu không ?

Vì chúng ta bây giờ tu hành chưa đủ , chúng ta vẫn còn giữ lại mặc cảm tội lỗi của quá khứ , tuy âm lưu đã bắt đầu hiện diện , nhưng nó đến không kịp để rửa hết mọi thứ . Sau khi chúng ta rửa được nhiều rồi , âm lưu nhiều hơn mặc cảm tội lỗi , đến lúc đó mặc cảm tội lỗi vừa mới tiến vào , thì liền bị tiêu hóa ngay , cũng giống như một người rất đói , khi ăn một chút đồ ăn , thấy dường như không có ăn vậy ; hoặc là đối diện với mặt biển mênh mông , chúng ta đổ rác hoặc nước dơ xuống biển cũng giống như không có vậy , hiểu không ?

Tự mình đã khai ngộ lại nói mình ngu , cả ngày cứ theo hỏi Sư Phụ : "Tại sao con ngu quá vậy ? Tại sao con không có thể nghiệm ?" Nếu như một người không có thể nghiệm , nhưng lại hoàn toàn tin tưởng Sư Phụ , điều này có lúc lại còn tốt hơn là có thể nghiệm . Có những người có thể nghiệm , ngược lại đã bỏ trốn đi đâu mất . Không có thể nghiệm nhưng luôn luôn tin tưởng Sư Phụ biểu lộ một đẳng cấp rất cao , cũng như hạ ý thức rất sáng suốt , nên mới tin tưởng Sư Phụ được , hiểu không ? Còn những người tuy có chút thể nghiệm , nhưng vẫn còn ở nơi A Tu La , hoặc là thế giới thứ hai mà thôi , trí huệ vẫn chưa đủ để phán đoán . Tuy Sư Phụ không có làm điều gì sai , cũng không phải họ bị Sư Phụ la mắng , nhưng họ đã bỏ chạy rồi . Điều này chứng tỏ rằng đẳng cấp của họ không cao và tí huệ cũng không được sáng suốt nên mới không đủ sức tin tưởng Sư Phụ . Ngoại trừ những đệ tử bị Sư Phụ trách mắng nên bỏ đi là trường hợp khác , còn có thể hiểu được .

Vì vậy không nên xem cảnh giới của người khác . Cảnh giới không nhất định đại diện cho đẳng cấp cao , ở những nơi A Tu La tràn đầy những thể nghiệm . Thế giới A Tu La có hơn một trăm năm mươi cảnh giới , phân chia rất rõ ràng , mỗi một cảnh giới lại có rất nhiều những cảnh giới nhỏ hơn . Nếu như quý vị đi chơi thì trăm ngàn vạn kiếp cũng không đi hết cảnh giới A tu La , đừng nói chi những cảnh giới cao hơn .

Cho nên cảnh giới không là gì , mà cần phải có trí huệ . Có trí huệ hay không rất dễ dàng nhận ra . Nếu như một người nào đó tin tưởng Sư Phụ , thì biết rằng nhân duyên của người ấy rất sâu , đời trước có tu hành , trí huệ rất cao , mới có thể hiểu được đạo lý của Sư Phụ , và tin tưởng Sư Phụ . Cũng giống như Milarepa vậy , quý vị có biết không ? Khi ông mới đi học Đạo , không có chút thể nghiệm gì , bởi vì Sư Phụ của ông không dạy cho ông , mỗi ngày chỉ đánh chửi , và đuổi đi hoặc dùng những biện pháp khó khăn để đối đãi ông , nhưng ông vẫn một mực tin tưởng Sư Phụ của ông . Bảy năm ròng rã trôi qua , ông vẫn nhẫn nhục chịu đựng những hoàn cảnh khó khăn ấy .

Nếu như ông là kẻ phàm phu , hoặc là người có trí huệ thấp thỏi sẽ lập tức bỏ đi . Nếu không đi liền thì ba bốn năm sau ông cũng sẽ bỏ đi . Nhưng Milarepa bảy năm trời vẫn nhẫn nhục : mỗi ngày xây nhà rồi lại tháo ra , cất lên rồi lại giở xuống , bị đánh , bị mắng , bị đuổi , bất cứ ông làm chuyện gì cũng đều bị xem là không đúng , chưa bao giờ ông được Sư Phụ của ông khen thưởng . Thật ra ông cho rằng thầy mình không trách mắng là may lắm rồi hà tất nghĩ đến chuyện được khen thưởng . Sống trong hoàn cảnh như vậy , ông vẫn nhẫn nhục chịu đựng , thể nghiệm lại không có , bởi vì Sư Phụ của ông không dạy cho ông pháp môn nào . Mỗi ngày thể nghiệm của ông là làm việc cho đến chảy máu , toàn thân đầy thương tích , một lời cũng không được nói , muốn gặp Sư Phụ cũng rất khó . Thậm chí đến hỏi han Sư Phụ điều gì ông cũng không được trả lời , ngay cả pháp môn ông cũng không được truyền . Nhưng cuối cùng rồi Milarepa cũng được trở thành một bậc đại sư nổi tiếng cho đến ngày nay .

Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ , không phải có thể nghiệm là đủ , là tốt , nhưng người có đại trí huệ trong lòng hiểu rõ ràng , rất minh bạch và luôn luôn tin tưởng Sư Phụ của họ , cho dù có thể nghiệm hay không , họ cũng không màng đến . Bởi vì ở thế giới Ta Bà này cần phải có một số người ở lại làm việc chung với Sư Phụ . Nếu như họ có quá nhiều thể nghiệm , họ sẽ không thể nào làm việc , họ sẽ say sưa trong đó mà không chịu làm gì cả . Hiện giờ đây Sư Phụ đôi khi chỉ bảo quý vị một vài điều , quý vị còn không hiểu nổi , chờ đến khi quý vị có nhiều thể nghiệm , quý vị đều say sưa uống nước cam lồ , không ai chịu làm việc , cuối cùng chỉ còn lại một mình Sư Phụ làm việc . Bây giờ chưa có thể nghiệm mà còn như vậy , Sư Phụ bảo mở cửa lớn lại mở cửa sổ , bảo mở cửa sổ lại mở cửa lớn . Nếu như cả ngày say sưa trong thể nghiệm thì sẽ như thế nào ?

Cho nên những người tu hành , không phải lúc nào cũng cần có nhiều thể nghiệm , bởi vì chúng ta còn phải làm việc ở đây , hiểu không ? Nếu chúng ta cần phải nấu cơm cho người khác ăn , lúc nấu cơm chúng ta không thể hưởng thụ những món sơn trân hải vị , bởi vì chúng ta bận rộn lo cho người khác ăn trước , cho nên có những lúc ngay chính chúng ta cũng không biết mùi vị là gì , chỉ vội vã làm cho người khác ăn . Đợi đến khi người ta ăn "no nê" rồi thì ở trong bếp chúng ta cảm thấy rất lạ lùng : tại sao người ta có nhiều "thể nghiệm ngon miệng" như vậy ? (Mọi người cười). Nếu như quý vị muốn hưởng thụ , muốn mặc nhưng bộ đồ đẹp , ngồi ở bàn , để người khác chăm sóc thì không thể nấu cơm ; trái lại muốn nấu cơm thì không thể ngồi ở bàn ăn với thái độ cao nhã thưởng thức , hoặc là hưởng thụ thức ăn ngon , để người khác tiếp đãi , hiểu không ?

Cũng vậy , hôm qua quý vị đến nơi của vị sư già nọ ăn cơm , người ta tiếp đãi quý vị ; quý vị hưởng thụ cơm chiều ở đấy , sau đó về nhà . Khi hai vị sư phụ già ấy tiếp đã quý vị , họ không ăn , họ không cảm nhận và cũng không hưởng thụ được khẩu vị ấy , lúc quý vị thưởng thức bữa ăn , họ không biết tình trạng thoải mái của quý vị như thế nào ? Hiểu không ? Bổn phận của chúng ta là làm việc chứ không phải hưởng thụ , đến khi hoàn thành nhiệm vụ mới hưởng thụ , cũng như chúng ta nấu cơm cho người khác ăn , đợi đến khi họ ăn no rồi , thì chúng ta mới có thể ngồi xuống ăn chung với nhau .

Chúng ta đi Tây Phương rồi mới ăn , nếu như bây giờ ăn , thì không còn ai nấu cơm nữa . Cần phải có người nấu cơm cho người khác ăn , nếu như mọi người đều muốn hưởng thụ , vậy thì ai nấu ? Hiểu không ? Những người muốn làm việc rất ít , những người phát tâm Bồ Tát rất ít , chúng sanh đều muốn ỷ lại vào Phật Bồ Tát , không chịu dựa vào bản thân mình , cũng không dũng cảm làm việc , bởi vì lúc làm việc thì không thể hưởng thụ . quý vị cần phải hiểu rõ hoàn cảnh này , những người làm việc rất ít có cơ hội hưởng thụ . Quý vị nhìn thấy Sư Phụ có bao nhiêu cơ hội để có thể được nhập định ? Vừa nhập định , liền có người làm "đùng" một tiếng , náo động để Sư Phụ phải tỉnh dậy , như thế rất nguy hiểm , vì vậy cho nên Sư Phụ không dám nhập định sâu , bởi vì khi đột nhiên xuất ra có khi rất nguy hiểm , đối với thân thể không tốt , có thể sẽ bị đau đớn .

Sư Phụ ngồi ngủ cũng không ngủ được , lẽ ra vào lúc Thiền Thất , cần phải nghỉ ngơi một chút , nhưng không có cơ hội nào để nghỉ ngơi , một bên săn sóc quý vị , một bên lại bị người khác bước vào quấy nhiễu , không để cho quý vị vào thì không được , mỗi lần Thiền Thất đều có rất nhiều chuyện phiền toái . Lúc kiết hạ an cư , mỗi tuần lễ mọi người đều chạy đến , càng kiết hạ càng đến nhiều , làm cho Sư Phụ càng ngày càng mệt mỏi . Lúc nào cũng thấy Sư Phụ làm việc , không có một ngày nào Sư Phụ có thể nghỉ ngơi , ngay cả lúc Thiền Thất , Sư Phụ cũng vẫn phải làm việc . Vừa rồi đã nói qua , lúc quý vị ngủ , Sư Phụ cũng phải làm việc . Lúc quý vị ăn cơm , cho dù Sư Phụ không muốn ăn , cũng phải đi gia trì cho quý vị , làm Sư Phụ thật không phải dễ dàng !

Nhím Hoàng Kim
12-10-2009, 06:48 PM
http://img23.imageshack.us/img23/1769/hspn.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 5 : Bài 5

Ý NGHĨA MỚI VỀ BÁT KÍNH PHÁP

Sư Phụ Thanh Hải giảng tại Tân-Điếm , Đài Loan

Ngày 29 tháng 12 năm 1987

Quý vị có biết cha mẹ nghĩ thế nào về con cái không ? Cho dù quý vị là một nhân vật như thế nào , ngay cả là một vị vua cũng vậy , họ vẫn nghĩ rằng quý vị là những đứa con nhỏ của họ , họ vẫn cứ vỗ về ôm ấp , hoặc có những cử chỉ âu yếm . Phật Thích Ca hiểu rõ tâm lý này , nên lo ngại người Dì của Ngài sau khi xuất gia sẽ có những cử chỉ như vậy với Ngài . Ngài đã là Phật , là Thiên Nhân Đạo Sư , nên không thể để một người mẹ bình thường kiềm tỏa . Không phải Ngài không hiếu thảo , nhưng nếu để xảy ra như vậy sẽ khó khăn cho việc truyền pháp của Ngài . Đi đâu cũng cảm thấy không thuận tiện và không thoải mái , lúc nào cũng có một người ở một bên quan sát , hỏi han , chỉ bảo . Như vậy sẽ không được tự tại thì làm sao hoằng pháp được ? Do đó Ngài mới có ý định không để người Dì của mình xuất gia .

Nhưng A Nan đã giúp bà cầu xin Ngài mấy lần , Phật Thích Ca cuối cùng đã chấp thận cho người Dì của Ngài được xuất gia . Bát Kính Pháp rất có thể do Phật Thích Ca giảng , vì muốn làm người Dì của Ngài thối tâm mà trở về nhà . Nếu Ngài nhận cho người Dì của Ngài xuất gia , sau này sẽ có nhiều người nữ khác bắt chước . Do đó Ngài rất lo lắng vì nam nữ ở chung với nhau sẽ gây ra nhiều vấn đề . Xưa kia nam nữ chưa bao giờ cùng nhau tu hành như vậy .

Ngày xưa và ngày nay khác nhau , lúc này ra ngoài đi đâu cũng gặp phái nữ , trước kia không có tình trạng như vậy , hiểu không ? Nữ phái phải ở trong nhà ; nếu có chuyện phải ra đường , cần có người đi cùng và người ngoài không được đến gần . Trước khi lập gia đình , cũng không biết bản lai diện mục người vợ tương lai ra sao ! Cưới về nhà rồi , nếu có xấu cũng phải ráng mà chịu . Trong hoàn cảnh xã hội như vậy , Phật Thích Ca biết rằng nhận các Tì Khưu Ni sẽ xảy ra nhiều phức tạp , phải chống lại quan niệm xã hội , cũng như sẽ ảnh hưởng tới sự tu hành của nam chúng , cho nên Ngài không muốn cho người Dì của mình xuất gia . Không phải Tì Khưu Ni tu hành không bằng Tì Khưu , sự thật không phải như vậy .

Hơn nữa , lúc ra ngoài giảng kinh , Ngài sống cùng với các vị Tì Khưu , nếu có Tì Khưu Ni đến , ví dụ như người Dì của Ngài , hoặc là các cung nữ trong hoàng cung theo Ngài xuất gia , có thể họ chưa quên được thói tiền hô hậu ủng , khi đến lại chỉ huy các vị Tì Khưu cách làm việc , hoặc la rầy các vị này . Để phòng ngừa những trường hợp như vậy có thể xảy ra , Phật Thích Ca mới quy định rằng các vị Tì Khưu Ni phải đảnh lễ các vị Tì Khưu . Các vị Tì Khưu đã sống chung với Phật một thời gian lâu dài , còn các vị Tì Khưu Ni , dù từ đâu đến , cũng là người mới đến , do đó phải đảnh lễ các vị Tì Khưu là một việc làm đúng , hiểu không ?

Phật Thích Ca còn sợ các vị nữ chúng cho rằng mình có quan hệ huyết thống với hoàng gia , đều là những người quý tộc đến tăng đoàn , không biết sự cực khổ của đời sống xuất gia , không biết những vị Tì Khưu cùng với Ngài tu hành , không phải từ hoàng gia , không phải từ những vị cao sang trong xã hội , trái lại họ rất nghèo , hoặc có những địa vị rất thấp . Phật Thích Ca sợ rằng bà Dì hoặc bà vợ của Ngài , khi đến xuất gia , sẽ coi thường những vị Tì Khưu đó ; Ngài lo rằng các vị nữ tăng này sẽ nghĩ rằng mình là người thân của Phật Thích Ca , mượn sự quan hệ này mà đối xử không tốt với các vị Tì Khưu , không tôn kính họ , rồi gây nghiệp chướng cho chính mình .

Rất có thể vì những nguyên do này , Phật Thích Ca mới nghiêm khắc như vậy . Ngài hỏi người Dì của Ngài rằng : "Dì có thể chấp nhận những điều kiện vô lý đó không ? Nếu được , ta sẽ nhận Dì". Ngài nói vậy dụng ý muốn dùng sự nghiêm khắc làm cho bà cảm thấy khó khăn vô lý mà nản chí bỏ cuộc . Nhưng không ngờ đạo tâm của bà vô cùng kiên cố và khiêm tốn , nên đã chấp nhận bất cứ điều kiện gì . Lúc đó Phật Thích Ca không còn cách nào để từ chối bà được .

Bát Kính Pháp rất có thể được Phật Thích Ca đặt ra vì hoàn cảnh đặc biệt đó . Ngày hôm nay chúng ta không nên chấp nhất điều này , hiểu không ? Hoàn cảnh hiện đại đã đổi khác , Phật Thích Ca đã qua đời rồi và chúng ta đang học với những vị Phật tại thế khác , họ sẽ thay đổi điều kiện ; bởi vì thời đại thay đổi thì các điều kiện cũng phải thay đổi cho phù hợp , mặc dù các giới luật vẫn giữ nguyên vẹn , không đổi ; cũng giống như pháp luật của quốc gia . Mỗi quốc gia có những điều luật khác nhau , và ở mỗi thời đại , luật pháp đó cũng cần được thay đổi , có phải như vậy không ? (Mọi người đáp : Phải).

Trước đây không có xe , đương nhiên không có luật lệ giao thông , cũng không cần quy định cách lái , đường dành riêng cho bộ hành và cũng không có đèn xanh đèn đỏ . Nhưng bây giờ chúng ta có đèn lưu thông , có xe gắn máy , xe đạp , máy bay , xe hơi , xe lửa ... Nếu chúng ta vẫn còn dựa vào luật bộ hành của thời xưa thì giao thông sẽ không thuận lợi .

Vào thời đại Nghiêu Thuấn , nếu chúng ta đánh rớt đồ vật ngoài đường cũng không có ai lượm ; tối đến không cần đóng cửa . Nhưng bây giờ nếu quý vị không đóng cửa cẩn thận sẽ có nhiều phiền phức . Thời buổi này không những cửa đã đóng , mà còn phải khóa nữa , bên ngoài còn gắn thêm những song sắt , cửa sắt . Vậy mà vẫn chưa đủ an toàn . Quý vị không thể nói pháp luật của thời Nghiêu Thuấn như vậy , tại sao bây giờ chúng ta phải đóng cửa ? Quý vị cần phải giữ gìn ví bóp của mình cho cẩn thận , đừng cố ý để trên đường rồi và nghĩ rằng người ta không nhặt . Ví bóp của quý vị bỏ trong túi đàng hoàng , người ta còn móc lấy đi , huống chi là để trên đường ? (Mọi người cười). Quý vị để tiền ở nhà hoặc là ở ngân hàng , người ta vẫn có thể cạy cửa vào lấy đi , huống chi để hớ hênh mà không ai nhặt ?

Nhím Hoàng Kim
12-21-2009, 08:11 PM
Thời đại đã đổi khác , giới luật cũng đổi khác , không thể chỉ dựa vào những pháp luật của ngày xưa . Đương nhiên , những giới luật căn bản chúng ta cũng còn giữ lại để dùng , ví dụ không trộm cướp , nếu như tăng đoàn mà đi trộm cướp thì có phải là khó coi lắm không ? Ngay cả pháp luật quốc gia cũng không đồng ý điều này . Tất cả các giới luật đều bao gồm những luật pháp của quốc gia . Giới luật qui định : "Chúng ta không thể sát sanh", đương nhiên chúng ta cũng không thể giết người . Nhìn thấy sự đau khổ của con vật lúc bị giết chúng ta còn không đành lòng , huống chi là chuyện giết người , chúng ta làm sao nhẫn tâm làm được ? Đây là những chuyện bình thường , không cần dùng giới luật cũng có thể biết được , thì làm sao các tăng nhân có thể sát sanh được ? Yêu thương tất cả chúng sanh là một chuyện rất bình thường .

Không tà dâm cũng là chuyện đương nhiên , người xuất gia rất bận rộn làm sao có thì giờ mà tà dâm ? Nếu có vợ hoặc chồng thì bao giờ mới có thể độ cho chính mình được ? Bao giờ mới có thể độ chúng sanh được ? Hơn nữa , lỡ sanh ra vài đứa con , rồi từ sáng đến tối bận săn sóc cho chúng thì không thể nào tu hành được , lại biến thành một người tại gia . Cho nên tì khưu , tì khưu ni không được kết hôn là một chuyện rất hợp lý . Nếu họ phải ra ngoài thọ bát , một bên cầm bình bát , một bên ẵm con , ngoài việc thọ bát cho chính mình ăn , còn nhân tiện hỏi thêm : "Quý vị có sữa không ?" (Mọi người cười). Như vậy đương nhiên là mệt lắm .

Bây giờ Sư Phụ sẽ giảng bộ giới luật nổi tiếng Bát Kinh Pháp , bởi vì có rất nhiều vị Tì Khưu Ni nói với Sư Phụ : "Bất luận chúng con đi đâu , đều có những vị Tì Khưu dùng Bát Kinh Pháp để chèn ép Tì Khưu Ni . Vừa mở miệng ra là Bát Kính Pháp , bảo các vị Tì Khưu Ni phải đảnh lễ họ . Có những vị Tì Khưu tu hành không tốt , kinh điển cũng không biết , lại cứ một mực bảo người khác đảnh lễ , làm cho chúng con không chịu nổi". Điều này cũng chẳng sao , đảnh lễ Tì Khưu cũng giống như đảnh lễ cục đá vậy , đảnh lễ Phật đá hoặc đảnh lễ Phật gỗ đều được cả , sao không đảnh lễ một vị Phật sống ? Tất cả chúng sanh đều là Phật , nếu như chúng ta đều có thể nghĩ như vậy , thì không sao .

Bây giờ chúng ta hãy đàm luận , Bát Kính Pháp này có phải do Phật Thích Ca giảng không . Nếu là "phải", tại sao Ngài nói như vậy ? Thế giới của chúng ta xưa nay vẫn trọng nam khinh nữ , bất cứ quốc gia nào cũng vậy , các quốc gia Á Châu càng khắc khe hơn . Quan niệm trọng nam khinh nữ này đã được khắc sâu từ mấy ngàn năm rồi , bây giờ muốn thay đổi cũng rất khó . Một người con gái tại sao ra ngoài đường không được dễ dàng ? Tại sao lại ít khi ra đường ? Bởi vì khi ra đường thường hay bị những người phái nam gây phiền phức , rất nguy hiểm , cho nên phái nữ đơn độc ra ngoài hoằng pháp , làm ăn buôn bán , hoặc làm những chuyện mạo hiểm không được dễ dàng .

Cho nên từ xưa đến nay , rất ít người nữ nổi tiếng , ngay cả việc đi lính cũng phải cải trang thành nam chúng , ví dụ như Hoa Mộc Lan hoặc những nữ anh hùng khác . Tại Việt Nam trong bộ truyện Quán Thế Âm Bồ Tát , Quán Thế Âm Bồ Tát phải giả trang làm nam chúng để đi thọ giới . Vấn đề lớn lao nhất của thế giới này là vấn đề nam nữ . Cho đến bây giờ , rất nhiều quốc gia có chiến tranh cũng chỉ vì đàn bà , phải vậy không ? Có rất nhiều vị vua bị mất ngôi cũng chỉ vì nữ sắc , nhiều người bị tán gia bại sản , bỏ mạng , hoặc tiêu tan danh dự cũng chỉ vì nữ sắc , cho nên nam chúng rất sợ nữ giới .

Chúng ta thường nói : "Sau lưng một bậc vĩ nhân nhất định phải có một người đàn bà vĩ đại". Điều này ý nói : "Nếu không có một người đàn bà vĩ đại giúp đỡ thì nam phái không thể nào phát triển tốt đẹp , cũng không thể nào nổi tiếng". Sư Phụ không biết tại sao có người quan niệm như vậy , nhưng thôi chúng ta miễn bàn vấn đề này .

Tại sao giới luật lại chèn ép nữ chúng ghê gớm như vậy ? Rất có thể bởi vì lực lượng của nữ chúng quá lớn , hoặc nam chúng khi nhìn thấy nữ sắc thì vui thích , nhìn một lần là có chuyện ngay ; còn nữ chúng không dễ dàng bị mê hoặc như vậy , ít khi gặp người con trai một lần rồi về nhà tương tư phải không ? Cho nên ban đầu Phật Thích Ca chỉ thu dụng nam đồ đệ mà thôi , và thời đại trước đó chỉ có nam chúng xuất gia cho đến khi Phật Thích Ca xuất hiện sau này mới bắt đầu có Tì Khưu Ni , trước đó không có .

Hôm qua Sư Phụ đã giảng qua , tại Ấn Độ người nữ ra đường không được dễ dàng . Tại Đài Loan , Việt Nam , Trung Quốc , Đại Lục ..., các quốc gia Á Châu cũng trọng nam khinh nữ , địa vị của nam nữ không được bình đẳng , nhưng một người con gái đi trên đường cũng không đáng quan tâm lắm như tại Ấn Độ ; đối với Ấn Độ thì đây là một vấn đề to lớn , nữ chúng vĩnh viễn không được ra đường một mình , đến bây giờ cũng vậy .

Lúc Sư Phụ đi Ấn Độ , dù mặc y phục xuất gia , vẫn có trở ngại như thường . Trước khi Sư Phụ mặc tăng phục xuất gia , đương nhiên có rất nhiều người chú ý , có rất nhiều người nam đến nói chuyện với Sư Phụ , nhưng Sư Phụ đều lo liệu được cả , nên không xảy ra chuyện gì . Sau khi mặc tăng phục xuất gia , vẫn còn có vấn đề như thường .

Cho nên ngày xưa thâu nhận nữ chúng làm đồ đệ là một việc rất lớn , cũng giống như một hành động cách mạng vậy . Phật Thích Ca biết rằng sẽ gây nên nhiều phiền phức , nên mới không thích thu dụng nữ đệ tử . Những người nữ đầu tiên đến học với Ngài lại là Dì của Ngài , còn có sự trợ giúp cầu xin của A Nan , khiến Phật Thích Ca không có cách nào từ chối , mới bất đắc dĩ thâu nhận nữ chúng xuất gia . A Nan nói chuyện rất khéo , ông nói : "Phật ơi ! Dì của Ngài từ nhỏ thương yêu săn sóc Ngài , sao Ngài không báo đáp cho bà ?" A Nan nói vậy , đương nhiên Phật không thể nào từ chối được . A Nan là người đệ tử mà Ngài thương yêu nhất . Ông đã thỉnh cầu mấy lần , Phật cuối cùng đã chịu chấp nhận nữ chúng xuất gia . Bây giờ có rất nhiều chùa của các vị Tì Khưu Ni , để kỷ niệm A Nan , đã treo hình của A Nan để cung phụng , biểu lộ lòng tôn kính , bởi nếu như không có A Nan , thì không có Tì Khưu Ni .

Nhím Hoàng Kim
12-28-2009, 09:37 PM
Bây giờ chúng ta hãy xem xét điều luật thứ nhất của Bát Kính Pháp : "Tì Khưu Ni dù đã thọ giới được một trăm năm , nhưng khi gặp một vị Tì Khưu vừa mới thọ giới cũng phải cung kính đảnh lễ và mời ngồi". Tại sao Phật Thích Ca nói như vậy ? Bởi vì lúc Dì của Phật Thích Ca đến nơi ở của Ngài , bà thật tâm muốn xuất gia và Phật Thích Ca nhìn thấy quyết tâm của bà , biết rằng không có cách nào làm cho bà trở về . Ngài còn nhìn thấy bà đi chân không , thân thể dính đầy bụi , quần áo rách nát vì bà đã đi bộ từ một nơi xa xôi đến . Phật Thích Ca lấy làm lo sợ , biết rằng bà nhất định muốn xuất gia .

Tại sao Phật Thích Ca lại sợ Dì của Ngài xuất gia ? Thứ nhất : Vì bà có huyết thống hoàng gia , là bậc quốc mẫu , không quen với đời sống cực khổ , sợ rằng sau này bà sẽ chịu không nổi . Cuộc sống của hoàng cung có tiền hô hậu ủng , có bộ hạ , có nhiều người săn sóc quen rồi ; bây giờ tuổi đã lớn , làm sao gia nhập đoàn thể của tăng chúng được ? Tăng đoàn của Phật đều là nam chúng , sẽ không có ai săn sóc bà . Nam chúng không thể săn sóc nữ chúng được . Họ lại quen nếp sống độc thân , tự mình chưa chắc đã săn sóc được mình , huống chi còn phải chăm lo thêm một người già ? Dì của Phật Thích Ca lại là người của hoàng gia , những gì bà muốn có thể không dễ tìm . Trước đây khi bà ra lệnh , thì lập tức có mấy trăm người thi hành ; bây giờ đến đây , nếu bà muốn có một cuộc sống như vậy thì không thể nào thực hiện được . Nếu Ngài đối đãi bà không tử tế thì sẽ thành bất hiếu , tạo nên không khí bất hòa , cho nên Phật Thích Ca không muốn nhận bà .

Còn nữa , vì bà là Dì của Phật , đương nhiên khi đến đây mọi người đều tôn kính bà , kể cả Phật ; như vậy sau này việc kiểm thảo và dạy dỗ bà sẽ không dễ dàng , lại e rằng ngã chấp của bà quá lớn , rồi dựa vào uy quyền của mình , muốn Phật làm theo ý mình mà quên mất Ngài đã là Đấng Thế Tôn , mà nghĩ rằng Ngài là phàm phu hoặc là đứa con của bà nữa , bây giờ Ngài là công dân của vũ trụ , là bảo vật của vũ trụ . Cho nên Phật Thích Ca không chấp nhận người Dì của Ngài một cách dễ dàng , về điểm này Sư Phụ rất hiểu .

Thêm vào đó bà đã nuôi dưỡng Ngài đến lớn khôn cũng như là mẹ của Phật vậy ; về sau rất có thể bà đối xử với các vị A La Hán khác không cung kính , luôn luôn đòi hỏi thứ này , thứ kia và chỉ huy họ mãi , như vậy thật là phiền phức . Những người xuất gia khác sẽ nhận ra sự bất công này và cảm thấy khó chịu . Nếu nhận người Dì thì sau này những cung phi mỹ nữ đều đến xin xuất gia thì sao ? Họ đều là những mỹ nhân , và rất có thể những vị tì khưu sẽ bị lung lạc , quý vị có thể tưởng tưởng được không ? Những cung phi mỹ nữ trong hoàng cung đã được nuông chiều hư hỏng rồi , họ vừa xinh đẹp lại vừa được cưng chiều , vạn nhất khi họ đến tăng đoàn "đá lông mi" với những vị tì khưu , những người này và cả A La Hán cũng sẽ bị lung lạc hết . Họ sẽ bị hồn phi phách tán hết vì xưa nay chưa bao giờ nhìn thấy nhiều người đẹp như vậy .

Ngoài ra , nếu Dì được xuất gia , khi bà bị bịnh , các cung phi mỹ nữ thương nhớ bà , sẽ đổ xô đến thăm bà ; không phải vì muốn xuất gia , mà chỉ vì muốn thăm viếng người Dì mà thôi . Việc làm này sẽ gây nên vấn đề , gây nên phiền phức . Một đoàn mỹ nữ đến thăm viếng một tập đoàn tăng chúng , quần áo rực rỡ , thoa hồng thoa xanh , mỗi ngày ở đó chăm sóc bà Dì , cả ngày cùng với bà nói chuyện huyên thuyên ; như vậy đối với các vị A La Hán , Tì Khưu có phải là nhiều phiền phức không ? Phật Thích Ca sợ rằng hậu quả sẽ là như vậy , nên không muốn nhận người dì của Ngài , nhưng vì A Nan năm lần bảy lượt khẩn cầu , cho nên Ngài phải chấp nhận cho người Dì của mình xuất gia .

Lúc đầu Ngài không muốn , cho nên cố ý đặt ra tám điều rất nghiêm khắc và vô lý , gây khó khăn cho Dì của mình , để bà phải trở về , hiểu không ? Người Dì của Ngài vốn có huyết thống của hoàng gia , phong cách rất cao quý , được mọi người dân trong nước kính trọng , vì bà là quốc mẫu . Điều thứ nhất trong giới luật quy định "phải đảnh lễ Tì Khưu"coi thử bà có làm được hay không . Lẽ ra mọi người đều phải đảnh lễ bà , bây giờ bước vào tăng đoàn , chưa mở miệng đã phải đảnh lễ các vị Tì Khưu , bất chấp tuổi tác của họ .

Phật Thích Ca nghĩ rằng nếu là người bình thường thì sẽ thối tâm và sẽ nghĩ rằng tại sao Phật Thích Ca lại làm những chuyện vô lý như vậy ? Tại sao lại không nói những chuyện hợp lý ? Tại sao lại qui định một vị Tì Khư Ni 100 tuổi phải đảnh lễ một vị Tì Khưu 20 tuổi ? Nhất định họ sẽ sinh lòng hoài nghi , biện luận . Nếu bà mở miệng ra biện luận là xong , Phật sẽ trả lời : "Được ! Dì không thích thì có thể ra đi , quy luật của ta là như vậy , Dì có tiếp nhận thì mới có thể ở lại , còn không chấp nhận thì xin ra đi". Đó là lý do Phật Thích Ca viết ra Bát Kính Pháp .

Ý của Sư Phụ muốn nói là nếu Ngài thật sự quy định như vậy , thì đó là một sự cố ý làm cho người Dì của Ngài thấy khó mà thối tâm . Nhưng người ngày nay đều nói rằng Phật Thích Ca lập ra Bát Kinh Pháp như một quy luật để mọi người tuân theo , Sư Phụ không muốn tranh luận với mọi người . Điều thứ nhất của Bát Kinh Pháp giải thích như vậy có hợp lý không ? (Mọi người đáp : Có). Phật Thích Ca cố ý qui định như vậy để sau khi người Dì thọ giới xong , Ngài mới có cách khống chế bà , đặt bà bình đẳng với các tăng chúng khác , để bà không nghĩ rằng mình là đặc biệt , hiểu không ?

Bà vốn đã đặc biệt rồi , sau khi làm Tì Khưu Ni , bà lại càng đặc biệt hơn . Là Dì của Phật , là mẹ của một vị sư phụ vĩ đại , đương nhiên rất đặc biệt , cho nên Phật Thích Ca nghĩ rằng cần phải hạ ngã chấp của bà xuống trước , cho bà cảm thấy mình không là gì , không phải chỉ đảnh lễ Phật mà thôi , còn phải đảnh lễ các vị Tì Khưu trẻ tuổi , như vậy bà sẽ hiểu thân phận của mình . Ý của Ngài là muốn bà hiểu rõ rằng không phải đến với tăng đoàn để làm vua , và Ngài muốn dẹp ngã chấp của bà xuống . Từ thái độ của người Dì , chúng ta có thể thấy rõ bà là người thành tâm cầu đạo , nếu không bà đã bỏ đi , phải không ?

Nhím Hoàng Kim
01-02-2010, 12:06 PM
Bây giờ Sư Phụ giải thích điều thứ nhì : "Không được la mắng Tì Khưu". Điều thứ ba : "Không được vấn tội Tì Khưu , nhưng Tì Khưu có thể vấn tội Tì Khưu Ni". Bởi vì người Dì có huyết thống hoàng gia , chỉ dạy người khác quen rồi , bây giờ đến đây , rất có thể sẽ đem đến phiền phức cho người khác , ví dụ như phê bình vị Tì Khưu này ăn cơm khó coi , vị Tì Khưu khác thì dơ dáy , không có phong độ của hoàng gia . Phật Thích Ca sống với người Dì hơn hai mươi năm , biết rõ cá tánh của Dì mình cho nên mới nói như vậy , hiểu không ? Nếu không tại sao lại quá nghiêm khắc vậy ?

Đối với một số người khác , nếu như chính mẹ mình đến xin thọ giáo , chúng ta sẽ từ từ nói rằng : "Mẹ , mẹ cần phải biết , mẹ xuất gia con rất hoan nghênh , nhưng mẹ cũng nên hiểu rõ địa vị của con . Con không thể nào dùng tư cách của một người con đối đãi với mẹ được . Mẹ sẽ rất khổ cực , sẽ rất đau lòng , bởi vì con sẽ đối xử với mọi người như nhau . Bây giờ con không phải là đứa con riêng của mẹ nữa".

Chúng ta sẽ từ từ nói như vậy , sẽ không thể làm giống như Phật được . Vừa gặp là Ngài đã nghiêm khắc quy định : "Tì Khưu Ni phải đãnh lễ Tì Khưu , bất phân tuổi tác . Không nói những lỗi lầm của Tì Khưu , nhưng ngược lại Tì Khưu có thể phê bình Tì Khưu Ni mà không sao cả". Rất có thể Phật Thích Ca biết tánh của Dì mình còn nặng phần chấp nhất và Ngài không thích tánh ấy . Phật Thích Ca không phải là con ruột của bà , mà là con của người chị của bà . Sống lâu với nhau , cá tính bất đồng , khó tránh được xảy ra nhiều chuyện . Ngay cả giữa mẹ con hoặc chị em cũng có thể xảy ra chuyện bất hòa . Cho nên khi người Dì vừa đến , Phật Thích Ca phải nói rõ ràng : "Dì nên biết , Dì đến đây không phải để gây phiền phức".

Đó là chuyện giữa hai người , Sư Phụ quan sát một cách khách quan . Nếu không , tại sao Phật Thích Ca lại nghiêm khắc đối với người mà Ngài kính yêu nhất ? Tóm lại , Ngài biết cá tánh của bà , nên phải dùng phương cách như vậy để dạy dỗ bà , để có thể dẹp bỏ ngã chấp của bà , giúp bà tiến bộ , tu hành khá , và sớm thành Phật .

Nội dung của điều lệ thứ hai và thứ ba không khác nhau mấy . Có thể Phật Thích Ca biết người Dì của mình hay phê bình người khác , có thói quen phê bình thuộc hạ hoặc là con dâu ..., những người này không dám nói gì . Nhưng sống với tăng đoàn thì khác , lúc đó những Tì Khưu theo học với Phật Thích Ca tu hành rất khá , và đã xuất gia từ lâu , chịu cực khổ tu hành ; có người đã thành A La Hán , có người đã thành Bồ Tát , có người đã đạt quả vị Tư Đà Hàm . Nếu như người Dì đến đây dùng tâm phàm phu để xét đoan họ , hoặc đem thái độ phê bình áp dụng vào đoàn thể của tăng chúng lại càng không được . Ngài sợ Dì mình tạo nên nghiệp chướng , tạo nên khẩu nghiệp .

Phàm phu không thể phê bình bậc A La Hán hay Bồ Tát , cho nên Phật Thích Ca mới nói rõ ràng với bà , để bà biết thân phận của mình ; vừa mới xuất gia , đương nhiên không có bao nhiêu công đức , nếu hay phê bình người , thì rất dễ tạo nên khẩu nghiệp . Vì vậy Ngài mới nói rõ rằng : "Cho dù Dì trở thành Tì Khư Ni , Dì cũng không được tự tiện nói những lỗi lầm của Tì Khưu , nhưng họ nói về lầm lỗi của Dì thì không sao". Tại sao vậy ? Không phải Phật Thích Ca không công bình , ý của Ngài là các vị Tì Khưu đã thành A La Hán hoặc thánh nhân , cách nhìn của họ tương đối rõ ràng hơn , họ dùng cặp mắt của thánh nhân , dùng tâm công bình , mà không dùng lòng phân biệt để nhìn sự việc .

Ví dụ Dì của Ngài có thể làm chuyện gì sai , Tì Khưu sẽ nói với bà : "Bà không nên làm như vậy". Họ có thể thay Phật dạy dỗ bà , cho nên Phật mới cho phép các vị Tì Khưu được nói những khuyết điểm của bà , hiểu ý của Sư Phụ không ? Còn người Dì vừa mới đến , chưa học được bao nhiêu , không biết quy luật , đương nhiên sẽ gây ra nhiều điều sai trái . Người già thì hay lẫn lộn , làm không rõ , không chịu cố gắng , lại hay rầy rà người , vì ở hoàng cung đã quen rồi . Cho nên Phật Thích Ca mới nói : "Sau khi Dì thành Tì Khưu Ni cũng không được nói lỗi lầm của những Tì Khưu , nhưng các vị Tì Khưu có thể nói những lỗi lầm của Tì Khưu Ni".

Đây là điều Sư Phụ khách quan mà quan sát . Nếu quả thật như vậy , Sư Phụ cũng đồng ý , bởi vì các vị Tì Khưu đã tu hành với Phật Thích Ca lâu rồi , trình độ tu hành rất khá , bây giờ đột nhiên có thêm một người nữ , lại là một bà già có huyết thống của hoàng gia , đến đây phê bình họ , khống chế họ và coi thường họ , đương nhiên là không được . Cho nên Phật Thích Ca mới ghi lại những giới luật nghiêm khắc ấy . Những giới luật này , vào thời đại của bà Dì này rất đúng và đúng cho cá nhân của bà nữa . Nhưng đối với thời đại hiện nay , hoặc là đối với các vị tín đồ của Phật giáo , chưa chắc là đúng , không nhất định mọi người đều phải như vậy ; giới luật này chỉ thích ứng vào thời đại ấy mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
01-03-2010, 02:10 PM
http://www.suprememastertv.com/au/

Thứ tư : "Thọ giới giữa tăng chúng". Đây là chuyện đương nhiên , lúc đó chưa có Tì Khưu Ni , bà sẽ phải đi đâu để thọ giới Tì Khưu Ni ? Ý của Phật là , Ngài không thể dùng tình cảm cá nhân , hoặc quan hệ cá nhân đặc biệt thọ Tì Khưu Ni giới riêng cho bà . Bởi vì giới Tì Khưu Ni có liên quan đến vấn đề của phụ nữ , Ngài không tiện nói riêng với bà ; nói trước mặt mọi người , để mọi người đều biết , giữa Ngài và bà không có vấn đề gì , không có quan hệ gì .

Về sau các vị Tì Khưu Ni cũng vậy , không thể đơn độc thọ giới với một vị Tì Khưu , cần phải hợp chung với những người cùng thọ giới , hiểu không ? Có gì nói nấy , dù là có những điều lẽ ra không được nói trước mặt nữ chúng , hoặc trước mặt nam chúng ; nói trước mặt mọi người sẽ không còn gì thần bí nữa . Vì nguyên do này , Phật mới quy định như vậy , hiểu không ?

Ý của Ngài là cần phải thọ giới trước đám đông , bởi vì có rất nhiều việc khi nói ra sẽ đỏ mặt , hoặc gây những ngộ nhận . Có rất nhiều vấn đề sinh lý , nếu nói riêng với một người , thì tình cảm hoặc dục vọng sẽ nổi dậy . Cho nên Phật mới nói : "Các vị Tì Khưu Ni cần phải thọ giới trước các tăng chúng". Về điểm này Sư Phụ cũng đồng ý .

Thứ năm : "Nếu Tì Khưu Ni phạm giới trong vòng nửa tháng ở trong hai bộ tăng (Tì Kheo và Tì Kheo Ni), nên làm phép Mana Đóa (vui lòng sám hối để trừ tội)". Cứ mỗi nửa tháng một lần , họ sám hối trước mặt các tăng chúng , sau đó mọi việc không còn nữa . Đây là chuyện đương nhiên , bởi vì các vị thọ Tì Khưu và Tì Khưu Ni đã cùng nhau cộng tu , cho nên có sinh hoạt gì cũng phải làm công khai . Sư Phụ ở đây la rầy ai cũng công khai , để cho mọi người cùng chia nhau gánh đỡ nghiệp chướng của quý vị . Sư Phụ la rầy xong , quý vị sẽ trở nên tốt hơn , nhưng mọi người sẽ xấu đi một chút , bởi vì họ đã lãnh một phần sự xấu của quý vị .

Cho nên Sư Phụ la rầy giữa công chúng rất hữu ích , đừng trách Sư Phụ tại sao không gọi quý vị vào trong phòng riêng để la rầy , đừng phiền Sư Phụ lần nào cũng la rầy nơi công chúng . La rầy ở chỗ đông người thì mọi người sẽ phân chia gánh vác nghiệp chướng của quý vị ; mỗi người lãnh một chút , về sau quý vị sẽ được sạch sẽ . Sư Phụ sám hối dùm cho quý vị trước công chúng . Ý nghĩa là vậy , bây giờ hiểu chưa ? (Nhưng nếu vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng mà cố ý làm phiền Sư Phụ , để Sư Phụ phải la rầy , nghiệp chướng sẽ rất nặng). Mỗi nửa tháng phải đứng trước mặt công chúng sám hối việc làm của mình . Bây giờ quý vị có nghiệp chướng hay không , chỉ âm thầm viết vào nhật ký để Sư Phụ đọc mà thôi , có phải là đã đem toàn bộ nghiệp chướng giao cho Sư Phụ không ? (Mọi người cười).

Thứ sáu : "Mỗi nửa tháng các Tì Khưu Ni phải đến giáo hội Tì Khưu để thỉnh một vị đến thuyết pháp". Nếu chúng ta sống trong một đoàn thể , đương nhiên sẽ có người mới đến , hoặc có người không hiểu rõ một vấn đề nào đó , cho nên mỗi một tháng cần có người đến nhắc nhở . Cũng giống như chúng ta ở đây , Sư Phụ thường nhắc nhở quý vị một việc nào đó không nên làm , việc nào đó không nên nói . Quý vị cứ phạm lỗi hoài , cho nên Sư Phụ phải nhắc nhở luôn , chỉ vậy thôi .

Thứ bảy : "Chẳng nên kiết hạ an cư ở những nơi không có Tì Khưu". Vừa rồi Sư Phụ có giảng qua , tại Ấn Độ , nữ chúng ở chung với nhau không thuận tiện , cần có nam chúng để tránh những nam chúng ở bên ngoài sẽ đến tìm và gây phiền phức . Ở chung với các nam xuất gia tương đối an toàn hơn , những người đàn ông khác không dám đến , chỉ vậy thôi .

Thứ tám : "Kiết hạ an cư xong , nên theo trong hàng tăng làm phép tạ tứ (xưng ra tội mình), và hỏi các vị Tì Khưu ba việc , chỗ nghe , chỗ thấy , chỗ hoài nghi của mình". Đây cũng là chuyện đương nhiên , bởi vì các vị Tì Khưu Ni đều vừa mới xuất gia , còn các vị Tì Khưu đã xuất gia với Phật Thích Ca lâu rồi , đương nhiên có thể làm thầy của các vị Tì Khưu Ni , đây là chuyện rất đơn giản . Nhưng không phải bây giờ mỗi vị Tì Khưu đều làm thầy các vị Tì Khưu Ni , thời đại đã đổi khác , hiểu không ? Về giới luật này , hiện nay nhiều người đã hiểu lầm ; nên hiểu rằng không phải các vị Tì Khưu nào cũng có thể làm thầy các vị Tì Khưu Ni .

Các vị Tì Khưu theo học với Phật Thích Ca mới có thể làm thầy các vị Tì Khưu Ni thời đó . Trước khi có Tì Khưu Ni , các vị Tì Khưu đã học với Phật Thích Ca rồi , có nhiều người đã thành A La Hán , thành Thánh Nhân , đương nhiên họ có quyền , có lực lượng , có trí huệ , có thể dạy dỗ các vị Tì Khưu Ni mới đến , chứ không phải chỉ dạy Tì Khưu Ni mà thôi ; đây là một chuyện rất dễ hiểu .

Nếu như đem giới luật này áp dụng vào thời đại bây giờ thì không được . Không phải vị Tì Khưu nào ngày nay cũng có thể dạy được Tì Khưu Ni , có rất nhiều vị Tì Khưu Ni trí huệ còn cao hơn các vị Tì Khưu , bởi vì thời đại đã đổi khác , có những vị Phật khác .

Nếu như ngày nay có một vị Tì Khưu vừa nhập vào tăng đoàn của chúng ta , họ cần phải học hỏi với các vị Tì Khưu Ni trước . Ý của Sư Phụ nói là các vị Tì Khưu chưa được chính thức thọ giới ở đây , nên cần phải học với các vị Tì Khưu Ni . Các vị Tì Khưu Ni này đã biết quen nhiều việc , hiểu rõ các quy luật và đã được truyền dạy giáo lý của Sư Phụ , các cô tương đối hiểu rõ ràng hơn , đương nhiên cần phải theo học với các cô . Bát Kính Pháp bây giờ cần phải đổi ngược lại mới đúng (Mọi người cười).

Lời giải thích của Sư Phụ về Bát Kính Pháp là như vậy , có phải là đơn giản không ? (Mọi người đáp : Phải). Thời đại thay đổi , giới luật cũng cần phải thay đổi . Trước hết phải tìm một vị Phật , sau đó mới nói chuyện giới luật , bởi vì vị Phật ấy sẽ quy định ra những giới luật . Vị Phật ấy có thể rất khiêm tốn , rất ôn hòa , cũng giống như đại chúng vậy , nhưng nếu như đại chúng quá ngu muội , Ngài có thể qui định ra một giới luật khác . Trước Phật Thích Ca không có giới luật của Tì Khưu Ni , mà tự Ngài tạo ra giới luật này , hiểu không ?

Cùng một hoàn cảnh nhưng khác thời đại , nên rất có thể sau này sẽ có những giới luật Tì Khưu Ni mới . Xuất gia cần phải rời bỏ gia đình , không còn tình cảm cá nhân ; nếu có , cũng nên vì đại chúng mà cắt bỏ . Bất cứ người nào muốn tu hành với tăng đoàn đều phải tiếp nhận giới luật này , rời bỏ tình cảm cá nhân .

Phật Thích Ca đã lập tức cắt bỏ thâm tình mà nói với người Dì rằng : "Nếu như Dì muốn xuất gia thì phải đảnh lễ Tì Khưu , phải công bình , phải hòa mình với đại chúng , không được nghĩ rằng Dì là Dì của con , muốn làm điều gì cũng được". Vì bà là thân nhân của Phật nên Ngài mới nghiêm khắc như vậy , quý vị hiểu không ? Nếu bà chỉ là một phụ nữ bình thường , không có quan hệ với Phật Thích Ca , đến thỉnh cầu được xuất gia , rất có thể sẽ không có Bát Kinh Pháp này .

Bất cứ một kinh điển nào , một giới luật nào được đặt ra cũng đều có lý do . Chúng ta cần phải hiểu cho rõ ràng , không được mê tín , ai nói gì cũng nghe theo , không chút nghi ngờ . Tin mà không hiểu là không có trí huệ . Phật Thích Ca không muốn chúng sanh ngu muội nên có nói ngay cả Phật cũng không nên vội tin . Chúng ta cần có chứng minh , rồi tự kiểm chứng , sau đó mới tin .

Sư Phụ rất thực tế nên không thích những chuyện không hợp lý . Nếu thấy vô lý , Sư Phụ sẽ theo hỏi đến cùng , cho ra lý lẽ thì mới thôi ; bằng như không , Sư Phụ sẽ không bao giờ tin , bất luận người nói là người nào . Nếu không , càng tu chúng ta sẽ càng ngu , người ta nói gì chúng ta cũng tin mà không hiểu chút nào cả . Giới luật ngày xưa không còn thích ứng với thời nay nữa , tại sao chúng ta vẫn cứ đem ra dùng ?

Cũng giống như ngày hôm qua Sư Phụ giảng , thời đại Thần Nông hoặc Nghiêu Thuấn , đồ đạt vất trên đường cũng không ai nhặt . Nhưng ngày nay , dù quý vị đã cất kỹ trong bao vẫn có thể bị lấy mất ; thậm chí để trong ngân hàng , để ở nhà , cũng có người lén vào cướp , huống chi là để trên đường ? Ngày trước không có xe hơi , không có xe đạp , xe gắng máy , đương nhiên không có luật giao thông . Nhưng bây giờ , nếu chúng ta đem những quy luật từ hai ba trăm năm hoặc là năm ngàn năm về trước ra áp dụng , nhất định sẽ sinh hỗn loạn , phải không ?

Giới luật cũng vậy , nếu có thể dùng được thì chúng ta dùng , không dùng được thì bỏ đi ; nếu không chúng ta sẽ không tiến bộ . Nếu như chúng ta không theo thời đại , mê tín một cách mù quáng , là một điều rất đáng tiếc vì chẳng được một chút ích lợi gì . Lời giải thích của Sư Phụ về giới luật là như vậy , quý vị có đồng ý không ? (Mọi người đáp : Đồng ý !)

Nhím Hoàng Kim
01-04-2010, 08:07 PM
http://img683.imageshack.us/img683/5073/hspn85.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 5 : Bài 6

TÌNH TRẠNG CỦA XUẤT HỒN
VÀ NHƯ LAI KHÁC NHAU

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại
Đạo-Tràng Thất-Cổ , Đài-Nam , Đài-Loan

Ngày 4 tháng 12 năm 1988

Khi nói đến xuất hồn một số người cho rằng đó là lúc thân thể A Tu La của chúng ta xuất ra . Nhưng nếu chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm đến một đẳng cấp nào đó , sẽ được vô sở bất tại , nơi nào cũng có thể đến được . Như vậy sẽ thuận tiện hơn , muốn đến địa cầu thì đến , có thể đi cứu người , giúp người , hoặc thăm viếng một người nào đó , mà chúng ta vẫn ở trên cảnh giới cao , vẫn rất tự tại . Thiên vạn ức hóa thân thì cao hơn , hiểu không ?

Hôm qua Sư Phụ dạy quý vị pháp môn xuất hồn để linh thể của quý vị có thể ra đi . Linh thể là một thân thể như thế nào ? Đó là lúc chúng ta rời bỏ lớp thân thể ngoài cùng nhất , cũng như cởi bỏ lớp áo quần bên ngoài vậy ; nhưng thân thể của chúng ta còn rất nhiều bộ y phục chưa được cởi bỏ , hiểu không ? Trong quyển Tức Khắc Khai Ngộ - Hiện Đời Giải Thoát ; Khai Thị IV (Chương 3 : Hắc Bạch Thần Thông), Sư Phụ đã giảng rất rõ ràng , xuất hồn không phải là quả vị của Như Lai , cũng không phải là lữ hành cao cấp của linh hồn . Hành trình cao cấp nhất của linh hồn là đẳng cấp Như Lai , bất cứ nơi nào cũng hiện diện . Thiên đàng cũng có mặt , địa ngục cũng có mặt , thế giới Ta Bà cũng có mặt , bất cứ nơi Phật thổ nào cũng đều có mặt , lúc đó là "Phổ Môn", biến thành Quán Âm Bồ Tát , bất cứ nơi nào cũng có thể nghe được , và nơi nào cũng có thể đến được .

Có nhiều người nói : "Tôi học pháp môn nào đó với một người nào đó , linh hồn cũng có thể xuất ra đi gặp người khác". Thật ra đây là một chuyện rất bình thường , không có gì đáng nói . Chúng ta cũng thường nghe nói , ở Đài Loan có người nào đó tự xưng là Phật sống , có thể xuất hồn đi đến một nơi nào để gặp một người nào đó ..., đây là loại xuất hồn mà Sư Phụ đã chỉ cho quý vị ngày hôm qua . Ngày hôm qua quý vị đã thấy được ở đây có mấy người biết rõ linh hồn xuất ra như thế nào ?

Chúng ta có một vị xuất gia cũng có thể xuất hồn được , điều này chẳng có gì lạ , anh ấy có thể từ đây đến chỗ nhà vệ sinh kia (mọi người cười), có thể đi ra chợ , hoặc đến nước Mỹ , đi quan sát thế giới này , chỉ vậy thôi .

Tuy nhiên , lợi dụng pháp môn xuất hồn để đi vòng quang thế giới , mà không cần vé máy bay cũng có thể trở nên nguy hiểm . Bởi vì xuất hồn để đi chơi , không những dễ mà còn nhẹ nhàng nên về sau thành thói quen . Mỗi lần nhắm mắt lại là muốn xuất hồn ra ngoài chơi , quên cởi bỏ những lớp quần áo khác còn lại của thân thể , để đến những cảnh giới cao hơn , quên tìm những quả vị cao hơn , có hiểu ý của Sư Phụ không ? Làm như vậy chúng ta chỉ có thể ở thế giới Ta Bà này đi tới đi lui mà thôi , chẳng có ích lợi gì .

Vì lẽ đó , Sư Phụ không dạy pháp môn xuất hồn , chứ không phải Sư Phụ không biết . Sư Phụ biết rất nhiều pháp môn , nhưng những pháp môn ấy không có ích lợi nhiều . Mục đích tu hành của chúng ta rất quan trọng , nếu chúng ta chỉ vì muốn có những chuyến "du hành" rẻ tiền , không muốn mua vé máy bay thì có thể tu pháp môn xuất hồn mà Sư Phụ giảng hôm qua . Nhưng nếu chúng ta muốn được giải thoát , muốn có được quả vị cao , thì cần phải tu Pháp Môn Quán Âm .

Nhiều lúc người tu Pháp Môn Quán Âm , có thể đến những thế giới rất cao , nhưng vì đầu óc của chúng ta không thể ghi lại nên lúc trở về đều quên hết tất cả , chỉ nhớ rằng hình như mình có đi đến một chỗ nào đó , trên thân dường như vẫn còn lưu lại một thứ gì , nhưng không biết . Tình trạng đó biểu lộ rằng chúng ta đã đến một thế giới rất cao .

Có người hỏi Sư Phụ : "Con tu hành lâu rồi nhưng không thấy gì cả , chỉ nghe được âm thanh mà thôi". Nghe được âm thanh là khá lắm rồi , bởi vì âm thanh chính là nước cam lồ của chúng ta . Nếu như không có âm thanh này thì cũng như chúng ta không có nước cam lồ vậy , chúng ta sẽ chết khô chết héo . Chúng ta có thể không có ánh sáng , nhưng nếu chúng ta không có âm thanh , thì linh hồn của chúng ta rất khó sống . Có lúc chúng ta đến những cảnh giới rất cao , khi về nhà không nhớ gì cả , nhưng có khi có đồng tu đi theo sẽ thấy được linh hồn của chúng ta .

Ví dụ ở Đài Bắc có một người cha của một vị đồng tu bị bệnh ung thư rất nặng , đã mấy năm rồi ; lúc bệnh của ông trở nặng , chết thì cũng không chết , sống cũng không sống nổi , rất là đau đớn . Lúc đó đồng tu khẩn cầu Sư Phụ giúp đỡ . Cha của cô không có tu hành gì , lại không ăn chay , nhưng vì cô rất hiếu thảo , khóc lóc khẩn cầu Sư Phụ , xin được giúp đỡ . Rồi Sư Phụ dạy cô những gì phải làm , lúc về nhà cô cứ thực hành y theo lời chỉ thị của Sư Phụ . Quả nhiên cha của cô đã ra đi rất an nhiên bình thản .

Lúc cha của cô qua đời , lại có một vị đồng tu khác , cô này chỉ mới học với Sư Phụ hơn hai năm mà thôi và cũng không tu hành nhiều gì . Cô là một người rất bận rộn , hàng ngày phải ra ngoài làm việc , không có nhiều thời giờ tu hành . Nhưng trình độ của cô cũng rất khá , mỗi lần ngồi thiền nhắm mắt lại là thần thức có thể xuất ra , đến rất nhiều cảnh giới , cho nên cô hiểu được lực lượng của Sư Phụ .

Hôm đó , trong lúc ngồi thiền , cô nhìn thấy vị đồng tu có người cha vừa mới mất dẫn linh hồn của cha mình đến một cảnh giới cao hơn . Cô giúp Sư Phụ làm việc này mà chính cô cũng không biết , Sư Phụ đã chỉ dạy linh hồn của cô làm thế nào để dẫn linh hồn của cha cô đến một nơi an toàn , ví dụ thế giới thứ nhất hoặc là thế giới thứ hai , để cha cô ở trên ấy tu hành với Sư Phụ ; nhưng chính cô cũng không biết điều này , chỉ có vị đồng tu ngồi thiền kia mới biết .

Nhím Hoàng Kim
01-07-2010, 06:34 PM
Ý của Sư Phụ về câu chuyện này là gì ? Là muốn nói với quý vị rằng , có nhiều lúc tuy chúng ta đắc Đạo mà không biết là chúng ta đã đắc Đạo , hiểu không ? Trong kinh Kim Cang nói rất rõ ràng : "Nếu Phật , Bồ Tát , A La Hán nghĩ rằng bây giờ mình đã đạt được quả Phật hay là A La Hán , thì người đó không phải là Phật , không phải là A La Hán . Nghĩ rằng mình đã đạt được quả vị của Bồ Tát , thì người đó không phải thật sự là Bồ Tát". Tại sao vậy ? Bởi vì đầu óc của chúng ta rất hạn hẹp , phạm vi hiểu biết đầu óc của chúng ta là ở một nơi rất thấp của thế giới vật chất này , cao nhất chỉ có thể đến được thế giới Thứ Hai mà thôi .

Thế giới Thứ Hai là thế giới của nhân quả , còn được gọi là thế giới của tri thức . Thế giới này vẫn còn trong phạm vi tri thức ; vượt qua thế giới tri thức thì đầu óc không còn biết gì nữa , tất nhiên cũng không ghi lại được gì .

Ví dụ , máy bay đương nhiên là tốt hơn xe hơi ; máy bay có thể bay rất cao và là công cụ giao thông tốt nhất của thế giới này ; nhưng công cụ này không thể nào hiểu nổi tình trạng của đĩa bay , bởi vì đĩa bay đã vượt qua tầng khí quyển , vượt qua được vận tốc âm thanh , cho nên mặc dù những chiếc máy bay nhanh nhất , bay nhanh nhất , cũng không thể nào đuổi kịp , thậm chí cũng không thể nào theo sau đĩa bay , có phải như vậy không ? Nếu chiếc đĩa bay này tiếp tục đến những nơi rất cao , sau đó trở lại , thì có thể nhìn thấy chiếc máy bay nọ trong không trung , phi hành gia có thể vẫy tay chào chiếc máy bay ấy nữa ; nhưng người trong chiếc máy bay kia không thể nào hiểu chiếc đĩa bay đang làm gì ?

Cũng cùng một hoàn cảnh , nếu chúng ta muốn dùng một vật gì , hoặc hy vọng lúc trở về có thể nhớ được nhiều thì cần phải dùng đầu óc để ghi lại , sau đó dùng ngôn ngữ để viết ra hoặc để giải thích , bởi vì ở những cảnh giới cao dùng ngôn ngữ nói không thông . Ví dụ khi chúng ta đi đến thế giới thứ tư hoặc thế giới thứ năm , không phải chúng ta không biết nơi đó ra sao , nhưng những gì chúng ta biết ở nơi đó khác với sự "biết" của thế giới này .

Nếu chúng ta có thể đến được thế giới của A Tu La , nơi đó công cụ của họ sử dụng cũng không khác gì của thế giới chúng ta , cảnh giới ở nơi ấy cũng như ở đây . Ví dụ ở thế giới này chúng ta mặc âu phục , khi chúng ta đi đến thế giới thứ nhất , chúng ta cũng nhìn thấy họ mặc âu phục . Lúc chúng ta đến nơi đó , chúng ta chỉ phải cởi bỏ lớp linh thể ngoài cùng mà thôi , không phải cởi hết . Nếu chúng ta cởi bỏ hết những bộ y phục của linh thể cho đến lúc không còn một bộ y phục nào nữa , linh hồn của chúng ta sẽ là một vùng ánh sáng bao la ; không có thân , khẩu , ý ; không có mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý . Cảnh giới này là một cảnh giới rất cao .

Khi chúng ta lên đến những cảnh giới cao , không nhất định chúng ta phải nhìn thấy người nơi ấy mặc những bộ đồ như thời cổ vậy , hoặc là mắt của họ trông sáng quắc , mang một bộ râu trắng dài ra đón tiếp chúng ta . Rất có thể họ mặc những bộ đồ cao bồi đến đón chúng ta , bởi vì các vị thiên sứ bây giờ cũng rất kiểu cách . Trước đây người Trung Hoa mặc những bộ đồ khác nhau , lúc họ qua đời , thành thiên sứ , cũng mặc những bộ y phục ấy . Bây giờ kiểu mới là mặc quần áo cao bồi , lúc chết cũng như vậy .

Trước đây có một quốc vương , làm người cũng tốt , nhưng ông rất ít bố thí . Trong hoàng cung của ông có rất nhiều tài sản , nhưng ông không chịu phân phát cho người ngoài và bá tánh , chỉ để hưởng thụ lấy một mình mà thôi . Rồi một ngày ông chết đi cũng như một số người khác , có một ngày rồi tất cả chúng ta đều sẽ chết . Khi vị vua chết đi , đến một nơi có một căn nhà trống , bên trong không có gì cả , chỉ là một cung điện bằng vàng rất đẹp đẽ . Ông nhìn thấy bàn ghế trong cung điện rất đẹp , giường cũng rất là thoải mái , bèn leo lên giường ngủ . Lúc tỉnh dậy , đến ngồi thử những chiếc ghế và ra hoa viên dạo quanh chơi . Một lúc sau ông thấy vừa mệt mỏi vừa đói khát , muốn ăn uống nhưng ông không tìm được một thứ gì có thể ăn được . Ông đi tới đi lui , vừa mệt vừa khát , muốn uống cũng không có nước để uống . Quý vị đã biết khi một người sắp chết đói hoặc chết khát , thì đau khổ vô cùng và tính khí rất hung hăng .

Vị vua này liền đi tìm vị thiên sứ và phàn nàn rằng : "Kỳ lạ ! Căn nhà của ta sao không có gì để ăn , để uống cả ? Những cung điện đẹp đẽ này có ích lợi gì ? Đây là chuyện gì vậy ? Có phải là gạt ta không ?" Vị thiên sứ trả lời : "Ông vào kiếm thử xem". Vị vua nói : "Ta kiếm đã nửa ngày , không tìm được một thứ gì cả , bên trong đều trống rỗng". Vị thiên sứ hỏi ông : "Lúc ông còn sống có bố thí cho ai điều gì không ? Ví dụ có những người ăn mày sắp sửa chết đói đến xin ăn , ông có cho họ thứ gì không ?" Vị vua trả lời : "Ai cho họ ăn để làm gì ? Họ làm những kẻ ăn mày là tại nghiệp chướng của họ , là Trời phạt họ , họ có tội thì phải chịu . Tại sao ta phải cho họ ăn ? Khi họ đến , ta đuổi họ đi . Không để cho bầu không khí nghiệp chướng đó làm ô nhiễm nơi ta ở". Vị thiên sứ nói tiếp : "Đương nhiên vì ông không cho ai ăn thứ gì , nên bây giờ cũng chẳng có ai cho ông ăn lại".

Nhím Hoàng Kim
01-08-2010, 08:55 PM
Lúc đó vị vua nói : "Chết rồi ! Bây giờ ta phải làm sao ?" Vị thiên sứ nói : "Ông trồng nhân gì thì gặt quả nấy . Bây giờ ông đừng phàn nàn chi cả ? Pháp luật nhân quả rất rõ ràng , đây không phải do chúng tôi muốn mà do nhân quả của ông tạo ra".

Vị vua nghĩ ngợi một hồi , vừa mệt , vừa đói , vừa khát , ông hỏi vị thiên sứ : "Có cách nào giải quyết không ?" Vị thiên sứ trả lời : "Không có cách gì cả . Ông cần phải đợi một thời gian , trở về làm người hãy cố gắng bố thí đồ vật cho người khác , lúc ông trở lại , mới có thực phẩm để ăn . Ở dương gian cho người khác thứ gì , hoặc làm được điều gì tốt , khi lên đây sẽ nhận được quả báo đó gấp trăm ngàn lần , hiểu không ?"

Lúc đó vị quốc vương chịu không nổi sự đói khát , khổ sở , ở thiên đàng mà không có gì ăn , cũng giống như địa ngục vậy . Những căn nhà tuy đẹp đẽ , nhưng không có thức ăn thì thật là đau khổ . Vị vua nói : "Xin Ngài giúp cho tôi trở về một lát được không ? Tôi chỉ cần hai tuần lễ thôi . Tôi xin phép nghĩ hai tuần lễ". Vị thiên sứ nói : "Sao ông phải xin phép đi ?" Vị vua trả lời : "Tôi muốn trở về đem hết tất cả tài sản của tôi ra bố thí , xong rồi tôi sẽ trở lại . Nếu không , tôi sẽ bị chết đói ở đây , như vậy cũng đâu có ích lợi gì ! Ở thế gian tài sản của tôi nhiều như vậy , nhưng nơi đây lại không dùng được , vậy có ích lợi gì ?"

Lúc đó vị thiên sứ thấy hoàn cảnh của ông cũng tội nghiệp , thấy ông cũng dễ thương và lương thiện , không làm điều gì xấu nên cho phép ông được nghỉ hai tuần lễ .

Khi vị quốc vương trở về dương thế , ông đem hết tất cả tài sản của ông ra bố thí : Hoàng cung , trâu châu , mã não , vàng bạc ... Tất cả những trân kỳ bảo ngọc ông đều đem bố thí hết . Các thức ăn sơn trân hải vị cũng đem cho . Ai thích có gì thì ông cho nấy . Ví dụ ở Đài Loan , những người ăn chay thích đậu hũ , mì căn , ông đều đem cho họ rất nhiều . Như vậy , khi trở lại thiên đàng , ông mới có thể hưởng .

Đây chỉ là một thứ nhân thiên phước báu nhỏ nhặt , nhưng nếu chúng ta không cho ai niềm vui vậy thì chúng ta sẽ không có niềm vui . Cho nên bất cứ vị minh sư nào cũng đều nói : "Thương người tức là thương mình . Ghét người tức là đem phiền phức đến cho mình , hành hạ lấy mình !" ý nghĩa là như vậy .

Còn một câu chuyện nữa : Có một vị thiên sứ hỏi Diêm Vương : "Tôi thấy địa ngục của ông đầy người . Nếu hỏi quốc gia nào đông đúc nhất , thì tôi sẽ nói đó là địa ngục của ông . Làm sao ông có thể cai trị quốc gia của ông một cách hữu hiệu như vậy ?" Diêm Vương trả lời : "Tôi đâu có làm gì . Mỗi phạm nhân khi đến đây , họ đem theo thế giới riêng của họ , hoàn cảnh của họ , căn nhà của họ , tội ác cùng phước báu của họ . Họ tự tạo ra hoàn cảnh sống của họ , họ tự khống trị , tự săn sóc lấy họ và sống trong lao tù nghiệp lực của họ , tôi không phải đụng đến , dù chỉ là một móng tay".

Thiên đàng ngày trước khác với thiên đàng ngày nay . Những người lên thiên đàng ngày trước đều mặc y phục cổ xưa , bây giờ chúng ta mặc những y phục kiểu mới . Cũng giống như vị quốc vương nọ , ông bố thí những thứ nào , khi lên đó sẽ được thứ nấy . Thiên đàng của chúng ta bây giờ rất tân tiến , có truyền hình , có máy thâu âm , có máy quay phim , máy gì cũng có . Thiên đàng bây giờ cũng rất văn minh , không giống như thiên đàng ngày xưa phải đi bộ , bây giờ thì có xe hơi , có máy bay (Sư Phụ và mọi người cười). Nếu quý vị đọc những câu chuyện ngày xưa hoặc những kinh điển ghi lại từ cổ xưa , một người lên đến thế giới Hoa Nghiêm , nhìn thấy cảnh giới này ra sao ; nếu bây giờ quý vị lên trên ấy sẽ rất ngạc nhiên vì cảnh giới này đã đổi khác , quý vị sẽ nghĩ rằng : "Kỳ thật ! Mình đang đi đâu vậy ?"

Rất có thể bây giờ chúng ta lên trên ấy , nhìn thấy Phật A Di Đà mặc áo cao bồ (mọi người cười), Phật Dược Sư thì dùng kim chích (mọi người cười), còn Hoa Đà thì dùng máy để đo huyết áp , hoặc dùng ống nghe để nghe nhịp tim của chúng ta đập ; rất có thể Phật Dược Sư và Hoa Đà làm những việc như vậy ở trên đó . Y khoa và dược khoa ngày càng tiến bộ , phát minh rất nhiều điều , cho nên Dược Sư Phật cũng phải ráng theo , nếu không sẽ thành lạc hậu .

Cũng cùng một trường hợp , những người tu hành trước đây đều lên núi , tìm một góc núi hoặc một sơn động nào đó , mỗi ngày ăn một bữa , sống một cuộc đời như Phật Thích Ca , tu khổ hạnh và lại không lập gia đình . Nhưng đệ tử của Sư Phụ ngày nay đều có gia đình , có con cái , và đi làm việc . Thời đại đã đổi khác , việc tu hành của chúng ta cũng phải thay đổi . Cho nên quý vị tại gia cũng có thể tu hành , không nhất định phải xuất gia . Trước đây nếu không xuất gia , tu hành rất khó khăn , muốn gặp sư phụ cũng không dễ , nên phải xuất gia , và mỗi ngày đi theo sư phụ của mình . Nhưng ngày nay tại gia cũng có thể tu , nếu hoàn cảnh gia đình của chúng ta thuận lợi , yên tĩnh , và chúng ta có thời giờ tu hành . Theo Sư Phụ xuất gia tương đối cực khổ , các đệ tử đều ở chung với nhau , ngủ trong một căn nhà nhỏ , nếu sợ thì đừng nên xuất gia . Sư Phụ đi đến đâu cũng chỉ vì sự tiện lợi chung , giảng kinh vì lợi ích cho chúng sanh , vì lợi ích cho bạn bè của Sư Phụ , nên Sư Phụ không cần có một nơi ở tốt đẹp mới đi giảng kinh ; Cũng không cần bảo học trò phải tìm một lữ quán hoặc một ngôi chùa lớn mới chịu đi giảng kinh . Mọi việc đều tùy cơ ứng biến , bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể ở được . Cho nên các đệ tử theo Sư Phụ xuất gia sẽ không có một cuộc sống thoải mái , phải không ?

Nhím Hoàng Kim
01-11-2010, 03:53 PM
Khi các vị pháp sư khác đi giảng kinh , mọi việc đều phải được sắp xếp chu đáo , nếu không có chùa lớn để ở thì ít nhất cũng phải có một căn phòng rộng hoặc một đại lữ quán . Đệ tử của họ cũng ở một phòng hay là hai người một phòng . Nhưng ở đây có lúc cả hai trăm người ở chung một căn phòng . Cho nên muốn theo Sư Phụ xuất gia cần phải suy nghĩ cẩn thận , đời sống không có dễ chịu lắm đâu .

Ở Đài Loan , phần đông các chùa chiền đều rất lớn , phòng ốc nhiều , ở không hết , chỉ có Sư Phụ là không có chùa , đệ tử thì nhiều , phòng ốc lại nhỏ . Sư Phụ mới nhận đệ tử được một năm mà bây giờ đã có rất nhiều vị xuất gia rồi ; thật ra cũng chẳng nhiều chi nhưng so với các chùa khác thì tương đối khá hơn . Một số chùa chỉ có một hai người ở , ông quản lý cũng là người trụ trì , đệ tử cũng ông , tín đồ cũng ông luôn (mọi người cười), phải vậy không ?

Nơi Sư Phụ ở rất nhỏ , quý vị đều biết , nhưng có rất nhiều người muốn đến xuất gia . Sư Phụ đã từ chối rất nhiều người , bởi vì Sư Phụ cần phải xem xét rõ ràng hoàn cảnh của mỗi người , xem họ có con nhỏ hoặc có vợ , có chồng không ? Có rẩt nhiều hoàn cảnh Sư Phụ không thể tiếp nhận được .

Không phải Sư Phụ không muốn nhận người xuất gia , nhưng nơi ở của Sư Phụ quá nhỏ , vả lại nếu có người có con cái quá nhỏ thì cần phải ở nhà săn sóc , không được xuất gia . Nếu muốn xuất gia cũng giống như tại gia , cũng có thể đem con nhỏ vào , khiến cho mọi người phải giúp đỡ chăm sóc con nhỏ , như vậy thì Sư Phụ không thể nào đi giảng kinh được . Bởi vì khi đến nơi nào cũng phải mang theo bình sữa , núm vú , tã (mọi người cười), xe đồ chơ , còn phải đem theo những đồ chơi đủ màu sắc , thật là phiền phức . Cho nên những người có con nhỏ nên tu tại gia là được rồi , tâm xuất gia mới thật sự là xuất gia .

Đại Sư Duy Ma Cật tuy không xuất gia , nhưng trí huệ của Ngài so với trí huệ của các vị đệ tử của Phật Thích Ca còn cao hơn nhiều , các vị đệ tử xuất gia của Phật Thích Ca đều sợ Đại Sư Duy Ma Cật . Có một ngày Ngài bị bệnh , Phật Thích Ca bảo đệ tử cao đẳng của Ngài đến thăm Đại Sư Duy Ma Cật , nhưng không ai dám đi . Ngài hỏi rất nhiều người nhưng cũng không một ai chịu đi , bởi vì mỗi người đều bị Đại Sư Duy Ma Cật hỏi bí , biện không nổi với Ngài . Đại Sư Duy Ma Cật có biện tài vô ngại , thần thông quảng đại . Thần thông của Ngài là đại thần thông , thần thông giải thoát , thần thông tự nhiên , thần thông vô ngã , có thể đi đến thiên đàng , hoặc đưa người lên trên đó ngay tức khắc , rồi cũng trong tức khắc đưa người trở về ... Trường hợp này không phải là thứ xuất hồn nhỏ nhặt , chỉ có thể đi từ nơi này đến nơi khác , quanh quẩn trong địa cầu . Nếu không Đại Sư Duy Ma Cật lúc nhuốm bệnh nằm nhà , có thể dùng pháp môn xuất hồn nhỏ nhặt mà Sư Phụ đã dạy cho quý vị ngày hôm qua , đến nơi của Phật Thích Ca thăm là được rồi , tại sao phải ở nhà đợi đệ tử của Phật Thích Ca đến thăm ? Hiểu ý của Sư Phụ không ? Phật Thích Ca cũng có thể dùng phương pháp xuất hồn mà Sư Phụ dạy cho quý vị , đi thăm Đại Sư Duy Ma Cật được rồi . Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát hoặc là A Nan , La Hầu La , Xá Lợi Phất ..., cũng có thể dùng pháp môn xuất hồn để đi thăm Ngài , hà tất phải đi đến làm gì ?

Pháp môn xuất hồn Sư Phụ dạy quý vị ngày hôm qua khác với Pháp Môn Quán Âm là pháp môn cứu cánh giải thoát . Khác chỗ nào vậy ? Ví dụ ngày hôm qua có vị xuất gia của chúng ta tu pháp môn này , được Sư Phụ dạy cho và anh ấy lập tức biết được ngay . Anh có thể từ chỗ này chạy đến chỗ kia và gặp những người ở nơi ấy ; khi thần thức của anh ta trở về với thân thể ; anh liền kiểm chứng lại . Kết quả sự phát hiện mà anh nhìn thấy trong lúc xuất hồn đều giống với hiện tại , biểu lộ rằng vừa rồi anh thật sự có đi đến nơi đó .

Ngoài ra còn có một vị đã được truyền Tâm Ấn , trước đây tu theo Đạo Gia , có kể với Sư Phụ rằng : "Phương pháp này con biết , việc linh hồn xuất ra ngoài chẳng có gì đáng nói . Trước đây con tu Đạo Gia , có thể xuất hồn được . Từ nhà , con có thể đi ra ngoài đường , nhìn thấy tiền rớt ở ngoài đường , nhưng không lấy được bởi vì không có thân thể ; lúc đó con tưởng là giả , đến khi linh hồn trở về với thân thể , con dùng nhục thể đến nơi đó coi mới phát hiện là sự thật , tiền cũng còn ở đó". Cho nên anh nói rằng pháp môn xuất hồn anh biết .

Nhưng Pháp Môn Quán Âm và pháp môn xuất hồn khác nhau . Tu Pháp Môn Quán Âm có thể được giải thoát . Quý vị đừng nghĩ rằng mỗi ngày Sư Phụ đều dùng thân thể A Tu La đến nơi quý vị ở , coi thử nhà tắm quý vị có sạch không hoặc vào nhà bếp của quý vị , coi thử quý vị có ăn vụn thịt hay không (Mọi người cười). Không phải vậy , Sư Phụ cần phải thoát ly khỏi tất cả các thân thể , phải vô sở bất tại , mới có thể gặp tất cả mọi người , để giải quyết mọi trường hợp , hiểu không ? Nếu Sư Phụ vẫn còn ở trong một thân thể , cho dù là thân thể của A Tu La , cũng vẫn xem như là Sư Phụ còn bị nhốt ở một nơi , và như vậy Sư Phụ chỉ có thể dùng một thân thể mà thôi . Thân thể của A Tu La cũng không khác gì nhục thể của chúng ta , bản lai diện mục của chúng ta vẫn bị nhốt trong thân thể đó , cho nên chỉ có thể dùng thân thể đó để đi lại mà không được vô sở bất tại .

Nếu chúng ta muốn nhìn thấy toàn cõi vũ trụ , thì phải đến một nơi rất cao , hoặc nới rộng "chân thể" của chúng ta đến khắp mọi nơi để có thể bao trùm mọi vật . Tùy theo trình độ tu hành của chúng ta , linh hồn của chúng ta , hay còn gọi là người chủ của chúng ta , có thể là thật nhỏ , nhưng cũng có thể là thật lớn như vũ trụ vậy . Nếu chúng ta chưa tu hành , chúng ta vẫn bị thân thể này ràng buộc ; khi chúng ta chưa giải thoát thì linh hồn của chúng ta chỉ nhỏ như thế này mà thôi , rất có thể còn bị nhốt trong tâm . Không phải Sư Phụ ám chỉ đến trái tim trong thân thể , mà muốn nói đến trái tim của linh thể . Điều này cũng giống như thân thể A Tu La thì có trái tim A Tu La , hiểu không ?

Nhím Hoàng Kim
01-12-2010, 10:18 PM
Bình thường linh hồn hoặc "chân thể" của chúng ta rất có thể bị nhốt nơi đỉnh đầu , nếu chúng ta lên được cao hơn một chút , rất có thể đến được nơi có vòm tròn , nhưng vẫn còn dính liền với thân thể của chúng ta , cho nên chúng ta vẫn chưa được tự tại . Khi chân thể của chúng ta biến thành Như Lai , chúng ta sẽ được vô sở bất tại . Lúc đó bản lai diện mục của chúng ta đã được mở rộng rồi , chúng ta không cần dùng nhục thể để đi lên , cũng không phải dùng thân thể của A Tu La đi lên .

Khi chúng ta vẫn còn trong Tam Giới , hoặc vẫn còn trong thế giới Thứ Tư , thế giới Thứ Năm , chúng ta vẫn chưa đạt được cứu cánh , vẫn còn phải tiếp tục học lên , cho đến khi chúng ta biến thành vũ trụ , nơi nào cũng có mặt ; đó mới là Như Lai . Đến lúc ấy chúng ta không cần phải đi đâu cả , hiểu không ? Nếu chúng ta vẫn còn muốn ra đi , hoặc muốn vãng sanh đến một nơi nào , điều đó chứng tỏ rằng chúng ta vẫn còn ở trong năm giới . Khi ra ngoài năm giới , chúng ta mới có thể tràn đầy giống như vũ trụ vậy , nhưng chúng ta vẫn chỉ là một người .

Ví dụ như Phật Thích Ca trở thành Như Lai , Ngài vẫn là Phật Thích Ca , vẫn còn ở thế giới Ta Bà , vẫn là Thiên Nhân Đạo Sư . Tuy Phật Thích Ca ngồi dưới cội bồ đề giảng kinh , vẫn ngồi thiền ở đạo tràng của thế giới Ta Bà , nhưng ở thế giới của A Tu La (thế giới Thứ Nhất), Ngài đang dạy cho thiên nhân , còn ở thế giới Nhân Quả (thế giới Thứ Hai) hoặc thế giới Thứ Ba , Ngài cũng hiện diện dạy dỗ cho thiên nhân . Thiên sứ trên ấy cũng nhìn thấy Ngài đang giảng kinh , nhưng không phải nhìn thấy Ngài đang giảng cho toàn cõi vũ trụ . Chủ nhân thật sự của Ngài có mặt trong toàn cõi vũ trụ , đó là trường hợp của Như Lai . Điều này khác với pháp môn xuất hồn mà ngày hôm qua Sư Phụ giảng cho quý vị rất nhiều phải không ?

Chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm là muốn đạt được trình độ Như Lai , không cần phải để nhục thể này ở lại , sau đó dùng thân thể A Tu La đi đến chỗ này chỗ kia xem xét . Tuy có rất nhiều người dạy những pháp môn tương tự như vậy , thoạt trông cũng khá hay , nhưng sự thật chẳng có gì . Quý vị cần phải hiểu rõ kết quả của pháp môn đó có thật sự là cứu cánh hay không ?

Tình trạng của một người lúc vãng sanh , cũng giống như lúc Sư Phụ chỉ cho quý vị xuất hồn vậy , là đem cả cái thân thể A Tu La của mình ra đi . Khi con người xuất hồn , người ấy biết , lúc trở về cũng biết , và tất cả sự tình trong lúc xuất hồn người ấy điều biết hết . Nhưng người đó chỉ có thể dùng một thân thể ra đi mà thôi , không được thiên vạn ức hóa thân , hiểu không ? Cho nên Sư Phụ không có dạy quý vị làm điều đó , quý vị đừng nhầm Pháp Môn Quán Âm với pháp môn xuất hồn du lịch này .

Ở Đài Loan có một vài người có thể xuất hồn đi du lịch , trong đó có một vị pháp sư rất nổi tiếng . Có một ngày , bà nhập định hai tuần lễ , học trò của bà tưởng bà đã chết , nhưng vì thi thể vẫn còn nóng , cho nên chưa đem bà đi chôn . Sau hai tuần lễ , bà xuất hồn trở về , đệ tử của bà hỏi : "Ngài đi đâu mà lâu vậy ? Làm chúng con sợ quá !" Bà nói : "Thế giới này loạn quá ! Ta đi xem xét một vòng". Đó là tình trạng xuất hồn của A Tu La , chuyện này rất đơn giản , không cần phải tu hành cao mới có thể làm được .

Các vị xuất gia theo Sư Phụ chưa được một năm , hôm qua được Sư Phụ chỉ dạy , lập tức có thể xuất hồn và có thể đi rất nhanh . Thật ra chỉ cần chuyên tâm một chút là có thể xuất hồn , nhưng vị pháp sư xuất hồn ấy lại trở nên rất nổi tiếng . Còn có một số người nữa , vì có thể xuất hồn đến được nhiều nơi , cũng trở nên nổi tiếng . Nhưng khi họ xuất hồn trở về , lại rất khoa trương . Không phải Sư Phụ nói đến vị pháp sư vừa rồi , vị pháp sư ấy không có khoa trương . Nhưng nghe nói những người khác , vì có được khả năng xuất hồn mà trở nên kiêu ngạo , đã từng nói với người khác rằng ông đã thành Phật rồi , từ đó về sau làm những chuyện không hợp với giới luật .

Khi nói đến không giới luật , không phải nói là ông ăn thịt hoặc lập gia đình . Đây không phải là chuyện lớn , nhưng ông làm những chuyện ghê gớm hơn , Sư Phụ không muốn nói đến những chuyện không hay đó , nhưng quý vị có quyền hoài nghi những người ấy , hiểu không ? Cho nên ngày hôm nay Sư Phụ mới nói cho quý vị nghe tình trạng của linh hồn ra đi , ngày hôm qua Sư Phụ có nói xuất hồn chẳng có ích lợi gì , cũng không phải là chuyện lớn , con nít cũng có thể làm được .

Khi chúng ta còn nhỏ , có những người tuy không học Pháp Môn Quán Âm , cũng không tu một pháp môn nào khác , nhưng linh hồn của họ vẫn có thể ra đi . Lúc còn nhỏ , chúng ta cũng đã từng có nhiều lần để cho linh hồn ra đi , ví dụ lúc chúng ta ngủ nằm mơ , cũng là một thứ xuất hồn . Có những lúc chúng ta mơ thấy một chuyện nào đó sau này trở nên sự thật , hoặc mơ thấy một nơi nào đó có tai nạn xe , hoặc có những tai nạn gì ; ngày hôm sau quả nhiên những chuyện đó xảy ra ; đây là một trong những ví dụ của xuất hồn . Cho nên xuất hồn chẳng có ý nghĩa gì , giúp mọi người được giải thoát mới là pháp môn chân chánh .

Giải thoát là chúng ta cởi bỏ tất cả những y phục linh thể của chúng ta , để cho linh thể của chúng ta mở rộng đến toàn cõi vũ trụ , biến thành Như Lai . Bất cứ nơi nào người nào ở đâu , chỉ cần nghĩ đến chúng ta , thì chúng ta lập tức xuất hiện , như câu nói : "Ngàn nơi cầu nguyện , ngàn nơi hiện", đó mới là mục đích cứu cánh của chúng ta .

Trong lịch sử có một số tướng lãnh nổi tiếng , họ cũng có năng lực xuất hồn , nên họ mới có thể bách chiến bách thắng . Nghe nói trước khi đánh giặc , họ xuất hồn đi quan sát tình hình của quân địch , cho nên họ mới biết nơi nào có người nào , và họ có thể nghe quân địch đang bàn bạc chuyện gì , đương nhiên họ đánh thắng trận , bởi vì "tri kỷ tri bỉ , bách chiến bách thắng". Còn nữa , lúc đánh giặc họ có thể để thân thể của họ ở một nơi , sau đó dùng linh thể A Tu La xuất ra , lên trên quan sát , sau đó trở về chỉ huy quân đội của họ cần phải tấn công chỗ nào . Như vậy là không công bình (Mọi người cười). Vì họ đem năng lực xuất hồn dùng vào việc không tốt , cho nên cuối cùng họ cũng chẳng đạt được điều gì , vẫn bị chết thảm .

Nhím Hoàng Kim
01-15-2010, 03:40 PM
http://img63.imageshack.us/img63/5168/hsp1.jpg


Những người tu hành , nếu không ý thức , không hiểu rõ , không khai ngộ , sẽ rất dễ dối gạt chính mình , và trở thành kiêu ngạo . Xuất hồn đó chẳng qua là một thứ linh thể ra đi một chút mà thôi , nhưng lại cho rằng mình đã là Phật . Đương nhiên , lần đâu tiên linh hồn của chúng ta xuất ra , chúng ta không cảm thấy gì ; nhưng nếu chúng ta tiếp tục xuất hồn hai ba lần , về sau chúng ta sẽ không còn sợ chết nữa , hiểu không ?

Bởi vì tình trạng của vãng sanh cũng giống như phương pháp xuất hồn mà Sư Phụ dạy cho quý vị ngày hôm qua ; người bình thường lúc chết đi , đa số đều như vậy . Có những người không biết là họ đã chết , nên thường hay trở về nhà phá người thân , chúng ta nói nhà đó có ma (Mọi người cười). Có những hồn ma , đôi khi cảm thấy buồn bực cô đơn , cho nên về quấy rầy người thân ; những chuyện này quả có thật .

Bởi vì khi họ nói chuyện không ai nghe thấy , lúc họ chạm vào người vợ của họ , bà ta không những không cảm nhận được , mà còn đem một người đàn ông khác về nhà (Mọi người cười). Trường hợp này , họ đương nhiên rất giận dữ , họ đi tìm chén đĩa , dùng hết lực lượng của họ để tạo nên những tiếng động , hoặc là dùng hết sức lực của họ để làm cửa đập tới đập lui . Thậm chí có lúc họ biến thành một hình dáng nào đó , nhưng muốn được như vậy họ cần phải dùng toàn bộ lực lượng của họ mới có thể làm cho người khác thấy được một lát , để rồi sau đó , họ sẽ rất mệt , vì đã dùng hết toàn lực lượng của họ rồi , hiểu không ?

Cho nên chúng ta không thường thấy các hồn ma , bởi vì lúc họ giận dữ , phải dùng toàn lực lượng có thể làm cho người khác thấy sự có mặt của họ . Những linh hồn này rất cô đơn , họ không biết là họ đã chết rồi . Có những người phải trải qua một thời gian rất lâu , có người nói với họ , họ mới biết . Có một số người sau khi vãng sanh , người thân của họ mời pháp sư hoặc mời một người nào đó , đến nói với hồn ma rằng : "Ngươi đã chết rồi , bây giờ ngươi hãy ăn uống đi , ăn cho no rồi hãy ra đi , không được trở về đây quấy phá nữa".

Ở Tây Tạng , có những người sau khi chết đi , người nhà mời pháp sư đến làm lễ , nói rất rõ ràng , nói rất nhiều lần , để cho linh hồn đó hiểu rõ . Họ nói rằng : "Ngươi phải biết , bây giờ ngươi đã chết rồi , hãy ăn uống no nê đi , bởi vì sau đó ngươi phải trèo qua rất nhều núi , lội qua rất nhiều sông , ngươi không thể trở lại nơi này , ngươi không còn thuộc về dương gian nữa , ngươi phải ra đi !". Một số người bình thường sau khi vãng sanh đều như vậy . Nhưng những người theo sự chỉ dạy của Sư Phụ , ngồi thiền , tu Pháp Môn Quán Âm , thì khác với những người này , lúc chết sẽ không bị cô đơn như vậy , không phải chạy tới chạy lui , không biết mình sẽ đi đâu , hiểu không ?

Đồng tu của chúng ta trước khi vãng sanh , Sư Phụ sẽ đến báo cho họ biết , lúc chết sẽ có Sư Phụ đến đón . Không phải chỉ có Sư Phụ đón mà thôi , sẽ có âm nhạc , có hoa sen , có Phật Bồ Tát đến làm bạn . Nếu như quý vị muốn đi đến thế giới Tây Phương Cực Lạc thì sẽ có Quán Thế Âm Bồ Tát đến đưa đường , có Phật A Di Đà đem hoa sen đến . Nếu như quý vị tin vào Thượng Đế của Thiên Chúa Giáo thì sẽ có những thiên sứ có cánh đến , đón quý vị bay đi . Sư Phụ không ép buộc quý vị phải ngồi hoa sen , có những người không thích hoa sen , lại thích những chiếc xe Mercedes nổi tiếng của Đức , Sư Phụ sẽ dùng những loại xe đó để tiếp quý vị (Mọi người cười). Ý thích của chúng sanh khác nhau , Sư Phụ cần phải tùy thuận theo chúng sanh , cho nên không nhất định người nào cũng phải ngồi hoa sen đi lên . Nếu như quý vị không thích hoa sen , cũng cần phải học với Sư Phụ . Quý vị thích gì cũng được toại nguyện , chỉ cần học với Sư Phụ , thì Sư Phụ sẽ dùng phương tiện di chuyển để đến đón quý vị .

Có những người không thể ngồi hoa sen , vì nghiệp chướng nặng quá , khi ngồi lên , hoa sen liền lật úp xuống (Mọi người cười). Trong số những người xuất gia của chúng ta , có một người lúc ngồi thiền , nhìn thấy Sư Phụ ngồi hoa sen, rất sáng , rất tao nhã , cô và một số đồng tu chạy đến , nhìn thấy Sư Phụ ngồi đó , bên cạnh còn có rất nhiều hoa sen . Sư Phụ nhìn thấy họ , liền nói : "Được , quý vị lên đây , mỗi người một cái". Kết quả khi vừa trèo lên thì "cà bùng", tất cả mọi người đều té xuống (Mọi người cười). Không phải Sư Phụ không để cho họ ngồi , nhưng có người nghiệp chướng quá nặng , hoa sen chịu không nổi , hiểu không ? Rất có thể Sư Phụ cần phải dùng loại quân hạm có thể chứa được hai trăm người cho các cô ấy ngồi lên mới đủ (Mọi người cười).

Chúng ta những người tu Pháp Môn Quán Âm , lúc vãng sanh cảnh giới của chúng ta khác với những người bình thường . Dù có phải đến thế giới A Tu La , cũng sẽ đi đến những nơi cao đẳng , ở đó mỗi ngày đến trường học , có Sư Phụ ở đó dạy dỗ . Khác với những người bình thường , linh hồn vô minh từ thân thể chạy ra , sau đó mỗi ngày ở chỗ nhà tắm hoặc là bếp đi tới đi lui , nói chuyện không ai nghe , giận dữ , kết quả biến thành hồn ma . Phần đông con người tình trạng lúc chết ra đi giống như chuyện Sư Phụ đã nói hôm qua vậy .

Có những người tu pháp môn mà Sư Phụ dạy hôm qua , lợi dụng thân thể A Tu La , xuất hồn đi du lịch thế giới , sau đó trở lại . Thậm chí có thể bay trên mây , "đằng vân giá võ" là ý nghĩa này . Nếu thân thể của A Tu La cô đọng lại , người ta cũng có thể thấy thân thể đó ở trên mây . Có những lúc chúng ta dùng mắt thịt cũng có thể thấy được hóa thân của các vị đại sư , về điểm này lát nữa Sư Phụ sẽ nói thêm .

Nhím Hoàng Kim
01-17-2010, 07:49 PM
Nếu như quý vị có một vài lần kinh nghiệm về thể nghiệm mà Sư Phụ dạy ngày hôm qua thì không còn sợ chết nữa ; đã biết rằng "chết" là linh hồn đi tới đi lui , thân thể của quý vị đã quen rồi , cho nên sẽ không sợ chết . Ngoài ra có những người tu hành , sau khi có được những thể nghiệm này , thì cho rằng mình đã được liễu thoát sanh tử , do đó trở nên rất kiêu ngạo . Lúc đó nếu không có minh sư chỉ đạo thì mỗi lúc một khoa trương , vạn nhất nếu người này có biện tài , có học vấn cao , có thể viết văn viết sách , và có người đọc , thì càng có thể trở thành thêm kiêu ngạo .

Thật ra những người không tu hành cũng vẫn có thể có khiếu về văn chương , thí dụ như Lý Bạch , Tô Đông Pha , đều làm thơ rất hay . Lý Bạch chẳng tu gì cả , hàng ngày chỉ uống rượu ; Tô Đông Pha cũng chẳng tu được bao nhiêu , chỉ thường thường đến chỗ các vị thiền sư biện luận mà thôi .

Vừa rồi , những người có thể nghiệm xuất hồn mà Sư Phụ nói đến , có thể đi trên mây , từ nơi nào đó đến Mỹ , đến Đức quốc , hoặc đi vòng quanh thế giới ; có thể ở trên mây bay tới bay lui , giống như Tôn Ngộ Không vậy . Nếu họ có thêm tài văn chương và khả năng biện luận , hoặc tướng mạo trang nghiêm làm cho người ta tôn kính , người này sẽ trở nên kiêu ngạo vô cùng , có thể cho rằng mình đã là Phật sống , sẽ làm nhiều chuyện bậy bạ , cho rằng ăn thịt uống rượu không có nhân quả ...

Thật ra tất cả đều có nhân quả . Những người tu hành đó đương nhiên cũng có phước báu của họ , nhưng nghiệp chướng của họ vẫn còn , hai điều này hoàn toàn khác nhau . Ví dụ mỗi ngày quý vị đi làm việc , kiếm được hai mươi đồng mỗi ngày , nhưng mỗi ngày quý vị lại mượn người khác năm mươi đồng , số tiền hai mươi đồng kiếm được vẫn là của quý vị , nhưng số tiền thiếu năm mươi đồng của người ta , quý vị vẫn thiếu , hiểu không ? Số tiền hai mươi đồng và năm mươi đồng chẳng có quan hệ gì với nhau , hai mươi đồng mình vẫn có , còn thiếu năm mươi đồng là vẫn thiếu năm mươi đồng .

Nhân quả cũng vậy , chúng ta là những người tu hành phải cẩn thận một chút , cần phải ăn chay . Cho dù nói ăn chay chẳng có gì tốt , thì cũng chẳng có gì xấu . Giả sử quý vị cảm thấy Sư Phụ dạy như vậy là không đúng , cho rằng ăn thịt không có nhân quả thì ăn chay lại càng không có nhân quả hơn , có phải như vậy không ? Tuy chúng ta không nên phỉ báng người khác ăn thịt , nhưng chúng ta cũng không nên theo họ , chúng ta cần phải học theo kinh điển cổ xưa , và kinh điển đều dạy mọi người ăn chay . Chúng ta tu hành không có gì phải sợ , nhưng cũng cần phải cẩn thận .

Tu pháp môn tốt lại có đạo đức , Sư Phụ nghĩ rằng như vậy không có gì sai , phải không ? Nếu không có đạo đức thì thế giới này sẽ vô cùng loạn lạc , mọi người cưỡng bức lẫn nhau , cướp của , dùng bạo lực , dùng trí thông minh của loài người để gạt gẫm nhau ; như vậy thế giới sẽ càng ngày càng phiền phức , như vậy dù có tu hành cũng chẳng có ích lợi gì , bởi như thế chúng ta không giúp đỡ gì cho chúng sanh mà chỉ tạo phiền phức cho chúng sanh mà thôi .

Với nguyên do này , Sư Phụ lúc nào cũng khuyên quý vị phải giữ gìn giới luật , phải cẩn thận tu hành , đó là dụng ý của Sư Phụ . Không phải Sư Phụ chấp vào một chỗ nào , Sư Phụ không chấp không sao , nhưng quý vị cần phải "chấp", quý vị cần phải tu hành tốt , khi thời gian đến , rất có thể lúc đó quý vị sẽ hiểu rõ , tự mình có thể tự chủ . Rồi khi ấy sẽ hiểu chuyện gì cần phải làm , chuyện gì không nên làm .

Thật vậy , khi chúng ta mới bắt đầu tu hành cần phải đi từ từ , không nên đi nhanh quá , nếu không sẽ bị vấp . Cũng như lúc mới học cưỡi ngựa , chưa thể khống chế được ngựa , nếu chúng ta bảo nó chạy nhanh thì cả hai đều gặp chuyện phiền phức , ít nhất chúng ta sẽ có chuyện , phải không ? Những người vừa mới học lái xe cũng thế , phải lái từ từ và cẩn thận , không thể lái ngay 160 cây số một giờ , vượt qua tốc độ quy định của luật lệ giao thông , chúng ta sẽ khó tránh khỏi tai nạn , hoặc xe của chúng ta sẽ bị phát nổ .

Bây giờ lại nói về chuyện hóa thân . Có những lúc mắt của chúng ta mở ra cũng có thể nhìn thấy hóa thân của một vị minh sư tại thế , không phải chỉ có học trò trong lúc ngồi thiền mới có thể thấy được . Một vị sư phụ của Sư Phụ lúc còn tại thế có một người đệ tử học nghề lái máy bay , vào những ngày thi gần đến , tâm trạng người đệ tử này rất băn khoăn lo sợ đủ thứ , sợ thi không đậu , cho nên mỗi ngày đều cầu Sư Phụ của ông giúp đỡ . Sư Phụ của ông ngày nào cũng đến , và người dạy lái máy bay cũng nhìn thấy được , có những lúc chỉ thấy trong một khoảng khắc , có những lúc lại thấy được một khoảng thời gian dài .

Nhím Hoàng Kim
01-18-2010, 07:54 PM
Lần nào người dạy lái cũng hỏi vị đệ tử đó , và vị đệ tử đều trả lời rằng : "Đâu có nhìn thấy ai". Tuy có nhìn thấy , nhưng khi vừa mới bước chân vào là biến mất , vả lại cũng không bắt được người , chỉ nhìn thấy mà thôi . Cho nên ngày nào người dạy lái máy bay đó cũng hỏi , hỏi hoài . Có một ngày vị đệ tử này phải nói ra : "Người mà anh nhìn thấy là thầy của tôi". Người dạy lái máy bay mới hỏi : "Thầy của anh tại sao lại lên máy bay của chúng ta ? Chúng ta đâu có thể để cho người ngoài bước vào ?" Vị đệ tử này nói : "Không phải , đó là hóa thân của thầy tôi . Công lực của Ngài rất thâm hậu , rất cao cường , Ngài vô sở bất tại . Anh có phước báu rất lớn mới có thể nhìn thấy Ngài , không phải người nào cũng có được ân huệ ấy".

Ngày hôm qua , Sư Phụ có kể câu chuyện về Paramhansa Yogananda cũng vậy . Yogananda là một vị đại sư Yoga , sư phụ của ông có những lúc cũng xuất hiện bên cạnh ông , người khác có thể nhìn thấy được . Yogananda không những chỉ nhìn thấy được trong lúc ông ngồi thiền , mà ngay cả lúc ông mở mắt cũng nhìn thấy sư phụ ủa ông , còn có thể sờ được vào người của vị thầy này . hóa thân sư phụ của ông trông rất giống nhục thể , có thể nắm lấy được , cũng có thể trực tiếp nói chuyện , cũng giống như Sư Phụ đang nói chuyện với quý vị . Cho nên quý vị hãy cẩn thận , rất có thể có những lúc Sư Phụ không phải thật sự là cái nhục thể này (Sư Phụ cười). Không biết hôm nay là hóa thân hay là thân thể thật sự , quý vị hãy coi cho rõ ràng (Mọi người cười).

Lúc Yogananda nhìn thấy hóa thân sư phụ của ông , liền nắm lấy thân thể của sư phụ của ông và hỏi : "Đây là nhục thể của Ngài phải không ?" Sư Phụ của ông trả lời : "Phải , cũng giống như nhục thể vậy , nhưng không phải là nhục thể thật sự". Một vị đại sư khi thị hiện , họ có rất nhiều phương cách , không nhất định là họ dùng thân thể của ánh mà thôi , có những lúc họ có thể thị hiện giống như nhục thể vậy . Sau khi họ vãng sanh , họ vẫn có thể dùng nhục thể xuất hiện đến thăm hỏi đệ tử của họ . Về câu chuyện của Yogananda , quý vị đọc tiểu sử của ông thì rõ .

Tuy pháp môn của họ không hoàn toàn giống với pháp môn của chúng ta , nhưng họ tu hành cũng rất khá . Chúng ta đọc sách những người tu hành , hoặc là đọc những câu chuyện về những vị thánh nhân , là để cổ võ đạo tâm của chúng ta . Chúng ta sẽ nói : "Ta tu hành cũng chẳng có gì , người ta tu giỏi như vậy , tại sao mình lại như thế này ?" Cho nên mới càng cố gắng tu hành , đạo tâm càng thêm kiên cường .

Sư Phụ cũng cổ võ quý vị nên đọc sách về đời sống của các vị thánh nhân tu hành , dù đó là những câu chuyện quá khứ hay hiện tại , đều có thể đọc , không nhất định chỉ đọc sách của Sư Phụ mà thôi . Nhưng sau khi đọc xong rồi , tâm không nên giao động , tu Pháp Môn Quán Âm là đủ rồi , tất cả các pháp môn khác đều không thể so sánh bằng Pháp Môn Quán Âm ; nếu có thì Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị . Tu pháp môn của chúng ta , thật sự đều có ánh sáng , nhưng rất có thể có người nghĩ rằng không có ánh sáng ; có được âm thanh nội tại là được rồi , tu hành càng không nên quá hấp tấp , bởi vì bối cảnh của mỗi người khác nhau , có những người đã tu hành qua nhiều đời rồi , đến cuộc đời này mới gặp được Sư Phụ . Nhưng lại có những người mà cuộc đời này chỉ mới bắt đầu tu hành . Bối cảnh tu hành quá khứ khác nhau , đương nhiên tốc độ tiến bộ phải khác nhau .

Chúng ta cần phải nhẫn nại , cố gắng dùng hết lực lượng của mình để tu hành , nhưng chúng ta cũng đừng nên hấp tấp , cũng không nên thất vọng , như vậy đối với chuyện tu hành của chúng ta mới có lợi ích . Thứ đạo tâm kiên cường là một thứ lực gia trì , là một thứ công đức lớn nhất . Mỗi ngày chúng ta nghĩ đến tu hành , nghĩ đến giải thoát , còn quan trọng hơn nhìn thấy được cảnh giới .

Có những người tuy đã được nhìn thấy được cảnh giới , nhưng mỗi ngày cứ bỏ mặc qua loa , đạo tâm không kiên cường , hôm nay tu , ngày mai không , hoặc là chạy đến nơi này tu một chút , chạy đến nơi kia tu một chút . Cứ đổi đi đổi lại thì cũng chẳng có ích lợi nhiều , hiểu không ? Có một người , tuy thể nghiệm rất ít , nhưng đạo tâm rất kiên cường , mỗi ngày đều khẩn cầu giải thoát , cố gắng khát khao , nhẫn nại thì nhất định sẽ được đắc Đạo , Phật Bồ Tát nhất định sẽ ghi nhớ những người này , việc tu hành của người này nhất định sẽ có kết quả .

Một người tu hành khai ngộ , trông qua không nhất định có gì đặc biệt , nhưng gương mặt của họ rất trong sáng , tâm của họ rất khoan dung , họ rất có tâm vị tha , bất cứ điều gì có lợi ích cho người khác , họ lập tức làm ngay , họ không có khái niệm ích kỹ . Công việc của họ làm đều rất rộng lớn , không chủ yếu tập trung vào lợi ích riêng của bản thân , gia đình hoặc đoàn thể của chính họ . Chúng ta chỉ cần nhìn thái độ của họ thì chúng ta sẽ biết trình độ khai ngộ của người đó như thế nào .

Cho nên có những lúc tuy chúng ta không có nhiều thể nghiệm , cũng không có tiến bộ nhiều , thì không cần phải hỏi tại sao Phật Bồ Tát không giúp đỡ chúng ta , chúng ta hãy tự hỏi mình trước là có làm điều gì giúp cho Phật Bồ Tát độ chúng sanh không ? Chúng ta có làm lợi ích cho người nào không ? Chúng ta có cống hiến điều gì cho đại chúng được lợi ích không ? Chúng ta làm việc có phải vì toàn cõi vũ trụ không ? Có phải vì lý tưởng cao cả nhất mà làm không ? Chúng ta phải hỏi mình trước cho rõ ràng , bởi vì có nhân thì có quả , có hiểu ý của Sư Phụ không ?

Nếu như chúng ta muốn giải thoát , thì cần phải giúp đỡ người khác giải thoát ; nếu như chúng ta muốn trở thành Sư Phụ , thì phải giúp đỡ Sư Phụ , tôn kính Sư Phụ , nghe lời Sư Phụ , bởi vì có nhân nào thì sẽ được quả ấy , không ai có thể sửa đổi pháp luật này , đây là pháp của người tu hành .

Nếu như người ta cho chúng ta vật gì , chúng ta cũng có thể nhận , nhưng chúng ta cũng phải tìm cơ hội để cho người khác trở lại , cúng dường năng lực thân khẩu ý của chúng ta , đạo tâm của chúng ta , đem đến những tin tức tốt đẹp đưa đến cho chúng sanh . Ví dụ nói cho mọi người hay pháp môn nào tốt nhất , hoặc là tu với Sư Phụ có thể một đời giải thoát , tu Pháp Môn Quán Âm có những lợi ích gì ,... Đây cũng là sự cống hiến tốt nhất . Giúp đỡ Sư Phụ không có nghĩa là giặt quần áo cho Sư Phụ , nấu cơm cho Sư Phụ hiểu không ? Giúp đỡ người khác giải thoát , giúp đỡ người khác biết được "Chánh Đạo", là sự giúp đỡ cao cả nhất , là công đức lớn nhất .

Ví dụ Sư Phụ rất thích nhìn thấy quý vị đem nơi hoang phế của phía sau một căn nhà dọn dẹp trở nên sạch sẽ , chuẩn bị cất một trung tâm tạm thời để cho đồng tu đến tọa thiền , đây là việc làm công đức vô cùng . Không phải vì chúng ta tham công đức , Sư Phụ mới khuyến khích quý vị làm như vậy , đối với Sư Phụ làm việc này cũng chẳng có ích lợi gì . Nhưng quý vị cần phải biết , pháp luật của nhân quả , pháp luật của tu hành là như vậy , chúng ta càng làm lợi ích cho chúng sanh thì chúng ta sẽ càng được lợi ích cho chính mình .

Vì vậy chúng ta không nên lúc nào cũng nghĩ đến sự tu hành của cá nhân mình mà phải nghĩ đến tập thể của nhiều người nữa . Hãy nghĩ xem với sự cố gắng của mình , bao nhiêu người sẽ được dịp tu hành , bao nhiêu nhiêu người có được cơ hội ngồi lại cộng tu với nhau , bao nhiêu người sẽ nhận được lợi ích cao cả nhất ? Khi nói đến lợi ích cứu cánh , là giúp cho họ biết được "Chánh Đạo", để cho họ có thể cùng với chúng ta cộng tu , đây là lợi ích cao cả nhất . Bố thí tiền hay là giúp cho một người nào đó một thùng nước , cũng chẳng có ích lợi gì , đây là chuyện phải làm . Nhưng nếu giúp đỡ cho người khác biết được chánh pháp mới là chuyện lớn , chúng ta càng giúp người thì tâm chúng ta sẽ càng ngày càng mở rộng , càng tốt .

Hôm nay Sư Phụ giảng đến đây , quý vị về nhà nghĩ đến những điểm chính yếu này , và tự hỏi mình đã làm được bao nhiêu điều ? Có thể làm thêm được bao nhiêu ? Và nguyện lòng sẽ làm được bao nhiêu ?



★★★★★


Vấn : Bình thường nghe được âm thanh giống như lúc ngồi quán âm vậy , hiện tượng này tốt hay không tốt ?


Đáp : Lẽ ra là phải nghe được như vậy (Bình thường cũng có thể nghe được). Vậy rất tốt ! Như vậy mới có thể xác định được là Sư Phụ có mặt . Không nhất định chỉ lúc ngồi quán âm mới có thể nghe được , điều này cho thấy rằng Sư Phụ vĩnh viễn có mặt , dù trong mỗi giây khắc . Sư Phụ không phải là thân thể này , Sư Phụ là ánh sáng , là âm thanh , là lực lượng thiêng thiêng .

Nhím Hoàng Kim
01-20-2010, 05:51 PM
http://img85.imageshack.us/img85/4079/hspn022.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 5 : Bài 7

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHẬN BIẾT
SỨC GIA TRÌ CỦA SƯ PHỤ ?

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại
Đạo-Tràng Thất-Cổ , Đài-Nam , Đài-Loan

Ngày 5 tháng 12 năm 1987

Thỉnh thoảng chúng ta nghe có người phàn nàn : "Học với vị sư phụ đó có ích lợi gì ?" Họ sẽ nói tu Pháp Môn Quán Âm cũng giống như niệm Phật vậy , không có ích lợi gì . Có ai nói như vậy không ? Nhất định có , những người tu hành không đủ , không dễ gì cảm nhận được lực gia trì , cho nên mới phàn nàn . Nhưng chúng ta nên biết , có người hiểu rõ lực gia trì của Sư Phụ . Ví dụ ở Đài Loan có một cụ già thọ Tâm Ấn mới có mấy tháng . Gần đây cụ gặp tai nạn , bị xe đụng đến hôn mê , bất tỉnh , nhưng cụ cảm thấy dường như có người đưa cụ về nhà , đụng xe rồi không cảm thấy đau đớn gì cả . Cụ cảm thấy có một luồng ánh sáng đưa cụ về nhà . Luồng ánh đó là Sư Phụ , hiểu không ?

Có người nhìn thấy Sư Phụ hình dáng như thế này , có người nhìn thấy Sư Phụ hình dáng khác , có người nhìn thấy ánh sáng , có người nghe được âm thanh , đó là lực gia trì của Sư Phụ . Có người nói họ thấy Sư Phụ đến nhà của họ , đưa người thân của họ vừa qua đời lên cảnh giới cao . Không phải chỉ những người đã thọ Tâm Ấn mới thấy được , ngay cả những người chưa thọ Tâm Ấn cũng có thể thấy ; những em bé sau tuổi , chín tuổi , mười tuổi , cũng thấy ; các em nhìn thấy bằng mắt thường nhưng cũng giống như trong lúc nhập định vậy . Điều này không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả và cũng không thể nào giải thích được .

Những người đã thọ Tâm Ấn và thấy được hóa thân của Sư Phụ , quý vị có thể cho rằng họ tưởng tượng , bị Sư Phụ thôi miên , hoặc là Sư Phụ dùng thứ thần thông "hú la hấp" (Sư Phụ dùng tay vẽ vẽ , mọi người cười) để mê hoặc mọi người . Nhưng các em bé sau tuổi , chín tuổi , mười tuổi , xưa nay chưa bao giờ gặp Sư Phụ và cũng không biết tu hành là gì ; khi các em thấy Sư Phụ cũng không biết Sư Phụ là ai . Các em chỉ kể lại cho người nhà rằng : "Có một vị xuất gia đến , hình dáng rất đẹp đẽ , có hào quang ..." Người thân của em cho rằng chắc có chuyện gì xảy ra mới hỏi em : "Ở đâu ? Đâu có ai đến đâu ?" Em nói : "Có , có", và kể lại người ấy (chỉ Sư Phụ) đã giảng như thế nào .

Lúc đó có một vị đệ tử đã thọ Tâm Ấn đưa hình Sư Phụ cho em bé coi , hỏi rằng : "Có phải người này không ?" Em nói : "Đúng rồi , nhưng người ấy mập hơn trong hình này" (Mọi người cười). Thật ra không phải là mập , chỉ vì gương mặt tròn một chút mà thôi . Bởi vì thân thể có hào quang . Có ánh sáng nên thân thể trông dường như đầy đặn và mập mạp hơn một chút .

Hôm nay Sư Phụ đi coi đất , hôm trước cũng có đi rồi , Sư Phụ đi qua một ngôi giáo đường khá lớn , nhìn thấy bên ngoài có một bức tượng của Chúa Giê Su mặc áo rộng và trên đầu có hào quang . Sư Phụ nhìn thấy hình dáng của Ngài , trong lòng nghĩ rằng : "Trước đây những người tu hành phát ra ánh sáng , ánh sáng đó chiếu rọi đến chúng ta ngày nay và có rất nhiều người vẫn còn sùng bái các Ngài . Vì Ngài có hào quang nên mọi người mới biết Ngài là Thánh Nhân , là người có đại lực lượng , là người đắc Đạo". Có phải như vậy không ?

Cũng giống như Phật Thích Ca vậy , chúng ta nhìn thấy hình của Ngài , hình của Quán Thế Âm Bồ Tát , hoặc bất kỳ một tượng Phật nào , đều phát ra ánh sáng , cho nên chúng ta nghĩ rằng chỉ những người đó mới có thể phát quang . Thật ra những người tu hành đều có thể phát ra ánh sáng , không phải chỉ quanh thân thể không thôi , mà có thể phát ra vô lượng quang , bất cứ nơi nào cần ánh sáng của họ , ánh sáng sẽ chiếu rọi đến đó . Chúng ta tu hành sẽ trở thành như Phật A Di Đà vậy , là vô lượng quang .

Khi Sư Phụ nhìn thấy ngôi giáo đường đó , trong lòng có chút cảm xúc , không phải buồn bã , cũng không phải đau thương , mà cảm xúc bàng hoàng , nói không được . Đã hơn hai ngàn năm rồi mà phần đông loài người trên thế giới vẫn còn nghĩ rằng chỉ có Chúa Giê Su mới có ánh sáng đó , đây là một chuyện không thể tưởng tượng được ? Vì Ngài phát ra ánh sáng nên cho đến hôm nay có nhiều người vẫn tin vào lực lượng của Ngài . Người ta không biết rằng không phải chỉ có Chúa Giê Su , hơn hai ngàn năm trước đây , mới là một người vĩ đại ; trên thế giới hiện nay vẫn có một số người có thể phát ra ánh sáng đó . Những người đắc Đạo đó , tuy chỉ phát ra một ít ánh sáng , nhưng cũng có thể giúp người giải thoát , cũng có thể dạy người , để mọi người có thể tự phát quang , có thể liễu thoát sanh tử và trở nên tự tại .

Cũng cùng một hoàn cảnh , chúng ta , những tín đồ Phật Giáo , đi đâu cũng ca ngợi Phật Thích Ca có hào quang . Lúc Ngài giảng kinh , thế giới Ta Bà biến thành thế giới hoàng kim . Thế giới này dưới mặt huệ của những người khai ngộ trở nên bằng phẳng huy hoàng . Ánh sáng của Ngài chiếu rọi khắp mọi nơi , nhờ vậy các đệ tử của Ngài có thể nhìn thấy thiên đường . Đó là tình trạng của lúc truyền Tâm Ấn .

Có những người lúc thọ Tâm Ấn hoặc ngồi thiền có thể nhìn thấy những hình ảnh này . Có người lúc nghe kinh của Sư Phụ cũng nhìn thấy những cảnh giới đó . Vì những hình ảnh đó , vì những lực lượng bất khả tư nghị đó , Phật Thích Ca vẫn còn nổi tiếng đến ngày nay . Hơn một nửa loài người trên trái đất sùng bái Ngài , bởi vì Ngài có lực lượng đó . Nhưng nếu mọi người đều nghĩ rằng chỉ một mình Ngài mới có lực lượng này , đây không phải là chuyện đáng buồn sao ?

Phật Thích Ca , Chúa Giê Su , các Ngài thật đáng cho chúng ta ca ngợi và sùng bái . Nói làm sao hết những công đức của các Ngài , chúng ta ca ngợi mãi từ đời này sang đời khác cũng chưa đủ . Nhưng hơn một nửa số người trên trái đất này đều tin rằng chỉ có các Ngài mới có được lực lượng như vậy ; cho nên mỗi ngày lạy lục các Ngài , mà không chịu tìm các vị minh sư khác cũng có lực lượng như vậy , cũng không biết có một phương cách nào khác để trở thành vĩ đại giống như các Ngài ; ngược lại từ sáng đến tối chỉ lạy lục những hình ảnh mù mờ của các vị thầy cổ xưa .

Nhím Hoàng Kim
01-23-2010, 02:07 PM
Không phải chỉ có Chúa Giê Su và Phật Thích Ca mới là minh sư mà thôi ; còn có Mohammed , Plato , Lão Tử , Trang Tử , và rất nhiều vị minh sư nổi tiếng ít nhiều trên thế giới . Các Ngài đã ra đi từ lâu rồi , nhưng đến nay vẫn còn rất nhiều người sùng bái các vị thầy cổ xưa , đây có phải là chuyện đáng tiếc không ?

Có những lúc Sư Phụ không thể nào tin được , cứ một mực lắc đầu , không còn cách nào để nói nữa . Mỗi ngày Sư Phụ đọc kinh sách , có lúc cảm thấy buồn chán , nhưng vì muốn giảng kinh cho mọi người nghe , muốn lợi ích cho chúng sanh , nên đôi khi cũng cần phải tham khảo kinh điển , hoặc những triết học lưu hành hiện đại .

Trung Hoa có câu nói : "Quân tử một ngày không đọc sách , cảm thấy rất buồn chán , khó chịu , soi gương không nhận ra mình". (Mọi người cười). Tại sao vậy ? Bởi vì những người tu hành , tâm của họ vốn rất trong sạch , nói điều gì rồi thì không còn nhớ nữa . trước khi nói cũng không chuẩn bị , nói rồi cũng không nhớ mình đã nói gì , bởi vì cái "ta" của họ không còn nữa , hiểu không ? Họ không phải vì danh lợi mà nói , cũng không phải vì muốn mọi người sùng bái họ mà nói , họ không có một mục đích nào , vì đẳng cấp của họ đã vượt qua sự tưởng tượng trong đầu óc phàm phu của chúng ta . Đối với họ "thiên hạn vốn vô sự", họ không cần phải làm gì cả , nhưng vì có quá nhiều người đến cầu họ giúp đỡ , muốn biết trí huệ của họ , cho nên họ phải đọc sách để dựa theo kinh sách mà giảng thì người ta mới hiểu được .

Vì có một số người đã đọc quá nhiều loại sách kinh điển ấy , nếu quý vị không nói những điều này , thì nói gì họ mới hiểu ? Trước hết phải dựa vào kinh điển để giảng , về sau từ từ mở rộng thêm , nếu không thì chẳng có lời gì để nói . Tốt nhất Sư Phụ không cần phải giảng điều gì . Có rất nhiều lần Sư Phụ nghĩ càng nói càng cảm thấy sai bởi Chân Lý không thể nào dùng ngôn ngữ để diễn đạt , những thể nghiệm của cảnh giới cao không thể nào giảng dạy được .

Ví dụ có một người sau khi đã đắc Đạo khai ngộ , họ rất vui vẻ , người ta hỏi họ rằng : "Có gì mà vui vậy ?" Họ sẽ trả lời : "Tôi không thể nào nói được , tôi đạt được cảnh giới này mà không thể nói ra được !" Người kia sẽ hỏi : "Làm sao mà vui dữ vậy ? Ít nhất cũng có thể nói ra một chút cho chúng tôi nghe chứ ?" Người này suy nghĩ một lát rồi nói : "Niềm vui này , so với lúc vui sướng nhất của quý vị ở trên thế giới này , còn nhiều hơn gấp trăm ngàn vạn ức lần , thậm chí còn nhiều hơn như vậy nữa". Người đó không những đã khai ngộ mà còn "đắc Đạo" nữa .

Tuy kinh điển rất hay , nhưng không phải là cảnh giới cứu cánh . Trước khi chúng ta nhập môn , kinh điển có thể dùng để ấn chứng thể nghiệm của chúng ta , như vậy mới biết được đẳng cấp của mình ở đâu . Nhưng khi đã trải qua những thể nghiệm này , chúng ta không thể nào dùng kinh điển để so sánh được nữa , cho nên quý vị đều nghe nói : "Thiền không cần ngôn ngữ".

Có lúc chúng ta không nhìn thấy được hóa thân của Sư Phụ . Không phải người nào cũng có thể thấy , điều này phải tùy theo bối cảnh của chúng ta , sự tu hành trong kiếp trước của chúng ta , lòng thành tâm và sự cố gắng tu hành của chúng ta . Cần phải có rất nhiều điều kiện hợp lại với nhau mới có thể thấy được Sư Phụ . Nhưng không phải nhất định thấy được Sư Phụ mới biết là có Sư Phụ giúp đỡ . Nếu mỗi ngày quý vị thật sự chú ý , quý vị sẽ cảm thấy có một thứ lực lượng ở chung với quý vị , quý vị sẽ có một cảm giác rất an toàn , phải không ? (Có người mỉm cười biểu lộ sự đồng ý). Sư Phụ biết quý vị có cảm giác này .

Dù chúng ta làm điều gì , dường như có hai người đang làm vậy . Dù chúng ta ở đâu , dường như có một người lúc nào cũng làm bạn với chúng ta , chỉ dẫn cho chúng ta làm đúng . Nếu làm sai sẽ có cảm giác không tốt , dường như có một người ở bên cạnh quan sát vậy .

Thật vậy , Ngài đang xem xét , nhưng Ngài không phê bình , cũng không phỉ báng , cũng không cản trở chúng ta điều gì . Nếu chúng ta cần sự giúp đỡ , Ngài liền lập tức giúp đỡ ; nếu không cần , Ngài chỉ đứng nhìn mà thôi . Cũng giống như một người thầy dạy trường mẫu giáo vậy , trách nhiệm của họ là chăm sóc các em ; các em bé được trông nom , chơi chung với nhau , và các em cảm thấy rất an toàn .

Ví dụ có những lúc chúng ta buôn bán , hoặc vì vấn đề sinh nhai , mỗi ngày cần phải ra ngoài làm việc , phải phấn đấu với thế giới này , mới có thể kiếm ăn , mới có thể sống được . Trong xã hội này , không có tiền thì không thể nào sống được , phải vậy không ?

Mỗi ngày chúng ta phải ra ngoài làm việc , rất mệt nhọc . Có những lúc việc buôn bán ế ẩm , có những lúc người ta đối xử với chúng ta không tốt , có những lúc chúng ta thích làm một điều gì đó nhưng không thành công . Những người tu Pháp Môn Quán Âm cũng vậy , có những lúc sẽ tự hỏi , tại sao mình còn bị bệnh ? Tại sao việc buôn bán không chạy ? Tại sao người ta vẫn còn gạt mình ? Đến lúc đó chúng ta sẽ có rất nhiều vấn đề , lòng tưởng nghĩ : "Sư Phụ nói Ngài là vô sở bất tại , Ngài không phải là nhục thể , Ngài vĩnh viễn giúp đỡ chúng ta , tại sao Ngài lại để chuyện này xảy ra ? Có phải như vậy không ?" Có nhiều lúc chúng ta sinh lòng hoài nghi , và phàn nàn .

Nhím Hoàng Kim
01-27-2010, 04:37 PM
Sư Phụ cũng biết những trường hợp này , Sư Phụ cũng có nghi vấn , cũng có phàn nàn . Sư Phụ có làm thơ để quý vị tham khảo , hiện đã dịch ra tiếng Trung Hoa , nhưng Sư Phụ cần phải sửa chữa lại , khi viết xong rồi mới in ra , lúc đó quý vị có thể đọc . Đây là quyển thơ đầu tiên của Sư Phụ xuất bản ở Đài Loan , chỉ là một tập thơ nhỏ , mỗi một bài thơ chỉ có mấy câu thôi . Quý vị đọc quyển thơ này , rất có thể nhìn thấy được bên trong của chính mình , cảm thấy dường như Sư Phụ đang nói dùm cho quý vị vậy .

Trong xã hội này , có nhiều lúc chúng ta làm điều gì cũng gặp thất bại , lúc đó chúng ta sẽ hoài nghi Phật Bồ Tát , hoài nghi Sư Phụ , hoài nghi pháp môn tu hành của chúng ta . Nhưng chúng ta không nên có tư tưởng như vậy . Quý vị , những người Trung Hoa , đều biết câu chuyện "Tái ông mất ngựa", phải không ? (Mọi người trả lời : Biết). Vì ông bị mất ngựa , nên ông mới gặp cảnh ngộ khác tốt hơn . Trong câu chuyện , vị Tái ông không nói sự tu hành của ông ra sao , nhưng chúng ta biết ông nhất định là người có tu hành , nếu không sẽ không có được thái độ như vậy , không thể ung dung tự tại , tự tin , bất cứ hoàn cảnh nào xảy ra , ông cũng không sợ ; chúng ta cần phải học tấm gương của ông .

Nếu nói rằng ông không phải là người tu hành , thì chúng ta càng nên tin tưởng vào lực lượng tu hành của chúng ta . Bởi vì ông chỉ là một người phàm phu mà đã có cảm giác an toàn , có một thái độ ung dung , tự tại như vậy , chúng ta là người tu hành , còn sợ điều gì nữa ? Hiểu không ? Vị Hoàng sư huynh này tại sao có thể khắc phục cơn bệnh của anh , quý vị có biết không ? Tại sao anh có thể vượt qua được cái chết , bởi vì anh tin tưởng Sư Phụ , anh có tu hành . Những người tu hành không dễ gì bị hốt hoảng , cũng không sợ hãi chuyện gì . Thái độ kinh sợ hoặc khủng hoảng tinh thần là kẻ thù lớn nhất của chúng ta .

Bây giờ Sư Phụ không nói đến lực gia trì của Sư Phụ như thế nào , Sư Phụ chỉ đề cập đến khía cạnh khoa học . Khi chúng ta gặp một hoàn cảnh nào , nếu chúng ta sợ , là hết rồi . Lúc chúng ta sợ , huyết quản của chúng ta dường như đông lại , chúng ta thường nói "sợ chết được". Khi sợ , máu huyết không lưu thông , tim ngừng đập , đầu óc không chịu làm việc , lúc đó chúng ta làm chuyện gì cũng không được , nghĩ không ra .

Các em bé biết rằng chảy máu rất nguy hiểm , vì đã nghe mẹ nói , các em bé rất tin tưởng vào lời nói của người mẹ . Nếu nhìn thấy người mẹ hoảng sợ , các em sẽ biết rằng việc chảy máu là một chuyện rất nghiêm trọng . Các em bé đều phải nương nhờ vào mẹ , đợi mẹ bình tâm rồi , các em mới có cảm giác an toàn . Nếu như người mẹ rất hoảng sợ , thì các em biết rằng rất nghiêm trọng . Lúc chảy máu các em không khóc , nhưng nếu như có chị hoặc mẹ nói : "Ôi chao ! Chảy máu ! Thật là nghiêm trọng !" Đến lúc đó các em mới bắt đầu khóc .

Cho nên chúng ta cần phải biết , không phải người tu hành nào cũng được thanh thản . Phải có lực lượng lớn , mới trở nên thanh thản . Vừa rồi nói đến Hoàng sư huynh , bệnh của anh lúc đó cũng không phải là tuyệt vọng , anh vẫn cứ tiếp tục sống . Bình thường anh không gọi điện thoại , nhưng lúc đó anh nghĩ nhất định phải gọi điện thoại đến Sư Phụ . Lúc anh gọi điện thoại vẫn vui cười , tại sao vậy ? Vì có sự "tin tưởng", hiểu không ? Anh tin một cách chắc chắn rằng gọi điện thoại đến Sư Phụ , bệnh sẽ khá hơn , anh có niềm tin khẳng định như vậy .

Còn nữa , thể nghiệm tu hành của anh cũng rất khá , biết Sư Phụ nói điều gì cũng là sự thực , anh cảm thấy lực lượng của Sư Phụ quả thật là có . Lực lượng của Sư Phụ tức là lực lượng của tạo hóa , không phải là của "ta", là lực lượng của Thanh Hải này , hiểu không ? Sư Phụ không phải là "Thanh Hải", là cái nhục thể này , Sư Phụ nói đến Sư Phụ là nói đến đẳng cấp của Phật Bồ Tát . Lực lượng của Sư Phụ , tức là lực lượng lớn nhất của vũ trụ . Có một thứ lực lượng lớn hơn lực lượng con người của chúng ta , nếu chúng ta dựa vào lực lượng này , bất cứ việc gì chúng ta cũng đều xử lý được . Nếu như chúng ta dựa vào lực lượng hữu hạn nhỏ bé của con người , đương nhiên chúng ta làm điều gì cũng sẽ không hoàn mỹ , đều rất vô thường , rất có thể có chút ích lợi tạm thời , nhưng lợi ích vĩnh cửu thì không có .

Rất có thể quý vị sẽ hỏi : "Chúng ta đã tu Pháp Môn Quán Âm rồi , tại sao còn có chuyện không hay xảy ra ? Ví dụ vị Hoàng sư huynh nọ , anh cũng đã tu Pháp Môn Quán Âm , cũng đã Tâm Ấn , tại sao Sư Phụ lại không bảo vệ anh ? Tại sao anh vẫn có bệnh ?" Có bệnh thì mặc kệ bệnh , chỉ cần chưa chết là tốt rồi . Nếu không có cơn bệnh này , thì nghiệp chướng có thể rất nhiều , làm sao sớm được tiêu trừ ? Có hiểu ý của Sư Phụ không ? Vạn nhất nếu như không xảy ra cơn bệnh này , cần phải xuống địa ngục mấy trăm ngàn năm , quý vị thích thứ nào hơn ? Bị bệnh hoặc là xuống địa ngục ? Có một chút bệnh thì có gì đâu !

Đại sư Huyền Trang cũng tu Pháp Môn Quán Âm , quý vị đọc truyện về Huyền Trang , trong đó có nói đến âm thanh . Khi ông đến Ấn Độ có học qua kinh điển về âm thanh , pháp môn về âm thanh , Ngài học Shabdavidya , có nghĩa là phương pháp về âm thanh , trong câu chuyện của Huyền Trang có nói đến điều này .

Ông là một người vĩ đại , lại tu Pháp Môn Quán Âm , nhưng ông vẫn bị bệnh . Có một ngày ông bị bệnh rất nặng , ông cảm thấy buồn , cầu Phật Bồ Tát giúp đỡ , Phật Bồ Tát hiện ra nói với ông rằng : "Không sao đâu , chỉ là một cơn bệnh nhỏ để tiêu trừ những nghiệp chướng rất lớn của đời đời kiếp kiếp , hãy ráng nhận lãnh". Qua mấy hôm sau , bệnh không còn nữa .

Nhím Hoàng Kim
01-28-2010, 09:26 PM
Có những lúc nhân quả của chúng ta cần phải được tiêu trừ , không thể nào tránh được , bởi vì chúng ta thiếu người khác quá nhiều . Chúng ta thường nói "nghiệp chướng vốn là không", thì tại sao lại phải trả nợ nghiệp chướng ? Sự thật nghiệp chướng cũng không có gì là nghiệp chướng , thật sự nó vốn là không . Nhưng vì đầu óc của chúng ta đầy những thành kiến , vẫn còn có cảm giác tội ác , cho rằng đời trước chúng ta làm điều gì sai , hoặc là hai trăm năm trước đây mình đã phạm một lỗi lầm gì , hoặc là hai mươi năm trước đây mình đã phạm một lỗi lầm gì , hoặc là hai năm trước đây đã làm sai chuyện nọ ..., những gì chưa rửa được là những chuyện chúng ta làm sai , hiểu không ?

Xã hội kết án chúng ta làm sai , Đạo Đức Kinh nói chúng ta làm sai . Thật ra sự sai lầm của chúng ta là vì chúng ta làm ngược lại phong tục tập quán của xã hội , như vậy là chúng ta đã phạm tội rồi . Sư Phụ đã nói với quý vị mấy lần , phong tục pháp luật của mỗi quốc gia đều khác nhau , thói quen cũng khác nhau . Cho dù chúng ta có học lịch sử của nhiều quốc gia khác nhau , phong tục tập quán khác nhau , pháp luật khác nhau , nhưng chúng ta không thể vì vậy mà không tuân theo luật của quốc gia mình .

Tại Anh quốc , mọi người lái xe bên trái , nhưng ở Đài Loan , chúng ta lái xe bên trái là phạm luật . Sư Phụ không thể nói : "Tôi biết ở nước Anh người ta lái xe bên trái , cho nên tôi không có phạm pháp". Cho dù không có phạm pháp , chúng ta cũng bị người khác tông vào . Người khác tông vào chúng ta vì chúng ta lái xe không đúng , vì vậy chúng ta tự tạo tai nạn cho mình . Những điều này ví như nghiệp chướng .

Lẽ ra không có nghiệp chướng , chuyện gì cũng tốt , mọi thứ đều đã an bài , mọi chuyện chỉ là một vở kịch . Trên khán đài các diễn viên thủ diễn các vai tuồng , có người tốt , có người xấu , nhưng sau khi diễn xong thì không còn tốt , không còn xấu , mọi người đều về nhà rửa mặt của mình , trở lại người bình thường , vẫn là một người chồng tốt , một người vợ tốt , không còn có vương quốc , gian thần , đại quan , cùng những cung tần mỹ nữ ..., không còn gì nữa .

Cũng cùng một hoàn cảnh , thế giới này có tốt có xấu , chỉ là một vở kịch mà thôi . Nhưng lúc chúng ta diễn xuất , chúng ta không thể nói với khán giả : "Tôi không phải là người xấu đó , quý vị đừng có giận tôi", hoặc là : "Không phải tôi đau khổ như vậy đâu , quý vị đừng có ngồi đó mà rơi lệ". Lúc chúng ta diễn xuất , chúng ta thật sự quên mất mình là ai . Nếu chúng ta không quên được , thì sự diễn xuất của chúng ta sẽ không được xuất thần .

Phần đông các diễn viên đều hòa mình vào vai trò diễn xuất của họ cho nên họ diễn rất xuất thần . Họ khóc , giận dữ , buồn bã , ghét người , đóng rất hay ; đóng vai một ông vua thật uy nghi , đóng vai một người gian ác thật hung dữ , mắt của họ biến khác , hoặc trong trường hợp buồn bã , gương mặt của họ biểu lộ sự đau thương .

Có những minh tinh hoặc ca sĩ , có những lúc họ không sao hòa hợp được với đời sống trong xã hội , tại sao vậy ? Bởi vì mỗi ngày họ quên mất họ là ai . Họ đã diễn xuất những vai trò quá huy hoàng , ví dụ họ chuyên môn đóng vai là một vị hoàng hậu trong cung điện , hoặc là một quý phi ..., có người tiền hô hậu ủng , lo lắng rất chu đáo ; nhưng khi về nhà lại là một bà vợ già (mọi người cười), hoàn cảnh thay đổi quá nhiều , tâm lý đương nhiên cũng cảm thấy buồn bã . Cho nên cuộc sống của các đại minh tinh khi đã nổi danh không được bình thường , có người tự sát , có người uống rượu , hút thuốc , chích ma túy , cờ bạc ..., đắm chìm trong các thói quen xấu , vì trong lòng của họ không thể nào phối hợp được với đời sống thật sự bên ngoài .

Đang giảng đến lực gia trì của Sư Phụ , tại sao lại nói đến việc diễn xuất ? (Mọi người cười). Nhưng nói điều này cũng có ích , có những lúc tuy chúng ta ngồi thiền rất cố gắng , đạo tâm rất kiên cường , nhưng thể nghiệm lại không nhiều , cảm thấy không thỏa mãn . Thật ra chuyện này cũng có ích lợi , không nên phàn nàn rằng : "Tại sao Sư Phụ không gia trì cho con ? Xin Ngài mở cửa trời để cho con lên đó xem , ở thế giới này buồn quá , con muốn lên thiên đường coi thử , sao Sư Phụ không cho con đi ?" Thế giới này làm cho chúng ta đau buồn , điều đó không sai , nhưng nếu chúng ta lên đến thiên đường rồi trở về thì càng buồn hơn (Mọi người cười). Cho nên Sư Phụ không muốn cho quý vị thấy sớm quá , hiểu không ?

Rất có thể quý vị nghe báo cáo trên truyền hình thì biết , tại Mỹ , có những nhà chuyên môn tìm hiểu những người chết rồi sống trở lại . Quý vị đã từng nghe qua , có trường hợp một người chết đi từ hai mươi phút đến một , hai tiếng đồng hồ , lúc họ trở về như thế nào . Nhiều người nhìn thấy lúc họ chết đi hồn xuất ra , linh hồn của thân thể đi ra ngoài , sau đó từ trên cao nhìn thấy thân thể của mình nằm ở dưới , rất nhiều người đến bắt mạch , đo huyết áp , chích kim ..., tìm cách cứu mạng của họ , lúc đó họ biết rằng họ đã chết rồi . Sau đó họ lên cao một chút thì gặp những vị hào quang sáng lạng đến tiếp đón họ , đưa họ đến nhiều nơi rất đẹp đẽ , gặp lại những bạn bè đã chết , người thân , hoặc là những danh nhân quá khứ .

Chúng ta , những người tu Pháp Môn Quán Âm , đều biết đây là nơi ở của A Tu La mà thôi . Thiên đường của A Tu La cũng chưa phải là nơi cứu cánh , nhưng rất đẹp đẽ . Vì cơ duyên của những người này chưa đến , họ chỉ đi chơi một lát mà thôi . Nhưng sau khi đến chơi rồi , lúc trở lại thế gian này không thể nào hòa hợp với thực trạng được .

Nhím Hoàng Kim
01-30-2010, 02:03 PM
Có những người sau khi trở về đâm ra buồn bã , khóc lóc liên tục mấy tuần lễ . Họ đã nhìn thấy những cảnh giới đẹp đẽ , những nơi huy hoàng , nhưng họ phải trở lại sống với thế giới ô nhiễm , đương nhiên họ cảm thấy đau lòng . Quyển sách đó rất nổi tiếng , dường như có giới thiệu trên truyền hình , Sư Phụ không xem truyền hình , có lẽ quý vị biết .

Do đó chúng ta , những người tu Pháp Môn Quán Âm , hãy từ từ . Tại sao có nhiều người tự tu , nhưng kết quả lại mắc bệnh thần kinh hoặc đời sống tinh thần bị quấy nhiễu , chúng ta gọi là "nhập ma" ? Tại sao lại bị ma nhập ? Tại sao có thể nghiệm khi trở về thì thần kinh lại bất thường ? Sư Phụ nói cho quý hay , bởi vì thân xác của chúng ta chỉ có thể sống tại thế giới này , phù hợp với chấn động lực ở nơi đây . Khi lên đến cảnh giới cao , cần phải điều chỉnh chấn động lực lại thì chúng ta mới có thể phối hợp với chấn lực vi tế ở trên ấy .

Quý vị có con nhỏ đều biết , chúng ta ăn sơn trân hải vị , nhưng chỉ cho em bé bú sữa thôi , phải không ? Không phải chúng ta không thương em bé , cha mẹ thương con cái của mình nhất , nhưng tại sao không đem sơn trân hải vị cho chúng ăn ? Bởi vì các em vừa mới sinh ra , không thể tiêu hóa những thức ăn này , nên chúng ta chỉ cho các em uống sữa mà thôi . Dù vậy các em cũng không uống được bao nhiêu sữa , chỉ một ít sữa pha với nước . Vậy mà các em vẫn trưởng thành . Nếu ngày nào chúng ta cũng nhìn em bé , chúng ta cảm thấy dường như em không có lớn ; nhưng nếu sau hai tháng chúng ta trở lại gặp các em , sẽ thấy các em lớn rất mau . Mỗi ngày đều thấy thì khó mà biết được .

Có những lúc chúng ta bế một em bé mập mạp , cảm thấy rất mệt , bồng không nổi , bởi vì chúng ta không quen . Nhưng mẹ của em mỗi ngày đều ẵm em , một tay xách một túi đồ lớn , một tay ẵm một em bé mập mạp mà không cảm thấy gì cả . Bởi mỗi ngày người mẹ đều bồng bế em bé , em mỗi ngày lớn một chút , mỗi ngày người mẹ bồng nặng thêm một chút , dần dần quen đi . Tuy em bé mỗi ngày đều trưởng thành , nhưng người mẹ lại không cảm thấy là nhiều lắm .

Cũng vậy , chúng ta tu hành cảm thấy dường như không tiến bộ , mỗi ngày ngồi thiền không thấy gì cả ; nhưng người ngoài nhìn vào sẽ thấy khác , bạn bè của chúng ta sẽ thấy chúng ta có trưởng thành và có thay đổi . Có nhiều lúc chúng ta cũng biết một chút , nhưng rất ít . Tóm lại chỉ có người ngoài mới dễ cảm thấy sự thay đổi lớn lao của chúng ta . Tuy chỉ mới vừa thọ Tâm Ấn , người thân trong nhà cũng cảm thấy chúng ta khác lạ , do đó rất nhiều chuyện xảy ra .

Chỉ vừa mới được truyền Tâm Ấn mà đã gặp phiền phức rồi , nói chi đến tu nhiều . Nhưng khi chúng ta tu hành nhiều một chút , họ sẽ từ từ quen với chấn động lực của chúng ta , sẽ không còn gây ồn ào nhiều nữa . Chúng ta hãy nhẫn nại với họ thì sẽ không có chuyện gì , tất cả đều là vấn đề của chấn động lực mà thôi . Chúng ta hãy từ từ trong tiến trình trưởng thành ; thân thể của chúng ta rất yếu ớt , nên có những lúc chúng ta ngồi thiền nhiều một chút sẽ cảm thấy rất mệt nhọc .

Sư Phụ thường nói ngồi thiền nhiều sẽ thấy nhẹ nhàng , nhưng có người ngồi thiền nhiều lại cảm thấy mệt , tại sao vậy ? (Có người lắc đầu biểu lộ không mệt). Quý vị tu hành không bao nhiêu , đương nhiên lắc đầu (Mọi người cười). Ngồi thiền nhiều mới cảm thấy mệt nhọc . Quý vị ngồi thiền tám tiếng đồng hồ thì sẽ biết mệt là như thế nào . Lực lượng của Phật có áp lực rất lớn . Tuy là một áp lực tốt , nhưng có chấn động lực rất mạnh ; còn thân thể của chúng ta rất yếu đuối , cùng một lúc nhận được nhiều lực gia trì của Phật tất nhiên đôi lúc sẽ chịu không nổi .

Cho nên những lúc ngồi thiền nhiều sẽ cảm thấy mệt . Sự mệt mỏi này không giống như lúc chúng ta làm việc nhiều , mà dường như cảm thấy mình như chậm lại . Nếu lúc đó chúng ta đo huyết áp của mình thì sẽ thấy nhịp huyết áp của mình dường như không còn nữa , tim đập rất chậm . Chúng ta nghĩ rằng chúng ta rất mệt . Thật ra không phải là mệt . Có những lúc người chủ của chúng ta ra đi , để lại xác thân này ; người chủ sẽ từ một nơi xa gọi điện thoại về chỉ huy nhục thể làm việc . Nhưng bởi vì quá xa nên việc chỉ huy cũng gặp khó khăn .

Điều này cũng như chúng ta lái xe xúc đất vậy . Phía trước của xe xúc đất có một cần xúc trông giống như bàn tay sắt rất lớn . Bàn tay sắt này giống như bàn tay của chúng ta vậy , nhưng nó không phải là bàn tay của người lái xe . Người lái xe có thể điều khiển bàn tay này để xúc đất , xúc đá , và cây cối để mở đường . Người lái xe ngồi ở trên xe điều khiển bàn tay này làm việc . Họ không phải ở bên cạnh cái bàn tay sắt này , mà giữa tay sắt và người lái xe có một khoảng cách như một cánh tay , cho nên chúng ta nhìn thấy cánh tay này dường như tự động làm , cảm thấy lạ lùng và chúng ta gọi đó là một bàn tay kỳ quái (Mọi người cười).

Nếu chúng ta xem phim khoa học thì biết , những lúc không có người , họ có thể đưa người máy ra ngoài thâu thập tài liệu . Người máy đó lúc bước đi , hình dáng cứng ngắc , cầm một món đồ lên như thế này (Sư Phụ diễn tả động tác của người máy , mọi người cười). Cũng vậy , lúc ngồi thiền nhiều có một số người cảm thấy rất mệt nhọc , nhưng không phải là sự mệt mỏi thật sự , mà vì chủ nhân của chúng ta không còn ở đó . Đôi khi Sư Phụ cũng cảm thấy rất mệt mỏi , thích đi nghỉ ngơi , bởi vì chủ nhân của thân thể không còn nữa .

Nhím Hoàng Kim
02-06-2010, 12:25 PM
Chúng ta đều biết trước đây có một vị pháp sư chuyên môn ngủ . Các sư đệ của ông đều phàn nàn về ông , người nào cũng ngộ nhận ông là một vị hòa thượng lười biếng , từ sáng đến tối chỉ biết ăn rồi ngủ , nhưng việc gì ông cũng biết . Thật ra không phải là ngủ , mà là thân thể của ông ở đó nhưng linh hồn ra ngoài chơi . Cũng như cánh tay sắt của người lái xe xúc đất kia vậy , ông lái xe mệt rồi thì để cánh tay ấy sang một bên , sau đó đi ăn cơm hoặc đi chơi . Cũng vậy , không phải chủ nhân của chúng ta ngủ , mà là thân thể của chúng ta ngủ ; không phải người chủ của chúng ta mệt , mà là thân thể của chúng ta mệt , công cụ của chúng ta mệt .

Mấy hôm trước Sư Phụ có dạy quý vị pháp môn làm cho linh hồn của chúng ta rời khỏi thân thể . Nếu như quý vị thích , có thể về nhà tiếp tục tập luyện . Khi thần thức của chúng ta ra ngoài sẽ thấy được thân thể của chúng ta ngồi đó , chừng ấy chúng ta mới thật sự hiểu rõ Sư Phụ đang nói gì . Nhưng nếu chúng ta lên đến cảnh giới cao hơn sẽ không còn thấy thân thể của mình nữa , sẽ nghĩ rằng Sư Phụ đang kể chuyện để dối gạt quý vị . Sự thật là chủ nhân của chúng ta đi ra ngoài xem xét những chuyện khác , và lúc trở về chúng ta sẽ thấy được thân thể của mình ngồi ở đó ; đến lúc ấy mới biết được ý nghĩa chân thật lời Sư Phụ nói : "Thân thể này không phải là chúng ta".

Nhưng tốt nhất là không nên luyện tập pháp môn này . Sư Phụ dạy quý vị một chút mục đích là muốn mở mang kiến thức của quý vị , như vậy đủ rồi . Còn rất nhiều pháp môn kỳ quái khác , nếu quý vị thích , lúc nào Sư Phụ có thời giờ sẽ dạy cho . Nhưng nếu tất cả những pháp môn này đều vô ích hoặc chỉ có lợi ích trong một đêm mà thôi . Ví dụ Sư Phụ dùng những pháp môn này để giảng giải sự liên hệ giữa việc tu hành và Pháp Môn Quán Âm , để quý vị so sánh , sự ích lợi là ở chỗ này , hiểu không ?

Cũng như trong phòng thí nghiệm chúng ta làm một số thí nghiệm để cho mọi người quan sát học hỏi , chứ không phải để sử dụng vĩnh viễn . Nói nhiều pháp môn có ích lợi là ý nghĩa này . Bất luận Sư Phụ nói điều gì , Sư Phụ đều dạy cho quý vị cách thực hành , để quý vị thử , rồi sau đó Sư Phụ mới tiếp tục giải thích thêm .

Chúng ta hay nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn , đó không có gì sai cả . Nhưng chúng ta không nên học nhiều như vậy . Nếu tin tưởng Sư Phụ , hãy lập tức tu Pháp Môn Quán Âm là tốt nhất , hay nhất , cao nhất ; biết quá nhiều pháp môn khác sẽ gây nên nhiều phiền phức . Bình thường chúng ta phải làm rất nhiều việc , phải săn sóc gia đình , nay còn phải học hỏi nhiều pháp môn khác nhau , thì bao giờ mới được thành Phật ? Phức tạp quá . Cho nên Sư Phụ không dạy nhiều , nhưng nếu quý vị thích Sư Phụ sẽ dạy .

Tại sao Sư Phụ bảo quý vị không nên học hỏi những pháp môn khác ? Bởi vì nếu quý vị quen rồi , về sau xuất hồn , sẽ đem tất cả những thân thể bên trong theo , chỉ để lại cái nhục thể này mà thôi . Trong sách Sư Phụ có giảng qua , bên trong nhục thể còn có những thân thể khác , linh hồn của chúng ta vẫn ở trong ấy . Nếu như quý vị tu pháp môn xuất hồn trước đây Sư Phụ chỉ , chúng ta sẽ đem tất cả những thân thể bên trong của chúng ta đi , chỉ để thân xác này với lớp da hôi thối ở lại mà thôi . Khi có thói quen xuất hồn rồi chúng ta rất khó sửa đổi . Nếu mỗi lần đều đem tất cả những thân thể bên trong của chúng ta đi sẽ gây nên nhiều chướng ngại cho chúng ta , bởi vì khi lên đến cảnh giới cao , tất cả các y phục bên ngoài đều phải cởi bỏ , chỉ còn duy nhất có linh hồn là đi lên ; không thể đem theo bất cứ một thân thể nào , ngay cả y phục của thân thể A Tu La cũng không được .

Mỗi chúng ta đều có ứng thân , báo thân , hóa thân . Hóa thân là gì ? Là chỉ hóa thân của nhục thể của chúng ta tại thế giới này , nhưng hóa thân mà Sư Phụ nói là một thứ khác , ứng thân thuộc về thế giới thứ Hai , do nhân quả mà hình thành ; bên trong thân thể này ghi lại trọn vẹn nhân quả của chúng ta đã làm ; tiếng Anh gọi là Causal Body , ý nói là thân thể của nhân quả . Tại thế giới thứ Ba có một hóa thân khác , tiếng Anh gọi là Mental Body . Hóa thân này không thể nào diễn tả được , bình thường lại không thấy được . Đến thế giới thứ Năm thì không còn bất cứ loại y phục của thân thể nào nữa . Bình thường khi xuất hồn , chúng ta chỉ có thể đi tới đi lui trong thế giới Ta Bà này thôi . Đối với chúng ta không có ích lợi gì , khi quen rồi thì không thể nào lên cao hơn mà chỉ có thể đi tới đi lui trong quả địa cầu nhỏ bé này thôi .

Sau khi Phật Thích Ca thành Phật , một ngày Ngài muốn qua đò , gặp người lái đò ngồi bên bờ sông , Phật Thích Ca hỏi rằng : "Ông có thể đưa ta qua sông không ?" Người lái đò nói : "Muốn qua sông phải trả tiền đò". Phật Thích Ca nói : "Ta là người xuất gia , vì muốn liễu thoát sanh tử , muốn đắc Đạo , nên đã để lại tất cả mọi thứ , làm sao có tiền để đưa cho ông ?" Người lái đò không nghe , ông nói : "Nếu như không có tiền , thì không thể lên đò qua sông được !" Quý vị thử đoán xem Phật Thích Ca lúc đó phải làm sao ? Ngài bước trên mặt nước qua sông (Mọi người cười).

Nhím Hoàng Kim
02-10-2010, 03:57 PM
Nghe nói Bồ Đề Đạt Ma , Chúa Giê Su đều làm những chuyện này . Họ muốn làm là được ; nhưng chỉ trong trường hợp cần thiết mà thôi . Lẽ ra Phật Thích Ca cũng muốn qua đò giống như những người bình thường vậy , nhưng vì hoàn cảnh không cho phép , nên Ngài mới đi trên mặt nước , hiểu không ? Milarepa cũng vậy , các vị đại sư đều không dùng thần thông , ngoại trừ những trường hợp đặc biệt , bất đắc dĩ phải dùng . Sư Phụ nói để quý vị biết tại sao ? Có một ngày Milarepa gặp người đại đệ tử tương lai của ông , tên là Shiwa Wod Repa , là một người giàu có . Milarepa đến người này và nói : "Hôm nay ta mệt quá , không thể đi xa được , nhưng ta lại muốn đến một nơi nào đó , anh có thể cho ta mượn con ngựa hoặc đưa ta đến đó không ?" Shiwa Wod Repa trả lời : "Không được , tôi không đến đó , cũng không thuộc đường". Bởi vì muốn đến đó thì cần phải qua sông ; Shiwa Wod Repa nói Shiwa Wod Repa không qua sông , lại bảo Milarepa đi tìm người khác . Shiwa Wod Repa nói xong liền bỏ đi . Milarepa biết rằng người này có duyên với ông , lại có căn cơ tu hành , nên muốn giữ Shiwa Wod Repa trở lại , sợ Shiwa Wod Repa đi rồi sẽ bỏ lỡ một cơ hội .

Quý vị nên biết , có căn cơ tu hành nhưng nếu để mất đi cơ hội thì khó có thể tìm lại được ; hoặc phải đợi một thời gian rất lâu sau này mới gặp lại cơ hội ấy , mới có thể tìm được minh sư truyền Tâm Ấn . Nếu như Shiwa Wod Repa thật sự đi rồi thì không biết bao giờ mới có thể gặp lại Milarepa ? Cho dù có gặp lại Milarepa , ông cũng không sao nhận ra được .

Lúc đó vì thời gian cấp bách , Milarepa e ngại vị đại đệ tử tương lai của mình bỏ đi , cho nên liền bước đi trên mặt sông . Giòng sông đó rất sâu và rộng , nhưng Milarepa lại bước đi trên mặt nước qua sông rồi trở về (Mọi người cười). Lúc đó Shiwa Wod Repa giàu có nọ mới biết được Milarepa là ai , liền quỳ xuống : "Thưa sư Phụ ! Bây giờ Ngài cần gì ? Ngài đi đâu ? Con ngựa này là của Ngài , y phục của Ngài đã bị hư hết rồi , bộ quần áo này của con cũng là của Ngài , các thuộc hạ của con đều là của Ngài , Ngài còn cần điều gì nữa không ?" Milarepa đương nhiên không cần gì cả , người mà Milarepa cần chính là Shiwa Wod Repa . Sư tình về sau thế nào , quý vị đều biết , đương nhiên Shiwa Wod Repa theo Milarepa học .

Các vị đại sư rất ít khi dùng phương cách này để hấp dẫn người . Họ đều âm thầm độ chúng sanh , không tạo ra những hoàn cảnh náo nhiệt ấy . Quý vị không nên phàn nàn nhiều là tại sao chúng ta tu hành mà không tiến bộ ? Dường như Sư Phụ không giúp đỡ ? Quý vị đi hỏi bạn bè của quý vị thì rõ quý vị có tiến bộ hay không ? Quý vị ra ngoài biện luận với những người tu hành khác một hồi quý vị sẽ biết sự khác biệt giữa đẳng cấp của quý vị và của họ ra sao . Chỉ cần biện luận một hồi là quý vị sẽ mệt mỏi , không còn muốn tranh cãi nữa , quý vị sẽ nói : "Thôi được rồi , A Di Đà Phật" (Mọi người cười). Có phải như vậy không ? Quý vị có thể nghiệm này không ? (Các đệ tử đáp : Có).

Vạn nhất có một ngày , quý vị cảm thấy tinh thần xuống rất thấp , không còn tin tưởng đến Sư Phụ và Pháp Môn Quán Âm nhiều , có thể đi tìm các vị thiền sư trong chùa mà biện luận . Sau buổi đàm luận , quý vị sẽ lập tức khôi phục niềm tin , lại bắt đầu tuyên dương Pháp Môn Quán Âm là cao nhất , vạn tuế Sư Phụ Thanh Hải (mọi người cười), có phải như vậy không ? (Mọi người trả lời : Phải).

Sư Phụ không muốn quý vị phát khùng (mọi người cười), Sư Phụ không muốn đi bệnh viện thần kinh để thăm quý vị . Cho nên tu hành cần phải từ từ , trưởng thành mau quá cũng không được , tại sao vậy ? Vừa rồi Sư Phụ nói qua những người tự mình tu hành thường thường bị ma nhập hoặc bị bệnh thần kinh , bởi vì họ đột nhiên phát hiện ra linh thể của chính họ , biết một lực lượng lạ chưa bao giờ biết qua , bởi vì lực lượng của tạo hóa là bất khả tư nghị . Giống như điện lực vậy , chúng ta không thấy điện . Nếu như chúng ta muốn dùng , phải từ từ thiết lập một hệ thống , trang bị những sợi dây điện , sau đó dùng hệ thống an toàn che đậy lại . Khi mọi thứ được thiết kế xong , chúng ta mới có thể sử dụng điện được . Nếu hệ thống điện chưa được trang bị kỹ lưỡng mà chúng ta lỡ đụng vào thì thật là phiền phức , sẽ mua "quan tài" sớm (mọi người cười), hoặc nếu chúng ta không biết cách sử dụng điện , chúng ta làm sai sẽ bị điện giật chết .

Người tu hành cũng vậy , nếu không có minh sư chỉ bảo , giúp cho chúng ta điều chỉnh lực lượng của tạo hóa , lo liệu mọi thứ , vạn nhất nếu chúng ta gặp phải lực lượng rất lớn này , tuy đối với thế giới Ta Bà , lực lượng này cũng không được kể là lớn , nhưng đối với người tu hành cũng đủ lớn lắm rồi , đủ để chúng ta bị điện giật chết . Cho nên có rất nhiều người sau khi tọa thiền trở về từ những cảnh giới khác , không thể nào hồi phục bình thường , cảm giác cũng thấy khác lạ , tinh thần và thân thể cũng thấy khác lạ . Đó là vì đột nhiên chạm trán đại lực lượng này , rồi không thể điều khiển lấy chính mình , không thể lo liệu , không thể tiêu hóa kịp .

Cho nên vai trò của minh sư quan trọng là ở chỗ này . Họ sẽ chuẩn bị thân thể và tinh thần của chúng ta để chúng ta quen dần ; như vậy chúng ta mới không bị xảy ra chuyện không hay , vẫn có thể tiếp tục sống nơi thế gian này . Nếu không , đột nhiên chúng ta gặp những thể nghiệm quá lớn , nhìn thấy những cảnh giới quá đẹp đẽ , về sau chúng ta sẽ không còn muốn làm việc nữa , cũng không muốn sống nữa , lại muốn tự sát , không phải vì đau buồn (mọi người cười), mà vì muốn sớm rời bỏ thế giới thấp kém này .

Có rất nhiều người tuy sự trưởng thành rất chậm , cũng không muốn tiếp tục sống trong xã hội này , nhưng vẫn cần phải tiếp tục . Hoàn cảnh đã vậy thì hãy cứ tiếp tục như vậy ; bây giờ đã có vợ chồng , gia đình , cha mẹ , con cái , không thể nào rời bỏ , không thể nào vội vã rời bỏ được , thật đáng buồn , đôi khi không muốn sống thêm nữa , phải vậy không ? Nhưng Sư Phụ khuyên quý vị , dù thế nào đi nữa cũng phải tiếp tục sống . Ngày mai Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị cách sống một cuộc sống vui vẻ , dũng cảm , an vui .

Giảng như vậy cũng đủ rồi , giảng nhiều quá quý vị cũng không nhớ được bao nhiêu . Vừa rồi Sư Phụ có tuyên bố : "Sáng mai nếu quý vị có thời giờ có thể đến ngồi thiền với Sư Phụ", năm phút sau đó , lại có người hỏi : "Ngày mai con rảnh , có thể đến sớm ngồi thiền không ?" (Mọi người cười). Sư Phụ nói nhiều như vậy , không biết quý vị nhớ được bao nhiêu ? Nhưng không sao , linh hồn của quý vị đều nhớ , nhìn mắt của Sư Phụ là đủ rồi .

Trước đây có một người lái xe taxi bị thất nghiệp , bởi lúc ngồi thiền , anh dùng một thứ gì đó nhét vào trong lỗ tai , nên lúc lái xe taxi , mơ mơ màng màng , khách nói gì cũng không hiểu . Khi đẳng cấp mở rộng , không còn ở trong đẳng cấp của nhân loại nữa thì nói gì cũng không hiểu . Vì vậy quý vị không nên hai mươi bốn tiếng đồng hồ đều làm "quán âm", cũng cần phải "quán quang". Làm quán âm quá nhiều sẽ bị ngây ngất , không còn muốn làm chuyện gì khác , nghe chuyện gì cũng không hiểu . Cũng giống như một phụ nữ Ấn Độ làm chapati vậy . (Ghi chú : Một loại bánh mì của Ấn Độ). Cô đang làm nửa chừng đột nhiên thần thức nhập định xuất ra ngoài ; chồng của cô về nhìn thấy bột mì vương vãi trên đất , người cũng không có , chapati cũng chưa xong (Mọi người cười).

Cho nên chúng ta vẫn phải tiếp tục sống , phải trả cho xong nghiệp chướng của chúng ta ở thế giới Ta Bà này . Nhưng có một phương cách có thể thanh toán nghiệp chướng của chúng ta rất dễ chịu . Ngày mai Sư Phụ sẽ dạy cho quý vị một pháp môn mới . Nhớ nghe , hai mươi bốn tiếng đồng hồ sau hãy trở lại nghe (Mọi người không chờ được yêu cầu Sư Phụ nói ngay). Ngày mai hãy nghe , một ngày nghe một lần với một đề tài khác nhau . Nghe nhiều quá quý vị tiêu hóa không kịp .

Xong rồi , bây giờ bắt đầu ngồi thiền .

Nhím Hoàng Kim
02-15-2010, 08:12 PM
http://img694.imageshack.us/img694/4774/hspn010.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển 5 : Bài 8

DUYÊN GIÁC PHẬT

Thanh Hải Vô Thượng Sư giảng tại Tân-Điếm , Đài-Loan

Ngày 31 tháng 8 năm 1986

Pháp của các vị Độc Giác Phật hay Duyên Giác Phật là do bản thân họ khai ngộ chứng được , cho nên loại pháp này không có lực lượng lớn , nhiều nhất là để cho chính mình được khai ngộ , hoặc chỉ truyền cho được hai , ba người mà thôi . Hoặc giác ngộ là vì trong quá khứ tu hành , vừa vặn họ đi đúng đường , cho nên con đường đó không cống hiến một pháp môn , chẳng qua vì một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà họ được thành công . Nếu như có người muốn học hỏi với họ , họ hỏi : "Quý vị tu như thế nào mà thành công vậy ?" Họ sẽ không trả lời được . Bởi vì con đường này là do quá trình tu hành họ ngẫu nhiên đi đúng đường .

Tại Ấn Độ có rất nhiều Độc Giác Phật , bây giờ vẫn còn , vẫn có thể thấy được . Họ rất nổi tiếng , có nhiều người đến thăm viếng và cầu pháp với họ , nhưng họ không có một pháp môn nhất định nào để truyền cho quý vị , và cũng không thể nào bảo đảm là quý vị sẽ được giải thoát như họ , hoặc sẽ giải đáp thắc mắc cho quý vị ; quý vị cứ tự tu hành , niệm kinh , đọc kinh , lạy Phật , niệm Phật ... Nếu quý vị thật sự cố gắng tu hành , rất có thể sẽ được như họ , ngộ ra được con đường tu hành , nhưng cũng có thể vô phương giải thoát . Quý vị có thể đến gặp họ , hưởng một ít phước báu của họ , nhưng chính quý vị phải cố gắng tu hành , họ không có đường để đưa quý vị đi , không có pháp môn để truyền cho quý vị .

Khi nói đến pháp môn là ý nói có một vị pháp sư truyền cho quý vị , và về sau quý vị có thể truyền lại cho người khác ; nên cần phải có một vị Sư Phụ truyền pháp , ý nghĩa là như vậy . Nếu chúng ta tự giác ngộ đạt giải thoát , chúng ta sẽ không độ được nhiều người , và cũng không thể dẫn dắt người khác giải thoát , không thể nâng nhắc mọi người lên cùng một đẳng cấp như chúng ta , cho nên loại giác ngộ này không làm cho mọi người thỏa mãn . Đương nhiên , phước báu của Duyên Giác Phật cũng rất lớn , khi có người gặp họ , họ có thể dùng phước báu của họ để an ủi và dạy cho người khác tu hành , để về sau có thể cũng giống như họ vậy .

Ở Ấn Độ và Đài Loan Sư Phụ đã gặp các vị Duyên Giác Phật và thấy họ đều giống nhau . Tại Ấn Độ có rất nhiều Duyên Giác Phật , và họ không chính thức truyền pháp cho đệ tử . Tuy họ có rất nhiều đồ đệ nhưng cũng như không có vậy , bởi vì không một vị đệ tử nào đạt được đẳng cấp giống như vị sư phụ đó . Cũng không có pháp môn nên họ không thể đạt đẳng cấp giống như Sư Phụ của họ được . Pháp môn cũng giống một chiếc cầu thang để chúng ta có thể trèo lên , được đẳng cấp giống như người thầy của chúng ta , nếu không có cầu thang thì không có cách nào khác .

Ví dụ có một người rất khoẻ mạnh , có thể ở trong rừng bay nhảy trong không trung và dưới đất , giống như Tarzan trong phim ảnh vậy , Tarzan có thể dùng dây leo trong rừng bay tới bay lui , giống như khỉ vậy ; đối với Tarzan , bay nhảy trong rừng là sở trường của Tarzan , người thường làm sao có thể bay nhảy như vậy được ? Nhưng nếu có một người biết được con đường đi lên núi và chỉ cho chúng ta , như vậy tương đối sẽ được dễ dàng thuận tiện cho chúng ta hơn , vì chỉ cần đi theo con đường đã vạch ra thì chúng ta có thể đi lên núi như Tarzan vậy . Tuy nhiên , nếu chúng ta dựa theo phương pháp của Tarzan , dùng những sợi dây leo , từng dây từng dây một để chuyền đi , đối với chúng ta , thật quá khó khăn , mà cũng không thể lên được đỉnh núi .

Tarzan cũng giống như một vị Duyên Giác Phật , không có phương cách gì để dạy cho quý vị , quý vị muốn đi đường nào cũng được , miễn là có thể trèo lên đỉnh núi , họ không có pháp để truyền cho quý vị , bởi vì họ không có một đường hướng để dẫn dắt cho quý vị đi . Nhưng nếu có một người đã đi qua và biết được đường đi lên núi thì có thể hướng dẫn quý vị . Đối với người bình thường , nếu có người dẫn đường thì tương đối sẽ dễ dàng đi hơn .

Các vị Duyên Giác Phật ấy đời đời kiếp kiếp đã tu hành rất lâu , cho nên kiếp này chỉ cần họ tiếp tục tu hành thì lập tức đạt được giải thoát . Nhưng chúng ta không cần phải cực khổ như vậy mà cũng có thể lập tức tu hành thành Phật , một đời là thành Phật . Phật Thích Ca nói có thể một đời thành Phật . Ví dụ như Tarzan , từ nhỏ đã sống trong rừng núi giống như khỉ vậy , luyện tập rất nhiều , nên có thể bay nhảy mà không gặp một chút trở ngại gì .

Nhưng những người bình thường từ nhỏ không giống như cuộc sống của loài khỉ , nên họ không thể như Tarzan được , họ cần phải đi trên một lộ trình đã được vạch sẵn mới có thể lên tới đỉnh núi . Chỉ cần có một người hướng đạo chỉ cho họ một con đường chính xác , họ cũng có thể đạt được , không nhất định phải dùng tới thuật bay nhảy trong rừng , đu trên cây , mới có thể lên tới đỉnh núi .

Cũng vậy , Duyên Giác Phật đời đời kiếp kiếp tu hành đã lâu , bây giờ tự nhiên thành Phật . Nhưng chúng ta đời đời kiếp kiếp chưa tu , bây giờ gặp một vị đại tu hành , có nhiều phước báu , và có thể phân phát cho chúng ta một ít phước báu của họ và nâng chúng ta lên cảnh giới cao hơn một chút . Lúc Phật Thích Ca còn tại thế , có rất nhiều vị Duyên Giác Phật đến học với Ngài bởi vì Phật Thích Ca có thầy truyền pháp , còn Duyên Giác Phật thì không có . Nếu Duyên Giác Phật muốn truyền pháp thì phải học với đức Phật . Các vị Duyên Giác Phật vốn đã có đẳng cấp rất cao , nếu như thêm vào một pháp môn thì có thể đi độ chúng sanh hoặc đi truyền pháp .

Nhím Hoàng Kim
02-17-2010, 04:42 PM
Chúng ta đọc kinh điển Phật Giáo thấy có ghi lại rằng , có rất nhiều vị Duyên Giác Phật , bản thân họ không cần phải học hỏi thêm điều gì nữa , bởi vì họ đã học xong rồi ; nhưng các vị vẫn đến nghe Phật Thích Ca giảng kinh và theo học với Ngài . Tại sao vậy ? Bởi vì họ muốn học pháp môn của Ngài để về sau có thể đi truyền Pháp cho chúng sanh .

Tại Ấn Độ có rất nhiều vị Duyên Giác Phật , tại Đài Loan cũng có . Nhưng theo Sư Phụ biết , các vị Duyên Giác Phật tại Đài Loan dường như đã viên tịch hết , rất có thể có nhiều vị Duyên Giác Phật mà Sư Phụ không quen biết , họ vẫn còn tại thế , điều này Sư Phụ không biết . Vừa rồi Sư Phụ có nói đến Tarzan , vì từ nhỏ đã được huấn luyện , cho nên dù Tarzan có đi đường nào chăng nữa , cũng đều có thể lên đỉnh núi được . Tuy chúng ta không có năng lực như Tarzan , nhưng cũng có thể lên được đỉnh núi như thường .

Tu hành cũng vậy , có nhiều người hỏi Sư Phụ : "Con nghe nói có vị pháp sự nọ sống tại Đài Loan tu hành khổ cực , đã bế quan sáu năm , và trong khoảng thời gian này đã làm được một chuyện gì đó . Chúng ta có cần phải tu khổ cực như vậy mới có thể đạt được trình độ như họ không ?" Sư Phụ nói : "Không cần , các vị pháp sư tu hành cực khổ ấy đã đạt được trình độ gì Sư Phụ không dám nói , đẳng cấp bao nhiêu cao Sư Phụ cũng không dám nói , nhưng không nhất dịnh phải bế quan trên núi sáu năm , mười năm ... mới có thể thành Phật . Nếu là như vậy thì loài cọp đã sớm thành Phật hết rồi (mọi người cười), cả cuộc đời của chúng sống trong núi , còn lâu hơn bất cứ một người nào . Voi , thỏ , hồ ly , sẽ có một ngày đều thành Phật , nhưng trong lúc còn làm loài vật thì không thể được . Cho dù có muốn thành tinh cũng cần phải tu hành , nhưng không thể thành Phật".

Cho nên không nhất định mỗi một người nào trong núi bế quan , không gặp người , không vào thành phố , thì sẽ thành Phật . Thành Phật gì ? Thành Phật Núi ? Rất có thể quý vị đã nghe qua , tại Hy-Mã-Lạp-Sơn , những người tu hành Ấn Độ đều ở trong sơn động . Đệ tử của Sư Phụ có người rất thích đi đến đó tự tìm một căn động để tu . Tìm được một sơn động , không có nghĩa là sẽ được thành Phật , thành Phật gì vậy ? Thành người sơn động ! Hồ ly cả một đời sống trong sơn động cũng không thể thành Phật .

Sống trong sơn động tu hành cũng có sự trợ giúp , không phải không có , nhưng phải tùy duyên , cũng cần phải có nhân duyên của mình . Nếu quý vị không có sư phụ giỏi , không có phước báu lớn , thì quý vị cần phải cực khổ một chút , phải tự bế quan tu hành . Nếu phước báu của quý vị lớn , gặp được sư phụ giỏi , quý vị tu tại gia cũng không sao . Đại Sư Duy Ma Cật cũng không có tu trong sơn động , Phật Thích Ca cũng có rất nhiều Bồ Tát tại gia làm đệ tử của Ngài , Ngài cũng không kêu họ làm điều gì khác lạ , họ đều tu tại gia nhưng cũng có những thể nghiệm rất tốt .

Vào lúc Thiền Thất , Sư Phụ có giảng kinh Lăng Nghiêm cho quý vị nghe , trong kinh có nói đến những thể nghiệm của các vị Bồ Tát tại gia , không phải của các vị xuất gia ; các vị xuất gia cũng có mà các vị tại gia cũng có . Hai mươi lăm vị Bồ Tát trong kinh Lăng Nghiêm đề ra có rất nhiều vị tu tại gia . Điều này cho thấy rằng không nhất định phải lên núi tu mà vẫn có thể tu tại gia . Các vị Bồ Tát tu hành tại gia này có nói đến những thể nghiệm của họ . Có một vị Bồ Tát tu Pháp Môn Quán Thủy , ông ngồi trong căn phòng thiền quán thủy , cả căn phòng biến thành nước , có một vị đệ tử của ông mở cửa ra , nhìn thấy bên trong toàn là nước mới nói : "Sao vậy ? Tại sao trong phòng của Sư Phụ toàn là nước vậy ?" Nói xong người đệ tử liền lấy một viên đá liệng vào , viên đá chạm nước thì vang lên một tiếng "bũm", vị đệ tử nghĩ rằng đó là tiếng viên đá chạm vào nước , nên đóng cửa lại .

Vị Sư Phụ của ông , sau khi xuất định cảm thấy trái tim mình bị đau , bởi vì viên đá nọ liệng trúng vào tim của ông . Quý vị thấy , người này tu hành tại gia , không phải ở sơn động hoặc ở Hy-Mã-Lạp-Sơn quanh năm tuyết phủ .

Việc tu hành trên núi còn tùy vào nhân duyên của mỗi người , nếu không thì có phải là bất công không ? Nơi chúng ta ở không có tuyết rơi , không lẽ không thể tu hành được sao ? Đương nhiên không phải vậy . Tất cả chúng sanh đều có Phật Tánh , tại sao người Đài Loan lại không có Phật Tánh ? Chỉ có người Ấn Độ mới có Phật Tánh thôi sao ? Ở Hy-Mã-Lạp-Sơn có thể tìm được Phật Tánh , không lẽ trên núi Tân Điếm tại Đài Loan lại tìm không được Phật Tánh sao ? Phật Tánh không ở nơi nào khác , mà là ở trong tâm của chúng ta .

Có rất nhiều người vào lúc Thiền Tam có thể nghiệm rất tốt . Thời gian Thiền Tam và Thiền Thất tọa thiền với Sư Phụ thể nghiệm đã tốt như vậy ; những thể nghiệm này rất có thể còn cao hơn thể nghiệm của những vị tu hành tại Hy-Mã-Lạp-Sơn , điều này có thật chứ không phải là chuyện tưởng tượng . Nhưng Sư Phụ không cho phép họ đem thể nghiệm của họ nói công khai , cho nên quý vị không biết ; rất có thể quý vị ngồi bên cạnh một vị Bồ Tát mà không hay .

Nhím Hoàng Kim
02-18-2010, 07:30 PM
http://img85.imageshack.us/img85/2664/anchayg.jpg

http://img695.imageshack.us/img695/3995/anchayu.jpg


Có những học trò không đến tham dự Thiền Tam , Thiền Thất với Sư Phụ . Có một cô ở nhà dùng thần thức của cô đi đến nơi Sư Phụ giảng kinh , cho nên trong lúc Thiền Tam có những chuyện gì xảy ra cô đều biết . Tuy cô không đến tham gia Thiền Tam , nhưng cô có những thể nghiệm cũng giống như có tham gia vậy .

Vì đẳng cấp của cô đã cao , nên cô có thể đến nhận phước báu của đẳng cấp ấy . Cho nên trong thời gian Thiền Tam , có khi Sư Phụ nói gì , làm gì cô đều biết . Bởi vì cô rất bận rộn với gia đình , có rất nhiều việc phải lo liệu , nên cô không thể đi dự Thiền Tam , nhưng cô rất thích đến . Vì vậy cô đã dùng linh thể đến tham gia . Lúc đến đây , cô nhìn thấy có rất nhiều vị Phật , Bồ Tát , Thánh Nhân và nhiều vị Đại Sư hiện diện tại đạo tràng của chúng ta . Cô thấy rất rõ ràng , bởi vì cô dùng trí huệ nhìn , không phải dùng nhục thể để nhìn , những thể nghiệm của cô còn hay hơn những thể nghiệm của những đệ tử đang tham gia Thiền Tam nữa .

Vị học trò này theo Sư Phụ học chưa bao lâu , chỉ mới hơn một năm mà thôi . Sau đó cô hỏi Sư Phụ , có phải trong lúc Thiền Tam Sư Phụ làm điều này , làm điều nọ ? Kết quả mọi thứ đều chính xác . Nếu như không phải đích thân đi đến xem thì không thể nào biết được . Bởi vì có những việc ngay cả những học trò tham gia Thiền Tam cũng không biết , nhưng cô lại biết .

Tu hành nếu thành tâm sẽ tiến bộ rất nhanh , chứ không nhất định phải đi sơn động . Đi sơn động tu hành sẽ biến thành người sơn động (Mọi người cười). Cho nên tu hành không nhất định phải lên núi , rồi bế quan sáu năm , mười năm , hai chục năm , điều này còn tùy duyên . Tuy nhiên cũng có người , nhân duyên của họ là phải như vậy . Nhưng làm vậy , cũng không thể bảo đảm được điều gì , bởi vì nấu cát không thể thành cơm . Điều quan trọng nhất là phải có pháp môn tốt , có người hướng đạo giỏi , một vị sư phụ giỏi , sau đó dù quý vị ở nơi nào tu hành cũng được cả .

Đương nhiên tu hành nếu có thành tâm thì tu pháp môn gì cũng đều có phước báu , không phải không có . Nhưng những phước báu đó là nhân thiên phước báu , không phải là cứu cánh giải thoát nên kết quả khác nhau . Nếu chúng ta tu hành có Sư Phụ giỏi , có pháp môn tốt , chúng ta vẫn có thể duy trì những tài sản và địa vị thế tục của chúng ta , không nhất định phải bỏ hết mà vẫn có thể đạt được giải thoát . Nếu không có Sư Phụ giỏi , không có pháp môn tốt , dù cho quý vị ở trong sơn động khổ hạnh bao nhiêu , khổ tu bao nhiêu , cũng không có phước báu nhiều ; chỉ được nhân thiên phước báu mà thôi , không được giải thoát .

Bởi vì nếu tu khổ hạnh đến cực điểm , không quần áo mặc , không cơm ăn , cũng không thể thành Phật . Phật không thể dùng sự giàu có mà mua được , cũng không thể hối lộ mà thành , càng không thể vì chúng ta quyên tặng nhiều tiền , phát nhiều lời nguyện , xả bỏ những tài sản riêng tư , thì có thể mua được Phật tâm , không thể như vậy được . Tu khổ hạnh thì biến thành người khổ , tu hành trong sơn động thì biến thành người trong sơn động (Mọi người cười).

Loài khỉ đều sống trên núi , chúng không vào thành phố , trên núi không khí tốt , không bị ô nhiễm , nhưng chúng cũng không thể thành Phật . Đi lạy núi thì trở thành núi lạy (mọi người cười), Quảng Khâm Lão Hòa Thượng là Quảng Khâm Lão Hòa Thượng , chúng ta là chúng ta , lạy núi không phải là việc xấu , thân thể nhờ vậy sẽ được khoẻ mạnh . Nếu thành tâm sẽ được chút phước báu , nhưng không thể đạt được cứu cánh giải thoát .

Một trong những đệ tử của Sư Phụ muốn xuất gia . Trước khi muốn xuất gia đến trung tâm của Sư Phụ tu hành , cô còn muốn đi lạy núi , Sư Phụ nói không cần . Cô nói hy vọng sau khi đi lạy núi xong , sẽ đem lại chút phước báu thì việc xuất gia của cô tương đối ổn định hơn . Kết quả sau khi lạy núi , cô đã hoàn tục rồi (mọi người cười), chưa kịp xuất gia đã bỏ đi rồi , như vậy có thể nói là có phước báu không ? Nếu lạy núi có phước báu , tại sao cô không thể xuất gia một cách an ổn ? Ngược lại phải hoàn tục ? Còn những người kia không lạy núi (chỉ các vị đệ tử của Sư Phụ), cũng có thể xuất gia , và đến bây giờ vẫn chưa bỏ đi ; cho nên Sư Phụ không biết lạy núi có phước báu gì không .

Chúng ta mỗi ngày đều có thể ở đây (Sư Phụ chỉ vào mắt trí huệ) lạy núi , hãy lạy núi , nước , Phật , thiên đàng , địa ngục ở bên trong . Tất cả đều ở bên trong của chúng ta , Thượng Đế ở bên trong chúng ta . Chúng ta là chúng sanh vĩ đại nhất của vũ trụ , chúng ta không nên đi lạy những núi đó . Nghe lời Sư Phụ là phước báu lớn nhất , Sư Phụ tiết lộ cho quý vị bí mật này , tin hay không là tùy quý vị ; nhưng Sư Phụ phải nói , để quý vị hiểu rõ , bởi Sư Phụ đại diện cho Thập Phương Tam Thế Phật . Một vị đại sư , cũng giống một vị Phật tại thế vậy , quý vị nghe lời họ thì phước báu gì cũng có , quý vị không nghe lời họ , thì cho dù quý vị đi lạy Thập Phương Tam Thế Phật , cũng không ai nhận quý vị làm đệ tử , và cũng không có phước báu gì cả .

Nhím Hoàng Kim
02-19-2010, 11:09 PM
Bởi vì là quý vị thường dùng "ngã chấp" để làm việc , quý vị nghĩ rằng sự suy nghĩ của "ta" hay hơn Sư Phụ , lời của Sư Phụ nói chẳng có ý nghĩa gì , nghe rồi cũng chẳng có ích lợi gì ; mình muốn làm điều này , mình muốn làm điều kia , chứng minh rằng "ta" hơn Sư Phụ ; muốn dựa theo sự suy nghĩ của chính mình , và làm những công việc của chính mình . Đương nhiên như vậy cũng có những phước báu nhỏ cho mình , nhưng không có bao nhiêu , cho nên cần phải nghe lời Sư Phụ , Ngài bảo chúng ta làm điều gì thì chúng ta làm điều ấy , đó là phước báu lớn nhất .

Nghiệp chướng là ? Nghiệp chướng là khi chúng ta làm một điều gì đó không phối hợp với pháp luật tự nhiên , như vậy sẽ đem lại nghiệp chướng cho chúng ta . Ví dụ , chúng ta dùng đá , dùng cây , để cản một giòng nước lại thì nước không thể chảy ; nếu lúc ấy ở nhà dùng nước , số lượng sẽ rất ít . Cũng giống như nước ở trên núi , nếu có người ở miền thượng du , dùng đá dùng cây cản nước lại , nước sẽ không đổ xuống , vì gặp những trở ngại . Lại ví dụ , nếu như chúng ta muốn vượt đại dương thì cần phải ngồi thuyền ; muốn lên núi thì phải mang giầy leo núi , không thể mang dép , vì như vậy sẽ rớt xuống núi , hoặc sẽ gặp những tai nạn nguy hiểm .

Lại lấy thêm một ví dụ , không có ai muốn uống thuốc độc , nhưng có những lúc chúng ta uống nhầm thuốc độc , nên đương nhiên phải chịu ảnh hưởng của độc tố . Đó là những chướng ngại của chúng ta , chúng ta sẽ sinh bệnh hoặc là chịu những ảnh hưởng xấu , đây có thể gọi là "nghiệp chướng". Từ một định nghĩa rộng lớn hơn mà nói , nếu như chúng ta không biết pháp luật của vũ trụ , chúng ta làm một điều gì không hợp với pháp luật của vũ trụ , thì tinh thần và thể xác của chúng ta , hoặc linh hồn của chúng ta cũng sẽ chịu ảnh hưởng . Linh hồn này mọi người gọi là "trí huệ", có người gọi là "bản lai diện mục". Muốn gọi gì cũng được , tất cả những danh xưng này đều cũng chỉ cùng một nghĩa .

Một vị chân sư cũng giống như một vị luật sư vậy , luật sư đương nhiên hiểu rõ pháp luật cùng các văn kiện về luật pháp hơn một người bình thường . Một vị luật sư sẽ biết nhiều luật pháp hơn chúng ta , nếu như chúng ta muốn làm điều gì hợp pháp , cần phải tham khảo ý kiến với họ , hoặc các nhà chuyên môn , mới có thể làm đúng theo pháp luật mà không bị phạm pháp .

Tu hành cũng vậy , bởi vì pháp luật tự nhiên của vũ trụ rất nhiều , chúng ta không thể hiểu rõ hết , nên cần phải tìm một vị chân sư , hoặc một người nào đó tương đối đã khai ngộ , tương đối hiểu rõ những pháp luật tự nhiên , có thể dạy chúng ta làm điều gì để không sinh ra phiền phức . Cũng giống như một người dân đi tìm luật sư vậy , họ hỏi luật sư : "Tại sao tôi lại gặp chuyện trở ngại này ? Tại sao cảnh sát lại đến bắt tôi ? Tôi phải làm sao mới không bị phạm pháp ?" Vị luật sư sẽ cho họ biết phải làm thế nào mới hợp pháp ; bởi vì trước đây quý vị đã làm điều gì đó phạm luật , nên cảnh sát mới đến tìm quý vị , bây giờ nếu như quý vị làm theo lời tôi thì cảnh sát sẽ không đến bắt quý vị nữa .

Tu hành cũng tương tự như vậy , bởi vì chúng ta không hiểu rõ những hiện tượng của pháp luật vũ trụ , nên cần có một vị pháp sư đã khai ngộ , hoặc các vị đại sư đến đây dạy bảo chúng ta . Cho nên mới có Phật Thích Ca , Lão Tử , Chúa Giê Su đến , các vị đã biết pháp luật của vũ trụ , các Ngài đến đây dạy cho chúng ta phải làm sao , để đời sống của chúng ta mới càng ngày càng thêm tự tại .

Các vị đại sư đến thế giới này không phải để tạo một tôn giáo mới . Phật Thích Ca đến cũng không dạy giáo lý gì mới , nhưng bởi vì Ngài đã khai ngộ nên có giảng kinh ; Ngài đem những kinh điển cũ giảng cho rõ ràng hơn , Ngài giảng rõ hơn những vị pháp sư bình thường ; và bởi vì danh xưng của Ngài là Buddha , Buddha là các vị đại sư đã khai ngộ , Hán văn không phiên dịch nghĩa của chữ này , mà chỉ dựa theo âm , đọc thành "Phật Đà". Tại Ấn Độ , họ gọi Phật Thích Ca là Buddha , cũng giống như chúng ta gọi bác sĩ , luật sư vậy , chỉ là một danh xưng mà thôi . Ngài là Buddha , bất cứ ai , sau khi học với Ngài đều trở thành Buddhist (Phật Giáo đồ). Tín đồ Phật Giáo là do danh xưng của Phật Đà mà có , chứ không phải Phật Thích Ca dạy một lý luận tôn giáo gì mới .

Chúa Giêsu cũng không dạy người ta những đạo lý gì quá mới mẻ , Ngài không những chỉ dạy mà Ngài còn truyền pháp , truyền lực lượng . Bởi vì trong kinh điển tuy có giáo lý , nhưng không có lực lượng , cho nên Ngài giảng những giáo lý cũ , giảng giải cho rõ ràng , rồi Ngài truyền pháp , truyền lực lượng , để cho đệ tử vừa tu hành , vừa hiểu rõ giáo lý .

Các vị Huệ Năng , Bồ Đề Đạt Ma cũng vậy , không có dạy những lý luận gì mới . Nhưng bởi vì tín đồ tôn kính sư phụ của họ , cho nên tự xưng là Buddhist , là Phật Giáo đồ , bởi vì họ học với một vị Phật ; Phật Thích Ca nổi tiếng nhất . Cho đến bây giờ người ta còn nói đến Phật , họ chỉ biết Ngài mà thôi , nhưng còn các vị Phật khác , còn các vị đại khai ngộ khác cũng là Phật .

Dù là Phật hay Chúa Giê Su , các Ngài đều nói đến vấn đề nghiệp chướng . Phật Thích Ca nói : "Có nhân thì có quả , các vị trồng nhân gì thì gặt quả ấy". Chúa Giê Su cũng nói : "As you sow , so shall you reap", quý vị trồng nhân gì thì sẽ thu hoạch thứ ấy . Ngài và Phật đều nói đến nhân quả và nghiệp chướng . Nhân quả không hoàn toàn ám chỉ đến nghiệp chướng không thôi ; nhân quả là trồng nhân tốt thì sẽ gặt được quả tốt ; trồng nhân xấu thì sẽ gặt quả xấu , đó là cách nói bình thường . Còn nghiệp chướng là ám chỉ đặc biệt đến nhân quả xấu .

Nhím Hoàng Kim
02-23-2010, 01:01 AM
Ví dụ chúng ta giết người hoặc trộm cướp , sớm muộn gì cũng bị người ta báo thù , hoặc sớm muộn gì cảnh sát cũng bắt nhốt vào ngục , đó là nghiệp chướng . Nhân quả không phải chỉ có nghiệp chướng mà thôi , những nhân quả tốt , chúng ta gọi là "phước báu"; những nhân quả xấu , chúng ta gọi là "nghiệp chướng". Có nhiều người vì không biết giáo lý Phật giáo , nên định nghĩa của nghiệp chướng dường như hơi khó hiểu , nghiệp chướng là hậu quả của những việc làm xấu của chúng ta , chỉ những kết quả xấu .

Ví dụ chúng ta uống rất nhiều rượu , uống đến mấy năm trời , bây giờ gặp được cơ hội tốt , muốn học ngồi thiền , nhưng vì trước đây đã uống quá nhiều rượu , bây giờ bị nhiều ảnh hưởng xấu , cho nên ngồi thiền rất khó khăn , thể nghiệm ít , tiến bộ chậm , chúng ta gọi đó là nghiệp chướng của chúng ta . Nghiệp chướng này từ đâu đến vậy ? Từ nồng độ của rượu mà chúng ta uống trước đây , những ảnh hưởng xấu vẫn còn tồn tại , cho nên chúng ta nói , đó là nghiệp chướng trong quá khứ của chúng ta , một thứ hậu quả . Nghiệp chướng cũng giống như hậu quả xấu vậy .

Lạy núi có ích lợi gì không ? Đi ăn cắp phước báu của Quảng Khâm Lão Hòa Thượng , tự mình không tạo phước báu , chỉ muốn đi lấy của người khác . Các nhà đại tu hành , quả thật có phước báu vô tận , chúng ta có thể lấy một chút mà không hề hấn gì . Cho nên có rất nhiều học trò , chạy đến thăm Sư Phụ một tiếng đồng hồ , muốn lấy phước báu của Sư Phụ , điều này không sao cả . Quý vị càng lấy , Sư Phụ càng có phước báu , đừng sợ Sư Phụ không có phước báu cho quý vị , nhưng điều tốt nhất trong việc tu hành là chúng ta tự kiếm tiền (phước báu) mà dùng .

Vừa rồi chúng ta nói đến vấn đề nghiệp chướng , có nhân gì , thì sẽ có quả nấy , vậy phải làm sao ? Đời đời kiếp kiếp chúng ta đã tạo nhiều nhân , chúng ta gặt nhiều quả , bây giờ làm sao chúng ta ra đi ? Làm sao có thể thoát khỏi ? Bởi vì chúng ta không biết đường , nên chúng ta cần có một vị sư hướng đạo cho chúng ta ; chúng ta đi theo họ thì tự nhiên chúng ta có thể thoát được . Còn không nếu chỉ dựa vào tự chúng ta , thì chúng ta sẽ không thoát khỏi . Bởi vì nếu chúng ta đã bị rớt vào trong vũng bùn , chúng ta càng vùng vẫy , thì càng bị lún sâu . Chúng ta thường nói , đời người như giấc mộng , nhưng không biết làm sao để tỉnh dậy ? Lẽ ra nằm mộng mình có thể tỉnh dậy được , nhưng đây là giấc đại mộng , làm sao có thể tỉnh dậy ? Có rất ít người có thể thức tỉnh từ trong ảo mộng . Những người tự thức tỉnh ấy chúng ta gọi là "Duyên Giác Phật".

Những vị Duyên Giác Phật không nhiều , nhưng không phải là không có , tự họ tu hành , tự họ ngộ được rằng cái thế giới này vốn chỉ là một giấc mộng mà thôi ; sau khi đạt được đẳng cấp đó , họ được giải thoát . Chúng ta cũng gọi họ là Phật , là Duyên Giác Phật hoặc là Độc Giác Phật . Độc Giác Phật là dựa vào chính bản thân của mình mà được giải thoát , nhưng các vị không thể độ quá nhiều được , nếu có , chỉ được một hai người mà thôi , họ có thể dạy giáo lý cho người khác , nhưng không thể truyền pháp , bởi vì họ không có pháp môn để truyền .

Tất cả Thập Phương Tam Thế Phật đều ở trong tâm của các vị đại sư . Giáo lý của một vị đại sư hoặc một vị Phật tại thế là những giáo điều của Thập Phương Tam Thế Phật . Cho nên lạy một vị đại sư chính là lạy Thập Phương Tam Thế Phật . Nếu không , đến bao giờ chúng ta mới lạy hết Thập Phương Tam Thế Chư Phật ? Chúng ta thành tâm lạy Phật , chúng ta sẽ có được một chút phước báu , nhưng như vậy chưa đủ . Nếu chúng ta tuân theo lời một vị sư Phụ chân chánh đã khai ngộ , chúng ta học và làm theo lời chỉ thị của các vị chỉ thị , thì đó là phước báu lớn nhất , cũng có nghĩa là chúng ta đang lạy Thập Phướng Tam Thế Phật . Chúng ta làm đến mức độ này thì tất cả các phước báu chúng ta đều có , đó mới thật sự là phước báu .

Sau khi Tâm Ấn , chúng ta cũng giống như trước vậy , không cần phải thay đổi tín ngưỡng hay tôn giáo của mình , hoặc bỏ đời sống của thế tục ; chúng ta có thể một bên làm việc , một bên nghe lời của Sư Phụ dạy dỗ . Mỗi người chúng ta có một nghiệp chướng khác nhau ; có người lạy núi có phước báu , bởi vì nghiệp quả của họ là như vậy , nên Sư Phụ bảo họ đi lạy núi . Có người cần phải lạy Phật , thì Sư Phụ bảo họ đi lạy Phật . Nhưng cũng có những người không cần phải lạy núi hoặc lạy Phật , mà phải làm những chuyện khác ; mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau . Nhưng dù cho Sư Phụ bảo quý vị làm điều gì , quý vị cứ y theo vậy mà làm thì sẽ được phước báu .

Còn nếu như chúng ta dùng "ngã chấp" to lớn của chúng ta để làm việc , thì sẽ không có phước báu gì cả , chỉ tạo nghiệp chướng cho mình mà thôi , giống như đặt một tảng đá trên con đường mình đi , để người khác cảm thấy vừa mệt , vừa bị trở ngại . Tuy chúng ta có nghiệp chướng , có nhân có quả , bởi vì chúng ta trồng nhân nào thì gặt quả ấy , nhưng chúng ta cũng có thể vượt qua đẳng cấp của nhân quả . Nhân quả từ đâu mà đến vậy ? Giả sử có một vị Thượng Đế thượng hữu , Ngài sáng tạo ra pháp luật của nhân quả , có thể gọi đó là "Luật Nhân Quả", luật này vẫn dưới Ngài . Nếu chúng ta tìm được "Thượng Đế", "Tạo Hóa", hoặc là "Bản Lai Diện Mục" thì nhân quả sẽ không có ảnh hưởng gì đối với chúng ta nữa .

Vào thời kỳ quân chủ chuyên chế xưa kia , vua là người đại diện cho quyền lực tối cao . Nếu như một người nông phu có một con gái tuyệt đẹp được vua yêu mến , muốn kết hôn , lúc đó dù cha của cô gái ấy có phạm tội gì , đang bị nhốt trong lao ngục , nhưng khi con gái của ông đã thành hoàng hậu , thì cả gia đình đều được phóng thích . Bởi vì vua có quyền lực tối cao , chính ông lập ra pháp luật , nhưng chính ông cũng có thể sửa đổi pháp luật mà không ai dám ngăn cản , nếu có những quan thần đưa ra những ý kiến phản đối cũng vô ích , bởi vì bản thân của vua là đại diện cho lực lượng tối cao , cũng giống như pháp luật vậy .

Nhím Hoàng Kim
02-24-2010, 04:41 PM
Cũng vậy , tuy thế giới này , có pháp luật và có nhân quả , nhưng nếu như chúng ta câu thông cùng với lực lượng cao nhất , cũng chính là cùng với bản lai diện mục của chúng ta , câu thông với lực lượng đại từ đại bi , đại hùng đại lực vĩnh viễn tồn tại , thì chúng ta sẽ dứt tuyệt duyên với nhân quả . Cho nên Sư Phụ thường nói , định nghiệp có thể sửa đổi một chút là ý nghĩa này . Vừa rồi Sư Phụ có đưa ra một ví dụ , tuy cô con gái của người nông phu đã trở thành hoàng hậu , nhưng trong lúc lệnh của quốc vương chưa truyền đến lao ngục , người nông phu vẫn phải chờ đợi . Khi lệnh ân xá của nhà vua và chiếc xe ân xá chưa đến , dù địa vị của người nông phu là thế nào , cũng phải chờ đợi trong lao ngục , phải chờ đợi một thời gian , thời gian này tức là "định nghiệp".

Chúng ta cũng vậy , sau khi thọ Tâm Ấn thì năm đời được siêu sanh , và chính chúng ta đã được giải thoát , nhưng chúng ta cũng cần phải đợi thêm một thời gian , khi thời gian đến sẽ có chuyến xe đến đưa chúng ta ra đi . Cho nên chúng ta không thể lập tức vãng sanh , cần phải an bài mọi việc trước , chúng ta còn có cha mẹ , vợ chồng , con cái ..., sau khi chúng ta an bài thỏa đáng , rồi chúng ta sẽ ra đi . Vì có khoảng thời gian chờ đợi này , cho nên chúng ta mới nói định nghiệp không thể hoàn toàn sửa đổi . Nhưng cũng có thể sửa đổi để đời sống được thoải mái hơn một chút , ít nhất biết được rằng chính mình sẽ được tự do . Tuy hiện tại vẫn còn bị giam giữ trong ngục cấm , nhưng chúng ta đã khác với những phạm nhân khác , chúng ta đã được giải thoát , chúng ta chỉ cần đợi xe đến tiếp đón chúng ta ra đi mà thôi .

Thời gian chờ đợi trong lao ngục , tuy không được thoải mái như ở cung điện , nhưng đã được tự do rồi ; tuy trên người vẫn còn mang bộ đồ tù , vẫn còn ăn cơm trong tù , vẫn sống ở địa vị của tù nhân , nhưng trong lao ngục , ngoài các phòng giam , không còn nơi nào để nghỉ ngơi được , cho nên tạm thời ở lại trong ấy , nhưng đã bắt đầu khác với những phạm nhân khác , một lát nữa thì có thể được tự do , về nhà trở thành hoàng thân quốc thích .

Cho nên một vị vua , sau khi kết hôn với con gái của một thường dân , cả gia đình của người nông phu này nhờ vậy mà địa vị được nâng cao , thành hàng quý tộc mà người người hâm mộ ; những người thân thuộc xa cũng lấy đó làm vinh hạnh , cảm thấy địa vị của mình bây giờ đã nâng cao rồi , họ sẽ nói một cách hãnh diện : "Người thân của tôi bây giờ đã là hoàng hậu rồi". Tuy họ không chung sống với nhau , nhưng những người bà con xa ấy cũng được nâng cao địa vị , rất có nhiều người đến gặp họ , cảm thấy họ khác hơn trước . Thậm chí những bạn bè của gia đình này cũng được ảnh hưởng , cảm thấy vinh hạnh , và địa vị của họ cũng được nâng cao hơn một chút .

Trường hợp Tâm Ấn cũng giống như vậy . Sau khi thọ Tâm Ấn , không phải chỉ cá nhân quý vị có phước báu , mà toàn thể gia đình được hưởng , năm đời cùng lúc được siêu sanh , có phước báu . Thậm chí ngay cả bạn bè quý vị , chỉ cần quý vị nghĩ đến họ , họ sẽ lập tức có phước báu .

Những người chưa được thọ Tâm Ấn đã được giải thoát , cũng giống như người nông phu được phóng thích vậy . Tuy đang trên con đường từ ngục tối về nơi cung điện , người phạm nhân cũng vẫn chưa hoàn toàn thoải mái , đi đường làm sao mà thoải mái ? Vừa rồi là phạm nhân , hãy còn mệt mỏi , thân thể hãy còn suy nhược , trên con đường từ lao ngục về cung điện , đường xá khó đi , nhưng khi đến được cung điện rồi sẽ cảm thấy thoải mái .

Học trò của Sư Phụ cũng vậy , sau khi thọ Tâm Ấn , rất có thể đời sống không khác trước mấy , khá hơn một chút , hoặc không được khá lắm , bởi vì ở thế này , không có gì gọi là những chuyện tốt . Đợi đến khi chúng ta về nhà , về thế giới Tây Phương Cực Lạc , về Tịnh Thổ , Phật Thổ , chúng ta mới thật sự hưởng thụ . Ở nơi đây không gì để hưởng thụ cả , chúng ta đều biết , con đường trở về rất khó đi , ngồi một chiếc máy bay tốt nhất cũng cảm thấy rất mệt mỏi , không được thoải mái như lúc ở nhà , nhưng sau một khoảng thời gian thì sẽ về được căn nhà của mình .

Vị nông phu trong câu chuyện này , ông cũng cần phải đi cùng một con đường với những người khác , cho dù ngồi xe ngựa , cũng phải phối hợp với những chiếc xe ngựa khác , không có gì khác lạ , nhưng mục đích của ông là về cung điện , còn những người đi cùng một đường với người nông phu có mục đích khác hẳn . Chúng ta , những người đã thọ Tâm Ấn , tuy vẫn giống như trước , vẫn phải làm ăn , vẫn phải săn sóc gia đình , ôm con nhỏ , nhưng nơi chúng ta ra đi sau khi vãng sanh sẽ khác với những người bình thường . Tuy chúng ta trông qua cũng giống như họ , vẫn phải làm việc , nhưng kết quả lại hoàn toàn khác hẳn .

Hôm nay có một em bé muốn thọ Tâm Ấn , lần đầu tiên mẹ của bé này đưa em đến nghe kinh , rồi sau đó đưa tay lên nói , cô muốn thành Phật . Một lời nói như vậy đối với một đứa bé sáu tuổi không thể nói ra được . Sư Phụ không phải là người dễ bị lừa , không phải đứa bé nào Sư Phụ cũng truyền Tâm Ấn cho , và cũng không phải đứa bé nào cũng có ý nguyện thọ Tâm Ấn , ngay cả người lớn cũng không phải người nào cũng muốn Tâm Ấn , làm sao đứa bé này lại muốn Tâm Ấn ? Nhưng lần thứ nhất cô bé này đến gặp Sư Phụ , là muốn Tâm Ấn ngay , cô thông minh hơn rất nhiều người lớn , cô khác xa hẳng với họ , tiền kiếp cô bé ấy đã có tu hành rồi .

Nhím Hoàng Kim
02-27-2010, 11:33 PM
Chúng ta không có quyền lựa chọn dùm cho em bé , bởi vì không phải em bé chỉ có cuộc đời này không thôi mà đã luân hồi đời đời kiếp kiếp rồi . Có những em nhỏ còn thông minh hơn những em bé lớn (chỉ người lớn), cho nên mới có nhiều thiên tài nhỏ tuổi hoặc thần đồng . Những người lớn đều nói : "Bởi vì chúng tôi đã trưởng thành , cho nên có khả năng tự quyết định cho bản thân mình , nên hay không nên tiếp nhận Tâm Ấn , còn các em bé làm sao mà biết được ? Phải đợi cho em bé lớn khôn trưởng thành , rồi mới quyết định". Như vậy là chúng ta quyết định dùm cho em bé , quyết định của em hay như vậy , chúng ta lại không tiếp nhận , cứ nghĩ rằng sự quyết định của chính chúng ta là hay nhất , làm sao mà hay ? Mình còn ăn thịt uống rượu , không bằng em bé , mà lại muốn quyết định dùm cho em ?

Nếu như có một người chồng , một người cha , tự bản thân tu hành rất giỏi có đạo đức , có trí huệ , có tự tin vào mình là hay nhất , nhưng còn người cha của đứa bé này không tu hành , còn ăn thịt uống rượu , lại ngăn cản em bé Tâm Ấn , cản trở vợ tu hành , không cho cô đi nghe kinh , một người cha như vậy không thể nào có được một quyết định sáng suốt . Bởi nếu có một người muốn làm chuyện đạo đức mà chúng ta lại ngăn cản họ , điều đó nói lên rằng chính chúng ta không có đạo đức .

Ví dụ cha của quý vị không tu hành , nhưng quý vị muốn tu hành , muốn thành một người có đạo đức ; cha của quý vị lại nói rằng : "Con chỉ là một đứa bé , làm sao mà biết được chuyện tốt xấu ?" Và không để quý vị tu hành . Nhưng chúng ta không thể vì tuổi của cha chúng ta lớn hơn mà cho rằng tất cả những lời ông nói đều đúng . Tuổi tác lớn nhỏ tuyệt đối không có quan hệ gì đến trí huệ . Cho nên có người , tuy lớn tuổi mà cũng không thông minh bằng các em bé , cha mẹ cũng không nhất định thông minh bằng con cái của họ .

Người chồng này , ngày trước không muốn cho vợ của ông tu hành nên đã nói rằng : "Em muốn tu hành , thì tôi và em sẽ ly hôn", quyết định của những người ấy làm sao tốt được ? Bây giờ ông ấy lại nói : "Con cái còn nhỏ". Nhưng trước đó ông không để cho vợ mình tu hành , lại nói như thế nào ? Không lẽ vợ của ông lại là nhỏ ? Quyết định của những người như vậy không phải vì lòng tốt . Ông đương nhiên nghĩ rằng quyết định của ông phát xuất từ tình thương , cho dù ý của ông là tốt , nhưng không nhất định đó là ý tốt thật sự , mà là "vô minh". Tự mình không hiểu , lại không muốn cho người ta hiểu , không muốn cho người khác thông minh hơn mình , dùng thái độ ích kỷ , sợ vợ mình sau khi học được đạo lý , về nhà sẽ không nghe lời của mình , sợ con cái giỏi hơn mình .

Tự ông không học , rất có thể vì nghiệp chướng nặng nề , không muốn tu hành , hoặc là sợ mất vợ con nên không muốn cho họ học thêm một chút , đó là ích kỷ . Muốn vợ mình ngoan ngoãn ở nhà nấu cơm , giặt quần áo , muốn rằng khi ông bảo gì thì lập tức phải nghe lời ; không cho vợ mình một chút tự do , muốn con cái của mình ngu đần hơn mình , như vậy ông mới dễ dàng khống chế . Con cái quá thông minh sẽ đem đến phiền phức , cha nói gì cũng vô ích . Sự suy nghĩ đó là ích kỷ , là không tốt . Nếu vì lòng tốt , Sư Phụ sẽ biết ngay , Sư Phụ rất thích người có lòng tốt .

Có những người chồng muốn tu hành , nhưng vợ không muốn cho họ tu hành nên không nấu cơm cho họ ăn , gây áp lực rất lớn cho họ , tìm cách ngăn cản họ tu hành . Các học trò của Sư Phụ , cũng có những người vợ như vậy , không phải chỉ có những người chồng mà thôi . Tu hành không phải dễ , cho nên những người chưa lập gia đình , tương đối tự do , có gia đình rồi ràng buộc lẫn nhau . Nam nữ chưa lập gia đình đều rất tự do , lập gia đình rồi biến thành nô lệ của đối phương , làm điều gì cũng không được , phải hỏi đối phương ; nếu đối phương không cho phép thì không dám làm , tại sao lại như vậy ? Kết hôn là để trở thành những người bạn tốt , khi có chuyện khó khăn , có thể dùng lời để hỏi han , tại sao lại phải đánh nhau , dùng bạo lực ? Sư Phụ không hiểu lập gia đình để làm gì ? Những người chồng hoặc vợ như vậy , không phải là những người bạn tốt mà chính là oan gia .

Nếu như là người bạn tốt , thì khi đối phương vui vẻ thì mình vui vẻ , bạn của mình muốn đi đánh banh thì mình sẽ tán đồng , rất có thể chính mình cũng cùng với họ đi , bởi vì ở trong sân banh họ rất vui , niềm vui đó họ muốn chia sẻ với quý vị , như vậy mới là bạn tốt , tại sao chúng ta lại cản trở đối phương làm những chuyện mà họ thích ? Chỉ muốn vợ "mình" ở nhà cung phụng "mình", "mình" muốn vợ "mình" ở nhà giặt áo , quét dọn , nấu cơm , nấu canh cho "mình" ăn ...

Đây là những việc cũng cần phải làm , chứ không phải là bỏ bê mà được ; nhưng nếu họ đã làm xong rồi , thời gian rảnh rỗi , họ cần có thời giờ cho sinh hoạt của họ , để họ cùng với bạn bè , bạn cùng sở hoặc là đồng tu nói chuyện với nhau , chứ không phải ngày nào cũng yêu cầu họ khi tan sở rồi thì lập tức về nhà . Về nhà sớm không phải là xấu , cần để cho họ có một chút tự do , họ muốn làm điều gì cũng được , miễn sao đừng làm chuyện xấu là được , những người vợ như vậy còn tốt hơn so với những người chuyên nói chuyện thị phi , đánh bài , uống rượu , nhảy đầm . Cho nên vợ mình muốn đi nghe kinh , nghe những chuyện đạo đức , đó là những người vợ tốt nhất . Họ học ngồi thiền để cho tâm tính bình thản , điều này có gì sai ? Tại sao không để cho họ làm ?

Nhím Hoàng Kim
02-28-2010, 08:32 PM
Trong những gia đình Thiên Chúa Giáo , từ nhỏ cha mẹ của họ đã dạy dỗ con cái những chuyện đạo đức , dạy họ Thánh Kinh . Nhưng ở Đài Loan hình như thiếu một bầu không khí như vậy , cho nên thấy rất mới lạ . Sư Phụ muốn dạy các em nhỏ không phải dễ dàng , cần phải xin phép cha mẹ , ông nội , bà nội ..., nhưng không một ai đồng ý , bởi vì phương pháp dạy dỗ này ở Đài Loan dường như là một điều rất mới . Trong những gia đình Thiên Chúa Giáo , từ nhỏ các em bé đã bắt đầu đi học Thánh Kinh , có phải như vậy không ? Phật giáo tương đối dân chủ , không cưỡng ép các em bé đi học giáo lý của Phật , và muốn dạy các em cũng không phải dễ dàng . Sư Phụ nghĩ rằng sau này Sư Phụ sẽ thay đổi thân phận , trở thành nữ tu của Thiên Chúa Giáo , như vậy dễ dạy dỗ người ta hơn (Mọi người cười). Bất luận họ làm gì , đều được cho rằng đó là việc nên làm . Các vị nữ tu hoặc các Cha nói gì , thì những người theo học làm theo , như vậy mới dễ dạy dỗ hơn . Ngược lại , Phật Giáo quá dân chủ , nhiều lúc là một chướng ngại , dường như phải đi khẩn cầu lạy lục họ , để họ đi học những chuyện đạo đức .

Thế giới rất đau khổ , nếu không giúp các em giải thoát , thì muốn các em làm gì ? Cha mẹ có thể bảm đảm con cái của mình sau này có được sung sướng không ? Chỉ có Sư Phụ mới có thể bảo đảm , như vậy ai tốt hơn ai ? Quyết định của ai chính xác hơn ? Tại Đức , Sư Phụ có một cô bạn , cũng là bạn đồng tu với Sư Phụ , chồng của cô không tu hành , thích ăn thịt uống rượu , tuy người này thích thầy của Sư Phụ , nhưng lại không muốn tu hành , bởi vì nghiệp chướng riêng của ông . Tự mình không muốn tu hành cũng chẳng sao , lại không muốn cho vợ của ông và con của ông tu hành , nhưng sau đó vợ của ông đã thọ Tâm Ấn , rồi đến đứa con của ông cũng đi thọ Tâm Ấn . Đứa bé này nhất định muốn thọ Tâm Ấn , nên đã đến khẩn cầu thầy của Sư Phụ , nhất đinh phải truyền pháp cho nó , trong hoàn cảnh như vậy , thầy của Sư Phụ không cách nào từ chối được .

Bình thường là một người mẹ , cô có ý kiến của mình , không phải chỉ có người cha mới có quyền phát biểu , có quyền quyết định . Nếu như người cha ở bên ngoài khổ cực kiếm tiền , người mẹ cũng kiếm tiền , và còn khổ nhọc hơn người cha nữa ; người mẹ về nhà còn phải làm việc nhà , còn người cha không làm bao nhiêu . Nếu chỉ có người cha kiếm tiền đem về thì còn có thể hiểu , nhưng người mẹ của đứa bé này vừa phải làm việc , mà khi về nhà lại phải giặc áo quần cho chồng con , nấu cơm cho cả nhà ăn , một người cha như vậy còn có thể nói được điều gì ? Ngoài công việc làm của ông ra , ông còn chia sẻ những điều gì không ?

Nhưng đã kết hôn rồi Sư Phụ khuyên quý vị không nên ly hôn . Đã kết hôn rồi , ly hôn để làm gì ? Kết hôn là chúng ta đi tìm một người bạn cho mình , dù cho người ấy như thế nào , chúng ta cũng vẫn hy vọng chung sống hòa bình với họ , đó là giáo lý của Sư Phụ , Sư Phụ không khuyên người khác ly hôn . Nhưng người ấy cần phải biết lập trường của mình , không thể vì lòng tốt của vợ mà trở nên một kẻ độc tài . Cho dù không có cha , người mẹ và đứa con vẫn có một cuộc sống sung sướng như thường .

Nhưng tốt nhất là đừng lập gia đình , khi mà ta chưa hiểu rõ chính mình hoặc là điều kiện hôn nhân không lý tưởng từ đâu sinh ra ? Chết sẽ về đâu ? Sau khi chết sẽ đi đâu và sẽ làm gì ? Tại sao mình là nam ? Người ấy là nữ ? Những điều này chúng ta cần phải hiểu rõ , chưa hiểu rõ sẽ gây phiền phức cho chính mình , lập gia đình , có nghĩa là ràng buộc lấy mình , có phải vậy không ?

Không lập gia đình không có nghĩa là bất hiếu , một đứa con hiếu thảo là gì ? Thứ nhất , khi cha mẹ lúc còn sống , phải ân cần tiếp đãi họ , cho họ đủ ăn , đủ mặc , một nơi êm ấm để trú ngụ . Thứ hai , nếu như chúng ta biết giáo lý giải thoát , về nhà nói cho họ nghe , để cho họ cũng được thứ phước báu ấy , đó là một phước báu tối thượng , chứ không phải phước báu nhỏ nhặt , mà là một thứ phước báu lớn lao nhất , đó mới là một đứa con có hiếu , chứ không phải lập gia đình mới là hiếu thảo . Dù cho quý vị đã lập gia đình , nếu không sinh con , thì phải làm sao ? Lập gia đình không bảo đảm được có con , giả sử như có con , quý vị có bảo đảm rằng chúng sẽ nghe lời không ? Nếu chúng ra ngoài làm những chuyện bậy bạ , làm những chuyện xấu xa , vậy phải làm sao ? Nếu như cha mẹ của quý vị vẫn còn tại thế , thấy quý vị không lập gia đình mà lo lắng , lúc đó nếu quý vị lập gia đình , thì họ sẽ vui hơn một chút . Nhưng vạn nhất cha mẹ của quý vị đã qua đời rồi , có thể một ngày trở lại , họ sẽ nói với quý vị rằng : "Con ơi đừng lập gia đình , lập gia đình rồi sẽ khổ lắm", nhưng quý vị sẽ không nghe thấy . Một đứa con hiếu thảo thật sự là một đứa con làm chuyện đạo đức , hoặc trở thành một người đại khai ngộ , đó mới thật sự là "chân hiếu" chứ không phải lập gia đình mới là hiếu thảo .

Lục Tổ Huệ Năng là một đại thiền sư , trong gia đình ông là đứa con duy nhất , mẹ của ông lúc đó lại già rồi , ông một mình ngày ngày đi bữa củi , ân cần nuôi nấng mẹ già . Nhưng có một ngày , ông nghe một người niệm kinh Kim Cang , ông liền lãnh ngộ ; ông nói thế giới này , không có ý nghĩa gì cả , ông muốn tu hành , muốn trở thành một người đại khai ngộ , một người có trí huệ , ông muốn hiểu rõ , ông từ đâu đến ? Ông là ai ? Tại sao đời người của chúng ta chỉ không quá một trăm năm ? Tại sao không phải là một hai ngàn năm ? Tại sao đời người ngắn ngủi như vậy ? Tại sao làm người lại đau khổ như vậy ? Ông muốn đi tìm thầy học Đạo .

Nhưng lúc đó không có tiền , ông làm sao đi tìm thầy học Đạo ? Vừa vặn có một người bạn đến giúp đỡ ông , cho ông đủ tiền lộ phí , lại bảo đảm sẽ săn sóc mẹ già cho ông , cho nên ông đã an tâm đi cầu Đạo , và sau đó ông không trở lại . Sau đó ông trở thành một thiền sư nổi tiếng , ngàn năm về sau chúng ta vẫn còn tôn kính ông .

Cho nên làm như Đại Sư Huệ Năng mới thật sự là đứa con hiếu thảo . Chúa Giê Su cũng không lập gia đình , cũng không có con cháu để nối giỏi tông đường cho cha mẹ thấy . Lúc còn trẻ tuổi , ông đã qua Ấn Độ tìm thầy học Đạo , về sau trở thành một vị Đại Sư nổi tiếng nhất thế giới , nếu như cha mẹ của ông biết thì có phải là sung sướng lắm không ?

Nhím Hoàng Kim
03-02-2010, 04:30 PM
Lập gia đình không phải là phương pháp báo ân duy nhất , cách báo ân cao cả nhất là chúng ta khai ngộ thành Phật , chúng ta không những độ cho chính mình mà còn độ cả cha mẹ và những thân nhân . Bởi vì sau khi cha mẹ qua đời , rất có thể không được lên Thiên Đàng , ngoại trừ họ có đầy đủ phước báu mới có thể lên trên ấy . Nếu như bây giờ quý vị làm chuyện xấu , ví dụ như giết người , dùng súng uy hiếp hoặc làm những chuyện xấu xa khác , thì cha mẹ của quý vị sẽ bị liên lụy , phước báu sẽ giảm bớt . Nhưng nếu như quý vị tu hành giỏi , trở thành người có đạo đức , người có phước báu , thì cha mẹ của quý vị sẽ lập tức siêu sanh lên Thiên Đàng . Người bình thường sau khi chết , rất đau khổ , rất cô đơn , không có ai đến cứu , rất có thể đi địa ngục , phạm một lỗi lầm nhỏ cũng không tránh khỏi địa ngục , phiền phức rất nhiều , bởi vì pháp luật của vũ trụ rất nghiêm khắc , rất cứng rắn , hoàn toàn không nói đến tình người bác ái .

Một người còn độc thân , rất tự do ; sau khi lập gia đình đi đâu cũng không được thuận tiện , có con cái lại càng phiền phức hơn . Nhưng điều này cũng tùy vào ý nguyện cá nhân của quý vị , lập gia đình hay không là do chính quý vị quyết định . Nếu như cha mẹ của quý vị đã qua đời , và anh chị của quý vị đã thành gia thất , lúc đó quý vị là người duy nhất còn lại , có thể dốc lòng tu hành , cứu cha mẹ của quý vị , đó là trách nhiệm của quý vị , cũng là phương cách trực tiếp để báo đền ơn đức của cha mẹ quý vị . Nếu như quý vị lập gia đình , tự mình tạo thêm ràng buộc , làm thế nào đảm nhận nghiệp chướng của cha mẹ quý vị ?

Sư Phụ nói thật với quý vị , lập gia đình không có gì tốt cả , không lập gia đình mới là người thông minh . Quý vị nhìn người khác sau khi lập gia đình , thường hay khóc lóc , bởi vì con cái không hiếu thảo , ở bên ngoài gây náo loạn , về nhà gây với cha mẹ , tuy ngày ngày quý vị nhỏ nước mắt khuyên chúng , nhưng trung ngôn nghịch nhĩ , chúng nó nghe không lọt tai . Không phải có con là được rồi , đời đời kiếp kiếp chúng ta có biết bao oan gia , họ đến đây làm con cái của chúng ta để rửa hận , chúng ta không để cho chúng có cơ hội là tốt nhất .

Những người có gia đình thì tương đối khổ cực hơn , vợ chồng đồng tu thì không sao , nếu không sẽ gây nên ít nhiều phiền não , nếu không phải là người chồng không cho họ đến , thì người vợ không để cho họ đi , hoặc nếu không nữa thì con cái sẽ gây ra nhiều phiền phức , đều là những chuyện buồn bã khó khăn . Lập gia đình quả thật không có gì hay cả . Trong kinh của Thiên Chúa Giáo cũng nói đến không lập gia đình là tốt nhất .

Quý vị có muốn thử cuộc sống của Sư Phụ không ? Những người theo Sư Phụ ăn uống rất giản dị , mỗi ngày một bữa , mặc những đồ thô sơ , hai ba bộ quần áo thay đổi là đủ , mỗi ngày ăn hai ba chén cơm là nhiều nhất , thời giờ còn lại là để tu hành , đọc kinh , làm việc , nghỉ ngơi . Nếu chúng ta muốn sống cuộc đời thánh thiện như Phật Thích Ca , Chúa Giê Su , Lão Tử ..., chúng ta muốn trở nên người như các vị thánh nhân thời xưa độ rất nhiều chúng sanh , cứu rất nhiều chúng sanh , chứ không phải cứu cha mẹ , thân nhân của chúng ta mà thôi , thì Sư Phụ nghĩ cuộc sống như vậy mới là lý tưởng cao quý , lập gia đình chỉ có thể độ một gia đình nhỏ mà thôi ; không lập gia đình , làm một người tự tại , có thể độ được rất nhiều chúng sanh , rất có ý nghĩa . Cá nhân Sư Phụ cảm thấy xuất gia rất vui vẻ , Sư Phụ không rõ tại sao quý vị không làm .

Những người chưa lập gia đình , Sư Phụ khuyên quý vị nên suy nghĩ kỷ rồi mới lập gia đình . Thật vậy , việc lập gia đình của quý vị chẳng có quan hệ gì đến Sư Phụ . Nếu như quý vị muốn hỏi thì câu trả lời của Sư Phụ là : "Đừng có lập gia đình". Lời nói này là từ nội tâm của Sư Phụ thành thật nói ra , bây giờ quý vị không nghe lời khuyên của Sư Phụ , sau khi lập gia đình sẽ đến khóc lóc với Sư Phụ , Sư Phụ cũng thấy rất đau lòng . Sư Phụ có hai đứa học tò , bây giờ đã lập gia đình rồi , trước đây Sư Phụ bảo chúng , đừng có lập gia đình , nhưng chúng không nghe , sau khi lập gia đình rồi , thường rơi nước mắt , chạy đến Sư Phụ than oán khổ cực Sư Phụ nói Sư Phụ đã nói với cô rồi , cô không nghe , bây giờ đến phàn nàn cũng vô ích , trễ quá rồi , đã có con cái , về sau càng thêm phiền phức .

Cho nên Sư Phụ chỉ khuyên người không nên lập gia đình , nhưng nếu như đã có gia đình rồi , thì không nên ly hôn , Sư Phụ không khuyên người ly hôn . Ví dụ chúng ta có một đứa con , tuy rất xấu , nhưng dù sao đi nữa , nó cũng là người thân của chúng ta , chúng ta không thể liệng nó xuống biển và bỏ mặc nó . Kết hôn là như vậy , tốt hay xấu chúng ta vẫn phải ở chung , và sống trọn đời cho đến khi chúng ta rời khỏi thế giới này ; nếu đã có con cái , ly hôn sẽ gây những ảnh hưởng không tốt cho con cái . Nhưng nếu như chưa lập gia đình thì đừng vội lập gia đình , lập gia đinh một hai năm rồi lại muốn ly hôn , lúc đó có con nhỏ , có cảm tình , rất khó mà cắt đứt .

Nhím Hoàng Kim
03-07-2010, 08:15 PM
http://img28.imageshack.us/img28/4060/hspn84.jpg

http://img16.imageshack.us/img16/3965/a10yi.jpg

Quyển VIII : Bài 1

TÌM HIỂU VỊ MINH SƯ BÊN TRONG CỦA
CHÍNH MÌNH ĐỂ NHẬN THỨC ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ

Sư Phụ khai thị tại Boulder , Colorado , Hoa Kỳ .

Ngày 9 tháng 3 , năm 1991

Xin chào quý vị ! Sư Phụ rất vui mừng khi thấy có nhiều người Hoa Kỳ xinh đẹp hôm nay . Phải , Sư Phụ rất ngạc nhiên . Sư Phụ được báo là hội trường đã đông nghẹt người và những người này đều rất xinh đẹp . Sư Phụ nghĩ rằng ông ta nói đúng .

Sư Phụ nghe nói nhiều về thành phố Boulder của tiểu bang Colorado , là nơi rất thiêng liêng và có một nguồn năng lực rất tốt đẹp . Sư Phụ đa nghe nói đến từ nhiều năm qua và đã đọc qua một số sách báo về tâm linh của thành phố Boulder này . Thật ra , hai năm trước Sư Phụ đã được mời đến Colorado một vài lần , lần đầu là thành phố Denver và sau đó là Boulder . Sư Phụ đã bỏ qua nhiều lần , nhưng lần này khi ghé qua Mỹ , Sư Phụ nghĩ rằng nên tới thăm . Mọi người có khoẻ không ? Tốt !

Sư Phụ rất hân hạnh khi thấy quý vị đã dành thời giờ đến đây để chúng ta có dịp gặp nhau - có thể chỉ một lần trong nhiều thế kỷ hay trong nhiều kiếp . Vì chúng ta không thể biết còn có cơ hội này nữa không . Chúng ta có thể trở thành một thân thể khác , có khi không được tốt đẹp như bây giờ . Bởi thế chúng ta nên nhận lãnh ân huệ này ngay từ bây giờ .

Sư Phụ biết rằng có nhiều người trong quý vị nơi đây đang đi trên những con đường tâm linh khác nhau hoặc chiều hướng khác nhau để tìm Thượng Đế , Phật tánh , Zen hoặc Đạo . (Có trở ngại về máy vi âm). Đó là giọng của Sư Phụ . Được chưa ? Tất cả mọi người nghe Sư Phụ nói có rõ chưa ? Cảm ơn quý vị . Giọng của Sư Phụ rất nhỏ , ngoại trừ khi Sư Phụ hét lên , quý vị biết không , giống như giọng của phái nữ . Đôi khi Sư Phụ phải làm nhiệm vụ của mình qua hình dáng của người nữ . Sư Phụ phải là nữ , nếu không người ta sẽ nghĩ rằng chỉ phái nam mới có thể thành Phật , Chúa hoặc là Vô Thượng Sư . Điều đáng mừng là nữ phái cũng có thể thành Vô Thượng Sư - đệ tử của Sư Phụ đều nghĩ như vậy . Rất tiếc Sư Phụ không nghĩ thế , bởi vì chúng ta không phải là nữ mà cũng chẳng phải là nam . Tất cả đều là Phật , "Phật vô minh"; cũng như mỗi quốc gia đều giống nhau , chỉ khác là có nước chậm tiến và có nước văn minh , phải không ?

Cho nên chúng ta cũng có thể tự mình phát triển bằng cách theo học một phương pháp , một lối sống , một đường hướng nào đó để lèo lái đời sống hằng ngày của chúng ta . Hầu hết mọi người hình như có một cuộc sống không được tốt đẹp cho lắm ? Sư Phụ không có ý ám chỉ quý vị . Có thể đường hướng của quý vị đã tốt đẹp rồi . Xin quý vị hãy nghe đây như là một sự hướng dẫn tổng quát .

Cuộc sống của chúng ta được chia ra làm nhiều đẳng cấp và mọi người đều biết rằng đẳng cấp cao nhất là sống trong khi nhận thức được Thượng Đế , hay khi chúng ta đã thật sự được câu thông hoặc nhận biết được Phật tánh của chính mình . Nhiều người đã cố gắng để nhận thức được Thượng Đế hay tìm được Phật tánh qua các phương pháp quán tưởng khác nhau . Quán tưởng hay thiền định là phương cách tốt nhât để chúng ta nhận biết được bản lai diện mục của chính chúng ta . Nhưng có rất nhiều phương pháp thiền định ; và dù quý vị có tìm được phương pháp nào đúng nhất , nhanh nhất hoặc mau chóng nhất , thì mỗi phương pháp cũng có nhiều đẳng cấp khác nhau .

Giả sử bây giờ chúng ta bàn về phương pháp cao nhất . Nếu chúng ta tìm được một phương pháp nào hay , cách thiền nào đúng để đạt được chân ngã , thì chúng ta sẽ thấy ngay được một khía cạnh nào đó của sự khai ngộ , một bằng chứng rõ rệt qua sự hiện hữu của chân ngã , để nhận biết ngay lập tức là chúng ta không phải chỉ có xác thân này không thôi , mà còn có gì khác nữa . Chúng ta sẽ cảm thấy tâm thức được nâng cao , không hẳn là sự phấn khởi . Vì khả năng ngôn ngữ có giới hạn nên không thể diễn tả hết trạng thái nhập định thiêng liêng , khi chúng ta tình cờ đi đúng đường hay rơi vào đúng trạng thái ý thức Thượng Đế . Chúng ta gọi đó là "tức khắc khai ngộ"

Mỗi ngày nếu chúng ta cứ tiếp tục theo con đường hoặc phương pháp nào đó để tiến tới gần Thượng Đế , thì chúng ta sẽ tiến bộ hơn và càng ngày càng biết chắc chắn về sự giải thoát của chính mình , càng chắc chắn hơn về sự vĩ đại của chúng ta . Cho đến một ngày chúng ta có thể nói với chính mình rằng : "À ! Ta và Cha ta là một", hoặc "Ta là thế đó", hoặc "Ta là Đồng Nhất Thể". Nhưng lúc đó mình không có ý tự hào và tự kiêu nữa . Vì đó chỉ là sự thật . Chúng ta chỉ mới khám phá ra trạng thái thật sự của giác ngộ , trong đó chúng ta biết rõ mình là ai , biết rõ con người trước đây của chúng ta . Chỉ vậy thôi . Khi tìm lại được những gì thuộc về mình , chúng ta không kiêu hãnh mà chỉ sung sướng vì nhận biết lại được những điều đó . Điều này thật đơn giản .

Nhiều người thường hiểu lầm khi có người nào đó tuyên bố hoặc xưng tán là Phật . Nhưng thường thì những vị Phật không bao giờ tự nhận rằng "Ta là Phật", ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt - khi các đệ tử hỏi hoặc cần minh xác . Hầu hết họ đều được các đệ tử của họ xưng tôn là Chúa , là Phật hay là Vô Thượng Sư . Nhiều người hiểu lầm và nghĩ rằng người được xưng tụng là Minh Sư hay Phật sẽ rất hãnh diện , cho rằng ông hoặc bà ấy muốn đề cao sự đạt thành , vinh danh cho chính họ - Phải , phải Sư Phụ không thể bỏ sót "phái nữ" ! Nhưng thật sự không phải như vậy . Điều đó cũng như quý vị khi ra trường , lấy được bằng tiến sĩ và nói , "Tôi mới đậu bằng bác sĩ", hoặc "Tôi vừa thi đậu bằng tiến sĩ", chỉ vậy thôi . Chúng ta vui mừng vì đã đạt được mục đích mà chúng ta đã cố gắng theo đuổi trong bao năm qua .