Dan Lee
06-04-2007, 11:52 PM
THÁNG 6 VÀ TRÁI TIM THƯƠNG NGƯỜI
Những ngày sau thụ phong Giám mục (30/4/1975) là thời gian tôi mon men trên những bờ vực thẳm.
Dù thức, dù ngủ, tôi vẫn bồn chồn sợ sệt cho chức vụ thiêng liêng Chúa mới trao.
Tôi nhớ, tháng 6 năm ấy kêu gọi tôi hãy cậy trông một cách quyết liệt hơn vào thánh tâm Chúa Giêsu.
Cậy trông là cầu nguyện, khát khao và đón chờ.
Rồi một sự đã xảy đến.
Một gặp gỡ.
Đêm đó, tôi chiêm bao một gặp gỡ hết sức bất ngờ.
Tôi đi một mình trên cánh đồng rộng bao la. Hai bên con đường nhỏ tôi đi là lúa bạt ngàn.
Nhìn về phía trước, tôi thấy một người đang từ một bờ ruộng đi ra. Người đó cũng đi một mình. Tôi cứ tiếp tục đi lên. Người đó cũng tiếp tục trẽ về phía tôi. Đến một chỗ hai con đường gặp nhau, thì hai người cũng gặp nhau.
Tôi biết ngay đó chính là Chúa Giêsu. Hình ảnh Ngài giống hệt hình ảnh các tượng ảnh trái tim Chúa, mà tôi thường nhìn ngắm để cầu nguyện.
Ngài đi cạnh tôi, cầm tay tôi, dẫn vào một thành. Qua nhiều đường phố, Ngài đưa tôi vào một nhà thương.
Các trại đều rất đông bệnh nhân. Kẻ nằm liệt, kẻ ngồi buồn bã, kẻ đi thất thểu.
Cảnh nhà thương thực đáng thương tâm. Ngài nắm chặt tay tôi. Tôi vịn vào Ngài. Trái tim tôi như tan vỡ. Tôi bừng tỉnh với lòng thương cảm vô bờ bến. Tôi không còn nhìn thấy Ngài trong chiêm bao. Nhưng tôi tin Ngài ở cạnh tôi trên đường ơn gọi của tôi. Từ giây phút ấy, tôi xác tín điều này: Tôi được sai đi làm chứng cho Chúa bằng trái tim thương người.
Để có một trái tim thương người, tôi cần đón nhận tình thương từ nguồn. Nguồn đó là trái tim Chúa Giêsu do Chúa Thánh Thần dẫn tới.
Tôi không thể nói hết được sự đón nhận đó phong phú thế nào. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc tới một số tính cách của tình thương ấy.
Những dòng tình thương.
Thương cảm. Thương cảm là thương bằng cảm nhận nỗi đau hoặc bất hạnh của người khác. Phúc Âm thuật lại chuyện viên đại đội trưởng ngoại đạo ở thành Caphácnaum đã rất thương cảm hoàn cảnh đau bệnh của người nô lệ của ông. Sự thương cảm của ông đã được Chúa Giêsu khen, và giúp đỡ (Lc 7,1-10).
Thương cứu. Thương cứu là tìm cách cứu người mình thương bằng các việc cần thiết. Dụ ngôn người Samari tốt lành là một thí dụ. Ông thương cứu người bị nạn bằng một chuỗi các hành động cụ thể: Xuống ngựa, lại gần nạn nhân, băng bó, dìu lên ngựa, đưa vào quán trọ, trả mọi chi phí thay cho nạn nhân (Lc 10,29-35).
Thương dẫn. Thương dẫn là dùng tình thương dẫn người khác vào hy vọng chính đáng đưa họ tới Nước Trời. Chúa Giêsu đã làm như vậy cho người phụ nữ Samari, mà Ngài gặp ở bờ giếng Giacóp (Ga 4,5-42).
Thương rửa. Thương rửa là dùng tình thương để rửa người ta cho khỏi tội, khỏi mặc cảm, khỏi thất vọng. Hình ảnh được tình thương Chúa rửa như vậy không hiếm. Thí dụ người con hoang đàng (Lc 15,4-7). Người đà bà bị còng lưng lâu năm (Lc 10,10-17).
Thương tha. Thương tha là dùng tình thương để tha tội cho những người có thiện chí ăn năn. Thí dụ chuyện ông Dakêu (Lc 19,1-10).
Thương chịu. Thương chịu là vì thương yêu, mà gánh phần khổ đau cho người khác. Như lời Kinh Thánh nói về Chúa Giêsu: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta. Và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17).
Thương chia sẻ. Thương chia sẻ là, vì tình thương mà chia sẻ Tin Mừng đã lãnh nhận. Như lời Chúa Giêsu phán với các môn đệ, trước khi lên trời: “Hãy nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân” (Lc 24,47).
Thương nâng đỡ. Thương nâng đỡ là nâng người yếu, giúp họ đứng dậy, là đỡ họ, khi họ vác nặng. Gương nâng đỡ như thế là ông Simon đã vác thập giá đỡ cho Chúa Giêsu trên đường lên núi Golgotha (Mc 15,21).
Nâng đỡ cũng được trái tim thương người áp dụng cả cho những người, mà nhiệm vụ của họ có thể gặp khó khăn bất cứ từ phía nào. Như gương Đức Mẹ và bà thánh Isave đã nâng đỡ lẫn nhau.
Trên đây là một số tình thương tôi đã lãnh nhận từ trái tim Chúa Giêsu. Trái tim Chúa ví như nguồn. Từ nguồn đó chảy ra những dòng sông tình yêu với tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều là những dòng tình yêu cứu độ.
Tôi đã có nhiều lỗi lầm trong sự đón nhận. Như nhiều lúc dửng dưng, nhiều khi không tỉnh thức, nhiều trường hợp chủ quan hững hờ.
Vài cảm tưởng.
Nhưng, qua kinh nghiệm tu đức, mục vụ và truyền giáo, tôi có cảm tưởng này: Trái tim thương người có thể được gọi là dấu chỉ của thời đại hiện nay.
Chúa Thánh Thần đang đào tạo những trái tim thương người nơi thánh tâm Chúa một cách âm thầm, trong Hội Thánh Công giáo và ngoài Hội Thánh Công giáo.
Chính trái tim thương người mới là dụng cụ đổi mới Hội Thánh và thế giới.
Chính trái tim thương người mới làm chứng được cho Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8).
Khi mà tình hình thế giới đang bị đe doạ bởi một chiến tranh vì đức tin của tôn giáo này, của tôn giáo khác, thì dụng cụ xây dựng hoà bình sẽ chính là trái tim thương người.
Các trái tim thương người do Chúa Thánh Thần đào tạo nơi thánh tâm Chúa sẽ vượt qua các thứ ranh giới. Vượt qua một cách âm thầm, nhưng mạnh mẽ và khôn ngoan sáng suốt. Vượt qua nhờ khiêm nhường khó nghèo, cầu nguyện, hy sinh.
Các trái tim thương người do Chúa Thánh Thần đào tạo nơi thánh tâm Chúa sẽ là những ngọn lửa hy vọng thắp sáng lên những nơi thực sự là nơi truyền giáo do Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
+ GB. BÙI TUẦN
Những ngày sau thụ phong Giám mục (30/4/1975) là thời gian tôi mon men trên những bờ vực thẳm.
Dù thức, dù ngủ, tôi vẫn bồn chồn sợ sệt cho chức vụ thiêng liêng Chúa mới trao.
Tôi nhớ, tháng 6 năm ấy kêu gọi tôi hãy cậy trông một cách quyết liệt hơn vào thánh tâm Chúa Giêsu.
Cậy trông là cầu nguyện, khát khao và đón chờ.
Rồi một sự đã xảy đến.
Một gặp gỡ.
Đêm đó, tôi chiêm bao một gặp gỡ hết sức bất ngờ.
Tôi đi một mình trên cánh đồng rộng bao la. Hai bên con đường nhỏ tôi đi là lúa bạt ngàn.
Nhìn về phía trước, tôi thấy một người đang từ một bờ ruộng đi ra. Người đó cũng đi một mình. Tôi cứ tiếp tục đi lên. Người đó cũng tiếp tục trẽ về phía tôi. Đến một chỗ hai con đường gặp nhau, thì hai người cũng gặp nhau.
Tôi biết ngay đó chính là Chúa Giêsu. Hình ảnh Ngài giống hệt hình ảnh các tượng ảnh trái tim Chúa, mà tôi thường nhìn ngắm để cầu nguyện.
Ngài đi cạnh tôi, cầm tay tôi, dẫn vào một thành. Qua nhiều đường phố, Ngài đưa tôi vào một nhà thương.
Các trại đều rất đông bệnh nhân. Kẻ nằm liệt, kẻ ngồi buồn bã, kẻ đi thất thểu.
Cảnh nhà thương thực đáng thương tâm. Ngài nắm chặt tay tôi. Tôi vịn vào Ngài. Trái tim tôi như tan vỡ. Tôi bừng tỉnh với lòng thương cảm vô bờ bến. Tôi không còn nhìn thấy Ngài trong chiêm bao. Nhưng tôi tin Ngài ở cạnh tôi trên đường ơn gọi của tôi. Từ giây phút ấy, tôi xác tín điều này: Tôi được sai đi làm chứng cho Chúa bằng trái tim thương người.
Để có một trái tim thương người, tôi cần đón nhận tình thương từ nguồn. Nguồn đó là trái tim Chúa Giêsu do Chúa Thánh Thần dẫn tới.
Tôi không thể nói hết được sự đón nhận đó phong phú thế nào. Ở đây, tôi chỉ xin nhắc tới một số tính cách của tình thương ấy.
Những dòng tình thương.
Thương cảm. Thương cảm là thương bằng cảm nhận nỗi đau hoặc bất hạnh của người khác. Phúc Âm thuật lại chuyện viên đại đội trưởng ngoại đạo ở thành Caphácnaum đã rất thương cảm hoàn cảnh đau bệnh của người nô lệ của ông. Sự thương cảm của ông đã được Chúa Giêsu khen, và giúp đỡ (Lc 7,1-10).
Thương cứu. Thương cứu là tìm cách cứu người mình thương bằng các việc cần thiết. Dụ ngôn người Samari tốt lành là một thí dụ. Ông thương cứu người bị nạn bằng một chuỗi các hành động cụ thể: Xuống ngựa, lại gần nạn nhân, băng bó, dìu lên ngựa, đưa vào quán trọ, trả mọi chi phí thay cho nạn nhân (Lc 10,29-35).
Thương dẫn. Thương dẫn là dùng tình thương dẫn người khác vào hy vọng chính đáng đưa họ tới Nước Trời. Chúa Giêsu đã làm như vậy cho người phụ nữ Samari, mà Ngài gặp ở bờ giếng Giacóp (Ga 4,5-42).
Thương rửa. Thương rửa là dùng tình thương để rửa người ta cho khỏi tội, khỏi mặc cảm, khỏi thất vọng. Hình ảnh được tình thương Chúa rửa như vậy không hiếm. Thí dụ người con hoang đàng (Lc 15,4-7). Người đà bà bị còng lưng lâu năm (Lc 10,10-17).
Thương tha. Thương tha là dùng tình thương để tha tội cho những người có thiện chí ăn năn. Thí dụ chuyện ông Dakêu (Lc 19,1-10).
Thương chịu. Thương chịu là vì thương yêu, mà gánh phần khổ đau cho người khác. Như lời Kinh Thánh nói về Chúa Giêsu: “Người đã mang lấy các tật nguyền của ta. Và gánh lấy các bệnh hoạn của ta” (Mt 8,17).
Thương chia sẻ. Thương chia sẻ là, vì tình thương mà chia sẻ Tin Mừng đã lãnh nhận. Như lời Chúa Giêsu phán với các môn đệ, trước khi lên trời: “Hãy nhân danh Thầy mà rao giảng cho muôn dân” (Lc 24,47).
Thương nâng đỡ. Thương nâng đỡ là nâng người yếu, giúp họ đứng dậy, là đỡ họ, khi họ vác nặng. Gương nâng đỡ như thế là ông Simon đã vác thập giá đỡ cho Chúa Giêsu trên đường lên núi Golgotha (Mc 15,21).
Nâng đỡ cũng được trái tim thương người áp dụng cả cho những người, mà nhiệm vụ của họ có thể gặp khó khăn bất cứ từ phía nào. Như gương Đức Mẹ và bà thánh Isave đã nâng đỡ lẫn nhau.
Trên đây là một số tình thương tôi đã lãnh nhận từ trái tim Chúa Giêsu. Trái tim Chúa ví như nguồn. Từ nguồn đó chảy ra những dòng sông tình yêu với tính cách khác nhau, nhưng tất cả đều là những dòng tình yêu cứu độ.
Tôi đã có nhiều lỗi lầm trong sự đón nhận. Như nhiều lúc dửng dưng, nhiều khi không tỉnh thức, nhiều trường hợp chủ quan hững hờ.
Vài cảm tưởng.
Nhưng, qua kinh nghiệm tu đức, mục vụ và truyền giáo, tôi có cảm tưởng này: Trái tim thương người có thể được gọi là dấu chỉ của thời đại hiện nay.
Chúa Thánh Thần đang đào tạo những trái tim thương người nơi thánh tâm Chúa một cách âm thầm, trong Hội Thánh Công giáo và ngoài Hội Thánh Công giáo.
Chính trái tim thương người mới là dụng cụ đổi mới Hội Thánh và thế giới.
Chính trái tim thương người mới làm chứng được cho Thiên Chúa là tình yêu (Ga 4,8).
Khi mà tình hình thế giới đang bị đe doạ bởi một chiến tranh vì đức tin của tôn giáo này, của tôn giáo khác, thì dụng cụ xây dựng hoà bình sẽ chính là trái tim thương người.
Các trái tim thương người do Chúa Thánh Thần đào tạo nơi thánh tâm Chúa sẽ vượt qua các thứ ranh giới. Vượt qua một cách âm thầm, nhưng mạnh mẽ và khôn ngoan sáng suốt. Vượt qua nhờ khiêm nhường khó nghèo, cầu nguyện, hy sinh.
Các trái tim thương người do Chúa Thánh Thần đào tạo nơi thánh tâm Chúa sẽ là những ngọn lửa hy vọng thắp sáng lên những nơi thực sự là nơi truyền giáo do Chúa Thánh Thần hướng dẫn.
+ GB. BÙI TUẦN