Dan Lee
06-03-2007, 07:19 AM
Buồng phổi Giáo Hội
Động vật hay con người cũng đều có buồng phổi để hít thở không khí. Buồng phổi lọc không khí cho trong lành trước khi không khí chạy chuyền khắp cùng cơ quan nuôi dưỡng cơ thể.
Buồng phổi là cơ quan trọng yếu cho cơ thể phát triển cùng sống còn.
Con người ai cũng có hai lá phổi. Thiếu đi một lá phổi, sức khoẻ thân thể yếu kém đi nhiều. Không còn phổi hay lá phổi bị bệnh hư, không còn hít lọc không khí được nữa, lúc đó mức độ sống còn rất mỏng manh và dần tàn héo.
Trong đời sống niềm tin đạo giáo có buồng phổi không?
1. Các chi thể Giáo Hội
Thánh Phaolo đã dùng hình ảnh nhiều chi thể khác nhau, để diễn tả về sự sống động tương quan trong Giáo Hội của Chúa (1 cor 12,12-26). Nếu đã là một cơ thể gồm nhiều chi thể, cũng cần phải có buồng phổi để hít thở lọc không khí.
Nhưng buồng phổi của cơ thể Giáo Hội Chúa ở trần gian, cơ cấu hữu hình gìn giữ và truyền bá đức tin, được hiểu, đúng hơn được cắt nghĩa theo đạo đức thần học. Buồng phổi Giáo Hội không phải là một buồng phổi theo sinh vật học với những tế bào cùng đường gân mạch máu thần kinh.
Ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khai sinh của Giáo Hội. Ngài mang đến hơi thở sức sống cho Giáo Hội. Lúc đầu Gíao Hội của Chúa chỉ có một, khởi đầu từ các Thánh Tông đồ và do các Ngài truyền lại. Nhưng theo dòng thời gian lịch sử đến năm 1054, vì khác biệt về suy luận thần học, nên Giáo Hội đã tách ra làm hai: Đông và Tây.
Hai Giáo Hội Đông và Tây cùng có đức tin giống nhau, như các Thánh Tông đồ truyền lại, vào một Chúa ba ngôi, vào cùng một Phép Rửa, Phép tha tội, Phép bí tích Thánh Thể. Nhưng con đường thực hành đức tin, hay đúng hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa ý nghĩa thần học khác nhau.
Từ ngày đó có hai: Giáo Hội Công giáo Roma, theo lễ nghi tiếng Latinh, phía Tây; và Giáo Hội Chính thống Đông Phương theo nghi lễ Byzantino.
Dựa theo cách hiểu và cắt nghĩa mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể trong hai Gíao Hội Đông Tây, mà hình ảnh buồng phổi với hai lá được dùng để nói lên sự khác biệt trong cách suy tư thần học.
Làm thế nào bánh và rượu biến trở thành Mình Máu thánh Chúa Giêsu?
2. Cánh lá phổi bên Giáo Hội Chính Thống Đông phương
Bên Giáo Hội Chính thống Đông Phương suy nghĩ về mầu nhiệm bánh và rượu biến trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu dựa trên căn bản mầu nhiệm Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Như cách thế Thiên Chúa trở thành người thế nào, Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu cũng biến trở thành như thế.
Như Đức Mẹ Maria đã thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần thế nào, và đã tiếp nhận Chúa Giêsu trong cung lòng mình thế nào, Chúa Thánh Thần cũng xuống trên bánh và rượu như thế, và Người biến chúng thành Mình và Máu Chúa Giêsu.Vì thế, bên Giáo Hội Đông phương việc kêu cầu Chúa Thánh Thần ngự xuống rất quan trọng.
Đức Mẹ Maria đã thụ thai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống cung lòng mình làm người bởi quyền năng Chúa Thánh Thần thế nào, bánh và rượu cũng bởi quyền năng Chúa Thánh Thần được biến thành Thánh Thể Chúa Giêsu.
3. Cánh lá phổi bên Giáo Hội Công giáo Tây Phương
Bên Giáo Hội Công giáo Tây phương hiểu cùng cắt nghĩa mầu nhiệm việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu thánh Chúa Giêsu theo căn bản dựa trên lời của Đấng sáng tạo.
Như Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo nên vũ trụ cùng mọi sinh vật từ hư vô bằng Lời quyền năng của mình thế nào, Người cũng dùng Lời quyền năng đó biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Vì thế, lời truyền phép trong lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội Công giáo tây phương rất quan trọng. Giấy phút truyển phép Mình Máu thánh Chúa kể như cao trọng nhất trong cả Thánh lễ.
Khi đức Giám Mục hay Linh mục cử hành Thánh lễ, đọc lời truyền phép, mà Chúa đã để lại ngày Thứ Năm Tuần thánh lúc Ngài lập Bí tích Thánh Thể, cũng có quyền năng sáng tạo biến đổi bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa.
Hình ảnh hai lá phổi trong buồng phổi Giáo Hội của Chúa diễn tả mầu nhiệm Bí tích lương thực nuôi sống đức tin con người tín hữu Chúa Kitô, là cung cách suy gẫm thử tìm một cắt nghĩa về mầu nhiệm tình yêu của Chúa.
Thánh Công đồng Vatican II. đã xác tín Giáo Hội của Chúa ở trần gian là Bí tích cứu độ. Chúa Giêsu dù đã về trời bên Thiên Chúa, nhưng ngài vẫn hằng hiện diện trong trần gian qua Giáo Hội của người. Bí tích Thánh Thể Mình và Máu của Người để lại trong Giáo Hội là lương thực nuôi dưỡng đức tin tâm hồn những người tin theo Người. Và qua Bí tích đó mọi người liên kết với Chúa và với nhau trong Giáo Hội của Người. ( Lumen gentium 48).
Thánh Tôma Aquinô, nhà thần học rường cột danh tiếng trong Giáo Hội, khi suy gẫm về mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu đã cúi đầu thốt lên lời kinh nguyện:
„ Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì“ ( Bài Tantum ergo)
Giáo Hội Chúa ở trần gian là „ dân của Chúa có nguồn gốc từ thân thể Chúa Giêsu Kitô“
( Joseph Cardinal Ratzinger)
Giáo Hội Chúa ở trần gian là một Bí tích. Phải, đó là một mầu nhiệm. Nên lòng kính trọng Giáo Hội Chúa là chính đáng cùng hợp đạo đức tình người.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2007
LM. Nguyễn Ngọc Long
Động vật hay con người cũng đều có buồng phổi để hít thở không khí. Buồng phổi lọc không khí cho trong lành trước khi không khí chạy chuyền khắp cùng cơ quan nuôi dưỡng cơ thể.
Buồng phổi là cơ quan trọng yếu cho cơ thể phát triển cùng sống còn.
Con người ai cũng có hai lá phổi. Thiếu đi một lá phổi, sức khoẻ thân thể yếu kém đi nhiều. Không còn phổi hay lá phổi bị bệnh hư, không còn hít lọc không khí được nữa, lúc đó mức độ sống còn rất mỏng manh và dần tàn héo.
Trong đời sống niềm tin đạo giáo có buồng phổi không?
1. Các chi thể Giáo Hội
Thánh Phaolo đã dùng hình ảnh nhiều chi thể khác nhau, để diễn tả về sự sống động tương quan trong Giáo Hội của Chúa (1 cor 12,12-26). Nếu đã là một cơ thể gồm nhiều chi thể, cũng cần phải có buồng phổi để hít thở lọc không khí.
Nhưng buồng phổi của cơ thể Giáo Hội Chúa ở trần gian, cơ cấu hữu hình gìn giữ và truyền bá đức tin, được hiểu, đúng hơn được cắt nghĩa theo đạo đức thần học. Buồng phổi Giáo Hội không phải là một buồng phổi theo sinh vật học với những tế bào cùng đường gân mạch máu thần kinh.
Ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống là ngày khai sinh của Giáo Hội. Ngài mang đến hơi thở sức sống cho Giáo Hội. Lúc đầu Gíao Hội của Chúa chỉ có một, khởi đầu từ các Thánh Tông đồ và do các Ngài truyền lại. Nhưng theo dòng thời gian lịch sử đến năm 1054, vì khác biệt về suy luận thần học, nên Giáo Hội đã tách ra làm hai: Đông và Tây.
Hai Giáo Hội Đông và Tây cùng có đức tin giống nhau, như các Thánh Tông đồ truyền lại, vào một Chúa ba ngôi, vào cùng một Phép Rửa, Phép tha tội, Phép bí tích Thánh Thể. Nhưng con đường thực hành đức tin, hay đúng hơn cách hiểu, cách cắt nghĩa ý nghĩa thần học khác nhau.
Từ ngày đó có hai: Giáo Hội Công giáo Roma, theo lễ nghi tiếng Latinh, phía Tây; và Giáo Hội Chính thống Đông Phương theo nghi lễ Byzantino.
Dựa theo cách hiểu và cắt nghĩa mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể trong hai Gíao Hội Đông Tây, mà hình ảnh buồng phổi với hai lá được dùng để nói lên sự khác biệt trong cách suy tư thần học.
Làm thế nào bánh và rượu biến trở thành Mình Máu thánh Chúa Giêsu?
2. Cánh lá phổi bên Giáo Hội Chính Thống Đông phương
Bên Giáo Hội Chính thống Đông Phương suy nghĩ về mầu nhiệm bánh và rượu biến trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu dựa trên căn bản mầu nhiệm Chúa Giêsu xuống thế làm người.
Như cách thế Thiên Chúa trở thành người thế nào, Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu cũng biến trở thành như thế.
Như Đức Mẹ Maria đã thụ thai bởi quyền năng Chúa Thánh Thần thế nào, và đã tiếp nhận Chúa Giêsu trong cung lòng mình thế nào, Chúa Thánh Thần cũng xuống trên bánh và rượu như thế, và Người biến chúng thành Mình và Máu Chúa Giêsu.Vì thế, bên Giáo Hội Đông phương việc kêu cầu Chúa Thánh Thần ngự xuống rất quan trọng.
Đức Mẹ Maria đã thụ thai Chúa Giêsu, con Thiên Chúa xuống cung lòng mình làm người bởi quyền năng Chúa Thánh Thần thế nào, bánh và rượu cũng bởi quyền năng Chúa Thánh Thần được biến thành Thánh Thể Chúa Giêsu.
3. Cánh lá phổi bên Giáo Hội Công giáo Tây Phương
Bên Giáo Hội Công giáo Tây phương hiểu cùng cắt nghĩa mầu nhiệm việc biến đổi bánh và rượu thành Mình và Máu thánh Chúa Giêsu theo căn bản dựa trên lời của Đấng sáng tạo.
Như Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo nên vũ trụ cùng mọi sinh vật từ hư vô bằng Lời quyền năng của mình thế nào, Người cũng dùng Lời quyền năng đó biến đổi bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Giêsu.
Vì thế, lời truyền phép trong lễ nghi phụng vụ của Giáo Hội Công giáo tây phương rất quan trọng. Giấy phút truyển phép Mình Máu thánh Chúa kể như cao trọng nhất trong cả Thánh lễ.
Khi đức Giám Mục hay Linh mục cử hành Thánh lễ, đọc lời truyền phép, mà Chúa đã để lại ngày Thứ Năm Tuần thánh lúc Ngài lập Bí tích Thánh Thể, cũng có quyền năng sáng tạo biến đổi bánh và rượu trở thành Mình Máu Chúa.
Hình ảnh hai lá phổi trong buồng phổi Giáo Hội của Chúa diễn tả mầu nhiệm Bí tích lương thực nuôi sống đức tin con người tín hữu Chúa Kitô, là cung cách suy gẫm thử tìm một cắt nghĩa về mầu nhiệm tình yêu của Chúa.
Thánh Công đồng Vatican II. đã xác tín Giáo Hội của Chúa ở trần gian là Bí tích cứu độ. Chúa Giêsu dù đã về trời bên Thiên Chúa, nhưng ngài vẫn hằng hiện diện trong trần gian qua Giáo Hội của người. Bí tích Thánh Thể Mình và Máu của Người để lại trong Giáo Hội là lương thực nuôi dưỡng đức tin tâm hồn những người tin theo Người. Và qua Bí tích đó mọi người liên kết với Chúa và với nhau trong Giáo Hội của Người. ( Lumen gentium 48).
Thánh Tôma Aquinô, nhà thần học rường cột danh tiếng trong Giáo Hội, khi suy gẫm về mầu nhiệm Bí tích Thánh Thể Chúa Giêsu đã cúi đầu thốt lên lời kinh nguyện:
„ Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì“ ( Bài Tantum ergo)
Giáo Hội Chúa ở trần gian là „ dân của Chúa có nguồn gốc từ thân thể Chúa Giêsu Kitô“
( Joseph Cardinal Ratzinger)
Giáo Hội Chúa ở trần gian là một Bí tích. Phải, đó là một mầu nhiệm. Nên lòng kính trọng Giáo Hội Chúa là chính đáng cùng hợp đạo đức tình người.
Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2007
LM. Nguyễn Ngọc Long