hoaphonglan1911
06-07-2007, 07:46 PM
http://ngoisao.net/News/Thoi-cuoc/2007/06/3B9BEFCA/
Những bài văn 'lú'
Một giám khảo nhận xét: Có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá nên thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó...:cry2:
Dạo qua một số Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, PV ghi nhận tỷ lệ bước đầu khả quan. Bài thi của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng của cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu...
Từ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”...
Lui Aragông là người Pháp nhưng học sinh cứ viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp. :mad6:
Có thí sinh hoặc nhầm Lui Aragông với Marxim Gorki hoặc có thí sinh nêu tên tác giả là Lui Aragông nhưng toàn trích tác phẩm của Marxim Gorki. :eek:
Hoặc như, có học sinh nhầm Lui Aragông với Êxênin với một nửa của ông này (năm sinh, năm mất), một nửa của ông kia (lai lịch, thành tựu, tác phẩm). :frown4:
Dù đề thi đã nêu rõ: nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi đã lan man đủ điều về tác phẩm liền gán ngay Vợ nhặt cho nhà văn Nguyễn Tuân.
Một ví dụ khác, khi viết về tình huống độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt, có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng không phải là năm 1945 mà khẳng định đó là nạn đói năm 2000...
... Tung chưởng lâm ly...
Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.
Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: “bọn đá” gầm ghè; có thí sinh viết: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì.
Một giám khảo nhận xét: có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá nên thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó.
Trong bài Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi phải là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc thì có học sinh nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng và cả bài chỉ đi phân tích nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi và sa đà vào việc miêu tả tình cảm riêng tư của 2 người.
Đến bịa hoàn toàn
Hiểu câu “Trám bùi để rụng, măng mai để già” như thế nào, học sinh viết rất “thô” và “lạc” như sau: “trái” măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi".:danh4:
Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi hẳn người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết mùi mẫn: Trong văn học VN, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ những chuyện tình cảm của Chử Đồng Tử và Công chúa hay tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Có thí sinh còn bịa rằng Rừng xà nu được viết trong thời kỳ chống Pháp...
Sai lỗi chính tả là điều không mấy ngạc nhiên hoặc các lỗi khác như: câu không có chủ ngữ, nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ...
Học sinh ngại đọc
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, đến ngày 13/6, điểm các môn thi Bổ túc THPT năm 2007 sẽ được công bố.
Sau đó 1 ngày, ngày 14/6, điểm thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm nay, hai điểm chấm thi tốt nghiệp tại TP HCM được đặt ở hai trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Marie Curie.
Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng học sinh đã nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội quá nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 là không khó.
Một nguyên nhân khác là do các học sinh tiếp cận với ngôn ngữ rút gọn nhiều trong ngôn ngữ đối đáp, trong chuyện tranh... khiến sự diễn đạt trong văn chương trở nên không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.
Một giám khảo tâm sự: "Trong khi chấm bài, đôi lúc các thày cô giáo cũng đọc to những câu viết ngây ngô, hoặc những khám phá kỳ cục của của học sinh cho đỡ căng thẳng, nhưng đi liền sau đó cảm giác phiền lòng, là nỗi buồn hơn là vui".
Theo cô giáo Hằng, trường THPT Việt-Đức, có nhiều yếu tố tác động tới khả năng văn chương của một học sinh. Một trong những yếu tố có tác động đầu tiên tới trẻ em là gia đình. Các gia đình có trang bị cho con em mình kiến thức văn chương từ bé hay không, có thể nhìn vào tủ sách gia đình là có thể biết được.
Nhà trường, ngoài chương trình ngữ văn ở trường, cần có tủ sách học sinh đọc giữa giờ (những tác phẩm hay và ngắn chứ không phải chuyện tranh). Theo cô, việc này làm không khó. Mỗi trường chỉ cần có một phòng lớn, huy động mỗi học sinh một cuốn sách; qua mấy năm là có một thư viện khổng lồ.
Và trên hết, đó là dạy và học văn trong nhà trường cần tạo cho học sinh niềm say mê và ham thích thật sự để học sinh không còn thấy ngữ văn là một môn “khó nhằn”.
Những bài văn 'lú'
Một giám khảo nhận xét: Có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá nên thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó...:cry2:
Dạo qua một số Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, PV ghi nhận tỷ lệ bước đầu khả quan. Bài thi của học sinh Hà Nội dù khá so với mặt bằng của cả nước nhưng những lỗi mà học sinh mắc phải ngô nghê khiến giám khảo cười như mếu...
Từ “râu ông nọ cắm cằm bà kia”...
Lui Aragông là người Pháp nhưng học sinh cứ viết hồn nhiên rằng đó là một người Nga, sinh ra ở vùng Sông Đông cùng với Sôlôkhốp. :mad6:
Có thí sinh hoặc nhầm Lui Aragông với Marxim Gorki hoặc có thí sinh nêu tên tác giả là Lui Aragông nhưng toàn trích tác phẩm của Marxim Gorki. :eek:
Hoặc như, có học sinh nhầm Lui Aragông với Êxênin với một nửa của ông này (năm sinh, năm mất), một nửa của ông kia (lai lịch, thành tựu, tác phẩm). :frown4:
Dù đề thi đã nêu rõ: nhận xét ngắn gọn về tình huống độc đáo trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân, có thí sinh sau khi đã lan man đủ điều về tác phẩm liền gán ngay Vợ nhặt cho nhà văn Nguyễn Tuân.
Một ví dụ khác, khi viết về tình huống độc đáo của tác phẩm Vợ nhặt, có học sinh miêu tả rất nhiệt tình về nạn đói nhưng không phải là năm 1945 mà khẳng định đó là nạn đói năm 2000...
... Tung chưởng lâm ly...
Viết về Người lái đò trên sông Đà, tác giả dùng từ “ông đò” để tạo ra định danh cho một con người vô danh thì có những thí sinh lại dùng “lão” lái đò, một từ để gọi nhân vật khi không có thiện cảm.
Thí sinh viết: lão mới 70 tuổi nhưng trông như một chàng trai trẻ; hoặc: “bọn đá” gầm ghè; có thí sinh viết: “ông” lái đò trên sông Đà đã dùng hết sức bình sinh nhưng kết quả cũng chẳng có gì.
Một giám khảo nhận xét: có lẽ do “ngấm” chưởng nhiều quá nên thí sinh đã viết: ông lái đò trên sông Đà đã dùng hết các chiêu của mình nhưng với sự hung dữ của con quái vật, ông vẫn không đủ công lực để giải quyết nó.
Trong bài Việt Bắc có hình ảnh kẻ ở người đi phải là người chiến sĩ Cách mạng và chiến khu Việt Bắc thì có học sinh nhầm lẫn và phân tích đó là tình cảm của một cặp vợ chồng và cả bài chỉ đi phân tích nỗi nhớ nhung của phụ nữ nhớ chồng khôn nguôi và sa đà vào việc miêu tả tình cảm riêng tư của 2 người.
Đến bịa hoàn toàn
Hiểu câu “Trám bùi để rụng, măng mai để già” như thế nào, học sinh viết rất “thô” và “lạc” như sau: “trái” măng là những sản vật đặc sắc của núi rừng Việt Bắc. Ngoài cơm chấm muối các chiến sĩ còn được thưởng thức những “củ” trám ngọt bùi, những miếng măng luộc thơm phức của người dân Việt Bắc. Nay các chiến sĩ trở về Hà Nội, người dân Việt Bắc không nỡ ăn mà vẫn “để phần” cho các chiến sĩ cách mạng đến mức rụng cả đi".:danh4:
Có thí sinh đã mạnh dạn thay đổi hẳn người tình cho nhân vật Chí Phèo khi nói đến tình huống độc đáo của Vợ nhặt. Thí sinh này viết mùi mẫn: Trong văn học VN, những tình yêu đẹp thường bắt đầu từ những tình huống kỳ lạ. Ví dụ những chuyện tình cảm của Chử Đồng Tử và Công chúa hay tình cảm mang đậm tính nhân đạo của Chí Phèo và Nguyệt (Nguyệt là nhân vật trong tác phẩm Mảnh trăng cuối rừng. Có thí sinh còn bịa rằng Rừng xà nu được viết trong thời kỳ chống Pháp...
Sai lỗi chính tả là điều không mấy ngạc nhiên hoặc các lỗi khác như: câu không có chủ ngữ, nhầm trạng ngữ thành chủ ngữ...
Học sinh ngại đọc
Theo ông Nguyễn Văn Ngai, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, đến ngày 13/6, điểm các môn thi Bổ túc THPT năm 2007 sẽ được công bố.
Sau đó 1 ngày, ngày 14/6, điểm thi tốt nghiệp THPT cũng sẽ được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm nay, hai điểm chấm thi tốt nghiệp tại TP HCM được đặt ở hai trường: THPT Nguyễn Thị Minh Khai và THPT Marie Curie.
Lý giải những lỗi văn chương đã nói ở trên, một nữ giám khảo cho rằng học sinh đã nắm kiến thức không chắc, không chăm, hoặc học vội quá nên bị “lú” mặc dù chương trình ngữ văn lớp 12 là không khó.
Một nguyên nhân khác là do các học sinh tiếp cận với ngôn ngữ rút gọn nhiều trong ngôn ngữ đối đáp, trong chuyện tranh... khiến sự diễn đạt trong văn chương trở nên không đến đầu đến đũa, cắt xén từ ngữ.
Một giám khảo tâm sự: "Trong khi chấm bài, đôi lúc các thày cô giáo cũng đọc to những câu viết ngây ngô, hoặc những khám phá kỳ cục của của học sinh cho đỡ căng thẳng, nhưng đi liền sau đó cảm giác phiền lòng, là nỗi buồn hơn là vui".
Theo cô giáo Hằng, trường THPT Việt-Đức, có nhiều yếu tố tác động tới khả năng văn chương của một học sinh. Một trong những yếu tố có tác động đầu tiên tới trẻ em là gia đình. Các gia đình có trang bị cho con em mình kiến thức văn chương từ bé hay không, có thể nhìn vào tủ sách gia đình là có thể biết được.
Nhà trường, ngoài chương trình ngữ văn ở trường, cần có tủ sách học sinh đọc giữa giờ (những tác phẩm hay và ngắn chứ không phải chuyện tranh). Theo cô, việc này làm không khó. Mỗi trường chỉ cần có một phòng lớn, huy động mỗi học sinh một cuốn sách; qua mấy năm là có một thư viện khổng lồ.
Và trên hết, đó là dạy và học văn trong nhà trường cần tạo cho học sinh niềm say mê và ham thích thật sự để học sinh không còn thấy ngữ văn là một môn “khó nhằn”.