Dan Lee
06-02-2007, 12:11 PM
LỄ CHÚA BA NGÔI
Lễ Giới Trẻ
Các bạn trẻ thân mến,
Các con có biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo của chúng ta không? Mới nghe qua câu hỏi, ít nhất có một số bạn trẻ không trả lời được hoặc không nghĩ như thế. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn một chút, nhiều bạn trẻ sẽ thấy là đúng!
Trước khi chúng ta dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng các con thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền, và các con lấy làm vui sướng.
Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.
Dấu thánh giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà các con đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là các con hãy làm dấu thánh giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.
Đi sâu hơn chút nữa, các con càng thấy mầu nhiệm Ba Ngôi gần gũi với các con hơn và thật là cao cả. Thánh Augustinô đã nói nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi. Các con có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào? Nếu các con biết loại bỏ những hình thức méo mó và bẩn thỉu của tình yêu, thì các con sẽ nhận ra tình yêu thật là cao cả và chính tình yêu sẽ làm cho các con vui sướng.
Vậy tình yêu là cái gì và khi yêu thương người ta làm gì và như thế nào? Một số người, có thể trong đó có một vài người chúng con, khi nghĩ tới yêu thương là nghĩ tới chuyện làm tình, và cho đó là điều vui nhất. Thực ra đó chỉ là khía cạnh nhục dục của tình yêu, mà người ta chỉ có quyền khi đã là vợ chồng. Tình yêu còn nhiều khía cạnh khác đẹp đẽ hơn, mà có lẽ ít nhiều gì, mọi người chúng ta đều kinh nghiệm.
Trước hết yêu thương là ban tặng trái tim của mình cho người yêu; yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin mừng Gioan: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn sung sướng nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh mạng sống mình cho nhau.
Yêu thương còn là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình; ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi trời mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể.
Yêu nhau là đón nhận nhau: đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa con và Chúa Cha, các con sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế: Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.
Yêu nhau còn là gắn bó với nhau, càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Hội Thánh, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người.
+ ĐGm. Phaolô Bùi Văn Đọc
Lễ Giới Trẻ
Các bạn trẻ thân mến,
Các con có biết mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm gần gũi nhất trong đời sống đạo của chúng ta không? Mới nghe qua câu hỏi, ít nhất có một số bạn trẻ không trả lời được hoặc không nghĩ như thế. Nhưng suy nghĩ kỹ hơn một chút, nhiều bạn trẻ sẽ thấy là đúng!
Trước khi chúng ta dùng cơm, phần lớn trong chúng ta đều làm dấu thánh giá và đọc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Khi đọc kinh trong nhà thờ hay tại nhà, chúng ta đều bắt đầu bằng nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Có những người có thói quen tốt là trước khi làm bất cứ việc gì, họ đều làm dấu thánh giá. Qua đài truyền hình, thỉnh thoảng các con thấy, có những cầu thủ bóng đá quốc tế làm dấu thánh giá sau khi đá lọt lưới đối phương, hoặc trước khi đá phạt đền, và các con lấy làm vui sướng.
Làm dấu trên trán, chúng ta tuyên xưng Chúa Cha là Đấng tạo dựng trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình. Làm dấu trên ngực, chúng ta tuyên Chúa Con là Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa đã từ trời xuống thế nhập thể trong lòng trinh nữ Maria và đã làm người. Làm dấu trên hai vai chúng ta tuyên xưng Chúa Thánh Thần là Chúa và Đấng ban sự sống, Người bởi Chúa Cha và Chúa Con mà ra, Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Chúa Cha và Chúa Con. Dấu chữ thập mà chúng ta làm chỉ thánh giá của Chúa Giêsu, nơi mạc khải trọn vẹn tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần đối với nhân loại.
Dấu thánh giá là lời tuyên xưng đức tin vắn tắt nhất của người Kitô hữu, là dấu chỉ phân biệt những người môn đệ của Chúa Giêsu và những người theo đạo khác. Lời kinh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần tóm tắt đức tin mà các con đã nhận lãnh khi chịu phép rửa tội, mà nội dung là ba điều khoản lớn của đức tin công giáo, điều khoản thứ nhất tuyên xưng Chúa Cha, điều khoản thứ hai tuyên xưng Chúa Con, điều khoản thứ ba tuyên xưng Chúa Thánh Thần và Hội thánh. Như vậy cách thực tế và đơn giản nhất để tôn vinh Chúa Ba Ngôi là các con hãy làm dấu thánh giá cách sốt sắng và ý thức, với tất cả lòng yêu mến và kính trọng.
Đi sâu hơn chút nữa, các con càng thấy mầu nhiệm Ba Ngôi gần gũi với các con hơn và thật là cao cả. Thánh Augustinô đã nói nếu bạn thấy tình yêu, bạn sẽ thấy Chúa Ba Ngôi. Các con có thấy tình yêu không, và thấy như thế nào? Nếu các con biết loại bỏ những hình thức méo mó và bẩn thỉu của tình yêu, thì các con sẽ nhận ra tình yêu thật là cao cả và chính tình yêu sẽ làm cho các con vui sướng.
Vậy tình yêu là cái gì và khi yêu thương người ta làm gì và như thế nào? Một số người, có thể trong đó có một vài người chúng con, khi nghĩ tới yêu thương là nghĩ tới chuyện làm tình, và cho đó là điều vui nhất. Thực ra đó chỉ là khía cạnh nhục dục của tình yêu, mà người ta chỉ có quyền khi đã là vợ chồng. Tình yêu còn nhiều khía cạnh khác đẹp đẽ hơn, mà có lẽ ít nhiều gì, mọi người chúng ta đều kinh nghiệm.
Trước hết yêu thương là ban tặng trái tim của mình cho người yêu; yêu thương sâu đậm là cho đi điều quý báu nhất cho người mình yêu, như trường hợp của Chúa Cha mà Chúa Giêsu nói tới trong Tin mừng Gioan: “ Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình cho thế gian” ( Ga 3, 16 ). Hay chính trường hợp của Chúa Giêsu: “ Không có tình thương nào lớn hơn tình thương của người dám thí mạng sống vì bạn hữu” ( Ga 15, 13 ). Yêu thương là cho đi chính mình, là tự hiến chính mình. Vợ chồng yêu thương nhau, dâng hiến bản thân cho nhau, kể cả thân xác mà không chút e dè, trái lại còn sung sướng nữa. Cha mẹ và con cái yêu thương nhau có thể hy sinh mạng sống mình cho nhau.
Yêu thương còn là chia sẻ: yêu nhiều, người ta chia sẻ cho nhau nhiều, yêu nhau hết mức thì người ta chia sẻ cho nhau tất cả. Vợ chồng yêu nhau chia sẻ cho nhau tất cả, từ của cải vật chất đến gia sản tinh thần, đến cả tình gia đình; ông bà cha mẹ của chồng trở thành ông bà cha mẹ của vợ và ngược lại. Trong Thiên Chúa cũng thế, Ba Ngôi Thiên Chúa chia sẻ cùng một sự sống thần linh. Và chính sự sống thần linh duy nhất làm cho Ba Ngôi là một. Chúa Cha đã sai Chúa Con mang sự sống thần linh ấy xuống trần gian chia sẻ cho nhân loại. Sự sống ấy là Bánh bởi trời mà chúng ta nhận lãnh trong bí tích Thánh Thể.
Yêu nhau là đón nhận nhau: đón nhận tình yêu và ý muốn của người mình yêu, đón nhận tất cả, đón nhận chính bản thân của người yêu. Người được yêu có vị trí quan trọng trong trái tim của người yêu. Suy nghĩ về tình yêu giữa Chúa con và Chúa Cha, các con sẽ thấy ở trần gian này, không có sự đón nhận nào trọn vẹn như thế: Chúa Con đón nhận tất cả từ Chúa Cha: giáo lý, ý muốn, lời nói, hành động. Chúa Con đón nhận chính bản thân Chúa Cha làm bản thân của mình, vì vậy mà đồng bản thể với Chúa Cha.
Yêu nhau còn là gắn bó với nhau, càng yêu nhau càng gắn bó mật thiết đến nỗi là một với nhau. Hai vợ chồng yêu nhau ở mức độ cao nhất thì trở nên một: một xương thịt, một thân mình. Bấy giờ tình yêu vợ chồng không những là dấu chỉ hữu hình của tình yêu Chúa Giêsu đối với Hội Thánh, mà còn là dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi. Ba Ngôi gắn bó với nhau đến nỗi là Một với nhau. Và chỉ có một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa là Tình Yêu nguồn suối, mẫu mực cho mọi tình yêu của con người.
+ ĐGm. Phaolô Bùi Văn Đọc