Gadget
06-03-2007, 06:33 AM
http://news.tialia.net/files/small_1180683940.nv.jpg
Hai vợ chồng Huu & Diep Trinh.
Ảnh: NASA/MSFC/D. Higgenbotham.
Ðể tới nơi đang làm việc hiện nay, hai tiến sĩ Huu và Diep Trinh đã trải qua một chặng đường dài hơn hầu hết mọi người khác - thoát khỏi đất nước Việt Nam hoang tàn vì chiến tranh, vượt thắng những trở ngại ngôn ngữ và tài chánh để hoàn thành học vấn và tiến từ vị trí người tị nạn đến cương vị công dân Hoa Kỳ. Hai người là một cặp vợ chồng trong toán kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama.
Ông Huu Trinh và bà Diep Trinh đã thành hôn - và làm việc - với NASA từ hơn hai thập kỷ qua. Hiện nay bà Diep Trinh là kỹ sư vật liệu cấu trúc của Marshall Center's Material Processes Laboratory, có nhiệm vụ sáng chế và thử nghiệm các vật liệu dùng cho động cơ hỏa tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi. Ông Huu Trinh là kỹ sư phi hành không gian, phụ trách phát triển động cơ hỏa tiễn “LOX-methane” - sử dụng nhiên liệu oxygen và methane lỏng - cho phi thuyền bay đi từ mặt trăng sau này.
Họ đã đi nửa vòng trái đất để đạt tới quyết tâm tham gia vào công cuộc thám hiểm vũ trụ. Huu và Diep Trinh đều sinh trưởng từ tỉnh Bạc Liêu, trải qua thời kỳ Sài Gòn rơi vào tay cộng sản năm 1975 và vượt biên qua một trại tị nạn ở Indonesia trước khi đến định cư tại Hoa Kỳ.
Vào dịp nước Mỹ kỷ niệm tháng di sản Á Châu Thái Bình Dương vào Tháng Năm, ông bà Trịnh suy ngẫm lại những lợi lộc và thách thức đối với họ ở vai trò một công dân Hoa Kỳ. Bà Diep nói: “Tôi thực tâm ca ngợi Hoa Kỳ đã tiếp nhận và cho chúng tôi một cơ may. Bất cứ điều gì mà chúng tôi có bây giờ đều là món nợ đối với dân chúng Mỹ và vì vậy chúng tôi phải nỗ lực làm việc để hoàn trả”.
Ông bà Trinh không xa lạ gì với sự làm việc vất vả, kể cả những trở lực làm nản lòng để đi đạt được học vấn. Theo lời bà Diep: “Khi đến Hoa Kỳ, tôi còn chưa biết chào hỏi bằng tiếng Anh ra sao. Ngoài trợ cấp tài chính, thách đố lớn nhất đối với tôi là học Anh ngữ. Ở trường, đôi khi tôi ngồi trong lớp mà không hiểu ông thầy đang nói gì, và rồi tôi phải về nhà để tìm hiểu”.
Vượt qua những trở ngại ấy, bà đã học hết chương trình cử nhân hóa học tại Southern Illinois University ở Edwardsville và bằng tiến sĩ hóa học của University of Missouri-Rolla. Ông Huu đậu kỹ sư, bằng master của University of Missouri-Rolla và bằng tiến sĩ University of Alabama-Huntsville.
Ngày nay ông bà Trịnh giữ liên lạc với gia đình còn ở Việt Nam qua điện thoại và thỉnh thoảng trở về thăm sinh quán. Trong khi bạn bè công dân Mỹ có lẽ thán phục hai vợ chồng này về cuộc hành trình dài để tới được nơi đây thì những người ở Việt Nam cố mường tượng xem hai người đã tiến xa đến tận đâu. Ông Huu cho biết: “Họ không thể tin rằng hai chúng tôi xuất thân từ một làng quê nhỏ bé đi tới chỗ làm việc cho chương trình không gian ở Hoa Kỳ. Mọi người đều tự hào về chúng tôi”.
Ông bà Trịnh có ba con gái và nỗ lực truyền đạt cho chúng những điều tốt đẹp nhất của cả hai xã hội. Theo họ, thách thức lớn là làm sao giúp cho các con hiểu được đồng thời những truyền thống của tổ quốc họ và lợi lộc trong đời sống tại Hoa Kỳ. Bà Diep giải thích: “Tôi đưa chúng về Việt Nam để có thể thấy được di sản của dân tộc và biết trân trọng những gì chúng có ở Hoa Kỳ”.
Ông Huu chia sẻ tâm tình ấy: “Chúng ta không nên coi mọi chuyện là đương nhiên nơi đây. Chúng tôi muốn cho các đứa con thấy được chúng tôi đã làm việc vất vả ra sao, do đó chúng tôi phải hết sức nỗ lực”.
Gia đình ông bà Trịnh sống tại thành phố Huntsville, tiểu bang Alabama. Ba con gái một đã lên đại học, một ở trung học và một còn ở bậc tiểu học. Mỗi đứa có một mục tiêu khác nhau về nghề nghiệp tương lai. Cô lớn nhất đang học luật để trở thành luật sư; cô thứ hai mong muốn theo ngành y khoa còn em bé nhất lại có sở thích thể thao về môn trượt băng nghệ thuật.
(Theo Người Việt / NASA)
Hai vợ chồng Huu & Diep Trinh.
Ảnh: NASA/MSFC/D. Higgenbotham.
Ðể tới nơi đang làm việc hiện nay, hai tiến sĩ Huu và Diep Trinh đã trải qua một chặng đường dài hơn hầu hết mọi người khác - thoát khỏi đất nước Việt Nam hoang tàn vì chiến tranh, vượt thắng những trở ngại ngôn ngữ và tài chánh để hoàn thành học vấn và tiến từ vị trí người tị nạn đến cương vị công dân Hoa Kỳ. Hai người là một cặp vợ chồng trong toán kỹ sư của trung tâm phi hành không gian Marshall thuộc NASA ở Huntsville, Alabama.
Ông Huu Trinh và bà Diep Trinh đã thành hôn - và làm việc - với NASA từ hơn hai thập kỷ qua. Hiện nay bà Diep Trinh là kỹ sư vật liệu cấu trúc của Marshall Center's Material Processes Laboratory, có nhiệm vụ sáng chế và thử nghiệm các vật liệu dùng cho động cơ hỏa tiễn nhiên liệu đặc của phi thuyền con thoi. Ông Huu Trinh là kỹ sư phi hành không gian, phụ trách phát triển động cơ hỏa tiễn “LOX-methane” - sử dụng nhiên liệu oxygen và methane lỏng - cho phi thuyền bay đi từ mặt trăng sau này.
Họ đã đi nửa vòng trái đất để đạt tới quyết tâm tham gia vào công cuộc thám hiểm vũ trụ. Huu và Diep Trinh đều sinh trưởng từ tỉnh Bạc Liêu, trải qua thời kỳ Sài Gòn rơi vào tay cộng sản năm 1975 và vượt biên qua một trại tị nạn ở Indonesia trước khi đến định cư tại Hoa Kỳ.
Vào dịp nước Mỹ kỷ niệm tháng di sản Á Châu Thái Bình Dương vào Tháng Năm, ông bà Trịnh suy ngẫm lại những lợi lộc và thách thức đối với họ ở vai trò một công dân Hoa Kỳ. Bà Diep nói: “Tôi thực tâm ca ngợi Hoa Kỳ đã tiếp nhận và cho chúng tôi một cơ may. Bất cứ điều gì mà chúng tôi có bây giờ đều là món nợ đối với dân chúng Mỹ và vì vậy chúng tôi phải nỗ lực làm việc để hoàn trả”.
Ông bà Trinh không xa lạ gì với sự làm việc vất vả, kể cả những trở lực làm nản lòng để đi đạt được học vấn. Theo lời bà Diep: “Khi đến Hoa Kỳ, tôi còn chưa biết chào hỏi bằng tiếng Anh ra sao. Ngoài trợ cấp tài chính, thách đố lớn nhất đối với tôi là học Anh ngữ. Ở trường, đôi khi tôi ngồi trong lớp mà không hiểu ông thầy đang nói gì, và rồi tôi phải về nhà để tìm hiểu”.
Vượt qua những trở ngại ấy, bà đã học hết chương trình cử nhân hóa học tại Southern Illinois University ở Edwardsville và bằng tiến sĩ hóa học của University of Missouri-Rolla. Ông Huu đậu kỹ sư, bằng master của University of Missouri-Rolla và bằng tiến sĩ University of Alabama-Huntsville.
Ngày nay ông bà Trịnh giữ liên lạc với gia đình còn ở Việt Nam qua điện thoại và thỉnh thoảng trở về thăm sinh quán. Trong khi bạn bè công dân Mỹ có lẽ thán phục hai vợ chồng này về cuộc hành trình dài để tới được nơi đây thì những người ở Việt Nam cố mường tượng xem hai người đã tiến xa đến tận đâu. Ông Huu cho biết: “Họ không thể tin rằng hai chúng tôi xuất thân từ một làng quê nhỏ bé đi tới chỗ làm việc cho chương trình không gian ở Hoa Kỳ. Mọi người đều tự hào về chúng tôi”.
Ông bà Trịnh có ba con gái và nỗ lực truyền đạt cho chúng những điều tốt đẹp nhất của cả hai xã hội. Theo họ, thách thức lớn là làm sao giúp cho các con hiểu được đồng thời những truyền thống của tổ quốc họ và lợi lộc trong đời sống tại Hoa Kỳ. Bà Diep giải thích: “Tôi đưa chúng về Việt Nam để có thể thấy được di sản của dân tộc và biết trân trọng những gì chúng có ở Hoa Kỳ”.
Ông Huu chia sẻ tâm tình ấy: “Chúng ta không nên coi mọi chuyện là đương nhiên nơi đây. Chúng tôi muốn cho các đứa con thấy được chúng tôi đã làm việc vất vả ra sao, do đó chúng tôi phải hết sức nỗ lực”.
Gia đình ông bà Trịnh sống tại thành phố Huntsville, tiểu bang Alabama. Ba con gái một đã lên đại học, một ở trung học và một còn ở bậc tiểu học. Mỗi đứa có một mục tiêu khác nhau về nghề nghiệp tương lai. Cô lớn nhất đang học luật để trở thành luật sư; cô thứ hai mong muốn theo ngành y khoa còn em bé nhất lại có sở thích thể thao về môn trượt băng nghệ thuật.
(Theo Người Việt / NASA)