Dan Lee
05-26-2007, 10:26 PM
Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống: Nguồn Chân Lý (Ga 20:19-23)
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quí. Vua nước Tề biết được và luôn ngăm đe chiếm cho được cái đỉnh đó.
Một hôm nhận ra nước Tề thắng thế hơn, nước Tề bắt nước Lỗ đem đỉnh sang dâng vua. Vua nước Lỗ tiếc lắm, cho làm cái đỉnh giả đem dâng. Nhưng Vua Tề bảo phải cho Nhạc Chính Tử đem sang mới tin.
Vua nước Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử, bảo đem đỉnh giả sang triều cống nước Tề.
Nhạc Chính Tử hỏi:
-Sao không đưa cái đỉnh thật?
Vua nước Lỗ nói:
-Ta quí nó lắm.
Nhạc Chính Tử thưa:
-Nhà vua quí cái đỉnh thế nào, tôi cũng quí đức tín của tôi như thế.
Sau cùng vua nước Lỗ phải cho đem cái đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
Nhạc Chính Tử là “sứ giả lễ vật” của vua nước Lỗ, ông là người chân chính muốn giữ chữ tín và đã chứng tỏ sự thật giữa một hoàn cảnh gian dối. Trong cuộc sống hằng ngày sự dối trá lan tràn khắp mọi nẻo đường: Ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nơi buôn bán cũng như nghề nghiệp, ở phố xá cũng như học đường, lãnh vực chính trị cũng như công việc đồng áng…. Thế mà Nhạc Chính Tử vẫn thoát ra khỏi môi trường thiếu lành mạnh để sống trong sự thật. Hình ảnh dễ thương này làm cho chúng ta nhớ lại nhân vật đáng yêu trong Phúc Âm. Ngay ở những trang đầu của sách Tin Mừng đã mô tả chân dung “sứ giả chân thật”, ông đến để loan báo về Đấng Chân Thật là Đức Kitô: Khi người Do Thái hỏi ông Gioan là ai, ông nói thẳng thắn rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô, không phải là Êlia, không phải là ngôn sứ, mặc dù ông đã làm phép rửa cho họ. Khi đám đông hỏi ông phải làm điều hoàn thiện gì đây, ông trả lời rằng ai có hai áo thì chia cho người không có. Khi người thu thuế hỏi ông phải thi hành công việc phận sự thế nào, ông bảo họ đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định. Khi binh lính hỏi ông phải làm gì, ông trả lời đừng hà hiếp ai. Rõ ràng là ông dẫn người ta đến nguồn sự thật là Đức Kitô: “Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Chúng ta thường quan niệm đơn giản về thật thà là không dối trá, nói dối, trộm cắp, làm chứng gian… Nhưng ý nghĩa hoàn hảo về sự thật là phải từ bỏ con người của mình để nên giống Đấng Sự Thật là Đức Kitô mà Chúa Thánh Thần là Thầy dạy sự thật đã được thánh vịnh nói trước: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài”.(Tv. 25,5).
Chính Chúa Thánh Thần là tác giả của Lời Kinh Thánh, Ngài là nhân chứng về Đức Kitô:
Khi toàn dân chúng đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra con”.(Lc. 3,21-22).
Chủ đề làm chứng về Chúa Kitô còn là chủ đề trọng yếu trong Tin Mừng Gioan. Vai trò Chúa Thánh Thần làm chứng liên quan đến vụ kiện giữa Chúa Giêsu và thế gian. Thế gian đã kết án người công chính và giết người vô tội.
-Thế gian đã kết án Chúa Giêsu dù không tìm ra chứng cớ buộc tội.(Ga. 18,30). Nhưng Chúa Thánh Thần chứng minh Ngài vô tội.(Ga.3,19-21).
-Thế gian quả quyết mình nắm quyền quyết định về sự công chính.(Ga.9,28).Chúa Thánh Thần cho thấy thế gian đã sai lầm vì Chúa Giêsu đã sống lại và được tôn vinh.(Ga. 16,5).
-Thế gian kết án Chúa bởi Ngài là vua Israel.(Ga. 19,19). Chúa Thánh Thần lật lại vụ án.(Ga. 12,32),(Ga. 8,46).
Hôm nay Phúc Âm tường thuật công việc Chúa Giêsu làm như lời Ngài đã hứa là ban Thánh Thần cho nhân loại. Ngài là nguồn chân lý, Đấng ban sự sống, luôn an ủi, phù trợ, bảo trợ, tôn sư, trạng sư …. Của chúng ta. Ngài sẽ dẫn chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm Chúa kitô, hiểu biết những giáo lý Chúa đã dậy: “Khi nào Thần Khí đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật vẹn toàn”(Ga. 16, 13). Điều cần thiết là chúng ta phải cầu nguyện, bàn hỏi với Chúa Thánh Thần, nhất là trong lúc thử thách, bối rối, nghi nan, âu lo: “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó Chúa Thánh Thần cho anh em biết điều gì thì hãy nói điều ấy; thật vậy, không phải chính anh em nói mà là Thánh Thần nói” (Mc. 13,11). Còn trong cuộc sống thường ngày chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần luôn soi sáng cho biết phải nói những gì? Điều gì phải nín lặng? Phải nói cách nào? Phải hành động ra sao? Cho phù hợp với Thánh Ý Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ khơi dậy trong tâm trí ta luồng ánh sáng chân thật: Một câu Kinh Thánh, một lời giảng dậy của Chúa, một hình ảnh của Đức Mẹ, một mẫu gương tốt lành hay một kinh nghiệm thiêng liêng nào đó v.v.
Sau hết chúng nói đến mối tương quan mật thiết với Chúa Thánh Thần là Đức Maria. Những công thức: “Per Mariam ad Jesum” (Nhờ Mẹ đến với Chúa). “Maria, Mater boni Consilii” (Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành), “Consolatrix”(Đấng yên ủi), “Mediatix” (Đấng trung gian). Những điểm này gợi lên chính vai trò của Chúa Thánh Thần. Biến cố Nhập Thể nói lên vai trò tương quan của Mẹ với tước hiệu: “Đấng đầy ân sủng” (Lc.1,28), “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng tối cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc. 1,35). Do đó Đức Mẹ nối kết với Chúa Thánh Thần bằng mối bất khả phân ly là bản thân Đức Kitô. Như vậy Đức Mẹ là nơi ưu tuyển, là đền thờ, là dấu chỉ, là bản sao trên bình diện nhân loại, là cung thánh, là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Mẹ là khuôn mẫu của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người cho đến muôn đời, Đấng hình thành Đức Kitô nơi bản thân con người, nên Mẹ được gọi là “hình ảnh cánh chung của Giáo Hội”. Vì thế chúng ta hãy luôn chiêm ngưỡng Đức Mẹ là hình ảnh tuyệt vời của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần muốn dùng kiệt tác ấy để dạy chúng ta noi theo Đức kitô là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống.
Br. Thiện Mỹ, CMC
Nước Lỗ có một cái đỉnh rất quí. Vua nước Tề biết được và luôn ngăm đe chiếm cho được cái đỉnh đó.
Một hôm nhận ra nước Tề thắng thế hơn, nước Tề bắt nước Lỗ đem đỉnh sang dâng vua. Vua nước Lỗ tiếc lắm, cho làm cái đỉnh giả đem dâng. Nhưng Vua Tề bảo phải cho Nhạc Chính Tử đem sang mới tin.
Vua nước Lỗ cho gọi Nhạc Chính Tử, bảo đem đỉnh giả sang triều cống nước Tề.
Nhạc Chính Tử hỏi:
-Sao không đưa cái đỉnh thật?
Vua nước Lỗ nói:
-Ta quí nó lắm.
Nhạc Chính Tử thưa:
-Nhà vua quí cái đỉnh thế nào, tôi cũng quí đức tín của tôi như thế.
Sau cùng vua nước Lỗ phải cho đem cái đỉnh thật, Nhạc Chính Tử mới chịu đi.
Nhạc Chính Tử là “sứ giả lễ vật” của vua nước Lỗ, ông là người chân chính muốn giữ chữ tín và đã chứng tỏ sự thật giữa một hoàn cảnh gian dối. Trong cuộc sống hằng ngày sự dối trá lan tràn khắp mọi nẻo đường: Ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội, nơi buôn bán cũng như nghề nghiệp, ở phố xá cũng như học đường, lãnh vực chính trị cũng như công việc đồng áng…. Thế mà Nhạc Chính Tử vẫn thoát ra khỏi môi trường thiếu lành mạnh để sống trong sự thật. Hình ảnh dễ thương này làm cho chúng ta nhớ lại nhân vật đáng yêu trong Phúc Âm. Ngay ở những trang đầu của sách Tin Mừng đã mô tả chân dung “sứ giả chân thật”, ông đến để loan báo về Đấng Chân Thật là Đức Kitô: Khi người Do Thái hỏi ông Gioan là ai, ông nói thẳng thắn rằng: Tôi không phải là Đấng Kitô, không phải là Êlia, không phải là ngôn sứ, mặc dù ông đã làm phép rửa cho họ. Khi đám đông hỏi ông phải làm điều hoàn thiện gì đây, ông trả lời rằng ai có hai áo thì chia cho người không có. Khi người thu thuế hỏi ông phải thi hành công việc phận sự thế nào, ông bảo họ đừng đòi hỏi gì quá mức đã ấn định. Khi binh lính hỏi ông phải làm gì, ông trả lời đừng hà hiếp ai. Rõ ràng là ông dẫn người ta đến nguồn sự thật là Đức Kitô: “Ngài là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.
Chúng ta thường quan niệm đơn giản về thật thà là không dối trá, nói dối, trộm cắp, làm chứng gian… Nhưng ý nghĩa hoàn hảo về sự thật là phải từ bỏ con người của mình để nên giống Đấng Sự Thật là Đức Kitô mà Chúa Thánh Thần là Thầy dạy sự thật đã được thánh vịnh nói trước: “Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con biết, lối đi của Ngài xin chỉ bảo con. Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài”.(Tv. 25,5).
Chính Chúa Thánh Thần là tác giả của Lời Kinh Thánh, Ngài là nhân chứng về Đức Kitô:
Khi toàn dân chúng đã chịu phép rửa, Đức Giêsu cũng chịu phép rửa và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng: “Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra con”.(Lc. 3,21-22).
Chủ đề làm chứng về Chúa Kitô còn là chủ đề trọng yếu trong Tin Mừng Gioan. Vai trò Chúa Thánh Thần làm chứng liên quan đến vụ kiện giữa Chúa Giêsu và thế gian. Thế gian đã kết án người công chính và giết người vô tội.
-Thế gian đã kết án Chúa Giêsu dù không tìm ra chứng cớ buộc tội.(Ga. 18,30). Nhưng Chúa Thánh Thần chứng minh Ngài vô tội.(Ga.3,19-21).
-Thế gian quả quyết mình nắm quyền quyết định về sự công chính.(Ga.9,28).Chúa Thánh Thần cho thấy thế gian đã sai lầm vì Chúa Giêsu đã sống lại và được tôn vinh.(Ga. 16,5).
-Thế gian kết án Chúa bởi Ngài là vua Israel.(Ga. 19,19). Chúa Thánh Thần lật lại vụ án.(Ga. 12,32),(Ga. 8,46).
Hôm nay Phúc Âm tường thuật công việc Chúa Giêsu làm như lời Ngài đã hứa là ban Thánh Thần cho nhân loại. Ngài là nguồn chân lý, Đấng ban sự sống, luôn an ủi, phù trợ, bảo trợ, tôn sư, trạng sư …. Của chúng ta. Ngài sẽ dẫn chúng ta đi sâu vào mầu nhiệm Chúa kitô, hiểu biết những giáo lý Chúa đã dậy: “Khi nào Thần Khí đến, Người sẽ dẫn anh em đến sự thật vẹn toàn”(Ga. 16, 13). Điều cần thiết là chúng ta phải cầu nguyện, bàn hỏi với Chúa Thánh Thần, nhất là trong lúc thử thách, bối rối, nghi nan, âu lo: “Khi người ta điệu anh em đi nộp, thì anh em đừng lo trước phải nói gì, nhưng trong giờ đó Chúa Thánh Thần cho anh em biết điều gì thì hãy nói điều ấy; thật vậy, không phải chính anh em nói mà là Thánh Thần nói” (Mc. 13,11). Còn trong cuộc sống thường ngày chúng ta phải xin Chúa Thánh Thần luôn soi sáng cho biết phải nói những gì? Điều gì phải nín lặng? Phải nói cách nào? Phải hành động ra sao? Cho phù hợp với Thánh Ý Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ khơi dậy trong tâm trí ta luồng ánh sáng chân thật: Một câu Kinh Thánh, một lời giảng dậy của Chúa, một hình ảnh của Đức Mẹ, một mẫu gương tốt lành hay một kinh nghiệm thiêng liêng nào đó v.v.
Sau hết chúng nói đến mối tương quan mật thiết với Chúa Thánh Thần là Đức Maria. Những công thức: “Per Mariam ad Jesum” (Nhờ Mẹ đến với Chúa). “Maria, Mater boni Consilii” (Đức Mẹ chỉ bảo đàng lành), “Consolatrix”(Đấng yên ủi), “Mediatix” (Đấng trung gian). Những điểm này gợi lên chính vai trò của Chúa Thánh Thần. Biến cố Nhập Thể nói lên vai trò tương quan của Mẹ với tước hiệu: “Đấng đầy ân sủng” (Lc.1,28), “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà và quyền năng tối cao sẽ rợp bóng trên Bà” (Lc. 1,35). Do đó Đức Mẹ nối kết với Chúa Thánh Thần bằng mối bất khả phân ly là bản thân Đức Kitô. Như vậy Đức Mẹ là nơi ưu tuyển, là đền thờ, là dấu chỉ, là bản sao trên bình diện nhân loại, là cung thánh, là biểu tượng của Chúa Thánh Thần. Mẹ là khuôn mẫu của sự hiệp thông giữa Thiên Chúa và loài người cho đến muôn đời, Đấng hình thành Đức Kitô nơi bản thân con người, nên Mẹ được gọi là “hình ảnh cánh chung của Giáo Hội”. Vì thế chúng ta hãy luôn chiêm ngưỡng Đức Mẹ là hình ảnh tuyệt vời của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần muốn dùng kiệt tác ấy để dạy chúng ta noi theo Đức kitô là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống.
Br. Thiện Mỹ, CMC