Dan Lee
06-09-2007, 11:01 AM
HỘI THÁNH ĐỊA PHƯƠNG TRONG THỜI ĐẤT NƯỚC ĐỔI MỚI
Trên cõi đời này, sự thiện và sự ác là hai thực tại phổ biến. Ở đây sự thiện và sự ác được hiểu về hai nội dung giới hạn.
Giới hạn của sự thiện gồm những gì là đạo đức. Giới hạn của sự ác bao trùm mọi thứ gì là tội lỗi.
Có những đạo đức đã thay đổi cả một miền, một thế hệ. Cũng vậy, có những tội lỗi đã đổi thay bộ mặt và số phận của cả một dân tộc, một lịch sử.
Chứng tỏ rằng đạo đức đã có thể thành một sức mạnh, và tội lỗi cũng có thể đã trở thành một thế lực. Cả hai đều tranh giành phần thắng.
Thắng thua quan trọng là ở lòng người và trong cơ chế.
Trách nhiệm trước thiện ác
Đối với những người tin theo Chúa, cuộc chiến giữa thiện và ác là một vấn đề sống còn. Nó liên hệ mật thiết đến phần rỗi. Cuộc đời mỗi người là một cuộc chiến. Cuộc chiến này nhắm mục đích: Để biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là tội, và để biết làm điều lành, tránh điều ác.
Đó là vấn đề đặt ra cho mọi nơi mọi lúc. Nhất là cho những thời và những nơi xảy ra khủng hoảng về đạo đức.
Hiện nay, khủng hoảng về đạo đức là một thời sự. Thời sự này như những dòng nước đang dâng cao, tràn vào khắp nơi. Nơi thì cảnh giác. Nơi thì đón nhận.
Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang sống trong giai đoạn đổi mới.
Kinh nghiệm cho thấy trong quãng lịch sử này, tại Việt Nam đã bùng phát những ánh sáng mới, đồng thời với những bóng tối mới. Có những hy vọng mới và cũng không thiếu những lo âu mới.
Nói chung, Hội Thánh Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc thắp sáng lên niềm hy vọng trong chương trình đổi mới Đất Nước, bằng sự đổi mới chính mình.
Đổi mới chính mình, để góp phần đổi mới Đất Nước được hiểu thế nào? Những cách nào đã giúp nhiều cộng đoàn đức tin phát triển sự thiện và đẩy lùi sự ác?
Rút kinh nghiệm riêng tư, từ cộng đoàn của mình và từ nhiều cộng đoàn khác, tôi xin nêu lên mấy yếu tố đã gây được nhiều hiệu quả tốt trong sự đổi mới chính mình, để góp phần trong cuộc chiến phát triển sự thiện và đẩy lùi sự ác.
A- Ba trách nhiệm ưu tiên:
Có nhiều trách nhiệm, nhưng có 3 trách nhiệm đã được nhiều nơi chọn là ưu tiên:
1/ Tăng cường và đổi mới việc loan báo đức tin. Bằng nhiều cách, như tiếp xúc, viết báo, phổ biến các tác phẩm đạo. Nhưng nhất là bằng cách hoạt động nhóm, và làm chứng cho Chúa bằng đời sống tốt, một đời sống được đổi mới bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đổi mới họ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua những người dạt dào lửa mến.
2/ Tăng cường và đổi mới việc cầu nguyện. Nhà thờ được coi là nhà cầu nguyện sống động. Lúc đông, lúc thưa. Lúc chung, lúc riêng. Lúc đọc kinh, lúc suy niệm âm thầm. Cầu nguyện trở thành lương thực nuôi dưỡng linh hồn, được thực hiện bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Nội dung cầu nguyện thường tập trung vào Lời Chúa. Căn bản cầu nguyện là gặp gỡ Chúa Giêsu một cách sống động. Để đón nhận những tình cảm của Người trước những người đau khổ, hèn mọn. Để được Người chia sẻ cho những dự định của Người trước những tình hình giông bão tội lỗi.
3/ Tăng cường và đổi mới đời sống bác ái. Ai trong cộng đoàn cũng được nhận tình mến thương. Không ai bị loại trừ, bị ghen tương, hoặc bị kể như người vô ích. Những đối tượng được quan tâm nhiều hơn trong thái độ tế nhị yêu thương là bệnh nhân, những người già cả, những người neo đơn. Tình hiếu thảo rất được đề cao. Các tương quan xã hội với những người ngoài công giáo được xây dựng với tình thân thiện chân tình. Một bác ái đặc biệt nhất là cảm nhận được sự đau đớn của Chúa chiên lành trước cảnh tội lỗi, nguội lạnh từ chối ơn Chúa nơi bao người xung quanh.
Song song với việc chu toàn ba trách nhiệm trên đây, có 3 bầu khí đạo đức luôn được để ý mở rộng.
B- Ba bầu khí đạo đức được mở rộng:
1/ Bầu khi tham gia trách nhiệm. Trong cộng đoàn, lớn bé, già trẻ, nam nữ, ai cũng cảm thấy mình có trách nhiệm với Hội Thánh và Đất Nước. Bầu khí này gieo vào lòng mọi người niềm vui và tự hào lành thánh. Trách nhiệm cần nêu rõ là trách nhiệm dấn thân, xua đuổi ma quỷ bằng đời sống người môn đệ Chúa, đi theo Chúa, thuộc về Chúa.
2/ Bầu khí phục vụ. Phục vụ trước đây được thực hiện như một bầu khí thiện chí. Nay phục vụ được thực hiện như một sứ vụ của người được Chúa sai đi. Phục vụ nhân danh Chúa. Phục vụ với tinh thần đức tin, nghĩa là phục vụ Chúa trong mọi người. Phục vụ một cách tế nhị, khiêm nhường, dù mình là ai và họ là ai. Trong mọi phục vụ, luôn toả sáng tư tưởng và thái độ không để vật chất điều khiển mình.
3/ Bầu khí nội tâm. Bất cứ tín hữu nào đều cố sống lời Chúa Giêsu dạy: "Thầy là cây nho, chúng con là ngành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Đời sống nội tâm này trước đây thường chỉ được hàng giáo sĩ, tu sĩ quan tâm. Nhưng nay nó đã lan sang giáo dân một cách sâu rộng. Nó làm cho nhiều giáo dân nay có một cách suy nghĩ mới, một thái độ mới trong cuộc sống, một mơ ước mới trong việc thăng tiến con người và xã hội.
Trên đây là một thoáng phác hoạ bộ mặt mới của một số giáo đoàn tại Việt Nam hôm nay. Với bộ mặt mới này, các cộng đoàn sẽ rất nhạy bén với những soi sáng của Chúa Thánh Linh. Với ơn đổi mới của Chúa Thánh Linh, các cộng đoàn của Hội Thánh sẽ không ngại thực hành những việc lành nhỏ, những khởi hành nhỏ, những sứ mạng nhỏ. Chính nhờ vậy mà trong hoàn cảnh Đất Nước Việt Nam đang đổi mới, những người tin theo Chúa vẫn được chấp nhận như những men tốt, những muối tốt, cho dù men và muối vẫn hoạt động âm thầm nhưng mạnh mẽ. Mọi hình thức phô trương đều không có giá trị làm chứng cho mầu nhiệm thánh giá. Chúng cũng dễ gây nên những dị ứng bất lợi cho việc truyền giáo.
Với niềm tin đó, tôi xin phép mượn lời thánh Phaolô để kết:
"Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Chúa. Anh em đừng rập theo thói đời này, nhưng hãy thay đổi con người anh em bằng cách đổi mới tâm hồn, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa: Cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì là hoàn hảo" (Rm 12,1-2).
+ GM GB Bùi Tuần
Trên cõi đời này, sự thiện và sự ác là hai thực tại phổ biến. Ở đây sự thiện và sự ác được hiểu về hai nội dung giới hạn.
Giới hạn của sự thiện gồm những gì là đạo đức. Giới hạn của sự ác bao trùm mọi thứ gì là tội lỗi.
Có những đạo đức đã thay đổi cả một miền, một thế hệ. Cũng vậy, có những tội lỗi đã đổi thay bộ mặt và số phận của cả một dân tộc, một lịch sử.
Chứng tỏ rằng đạo đức đã có thể thành một sức mạnh, và tội lỗi cũng có thể đã trở thành một thế lực. Cả hai đều tranh giành phần thắng.
Thắng thua quan trọng là ở lòng người và trong cơ chế.
Trách nhiệm trước thiện ác
Đối với những người tin theo Chúa, cuộc chiến giữa thiện và ác là một vấn đề sống còn. Nó liên hệ mật thiết đến phần rỗi. Cuộc đời mỗi người là một cuộc chiến. Cuộc chiến này nhắm mục đích: Để biết phân biệt cái gì là tốt, cái gì là tội, và để biết làm điều lành, tránh điều ác.
Đó là vấn đề đặt ra cho mọi nơi mọi lúc. Nhất là cho những thời và những nơi xảy ra khủng hoảng về đạo đức.
Hiện nay, khủng hoảng về đạo đức là một thời sự. Thời sự này như những dòng nước đang dâng cao, tràn vào khắp nơi. Nơi thì cảnh giác. Nơi thì đón nhận.
Hơn bao giờ hết, Việt Nam đang sống trong giai đoạn đổi mới.
Kinh nghiệm cho thấy trong quãng lịch sử này, tại Việt Nam đã bùng phát những ánh sáng mới, đồng thời với những bóng tối mới. Có những hy vọng mới và cũng không thiếu những lo âu mới.
Nói chung, Hội Thánh Việt Nam đã góp phần không nhỏ vào việc thắp sáng lên niềm hy vọng trong chương trình đổi mới Đất Nước, bằng sự đổi mới chính mình.
Đổi mới chính mình, để góp phần đổi mới Đất Nước được hiểu thế nào? Những cách nào đã giúp nhiều cộng đoàn đức tin phát triển sự thiện và đẩy lùi sự ác?
Rút kinh nghiệm riêng tư, từ cộng đoàn của mình và từ nhiều cộng đoàn khác, tôi xin nêu lên mấy yếu tố đã gây được nhiều hiệu quả tốt trong sự đổi mới chính mình, để góp phần trong cuộc chiến phát triển sự thiện và đẩy lùi sự ác.
A- Ba trách nhiệm ưu tiên:
Có nhiều trách nhiệm, nhưng có 3 trách nhiệm đã được nhiều nơi chọn là ưu tiên:
1/ Tăng cường và đổi mới việc loan báo đức tin. Bằng nhiều cách, như tiếp xúc, viết báo, phổ biến các tác phẩm đạo. Nhưng nhất là bằng cách hoạt động nhóm, và làm chứng cho Chúa bằng đời sống tốt, một đời sống được đổi mới bởi Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần đổi mới họ hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp qua những người dạt dào lửa mến.
2/ Tăng cường và đổi mới việc cầu nguyện. Nhà thờ được coi là nhà cầu nguyện sống động. Lúc đông, lúc thưa. Lúc chung, lúc riêng. Lúc đọc kinh, lúc suy niệm âm thầm. Cầu nguyện trở thành lương thực nuôi dưỡng linh hồn, được thực hiện bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào. Nội dung cầu nguyện thường tập trung vào Lời Chúa. Căn bản cầu nguyện là gặp gỡ Chúa Giêsu một cách sống động. Để đón nhận những tình cảm của Người trước những người đau khổ, hèn mọn. Để được Người chia sẻ cho những dự định của Người trước những tình hình giông bão tội lỗi.
3/ Tăng cường và đổi mới đời sống bác ái. Ai trong cộng đoàn cũng được nhận tình mến thương. Không ai bị loại trừ, bị ghen tương, hoặc bị kể như người vô ích. Những đối tượng được quan tâm nhiều hơn trong thái độ tế nhị yêu thương là bệnh nhân, những người già cả, những người neo đơn. Tình hiếu thảo rất được đề cao. Các tương quan xã hội với những người ngoài công giáo được xây dựng với tình thân thiện chân tình. Một bác ái đặc biệt nhất là cảm nhận được sự đau đớn của Chúa chiên lành trước cảnh tội lỗi, nguội lạnh từ chối ơn Chúa nơi bao người xung quanh.
Song song với việc chu toàn ba trách nhiệm trên đây, có 3 bầu khí đạo đức luôn được để ý mở rộng.
B- Ba bầu khí đạo đức được mở rộng:
1/ Bầu khi tham gia trách nhiệm. Trong cộng đoàn, lớn bé, già trẻ, nam nữ, ai cũng cảm thấy mình có trách nhiệm với Hội Thánh và Đất Nước. Bầu khí này gieo vào lòng mọi người niềm vui và tự hào lành thánh. Trách nhiệm cần nêu rõ là trách nhiệm dấn thân, xua đuổi ma quỷ bằng đời sống người môn đệ Chúa, đi theo Chúa, thuộc về Chúa.
2/ Bầu khí phục vụ. Phục vụ trước đây được thực hiện như một bầu khí thiện chí. Nay phục vụ được thực hiện như một sứ vụ của người được Chúa sai đi. Phục vụ nhân danh Chúa. Phục vụ với tinh thần đức tin, nghĩa là phục vụ Chúa trong mọi người. Phục vụ một cách tế nhị, khiêm nhường, dù mình là ai và họ là ai. Trong mọi phục vụ, luôn toả sáng tư tưởng và thái độ không để vật chất điều khiển mình.
3/ Bầu khí nội tâm. Bất cứ tín hữu nào đều cố sống lời Chúa Giêsu dạy: "Thầy là cây nho, chúng con là ngành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy, chúng con chẳng làm gì được" (Ga 15,5).
Đời sống nội tâm này trước đây thường chỉ được hàng giáo sĩ, tu sĩ quan tâm. Nhưng nay nó đã lan sang giáo dân một cách sâu rộng. Nó làm cho nhiều giáo dân nay có một cách suy nghĩ mới, một thái độ mới trong cuộc sống, một mơ ước mới trong việc thăng tiến con người và xã hội.
Trên đây là một thoáng phác hoạ bộ mặt mới của một số giáo đoàn tại Việt Nam hôm nay. Với bộ mặt mới này, các cộng đoàn sẽ rất nhạy bén với những soi sáng của Chúa Thánh Linh. Với ơn đổi mới của Chúa Thánh Linh, các cộng đoàn của Hội Thánh sẽ không ngại thực hành những việc lành nhỏ, những khởi hành nhỏ, những sứ mạng nhỏ. Chính nhờ vậy mà trong hoàn cảnh Đất Nước Việt Nam đang đổi mới, những người tin theo Chúa vẫn được chấp nhận như những men tốt, những muối tốt, cho dù men và muối vẫn hoạt động âm thầm nhưng mạnh mẽ. Mọi hình thức phô trương đều không có giá trị làm chứng cho mầu nhiệm thánh giá. Chúng cũng dễ gây nên những dị ứng bất lợi cho việc truyền giáo.
Với niềm tin đó, tôi xin phép mượn lời thánh Phaolô để kết:
"Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta, tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Chúa. Đó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Chúa. Anh em đừng rập theo thói đời này, nhưng hãy thay đổi con người anh em bằng cách đổi mới tâm hồn, hầu có thể nhận ra đâu là ý Chúa: Cái gì là tốt, cái gì là đẹp lòng Chúa, cái gì là hoàn hảo" (Rm 12,1-2).
+ GM GB Bùi Tuần