Dan Lee
05-21-2007, 07:06 PM
Những Ðiều Tin Về Thiên Chúa Tình Yêu
Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Gioan 20, 24-29 "Phúc cho những ai không thấy mà tin".
1. Trình bày đề tài:
Truyện mở đầu: Con gà hay quả trứng?
Một luật sư từ Paris (nước Pháp) về vùng quê, ông gặp một em bé đeo ảnh Chúa, ông hỏi:
- Tại sao em tin có Chúa?
- Em bé hỏi lại: Sao ông lại không tin?
- Trước kia tôi cũng tin, nhưng bây giờ học cao, tôi không tin nữa.
- Cháu không được học, vậy ông học giỏi, xin ông giải nghĩa cho cháu: cái trứng bởi đâu mà ra?
- Sao cháu hỏi kỳ vậy? Cái trứng bởi con gà mà ra chứ bởi đâu?
- Thế con gà bởi đâu?
- Bởi cái trứng.
- Vậy cái nào có trước, cái trứng hay con gà?
- Con gà.
- Thế thì có một con gà không bởi cái trứng.
- Xin lỗi, cái trứng có trước.
- Thế thì có một cái trứng không bởi con gà.
- Nhưng chính là...bởi vì...cháu có thấy không...?
- Thưa ông, cháu thấy là ông không không biết cái trứng có trước hay con gà có trước...
- Nhưng... với cái trứng, với con gà của cháu, cháu muốn coi tôi như cô gái chăn gà sao?
- Thưa ông, cháu không dám thế, nhưng cháu chỉ muốn rằng: ông không tin Chúa nữa, thì xin ông giải giùm cho cháu: cái gì đã đẻ ra cái trứng, hay cái gì đã sinh ra con gà đầu tiên. Cháu nghĩ rằng khi người ta bỏ Thiên chúa đi thì mọi sự đều ra vô lý cả.
(Văn Qui, Ði về đâu, NS.TTÐM tái bản 1985, trang 85)
1.1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn mối:
Giáo lý và kinh nguyện trong đạo Công giáo có rất nhiều, người ta nói vui: "Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa", nhưng để dễ nhớ, theo cách trình bày của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo 92, giáo lý Công giáo được tóm lại vào 4 mối sau: 1. Những điều phải TIN được tóm lại trong kinh Tin kính - 2. Những điều phải cầu XIN được tóm lại trong kinh Lạy Cha- 3. Những điều phải Tuân GIỮ được tóm lại trong kinh Mười Ðiều răn - 4. Những điều phải nhận LÃNH được tóm lại trong kinh bảy Bí tích. (Học lại 4 kinh trên).
1.2 . Những điều phải TIN trong đạo:
Trước hết chúng ta tin Một Thiên Chúa Ba ngôi, là Cha, và Con, và Thánh Thần.
Thiên Chúa là Ðấng Tự hữu, tự mình mà có (Xh 3,14) - Thiêng liêng, không thể xác - Quyền phép, dựng nên vạn vật- Nhân từ, hằng yêu thương loài người- Công bằng, thưởng người lành phạt kẻ dữ tùy công tội mỗi người - Thương xót, muốn cứu rỗi mọi người.
1.3. Ngôi Hai là Chúa Con cứu chuộc.
Sau khi Tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa Tình thương đã không bỏ mặc. Sau thời gian chờ đợi, Người đã sai Con là Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội, để đem loài người về làm con Chúa, cho hưởng phúc đời đời, nhờ công nghiệp Ngôi Hai đã lập.
Chúa Kitô vừa là Chúa, vừa là người. Người giống như ta: "Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Người đã tự ý đổ máu mình ra để chúng ta được sống...và để sự sống sự chết của ta có một ý nghĩa mới (MV 22).
1.4. Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Người tiếp tục công việc cứu chuộc của Ngôi Hai. Người hướng dẫn, thánh hóa Giáo hội và các tín hữu. Người dạy bảo ta qua tiếng lương tâm mỗi người.
1.5. Giáo hội Công giáo
"Những ai biết rằng Giáo hội Công giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo hội này thì không thể được cứu rỗi" (GH 14).
Là con Giáo hội, ta phải yêu mến, vâng phục, bênh vực Giáo hội, nhất là cộng tác với hàng giáo phẩm (Hierarchy) để xây dựng Giáo hội, tùy theo bậc sống và địa vị mình.
1.6. Ðức Mẹ Maria
Thiên Chúa đã chọn thiếu nữ tên là Maria, người làng Nagiaret, nước Do thái làm Mẹ Ngôi Hai. Ðức Mẹ thụ thai Chúa Giêsu là do quyền phép Chúa Thánh Thần, nên vẫn còn đồng trinh, vì "Thiên Chúa quyền phép vô cùng làm được mọi sự Người muốn" (Lc 1, 37).
Ðức Trinh nữ Maria là Mẹ Giáo hội, Mẹ chúng ta: "Trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã trao phó Ðức Mẹ cho Thánh Gioan, tức là trao Mẹ Ngài làm Mẹ chúng ta (Ga 19,26-27). "Với tình mẹ hiền, Người chăm sóc những anh em của Con Người đang đi trên dương thế và đang gặp bảo nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời (GH 62).
Là con Ðức Mẹ, ta phải đặc biệt tôn kính, mến yêu, trông cậy, cầu xin Ðức Mẹ, nhất là noi theo các nhân đức của Người.
1.7. Các Thánh thông công
Tín điều này nói lên sự liên kết, trợ giúp giữa những tín hữu còn đang sống trong Giáo hội chiến đấu ở trần gian với các Thánh đang hưởng phúc trên Thiên đàng và các linh hồn đang đền tội trong luyện ngục.
Ta có thể cứu linh hồn trong luyện ngục bằng cách cầu nguyện, hy sinh, dâng công phúc, việc lành, ân xá (indulgence)... kinh Mân Côi, nhất là dự lễ Misa và xin lễ cầu cho các linh hồn sớm được tha thứ, về Thiên đàng.
Mục đích đời sống Công giáo là đạt được hạnh phúc đời đời trên Thiên đàng. Chúa Giêsu đã phán:
"Ðược lời lãi cả thế gian mà thiệt mất sự sống linh hồn nào được ích gì!" (Mt 16,26)
2. Thảo luận:
* Người Công giáo có được cứu rỗi cả không? Người ngoài Công giáo có mất phần rỗi cả không? Tại sao?
ÐCoi Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vatican II số 14
3. Câu hỏi ôn:
1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn điều nào? (coi 1,1)
2. Thiên Chúa Cha là Ðấng nào? (1.2)
3. Ngôi Hai là Ðấng nào? (1.3)
4. Chúa Thánh thần làm gì cho Giáo hội? cho ta? (1.4)
5. Bổn phận người tín hữu đối với Giáo hội (1.5)
6. Bổn phận người tín hữu đối với Mẹ Maria (1.6)
7. Nói về ý nghĩa Các thánh thông công? (1.7)
Ðề nghị:
- Mỗi người viết ra những câu hỏi chưa hiểu về giáo lý, để rồi sẽ được giải đáp dần trong các giờ sau.
- Xin lễ cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ...trong những dịp đặc biệt như Tháng Cầu hồn (Tháng 11), Tết Việt nam, ngày giỗ.
Bài đọc thêm
Tại Sao Có Ðau Khổ, Sự Dữ Trên Thế Gian?
Vấn đề: Thiên Chúa nhân từ, dựng nên thế giới trật tự và tốt lành, tại sao lại có điều dữ, có đau khổ? (GlCg92 số 309-314)
Ðáp: Toàn bộ đức tin Kitô giáo là lời giải đáp cho câu hỏi này: Cuộc tạo dựng tốt lành, tội lỗi, tình yêu kiên tâm của Thiên Chúa đối với loài người qua cuộc nhập thể cứu chuộc của Chúa Con, ơn Chúa Thánh Thần, Giáo hội, các Bí tích và lời mời sống hạnh phúc...đã nói lên ơn thánh vượt xa tội lỗi.
Nên phân biệt: Với quyền năng vô biên, Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới hướng về hoàn hảo cuối cùng. Trong hành trình này: một số còn một số mất, một số hoàn hảo một số kkiếm khuyết, có xây dựng có phá hoại, có tốt thể lý có xấu thể lý, có thiên thần và con người. Ðịnh mệnh sau cùng trong tự do và tình yêu hướng thiện. Thực tế thiên thần và loài người đã lạc đường, do đó đã có sự dữ luân lý (ý định xấu) lọt vào thế giới. Sự dữ này nặng hơn sự dữ thể lý (hành động thể hiện).
Thiên Chúa không là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự dữ luân lý, tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của tạo vật, và thật là huyền diệu, Ngài luôn biết cách rút ra điều tốt từ điều xấu.
Ngay cả từ điều xấu luân lý do tạo vật gây ra (St 45,8 50,20). Từ phạm tội lỗi tới ban ơn thánh, Nhưng điều xấu không vì thế trở thành điều tốt (GlCg92 số 312). Tất cả đều trở thành điều tốt cho những ai yêu mến Chúa (Rm 8, 28).
Thiên Chúa là chủ của thế giới và lịch sử. Không ai biết được đường lối quan phòng của Ngài, chỉ vào ngày "diện đối diện" ta mới được rõ (GlCg92 số 314)
Những Ðiều Xin Cùng Thiên Chúa Tình Yêu
Cầu nguyện: Tin mừng theo thánh Matthêu 6, 5-15 Chúa dạy cầu nguyện.
1. Trình bày đề tài:
Truyện mở đầu: Cha cho cả bộ yên ngựa không?
Một hôm, cha sở vào nhà thờ, ngài thấy một thanh niên đang quì cầu nguyện. Thấy cha, anh trông ngang. Cha ghé tai anh, nói nhỏ:
- Cầu nguyện sốt sắng nhé, đừng chia trí.
- Thưa cha, con không chia trí đâu.
- Tốt lắm, thế bây giờ tôi đố anh đọc kinh Lạy Cha, nếu anh đọc từ đầu đến cuối mà không chia trí, tôi sẽ thưởng cho anh một con ngựa đẹp.
Chàng thanh niên vui vẻ nhận lời ngay, và bắt đầu đọc: Lạy Cha chúng con ở trên trời. . ., bỗng một tư tưởng thoáng hiện ra trong trí, anh nhớ tới bộ yên, anh ngừng lại hỏi:
- Thưa cha, cha cho ngựa, cha có cho cả bộ yên không?
- Này anh bạn, anh mất cả ngựa cả yên rồi!
1.1. Cầu nguyện là hành động của Thiên Chúa và của con người, cầu nguyện phát sinh từ Chúa Thánh Thần và từ chúng ta. Tất cả lời cầu nguyện hướng tới Chúa Cha và kết hợp với ý muốn Chúa Kitô (GlCg92 số 2564)
Việc Cầu nguyện của ta rất quan trọng, vì Chúa Giêsu phán: "Không có Thày, các con không thể làm được việc gì" (Ga 15,5). Ta phải cầu nguyện luôn để xin ơn trợ giúp mà làm lành, lánh dữ, để đạt đích cuối cùng là sự cứu rỗi.
"Gia đình Công giáo là môi trường giáo dục đầu tiên về cầu nguyện. Dựa trên Bí tích Hôn nhân, gia đình là "Giáo hội tại gia", nơi đây con cái Thiên Chúa học cầu nguyện, và kiên tâm cầu nguyện. . ."(GlCg92 số 2685, số 2691).
Những điều phải cầu xin cùng Thiên Chúa Tình yêu được Chúa Kitô tóm lại trong kinh Lạy Cha.
1.2. Ý nghĩa kinh Lạy Cha: (GlCg92 từ số 2777-2865)
- Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng: Ý nói ước ao cho Danh Cha được hiển thánh, và ta phải sống thánh thiện, không tì vết trước nhan Cha".
- Nước Cha trị đến: Xin cho triều đại Cha, vương quốc Cha lan truyền đến.
- Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời: Ý Cha chúng ta là "tất cả mọi người được cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lý" (1 Tm 2,3-4). Ai làm theo Ý Cha thì Cha nhận lời người đó.
- Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày: Cho chúng con cơm bánh để chúng con khỏi lo lắng, cho chúng con sống bằng Lời Cha và Mình Thánh Cha.
- Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con: Cha nhân từ sẽ tha cho ta, khi ta tha cho anh chị em làm mất lòng ta. Cha không nhận hy lễ của những kẻ gây chia rẽ.
- Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ: Muốn không sa chước cám dỗ" đòi phải có quyết tâm. "Không một sự cám dỗ nào xảy đến cho anh em, vượt quá sức anh em.
- Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ: Sự dữ đây là Satan, là Kẻ Dữ, là thiên thần chống lại Thiên Chúa. Nhưng nó đã thua Mẹ Maria là Evà mới, nó quay lại cắn gót chân Bà. Xin được cưú thoát mọi sự dữ hiện nay, đã qua và sẽ đến.
1.3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh.
Cầu nguyện bằng Kinh Thánh giúp cải tiến con người theo đường hoàn hảo, vì mục đích Kinh Thánh (The Bible) là Lời Chúa (The Word of The Lord) được Chúa Thánh Thần linh hứng (inspiration) cho một số người ghi chép lại những điều Thiên Chúa muốn dạy để cứu rỗi loài người. (MK 9 -11).
1.4. Các sách Cựu Ước (Old Testament) có 46 cuốn, trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai, và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào" (MK 15)
1.5. Các sách Tân Ước (New Testament) có 27 cuốn, trình bày Lời Chúa Kitô giảng dạy, những phép lạ Chúa làm , và cuộc đời của Người.
1.6. Giáo hội, qua các Ðức Giáo hoàng, nhất là thời nay, luôn đề cao sự cần thiết và lợi ích của việc học Kinh Thánh. Công đồng Vatican II cũng đã tha thiết khuyên nhủ các tín hữu, nhất là các tu sĩ nam nữ "đọc và học hỏi Kinh Thánh để đời sống thiêng liêng được đổi mới (MK 26).
1.7. Vì Kinh Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Kinh Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội. Giáo hội có trách nhiệm gìn giữ và giải thích Lời Chúa. (MK 10).
2. Thảo luận:
* Việc cầu nguyện trong đời sống người Công giáo có quan trọng như thế nào?
Câu hỏi ôn:
1. Mục đích việc cầu nguyện? (1.1)
2. Nói qua về ý nghĩa từng câu kinh Lạy Cha. (1.2)
3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh? (1.3)
4. Các sách Cựu Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.4)
5. Các sách Tân Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.5).
6. Các Ðức Giáo hoàng và Công đồng khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh để làm gì? (1.6.)
7. Quyền giải thích Kinh Thánh thuộc về ai? Tại sao? (1.7.)
Ðề nghị:
Trong tủ sách gia đình cần có một cuốn Kinh Thánh, cuốn Công đồng Vatian II, cuốn Giáo luật, cuốn Giáo lý Công giáo 92. Mỗi ngày đọc một đoạn Kinh Thánh để cầu nguyện và tìm nguyên tắc sống đạo.
Bài đọc thêm
Cầu Nguyện Bằng Kinh Thánh
(Viết theo Peter Kreeft trong National Cath.Register 7/ 88).
Ðọc Kinh Thánh, cầu nguyện, dự thánh lễ là những hành vi tôn giáo rất quan trọng đối với chúng ta. Chớ gì mỗi ngày chúng ta dành ít ra năm phút để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Vừa nghe Chúa nói, vừa nói với Chúa. Chúng ta không bắt đầu đọc sách Sáng thế, nhưng bắt đầu đọc sách Giảng viên (Ecclesiastes hay Qohelet), vì tất cả phần còn lại của Kinh Thánh là câu trả lời của sách Giảng viên. Ðời sống là "hư vô trên hư vô" hay Ðời sống có mục đích gì? Người thời nay cần tìm ra câu hỏi này hơn các vấn đề khác.
Kinh Thánh có nguyên nghĩa là "Cuốn Sách", nhưng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách mà là nhiều sách khác nhau của nhiều người viết khác nhau, trong nhiều thời gian và nhiều lối văn khác nhau: Lịch sử, thơ phú, bi ai, triết lý, luật pháp. . .
Tuy nhiên tất cả các khác biệt được qui định thành đồng nhất. Từ căn bản, Kinh Thánh là cuốn truyện về những biến cố có thực đã xảy ra trong lịch sử. Ðó là câu truyện Tình yêu, vì "Thiên Chúa là Tình yêu". Ðây là chủ đích của Chúa trong mọi việc Chúa làm. Kinh Thánh là chuyện Tình vĩ đại của Thiên Chúa và dân Người.
Câu chuyện Tình được các nhà thần học gói ghém trong ba màn: Tạo dựng, Sa ngã, và Cứu chuộc. Câu chuyện này hợp với các giai đoạn của bất cứ chuyện nào thường được kể. Thoạt tiên là hoàn cảnh được xây dựng lên rồi đổ vỡ sau cùng là giải quyết. Nói cách khác là ba giai đoạn: Thiên đàng, mất Thiên đàng rồi Tái chiếm Thiên đàng. Tái chiếm Thiên đàng là hoàn cảnh nói ở đây. Giai đoạn thứ ba bắt đầu thật sớm kể từ chương ba của sách Sáng thế, khi Chúa bắt đầu việc cứu chuộc lại loài người sa ngã.
Màn ba này lại chia ra ba cảnh: Cảnh 1: Thiên Chúa tỏ mình ra như người cha trong Cựu Ước cảnh 2: Chúa Giêsu tỏ mình ra như người con trong Tân Ước, và cảnh 3: Chúa Thánh Thần tỏ mình trong Tông đồ Công vụ và các thời kế tiếp, thời kỳ của Giáo hội Chúa Kitô trên dương thế. Ðây là phần của câu chuyện có chúng ta ở trong đó.
Ðề nghị cầu nguyện bằng Kinh Thánh:
1. Dành giờ kính cẩn đọc một đoạn Kinh Thánh.
2. Suy niệm và cầu nguyện, tự hỏi: Ðoạn Kinh Thánh nói gì, Chúa muốn tôi làm gì?
3. Quyết định: Tôi sẽ làm gì theo lời Chúa vừa dạy tôi?
Cầu nguyện: Tin Mừng theo thánh Gioan 20, 24-29 "Phúc cho những ai không thấy mà tin".
1. Trình bày đề tài:
Truyện mở đầu: Con gà hay quả trứng?
Một luật sư từ Paris (nước Pháp) về vùng quê, ông gặp một em bé đeo ảnh Chúa, ông hỏi:
- Tại sao em tin có Chúa?
- Em bé hỏi lại: Sao ông lại không tin?
- Trước kia tôi cũng tin, nhưng bây giờ học cao, tôi không tin nữa.
- Cháu không được học, vậy ông học giỏi, xin ông giải nghĩa cho cháu: cái trứng bởi đâu mà ra?
- Sao cháu hỏi kỳ vậy? Cái trứng bởi con gà mà ra chứ bởi đâu?
- Thế con gà bởi đâu?
- Bởi cái trứng.
- Vậy cái nào có trước, cái trứng hay con gà?
- Con gà.
- Thế thì có một con gà không bởi cái trứng.
- Xin lỗi, cái trứng có trước.
- Thế thì có một cái trứng không bởi con gà.
- Nhưng chính là...bởi vì...cháu có thấy không...?
- Thưa ông, cháu thấy là ông không không biết cái trứng có trước hay con gà có trước...
- Nhưng... với cái trứng, với con gà của cháu, cháu muốn coi tôi như cô gái chăn gà sao?
- Thưa ông, cháu không dám thế, nhưng cháu chỉ muốn rằng: ông không tin Chúa nữa, thì xin ông giải giùm cho cháu: cái gì đã đẻ ra cái trứng, hay cái gì đã sinh ra con gà đầu tiên. Cháu nghĩ rằng khi người ta bỏ Thiên chúa đi thì mọi sự đều ra vô lý cả.
(Văn Qui, Ði về đâu, NS.TTÐM tái bản 1985, trang 85)
1.1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn mối:
Giáo lý và kinh nguyện trong đạo Công giáo có rất nhiều, người ta nói vui: "Kinh nhà đạo, gạo nhà chùa", nhưng để dễ nhớ, theo cách trình bày của sách Giáo lý Giáo hội Công giáo 92, giáo lý Công giáo được tóm lại vào 4 mối sau: 1. Những điều phải TIN được tóm lại trong kinh Tin kính - 2. Những điều phải cầu XIN được tóm lại trong kinh Lạy Cha- 3. Những điều phải Tuân GIỮ được tóm lại trong kinh Mười Ðiều răn - 4. Những điều phải nhận LÃNH được tóm lại trong kinh bảy Bí tích. (Học lại 4 kinh trên).
1.2 . Những điều phải TIN trong đạo:
Trước hết chúng ta tin Một Thiên Chúa Ba ngôi, là Cha, và Con, và Thánh Thần.
Thiên Chúa là Ðấng Tự hữu, tự mình mà có (Xh 3,14) - Thiêng liêng, không thể xác - Quyền phép, dựng nên vạn vật- Nhân từ, hằng yêu thương loài người- Công bằng, thưởng người lành phạt kẻ dữ tùy công tội mỗi người - Thương xót, muốn cứu rỗi mọi người.
1.3. Ngôi Hai là Chúa Con cứu chuộc.
Sau khi Tổ tông loài người phạm tội trong vườn địa đàng, Thiên Chúa Tình thương đã không bỏ mặc. Sau thời gian chờ đợi, Người đã sai Con là Ngôi Hai xuống thế làm người, chịu chết chuộc tội, để đem loài người về làm con Chúa, cho hưởng phúc đời đời, nhờ công nghiệp Ngôi Hai đã lập.
Chúa Kitô vừa là Chúa, vừa là người. Người giống như ta: "Người đã làm việc với bàn tay con người, đã suy nghĩ bằng trí óc con người, đã hành động với ý chí con người, đã yêu mến bằng quả tim con người. Người đã tự ý đổ máu mình ra để chúng ta được sống...và để sự sống sự chết của ta có một ý nghĩa mới (MV 22).
1.4. Chúa Thánh Thần
Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa. Người tiếp tục công việc cứu chuộc của Ngôi Hai. Người hướng dẫn, thánh hóa Giáo hội và các tín hữu. Người dạy bảo ta qua tiếng lương tâm mỗi người.
1.5. Giáo hội Công giáo
"Những ai biết rằng Giáo hội Công giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô như phương tiện cứu rỗi cần thiết mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo hội này thì không thể được cứu rỗi" (GH 14).
Là con Giáo hội, ta phải yêu mến, vâng phục, bênh vực Giáo hội, nhất là cộng tác với hàng giáo phẩm (Hierarchy) để xây dựng Giáo hội, tùy theo bậc sống và địa vị mình.
1.6. Ðức Mẹ Maria
Thiên Chúa đã chọn thiếu nữ tên là Maria, người làng Nagiaret, nước Do thái làm Mẹ Ngôi Hai. Ðức Mẹ thụ thai Chúa Giêsu là do quyền phép Chúa Thánh Thần, nên vẫn còn đồng trinh, vì "Thiên Chúa quyền phép vô cùng làm được mọi sự Người muốn" (Lc 1, 37).
Ðức Trinh nữ Maria là Mẹ Giáo hội, Mẹ chúng ta: "Trên Thánh Giá, Chúa Kitô đã trao phó Ðức Mẹ cho Thánh Gioan, tức là trao Mẹ Ngài làm Mẹ chúng ta (Ga 19,26-27). "Với tình mẹ hiền, Người chăm sóc những anh em của Con Người đang đi trên dương thế và đang gặp bảo nguy hiểm thử thách, cho đến khi họ đạt tới hạnh phúc quê trời (GH 62).
Là con Ðức Mẹ, ta phải đặc biệt tôn kính, mến yêu, trông cậy, cầu xin Ðức Mẹ, nhất là noi theo các nhân đức của Người.
1.7. Các Thánh thông công
Tín điều này nói lên sự liên kết, trợ giúp giữa những tín hữu còn đang sống trong Giáo hội chiến đấu ở trần gian với các Thánh đang hưởng phúc trên Thiên đàng và các linh hồn đang đền tội trong luyện ngục.
Ta có thể cứu linh hồn trong luyện ngục bằng cách cầu nguyện, hy sinh, dâng công phúc, việc lành, ân xá (indulgence)... kinh Mân Côi, nhất là dự lễ Misa và xin lễ cầu cho các linh hồn sớm được tha thứ, về Thiên đàng.
Mục đích đời sống Công giáo là đạt được hạnh phúc đời đời trên Thiên đàng. Chúa Giêsu đã phán:
"Ðược lời lãi cả thế gian mà thiệt mất sự sống linh hồn nào được ích gì!" (Mt 16,26)
2. Thảo luận:
* Người Công giáo có được cứu rỗi cả không? Người ngoài Công giáo có mất phần rỗi cả không? Tại sao?
ÐCoi Hiến chế Tín lý về Giáo hội của Công đồng Vatican II số 14
3. Câu hỏi ôn:
1. Giáo lý Công giáo được tóm lại trong bốn điều nào? (coi 1,1)
2. Thiên Chúa Cha là Ðấng nào? (1.2)
3. Ngôi Hai là Ðấng nào? (1.3)
4. Chúa Thánh thần làm gì cho Giáo hội? cho ta? (1.4)
5. Bổn phận người tín hữu đối với Giáo hội (1.5)
6. Bổn phận người tín hữu đối với Mẹ Maria (1.6)
7. Nói về ý nghĩa Các thánh thông công? (1.7)
Ðề nghị:
- Mỗi người viết ra những câu hỏi chưa hiểu về giáo lý, để rồi sẽ được giải đáp dần trong các giờ sau.
- Xin lễ cầu nguyện cho Tổ tiên, ông bà, cha mẹ...trong những dịp đặc biệt như Tháng Cầu hồn (Tháng 11), Tết Việt nam, ngày giỗ.
Bài đọc thêm
Tại Sao Có Ðau Khổ, Sự Dữ Trên Thế Gian?
Vấn đề: Thiên Chúa nhân từ, dựng nên thế giới trật tự và tốt lành, tại sao lại có điều dữ, có đau khổ? (GlCg92 số 309-314)
Ðáp: Toàn bộ đức tin Kitô giáo là lời giải đáp cho câu hỏi này: Cuộc tạo dựng tốt lành, tội lỗi, tình yêu kiên tâm của Thiên Chúa đối với loài người qua cuộc nhập thể cứu chuộc của Chúa Con, ơn Chúa Thánh Thần, Giáo hội, các Bí tích và lời mời sống hạnh phúc...đã nói lên ơn thánh vượt xa tội lỗi.
Nên phân biệt: Với quyền năng vô biên, Thiên Chúa đã tạo dựng thế giới hướng về hoàn hảo cuối cùng. Trong hành trình này: một số còn một số mất, một số hoàn hảo một số kkiếm khuyết, có xây dựng có phá hoại, có tốt thể lý có xấu thể lý, có thiên thần và con người. Ðịnh mệnh sau cùng trong tự do và tình yêu hướng thiện. Thực tế thiên thần và loài người đã lạc đường, do đó đã có sự dữ luân lý (ý định xấu) lọt vào thế giới. Sự dữ này nặng hơn sự dữ thể lý (hành động thể hiện).
Thiên Chúa không là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp của sự dữ luân lý, tuy nhiên Ngài cho phép xảy ra vì Ngài tôn trọng tự do của tạo vật, và thật là huyền diệu, Ngài luôn biết cách rút ra điều tốt từ điều xấu.
Ngay cả từ điều xấu luân lý do tạo vật gây ra (St 45,8 50,20). Từ phạm tội lỗi tới ban ơn thánh, Nhưng điều xấu không vì thế trở thành điều tốt (GlCg92 số 312). Tất cả đều trở thành điều tốt cho những ai yêu mến Chúa (Rm 8, 28).
Thiên Chúa là chủ của thế giới và lịch sử. Không ai biết được đường lối quan phòng của Ngài, chỉ vào ngày "diện đối diện" ta mới được rõ (GlCg92 số 314)
Những Ðiều Xin Cùng Thiên Chúa Tình Yêu
Cầu nguyện: Tin mừng theo thánh Matthêu 6, 5-15 Chúa dạy cầu nguyện.
1. Trình bày đề tài:
Truyện mở đầu: Cha cho cả bộ yên ngựa không?
Một hôm, cha sở vào nhà thờ, ngài thấy một thanh niên đang quì cầu nguyện. Thấy cha, anh trông ngang. Cha ghé tai anh, nói nhỏ:
- Cầu nguyện sốt sắng nhé, đừng chia trí.
- Thưa cha, con không chia trí đâu.
- Tốt lắm, thế bây giờ tôi đố anh đọc kinh Lạy Cha, nếu anh đọc từ đầu đến cuối mà không chia trí, tôi sẽ thưởng cho anh một con ngựa đẹp.
Chàng thanh niên vui vẻ nhận lời ngay, và bắt đầu đọc: Lạy Cha chúng con ở trên trời. . ., bỗng một tư tưởng thoáng hiện ra trong trí, anh nhớ tới bộ yên, anh ngừng lại hỏi:
- Thưa cha, cha cho ngựa, cha có cho cả bộ yên không?
- Này anh bạn, anh mất cả ngựa cả yên rồi!
1.1. Cầu nguyện là hành động của Thiên Chúa và của con người, cầu nguyện phát sinh từ Chúa Thánh Thần và từ chúng ta. Tất cả lời cầu nguyện hướng tới Chúa Cha và kết hợp với ý muốn Chúa Kitô (GlCg92 số 2564)
Việc Cầu nguyện của ta rất quan trọng, vì Chúa Giêsu phán: "Không có Thày, các con không thể làm được việc gì" (Ga 15,5). Ta phải cầu nguyện luôn để xin ơn trợ giúp mà làm lành, lánh dữ, để đạt đích cuối cùng là sự cứu rỗi.
"Gia đình Công giáo là môi trường giáo dục đầu tiên về cầu nguyện. Dựa trên Bí tích Hôn nhân, gia đình là "Giáo hội tại gia", nơi đây con cái Thiên Chúa học cầu nguyện, và kiên tâm cầu nguyện. . ."(GlCg92 số 2685, số 2691).
Những điều phải cầu xin cùng Thiên Chúa Tình yêu được Chúa Kitô tóm lại trong kinh Lạy Cha.
1.2. Ý nghĩa kinh Lạy Cha: (GlCg92 từ số 2777-2865)
- Chúng con nguyện Danh Cha cả sáng: Ý nói ước ao cho Danh Cha được hiển thánh, và ta phải sống thánh thiện, không tì vết trước nhan Cha".
- Nước Cha trị đến: Xin cho triều đại Cha, vương quốc Cha lan truyền đến.
- Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời: Ý Cha chúng ta là "tất cả mọi người được cứu độ và đạt tới sự nhận biết chân lý" (1 Tm 2,3-4). Ai làm theo Ý Cha thì Cha nhận lời người đó.
- Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày: Cho chúng con cơm bánh để chúng con khỏi lo lắng, cho chúng con sống bằng Lời Cha và Mình Thánh Cha.
- Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con: Cha nhân từ sẽ tha cho ta, khi ta tha cho anh chị em làm mất lòng ta. Cha không nhận hy lễ của những kẻ gây chia rẽ.
- Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ: Muốn không sa chước cám dỗ" đòi phải có quyết tâm. "Không một sự cám dỗ nào xảy đến cho anh em, vượt quá sức anh em.
- Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ: Sự dữ đây là Satan, là Kẻ Dữ, là thiên thần chống lại Thiên Chúa. Nhưng nó đã thua Mẹ Maria là Evà mới, nó quay lại cắn gót chân Bà. Xin được cưú thoát mọi sự dữ hiện nay, đã qua và sẽ đến.
1.3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh.
Cầu nguyện bằng Kinh Thánh giúp cải tiến con người theo đường hoàn hảo, vì mục đích Kinh Thánh (The Bible) là Lời Chúa (The Word of The Lord) được Chúa Thánh Thần linh hứng (inspiration) cho một số người ghi chép lại những điều Thiên Chúa muốn dạy để cứu rỗi loài người. (MK 9 -11).
1.4. Các sách Cựu Ước (Old Testament) có 46 cuốn, trình bày cho mọi người biết Thiên Chúa là ai, và con người là ai, đồng thời trình bày Thiên Chúa công bình và nhân từ đối xử với loài người như thế nào" (MK 15)
1.5. Các sách Tân Ước (New Testament) có 27 cuốn, trình bày Lời Chúa Kitô giảng dạy, những phép lạ Chúa làm , và cuộc đời của Người.
1.6. Giáo hội, qua các Ðức Giáo hoàng, nhất là thời nay, luôn đề cao sự cần thiết và lợi ích của việc học Kinh Thánh. Công đồng Vatican II cũng đã tha thiết khuyên nhủ các tín hữu, nhất là các tu sĩ nam nữ "đọc và học hỏi Kinh Thánh để đời sống thiêng liêng được đổi mới (MK 26).
1.7. Vì Kinh Thánh chứa đựng những chân lý vượt trên trí năng nhân loại, nên trong việc chú giải, tìm hiểu Kinh Thánh, không được theo ý riêng của mình, nhưng phải khiêm nhường theo những lời giáo huấn của Giáo hội. Giáo hội có trách nhiệm gìn giữ và giải thích Lời Chúa. (MK 10).
2. Thảo luận:
* Việc cầu nguyện trong đời sống người Công giáo có quan trọng như thế nào?
Câu hỏi ôn:
1. Mục đích việc cầu nguyện? (1.1)
2. Nói qua về ý nghĩa từng câu kinh Lạy Cha. (1.2)
3. Lợi ích của việc cầu nguyện bằng Kinh Thánh? (1.3)
4. Các sách Cựu Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.4)
5. Các sách Tân Ước trình bày điều gì? Có bao nhiêu cuốn? (1.5).
6. Các Ðức Giáo hoàng và Công đồng khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh để làm gì? (1.6.)
7. Quyền giải thích Kinh Thánh thuộc về ai? Tại sao? (1.7.)
Ðề nghị:
Trong tủ sách gia đình cần có một cuốn Kinh Thánh, cuốn Công đồng Vatian II, cuốn Giáo luật, cuốn Giáo lý Công giáo 92. Mỗi ngày đọc một đoạn Kinh Thánh để cầu nguyện và tìm nguyên tắc sống đạo.
Bài đọc thêm
Cầu Nguyện Bằng Kinh Thánh
(Viết theo Peter Kreeft trong National Cath.Register 7/ 88).
Ðọc Kinh Thánh, cầu nguyện, dự thánh lễ là những hành vi tôn giáo rất quan trọng đối với chúng ta. Chớ gì mỗi ngày chúng ta dành ít ra năm phút để đọc Kinh Thánh và cầu nguyện. Vừa nghe Chúa nói, vừa nói với Chúa. Chúng ta không bắt đầu đọc sách Sáng thế, nhưng bắt đầu đọc sách Giảng viên (Ecclesiastes hay Qohelet), vì tất cả phần còn lại của Kinh Thánh là câu trả lời của sách Giảng viên. Ðời sống là "hư vô trên hư vô" hay Ðời sống có mục đích gì? Người thời nay cần tìm ra câu hỏi này hơn các vấn đề khác.
Kinh Thánh có nguyên nghĩa là "Cuốn Sách", nhưng Kinh Thánh không phải là một cuốn sách mà là nhiều sách khác nhau của nhiều người viết khác nhau, trong nhiều thời gian và nhiều lối văn khác nhau: Lịch sử, thơ phú, bi ai, triết lý, luật pháp. . .
Tuy nhiên tất cả các khác biệt được qui định thành đồng nhất. Từ căn bản, Kinh Thánh là cuốn truyện về những biến cố có thực đã xảy ra trong lịch sử. Ðó là câu truyện Tình yêu, vì "Thiên Chúa là Tình yêu". Ðây là chủ đích của Chúa trong mọi việc Chúa làm. Kinh Thánh là chuyện Tình vĩ đại của Thiên Chúa và dân Người.
Câu chuyện Tình được các nhà thần học gói ghém trong ba màn: Tạo dựng, Sa ngã, và Cứu chuộc. Câu chuyện này hợp với các giai đoạn của bất cứ chuyện nào thường được kể. Thoạt tiên là hoàn cảnh được xây dựng lên rồi đổ vỡ sau cùng là giải quyết. Nói cách khác là ba giai đoạn: Thiên đàng, mất Thiên đàng rồi Tái chiếm Thiên đàng. Tái chiếm Thiên đàng là hoàn cảnh nói ở đây. Giai đoạn thứ ba bắt đầu thật sớm kể từ chương ba của sách Sáng thế, khi Chúa bắt đầu việc cứu chuộc lại loài người sa ngã.
Màn ba này lại chia ra ba cảnh: Cảnh 1: Thiên Chúa tỏ mình ra như người cha trong Cựu Ước cảnh 2: Chúa Giêsu tỏ mình ra như người con trong Tân Ước, và cảnh 3: Chúa Thánh Thần tỏ mình trong Tông đồ Công vụ và các thời kế tiếp, thời kỳ của Giáo hội Chúa Kitô trên dương thế. Ðây là phần của câu chuyện có chúng ta ở trong đó.
Ðề nghị cầu nguyện bằng Kinh Thánh:
1. Dành giờ kính cẩn đọc một đoạn Kinh Thánh.
2. Suy niệm và cầu nguyện, tự hỏi: Ðoạn Kinh Thánh nói gì, Chúa muốn tôi làm gì?
3. Quyết định: Tôi sẽ làm gì theo lời Chúa vừa dạy tôi?