PDA

View Full Version : ✿ SÁCH KHAI THỊ - Các bài thuyết giảng của Thanh Hải Vô Thượng Sư



Pages : 1 [2] 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Nhím Hoàng Kim
07-24-2007, 08:40 PM
Ngoài ra còn có 1 bộ kinh có liên quan Với Kinh A Di Đà tức là Kinh Quán Vô Lượng Thọ . Trong bộ kinh này , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói : Chúng ta nên làm cách nào để quán tưởng Phật A Di Đà , quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát , còn nói rõ Tây Phương Tinh Độ có những quang cảnh gì , muốn đạt được thượng phẩm thượng sanh , trung phẩm trung sanh , hạ phẩm hạ sanh ... Nên có những điều kiện gì ? Nên tu 16 thứ quán tưởng mới có thể vãng sanh Tây Phương , đó là đại khái nội dung của Kinh Quán Vô Lượng Thọ , thật ra đó cũng coi như là Kinh A Di Đà .

Trong Kinh A Di Đà Phật có ghi :" Một lòng xưng niệm A Di Đà Phật , 1 ngày , 2 ngày , 3 ngày đến 7 ngày nhất tâm bất loạn , sẽ sanh Tây Phương ." Nhưng chúng ta thử niệm coi có thể giữ được nhất tâm bất loạn không ? Một cái niệm cũng không được , đừng nói chi là 1 ngày , 2 ngày hay là cho đến 7 ngày . Tại sao cái pháp môn đơn giản như thế , chúng ta cũng không làm được ? Nhất định có chỗ nào không đúng bởi vì chúng ta không thấy được "Vô Lượng Quang" , chỉ biết dùng miệng niệm mà thôi , như vậy còn chưa đủ , "Niệm" ý nghĩa của nó là "tưởng niệm" , 2 chữ tưởng niệm trong chữ Trung Hoa bao gồm là chữ "Tâm" , ý nói phải dùng "Tâm" niệm , nếu như muốn dùng "Tâm" niệm thì trước tiên phải thấy được rồi mới có thể dùng "Tâm" mà niệm , có phải vậy không ?

Thí dụ 1 người con trai tưởng nhớ 1 người con gái , cần phải gặp mặt rồi sau đó mới tưởng nhớ được , có phải không ? Ít nhất cũng phải nghe được tiếng nói của đối phương hay thấy được đôi tay của đối phương hay thấy cô ấy đi ngang qua , hay thấy mặt cô ấy như vậy mới về nhà tương tư phải không ? Tương tư tức là 2 người tưởng nhớ với nhau , không thấy mặt nhau làm sao tưởng nhớ ? Có hiểu ý chưa ? Nếu như cứ cưỡng bách đầu óc của chúng ta tương nhớ thì ta sẽ nhức đầu . Xưa kia con gái đều bị nhốt trong nhà , không thể ra ngoài dễ dàng cho nên ít có những chuyện tình như vậy , cơ hội bị bệnh tương tư rất ít , bây giờ thì nhiều hơn , 2 bên trai gái có nhiều cơ hội gặp mặt cho nên tưởng nhớ cũng nhiều .

Cũng như vậy , nếu như chúng ta muốn "Tưởng Niệm Phật" , nếu không thấy được Phật làm sao có thể tưởng niệm ? Cho nên rất khó "nhất tâm bất loạn" , không phải chúng ta không muốn , nhưng bởi vì chúng ta không thấy được Phật . Cho nên nếu muốn nhất tâm bất loạn thì nên thấy được Vô Lượng Quang trước , thấy được AMITABHA , đem cái "Hữu Lượng Quang" của chúng ta tương hợp với "Vô Lượng Quang" , lúc đó mới có thể tương tư , mới có thể "Tưởng Niệm" , Phật mới liên lạc được với chúng ta , chúng ta mới có thể giao cảm với Phật được .

Chúng ta đã là Vô Lượng Quang thì bên trong của chúng ta vẫn còn có ánh sáng , bất luận ánh sáng này lớn hay nhỏ , chúng ta chỉ cần có ánh sáng này thì nhất định sẽ có phương pháp thấy được Vô Lượng Quang . Lúc thấy được ánh sáng cũng còn gọi là "Hoa Khai Kiến Phật" . Phật không phải là cái dáng hình mà mọi người thường tưởng tượng , đương nhiên Phật có thể biến hóa thành 1 dáng người nhưng đó không phải là dáng hình vốn có của Ngài . Phật là vô hình tướng nhưng có thể biến hóa thành bất cứ hình dáng nào cho nên mới nói :" Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có trăm ngàn ức hóa thân " , "Quan Thế Âm Bồ Tát có 32 ức khắp trần xá" , "Vô Lượng Quang , quang trung hóa Phật vô số ức , hóa Bồ Tát chúng diệt vô biên" , bởi vì các Ngài vốn là Vô Lượng Quang , muốn biến thành hình dáng nào cũng được .

Bây giờ chúng ta lại nói đến "Hoa Khai Kiến Phật" nhưng thấy được Phật gì ? Tức là thấy "Vô Lượng Quang" này , ánh sáng này sẽ biến thành Quán Thế Âm Bồ Tát , sẽ biến thành A Di Đà Phật , biến thành Đại Thế Chí Bồ Tát , muốn biến thành ai cũng được , đều là từ Vô Lượng Quang của chúng ta biến hóa ra cho nên nói rằng "tất cả đều do tâm tạo ra". Nhưng mà khi chúng ta chưa tìm được cái "Tâm" này , chúng ta không thể nói "tất cả là do tâm tạo" bởi vì chúng ta không thể biến hóa được cái gì hết . Chúng ta muốn hết bệnh , bệnh không hết , muốn phát tài , rốt cuộc lại không có tiền . Muốn đi Tây Phương , rốt cuộc biến thành đi Đông phương (thính chúng cười) , muốn đi Thiên Đàng rốt cuộc lại xuống địa ngục , đó đều bởi vì chúng ta chưa tìm được cái "Tâm" của chúng ta cho nên không thể nói "tất cả đều do tâm tạo" . Khi chưa thấy được Vô Lượng Quang , chúng ta chưa thật sự "Niệm Phật" , Sư Phụ chỉ căn cứ theo kinh điển mà nói chứ không phải phê bình quí vị niệm Phật , Sư Phụ cúng không biết quí vị niệm Phật làm sao ? Chỉ nói ra để cho mọi người hiểu và tham khảo mà thôi .

Nhím Hoàng Kim
07-25-2007, 08:27 PM
Trong mình của chúng ta có 1 cánh cửa , thật ra nó cũng không phải là cửa , nói là con mắt cũng không phải là con mắt , miễn sao là từ nơi đó chúng ta có thể mở được trí huệ của chúng ta cho nên mới có người gọi nó là "con mắt trí huệ" . Bởi vì sau khi mở con mắt trí huệ này , ta có thể thấy Phật , có thể có trí huệ của Phật cho nên có người còn gọi đó là "con mắt Phật" . Nếu chúng ta biết cách mở chỗ đó , chúng ta sẽ thấy được cái "bản tánh" của mình , thấy được chúng ta , tức là "ánh sáng" . Mới ban đầu thì chỉ thấy được "hữu Lượng Quang" , sau khi thành Vô Lượng Quang thì biến thành "Vô Lượng Thọ" . Lúc đó chúng ta đã liễu thoát sanh tử , không sanh không diệt , không tới không đi , biến thành "Như Lai" .

Đa số người tuy rằng tu rất nhiều pháp môn nhưng lại quên đi trọng điểm này , trước tiên phải mở cái cửa đó , nơi đó có ánh sáng , sau khi mở được cửa đó mới thấy được con đường , sau khi mở được con mắt huệ này , chúng ta có trí huệ , chúng ta mới có thể thấy được "Phật Tánh"hay là "Phật Quang" hoặc là "tự Tính Quang" . Ánh sáng Phật là ánh sáng tự mình chúng ta , bởi vì chúng ta vốn là Phật cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói :" Chúng sinh đều có Phật Tánh" . Ngài không có lường gạt chúng ta chỉ vì chúng ta không tự biết mà thôi . Không mở "cửa" là lỗi của chúng ta , mở được cái cửa trí huệ này rồi , chúng ta mới hiểu biết , đức Phật Thích Ca Mâu Ni diễn tả Phật A Di Đà như thế nào , lúc đó mới bắt đầu nhận biết được A Di Đà , mới có thể tưởng niệm Ngài . Ban đầu chỉ nhận biết được 1 chút ít , sau này tưởng niệm càng nhiều thì nhận thức càng cao , lúc đó mới chân chính là "Niệm Phật" . "Niệm Phật" theo cách đó nhất định sẽ vãng sanh , không cần phải đợi đến 60 , 70 tuổi mới vãng sanh , hiện tại có thể vãng sanh ngay .

Ý nghĩa của vãng sanh là gì ? Tức là "ra đi" . Ra đi là gì ? Tức là chân thể hay là chân nhân của chúng ta thoát ra từ thân thể này , cũng như Sư Phụ vừa mới nói đến cái ly nước , nước bị nhốt trong ly , nếu như lấy đi cái ly thì nước sẽ hòa tan trong biển , nếu như không dời cái ly đi , nước trong ly sẽ dần biến chất , biến thành có mùi vị , sẽ hôi thối và hư mất . Dòng nước cũng như vậy , nếu như nước chảy không ngừng , thì không sao hết , nước rất trong sạch , nếu như có 1 người , xây 1 cái hồ không cho nước lưu thông , trải qua vài ngày , sẽ bắt đầu sinh muỗi , cá , ếch , sanh ra rất nhiều thứ không được trong sạch như trước nữa . Bởi vì nước trong hồ không có lưu động , không có hòa với dòng nước , sẽ biến thành "nước chết" .

Cũng như vậy , nếu chúng ta bị cái thân thể này nhốt lại , ánh sáng của chúng ta mỗi lúc 1 tối thêm , chúng ta càng ràng buộc càng đau khổ , bởi vì chúng ta bị gián đoạn với cái "dòng ánh sáng lớn" này , không thông với nhau , cho nên biến thành rất cô đơn , rất đau khổ , làm bất cứ cái gì cũng không vừa ý , bất cứ ai cho chúng ta vật gì cũng không vừa lòng , dần dần chúng ta sẽ bị hư hoại , bị thúi , cùng lắm chỉ sống 100 năm mà thôi . Sau khi chúng ta thối nát rồi , ánh sáng cũng tiêu tan không còn , thân thể cũng rã tan , lúc đó không biết chạy đâu ? Tất cả chúng ta đều kỳ vọng tự mình có thể vãng sanh ngay . Đợi thời gian nào , chúng ta mới thực sự vãng sanh , hiện giờ nếu không thực tập , đợi cho thời gian đến rồi chúng ta không biết làm sao đây ?

Thí dụ nếu từ nhỏ chúng ta không chịu học hành , khi lớn lên có thể nào biến thành con người có học vấn không ? Chết rồi thì càng không thể biến thành con người có học vấn . Cho nên muốn có học vấn , cần phải học trước , không học không thể có thành tựu được , 1 người nông phu chết rồi không thể biến thành y sĩ được . Cũng như thế , nếu như chúng ta bây giờ không biết vãng sanh là gì , chúng ta đều bị cưỡng bách lìa đời , không phải là vãng sanh thật sự .

Nhím Hoàng Kim
07-26-2007, 08:46 PM
Cho nên niệm Phật phải biết niệm bằng cách nào mới đạt được "nhất tâm bất loạn" , mới có thể bảo đảm vãng sanh . Nếu như bây giờ đã biết được vãng sanh rồi , chỉ cần chờ tất cả nhân quả của đời này giải quyết xong , rồi chúng ta liền có thể đi . Cho nên từ xưa đến nay có rất nhiều vị đại sư biết trước ngày đi , trước khi đi , họ sẽ báo cho các đệ tử lúc nào họ đi , nếu như có người yêu cầu họ nán lại 1 vài ngày , họ cũng có thể nán lại đôi ngày bởi vì họ đã biết trước và đã chuẩn bị xong rồi , họ sẽ tắm rửa trước và chiêu tập các đệ tử đến , mọi người cùng chung uống trà (thính chúng cười) , dùng trà xong mới an nhàn lìa trần . Bởi vì mỗi ngày họ thực tập vãng sanh , đã quen thuộc hết rồi , cũng như mình đi chợ mua rau cải , ngày ngày đi qua đi lại rất thuộc đường , cho dù có nhắm mắt cũng có thể đi đến được cho nên đối với họ vãng sanh rất là đơn giản như vậy .

Nếu như mỗi ngày chúng ta đều đóng cửa không ra ngoài , qua 1 đoạn thời gian , cửa đó không mở được nữa , có phải như vậy không ? Bởi vì cửa đã bị rỉ sét , cho dù có chìa khóa cũng không mở được , cánh cửa như bị đóng kín lại . Thân thể chúng ta cũng có 1 cánh cửa , nếu như bây giờ chúng ta không cố gắng từ từ mở , mỗi ngày không mở , đến khi muốn đi thì rất khó mở ra . Cho nên chúng ta thấy những người lâm chung , nếu như trước kia họ không có công tu hành , khi ra đi họ sẽ rất đau khổ , vì sao thế ? Bởi vì chính linh hồn (linh thể) của họ tức là chủ nhân , cái "Chân Nhân" của họ muốn đi nhưng cửa không mở ra được , chạy cùng khắp nơi , rất đau khổ , không biết phải mở cửa từ đâu và không biết phải đi về đâu . Cũng như lúc hỏa hoạn , nếu như không cách nào chạy ra cửa chánh , chỉ còn cách kéo rách màn , phá cửa sổ trong phòng vệ sinh chạy ra , lúc nhảy ra rất có thể bị té gãy tay hay gãy chân , thân thể có thể bị thương , trong tình trạng gấp rút không thể nào thoát ra bằng cửa chính , bởi vì quá khẩn cấp rồi , cho nên chỉ còn cách nhảy đại ra , rốt cuộc bị thương hay đụng trúng những vật gây nguy hiểm đến tính mạng .

Cũng như vậy , bây giờ nếu chúng ta không biết cửa lớn là gì , ở đâu ? Chúng ta không chuẩn bị , không có mở sẳn , như vậy lúc lìa đời , đương nhiên sẽ rất đau khổ , chúng ta muốn đi mà không đi được , chỉ còn cách chạy đến những cánh cửa khác , chúng ta sẽ gặp cảnh giới của Địa Ngục , Súc Sanh , Ngạ Quỉ , A tu La , chết rồi thì biến thành Địa Ngục , Ngạ quỉ , Súc Sanh , A tu La ...

Ngoài ra trong Kinh A Di Đà , đức Phật cũng có nói , người không đủ phước báu không thể sanh ở cõi Tây Phương Cực Lạc , quí vị nghĩ coi niệm A Di Đà Phật , như vậy có đầy đủ phước báu không ? (Thính chúng đáp : không đủ) . Vì vậy chúng ta cần phải thêm vào những phần đã giảng trong Kinh Kim Cang như : bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định , luyện trí huệ , có thể làm như vậy mới đủ , nếu không đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ cần niệm Kinh A Di Đà là đủ rồi . Vì sao còn phải nói Kinh Kim Cang ? Lúc Phật Thích Ca giảng thuyết Kinh A Di Đà thì có Ngài A Nan , Ngài là đệ tử của Phật , bởi vì Ngài A Nan nên đức Phật mới giảng thuyết Kinh Lăng Nghiêm . Khi Đức Phật giảng thuyết ở tại núi Linh Thứu Sơn (Ngài A Nan cũng có mặt tại đó) , thì lúc đó bà Hoàng Hậu Vi Đề Hy cũng bị nhốt trong ngục , bà hướng về đỉnh núi Linh Thứu Sơn mà đảnh lễ cầu Phật . Đức Phật biết được lòng khẩn cầu của bà Hoàng Hậu Vi Đề Hy , liền phái Ngài A Nan và Ngài Mục Kiền Liên bay vào ngục , hóa thân của Đức Phật cũng đến nơi đó . Khi bà Hoàng Hậu Vi Đề Hy cầu nguyện , đảnh lễ xuống vừa ngước đầu lên đã thấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên tòa sen bá bảo , thân sắc tứ kim rực rỡ , bên tả có Ngài Mục Kiền Liên , bên hữu có Ngài A Nan đồng đứng hầu , người mới giảng Kinh Quán Vô Lượng Thọ cho Hoàng Hậu Vi Đề Hy nghe .

Sau đó Ngài A Nan mới có cơ hội biết thêm được pháp môn niệm Phật chính thức (trong Kinh Lăng Nghiêm) , Đức Phật còn bảo Ngài A Nan nên học Pháp Môn Quán Âm . Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cũng nói nên học Pháp Môn Quán Âm thì mới có thể thành Phật . Bởi vì "Niệm Phật" chỉ có miệng niệm không đủ , cần phải dùng Pháp Môn Quán Âm mở con mắt trí huệ của chúng ta . Gặp được Phật rồi mới có thể "Ngộ Vô Sinh" , câu nói "Hoa Khai kiến Phật Ngộ Vô Sinh" , có nghĩa là không gặp được Phật không thể biến thành bất sanh bất tử . Kiến Phật tức là thấy cái Vô Lượng Quang này , dùng pháp môn đốn ngộ tức là không lâu thì sẽ thấy được Vô Lượng Quang . Pháp Môn Quán Âm tức là pháp môn "Đốn Ngộ" , lạy Phật , niệm Phật là pháp môn "Kiến Ngộ" , phải học từ từ , pháp môn Kiến Ngộ này là do Ngài Thần Tú truyền dạy , còn Ngài Lục Tổ Huệ Năng thì dạy pháp môn "Đốn Ngộ" ; dạy người làm sao có thể lập tức "Kiến Tánh Thành Phật" .

Nhím Hoàng Kim
07-27-2007, 09:05 PM
Hiện thời chúng ta vẫn còn có thể học được pháp môn Đốn Ngộ này , từ xưa đến nay , bất cứ thời đại nào cũng đều có người truyền pháp môn "Đốn Ngộ" và "Kiến Ngộ" , chúng ta có thể tự lựa chọn muốn học pháp môn nào thì học . Nhưng mà muốn tìm 1 người để dạy chúng ta pháp môn "Đốn Ngộ" không phải là dễ , phần đông họ đều dạy Kiến Ngộ , dạy người tu từ từ mỗi ngày lau gương cho sạch như trong câu kệ của Ngài Thần Tú :

Thân thị bồ đề thọ ,
Tâm là minh cảnh đài ,
Thời thời cần phất thức ,
Vật sử nhá trần ai .

Nghĩa là :

Thân như cây Bồ Đề ,
Tâm như đài gương sáng
Cần phải năng lau sạch
Chớ để bợn trần ai .

Nhưng Ngài Lục Tổ Huệ Năng thấu hiểu ra được , Bồ Đề vốn không phải là miếng gương , vốn không là 1 vật , thì còn phải lau chùi cái gì ?

Bồ Đề bản phi thụ ,
Minh kính diệc phi đài ,
Bổn lai vô nhất vật ,
Hà xứ nhá trần ai ?

Nghĩa là :

Bồ đề vốn không cây
Gương sáng chẳng phải đài
Trước sau không một vật
Chỗ nào bợn trần ai ?

Từ bề ngoài nhìn Kiến Ngộ và Đốn Ngộ như là giống nhau , sự thật đẳng cấp hoàn toàn khác nhau . Trong Kinh A Di Đà cũng có nói Pháp Môn Quán Âm , nói đến hào quang . Quán Vô Lượng Quang cũng nói đến tiếng ở bên trong , nhưng hôm nay chỉ nói được 1 ít . "Hoa Khai Kiên Phật" tức là nói chúng ta nên thấy cái "Phật Tánh" này , mới có thể "Ngộ Vô Sinh" . Ngộ Vô Sinh là gì ? Ý nghĩa là bất sinh bất tử , đã liễu thoát sanh tử . Hồi nãy , Sư Phụ có nói đến trong Kinh A Di Đà , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu các thứ thù thắng của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , có hoa sen , có nước Bát Công Đức , có hóa thân thành chim để thuyết pháp trong 24 tiếng không ngừng . Chúng sinh nghe được tiếng nói pháp của chim hay là nghe được cái âm nhạc ảo diệu ngày đêm không ngừng của Thế Giới Tây Phương Cực Lạc , rồi mới có thể nhất tâm bất loạn để niệm Phật , niệm Pháp , niệm Tăng .

Sư Phụ đã nói rồi , nếu như chúng ta không thấy Phật thì không thể thật sự tưởng niệm . Hiện giờ chúng ta không thấy được Phật , cũng không nghe được tiếng của Phật có phải là thảm não không ? Như vậy làm sao có thể niệm Phật ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói rất rõ ràng phải nghe được thứ âm nhạc ảo diệu của Tây Phương Cực Lạc , rồi chúng sanh mới tự nhiên sanh ra tâm niệm Phật , niệm Pháp , niệm Tăng , lúc đó mới thật sự là niệm Phật .

Bây giờ vì chúng ta không thấy được Phật cũng không nghe được tiếng Phật , đương nhiên niệm Phật không thể nhất tâm bất loạn , đó không phải là lỗi của chúng , bởi vì không có người dạy chúng ta làm sao để niệm ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã lìa thế giới này lâu rồi , đại đệ tử của Ngài cũng đi rồi , hiện giờ tuy còn có rất nhiều Pháp Sư nhưng Sư Phụ không chắc là quí vị không có hỏi ? Hay là họ không có biết ? Cho nên quí vị mới không có thể học được Pháp Môn niệm Phật nhất tâm bất loạn . Bởi vì cách thức niệm của chúng ta hình như không đúng lắm , còn chưa đủ 50% , bởi vì chưa có thấy được Vô Lượng Quang , chưa nghe được âm nhạc ảo diệu của Tây Phương Cực Lạc , cho nên không thể nào nhất tâm bất loạn niệm Phật , niệm Pháp , niệm Tăng , Sư Phụ nói thế có phải không ? Quí vị nghe có hiểu không ? (Thính chúng đáp : hiểu .)

Nhím Hoàng Kim
07-30-2007, 08:06 PM
Đức Phật nói như thế nào , chúng ta làm như thế đó , như vậy mới chánh thật là niệm Phật , mới có thể nhất tâm bất loạn . Còn có 1 thứ thần chú "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" , quí vị biết được ý của nó không ? Cái chữ Úm này thật ra không có nghĩa , đó chỉ là tiếng phát âm Phạn ngữ , nhưng phát âm rất giống tiếng của vũ trụ . Nếu như chúng ta tu hành đạt đến trình độ nào đó thì sẽ nghe được 1 thứ âm thanh rất giống như tiếng phát âm của chữ Phạn "Úm" , cho nên mới biến thành 1 thứ thần chú "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" . "Ma Ni" là chỉ cái gì ? "Ma Ni" đại ý là hạt ngọc châu Ma Ni hay là hạt ngoc châu Như Ý . Hàm ý của hạt ngọc châu Như Ý hay hạt châu ngọc Ma Ni chỉ là cái Phật tánh của chúng ta , quí vị có hiểu ý chưa ? Khi ta khai ngộ thì ta được cái hạt ngọc châu Ma Ni này . Vì sao Phật Tánh lại biến thành hạt ngọc châu Ma Ni ? Bởi vì nếu thấy được Phật tánh rồi , chúng ta muốn gì được đó , cũng như hạt ngọc châu Như Ý vậy , có hiểu ý Sư Phụ chưa ? Chúng ta thích những gì , đều được thực hiện hay là còn chưa nghĩ đến là đã có rồi , cho nên mới gọi là hạt ngọc châu Ma Ni .

Hạt ngọc châu Ma Ni là tiếng Phạn , dịch ý ra chữ Trung Hoa tức là hạt châu Như Ý . Nếu như chúng ta có hạt châu Ma Ni , chúng ta sẽ có tất cả . Chữ Pát Mê trong câu "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" chỉ hoa sen , cho nên chúng ta xưng tên của liên hoa sinh Đại Sư là Padma Sambagwa , Padma hay là Padme đều là ý đó , chỉ hơi khác có cái phát âm của các địa phương hơi sai lạc mà thôi . Cho nên toàn câu "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" ý của nó là : Hạt ngọc châu Ma Ni này nằm trong hoa sen , trong hoa sen có hạt châu sáng , có tiếng sấm . Được mô tả trong liên hoa có ánh sáng và âm thanh , có hiểu ý không ?

Trong Kinh A Di Đà có nói "Hoa Khai Kiến Phật" , ý của câu đó cùng ý với câu "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" . Nhưng khi còn chưa thấy được hạt ngọc châu "Ma Ni" , còn chưa thấy được Phật tánh , chúng ta niệm "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" không thấy gì có ích lợi . Câu chú này là do các vị Đại Sư thời xưa thường dùng nó để thức tỉnh chúng ta , nên đi tìm cái hạt ngọc châu Ma Ni này , hạt ngọc châu này nằm trong tòa Liên Hoa của chúng ta . Vì sao gọi là Liên Hoa ? Vì sao gọi là "Hoa Khai Kiến Phật" ? Vì sao không nói : Quả Khai Kiến Phật hoặc là Thủ Khai Kiến Phật hay là Nhĩ Khai Kiến Phật ... vì sao phải nói là Hoa Khai Kiến Phật ? Bởi vì bên trong thân người của chúng ta có nhiều cái "Trung Tâm" trọng yếu có quan hệ đến sanh tử của chúng ta (chữ Phạn là Chakra , ý nghĩa là trung tâm trọng yếu của thân thể) . Trung tâm này nhìn giống như hoa sen vậy .

Thân hình chúng ta có rất nhiều "trung tâm liên hợp" (Yoga Chakra) , vì sao gọi là liên hợp ? Bởi vì nếu như chúng ta tu luyện những trung tâm đó , mở thứ cửa đó , chúng ta liền có thể liên hợp được với tất cả Vũ Trụ , cũng như khi Sư Phụ nói thí dụ của ly nước , chỉ cần đem cái ly nước đi , nước trong ly liền được nhập chung với nước biển , cho nên chúng ta gọi trung tâm đó là "trung tâm liên hợp" . Trong thân thể của chúng ta có rất nhiều những trung tâm đó , trong cơ quan sinh dục , trong đơn điền , trong tim , trong cổ , giữa chân mày , trên đỉnh đầu ... đều có hết .

Khi tu hành con mắt trí huệ của chúng ta sẽ mở ra , thì chúng ta sẽ biết được , nhìn thấy nó như đóa hoa sen vậy , dáng của nó giống như đóa hoa sen nở đầy , cho nên "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm" có ý là hạt ngọc châu trong đóa sen , cùng ý nghĩa như là Hoa Khai Kiến Phật , vì trung tâm đó không giống như là quả mà lại giống đóa hoa sen . Nếu như chúng ta khai mở đóa hoa này ra , thì chúng ta sẽ được hạt ngọc châu "Ma Ni" của chúng ta , cho nên nói "Úm Ma Ni Pát Mê Hùm và Hoa Khai Kiến Phật" "Ngộ Vô Sanh" là ý đó . Cho nên có nhiều kinh điển đều nói như nhau , thần chú và hiển chú cũng như nhau , nếu còn thì giờ chúng ta có thể tham khảo thêm .

Sau khi chúng ta tu hành chúng ta cũng sẽ phát giác ý nghĩa của những thứ chú đó tất là cũng đều như nhau . Nhưng đôi khi chúng ta cũng tự hỏi , các trung tâm đó nhiều như vậy thì chúng ta nên mở cái trung tâm nào ? Đối với vấn đề này , nên đi hỏi những người đã khai mở rồi mới biết được . Thời gian đã hết , chúng ta hãy đọc kinh hồi hướng .

Nhím Hoàng Kim
08-12-2007, 10:10 AM
Sự Ích Lợi Về Tu Hành Pháp Môn Quán Âm

Ngày 7-3-1987
Taipei


Phật Thích Ca hoằng pháp 49 năm đều là nói về pháp môn giải thoát . Ở trong kinh Phật nào cũng đều có nói đến để tán thán Pháp Môn Quán Âm này . Hôm qua có 1 vị thiện trí thức đến hỏi Sư Phụ : Kinh Pháp Hoa là gì ? Câu hỏi đó các vị đồng tu đã nghe Sư Phụ trả lời mấy chục lần .

Kinh Pháp hoa nói đến Pháp Môn Quán Âm , nói đến cái âm thanh bên trong , quí vị về nhà đọc thì sẽ rõ . Người chưa có tu Pháp Môn Quán Âm , không dễ gì hiểu được . Trong Kinh Pháp Hoa , Phật Thíc Ca xưng tán Pháp Môn Quán Âm là "Pháp Hoa Pháp" , "Liên Hoa Pháp" . Trong Kinh Kim Cang , Ngài gọi là "Tịnh Độ Pháp" . Rất có thể vì cách nói nói khác nhau cho nên chúng ta mới dễ bị lầm . Bởi vì căn cơ của chúng sinh khác nhau cho nên cho nên Phật Thích Ca mới dùng những danh từ khác nhau để giải thích cùng 1 pháp môn cho chúng sinh nghe , chứ không phải có nhiều pháp môn khác nhau như vậy . Điều đó , Sư Phụ đã giải thích tại Peng Hu , 1 lát nữa sẽ phát giáo lý cho quí vị về nhà tham khảo . Xin quí vị dùng thời gian đọc kỹ 1 chút thì sẽ hiểu rõ , hôm nay Sư Phụ không muốn thuật trở lại .

Đã 4 ngày rồi , Sư Phụ giảng rất nhiều chuyện nhưng cái trọng điểm là để cho quí vị nhận thức được rằng Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tốt nhất . Không phải là Sư Phụ thích nói nhưng mỗi ngày Sư Phụ phải đến đây mục đích là để cho quí vị hiểu rõ vì sao các pháp môn khác không phải là pháp môn cứu cánh giải thoát . Vì sao chỉ có Pháp Môn Quán Âm là pháp môn tối cao ? Nhưng mãi đến bây giờ Sư Phụ chỉ có tán thán và giới thiệu với quí vị Pháp Môn Quán Âm , quí vị còn chưa biết pháp môn này là gì , có phải vậy không ?

Bởi vì trong lúc truyền pháp Sư Phụ không có nói cho nên học trò mới tiếp nhận được pháp môn này . Cũng bởi vì không thể nói ra lời cho nên trong kinh điển quí vị không bao giờ tìm ra cách chỉ dạy pháp môn này . Các vị thiền sư đời xưa cũng đều là "Giáo ngoại biệt truyền , bất cần kinh điển " , bởi vì dùng kinh điển không thể nào truyền được pháp . Kinh điển chỉ là 1 thứ ghi chép để cho người sau tham khảo , so sánh , nghiên cứu thể nghiệm của người xưa tu hành như thế nào , tư tưởng như thế nào , sau khi khai ngộ họ đều nói những gì , đều thấy những gì , đó mới chính là sự lợi ích dùng kinh điển , chứ không thể nào mà dùng kinh điển để truyền pháp .

Chúng ta đọc Tây Du Ký có nói đến Ngài Huyền Trang từ Trung Quốc qua Ấn Độ để thirng kinh . Cuộc hành trình thỉnh kinh của Ngài gian khổ như thế nào , bị ma chướng quấy nhiễu như thế nào , Tôn Ngộ Không giúp Ngài trừ ma như thế nào , rồi sau cùng Ngài mới thỉnh được kinh điển . Nhưng kinh điển là kinh điển , nó không phải là Ngài Huyền Trang , cho nên chúng ta nghe người ta đọc truyện Tây Du Ký , đối với chúng ta cũng chẳng có giúp ích gì . Ngay trong cốt truyện , chúng ta không thể nào thỉnh được kinh điển , chúng ta không thể nào hiểu được tình trạng đau khổ lúc đó của Ngài . Chúng ta cũng không có thần thông của Tôn Ngộ Không , chúng ta chỉ có thể tưởng tượng nọi dung của cốt truyện mà thôi , có phải vậy không ?

Nhím Hoàng Kim
08-15-2007, 08:27 PM
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm , Kinh Pháp Hoa , Kinh Kim Cang , Phật cứ tán thán Pháp Môn Quán Âm mãi nhưng chúng ta không thể nào hiểu được Pháp Môn Quán Âm là gì ? Có nhiều người đọc Kinh Thủ Lăng Nghiêm nhận biết được rằng đó là pháp môn tối cao nhất , nhưng rất ít người biết được cách tu nên họ chỉ đều tưởng tượng ra mà thôi .

Thí dụ như có người đến bãi biển để nghe hải triều âm , tưởng rằng nên nghe tiếng nước chảy không dứt mới là quán âm . có người cho rằng Pháp Môn Quán Âm là niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát . Có người thì cho rằng niệm chú Đại bi . Có người cho rằng nên quán thị phi cũng như không có thị phi vậy , người ta có chửi cũng như không , đó là quán nội tâm , không phải là quán âm . Còn có người cho rằng Pháp Môn Quán Âm là quán lòng từ bi , nói thí dụ như Sư Phụ ngồi đây quán tưởng trước mặt là gì , sau lưng là gì , bên phải là bạn hữu , bên trái là người lạ , Sư Phụ đều phát ra ý tưởng cao siêu cho họ , tư tưởng từ bi , chúc họ an khang khoái lạc , bảo bọc họ , khoan dung họ , tưởng rằng như vậy là Pháp Môn Quán Âm .

Chỉ cần đọc kinh cho kỹ , hiểu sâu vào ý nghĩa của kinh , khi nghe là chúng ta hiểu được ngay . Còn tưởng tượng ra những điều nêu trên đều không có lý chút nào vì những phương pháp đó đều do trí óc phàm phu của chúng ta tưởng tượng ra mà thôi . Lòng từ bi của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát không thể đo lường bởi vì Ngài là 1 vị Quán Thế Âm Bồ Tát . Nếu như chúng ta chưa có đạt đến trình độ của Ngài thì làm sao chúng ta có thể quán tưởng được lòng từ bi cao cả đó của Ngài . Đầu óc phàm phu của chúng ta có giới hạn nhưng lòng từ bi của Quán Thế Âm Bồ Tát là vô lượng vô biên . Lòng từ bi của Ngài vượt qua ngôn ngữ thế gian mà trí óc của loài người không thể nào tưởng tượng nổi . Nếu như chúng ta có thể tưởng tượng được thì chúng ta có thể dùng đầu óc phàm phu này để biến thành Quán Thế Âm Bồ Tát và chúng ta cũng khỏi cần phải tu luyện .

Nếu như tụng Chú Đại Bi mấy trăm ngàn lần có thể biến thành Thiên Thủ Thiên Nhãn thì Đài Loan đã có rất nhiều người thành Quán Thế Âm Bồ Tát rồi . Người Đài Loan tụng rất siêng , họ tụng cả mấy trăm ngàn lần , người Tây Tạng cũng niệm rất là cực nhọc , người Việt Nam thì cũng vậy nhưng không có người nào trở thành Quán Thế Âm Bồ Tát . Họ niệm chú Đại Bi rất nhiều nhưng tâm vẫn chưa được thanh thản , vẫn chưa đủ từ bi , xin lỗi quí vị , Sư Phụ không thể không nói vì đó là sự thật .

Tham , sân , si của họ cũng rất là to lớn . Tụng càng nhiều thì ngã chấp càng nhiều , bởi vì họ nghĩ , "ta" tu hành , "Ta" ăn chay , "Ta" lạy Phật niệm Phật , "Ta" phát tâm từ bi , "Ta" như thế nào ... thế nào ... , "Ta" ... đều là ta . Cái "ta" càng lúc càng lớn cho nên không có ai có thể nói cho họ nghe , không có ai có thể dạy họ , không có ai có thể truyền pháp môn mới cho họ bởi vì cái "ta" đó đã tràn đầy bộ óc , không còn 1 chút kẻ hở để tiếp nhận thêm những điều gì khác , bởi vì họ nghĩ rằng họ biết tất cả , hiểu rõ tất cả .

Nhím Hoàng Kim
08-17-2007, 07:02 PM
Cho nên nếu không hiểu được pháp môn chân chánh , chúng ta rất khó tu hành , rất dễ bị ngã chấp bao bọc . Con người còn chưa tu hành thì còn có lòng khiêm nhường 1 chút nhưng sau khi tu hành rồi thì trở thành rắc rối thêm . Có người đến hỏi Sư Phụ tụng kinh có phước báu không ? Tụng kinh có tốt hay không ? Bồ Đề Đạt Ma nói "không tốt" nhưng Sư Phụ thì nói "tốt" (mọi người cười) . Bởi vì Sư Phụ không muốn tranh chấp với họ , chỉ muốn làm bạn với họ , nếu như họ thích tụng kinh quá thì tại sao không để cho họ tụng kinh ?

Thí dụ vị đó muốn ăn chua hay ngọt , đương nhiên được hết , Sư Phụ không phản đối , sao không để cho tụng kinh ? Thích làm thì cứ làm , tụng kinh còn hơn là đi mắng chửi người , còn hơn là nói thị phi , cho nên Sư Phụ nói tụng kinh tốt , được lắm , có phước báu . Nhưng riêng về Sư Phụ thì tụng kinh không có đủ phước báu , vì tụng kinh chỉ là nhân thiên phước báu mà thôi . Còn tụng kinh không hiểu kinh điển mà cũng có ích thì máy thâu băng cũng đã trở thành Phật hết rồi (mọi người cười) . Máy thâu băng cũng có phước báu , bởi vì nó tụng còn rõ hơn chúng ta , đôi khi chúng ta còn bên niệm bên ngủ (mọi người cười) nhưng nó tụng không có sai , cũng không có ngủ .

Có nhiều người cho rằng tu hành chỉ cần tụng kinh là đủ rồi , hay là lạy Phật là được rồi , cho nên mới sinh ra thái độ kiêu mạn . Nếu như tụng kinh , đọc kinh để hiểu rõ kinh điển , cầu chân lý , người như vậy , cho dù chưa thật sự hiểu rõ nghĩa kinh , cũng không dám có thái độ kiêu mạng . Đọc kinh tụng kinh không có sao , vì ít nhất kinh điển để cho chúng ta tham khảo và nhắc nhở cho chúng ta người xưa tu hành như thế nào , lần lần rất có thể chúng ta cũng phát tâm tu hành và muốn trở thành như họ . Nhưng mà nếu như nghe nói tụng kinh có phước báu , vì tham phước báu mà tụng cho thật nhiều kinh , càng tụng càng tưởng đến phước báu , phước báu của "ta" lớn lắm , tự mình không hiểu phước báu là gì , thấy không được nó và rờ không được nó , nhưng cứ nghĩ rằng có phước báu lớn , cho nên "ngã chấp" biến thành rất cao rất lớn , trở thành kiêu mạng , như vậy thì rất là nguy hiểm .

Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có nói đến các pháp môn khác . Bất cứ pháp môn nào cũng đều có ưu điểm của nó , giúp cho chúng ta chuyên tâm tu hành . Nếu như tin vào pháp môn mình đang tu thì ít nhiều gì cũng được 1 chút kết quả . Không phải không có , nhưng Sư Phụ nói cho quí vị hay , quí vị niệm tên mình cũng có kết quả . Quí vị về nhà thử xem , chuyên tâm niệm tên mình 1 tuần lễ cũng nhập định . Nhưng cần phải "chuyên tâm" mới có hiệu nghiệm . Về nhà thử coi , tạm thời đừng niệm A Di Đà Phật , đổi lại niệm tên của mình 1 tuần lễ (mọi người cười) như vậy cũng có phước báu .

Lẽ dĩ nhiên , niệm Phật A Di Đà còn có phước báu hơn niệm tên của mình , bởi vì tiếng Phạn của A Di Đà Phật là AMITABHA , cái âm thanh này tương tự với tiếng chấn động của vũ trụ . Phát âm của tiếng Phạn rất giống như tiếng chấn động của vũ trụ , nhưng bởi vì chúng ta không có nghe được tiếng chấn động ở bên trong cho nên nếu chúng ta "chuyên tâm" niệm danh hiệu của Phật , nghe tiếng chấn động của Phạm thiên , thì cũng có được 1 chút lợi ích .

Sư Phụ nghe nói xưa kia ở Trung Hoa có cái truyền thống dùng đậu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà . Niêm danh hiệu được 1 lần thì để 1 hạt đậu qua 1 bên , sau khi thì tăng cho người khác ăn để kết Phật duyên với họ . Sư Phụ có nghe qua 1 câu chuyện . Hồi đó có 1 bà cụ mỗi ngày niệm Nam Mô A Di Đà Phật . Thường thì niệm xong rồi thì nên lấy đậu đó cho người khác ăn nhưng bởi vì bà ta không có tiền làm như vậy , cho nên bà ta cứ dùng đi dùng lại những hạt đậu đó để niệm Phật . Cứ niệm được 1 lần thì ba ta bỏ 1 hột đậu qua 1 bên , cho đến khi các hạt đậu đó đều nằm qua hết cả 1 bên thì bắt đầu niệm lại và bỏ từng hạt lại chỗ cũ . Niệm Phật như vậy cho đến 1 thời gian sau , những hạt đậu đó không cần phải lấy tay bốc bỏ qua mà khi bà ta niệm được 1 câu 1 hạt đậu tự động nhảy qua 1 bên . Quí vị có tin không ? Có nghe qua câu chuyện cổ tích này chưa ? Tại sao có cái hiện tượng đó ? Quí vị niệm A Di Đà Phật lâu như vậy , sao không biết được ? Người Đài Loan nếu như không có học Tịnh Độ là 1 điều quái lạ . Họ nói , không tu A Di Đà Phật thì không còn có pháp môn nào khác để tu . Có quí vị nào ở đây mỗi ngày đều niệm A Di Đà Phật ? (Có người nói : Bởi vì niệm lực của bà cụ đó rất mạnh nên mới như vậy) nhưng mà tại sao nhiều người tụng cả đời mà không có cái lực lượng đó ? (Có người đáp : Bởi vì bà cụ đó có cảm ứng) . Cảm ứng tư đâu đến ? Tại sao người khác không có cảm ứng ? Đâu có lý nào cả nước Trung Hoa chỉ có 1 người chuyên tâm niệm Phật , thì tại sao chỉ có 1 người có thứ niệm lực đó , còn những người khác thì không ?

Nhím Hoàng Kim
08-19-2007, 08:52 AM
Bởi vì tu không có đúng cho nên không biết . Tu hành nhiều rồi , mắt trí huệ mở , thì có thể thấy được trong vũ trụ nầy có rất nhiều chúng sinh . Có chúng sinh lớn , chúng sinh hạng cao , chúng sinh nhỏ và chúng sinh vi tế mà mắt thịt không thấy được . Các chúng sinh đó chạy đi chạy lại , có lúc nó cho mình biết là đồ ăn nấu bị cháy khét rồi , nhưng bởi vì không thấy được họ , cũng không nghe được họ cho nên không biết có họ ở đó .

Thứ chúng sinh nhỏ này thấy mình làm việc quá mệt nhọc , cho nên mỗi ngày thích chơi với chúng ta , giúp đỡ 1 chút . Có thứ rất dễ thương , còn có thứ rất là hung hăng , nhưng chúng nó không có ý muốn hại người . Nó không phải là hồn ma , mà là "nguyên tố" từ thiên nhiên hóa sanh ra , nói như vậy để quí vị nghe dễ hiểu hơn . Cho nên chúng ta nghe nói cây cối , rau cải có thứ chúng sinh đó (element) , chỗ nào cũng có đầy những chúng sinh từ thiên nhiên hóa sanh ra . (Phật nói sanh mạng có 4 loại hình thái : Thai sanh , noãn sanh , hóa sanh và ẩm sanh) . Cho nên Phật Giáo rất là khoa học . Phật Thích Ca có nói từ 2,500 năm trước , trong thế giới của chúng ta còn có rất nhiều loài chúng sinh khác mà chúng ta chưa từng thấy qua , phải dùng mắt Phật mới có thể thấy được .

Trong những thứ chúng sinh nhỏ từ thiên nhiên hóa ra mà mắt chúng ta không thấy được , có thứ rất là hiền lành giúp đỡ chúng ta , có loại thì rất là hung dữ và thường tạo ra phương tiện để cho người cải lộn . Có thứ chúng sinh ưa thích người lương thiện , thích chơi với họ . Còn thứ chúng sinh ưa thích làm cho người ta cãi lộn là do cái bổn tánh của chúng , chỉ thích làm ra tai họa . Cho nên có lúc chỗ chuyện trò của chúng ta có rất nhiều loại chúng sinh nhỏ vây quanh ở đó . Đôi khi chúng ta phát hiện chỗ đó có ánh sáng , người không tu hành sẽ tưởng rằng có Phật Bồ Tát đến phóng hào quang giúp đỡ . Thật ra không phải ánh sáng nào cũng đều là tốt , ánh sáng của chúng sinh này thuộc về lực lượng đen . Thứ chúng sinh nhỏ đó cũng có ánh sáng , nhưng nếu như mắt trí huệ chưa mở thì chúng ta không thể nào phân biệt được .

Trong Thánh Kinh có nói , Thượng Đế tạo ra 2 loại ánh sáng , 1 loại là ánh sáng ban ngày , 1 loại là ánh sáng ban đêm đen tối . Đã là đen tối thì làm sao mà có ánh sáng ? Ý của nó là chỉ về cái lực lượng xấu , quí vị có hiểu không ? Loại chúng sinh đó tràn đầy khắp nơi , cho nên có lúc chúng ta đi hành hương , muốn khấn nguyện gì đó , nó cũng lại đùa chơi , làm cho hương lung lay , lúc đó chúng ta sẽ tưởng rằng Phật Bồ Tát biết được tâm của chúng ta . Thật ra thì cũng chẳng có sao , vì chúng nó chỉ đùa giởn hơi lỳ 1 chút . Trường hợp như vậy xẩy ra rất nhiều .

Nhím Hoàng Kim
08-20-2007, 08:16 PM
Thí dụ như chúng ta đang đi trên đường , không có chuyện gì sai quấy nhưng không biết vì sao bị tai nạn xe cộ, đó là trò chơi của loại chúng sinh đó . Nếu như nơi đó mà có bị xẩy ra tai nạn xe cộ thì sau này nơi đó sẽ thường bị tai nạn xe cộ . Cho nên đôi khi chúng ta nghe nói , chỗ đó thật là "tà" , người nào đi qua đó thì nên cúng lạy , còn nếu không thì sẽ bị tai nạn xe cộ . Bởi vì đã từng xẩy ra tai nạn nơi đó rồi , cho nên sau này thứ chúng sinh đó rất thích vui tụ tại nơi đó , quí vị có hiểu chưa ? Chúng nó thích xem những trường hợp kích động , bi ai , hỗn loạn , cho nên chúng nó cứ tụ tập tại nơi đó , rồi ở quen luôn ở đó . Khi thấy có người láy xe đến thì chúng nó làm chuyện phá hoại , làm cho xe bị hư , máy không chạy hay là làm cho tai nạn xe cộ xẩy ra , rồi chúng đứng 1 bên cười .

Có người tánh tình rất nóng nảy , rất dễ bị kích động hay là sân hận , hôm qua Sư Phụ có nói về từ trường , bất cứ là từ trường tốt hay xấu (mangetic field) , đều do chúng ta tạo ra , do chúng ta hít nguyên tố (element) tốt hay xấu mà ra hay là còn có những trường hợp khác . Người tu hành rất ít có bị tai nạn cũng như ít có bị bệnh . Người tu Pháp Môn Quán Âm rất là an toàn , đó là Sư Phụ nói từ thể nghiệm của Sư Phụ . Bởi vì tu Pháp Môn Quán Âm thì giao thông được với các lực lượng tối cao . Hôm qua Sư Phụ có nói đến âm thanh là gì ? Âm thanh đó tức là lực lượng của tạo hóa . Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật gọi là "âm lưu" . Trong Thánh Kinh cũng có nói đến âm thanh đó gọi là "the word" . Phật Bồ Tát nhờ âm thanh đó để xuống độ chúng sanh và chúng sanh cũng nhờ vào giòng âm lưu đó để đi trở lên (trở về) . Đó là "âm lưu" , là "đạo" , Lão Tử gọi là "Danh bất khả danh" .

Cho nên nếu chúng ta không giao thông được với "Danh bất khả danh" hay là "âm lưu" , chúng ta sẽ rất cô đơn , rất là cô độc bởi vì không còn có lực lượng nào khác để giúp đở , chỉ có độc nhất một mình mình mà thôi . Nhưng 1 khi chúng ta đã gia nhập vào giòng "âm lưu" này thì cũng như chúng ta gia nhập vào 1 đoàn thể lớn . Đoàn thể lớn vốn có sức lớn , còn sức lực đơn độc của riêng từng cá nhân một thì nhỏ , thành vậy khi nhập chung với đoàn thể tự do lớn này , lực lượng lớn này thì những thứ đồ không tốt không thể xâm nhập . Trên thế giới này có đen có trắng , có tốt có xấu , khi chúng ta nhập chung vào lực lượng tốt thì lực lượng xấu dễ cho chúng ta tự do . Bởi vì chúng ta đã rời xa nó , đã hoàn toàn rời khỏi đoàn thể xấu và họ cũng biết được chúng ta vĩnh viễn rời khỏi họ .

Cho nên cho dù là ma quỉ , Diêm Vương , khi chúng ta chết rồi , họ cũng không dám đến gần người tu Pháp Môn Quán Âm . Bởi vì người tu Pháp Môn Quán Âm , "từ trường" của họ biến đổi khác hẳn trước , họ chỉ thâu hút thứ tốt , không hút thứ xấu . Bởi vì cái "âm lưu" này sẽ rửa sạch từ trường xấu của chúng ta , chỉ để lại thứ tốt . Trước khi từ trường của chúng ta có lỗ hổng , có chỗ tốt , chỗ xấu , chỗ tốt thì nó thu hút đồ tốt , chỗ xấu thì thu hút đồ xấu . Bây giờ chúng ta dùng "âm lưu" của vũ trụ , lực lượng của tạo hóa , lực lượng nguyên bản này để sửa chữa từ trường , rửa sạch những chỗ bị hư hoại . Cũng như mổ xẻ vậy , cắt bỏ chỗ bị hư thối , rồi may trở lại , qua 1 thời gian sẽ lành , bệnh cũng hết , thân thể cũng bình phục .

Tu Pháp Môn Quán Âm cũng vậy , bởi vì chúng ta sử dụng lực lượng lớn để sửa chữa lực lương không dinh dưỡng của chúng ta . Cho nên bây giờ cái gì cũng sạch rồi , tai nạn cũng hết rồi . Trừ khi chúng ta tu hành không đàng hoàng , không cẩn thận , không có thật lòng tu pháp môn này , không nghe lời chỉ dẫn của Sư Phụ , nhưng những trường hợp đó cũng rất ít có . Chỉ cần giao thông được với lực lượng lớn đó thì không còn bị đứt đoạn . Nhưng mà nếu như chúng ta sử dụng ít thì đương nhiên chỉ có lực lượng nhỏ .

Thí dụ như , cha của chúng ta vãng sanh để lại cho chúng ta 1 di sãn lớn nhưng chúng ta làm biếng không đến ngân hành lãnh tiền hay là không đến chỗ để gia tài để lấy tiền thì đương nhiên là chúng ta không có tiền . Nhưng trên thực tế , chúng ta vẫn còn là 1 con người giàu có , người nào cũng biết , không ai nói chúng ta nghèo , họ đều biết tài sãn của chúng ta rất nhiều , chúng ta có sài hay không , chỉ coi chúng ta có tiền hay không mà thôi . Nếu như chúng ta dùng tài sản để sài thì đời sống của chúng ta sẽ thoải mái hơn , có tiền để mua các thứ đồ dùng , hưởng thụ các món ngon . Nếu như chúng ta lười biếng không sài tài sản hay là không dám xài thì đương nhiên là chúng ta có ít đồ dùng , gần như là nghèo hơn trước . Nhưng người ta đều biết chúng ta có tiền , thân quyến , bè bạn , láng giềng đều biết rằng chúng ta được người cha để lại di sản rất là lớn .

Người tiếp thọ tâm ấn , tu hành Pháp Môn Quán Âm , Sư Phụ truyền pháp cho họ để họ tiếp thông được với lực lượng này . Họ bắt đầu nhập vào đoàn thể lớn nhất trong vũ trụ nhưng họ còn phải lớn lên từ từ . Khi được tâm ấn rồi , mới có thể tính rằng đó là bước đầu phát triển phẩm chất chân chính của chúng ta ; trước kia chỉ coi như là nửa người , bây giờ mới trọn vẹn . Nhưng nếu như không cố gắng tu hành , thì lẽ dĩ nhiên là định mệnh , sinh hoạt tính nhân của người đó không biến đổi nhiều , mới nhìn người ta không có thấy được người đó đã biến đổi nhiều .

Nhím Hoàng Kim
08-26-2007, 05:59 PM
Những người siêng năng tu hành thì trong thời gian ngắn , một ngày , hai ngày hay là 1 tuần lễ , nhận biết được ngay sự lợi ích của tu hành và lực lượng quán âm như thế nào , cảm giác được đời sống và tánh tình con người biến đổi , trí huệ mở mang , khác hẳn với lúc trước . Không cần phải quảng cáo cũng biết được , bởi vì người tu pháp môn này không nín được , cứ nói ra , như ly nước quá đầy tự nhiên sẽ chảy ra , tu Pháp Môn Quán Âm là pháp môn có 1 không 2 trong vũ trụ này .

Quí vị vốn nên nghe hiểu tiếng Quan Thoại mới đúng . Ở Đài Loan nhỏ như vậy đã có hai , ba thứ tiếng , bởi vì ngôn ngữ khác nhau , cho nên thế giới chiến tranh không ngừng . Nếu như mọi người dùng ngôn ngữ "Quán Âm" là tốt nhất , chỉ có 1 thứ âm thanh , chúng sinh nào cũng hiểu được . Cho nên Phật nói 1 thứ âm thanh , 1 thứ ngôn ngữ , tất cả chúng sinh tùy theo đẳng cấp của mình nghe điều có thể hiểu được là ý nghĩa đó . Âm thanh này , âm nhạc đẹp đẽ , âm thanh bên trong , như hệ thống điện thoại , chỉ cần chúng ta tiếp thông với tổng đài , muốn gọi đến Âu Châu , Mỹ Châu hay Đài Loan đều được hết , không sao hết .

Tiếp nói được đường dây , chúng ta không còn cô độc , muốn nói chuyện với ai , liên lạc với ai cũng được . Người đối thoại biết ngay chúng ta đang ở nơi nào , vạn nhất mà chúng ta có chuyện gì , gọi 1 cú điện thoại thì chỉ trong vòng 2 phút mọi người đều biết . Cảnh sát hay là thân nhân , bạn bè đều đến giúp đỡ , có phải như vậy không ? Trước kia không có điện thoại , chúng ta muốn kiếm 1 người đến giúp đỡ cũng không phải dễ . Có người chết trong nhà đã mấy ngày không có ai biết , có người bệnh cũng không ai biết , bây giờ ai cũng có điện thoại , cho nên rất tiện . Cho dù chúng ta bệnh nặng không thể đi đứng , chỉ cần gọi điện thoại , y sĩ cũng đến coi bệnh chúng ta , hay là xe cứu thương đến chở chúng ta đến bệnh viện . Luôn cả xe tắc xi cũng có thể ghé đến trước cửa nhà để đón người , thật là tiện hết sức .

Hệ thống quán âm thì cũng như vậy . Âm thanh này hay là âm nhạc bên trong này giống như là 1 hệ thống , hay 1 đường dây , liên hợp tất cả chúng sinh . Cho nên chỉ cần nhập vào hệ thống này thì không còn biệt lập nữa , bởi vì chúng ta đều giao thông được với tất cả chúng sinh . Tu hành càng nhiều , sử dụng hệ thống này càng nhiều , thì càng nhận thức được những chúng sinh khác . Nói thí dụ , chúng ta sử dụng điện thoại càng nhiều , tượng trưng chúng ta quen biết bạn càng nhiều . Giao thông với càng nhiều người , tượng trưng có càng nhiều người nhận biết chúng ta , biết được chúng ta ở đâu . Chúng sanh nào cũng đều có thứ âm thanh bên trong đó , cho nên hễ chúng ta nhập vào "âm lưu" này thì sẽ nhận biết được tất cả chúng sinh , chim , kiến , lẫn cả chúng sinh vi tế , chúng ta cũng hiểu biết .

Nếu như có người ở nước Mỹ gọi tên của chúng ta , chúng ta cũng biết được . Có người ở nước Pháp tưởng nhớ chúng ta , chúng ta cũng biết liền . Chúng ta có thể dùng hóa thân của chúng ta đi thăm họ , nếu như họ tu hành cao , họ có thể dùng hóa thân đến gặp chúng ta . Cũng như nguyên lý của truyền hình hay là điện thoại truyền hình , mình nói chuyện tại nhà , cũng có thể nhìn thấy người bên đó nói chuyện . Hệ thống âm thanh này gọi là hệ thống quán âm đó , còn vi tế hơn hệ thống điện thoại . Còn có hiệu nghiệm hơn là nó không cần dùng đường dây , không cần tiền , không cần ai biết mình liên lạc với người nào , mình có muốn đi thăm ai cũng không ai biết , bất cứ muốn đi đến đâu , cũng không cần vé máy bay , không cần gì hết , không cần đi 1 bước , không cần nói 1 lời , 1 tí ti ý niệm cũng không cần khởi . Hệ thống này là tự động nhất , đơn giản nhất , mau nhất , cho nên tu Pháp Môn Quán Âm , giao thông với Phật Bồ Tát bên trên , giao thông với 3 đường khổ bên dưới , cho nên mới nói "Trên đền bốn ơn nặng , dưới bớt ba đường khổ" , lúc đó mới có thể nói như vậy được . Khi còn chưa tu Pháp Môn Quán Âm thì không có cách nào làm được như vậy . Bởi vì khi còn chưa có giao tiếp được với lực lượng của tạo hóa thì không thể nói ta muốn độ chúng sanh . Tự mình muốn độ mình còn chưa độ được , ngày mai không biết mình sẽ ở đâu , không biết chừng nào vãng sanh thì càng đừng nên nói độ chúng sanh nào hết .

Nhím Hoàng Kim
09-02-2007, 08:56 AM
Phần đông quí vị đều nghe hiểu tiếng Quan Thoại , Sư Phụ nghĩ ít nhất cũng có 90% nghe hiểu . Không hiểu cũng không sao , trí huệ của quí vị sẽ hiểu , bản tâm của quí vị , Phật tâm của quí vị sẽ hiểu . Thật ra quí vị nhìn mắt Sư Phụ cũng đã hiểu rồi , chúng ta nghe nói 1 cặp tình nhân thương yêu nhau , 2 người chỉ cần đưa mắt nhìn nhau là đủ rồi . Nếu như họ chỉ cần nhìn như vậy có có thể giao thông với nhau , vậy Sư Phụ sao không có thể giao thông với quí vị bằng cách đó ?

Cho nên pháp môn này có thể nói là pháp môn "thanh tịnh" , không cần nói chuyện . Khi Sư Phụ truyền pháp cũng không có nói chuyện , lúc thiền thất lại càng không thể nói chuyện , khi gặp Sư Phụ cũng không có gì để nói , như vậy có phải là pháp môn "thanh tinh" không ? Đương nhiên quí vị nghe nói nên "quán âm" nhưng chúng ta rất thanh tịnh . Quán cái âm thanh này không có ai biết được , người bên cạnh không biết được . Âm thanh này , đẳng cấp này , không có ai có thể lấy mất được , không có ai có thể cưỡng bách chúng ta rời khỏi thứ tâm cảnh đó .

Nói ví dụ chúng ta là Phật tử , quy y hòa thượng Quảng Khâm , có 1 pháp danh . Mỗi ngày chúng ta cứ lễ bái hình của hòa thượng Quảng Khâm , hay là niệm Phật lạy Phật . Có người Thiên Chúa Giáo đồ trông thấy như vậy họ không thích , họ sẽ đến công kích tính ngưỡng của chúng ta , bởi vì thứ lễ bái này thuộc về hình tướng bề ngoài , người ngoài họ thấy được , họ biết được mình đang tu hành . Nhưng khi chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm thì không ai biết được . Mình ngồi trên xe công cộng cũng thiền được , ở nơi công viên cũng thiền được , ở trong nhà tắm cũng thiền được , ở bất cứ nơi nào , giờ nào chúng ta cũng có thể thiền được .

Tu hành 1 thời gian rồi , cho dù chúng ta làm gì , cũng sống chung với cái âm thanh đó . Âm thanh đó vĩnh viễn không rời khỏi chúng ta , nó là người bạn trung thành nhất . Nó không có ích kỷ , bất cứ lúc nào mình cần gì nó cũng cho , mình có khó khăn gì nó cũng giúp . Nó làm bất cứ công việc gì cho mình , mình không cần phải lo những gì , kỳ vọng những gì , cũng tự nhiên thành Phật . Cho nên nói đi cũng là thiền , ăn uống cũng là thiền , ngủ cũng là thiền , trong đời sống đi đứng ngồi nằm đều là thiền , là ý nghĩa đó .

Nhím Hoàng Kim
09-07-2007, 05:41 PM
Nhưng nếu như còn chưa đạt đến trình độ đó , đừng có biện luận về "thiền" quá nhiều , thiền cần phải như thế nào , thế nào . Đối với người mà họ đã tu đạt đến sinh hoạt tức là thiền mà nói , khi họ nghe người khác biện luận nên như thế nào thế nào , thì họ sẽ cảm thấy buồn cười . Nhưng lúc đó họ cũng không muốn nói gì hết , bởi vì biết rồi nói ra cũng không làm được gì , rất ít người có thứ trí huệ đó để hiểu họ , tâm thiền cởi mở cũng không có thể thọ thứ pháp môn tối cao mà cũng đơn giản tự nhiên nhất .

Sư Phụ giới thiệu thêm về Pháp Môn Quán Âm , đương nhiên , đây vẫn chưa phải là truyền pháp , truyền pháp không có nói ra lời . Muốn được Pháp Môn Quán Âm thì phải đợi đến lúc Sư Phụ không có nói , lúc đó mới được pháp . Đừng có tưởng rằng Sư Phụ nói nhiều như vậy là họ được Pháp Môn Quán Âm . Pháp Môn Quán Âm bao gồm 3 phần hợp lại thành Pháp Môn Quán Âm .

Thứ nhất là dùng trí huệ của chúng ta . Trên thế giới này , nhất định đầu óc của người nào cũng có "niệm" một thứ chuyện . Thí dụ , vợ thì "niệm" chồng , chồng thì "niệm" vợ , người này "niệm" học hành , người kia "niệm" công việc . Có người thì "niệm" ác niệm , hay là niệm danh lợi , nhưng chỉ có niệm A Di Đà Phật thì mới giảm bớt được phiền nảo .Chúng ta biết được Phật A Di Đà tượng trưng cho Vô Lượng Quang , tự Ngài là Vô Lượng Quang chớ không phải là có thân người . Nếu như còn thấy hình tướng của Phật A Di Đà thì vẫn còn ngừng tại giai đoạn âm sắc , vẫn chưa phải là cảnh giới cứu cánh nhất . Vô Lượng Quang nghĩa là gì ? Nó tượng trưng cho mỗi 1 chúng ta đã có phẩm chất trong sạch bên trong . Chúng ta có rất nhiều phẩm chất , thí dụ : tham , sân , si , phiền , não , khai ngộ , vô minh , từ bi , ác tâm vân vân ... , chúng ta "niệm" A Di Đà Phật là chỉ để thức tỉnh chúng ta , thức tỉnh cái phẩm chất quang minh trong hạ ý thức , lực lượng quang minh . "Niệm" Quán Thế Âm Bồ Tát là để thức tỉnh chúng ta cái phẩm chất từ bi trong hạ ý thức . "Niệm" Đại Thế Chí Bồ Tát là để thức tỉnh chúng ta trong cái hạ ý thức có cái lực lượng này , kỳ vọng tự chúng ta có thể phát triển được những phẩm chất cao quí đó . Ý nghĩa của "Niệm Phật Tam Bảo" là như vậy .

Phật Tam Bảo là Phật A Di Đà , Quán Thế Âm Bồ Tát , Đại Thế Chí Bồ Tát . Chúng ta nên có sự khai ngộ , có ánh sáng , cũng như Phật A Di Đà vậy , có trí huệ có lực lượng như Đại Thế Chí Bồ Tát , có lòng từ bi như Quán Thế Âm Bồ Tát . Cho nên Phật Tam Bảo tượng trưng cho chỗ tốt nhất của chúng ta , nếu như chúng ta niệm 3 Ngài đó là chúng ta đương cầu xin chỗ tốt của chúng ta nhưng quí vị niệm như vậy cũng không có ít lợi nhiều , bởi vì không hiểu Phật A Di Đà là ai cho nên không thể "niệm" , niệm rồi cũng không thể giao thông .

Thí dụ chúng ta nghe nói Tây Thi rất đẹp nhưng chưa từng thấy bao giờ , đều chỉ nghe nói mà thôi cho nên không có tưởng niệm cô ta , chỉ biết tưởng niệm vợ mà thôi , bởi vì không nhận thức được Tây Thi , không biết cô ta đẹp như thế nào . Đương nhiên Tây Thi rất có thể đẹp hơn vợ mình nhưng nàng đã đi lâu rồi , mình không có nhận biết được Tây Thi , làn da mái tóc của nàng cũng không thể tưởng tượng được thì làm sao mà tưởng niệm nàng ? Có phải không ?

Nhím Hoàng Kim
09-09-2007, 09:11 PM
Cũng như vậy , quí vị niệm A Di Đà Phật , niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng không có ích lợi gì lắm . Bởi vì còn chưa có giao thông với Phật A Di Đà chính thật , chưa có nhìn thấy được Vô Lượng Quang , chưa có giao thông với Vô Lượng Quang này , chưa có giao thông với lực lượng lớn của tạo hóa nên Sư Phụ mới nói "Danh bất khả danh" . Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cũng không có giao thông với tâm từ bi của Ngài cho nên niệm cũng không có ích gì lắm , chỉ có được chuyên tâm 1 chút , phiền não giảm bớt đi được 1 chút mà thôi , huống chi quí vị đều dùng miện niệm chứ không phải "tưởng niệm" .

Bởi vì khi mình "niệm" vợ , thường nghĩ đến hôm qua cải lộn với vợ , người này sao mà tởn quá , mình phải ly hôn (mọi người cười) . Nếu như mình tưởng niệm vợ như vậy thì tự nhiên chúng ta khởi tâm phiền não . Nếu như chúng ta chuyên tâm niệm A Di Đà Phật , 1 lòng chỉ nghĩ đến Phật A Di Đà thì sẽ quên đi người vợ hung hăng hay là người chồng chán ghét , phiền não sẽ tự nhiên bớt đi 1 chút . Chuyên tâm niệm Phật chỉ giúp ích như vậy thôi , không có thể cứu cánh giải thoát , không thể sanh Tây Phương . Cho dù có qua nước Mỹ cũng phải mua vé máy bay , làm sao dùng miệng niệm mà có thể đi Tây Phương được ? Thật không có lý nào , đi Tây Phương không có dễ vậy đâu .

Còn "niệm" Phật sẽ giảm bớt phiền não , con người tự nhiên thông minh 1 chút , an tâm 1 chút , đó là phước báu của niệm Phật , không phải không có . Nhưng phải dùng trí huệ của chúng ta quán sát , tại sao có phước báu ? Không phải đui mù mê tín , thấy người ta niệm A Di Đà Phật , mình cũng niệm theo A Di Đà Phật , lúc đó nếu như có người đến hỏi cái gì đó , mình rất có thể bực mình hỏi :" Muốn hỏi gì ?" (mọi người cười) . Nếu như lúc đó có trẻ nhỏ đến làm ồn , mình sẽ bảo nó đừng có hỏi nhiều , không biết chừng thuận tay dùng xâu chuổi đuổi nó đi , như vậy là họ "niệm Phật" .

Phật A Di Đà là Vô Lượng Quang , tượng trưng cho phẩm chất quang minh của chúng ta . Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho lòng từ bi của chúng ta . Đại Thế Chí Bồ Tát tượng trưng cho lực lượng của chúng ta . Nhưng ngoài 3 phương diện , chúng ta còn có phẩm chất của nhiều phương diện khác nhưng chúng ta không thể phát triển những phẩm chất này . Cho nên có người niệm 88 vị Phật hầu có thể bao hàm nhiều phẩm chất hơn . Có người niệm 1 vạn vị Phật . Có người niệm 3 vạn vị Phật , niệm rất nhiều rất nhiều Phật . Mười phương 3 đời Phật rất nhiều , vì sao phải nhiều như vậy ? Bởi vì 1 vị Phật thành Phật rồi , họ nhập vào cái vòng tự do này thành con người tự tại . Còn vũ trụ từ trước đến giờ có nhiều người tu hành thành Phật cho nên lần lần càng nhiều Phật , rất có thể sau này Sư Phụ thành Phật , quí vị sẽ niệm Nam Mô Thanh Hả Phật (mọi người cười) như vậy lại thêm 1 vị Phật .

Nhím Hoàng Kim
09-13-2007, 03:22 PM
Niệm Phật nhiều như vậy tại sao lại có phiền não nhiều thêm ? Vì sao trí huệ còn chưa mở , còn chưa thành Phật ? Quí vị có biết tại sao không ? Cũng như mình niệm sữa bò , có sữa bò để uống không ? Muốn uống sữa bò phải đến nơi bán sữa , chỉ cần lấy tay chỉ 1 cái , không cần mở miệng chỉ cần có tiền , họ liền đem sữa bò cho mình uống . Nếu không mình ở nhà niệm 1 vạn lần sữa bò , sữa bò , cũng không có ích gì (mọi người cười) , sữa bò cũng không chạy đến cho mình . Lúc cần tiền cũng không ở nhà niệm tiền , tiền , tiền là có tiền . Mình nên đến ngân hàng , đưa chi phiếu cho họ , không cần phải nói gì đặc biệt , họ cũng biết được ý mình , bởi vì họ đã nhận thức được trong ngân hàng có tiền , cho nên có thể tức khắc lấy tiền đưa cho mình .

Cho nên người tu hành cao họ sẽ nói niệm Phật là gì ? Bởi vì họ đã là Phật rồi , đã thành bạn của Phật rồi , lúc đó không cần nói gì hết , chỉ cần nhìn mắt là được rồi . Nói ví dụ , khi còn chưa quen nhau , nên gọi điện thoại , viết thơ hay là đến thăm . Nhưng đã gặp hai ba lần rồi thì sau này chỉ cần nhìn mắt là đã biết nhau rồi , không cần nói gì hết . Giống như vậy , cách "niệm Phật" chính là phải nhận biết Phật , như vậy mới có thể tưởng niệm Phật . Bây giờ tuy chúng ta niệm Phật nhiều như vậy nhưng không có nhận biết Phật thì cũng không có ích lợi , cũng như không đi ngân hàng lãnh tiền mà cứ ở nhà niệm tiền vậy . Tuy niệm rất nhiều Phật nhưng đều niệm Phật cô đơn . Chúng ta chỉ niệm Phật nhỏ , không niệm Phật lớn , ý của Sư Phụ không phải nói Phật này lớn hơn Phật kia nhưng công việc của họ khác nhau , có hiểu không ?

Cho nên Phật Thích Ca tán thán Phật A Di Đà , bảo người niệm danh hiệu của Phật A Di Đà , nhưng danh hiệu của Ngài không thể gọi được . Quí vị không biết cho nên niệm không có rõ ràng . Quí vị tưởng rằng miệng niệm A Di Đà Phật giống như Sư Phụ bây giờ quảng cáo bánh . Nhưng trên thực tế bánh là 1 vật khác , không phải những gì Sư Phụ nói đây là bánh . Chúng ta niệm A Di Đà Phật , Ngài tượng trưng cho ánh sáng rực rỡ của chúng ta . Quán Thế Âm Bồ Tát tượng trưng cho tâm từ bi của chúng ta ... , nhưng còn những vị khác chúng ta không có niệm , cho nên còn thiếu sót rất nhiều .

Nhím Hoàng Kim
09-23-2007, 10:57 AM
Nói thí dụ , người lính thời xưa thường dùng mâu và thuẫn để bảo hộ cho thân thể . Ngoài ra họ còn mặc áo giáp , cả thân người đều được áo giáp che đậy , chỉ còn để cặp mắt . Cho nên muốn giết người đó , phải đâm ngay chỗ không có áo giáp bảo hộ , còn không thì phải tìm cách đánh bay mũ của họ , để cho đầu họ ló ra , như vậy mới có thể giết họ . Cũng như vậy , chúng ta miệng niệm A Di Đà Phật , Quán Thế Âm Bồ Tát còn có nhiều chỗ hở , áo giáp này chưa đủ tốt , chỉ có thể bảo hộ 1 phần thân thể mà thôi , còn những phần khác thì lộ ra ngoài .

Bởi vì Phật A Di Đà chỉ là giáo chủ của Tây Phương mà thôi . Đông Phương còn có Phật Dược Sư . Nam , Bắc, trên , dưới phương còn có rất nhiều Phật , chứ không phải chỉ có Đông , Tây , Nam , Bắc mà thôi , còn có 10 phương 3 đời Phật , như vậy đến chừng nào chúng ta mới có thể niệm hết ? Mỗi thế giới đều có 1 vị giáo chủ tối cao , nếu như chúng ta không có nhận biết được vị giáo chủ này , có niệm như thế nào cũng chỉ niệm 1 phần nhỏ mà thôi . Niệm Phật đều có ích , đều có phước báu nhưng công việc của họ khác nhau .

Nói thí dụ chúng ta muốn đến hoàng cung thì cần nên biết địa điểm . Nếu như không trực tiếp đi tìm ông vua mà lại làm ngược đi tìm những quan thần thì lạc đường rồi , bởi vì đó không phải là mục đích tối cao . Niệm Phật A Di Đà cũng có ích nhưng Ngài chỉ là giáo chủ của cõi Tây Phương mà thôi , không phải là giáo chủ của toàn cõi vũ trụ . Mỗi 1 thế giới đều có rất nhiều Đông , Tây , Nam , Bắc , 10 phương và 3 cõi Phật . Nhưng mỗi 1 thế giới đều có 1 vị giáo chủ tối cao , nếu như chúng ta nhận biết được vị Phật giáo chủ này thì niệm danh hiệu của Ngài sẽ có lực lượng hơn . Nhưng mà cho dù biết được vị giáo chủ này mà không có người giới thiệu thì cũng không có ích lợi gì .

Cho nên tìm 1 vị Sư Phụ chân chính rất là quan trọng bởi vì vị Sư Phụ đó là bạn với vị giáo chủ tối cao , có thể dẫn mình đi , giới thiệu đây là đệ tử , đây là bạn , như vậy mới được . thí dụ như chúng ta đều biết tổng thống Ronald Reagan của Mỹ . Tuy rằng Sư Phụ biết được tên của vị tổng thống , cũng biết được đó là vị đại diện tối cao của Mỹ , nhưng không có giúp ích gì cho Sư Phụ , bởi vì không có người dẫn Sư Phụ tới tòa Bạch Ốc giới thiệu với tổng thống , cho biết vị này là Thanh Hải Pháp Sư , rất tốt nên giúp vị này hoằng pháp . Rồi người giới thiệu mới nói với Sư Phụ đây là vị tổng thống , là người bạn tốt nhất của tôi , nếu như Sư Phụ có gặp khó khăn gì thì có thể đi tìm vị tổng thống này để giải quyết dùm vấn đề .

Nhím Hoàng Kim
10-02-2007, 03:17 PM
Cho nên biết tên Phật A Di Đà không có ích gì , quen biết với Phật A Di Đà mới có ích . Bởi vì danh hiệu này không phải tượng trưng Ngài , không có quan hệ đến Ngài , người nào cũng có thể gọi tên . Tại Mỹ cũng có người đồng tên với tổng thống Mỹ nhưng không có ích gì cho chúng ta . Cho nên muốn niệm Phật gì thì cần phải có 1 người bạn đã quen biết với vị Phật đó giới thiệu cho mình . Quen biết rồi vị Phật đó mới có thể bảo hộ mình , còn không thì không có ích gì , hiểu chưa ?

Sư Phụ cũng biết tên ông Ronald Reagan nhưng nếu như thấy thông hành đã hết hạn thì Sư Phụ phải rời Mỹ . Tên của tổng thống không có giúp ích gì cho Sư Phụ , cho dù Sư Phụ cứ ở nhà niệm danh hiệu của tổng thống , vị tổng thống cũng không có giúp đỡ cho Sư Phụ bởi vì Sư Phụ không có quen biết với vị tổng thống . Vị tổng thống đó không quen biết Sư Phụ , cũng không biết Sư Phụ là ai , Sư Phụ không có quyền xin tổng thống giúp đỡ . Nhưng nếu như có 1 người bạn của tổng thống đó viết lá thơ giới thiệu Sư Phụ cho vị tổng thống , trong thơ nói rằng , có lẽ có 1 ngày bạn của tôi sẽ đến thăm ông , tên của người đó là như vậy , hy vọng ông có thể giúp đỡ người này . Rồi người giới thiệu lại nói với Sư Phụ biết là đã giới thiệu Sư Phụ cho vị tổng thống đó rồi , ông ta sẽ giúp đỡ Sư Phụ . Sư Phụ đến nước đó , ông ta nhất định sẽ cho nhập cảnh , có hiểu ý của Sư Phụ chưa ?

Quí vị niệm Phật rất có thể còn chưa thấy Phật nhưng khi có 1 vị Minh Sư chân thật dạy mình niệm Phật thì khác với lúc không có Minh Sư dạy nhưng vị Minh Sư đó phải đích thân nhận biết Phật rồi mới có thể dạy mình niệm vị Phật đó . Phật Thích Ca dạy người "niệm" Phật A Di Đà bởi vì Ngài đã nhận thức được Phật A Di Đà . Ngài dẫn đệ tử đến đó bảo đảm với Phật A Di Đà rằng đệ tử của Ngài là người tốt , họ đều ăn chay , tu hành , tọa thiền , có đạo đức , vân vân ... , như vậy nên Phật A Di Đà giúp đỡ họ . Cho nên đệ tử của Phật Thích Ca niệm Phật lúc đó có ích dụng , bây giờ đa số người dùng miệng niệm Phật không có ích lợi lắm . Trừ khi rất chuyên tâm mới có thể giảm bớt được phiền não , niệm Phật như vậy còn có đôi chút hữu ích .

Nhím Hoàng Kim
10-06-2007, 08:16 AM
Hồi nãy Sư Phụ đã nói , Phật A Di Đà chỉ là giáo chủ của Tây Phương mà thôi , không phải là giáo chủ của toàn cõi vũ trụ . Vậy khi chúng ta niệm Tây Phương mà tâm chúng ta dính tại Nam Phương , như vậy chúng ta cũng không có đến được Tây Phương . Cho nên tốt nhất là niệm Phật tối cao mới an toàn , bởi vì bất cứ mình rơi ở nơi nào cũng gặp được Phật . Bất cứ chỗ nào , chỉ cần có Phật là được rồi , chứ không phải chỉ có thể đi Tây Phương , có hiểu chưa ? Bởi vì mình không nhận biết được Phật A Di Đà chân thật , mình không thể chuyên tâm đến Tây Phương .

Cho nên niệm danh hiệu của những vị Phật tối cao là tốt nhất , những danh hiệu của những vị Phật tối cao này không có nói trên kinh điển , bởi vì "danh khả danh , phi thường danh" , muốn nói cũng không ra được . Nếu muốn nhận thức thì phải có thầy giới thiệu mới biết được . Loại thầy đó rất có thể là bạn của Phật hay là nhân viên làm việc cho Phật hay là người đày tớ của Phật . Nhưng cũng không sao , người đầy tớ của Phật cũng quen biết Phật , họ có thể dẫn chúng ta đi xem Phật . Nói thí dụ mình quen biết vị nấu bếp của vị vua , có phải hay lắm không ? Có 1 ngày mình cũng thấy được vua , nếu như mình quen biết những vị quan thần thì không có hữu ích lắm , rất có thể mình vĩnh viễn không thấy vua . Nếu như chúng ta quen biết người đày tớ của Phật , như vậy là tốt nhất , là cách gặp Phật trực tiếp nhất .

Cho nên quí vị không cần đoán đẳng cấp của Sư Phụ , chỉ cần nhận biết Sư Phụ là người hầu của Phật là được rồi , là người nấu cơm cho Phật , là người quen biết Phật , được người này giới thiệu là hữu dụng nhất . Nếu như chúng ta quen biết người nấu bếp của vua , vạn nhất chúng ta gặp khó khăn , người này sẽ nói dùm vài lời với vị vua , nhưng 1 vị quan cao cấp của chính phủ rất có thể không biết nói 1 lời , bởi vì không dám , gặp vua không biết chừng sẽ phát rung !

Vị quan đó không biết chừng cũng không có gặp vua , ngoại trừ trong trường hợp lễ lớn , bởi vì phải giữ an ninh cho vua , không để người xấu đến gia hại vua , ngoại trừ cái công việc đó , vị quan cũng không có lời có thể nói chuyện với vua , cho nên họ không có thể bảo đảm mình sẽ gặp vua . Cho nên chúng ta muốn quen biết Phật thì phải tìm loại người đã từng quen biết Phật . Thí dụ như người đày tớ của Phật , họ như là người làm việc lặt vặt trong văn phòng . Họ quen biết ông chủ , nếu mình muốn gặp ông chủ thì nên quen biết thứ người đó , họ quen với ông chủ hơn , gần gũi hơn , họ dẫn mình đi gặp ông chủ mau lẹ hơn .

Cho nên muốn tu Pháp Môn Quán Âm nên dùng "nội tâm" tu thì mới có 1 chút thể nghiệm , mới biết được tu Pháp Môn Quán Âm này rồi sẽ như thế nào , cũng mới có thể hiểu rõ vị giáo chủ tối cao tên là gì ? Cái "Danh bất khả danh" là như thế nào . Bởi vì chỉ nhìn của vua , nghe tên của vua , cái đó chưa phải là vua , vua không phải là hình cũng không phải là tên , mình muốn quen biết vua là 1 chuyện khác . Cũng như vậy , dùng ngôn ngữ phàm phu để xưng hô , tên cũng không phải là Phật , muốn quen biết Phật , quen biết tên thật này , cũng là "Danh bất khả danh" , là 1 chuyện khác . Ồ , không đơn giản chút nào !

Nhím Hoàng Kim
10-08-2007, 02:33 PM
Bởi vì chúng ta đã quen dùng đầu óc tưởng niệm rất nhiều thứ . Niệm chồng , niệm vợ , niệm thế gian , niệm phiền não ... nếu như so sánh với tưởng niệm đồ vật của thế gian thì chúng ta niệm Phật A Di Đà có ích lợi hơn . Nhưng niệm Phật A di Đà chỉ có thể đánh thức chỗ sáng sủa của chúng ta , niệm Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ có thể phát triển lòng từ bi của chúng ta . Nếu như chúng ta muốn niệm Phật , có loại Phật hiệu tốt hơn để đánh thức toàn bộ phẩm chất tốt nhất của chúng ta , để cho nó phát triển thêm ra , niệm thứ Phật hiệu đó là tốt nhất . Nhưng Phật hiệu tốt nhất thì không thể nói ra được . Bởi vì đầu óc của chúng ta thích niệm , cái gì cũng muốn niệm , niệm rất nhiều cho nên Sư Phụ cũng cho mình cái tên để niệm , niệm cái tên tốt nhất , có lực lượng nhất , miện tên đó có thể phát triển toàn bộ phẩm chất cao quí không thể nghị bàn của chúng ta .

Pháp Môn Quán Âm của Sư Phụ cũng dạy người "Niệm Phật" nhưng không phải niệm A Di Đà Phật mà là niệm Phật cao hơn , có lực lượng hơn . Bởi vì khi niệm lực lượng của Sư Phụ (Phật lực của Sư Phụ ở bên trong) sẽ gia trì tên này , cho nên niệm mới có cảm ứng tốt . Cho dù niệm A di Đà Phật , nếu như có lực lượng gia trì của Sư Phụ , cũng có cảm ứng như thường . Vạn nhất không bỏ được A Di Đà Phật , tâm ấn rồi cũng có thể niệm thêm A Di Đà Phật (mọi người cười) , cũng có cảm ứng . Trước khi tâm ấn niệm A Di Đà Phật không có ích dụng nhiều vì tình trạng khác nhau , vì trước kia không có lực lượng hậu thuẩn này , cũng như có dây điện mà không có điện vậy , nên không có công dụng thật tế .

Tuy rằng quí vị niệm tiền , tiền , tiền nhưng trong túi quí vị thì không có tiền . Cho nên có niệm người ta cũng không tin , mình cần phải tự có thì người khác mới tin . Không phải nói mình có tiền là đủ rồi , nếu như phong độ của chúng ta không giống người rộng lượng có tiền , người ta cũng không tin . Người có tiền khí thế nói chuyện của họ khác với người không có tiền , điểm đó chúng ta có thể ngửi được , cũng có thể nhận ra được , có phải vậy không ?

Nói thí dụ có người muốn đến giết mình , nhưng nếu như mình nói với giọng run run , tôi ... tôi ... tôi ... không ... không ... không ... có sợ , nhà tôi có ... có súng , ngươi ... không ... không có thể ... hại ... tôi ... , họ nghe đã biết mình không có can đảm . Cho nên niệm Phật nếu như có lực lượng của Sư Phụ bảo hộ , gặp ma cũng không sợ . Có lực lượng của Sư Phụ làm hậu thuẫn , mình không có niệm chỉ nhớ đến Sư Phụ mà thôi , ma quỉ đã sợ lắm rồi , không dám đến gần mình .

Pháp Môn Quán Âm của Sư Phụ cũng bao gồm niệm Phật . Niệm Phật chính thật tối cao , có lực lượng lớn nhất , có thể chính thật giúp đỡ quí vị . Chưa niệm hết Phật hiệu , ma đã chạy mất rồi , thứ ma giả dạng biến hóa ra Phật Bồ Tát đó , một giây cũng không dám lưu lại , người xấu cũng không dám gần gũi . Cho nên họ rất ghét mình , sẽ tìm mọi cách để công kích mình , bởi vì họ chịu không nổi lực lượng của Phật hiệu , như vậy mới thật sự là "niệm" Phật .

Nhím Hoàng Kim
10-09-2007, 07:13 PM
Niệm Phật hiệu này còn có thể giao thông với Vô Lượng Quang , ánh sáng của A Di Đà Phật . Mỗi ngày sống chung với ánh sáng này , ngủ với ánh sáng này , ăn cơm với ánh sáng này , đi đứng ngồi nằm cũng không rời nó , sau này ở chỗ nào cũng có ánh sáng , đó mới là "Vô Lượng Quang" . Ánh sáng này không thể đo lường , không có chỗ nào không có nó , cho nên xưng là Vô Lượng Quang . Giao thông được với Vô Lượng quang này , mỗi ngày đều có thể thấy được ánh sáng , sống chung với nó , nó bảo hộ chúng ta , phát triển chỗ tốt của chúng ta , mở trí huệ của chúng ta , dẫn chúng ta tới cõi Tây Phương Tịnh Độ , đi đến cõi Phật , đi đến cảnh giới cao .

Ngoài cái niệm Phật , quán ánh sáng , còn có "quán" âm thanh chấn động mỹ miều bên trong , âm lưu của vũ trụ , không phải là âm thanh bên ngoài . Nhưng bất cứ là "Quán ánh sáng" , "Quán âm" , hay là "niệm Phật" , đều cần phải nhờ Sư Phụ truyền pháp mới có được . Lúc truyền pháp hoàn toàn không có nói chuyện , cho nên gọi là "truyền tâm ấn" dùng "tâm" truyền . Tâm là gì ? Là bản tâm của chúng ta , chân tâm của chúng ta , không phải tâm của ý niệm , cho nên lúc truyền pháp không cần phải nói .

Chúng ta thường nói thiền không cần phải dùng đến ngôn ngữ là chỉ ý nghĩa đó . Nếu như còn cần dùng đến ngôn ngữ vẫn chưa phải là truyền pháp . Bởi vì vốn không có "Pháp" , lúc truyền mới có "Pháp" , tuy gọi là "Pháp" , kỳ thực cũng không có "Pháp" cho nên gọi là "Vô Tướng Pháp" . Lục Tổ Huệ Năng có nói Ngài truyền "Vô Tướng Pháp" . Trong Tâm Kinh cũng có nói giống nhau , Phật Thích Ca diễn tả Pháp này là "Chư Pháp Không Tướng" . Ngoài ra Phật còn diễn tả pháp này là "Bất sanh bất diệt , bất cấu bất tịnh , bất tăng bất giảm , thị cố không trung vô sắc , vô thọ tưởng hành thức , vô nhãn , nhỉ , tỷ , thiệt , thân , ý ... vô nhãn giới , nãi chí vô ý thức giới ..."

Cái gì cũng không có là "Pháp Vô Tướng" , nhưng cũng không phải không có , cho nên gọi là "Danh khả danh , phi thường danh". Nói không ra được , nhưng có đủ tất cả , tất cả đều ở trong "Pháp Vô Tướng" , trong "Âm lưu" , trong "Âm bất khả âm" , "Danh bất khả danh" này , cho nên xưng là Pháp Vô Tướng . Nhưng nếu không có truyền thì không có pháp , chỉ có lúc truyền pháp mới có thể được "Pháp" , nhất định là điểm đó . Điểm này khi Sư Phụ truyền pháp , người nào cũng có thể thể nghiệm được . Trước khi truyền pháp và sau khi truyền pháp hoàn toàn khác nhau . Khi truyền pháp tuy không nói chuyện , tuy rằng không có "Pháp" để truyền , nhưng chúng ta được "Pháp" , điểm này chúng ta sẽ biết , rõ ràng cũng như 1 với 1 biến thành 2 .

Không phải thiền không dùng ngôn ngữ cho nên không có thiền . Cũng không phải bởi vì pháp không có tướng , cho nên Sư Phụ không thể truyền pháp cho quí vị . Đương nhiên Sư Phụ có thể truyền pháp , nhưng không có thể dùng ngôn ngữ nói ra , cho nên gọi là "truyền tâm ấn" là đủ rồi . Lấy tâm truyền tâm , lúc đó tâm của quí vị "mở" rồi , không cần phải nói gì nữa .

Cho dù Sư Phụ ở đây tán thán Pháp Môn Quán Âm một trăm năm , một vạn năm , một ức năm cũng không thể nói hết được . Chỉ có người thật tình tu hành mới biết được , mới nhận thức được . Sau này cho dù có 1 ngày không tọa thiền , không tu Pháp Môn Quán Âm là toàn thân như phát ngứa , như là có chuyện gì không đúng cho nên cảm nhận ngay được cái lực lượng này không thể nghị bàn đến mức độ nào .

Trong tất cả kinh điển , Phật Thích Ca đều tán thán Pháp Môn Quán Âm . Trong Kinh Phổ Môn Ngài nói "Nếu như chúng ta biết được danh hiệu của Quán Âm , có nhiều công đức hơn niệm trăm ngàn vạn ức tên của Bồ Tát , còn nhiều công đức hơn cúng dường trăm ngàn vạn ức Bồ Tát ." Bởi vì tên của Ngài không phải là quán âm , tên của Ngài là "bất khả danh" , là âm lưu của vũ trụ .

Cho nên người tu Pháp Môn Quán Âm có công đức nhất , cao quí nhất , điểm đó những vị đã được thọ pháp rồi thì biết rõ nhất .

Nhím Hoàng Kim
10-12-2007, 02:35 PM
Nghiệp Chướng Từ Đâu Tới ?



Hôm nay , Sư Phụ nói tới "Pháp Môn Quán Âm" , đúng ra mục lục này phải đợi tới ngày cuối cùng mới nói , tại vì mọi người muốn biết gấp , cho nên hôm nay Sư Phụ nói trước . Nếu quí vị muốn hiểu biết Pháp Môn Quán Âm , trước tiên phải biết cái gì là "Âm" ? Cái gì là "Quán Âm" ? "Quán" là "Quán Tưởng" , "Âm" là "Âm Thanh" . Bình thường lúc chúng ta muốn quán niệm 1 người đều là đầu óc phàm phu mà quán tưởng người đó . Ví dụ như đôi mắt người đó lớn hay nhỏ , người đó cao hay thấp , mập hay ốm , và luôn cả tính tình ... Cái quán tưởng này và tình hình thực tế , lúc nào cũng có xê xích ; nếu dùng đầu óc phàm phu của chúng ta mà đi phán xét Phật tánh thì sự sai lệch này thật không thể tưởng tượng được .

Cho nên phải dùng "trí huệ" để mà quán xét . "Trí huệ" này mọi người đều có nhưng không phải mọi người đều biết dùng . Nhân loại có phát minh và sáng tạo rất nhiều đồ đạc , hay học rất nhiều thứ trên thế gian này , cái này là do sự vô minh chứ không phải trí huệ . Cho dù như vậy , nếu không có trí huệ thì không có cách nào học tập và nhận thấy 1 cái gì cả , tại vì thông minh là đến từ trí huệ , đó là 1 phần nhỏ trong trí huệ mà thôi .

Bây giờ chúng ta nói đến âm thanh phổ thông trên thế gian trước , rồi sẽ nói đến âm thanh của siêu thế giới - Phật âm . Từ xưa đến nay , trong sinh hoạt của chúng ta âm nhạc chiếm đi 1 phần rất là quan trọng . Chúng ta rất khó mà tưởng tượng , nếu thế giới này mà không có âm nhạc thì trong sinh hoạt sẽ có biết bao nhiêu là điều khổ não . Nhạc cổ điển hơi nhu hòa , nghe xong tâm hồn rất là khoái lạc , rất bình an , rất hiền lương , cho nên thời cổ có rất nhiều vị quân tử cao quí , hiền lương . Hiện đại có các loại nhạc kích động , nếu có người từ nhỏ bị ảnh hưởng bởi âm thanh này , sẽ biến thành rất khó dạy , tại vì người đó tượng trưng cho phong độ và cá tánh của người hiện đại .

Ở bệnh viện thần kinh , bác sĩ cũng thường để cho bệnh nhân nghe loại âm nhạc nhu hòa để cho tâm thần của họ được lắng dịu xuống . Lúc chúng ta làm việc mệt mỏi hay là cảm thấy không vui , lúc đó chúng ta nghe âm nhạc thì sẽ cảm thấy thoải mái và tâm hồn cũng lắng dịu xuống .

Ở trong vũ trụ , bất cứ vật gì cũng đều có chấn động , chấn động này sẽ biến thành âm thanh , cũng như đài phát thanh phát ra làng sóng âm thanh . Sau khi chấn động được thâu nhận qua sự chuyển tiếp của máy thâu băng thì sẽ biến thành âm thanh . Vạn vật trong vũ trụ đều có chấn động , mỗi vật có sự chấn động khác nhau , bất cứ là đá sỏi , cây cỏ , người ... , đều có sức chấn động riêng biệt của nó . Cũng vì có sự chấn động riêng biệt của nó , cho nên giữa người và động vật , giữa người và người , giữa chồng và vợ không dễ mà có sự kết hợp .

Có 1 số người phát ra làn sóng chấn động rất là không hòa nhã , có người khi gần họ thì liền cảm thấy rất là không hợp . Ngược lại có 1 số người phát ra chấn động tốt . Khi nói chuyện , họ tạo ra 1 bầu không khí rất là hòa nhã , làm cho người chung quanh cảm thấy rất yên lòng , rất vui . Chấn động ở 1 vài nơi khi chúng ta tới gần thì sẽ cảm thấy rất vui . Nếu có người có sức chấn động không tốt , khi người đó tới nơi nào thì lập tức làm cho người ở đó bâng khuâng và lo âu không an . Tại vì làn sóng chấn động của người đó quá thấp , có thể nói nghiệp chướng và ác tâm của người đó quá nặng , và âm khí của người đó quá nặng mà dương khí của những người gần bên hơi nhiều , âm và dương không thể phối hợp với nhau , cho nên mới tạo ra cảm giác bâng khuâng và lo âu không an .

Nhím Hoàng Kim
10-13-2007, 07:03 PM
Ở trên địa cầu này , không phải mỗi nơi đều có làn sóng chấn động giống nhau , vì trên địa cầu có đủ loại khoáng chất rải rác ra các nơi khác nhau . Cho nên người tu hành thường thường cảm thấy ở nơi nào cũng không yên ổn nhưng đối với người tu hành chân chính mà nói , nơi nào cũng là tịnh độ , nơi nào cũng là đất thánh . Nói thì dễ nhưng làm thì khó , có bao nhiêu người chân chính đạt tới cảnh giới này ? Chịu nổi cái bầu không khí không hòa nhã này ? Chỉ trừ một thiểu số người vô minh gần giống như sỏi đá . Một số người không tu hành cũng có thể cảm giác được , những người tu hành càng cao thì càng nhạy cảm mà thôi . Nhưng khi họ tu hành đạt tới cảnh giới cao nhất , thì ngược lại , đối với họ mọi nơi đều biến thành không có phân biệt .

Không cần biết chúng ta sống chung với người nào , cũng đều bị ảnh hưởng với chấn động của họ . Nếu người ấy có khí độ hòa nhã thì chúng ta sẽ cảm thấy hòa nhã hơn . Nếu người ấy kích động thì chúng ta cũng sẽ cảm thấy bị kích động . Chúng ta thường nghe nói Phật Bồ Tát gánh nghiệp chướng của chúng sinh , đó là bởi vì các Ngài có thể mang cái chấn động lực có ảnh hưởng xấu phát ra từ chúng sinh , còn gọi là nghiệp chướng mà thu nhận vào trong người các Ngài mà mang chấn động tốt của tự mình đổi cho những người ấy . Đó là nhờ vào cái lực lượng của người tu hành , các Ngài có thể rửa sạch nghiệp chướng đó rất lẹ . Cần bao nhiêu thì giờ để rửa nghiệp chướng thì tùy thuộc vào bao nhiêu nghiệp chướng các Ngài thâu nhận vào . Trong lúc họ còn chưa rữa sạch nghiệp chướng này thì vẫn bị nghiệp chướng này ảnh hưởng . Cho nên rất có thể các Ngài bị bệnh hoặc bị người ta phỉ báng , đôi lúc bị giết chết .

Ví dụ như Chúa Giê Su vì lãnh nghiệp chướng của chúng sinh mà bị đóng đinh trên cây thánh giá . Ngay cả Phật Thích Ca Mâu Ni , chúng ta hình như không có nghe là Ngài lãnh nghiệp chướng gì của ai nhưng mà trong kinh điển có ghi chép lại :" Có một người đã từng giết chết 99 người , sau này muốn giết luôn cả Phật nhưng giết không thành , trái lại còn được Phật độ , sau này cũng tu thành quả A La Hán ." Nếu như Phật không có lãnh nghiệp chướng dùm người ấy , vậy nghiệp chướng giết người của người ấy đi đâu rồi ? Giết biết bao nhiêu người cũng thành quả A La Hán , có phải là nghịch với luật nhân quả chăng ? Không phải , đó là vì công đức của Phật Thích Ca Mâu Ni rất lớn , Ngài có phước báu vô lượng , vô biên , rất đủ để Ngài thanh toán tất cả nghiệp chướng , không thành vấn đề , không phải người ấy không còn chịu nhận quả báo mà là Phật Thích Ca Mâu Ni đã lãnh dùm .

Cho nên từ xưa đến nay , người muốn được giải thoát đều phải tìm vị đại minh sư trước , vì nếu chúng ta mới tu hành mà chỉ nhờ vào lực lượng của chính mình thì rất khó trả hết nghiệp chướng . Chỉ có đại minh sư ấy , nhờ cái đại phước báu đời đời tu hành , các Ngài mới có thể vừa chỉ dẫn chúng ta đường đi , vừa giúp chúng ta mang hành lý vì các Ngài có đủ lực lượng . Người thường có lực lượng của người thường . Người tu hành có lực lượng của người tu hành . Lực lượng ấy có thể chúng ta không thấy được nhưng lại là vô lượng , vô biên , tuyệt đối không phải lực lượng của thân thể mà có thể sánh bì . Quí vị nghe nói sau khi theo Sư Phụ truyền Tâm Ấn thì 5 đời được siêu sanh . Đó là nhờ vào cái lực lượng tu hành mang hết tất cả lên trên cho nên mới nói lực lượng của sự tu hành rất quí báu , bao nhiêu tiền cũng không mua được , bao nhiêu quyền uy cũng không thể đổi lấy lực lượng này .

Đôi lúc Sư Phụ thuyết pháp , cảm giác rất là thoải mái nhưng đôi khi lại cảm thấy bị vật gì đè tới thuyết pháp không nổi và cảm thấy rất là mệt . Trong lúc truyền Tâm Ấn cho người cũng vậy , có lúc rất thuận lợi không có vấn đề gì , có lúc lại bị mệt như sắp chết . Đó là do những người tới nghe thuyết pháp hoặc tới xin truyền Tâm Ấn có làn sóng chấn động khác nhau . Cái chấn động khác nhau này tạo thành bởi cái gì ? Nó tạo thành bởi luật nhân quả , có liên quan tới nghiệp chướng đời đời kiếp kiếp của chúng sinh .

Nhím Hoàng Kim
10-15-2007, 02:40 PM
Chúng ta vốn là Phật ; Chúa Giê Su cũng nói , chúng ta đều là con của Thượng Đế . Tuy là vậy thì tại sao có người giàu có , có người lại quá nghèo ? Có người rất thông minh ? Có người lại rất ngu si ? Có người rất lương thiện ? Có người lại rất gian dối ? Thứ nhất là vì tuy chúng ta vốn là Phật nhưng khi chúng ta tới cái thế giới Ta Bà , cứ lựa hướng thấp mà đi , quên đi cái đại trí huệ của mình . Thứ nhì là vì bị ảnh hưởng của thế giới mình ở .

Thế giới này khác với thế giới của cảnh giới cao . Thế giới của cảnh giới cao có thể giúp chúng ta tu hành tiến bộ , làm cho chúng ta càng ngày càng thoải mái , càng ngày càng cao quí , còn hoàn cảnh của thế giới Ta Bà này rất dễ làm cho sự tu hành của chúng ta bị thụt lùi , càng ngày càng ngu dốt , càng ngày càng hư hỏng . Trên thế giới cực lạc , muốn gì được đấy , không có sự dau khổ , còn ở thế giới Ta Bà này cần phải cùng với thiên nhiên phấn đấu mới có thể tồn tại được . Cho đến Phật Thích Ca Mâu Ni cũng phải ăn cơm , cũng phải dùng vật chất trên thế giới này mới có thể tồn tại được . Thế giới này có hình , có sắc , có lạnh , có nóng , có đẹp , có xấu , có nam , có nữ và có sự phân biệt , so với thế giới cực lạc đều không giống nhau .

Ở đó không hình , không sắc là thế giới không phân biệt . Cho nên khi chúng ta tới thế giới này thì biến thành một chúng sinh hướng về bên ngoài , thấy thức ăn là sanh khởi niệm ăn , thấy vật chất là khởi niệm thích hoặc không thích . Từ cái tâm chúng ta thường bị cái thích thú vật chất thu hút , vì thế mà từ từ quên đi cái đại trí huệ của tự mình , chúng ta với cái đại lực lượng của vũ trụ càng ngày càng xa lìa , biến thành một con người cô đơn .

Tất cả vật chất vốn là thuộc về chúng ta nhưng vì chúng ta chỉ để ý trên một vài thứ vật chất mà chúng ta ưa thích cho nên chúng ta vô tình tự cột mình trong một phạm vi nhỏ , làm cho tình trạng bất phân biệt (trên thế giới cực lạc đều là một loại thân thể màu kim , không có phân biệt nam nữ) trở thành hửu phân biệt . Từ cái tâm của chúng ta toàn tâm toàn ý đi ưa thích một , hai người hoặc vật chất , làm cho tự mình càng ngày càng cô đơn , cắt đứt với đại lực lượng của vũ trụ , biến thành một lực lượng nhỏ bé , tích tắc là xài hết . Cũng như một con người ở trên sông Hoàng Hà mà theo đuổi những vật chất , vì bỏ hết tâm vào tình trạng đó thì sẽ tự nhiên quên trở về nguyên quán nhưng khi người ấy muốn xài nước thì chỉ có thể tạm thời ở lân cận tìm một chút nước để uống , dĩ nhiên là không đủ nước để xài .

Cho nên chúng ta càng ngày càng biến thành yếu đuối , càng ngày càng không đủ trí huệ ; trí huệ càng không đủ thì càng phát ra tâm tham lam . Từ sự cảm thấy không an toàn thì càng muốn chiếm lấy nhiều đồ , cái tư tưởng tham sân si từ đó mà sanh ra ; cái tư tưởng ấy tạo thành một từ trường đặc biệt bao quanh chúng ta , dĩ nhiên sẽ thu hút tình trạng càng kích động đến từ trường của chúng ta , người này hơi nhu hòa thu hút vật chất nhu hòa và hình thành một cái mà ta gọi là nghiệp chướng .

Chúng ta thường thấy một số người , bất luận họ làm điều gì , họ cũng đều làm sai . Đây là do từ trường của họ cứ hút những lực lượng không tốt hay là những lực lượng chướng ngại , lực lượng ngu , lực lượng ma chướng , nguyên do là không thể thu hút được cái đại trí huệ nào ở bên cạnh . Có một số người có bản tính động vật rất mạnh , đây cũng vì là từ trường của họ hay cũng vì là thói quen đời đời , kiếp kiếp vẫn chưa sửa tốt . Khi từ trường của chúng ta từ từ hướng về phía tốt mà cải biến thì cái đó tượng trưng cho chúng ta đang bắt đầu lên trên ấy . Phải tốn bao lâu mới có thể cải biến tốt , cái này còn tùy tâm của chúng ta có đơn thuần hay không . Trong kinh điển hoặc Kinh Đạo Đức đã từng đề cập tới phải biến thành cái tâm thiện chân thì mới có thể trở về Thiên Quốc .

Nhím Hoàng Kim
10-16-2007, 05:31 PM
Muốn cải biến cái thói quen hoặc cái từ trường của chúng ta không phải dễ dàng , tuyệt đối không thể nhờ vào cái phương pháp nín hơi thở hay là tập YOGA thì có thể cải biến được . Vì thói quen đã bị đầu óc kiềm chế cho nên muốn cải biến thói quen là phải cải biến đầu óc của chúng ta , chỉ nhờ vào quán đơn điền , quán hơi thở ... thì không đủ dùng , chỉ có tu Pháp Môn Quán Âm mới là phương pháp đúng nhất .

Tại vì cái âm thanh này là "Phật âm" , là âm thanh bản tánh ; khi vạn vật trong vũ trụ chưa hình thành thì đã có cái âm thanh này rồi . Cái âm thanh này là "Thắng bỉ thế gian âm" cho nên dùng nhĩ căn phàm phu nghe không được ; nhưng bất cứ chúng sinh nào cũng nghe được , chỉ tùy theo đẳng cấp khác nhau thì nghe được âm thanh khác nhau mà thôi . Bất cứ vật gì trong vũ trụ cũng đều có chấn động cho nên đều có âm thanh; cho dù là đá sỏi cũng có âm thanh nhưng rất vi tế cho nên dùng tai thịt nghe không được , chỉ có dùng trí huệ mới nghe được . Cho nên nói "Quán Âm" mà không dùng âm thanh . Bất cứ chúng sinh nào cũng có âm thanh , cũng có trí huệ , vậy tại sao không phải bất cứ ai cũng có thể quán cái âm thanh này ? Tại vì họ không có cái chìa khóa , không biết âm thanh ở đâu cho nên trước tiên cần phải tìm một vị sư phụ nào đó mà có thể mở cái cửa này .

Tại sao cái âm thanh này lại quan trọng như thế ? Tại vì vạn vật trong vũ trụ đều tạo thành bởi cùng một âm thanh ; từ cảnh giới cao tới cảnh giới thấp cũng đều là liên hợp cùng với cái âm thanh này . Hồi nãy có nhắc tới chấn động của một số người không thể phối hợp với chấn động của một số người khác cho nên khó mà sống chung với nhau . Cũng như vậy , từ chấn động của chúng ta với chấn động của động vật hoặc một nơi nào đó không thể phối hợp cho nên chúng rất khó mà sống chung được với động vật hay sống luôn ở một nơi nào đó . Nếu có người ở mãi một chỗ nào đó , chưa chắc họ tốt hơn chúng ta ; rất có thể chấn động của họ quá thấp hay là chấn động của họ giống với chấn động của động vật cho nên mới không có cảm giác gì cả .

Ví dụ như con heo , con cóc sống ở nơi dơ bẩn lại cảm thấy tự nhiên . Cái này rõ ràng là tại sao có chỗ làm cho một người cảm thấy khó chịu mà lại có người có thể sinh sống tại đó mà lại không cảm thấy gì cả và lại vui vẻ , đó là vì họ có thể phối hợp với bầu không khí ở địa phương đó ; còn cái chấn động của chúng ta cao hơn , nhu hòa hơn thì không thể phối hợp với chấn động thấp đó cho nên mới không thể tiếp tục sống ở nơi đó . Không thể tiếp tục sống ở nơi ấy không phải là bản năng của họ cao hơn chúng ta mà là người lương thiện lúc nào cũng không thể sống chung với người ác .

Nếu có người muốn cải biến cái định mệnh thì phải dùng cái âm thanh cao nhất này , chúng ta hiện giờ chỉ có một bộ phận nhỏ , vả lại âm thanh chấn động không cao , cùng sống chung với thế giới có động vật , tức là vật cùng loại thì tụ với nhau .

Nhím Hoàng Kim
10-17-2007, 08:27 PM
Nhưng có một loại âm thanh bao hàm tất cả chúng sanh , đó tức là "Phật Âm" , âm thanh bản tánh . Nếu chúng ta tu cái âm thanh này sẽ nâng cao chấn động lực của chúng ta , nâng cái đẳng cấp của chúng ta càng ngày càng cao . Từ bề ngoài nhìn vào có lẽ không khác đối với hồi xưa nhưng thân thể có thể phát ra ánh sáng , lúc thuyết pháp mọi người đều thích nghe , muốn độ người cũng đơn giản , tại vì chấn động của chúng ta đã cải biến , biến thành hơi nhu hòa , có thể làm cho người khác an tâm , giải thoát . Chấn động của họ sẽ bị chúng ta bao quanh , chúng ta cho họ chấn động tốt , mang chấn động xấu của họ tiêu trừ . Cũng như một người có lúc máu huyết không tốt , bác sĩ sẽ dùng máu tốt để đổi máu xấu của người ấy . Trong thùng nước khi nước không sạch , chúng ta sẽ mang nước dơ đổ đi mới có thể đổ một thùng nước sạch vào . Nhưng nếu chấn động của chúng ta không đủ tốt thì không thể nào đổi chấn động xấu của người khác , nếu không hậu quả sẽ rắc rối . Cho nên nếu muốn độ chúng sinh trước tiên cần phải nên tu hành .

Hồi nãy đã đề cặp đến sự sinh sống trên thế giới Ta Bà này thì phải dùng cái công cụ của thế gian này , cái dụng cụ này (Sư Phụ tự chỉ mình) không thể nói tiếng Trung Hoa giỏi , cái dụng cụ này (Sư Phụ chỉ thông dịch viên Anh Văn) không thể nói tiếng Anh giỏi , cái dụng cụ này (chỉ thông dịch viên Đài Loan) không thể nhớ hết nguyên vẹn . Tất cả đều không hoàn mỹ cho nên mới có quá nhiều phiền phức này . Tất cả mọi người đều đi Tây Phương thì không có vấn đề này . Quí vị muốn đi Tây Phương không ? (đại chúng đáp : muốn) . Nếu mà muốn thì phải tu Pháp Môn Quán Âm , đây là con đường tốt nhất vãng sanh Tây Phương .

Niệm A Di Đà Phật , trước tiên phải nhận biết A Di Đà Phật mới là "niệm Phật" chân chính . Nếu chỉ dùng miệng mà niệm A Di Đà Phật , đó chỉ là đẳng cấp A B C mà thôi . Tại vì "niệm" là tưởng niệm , chứ không phải là khẩu niệm . Nếu không nhận biết Phật thì làm sao mà tưởng niệm Phật ? Cho nên quí vị đừng tưởng rằng Pháp Môn Quán Âm không phải niệm Phật . Đây là cách niệm cao nhất , niệm Phật chân chính chứ không phải mỗi ngày la hét tên của A Di Đà Phật mới là niệm Phật , làm như vậy chỉ làm Ngài nhức đầu thêm mà thôi .

Hồi nãy Sư Phụ có nói vạn vật trong vũ trụ đều có âm thanh , vạn vật trong vũ trụ đều tạo thành bởi âm thanh . Cái này trong Kinh Đạo Đức có nói :" Đạo khả đạo , phi thường đạo ; danh khả danh phi thường danh , vô danh thiên địa chi thủy , hữu danh vạn vật chi mẫu ". "Danh" hay "Đạo" tất cả chỉ cái âm thanh này hay là cái động lực này , chỉ là cổ văn và kim văn khi dùng thì có thể hơi khác nhau . Thật ra đều chỉ cùng một sự việc , điều này Sư Phụ nghĩ quí vị nên hiểu rõ .

Vạn vật trong vũ trụ đều từ cái "danh" hoặc "âm thanh" tạo ra nhưng tại vì chúng ta là "người" cho nên chúng ta có được một bộ phận cao nhất của âm thanh và có thể có khả năng hoàn toàn thâu góp tất cả âm thanh . Còn động vật không đủ đẳng cấp để có thể hoàn toàn thâu góp được cái âm thanh này . Nếu chúng ta tu hành và nương vào cái âm thanh này , chúng ta sẽ nâng cao mình mãi mãi , để cho mình thu được cái âm thanh này càng nhiều thì đẳng cấp càng cao , cho đến khi hoàn toàn được trọn cái âm thanh thì mới thôi . Lúc đó chúng ta có thể phối hợp với bất cứ chúng sinh nào trong vũ trụ . Bởi vì mỗi chúng sinh là một bộ phận trong cái âm thanh này mà chúng ta đã hoàn toàn thâu được trọn cái âm thanh này rồi cho nên đối với chúng ta mà nói , nơi nào cũng là tịnh độ , mọi người đều là Phật , tất cả chúng sinh đều có Phật tánh , tới lúc đó mới đúng là thật sự có hiểu biết , nếu không cũng chỉ là "Tôi nghe nói rằng" mà thôi , không cách nào phân biệt được cái nào là thật , cái nào là giả .

Nhím Hoàng Kim
10-18-2007, 07:59 PM
Cho nên tự mình có thể nghiệm , đọc kinh hoặc là nghe thể nghiệm của người khác đều khác nhau . Đọc kinh điển là đọc thấy cái thể nghiệm của người khác , chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm cũng có thể nghiệm của tự mình , có thể so sánh với những gì đã ghi xuống trong kinh điển , coi có phải giống như thể nghiệm của người xưa , đôi lúc thể nghiệm của mình còn cao hơn họ , cũng không phải chúng ta cao hơn họ , mà là khi họ viết lại thể nghiệm đó , có lẽ đẳng cấp của họ không cao lắm , nếu so với đẳng cấp trong lúc họ ghi xuống rất có thể đã cao hơn một chút .

Bây giờ chúng ta đã biết cái âm thanh đó có ảnh hưởng to lớn như thế nào , bất cứ chúng sinh nào cũng có sức chấn động hay âm thanh đó , rồi gây ảnh hưởng cho nhau . Cái thế giới này khác với thế giới cực lạc , tại vì thế giới này có động vật , có người xấu , có người tốt , có người bạo động , có người thanh tịnh , có người sung sướng , có người đau khổ ; rất nhiều loại người sống lẫn lộn với nhau . Chúng ta sống trong trạng thái trộn lẫn , rất khó mà an tâm tu hành , toàn là bị chướng ngại hay bầu không khí không tốt làm phiền chúng ta ; nhưng nếu chúng ta có thể chuyên tâm tu hành thì sẽ tiến bộ rất lẹ .

Cho nên rất nhiều thiên nhân ưa thích đầu thai làm người , tại vì phải có cái thân thể này mới có thể tu hành . Chúng ta thường nghĩ cái thân thể này vô dụng nhưng không có nó lại không có cách nào tu hành . Cái thân thể này rất quí báu , phải nên lo lắng giữ gìn nó , ăn thức ăn có đủ dinh dưỡng nhưng đừng háu ăn ; phải bảo vệ thân thể , không nên để nó quá lạnh , quá nóng , quá khổ , quá mỏi mệt . Tu khổ hạnh không phải là tốt , đó là tự hành hạ mình , tự hành hạ mình là phạm tội rất nặng . Tự mình là Phật quá khứ , Phật hiện tại , Phật vị lai thì nên tôn trọng chính mình , tại sao phải tu khổ hạnh để tự hành hạ mình ? Nhưng nếu trong tình trạng không thể tránh khỏi thì khác .

Ví dụ , quí vị nghe Sư Phụ kể trong lúc tu hành ở Hy Mã Lạp Sơn , mỗi ngày chỉ ăn một tí rau sống , tại vì ở đó đất hơi cao , không khí hơi loãng , nhiệt độ thấp , áp xuất cũng thấp , bất cứ là nấu cơm hay nấu rau cũng rất khó mà chín . Ăn rau sống hơi đơn giản , chỉ cần dùng nước sông Hằng rửa sơ sơ , bỏ một tí muối là ăn được , chứ không phải Sư Phụ cố ý tu khổ hạnh . Sư Phụ ở trên núi tại Đài Loan , trong chùa bế quan 3 tháng cũng vậy , mỗi ngày chỉ ăn 1 tí cơm và muối mè , uống tí nước mà thôi . Vì lúc đó không ai lo lắng , nếu mỗi ngày đều đi chợ mua rau cải thì còn gì là bế quan ? Biến thành bế cải rồi (đại chúng cười) . Cái này đều là vì tình trạng ép buộc cho nên có gì ăn nấy , tuyệt đối không phải tu khổ hạnh . Tu khổ hạnh không thể thành Phật , tu khổ hạnh thì biến thành người khổ , chúng ta sinh sống hằng ngày đã đủ khổ rồi , tại sao phải tu khổ hạnh nữa ?

Muốn thành Phật phải tu Pháp Môn Quán Âm , dùng trí huệ quán âm thanh nguyên thủy , tại vì cái âm thanh tạo ra vạn vật trong vũ trụ , là lực lượng mạnh nhất trong vũ trụ , cũng là trí huệ cao nhất trong vũ trụ . Nếu chúng ta không nhờ vào cái lực lượng này , đại trí huệ này để tu hành , vậy phải nhờ vào những gì ? Tại sao phải nhờ vào cái bụng nhỏ bé tối thui (chỉ đơn điền) hay là cái hô hấp vô thường để tu hành ? Nếu khi chúng ta thiền thân thể không cử động hay là không hô hấp , lúc ấy làm sao tu ?

Nhưng nếu nhờ vào cái đại lực lượng để tu hành , cho dù thân thể không thể cử động , hay là luôn cả bị thương nặng cũng không sao , tại vì người chủ của chúng ta với âm thanh này đã liên kết rồi , nó đã được giải thoát , không liên quan gì tới cơ thể này , cho nên đương nhiên vẫn có thể tiếp tục tu hành , nó vẫn có thể tiếp tục lo lắng cho sinh mạng của chúng ta để cho chúng ta tiếp tục tiến bộ . Cho nên nhờ cái gì cũng không đúng , chỉ khi chỉ nên nhờ vào cái âm thanh lớn nhất , cao nhất , nguyên thủy nhất , cái âm thanh có trước nhất trước khi chúng ta chưa tới . Vạn vật trong vũ trụ chưa tạo thành thì nó đã tồn tại , cho dù sau khi Tam giới bị huỷ mất nó vẫn tồn tại . Chỉ có nhờ vào cái lực lượng vĩnh cửu tu hành mới có thể đạt được sự vĩnh viễn tồn tại , nếu nhờ vào cái hô hấp vô thường chỉ có thể đạt được sự vô thường .

Nhím Hoàng Kim
10-19-2007, 04:22 PM
Cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Phật Thích Ca Mâu Ni có nói , bất cứ tu hành pháp môn nào cũng đều là chỉ tạm thời sử dụng , không phải là pháp môn vĩnh cửu , chỉ có Pháp Môn Quán Âm mới là vĩnh cửu , mới là pháp môn thật sự để tu hành . Nếu sau khi chúng ta tu Pháp Môn Quán Âm cũng sẽ đồng ý cách nói của Ngài . Lúc thiền thất (thiền bế quan bảy ngày) , Sư Phụ cũng có lúc dạy đệ tử một pháp môn khác ; ví dụ có đệ tử nói chỗ này không khoẻ , chỗ kia không khoẻ thì Sư Phụ sẽ kêu người ấy nằm xuống , làm mười cái hoặc một trăm cái hô hấp , cái này là vì người ấy trong lúc đó có một tí chướng ngại , Sư Phụ mới dạy người ấy phương pháp này để sức khoẻ người đó khoẻ một tí , chứ không phải Sư Phụ dạy pháp môn lạ nào . Nhưng có người không hiểu thì sẽ tưởng Sư Phụ dạy nhiều pháp môn .

Một thí dụ khác , có người quá thích nói chuyện , họ hỏi Sư Phụ có cách nào để họ nói ít một tí thì Sư Phụ dạy người đó để lưỡi ở hàm trên . Thật ra đây là một phương pháp để trị những người thích nói chuyện mà thôi , khi vấn đề đã được giải quyết thì cũng phải tu Pháp Môn Quán Âm . Cho nên thành thật mà nói , hô hấp hay là để lưỡi ở hàm trên không thể tính là một loại pháp môn , chỉ có thể nói là một phương tiện mà thôi .

Cũng như lúc ăn cơm , trên bàn có rau cải , có tàu hũ , có mì căn ... , nhưng có người mới bắt đầu ăn chay , còn chưa thích khẩu vị đó thì phải thêm một tí da vị như là tiêu , tương ... thì có thể cảm thấy ngon hơn một tí nhưng mà gia vị không thể thay thế cho cơm . Cũng như vậy , trừ Pháp Môn Quán Âm ra , còn tất cả các pháp môn khác chỉ là gia vị mà thôi , không thể thay thế cho bữa cơm chính .

Trong kinh điển đã từng đề cập tới , nguyên thủy của vũ trụ chỉ là một loại âm thanh Word , âm thanh này sống chung với Thượng Đế , vạn vật đều tạo thành bởi cái âm thanh này , không có vật nào mà không sanh ra từ cái âm thanh này . "In the beginning was the word (sound) , and the word was with God , and word was God , everything was made by this , and nothing was not made by this". Đạo lý của Kinh Đạo Đức cũng nói như vậy . Lão Tử nói :" Đạo khả đạo , phi thường đạo ; danh khả danh , phi thường danh ; vô danh thiên địa chi thủy , hữu danh vạn vật chi mẫu ". Lúc bắt đầu có cái "danh bất khả danh" này , vạn vật trong vũ trụ mới được sáng tạo ra .

Trong "Upanishad" , đây là một bộ kinh rất nổi tiếng của Ấn Độ , đều nói đúng cùng một đạo lý , "In the beginning was the word" , vừa bắt đầu tạo hóa là cái âm thanh này . Lúc âm thanh này phát ra vạn vật trong vũ trụ đều tạo ta cả . Cái âm thanh này là Thượng Đế , cái âm thanh này là Tạo Hóa , đều nói lên một sự việc giống nhau , tại vì Phật Thích Ca , Lão Tử , Thánh Kinh , Ấn Độ Giáo , Hồi Giáo đều nói cùng một đạo lý . Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm và đi nghiêng cứu thêm các kinh điển khác thì có thể hiểu .

Sau khi khai ngộ thì sẽ hiểu , bất cứ kinh điển nào cũng đều nói cùng một thứ , chỉ có từ ngữ các tôn giáo không giống nhau mà thôi . Vì người đời tam sao thất bổn và hiểu sai giáo lý của giáo chủ họ cho nên biến thành rất có nhiều môn phái . Những sự chia rẽ này là do sự lầm lẫn mà tạo thành . Ví dụ như , hiện giờ Sư Phụ dạy Pháp Môn Quán Âm , pháp môn này ở Đài Loan không có người nào hoặc pháp sư nào dạy qua cho nên rất có thể họ nghĩ rằng Sư Phụ dạy pháp môn ngoại đạo .

Nhím Hoàng Kim
10-20-2007, 04:41 PM
Rất có thể họ không thấu hiểu ý nghĩa của câu "Thậm thâm vi diệu" trong Kinh A Di Đà Phật cho nên không cách nào hiểu tại vì sao Sư Phụ không dạy người ta niệm A Di Đà Phật . Sau khi quí vị tu Pháp Môn Quán Âm thì sẽ hiểu , chứ Sư Phụ không có dạy pháp môn nào khác . Pháp Môn Niệm Phật , Pháp Môn Quán Âm , Pháp Môn Kim Cang đều giống nhau , khi hiểu thì tất cả đều giống nhau cả .

Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ dạy một pháp môn mà thôi , còn tất cả các pháp môn khác đều do chính chúng ta đặt ra cho nên sau khi Phật nhập Niết Bàn rồi , chúng ta biến thành nhiều môn phái . Sau khi Phật rời khỏi thế giới này , rất có thể đại đệ tử của Ngài đi chỗ khác truyên Pháp Môn Quán Âm nhưng chỗ đó chỉ nhận biết Phật Giáo của người phổ biến ra mà thôi . Cho nên khi đại đệ tử ấy ra dạy Pháp Môn Quán Âm thì hình thành tông phái khác nhau , ví dụ như phái Tịnh Độ , phái Cao Đài ... thật ra các Ngài đều dạy cùng một thứ . Tại vì Sư Phụ đã tu qua rất nhiều tôn phái nên Sư Phụ mới rõ . Những gì Sư Phụ đã nói đều là từ thể nghiệm cá nhân . Ở Bành Hồ , Sư Phụ đã từng nói qua , pháp môn khác nhau , không có chỗ nào khác nhau . Ở đây Sư Phụ không muốn nói nhiều , nếu quí vị muốn nghe thì có thể thỉnh băng thuyết pháp tại Bành Hồ về mà nghe .

VẤN : Niệm Phật có lợi hay không ?

ĐÁP : Có lợi nhưng lợi không nhiều , nhưng niệm Phật còn tốt hơn niệm những việc trên thế gian này , tại vì đầu óc của con người rất khó mà không niệm một cái gì cả . Bình thường thì thích niệm chồng , niệm vợ , niệm danh lợi , niệm một đống phiền não . Nếu tập trung chỉ niệm Phật , ít nhất tạm thời có thể bỏ xuống đồ đạt trên thế gian này , làm cho đầu óc thanh tịnh một tí cho nên mới nói niệm Phật còn đỡ hơn niệm thế gian . Nhưng khi niệm Phật nên chuyên "tâm niệm" , không nên chỉ dùng "khẩu niệm" , nếu đầu óc vẫn nghĩ bậy bạ thì niệm cho nhiều cũng vô ích , càng niệm càng phiền . Trước khi chưa theo Sư Phụ học Pháp Môn Quán Âm người đang niệm Phật có phải là nên tiếp tục niệm Phật hay không ? Dĩ nhiên tại vì họ không còn gì để lựa chọn .

VẤN : Xin hỏi niệm Kinh và đọc Kinh , cái nào tốt hơn ?

ĐÁP : Quí vị thích gì thì làm cái đó , nếu không hiểu ý nghĩa của Kinh thì đọc cũng không tốt , niệm cũng không tốt (ý của Sư Phụ muốn nói , quí vị có thể niệm nhưng nếu không hiểu ý nghĩa của kinh thì nên đổi qua đọc , rất có thể sẽ dễ dàng hiểu ý nghĩa của kinh) , nếu quí vị cảm thấy đọc kinh sẽ dễ hiểu thì quí vị đọc kinh hoặc niệm kinh là có công đức . Nhưng nếu chỉ đọc mà không hiểu ý nghĩa của kinh cũng không có công đức , tại vì đọc chỉ hiểu ý mà thôi chứ không có thể nghiệm thực tế .

VẤN : Xin hỏi đọc kinh và niệm kinh có công đức không ?

ĐÁP : Sư Phụ kể cho quí vị nghe một câu chuyện , có một ngày Bồ Đề Đạt Ma gặp một vị pháp sư , vị pháp sư ấy rất ưa thích niệm Kinh Niết Bàn , Bồ Đề Đạt Ma mới hỏi vị pháp sư :" Ông niệm cái này có lợi ích gì ?" Vi pháp sư đáp :" Niệm cái này có thể thành Phật , liểu thoát sanh tử ." Bồ Đề Đạt Ma nói :" Cho tôi quyển kinh này để tôi mang nó đốt đi , coi bánh vẽ bằng tay có thể no bụng không ?"

Đây là giải đáp của Sư Phụ , vừa ý không ? Đây là Bồ Đề Đạt Ma nói , không phải Sư Phụ nói , Sư Phụ bây giờ rất sợ nói thể nghiệm của tự mình .

Nhím Hoàng Kim
10-21-2007, 09:01 AM
VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , nếu niệm kinh không có công đức , vậy ở ngoài kia có rất nhiều người niệm kinh thì phải làm sao ?

ĐÁP : Sư Phụ không có kêu họ đừng có niệm kinh , họ có thể tiếp tục niệm kinh , Sư Phụ cũng không dám kêu họ đừng có niệm kinh , thật ra nói ra cũng vô dụng mà thôi ! Ở đây có năm , sáu chục người mà thôi . Ở ngoài kia có năm sáu chục vạn người niệm kinh , Sư Phụ không thể đi nói từng người , từng người và cũng không thích làm chuyện đó . Niệm kinh hay không niệm là chuyện của họ , trên thế gian này lúc nào cũng có chuyện xảy ra , Sư Phụ tu hành thì chỉ lo chuyện của Sư Phụ , ai hỏi thì nói , còn không hỏi thì không nói .

Niệm kinh còn tốt hơn niệm chuyện thế gian , tại sao lại không thể niệm ? (Tất cả cười) . Niệm kinh còn tốt hơn niệm tiểu thuyết ! Sư Phụ rất tán thán niệm kinh , ít nhất họ còn nghĩ đến Phật , nghĩ đến Pháp , nghĩ đến Tăng , không có hoàn toàn quên lãng , còn nhớ một tí tí . Nếu không niệm kinh , có lúc làm không ra chuyện tốt nào , tối ngày cứ đi nói chuyện tào lao tại vì cái miệng thích nói quá mà ! Cho nên đọc kinh cũng có lợi , về nhà mệt rồi không thể nói chuyện thị phi của người khác (Tất cả cười) .

VẤN : Khi chúng con niệm Phật có thể niệm tới một trình độ nào , tức là cho dù không niệm bên tai cũng có âm thanh Phật , xin hỏi hiện tượng này là xấu hay tốt ?

ĐÁP : Không thật tốt cũng không thật xấu . Lúc ấy , quí vị đã biến thành cái máy thâu băng (tất cả cười) , lục căn lục trần của chúng ta quen rồi , nghe quá đầy rồi , thì có thể phát ra , cũng như nước trong ly này , nếu khi để quá nhiều nước thì cũng sẽ tràn ra . Niệm Phật quá nhiều thì biến thành cái máy thâu băng , vậy có thể đỡ tốn tiền mua băng thâu rồi (tất cả cười) .

VẤN : Trong ba thứ độc , loại nào khó dứt đoạn nhất ?

ĐÁP : Đây là do người tạo ra , có người hơi "tham" , có người hơi "sân" , có người hơi "si" . (Còn theo kinh nghiệm của Sư Phụ thì sao ?) Sư Phụ cũng khó mà dứt đoạn ba cái này . Sư Phụ rất là tham , rất là sân , rất là si .

Tham những gì cao quí nhất , tham cả vũ trụ , Sư Phụ muốn thành Phật (tất cả đều vỗ tay) .
Sư Phụ rất sân là vì chúng sanh quá vô minh . Tất cả chúng sinh đều có cái bảo châu này nhưng không biết dùng , Sư Phụ rất là giận ! Cho nên không thể dứt cái sân này .

Và Sư Phụ cũng đại si , tại vì đã mê cái "đạo" này , bây giờ không thể trở về ; phải tiếp tục hướng lên , khi lên là không thể quay trở lại . Nếu quí vị mê một người con gái , rất có thể một ngày quí vị tỉnh dậy . Ví dụ quí vị thích một người con gái nhưng nếu có một ngày người con gái đó biến thành người xấu xí thì quí vị không còn thích nàng nữa . Nhưng Sư Phụ đã mê cuồng cái "đạo" này thì vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa , không người nào có thể khuyên Sư Phụ trở đầu cho nên tham sân si của Sư Phụ rất là khó dứt đoạn (Mọi người vỗ tay) .

Nhím Hoàng Kim
10-22-2007, 03:18 PM
VẤN : Niệm Kinh không giúp gì cho sự thành Phật nhưng đối với nhân thiên phước báu có giúp đỡ gì không ?

Con đã từng đọc một quyển sách , có người khi gặp tai nạn , vì lý do niệm Kinh A Di Đà , kết quả trốn được nhóm quân lính đang theo đuổi , tại sao người ấy niệm kinh mà có thể trốn khỏi tai nạn ấy ?

ĐÁP : Tôi không biết người ấy là tại vì niệm kinh mới tránh khỏi tai nạn hay là tại phước báu của người ấy , hay là tại vì cũng trông lúc đó , quân lính cũng không trông thấy người ấy . Nếu quí vị tin người ấy thì quí vị có thể niệm kinh , niệm kinh rất tốt . Nhưng liên quan đến phước báu hay không có phước báu thì Sư Phụ không thể nói , không cần lo cái này . Có phước báu cũng chỉ là nhân thiên phước báu mà thôi , rất ít , phước báu ít không thể dùng . Đối với Sư Phụ mà nói , tại vì Sư Phụ rất tham mà cho nên loại phước báu nhỏ này đối với Sư Phụ như không có . Mặc dù Sư Phụ nói là không có , thật ra cũng có một chút thì quí vị cứ tiếp tục niệm kinh đi (mọi người cười) , niệm kinh rất tốt , ít nhất chúng ta nhớ Phật nói những gì . Những gì Phật nói so với những gì thế gian nói đều tốt hơn cả . Nó có thể làm cho đầu óc chúng ta có thêm ảnh hưởng tốt , có một tư tưởng và quan niệm tốt .

VẤN : Chúng con có thể được dùng Kinh Phổ Môn để mà giải thích tư tưởng của Lão Tử không ?

ĐÁP : Được . Nếu quí vị gặp những người Đạo Giáo thì dùng tư tưởng của Lão Tử để mà giải thích Kinh Phổ Môn . Nếu gặp những người Phật Giáo thì dùng Kinh Phổ Môn giải thích tư tưởng Lão Tử ; linh hoạt mà dùng , tâm không có quái ngại , không có phân biệt . Nhưng nhất định thấu hiểu cho rõ ràng rồi mới có thể nói tâm không có quái ngại ; nếu không , sẽ không giải thích được gì , bị người khác hỏi một cái là sẽ có trở ngại . Cho nên phải hoàn toàn thấu hiểu mới có thể giải thích cho người khác nghe . Ví dụ hôm nay , quí vị nghe Sư Phụ thuyết pháp nói kinh điển gì cũng đều nói giống nhau , sau khi về nhà thì lập tức nói cho người nhà nghe , người nhà sẽ nêu ra rất nhiều câu hỏi để hỏi quí vị , tại vì quí vị chưa có thể nghiệm thực tế cho nên sẽ bị bắt bí , không thể trả lời được .

VẤN : Nói một cách khác không cần biết là một tín đồ Đạo Giáo hay là Cơ Đốc Giáo , nếu tu hành cao họ có thể hiểu nội dung trong Kinh Thánh hay không ?

ĐÁP : Nếu người ấy tu hành rất cao như quí vị nói , dĩ nhiên là có thể hiểu . Thật ra , Phật Giáo vốn là không có , trước khi Phật Thích Ca Mâu Ni chưa tới , Phật Giáo từ đâu tới ? Chỗ nào là có Phật Giáo , Phật là gì ? Một người hoàn toàn khai ngộ tức là Phật , cho nên một Lão Giáo Đồ (chỉ Đạo Gia) hoàn toàn khai ngộ , cũng có thể tự xưng là Phật . Tất cả người nào cũng là tín đồ Phật Giáo , họ chỉ cần làm một người tốt , người có đạo đức , có tu hành , chứ không cần phải có pháp danh hoặc quy y theo một vị pháp sư nào mới là tín đồ Phật Giáo . Cái hàm ý của Phật Giáo không phải là nhỏ , Phật Giáo rất lớn , Lão Giáo rất lớn , Cơ Đốc Giáo cũng rất lớn . Chỉ có chúng ta tự mình mang cái tôn giáo làm nhỏ hẹp lại . Đây là điều sai lầm của chúng ta , chứ không phải ý chính của giáo chủ là như vậy .

VẤN : Sư Phụ nói "Âm thanh" có phải là giống như âm thanh mà chúng con nghe hàng ngày không ?

ĐÁP : Không giống nhau , âm thanh này phải được truyền pháp xong mới nghe được , người bình thường nghe không được .

VẤN : Người tại gia có thể tu Pháp Môn Quán Âm không ?

ĐÁP : Được . Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có rất nhiều đệ tử tại gia , trong Kinh Lăng Nghiêm có hai mươi lăm vị Bồ Tát đã nói ra thể nghiệm tu hành của họ , hơn phân nửa đệ tử tường thuật thể nghiệm tu hành tại gia của họ , người tại gia càng nên tu Pháp Môn Quán Âm này .

Nhím Hoàng Kim
10-23-2007, 05:18 PM
VẤN : Nhiệp chướng có thể dựa vào tu hành mà tiêu trừ đi không ? Hay là sau một cơn bệnh nặng mới có thể tiêu trừ ?

ĐÁP : Nếu tu hành tốt có thể tiêu trừ nghiệp chướng , nếu không tu hành cho dù có bệnh nặng cũng không thể tiêu trừ . Tại vì một cơn bệnh không đủ để trả nghiệp chướng to lớn như vậy . Phân nữa nghiệp chướng dùng lửa đốt thì mau hơn . Tu Pháp Môn Quán Âm nghiệp chướng rất mau được tiêu trừ , tại vì Sư Phụ có thể thay thế quí vị gánh vác phân nửa nghiệp chướng rồi .

VẤN : Tu Pháp Môn Quán Âm có phải cần có Sư Phụ truyền pháp mới có thể tu hay không ? Nếu không gặp được Sư Phụ thì vĩnh viễn không cách nào mà tu hành ?

ĐÁP : Đúng , nếu không gặp được Sư Phụ chân chính thì không cách nào tu . Rất có thể đôi lúc quí vị nghe được một tí âm thanh nhưng lại không hiểu cái này là cái gì ? Ngày hôm sau quí vị muốn nghe nữa thì không chừng lại không nghe được nữa nhưng mà sau khi truyền pháp , âm thanh này vĩnh viễn tồn tại .

VẤN : Khi Sư Phụ truyền pháp , có điều kiện hoặc qui chế gì không ?

ĐÁP : Chỉ cần hiện giờ bắt đầu ăn chay là được . Không phải bảo quí vị quy y người này (Sư Phụ tự chỉ mình) mà là quy y cái âm thanh , cái đại lực lượng hoặc là cái "Bản lai diện mục" . Sư Phụ chỉ là chỉ đạo cho quí vị tu hành mà thôi cho nên không có qui chế . Sư Phụ không cần quí vị biến thành đệ tử của Sư Phụ , cũng không cần quí vị cúng dường . Sư Phụ biết cái pháp môn này nên nói cho quí vị biết , tu hành chân chính vẫn là phải nhờ vào tự mình .

Có một số người sau khi quy y pháp sư nào , vĩnh viễn biến thành đệ tử của họ , không thể bỏ được , muốn học pháp môn khác cũng không được , cái này như là bị cột lại cho nên tôi không thích nghe chuyện quy y . Nếu quí vị cần thì tôi truyền pháp cho quí vị để quí vị mở ra cái tài sãn của tự mình và tự mình xài . Những cái này quí vị vốn đã có rồi tôi không có cho quí vị cái gì , Sư Phụ chỉ là giúp quí vị mở trí huệ để quí vị kết nối với lực lượng của tự mình cùng với cái lực lượng vũ trụ . Khi lực lượng chấn động nguyên thủy kết nối , bảo tàng vô tận đều thuộc quí vị , quí vị tự hưởng thụ . Cho nên không cần quy y Sư Phụ . Quy y với cái người phàm phu này đâu có hữu ích gì .

Nhím Hoàng Kim
10-24-2007, 02:44 PM
VẤN : Hồi nãy Sư Phụ nói :" Người muốn tu Pháp Môn Quán Âm nhất định phải ăn chay mới được nhưng mà chúng con sinh sống ở cõi Ta Bà này vì phải phối hợp đời sống tình trạng trên thực tế không cách nào ăn chay thì làm sao ?

ĐÁP : Đừng mượn lý do . Quí vị không lo đến sự đau khổ của chúng sinh , người ăn thịt của chúng sinh thì làm sao thành Bồ Tát ? Quí vị không thể ăn chay , Sư Phụ cũng không có cách nào khác cả . Câu hỏi này , Sư Phụ không muốn đáp . Tuy đã phát tâm muốn cứu độ chúng sinh phải nên hy sinh khẩu vị của mình một tí , phải thắng cái chướng ngại nhỏ này . Hôm nay chỗ nào cũng có tiệm bán đồ chay , hay là tìm tàu hũ hoặc mì căn tự nấu lấy , cái này đều là chuyện nhỏ bé , hơn nữa người tại Ấn Độ đều ăn chay , họ không có mì căn , tàu hũ ; đều ăn loại đậu và cơm , họ cũng không có bất cứ trở ngại nào .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ "Pháp Môn Quán Âm" mà Sư Phụ nói và Kinh Lăng Nghiêm nói "Pháp Môn Viên Thông" có giống nhau hay không ?

ĐÁP : Giống . Nhưng mà trong Kinh Lăng Nghiêm không có đề cặp tới cách nào để tu Pháp Môn Quán Âm , chỉ là tán thán Pháp Môn Quán Âm mà thôi , nếu muốn tu Pháp Môn Quán Âm , trước tiên phải tìm một vị thầy để dạy quí vị .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , có người Sư Phụ truyền nối hay không ?

ĐÁP : Có . Bắt đầu từ Phật Thích Ca Mâu Ni truyền nối xuống .

VẤN : Xin hỏi sư phụ của Sư Phụ là người quốc gia nào ?

ĐÁP : Ấn Độ . Nhưng ở Việt Nam cũng có ; ở Việt Nam cũng có nhiều vị tu hành Pháp Môn Quán Âm .

VẤN : Con có một người học trò , mẹ của người học trò đã phá thai , xin hỏi nên làm cách nào ?

ĐÁP : Đã phái thai rồi , bây giờ còn nói cái này ra làm gì nữa ? (Xin hỏi tình trạng này , làm pháp hội thủy lục có ích gì không ?) Nếu sau khi quí vị giết người , đi sám hối với cảnh sát thì có lợi gì không ? Họ có thể nào cứu quí vị không ? Cho dù đi trình với tổng thống hoặc pháp quan nào để mà sám hối cũng không có giúp ích gì , họ chỉ có thể giam quí vị vào trong tù ở , đây là cứu quí vị , để quí vị tự trả nghiệp chướng đấy . Làm pháp hội thủy lục , làm chi vậy ? Dùng cái tâm của phàm phu để sám hối , làm sao mà tiêu trừ nghiệp chướng ? Cái tâm phàm phu vốn đã đủ đen tối rồi , dùng nước dơ , rữa đồ dơ , rữa cách nào cũng không rữa sạch được .

VẤN : Thích Ca Mâu Ni Phật cũng tu khổ hạnh mà tại sao Sư Phụ nói :"Tu khổ hạnh không có lợi gì ?"

ĐÁP : Sau khi Ngài tu khổ hạnh , cuối cùng thấu hiểu tu khổ hạnh là vô dụng , khổ hạnh rất là vô đạo lý . Trong lúc Ngài sắp chết , mới tỉnh dậy , Ngài hối hận và bắt đầu dùng thức ăn , uống sửa , ăn bánh , thân thể mới từ từ kháng phục trở lại . Sư Phụ không phải tu khổ hạnh mới ốm và nhỏ con như vậy mà là Sư Phụ ăn không vô . Bình thường cũng ăn rất ít , đôi lúc luôn cả cơm cũng không có ăn , ăn cơm như là uống nước lã vậy , không có mùi vị gì cả , chỉ sợ thân thể này chịu không nổi nên miễn cưỡng ăn một tí .

Nhím Hoàng Kim
10-25-2007, 04:09 PM
VẤN : Trong quá trình khi chúng ta tu hành , có phải là không được như một số người khác , ăn chơi nhậu nhẹt hay là tham lam hưởng thụ ?

ĐÁP : Có gì để hưởng thụ ? Một ngày 3 cữ cơm đã quá đủ rồi . Bao tử của chúng ta có hạn , dù cho quí vị muốn ăn nhiều thêm 1 tí cũng đựng không nổi . Nói tới áo quần , nhiều nhất mỗi lần chỉ mặc hai ba bộ mà thôi . Tất cả sự vật , vừa đủ là được rồi . Sau khi tu Pháp Môn Quán Âm , nếu tu hành cao , người khác cho quí vị cái gì , quí vị sẽ tự nhiên không nhận , cho dù là tiền , cũng không lấy . Có gì thì xài nấy , tâm đừng có tham .

VẤN : Theo trình độ của Sư Phụ mà đọc kinh thì cảm thấy gì ?

ĐÁP : Tôi từ nhỏ đã bắt đầu đọc kinh , bây giờ sắp trả bài ra được , đọc kinh đối với tôi , có lúc cũng là cần thiết , tại vì phải làm tham khảo . Ví dụ như Sư Phụ đề cập tới tu hành như thế nào mới là tu hành đúng , nếu không dùng lời nói của Chúa Giê Su và Phật Thích Ca Mâu Ni ra để ấn chứng thì quí vị tuyệt đối không tin tu là cái gì ? Vừa ra đạo , tuổi còn trẻ , nói gì người khác cũng không dễ mà tin cho nên Sư Phụ phải dùng Kinh Lăng Nghiêm , lời của Thánh Kinh hoặc lời của Lão Tử để mà chứng minh , quí vị mới tin , vì đây là thói quen của chúng ta , chúng ta chỉ có vẽ tin tưởng vị đại tu hành ở cổ đại , bây giờ nếu có Bồ Tát sống đứng trước mặt quí vị , quí vị cũng sẽ không cung kính Ngài và cũng không tin Ngài .

VẤN : Xin hỏi Sư Phụ , khi Sư Phụ đọc kinh là văn gì ?

ĐÁP : Sư Phụ cái gì cũng đọc , cái này đối với quí vị có quan hệ gì ?(Đại chúng cười)

VẤN : Tại vì chữ Trung Hoa trong Kinh Lăng Nghiêm rất khó , cho nên con đoán là có lẽ Sư Phụ đọc không hiểu .

ĐÁP : Sư Phụ đọc chữ Việt như vậy có được không ? (Đại chúng cười)

VẤN : con rất thích Kinh Pháp Hoa và Kinh Lăng Nghiêm , Sư Phụ có thể khai thị không ?

ĐÁP : Bây giờ làm sao nói Kinh Pháp Hoa ? Bây giờ không có thì giờ , ngày khác nói .

VẤN : Trong Kinh Pháp Hoa , Phẩm Pháp Sư Công Đức , có đề cập tới cái âm thanh , xin Sư Phụ khai thị thêm .

ĐÁP : Trừ ra Phẩm Pháp Sư Công Đức , trong Phẩm Phổ Môn cũng đề cập tới "Phạm âm , hải triều âm , thắng bỉ thế gian âm ." Trong Phẩm Pháp Sư Công Đức có nói , nếu pháp sư đã đạt tới trình độ có thể giảng Kinh Pháp Hoa , mũi của Ngài có đủ 800 công đức , tai có 1200 công đức , mắt có 800 công đức , có công đức đó , Ngài chỉ cần tai phàm cũng nghe được tiếng của Phạm Thiên hay tiếng từ địa ngục ; cũng có thể nghe được tiếng chuông , tiếng trống , tiếng hải triều tiếng bên ngoài , tiếng bên trong ... Cũng có thể nghe được tất cả âm thanh . Âm thanh bên trong ý chỉ cái gì , đó tức là trong Kinh Phổ Môn đã nói là cái thắng bỉ thế gian âm , Kinh Pháp Môn quá dài , nếu muốn nói nên để ngày khác nói .

Nhím Hoàng Kim
10-27-2007, 08:23 AM
Các Pháp Môn Tu Hành Đều Là Pháp Môn Quán Âm


Hôm nay nói đến Kinh Kim Cang , kinh nào cũng là Kinh Kim Cang , Kinh Kim Cang không phải là Kinh Kim Cang nhưng phải dùng ngôn ngữ để nói , cho nên mới gọi là Kinh Kim Cang .

Có một ngày Sư Phụ truyền pháp cho một người , cô ta như bị ma nhập , quí vị có biết người bị ma nhập như thế nào không ? Tẩu hỏa nhập ma tức là con người nếu như tu hành không tốt , tự ý bậy bạ , hay là gặp thầy không tốt , pháp môn không tốt , hay là tự mình không đủ đơn thuần , tu hành với tình trạng đó thì sẽ tẩu hỏa nhập ma . Bị ma nhập là con người bị ma xâm chiếm , thân xác vẫn là người đó , nhưng thần thức bị ma đuổi đi , ma dùng thân thể của người đó làm chuyện bậy bạ , tay bắt ấn , chân bắt ấn , đầu bắt ấn gì đó ... , hay là nói lời kỳ cục gì đó , tai nghe có người nói chuyện , bảo người đó làm gì đó , rồi hành vi cử động đều khác người thường , có lúc nói như thế này , có lúc nói như thế nọ , tự mình cũng không biết nói cái gì , đôi khi bị ma ép làm chuyện gì , tự họ cũng không thể kềm chế mình , chúng ta nói là ma nhập .

Sư Phụ truyền pháp cho người bị ma nhập , không phải Sư Phụ muốn truyền pháp , Sư Phụ cũng không biết trước , bởi vì có người đồng tu đem một người bạn đến , Sư Phụ thường gọi học trò của Sư Phụ là đồng tu , bởi vì họ theo Sư Phụ cùng chung tu hành , tu một pháp môn giống nhau , cho nên gọi đồng tu .

Bạn của vị đồng tu đó bị ma nhập đã mấy năm rồi , cho nên người đồng tu đó mới dẫn cô ta đến giới thiệu cho Sư Phụ , bởi vì người đồng tu này là học trò của Sư Phụ , cho nên vì người đó Sư Phụ mới truyền pháp cho người bị ma nhập này , tuy rằng cô ta bị ma nhập nhiều năm , nhưng con người rất tốt , cô ta ăn chay , lạy Phật , niệm Phật , tọa thiền , muốn giải thoát ... , nhưng bởi vì trước kia tu pháp môn không tốt , hay không có thầy giỏi , nên biến thành hình dáng như vậy .

Lúc Sư Phụ truyền pháp cho cô ta , có tới mấy con ma đều chạy ra cùng một lúc . Bề ngoài của cô này thấy rất bình thường , nếu như quí vị gặp cô ta lần đầu tiên sẽ không biết cô ta bị ma nhập đâu , ngày thường cô ta nói chuyện , cũng không có cái gì không đúng . Nhưng khi truyền tâm ấn , có tới mấy con ma chạy ra , đánh giặc với nhau , thật là ghê . Lúc đó những vị đồng tu tại đó đều rất sợ , bởi vì khi ma nó ra , không giống như người thường , mặt của cô ta đều biến dạng , nhìn rất khủng khiếp , tiếng nói của một trong mấy con ma giống như tiếng chó sủa , có tiếng thì như sư tử gầm , rất khó nghe , có con nói tiếng Hẹ , có con nói giọng của người Trung hoa đại lục , cô này từ trước đến nay đâu có biết tiếng Hẹ .

Sư Phụ bảo cô ta niệm Phật , cô ta không dám niệm , Sư Phụ miễn cưỡng bảo cô ta niệm , cô ta niệm ra tiếng gì mà biến điệu hết , làm cho các đồng tu tại đó đều nổi da gà . Có con niệm ra như tiếng chó sủa ; có con hơi hiền , mới chửi các con ma kia , bảo tụi nó đừng có niệm như vậy , phải niệm đàng hoàng một chút , Ngài là một vị pháp sư rất tốt , nên đảnh lễ Ngài . Buổi truyền pháp hôm đó như là mở một buổi tiệc náo nhiệt . Một con ma nói với các con ma khác : Tôi không phục vị Sư Phụ này , nhưng bởi vì vị này có Pháp Môn Kim Cang , cho nên trước mặt Ngài , tôi cần phải tôn kính nghe lệnh . Các con ma này thật lợi hại , dám mở cuộc hội họp tại chỗ của Sư Phụ .

Nhím Hoàng Kim
10-28-2007, 07:53 AM
Tại sao Sư Phụ nói chuyện này cho quí vị nghe ? Sư Phụ vốn không muốn nói chuyện này , nhưng nếu không nói quí vị sẽ đem nhiều người bị ma nhập đến cho Sư Phụ thì mệt lằm , Sư Phụ không thích . Sư Phụ nói thật cho quí vị rõ , cứu một người bị ma nhập rất phiền phức , không dễ dàng , cần phải dùng rất nhiều lực lượng , người thường như vậy có lúc còn không thể cứu , cứu người bị ma nhập càng khó hơn , có hiểu không ? Người bình thường đối với lời của Sư Phụ , nghe còn chưa vào tai , người bị ma nhập có có nhiều chướng ngại hơn người thường , càng không dễ tin Sư Phụ .

Nhưng vì sao Sư Phụ muốn nói câu chuyện này ? Bởi vì như vừa mới nói , kinh điển nào cũng là Kinh Kim Cang . Pháp Môn Kim Cang tức là Pháp Môn Quán Âm , trong Kinh Kim Cang Phật có nói với ông Tu Bồ Đề , cần phải tu Pháp Môn Kim Cang , nhưng Phật nói với những người khác lại nói Pháp Môn Quán Âm . Hôm qua Sư Phụ cũng có nói , trong Kinh Pháp Hoa , phẩm Phổ Môn là nói về Pháp Môn Phổ Độ , trong Kinh A Di Đà của Tịnh Độ Tông , là Pháp Môn A Di Đà hay Tịnh Độ , trong Kinh Pháp Bảo Đàn Kinh , lại biến thành Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật , chút nữa Sư Phụ sẽ nói cho quí vị rõ vì sao Sư Phụ nói như vậy ?

Hôm qua , Sư Phụ có nói , trong Kinh A Di Đà , có nói đến cái âm thanh này , quí vị còn nhớ trong kinh nói đến cái âm nhạc du dương ở bên trong đó không ? Trong Kinh Lăng Nghiêm cũng có nói đến pháp Quán Âm này , hai mươi lăm vị Bồ Tát tự mỗi người nói đến , khi họ khai ngộ họ nghe được những âm thanh nào , trong phẩm Phổ Môn cũng có nói "Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm". Nếu như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ nói tiếng hải triều bên ngoài , như vậy dân ở đảo Bành Hồ đều khai ngộ hết rồi (mọi người cười) , bởi vì dân ở đó mỗi ngày đều được nghe tiếng hải triều phải không ? Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đương nhiên không phải nói như vậy .

Nếu như nói hải triều âm là chỉ tiếng sóng biển ở thế giới bên ngoài , vậy còn Phạn Âm thì sao ? Làm sao mới nghe được tiếng Phạn Âm ? Đi lên núi tìm ? Hay là ra bờ biển để tìm ? Ở đâu cũng không cách nào tìm được . Phạn âm là chữ của Phạn ngữ , tiếng Phạn là tiếng Ấn Độ , nếu thật như vậy , chẳng lẽ chúng ta đi Ấn Độ nghe tiếng Phạn , rồi có thể khai ngộ hay sao ? Lẽ tất nhiên là không phải như vậy , thì thế nào mới là Thắng Bỉ Thế Gian Âm ? Từ đâu mới có thể tìm được ? Nghe được ?

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói những thứ âm thanh đó là những thứ âm thanh bên trong , âm thanh khi khai ngộ , là âm thanh Phật , là pháp môn tu hành của Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát , không phải chỉ có âm thanh thông thường nghe ở bên ngoài , cho nên mới nói "Thắng Bỉ Thế Gian Âm" , đây là cái chứng minh thứ nhất . Bây giờ Sư Phụ còn muốn nói cho quí vị rõ , Phẩm Phổ Môn , Kinh A Di Đà , Kinh Bát Nhã Ba La Mật , Kinh Lăng Nghiêm , đều nói cùng một lý .

Bởi vì Kinh Lăng Nghiêm không phải là Kinh Lăng Nghiêm , chỉ là giới thiệu pháp môn mà thôi , vẫn chưa phải chính thực là Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Kim Cang cũng không phải là Kinh Kim Cang , kinh chính của Kinh Kim Cang chỉ có lúc truyền pháp mới có , vì sao Sư Phụ nói như vậy ? Bởi vì Lục Tổ Huệ Năng lần đầu tiên nghe Kinh Kim Cang đã khai ngộ , nhưng Ngài còn phải đến chỗ của Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn , nghe Ngũ Tổ truyền cho Ngài Pháp môn Kim Cang này .

Kinh Kim Cang khác với Pháp Kim Cang , thí dụ Sư Phụ quảng cáo bánh , nói rằng thứ bánh này rất ngon , ai ăn loại bánh này , thân thể khoẻ mạnh , thứ bánh này ngon ngọt nhất , chất nó tốt nhất , là thứ bánh hạng nhất , rất quí , người thường không thể nào mua được . Nếu như quí vị dùng máy thâu băng , thâu những lời Sư Phụ đã nói , về nhà chỉ có nghe Sư Phụ quảng cáo bánh mà thôi , chứ không ăn được bánh . Cho dù quí vị có đọc vài lần , cũng không biết được loại bánh này là bánh gì ? Nhưng nếu như không hiểu , sẽ tưởng rằng những gì Sư Phụ nói là bánh . May là mọi người đều nhận biết bánh là gì , cho nên chúng ta có thể phán đoán được .

Nhím Hoàng Kim
10-28-2007, 10:18 AM
Nhưng kinh điển là "thậm thâm vị diệu pháp" , chúng ta không rõ được , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã ra đi hơn 2500 năm , chúng ta không có cách nào hỏi Ngài , tự tưởng rằng niệm Kinh Kim Cang như vậy là đủ rồi , là bao gồm hết rồi , không phải như vậy đâu , Kinh Kim Cang không phải là Kinh Kim Cang , nếu như có thể dùng ngôn ngữ để đọc , thì không phải là chân kinh , có thể dùng mắt đọc cũng không phải là kinh điển , có thể dùng tai nghe , cũng không phải là chân kinh .

Chính thật Kinh Kim Cang , cần phải có minh sư truyền pháp mới đắc được . Chính thật Kinh Bát Nhã Ba La Mật cũng phải có minh sư truyền pháp mới có thể hiểu biết được . Chính thật Phẩm Phổ Môn cũng phải có minh sư truyền pháp mới có thể nghe được . Chính thật Kinh A Di Đà phải có minh sư truyền pháp mới có thể chứng nghiệm được .

Sư Phụ thấy hôm nay thôi đừng giảng kinh , bởi vì những gì Sư Phụ biết , không cách nào nói cho quí vị nghe , thật vậy , lúc Sư Phụ giảng kinh , còn tự lắc đầu , tự nghĩ mình nên nói cái gì , nên giảng cái gì , mới có thể đem sự hiểu biết của đẳng cấp của Sư Phụ nói ra cho quí vị hiểu . Ôi khó quá ! Nhưng Sư Phụ có thể dùng thí dụ như nước có thể có nhiều cái tên để gọi , tiếng Đài Loan , tiếng Quan Thoại , tiếng Pháp , tiếng Đức , tiếng Anh , tiếng Tây Ban Nha ... Nếu như Sư Phụ gặp một người Đức , Sư Phụ nên nói WASSER , gặp người Pháp nên nói L'EAU , gặp người Anh nên nói WATER , gặp người Trung Hoa nên nói THỦY ...

Phật Thích Ca Mâu Ni cũng vậy , bởi vì có người ưa thích cái tên Pháp Môn Kim Cang cho nên Ngài nói , đây là "Pháp Môn Kim Cang" . Có người thích A Di Đà Phật , thích Tây Phương Tịnh Độ , đây là "Pháp Môn Tịnh Độ" , các ngươi tu pháp môn này , nhất định có thể đi đến Tây Phương . Trên thực tế , nhất định sẽ đi Tây Phương , bởi vì Pháp Môn Quán Âm , có thể cho chúng ta nghe được cái âm thanh mỹ miều này , cũng như Kinh A di Đà đã diễn tả vậy . Có người thích Quán Thế Âm Bồ Tát hơn , cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói , đây là Pháp Môn Quán Âm , các ngươi tu pháp môn này , sẽ rất gần gũi với Quán Âm , các ngươi sẽ nghe được "Phạm Âm , Hải Triều Âm , Thắng Bỉ Thế Gian Âm" , cũng như Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát vậy .

Người nghe đương nhiên rất vui thích , sẽ nói , dạ , dạ , xin Ngài truyền cho con Pháp Môn Quán Âm này . Người ưa thích Phật A Di Đà sẽ nói :"Dạ , xin Ngài truyền cho con Pháp Môn Vô Lượng Quang , con rất thích giao thông với cái Vô Lượng quang này , con rất thích nghe cái âm nhạc mỹ diệu của Tây Phương , xin Ngài truyền liền cho con . Có người đã quen tu thiền rồi , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới nói với họ , đây là Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa , là lực lượng tối cao , là pháp môn có trí huệ tối cao , các ngươi tu pháp môn này , liền tức khắc khai ngộ .

Bởi vì người tu thiền thường cho rằng Kinh A Di Đà là để cho người thường tu , còn "ta" phải tu thiền , cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni mới bảo họ , ngươi tu cái pháp này , tức là tu thiền , nhất định có thể khai ngộ , mở trí huệ lớn . Chữ Phạn của Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa là MAHA PRAJNA PARAMITA , ý của nó là trí huệ lớn , có người ưa thích trí huệ lớn , cho nên Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo họ , đây là pháp môn của đại trí huệ , ngươi tu pháp môn này , nhất định sẽ có đại trí huệ .

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni phải nói như vậy mới có thể tiện lợi độ chúng sanh . Dùng thứ tiếng nào để gọi nước cũng được , không có gì không đúng , chỉ cần có nước uống thì được rồi , gọi tên có khác biệt cũng không sao . Cho nên Phật đối với nhiều người gọi các tên khác nhau , nhưng các pháp môn Ngài truyền đều "như nhau" .

Nhím Hoàng Kim
10-29-2007, 03:30 PM
Trong kinh điển của chúng ta không tìm ra pháp môn , pháp môn không thể viết ra , bởi vì khi truyền pháp , Sư Phụ không dùng lời nói . Trước khi truyền pháp và sau khi truyền pháp , Sư Phụ phải giảng giải một tí , bởi vì muốn giới thiệu pháp môn , nhưng trong lúc truyền pháp , Sư Phụ không nói gì hết , chỉ ngồi đó , không nhúc nhích , một lời cũng không nói . Khi truyền pháp , không dùng mắt , không dùng tai , không dùng ý , không dùng đầu óc , không dùng thân , khẩu , ý đều quên hết , đều bỏ qua một bên . Cái xác thân này có thể dùng để ngủ , tai có thể dùng để nghe thị phi , nghe người ta quảng cáo bánh , nhưng lúc ăn bánh , không có cần sáu căn , cái gì cũng không cần .

Người nào tin liền là vì có thiện căn , có thiện căn lớn , và biểu thị tâm rất đơn thuần , cho nên gặp Sư Phụ là tin , không cần nói gì đã tin rồi , đó là vì có thiện căn , có duyên với nhau . Nhưng chúng ta vốn không nên tin quá dễ dàng , muốn tin cái gì , đều phải có chứng minh .

Quí vị đều nghe nói đến Lục Tổ Huệ Năng , vị thiền sư rất nổi danh , Ngài đi đến chỗ Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn để cầu pháp . Tám Tháng sau , có một ngày , Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn bảo Huệ Năng đến phòng của Lục Tổ , nửa đêm truyền Pháp Kim Cang cho Ngài . Truyền pháp xong rồi Lục Tổ cần phải ra đi , âm thầm ẩn tu , 16 năm sau Ngài mới trở ra truyền pháp cho người khác .

Chúng ta đọc Lục Tổ Đàn Kinh , chương thứ 1 , Ngài giới thiệu cái pháp môn này cho 1000 người nghe , Ngài nói pháp môn của Ngài là pháp môn "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa", nó biểu thị Pháp Môn Kim Cang , Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa là đồng nghĩa . Pháp Môn Quán Âm và Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa đều như nhau , đoạn đầu của tâm kinh đã nói :" Quán tự tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời , chiếu kiến ngũ uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ..." Ý nói , khi Ngài nhập thiền định thậm thâm , soi thấy năm thứ uẩn đều đã không thoát được tất cả khổ đau ... , đó là vì Ngài dùng Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa để nhập định .

Bây giờ Sư Phụ hỏi quí vị , Quán Tự Tại Bồ Tát là gì ? (Đáp : Quán Thế Âm Bồ Tát) , Quán Thế Âm Bồ Tát tu pháp môn gì ? (Đáp : Pháp Môn Quán Âm) , đúng , nếu như vậy , có phải biểu thị Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa tức là Pháp Môn Quán Âm hay không ? Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời , chúng ta có thể nói thành Quán Thế Âm Bồ Tát hành thâm Quán Âm Pháp Môn thời , chiếu kiến ngũ uẩn giai không , độ nhất thiết khổ ách ...

Như vậy biểu thị cái gì ? Pháp môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa và Pháp Môn Quán Âm đều như nhau . Lục Tổ Huệ Năng cũng tu pháp môn này , Ngũ Tổ Hoàng Nhẫn tu Pháp Môn kim Cang và Lục Tổ Huệ Năng tu Pháp môn Bát Nhã Ba La Mật Đa là đồng một pháp môn .

Tu Pháp Môn Quán Âm không phải dùng nhĩ căn để tu , không phải dùng nhãn căn để tu , cũng không có ý dùng ý căn để tu , cho nên mới nói "Quán Âm" , chứ không phải "thính âm". Cũng không phải dùng cái gì để quán , Sư Phụ mới nói , không phải dùng mắt , tai , mũi , lưỡi , thân , ý để quán . Tại Trung Hoa có một vị thiền sư của Tào Động Tông , Ngài viết một quyển sách chỉ cách tu hành của Tào Động Tông , trong đó có nói , tu theo phái Tào Động Tông là không dùng tai , mắt , mũi , thân , miệng , ý các căn , như vậy mới chính là Tào Động . Người tu Pháp Môn Quán Âm đều biết , chúng ta không dùng sáu căn để tu ; nói như vậy Tào Động và Pháp Môn Quán Âm có phải là cùng một thứ hay không ?

Nhím Hoàng Kim
10-30-2007, 03:08 PM
Ngoài ra trong Đạo Đức Kinh , Lão Tử có nói đến cái "Danh bất khả danh" (wordless word) là mẹ của vạn vật , (chương thứ nhất : Danh khả danh , phi thường danh . Vô danh thiên địa cho khởi , hữu danh vạn vật cho mẫu) , ý của Lão Tử là , vốn là không có , cho đến khi bắt đầu có cái "danh bất khả danh", lúc đó mới sáng tạo ra vũ trụ vạn vật .

Trong Thánh Kinh của đạo Công Giáo , có đề cập tới đạo lý giống nhau này , trên Thánh Kinh nói :" Vũ trụ tối sơ là một thứ âm thanh (word) , cái âm thanh này là một thể , cái âm thanh này tức là Thượng Đế , vạn vật đều do cái âm thanh này tạo ra , không có một cái gì không do cái âm thanh này tạo ra". (In the beginning was (sound) , anh the word was with God , and word was God , everything was made by this and nothing was not made by this .) Người đọc qua luận ngôn biết được có một lần Khổng Tử nghe âm nhạc đến quên mất mình , ba tháng sau vẫn còn say sưa trong cái âm nhạc đó ; chúng ta nên hiểu rằng , đó là chỉ cái âm thanh bên trong , nghe âm nhạc của thế giới này không có cái sức hút lớn như vậy đâu .

Kinh Vệ Đà của Ấn Độ , và các kinh điển khác có nhắc đến cái âm thanh của vũ trụ tối cổ , nó giống như âm thanh OM , họ xưng là Shabd (âm thanh) , chúng ta đọc truyện Huyền Trang (Đường Tăng Tam Tạng) biết được Ngài và các pháp sư khác , trong nhiều thời kỳ khác nhau đi Ấn Độ , thời gian ở lại , Ngài đã học qua pháp môn Shabd (âm thanh) . Trong Kinh Khả Lan của Hồi Giáo , MOHAMET cũng có nói đến cái âm thanh của vũ trụ , nhưng Ngài xử dụng tên khác . Thí dụ : NAAM , ANHAD-NAAD , UDGIT , KALAM-I-QADIM , BANG-I-ILAHI , NIDA-I-ASMANI , SAUT-I-SARMAD , KATHA , KIRTANRAG ...

Thật ra , tất cả các vị đại sư đều nói đồng một ý , Sư Phụ tu Pháp Môn Quán Âm mới hiểu biết , khi chưa tu pháp môn này , rất có thể không biết chỗ nào như nhau , chỗ nào khác nhau .

Có một ngày Sư Phụ truyền pháp cho một vị tỳ kheo , người đó vốn tu theo Thiên Đài Tông , nhưng chỉ tu đến một đẳng cấp nào đó , thì không thể nào lên được nữa , chỉ ngừng tại cái đẳng cấp đó mà thôi , vị đó cầu đạo rất thành khẩn , rất khiêm tốn , lạy 3 lạy cầu đạo , Sư Phụ vốn không muốn truyền pháp cho người tỳ kheo đó , Sư Phụ rất sợ , bởi vì tỳ kheo từ trước đến nay đều tự cho là cao hơn tỳ kheo ni , sao lại có tỳ kheo đó đến đảnh lễ Sư Phụ , muốn cầu pháp . Cho nên Sư Phụ rất lo , cho dù có truyền pháp cho vị đó , vị đó có nghe hiểu không ? Rốt cuộc vị đó cũng hiểu biết được .

Sau khi truyền pháp cho vị đó rồi , vị đó mới nói pháp môn này rất giống phái Thiên Đài , Sư Phụ đáp đúng vậy , vốn là pháp môn giống nhau , minh sư là phái Thiên Đài , hay minh sư là phái Tàu Động , hay minh sư là Pháp Môn Quán Âm , là thiền , là A Di Đà , là Phổ Môn ... , nếu như không có minh sư chính thực để truyền pháp chỉ là miệng niệm mà thôi , niệm bên ngoài , không có lực lượng truyền pháp này thì không được gì hết . Bất cứ pháp môn nào , nếu chúng ta chỉ biết một nửa , truyền cho người ta một nửa , thì không chính thật là pháp môn trọn vẹn , không đủ kéo người ta lên , lên đến một nửa của cảnh giới thì ngưng lại , bởi vì không biết được còn có cảnh giới cao hơn một chút , cũng không biết làm sao đi lên .

Phái Thiên Đài , phái Tàu Động , phái Lâm Tế , Sư Phụ mới nói Ngài Huệ Năng và phái Lâm Tế , còn có tịnh Độ Tông , Pháp Môn Quán Âm , Pháp Môn Bát Nhã Ba La Mật Đa , đều là như nhau , nhưng nếu không có cái lực lượng truyền pháp thì không như nhau , có minh sư , có cái lực lượng truyền pháp , pháp môn gì cũng như nhau , bởi vì lúc truyền pháp không nói chuyện , không có pháp gì có thể nói , có thể truyền , nhưng nếu không có truyền thì cũng không có pháp , cái pháp môn này , Lục Tổ Huệ Năng gọi là "pháp môn vô tướng"

Hôm qua Sư Phụ có nói rồi , bất cứ tông phái nào vốn đều giống nhau , các vị đại sư đi rồi , không có cao đồ , không có đệ tử tốt để có thể tiếp nối truyền pháp , cho nên pháp môn bị thất truyền , bị mất , sau này những chỗ khác rất có thể có đệ tử tốt xuất hiện , rất có thể người đó đến Ấn Độ , hay là Đài Loan , hay là Đại Lục , người đó ở một nơi khác tu hành đắc đạo , họ tiếp tục truyền pháp , không nhất định phải theo Sư Phụ của họ truyền pháp cùng một chỗ , cũng không nhất định thuyết pháp y như Sư Phụ của họ , rất có thể họ dùng ngôn ngữ khác , hay là danh từ khác .

Nhím Hoàng Kim
10-31-2007, 04:18 PM
Thí dụ Lục Tổ Huệ Năng , Ngũ Tổ truyền cho Ngài Pháp Môn Kim Cang , Chân Kinh Kim Cang , nhưng lúc Ngài truyền pháp , Ngài nói đây là Pháp Môn Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa , nhưng ý nó đều giống nhau . Pháp môn đó truyền đến Đại Lục Trung Hoa , biến thành phái Lâm Tế , phái Tào Động . Lâm Tế là tên Tổ Sư của phái Lâm Tế , Phật Thích Ca Mâu Ni đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Phật Giáo , Giê Su Ki Tô đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Ki Tô Giáo , Lão Tử đi rồi , chúng ta nói chúng ta là Lão Giáo (Đạo Giáo) , thật ra hoàn toàn giống nhau .

Các minh sư chỉ dạy các giáo lý giống nhau , đều với mục đích cứu người được giải thoát , và đều truyền pháp môn giống nhau như nhau , chỉ có một pháp môn có thể giúp người ta được giải thoát , đó là cái Pháp Môn Quán Âm , không cần mình gọi nó là gì : Tịnh Độ , Phổ Môn , Bát Nhã Ba La Mật Đa , hay là Pháp Môn Kim Cang , gọi là pháp môn gì cũng không sao , đều giống như nhau , chỉ cần có thể giúp người giải thoát , tức là Pháp Môn Quán Âm .

Phật Âm bên trong có thể giúp cho chúng ta giải thoát , cho nên trong Kinh Lăng Nghiêm , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán Pháp Môn Quán Âm , có cái lực lượng bất khả tư nghị , Ngài nói mười phương ba đời chư Phật , đều tu Pháp Môn Quán Âm , mới có thể đạt được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (ANUTARA SAMYAK SAMBODHI) tức là đạt được cái tối cao , vô thượng chánh đẳng chánh giác , bên Thiên Chúa Giáo gọi là Thượng Đế , đối với họ Thượng Đế là tối cao , đối với Phật Giáo Đồ , vô thượng chánh đẳng chánh giác là tối cao . Vô thượng tức là không có cái gì có thể siêu vượt nó , không có cái gì cao hơn nó , cho nên gọi là vô thượng . Đối với tín đồ Cơ Đốc Giáo Thượng Đế là tối cao , cũng như ta gọi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác vậy , đều chỉ cảnh giới tối cao của giải thoát (highest ideal) của trí huệ lớn nhất .

Nhưng vì người sau này không có khai ngộ , không hiểu kinh điển , phiên dịch sai lầm , thêm vào kinh diển ý kiến phàm phu , cho nên tôn giáo càng ngày càng sai lệch với nguyên ý của những vị giáo chủ . Chúng ta biết được , ngay cả Phật Giáo , cũng có rất nhiều tông phái lớn nhỏ , tình trạng của các tôn giáo khác cũng như nhau , nếu như hiểu được cái nghĩa chính của các tôn giáo , thì không còn tranh chấp , đánh giặc với nhau .

Ở Việt Nam cũng có một vị pháp sư truyền pháp môn tương tự như Pháp Môn Quán Âm , vị đó giải thích A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề là "hư không đại định" , ý của hư không mà vị đó nói là : ngay lúc đó , ngay chỗ đó , không có quí vị , không có chúng sanh , không có Phật , lúc đó nhập vào thậm thâm đại định . Nhưng bởi vì nhiều người tin Phật Giáo , không có hiểu nghĩa đó , và cũng không thích giáo pháp đó , mới nói vị đó là ngoại đạo , vị đó cũng dạy người bố thí , trì giới , nhẫn nhục , tinh tấn , thiền định và trí huệ .

Có lẽ vị đó không lấy Kinh Kim Cang để giảng kinh , vị đó không phải cầm quyển Kinh Kim Cang giải thích theo văn tự trên đó như : thứ nhất bố thí , thứ 2 trì giới , thứ 3 ... không phải làm như vậy , nhưng vị đó nói theo cái cách của mình cũng như nhau , vị đó cũng dạy người làm việc tốt , không sát sanh , không trộm cướp , không uống rượu , không tà dâm , không vọng ngữ ... , nhưng chỉ không nói cho rõ lắm mà thôi , vị đó cũng không dùng danh từ ngũ giới để dạy người , mà chỉ nói mình phải làm một con người đạo đức , không sát sanh , không tà dâm , nội dung của nó cũng như ngũ giới .

Vị đó cũng dạy Pháp Môn Quán Âm , có lẽ vị đó đã theo học một vị minh sư , đắc đạo rồi , cũng đi truyền pháp cho người khác nhưng vị đó không dùng danh từ Pháp Môn Quán Âm , mà gọi pháp đó là "pháp lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" , cách vô vi của vị đó giống y như cái chủ trương vô vi của Lão Giáo đều không dùng tâm ngã chấp đi làm , làm cái gì cũng như không có làm vậy .

Nhím Hoàng Kim
11-01-2007, 03:36 PM
Sư Phụ không có theo vị đó học , cũng chưa từng gặp qua , nhưng Sư Phụ đọc được pháp môn vị đó viết trên sách , biết ngay là Pháp môn Quán Âm . Cái pháp môn này vốn không thể viết ra được , nhưng đôi khi vị đó cũng thố lộ một chút , cho nên Sư Phụ biết được vị đó dạy Pháp Môn Quán Âm . Nếu không hiểu vị đó nói gì , rất có thể Sư Phụ cũng sẽ nói vị đó là ngoại đạo , nhưng bởi vì tu pháp môn này , trí huệ lớn mở ra , nhìn tất cả những gì rất minh bạch , rất rõ ràng , như soi gương vậy , tất cả những gì đều phản chiếu rành mạch , bởi vì trong gương không có một chút bụi nào , cho nên mới thấy được rõ ràng như vậy .

Nếu không chúng ta mỗi ngày cứ đi công kích người ta , nói Phật Giáo tốt , Thiên Chúa Giáo không tốt , hay Thiên Chúa Giáo tốt , Phật Giáo không tốt ... Chúng ta không tự hiểu biết , không tin tôn giáo nào , đối với chúng ta sẽ không có ích lợi nhiều , tuy rằng sẽ có nhân thiên phước báu (phước báu dành cho cõi người và trời) , có thể tự mình an ủi một chút , nhưng không thể hiểu mình là ai , cũng không biết mình là Phật , cho nên đối với chúng ta hầu như không có ích lợi gì (vì vẫn còn trong luân hồi sinh tử).

Cho nên có pháp sư hay thiền sư , họ nói rằng không có hiệu dụng , chỉ có thể dùng để nấu ăn . Đôi khi Sư Phụ cũng nói như vậy , bởi vì Sư Phụ đọc kinh điển cảm thấy rất thất vọng , chỉ đọc kinh không thể nào làm cho người được giải thoát , có người chấp vào kinh điển quá chặt , họ đến gặp Sư Phụ , không phải để cầu pháp , mà là để biện luận , họ nói , trong Kinh Kim Cang có nói , nên niệm Kinh Kim Cang mới có thể khai ngộ , mới có thể thành Phật . Không phải đâu , trong Kinh Kim Cang có nói "trì" Kinh Kim Cang , chứ không phải "niệm" Kinh kim Cang , trì giới nó khác hẳn với niệm giới , cho nên "trì kinh" có khác hẳn với "niệm kinh" .

Giáo đồ không có thể thọ Bồ Tát giới rồi về nhà ngày ngày cứ niệm , niệm , niệm , tưởng rằng như vậy là đủ rồi , làm sao đủ được ? Cần nên trì Bồ Tát giới , hành Bồ Tát đạo . Đối với kinh điển cũng vậy , cứ niệm Kinh Kim Cang không có công dụng , nếu là niệm cho Phật nghe , Phật đã biết rồi , mà niệm cho Phật nghe làm gì ? Nếu như niệm cho người khác nghe , người ta nghe không hiểu , có giúp ích gì ? Chỉ có tu hành mới có thể biết kinh điển .

Từ lúc nhỏ Sư Phụ đã bắt đầu niệm Kinh Kim Cang rồi , bởi vì mọi người đều nói niệm Kinh Kim Cang rất hữu ích , rốt cuộc Sư Phụ niệm mấy chục năm , cũng không có khai ngộ . Sư Phụ không hiểu Lục Tổ Huệ Năng niệm kinh đó có ích gì không , nhưng Sư Phụ niệm kinh đó không có ích gì , cũng không hiểu Phật Thích Ca Mâu Ni nói gì trong đó .

Khi tu Pháp Môn Quán Âm rồi , không bao lâu coi lại kinh điển thì thấy đã khác rồi , đọc kinh rất là minh bạch , đọc rồi cũng muốn đốt nó , bởi vì quá hiểu , và đã hiểu rồi cho nên có thể đốt , trước khi còn chưa hiểu , cho dù để kinh trên đầu , một bước một lạy , hai bước hai lạy , cũng không có ích lợi , không có khai ngộ , không có biết được mình là ai , chỉ có lạy Phật , làm đệ tử của Phật , đánh giầy cho Phật , làm như vậy để làm gì ? Phật nói nên thành Phật , không phải lạy Phật , lạy Phật cũng được nhưng phải hiểu Phật là ai mới có thể lạy . Nếu như quí vị không biết được người vợ tương lai của quí vị , dáng người như thế nào mà mỗi ngày cứ tưởng niệm người ta , làm sao tưởng nhớ được ?

Cho nên Phật Thích Ca Mâu Ni nói :" Tin Phật nhưng không hiểu Phật là phỉ báng Phật ." Bồ Đề Đạt Ma thấy có một người niệm Kinh Niết Bàn , liền hỏi người đó :" Nhà ngươi niệm cái này làm gì ?" Người đó đáp :" Niệm Kinh Niết Bàn sẽ khai ngộ , sẽ thành Phật ." Bồ Đề Đạt Ma nói :" Đưa kinh ấy cho tôi , tôi phải đốt cái đồ gạt người này ." Có câu :" Bánh vẽ không no bụng ." là ý nghĩa đó . Bởi vì trong kinh điển , không có lực lượng truyền pháp , cũng không có pháp môn , kinh điển chỉ là để giới thiệu Pháp Môn Quán Âm mà thôi , bởi vì khi truyền pháp không có dùng ngôn ngữ để nói , cho nên chúng ta nghe nói :" thiền không có dùng ngôn ngữ " là ý đó .