titanic
06-10-2007, 04:41 PM
Trong căn phòng chật chội với hơn 200 người, những khuôn mặt mệt mỏi đến thẫn thờ, những đôi mắt thèm ngủ đang chập chờn. Sau khi đã "chiến" với 3 ca cấp tốc, giữa buổi học, Hương lim dim gục xuống bàn. Thày cứ giảng còn trò... cứ ngủ.
> Luyện thi ở... khách sạn (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/05/3B9F5F4C/)
Vừa đặt chân đến đầu con ngõ dẫn vào khu tập thể ĐH Sư Phạm Hà Nội, vài phụ nữ đứng tuổi đã đon đả chạy lại dắt tay, kéo áo: “Cháu ơi, trung tâm cô toàn thày dạy giỏi”, “Này, học khối gì có khối nấy, thày H dạy Toán nổi tiếng, cô T dạy tiếng anh trường Ngoại ngữ đây”.
Trò cấp tốc, thày cũng... cấp tốc
Giờ Hoá học, hơn 200 người chen chúc trong căn phòng chỉ chừng 40 m2. Không khí ngột ngạt, cả chục chiếc quạt treo tường hoạt động hết công suất. Trên trần nhà, từ những đường ống thép nhỏ xíu xì ra một thứ nước như mưa bụi. Tưởng rằng cách này sẽ làm dịu đi hơi nóng hầm hập đang tỏa ra từ hơn 200 con người, nhưng ngược lại, nó càng khiến không ít học sinh khó chịu, ho lục khục.
Lẫn vào những âm thanh của giấy bút, quạt trần là tiếng thày giảng bài với nhịp đều đều. Những khuôn mặt mệt mỏi đến thẫn thờ, những đôi mắt thèm ngủ đang chập chờn. Dù chăm chỉ ghi chép theo từng nét phấn của thày nhưng Hương, cô bạn đến từ Phủ Lý (Hà Nam) cũng không thể chịu được sau khi đã “chiến” với 3 ca cấp tốc. Giữa buổi, cô lim dim gục xuống bàn.
Ở căn phòng kế bên, không khí cũng mệt mỏi và căng thẳng không kém. Thày cứ giảng còn trò... cứ ngủ.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6EC1/Lo%20luyen.jpg
Cả trăm thí sinh chen chúc luyện trong một "lò" ở Bách Khoa. Ảnh: T.D.
Đa phần học sinh vào lò luyện vì cho rằng các thày giỏi nên dạy hay. Nhưng khi thày ngừng lại hỏi: “Các em có hiểu không?”, họ đều ngán ngẩm nhìn nhau: “Chả hiểu gì mày ơi”, rồi đồng thanh: “Có ạ".
Lớp mới học được hơn 1 tiếng, thày đã thông báo nghỉ. Tất cả nhanh chóng thu sách vở rời khỏi phòng. "Thày dạo này chạy sô ghê quá", một nam sinh mặt nhễ nhại mồ hôi giục bạn ra ra lấy xe để về cho sớm, mai còn "chiến" tiếp.
Mất tiền vào "lò" để mua... động lực
Để theo học một lớp cấp tốc kéo dài 1 tháng với khoảng 55-65 ca học, các sĩ tử phải đóng trọn gói khoảng 500.000-600.000 đồng. Tính trung bình, giá mỗi ca học chừng 10.000-13.000 đồng.
Hồng Thắm quê Thanh Hóa phân trần: "Em học cho yên tâm, các thày dạy ở Hà Nội dù sao cũng đáng tin cậy. Các bạn lớp em ai cũng ôn cấp tốc, em mà không đi sau này trượt lại ân hận". Nhưng cô học sinh này cũng thừa nhận, thày cô ở đây dạy không kỹ bằng giáo viên ở quê.
Nhiều học sinh tới "lò" không chỉ để yên tâm mà có khi chỉ vì tò mò. Sau những phút háo hức tới lớp cấp tốc để "thử xem thế nào", Thu Phượng quê Thanh Oai, Hà Tây đã lại có "cảm giác không an toàn vì thày dạy nhanh quá". "Cũng phải thôi, cấp tốc mà", cô nhún vai.
Nhưng cũng không ít thí sinh "vào lò" vì sợ mình không có quyết tâm cao. Bởi vậy, họ sẵn sàng mất tiền để mua... động lực. Thanh Hà, nữ sinh Hà Nội cho rằng học ở lớp giáo viên sẽ giúp hạn chế những nhược điểm, rút ngắn thời gian mày mò, đồng thời tạo áp lực hơn.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6EC1/lo_cap_toc.jpg
Quảng cáo " lò" luyện cấp tốc có tiếng trên phố Tạ Quang Bửu.
Ảnh: H.L.Giống như nhiều người, Hiền, bạn của Thanh Hà học vì kiến thức thì ít mà để hy vọng biết... tủ thì nhiều. "Chúng tớ học theo 'hội đồng'. Cái quan trọng là học cho vui, vì giờ kiến thức cũng nắm tương đối nên học để biết tủ thế nào. Bạn tớ ngày xưa ôn hóa cũng ở lớp cấp tốc mà trúng tủ. Đề ra i-xì-phoóc luôn", Hiền chen ngang.
Đến lớp ngoài việc ngáp và gật gù thì Thành Chung, học sinh THPT Nhân Chính, Hà Nội gần như còn mỗi việc ngồi đếm cho hết giờ học để về nhà. Chỉ vì chiều lòng cha mẹ, từ sớm đến tối, Chung chạy hết ca này đến ca khác dù biết rằng cánh cổng trường đại học khó rộng mở với mình.
Thương con 12 năm đèn sách, nhiều gia đình đành bấm bụng chi tiền dù trong bụng lo ngay ngáy. "Tiền tiêu tốn quá, bằng tạ rưỡi thóc của cả nhà mà không biết có nên cơm cháo gì không", bác Thành quê Thái Bình ngán ngẩm nói trong lúc chờ con.
Nhiều thí sinh rời lò luyện mà trong đầu vẫn văng vẳng lời căn dặn của giáo viên: "Các em chép đi nhé! Cứ y như thế mà chép. Đề ra không khác đâu, có khác chỉ là do thay số".
Ths. Nguyễn Trung Hiếu, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội
"Tôi nghĩ cấp tốc chỉ phù hợp với rèn luyện kỹ năng chiến thuật thi cử chứ không thể thay thế cho kiến thức cơ bản. Lò luyện chỉ nhằm đến các em cần bổ túc kỹ năng, làm quen với môi trường thi, nhất là dạng trắc nghiệm. Những bạn có kiến thức rất chắc chỉ muốn làm quen với môi trường thi thì nên ôn cấp tốc.
Kẻ thù lớn nhất của việc thi trắc nghiệm là sự suy đoán may mắn và vũ khí lợi hại là phương pháp loại trừ. Vì thi trắc nghiệm xác suất lựa chọn cho mỗi đáp án là như nhau nên nếu không tìm được đáp án đúng ngay thì ta sẽ tìm ra đáp án sai rồi loại trừ. Xác suất còn lại cho đáp án sẽ tăng lên.
Phùng Quyết Thắng, sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội
Tôi nghĩ ôn ở lò không phải là một giải pháp hay vì chỉ nghe giảng thì chẳng giải quyết được gì. Quan trọng là phải thực hành, luyện tập nhiều. Tôi đã phải làm đi làm lại một đề đến 5, 6 lần để tập cho mình phản xạ. Vào thời điểm gấp rút này, việc ôn "lò" là vô ích. Sao chúng ta không tổ chức học nhóm 2-3 người? Ai thiếu sót gì có thể bổ sung được mà lại nhớ kiến thức được lâu hơn.
Cô Nguyễn Vân Thúy, Giám đốc Trung tâm tư vấn Tâm lý học đường Vala - Tư vấn qua tổng đài 1088
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các bạn bước vào kỳ thi đại học. Lúc này, điều quan trọng là không nên tự gây áp lực cho mình và cũng đừng vì áp lực xung quanh mà hoang mang, hoảng hốt.
Hãy bình tĩnh rà soát lại kiến thức đã ôn. Tham gia vào các lớp cấp tốc chưa chắc giúp các bạn ổn định tâm lý mà có khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái khi bước vào phòng thi cũng là yếu tố quan trọng để đạt kết quả cao.
> Luyện thi ở... khách sạn (http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/05/3B9F5F4C/)
Vừa đặt chân đến đầu con ngõ dẫn vào khu tập thể ĐH Sư Phạm Hà Nội, vài phụ nữ đứng tuổi đã đon đả chạy lại dắt tay, kéo áo: “Cháu ơi, trung tâm cô toàn thày dạy giỏi”, “Này, học khối gì có khối nấy, thày H dạy Toán nổi tiếng, cô T dạy tiếng anh trường Ngoại ngữ đây”.
Trò cấp tốc, thày cũng... cấp tốc
Giờ Hoá học, hơn 200 người chen chúc trong căn phòng chỉ chừng 40 m2. Không khí ngột ngạt, cả chục chiếc quạt treo tường hoạt động hết công suất. Trên trần nhà, từ những đường ống thép nhỏ xíu xì ra một thứ nước như mưa bụi. Tưởng rằng cách này sẽ làm dịu đi hơi nóng hầm hập đang tỏa ra từ hơn 200 con người, nhưng ngược lại, nó càng khiến không ít học sinh khó chịu, ho lục khục.
Lẫn vào những âm thanh của giấy bút, quạt trần là tiếng thày giảng bài với nhịp đều đều. Những khuôn mặt mệt mỏi đến thẫn thờ, những đôi mắt thèm ngủ đang chập chờn. Dù chăm chỉ ghi chép theo từng nét phấn của thày nhưng Hương, cô bạn đến từ Phủ Lý (Hà Nam) cũng không thể chịu được sau khi đã “chiến” với 3 ca cấp tốc. Giữa buổi, cô lim dim gục xuống bàn.
Ở căn phòng kế bên, không khí cũng mệt mỏi và căng thẳng không kém. Thày cứ giảng còn trò... cứ ngủ.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6EC1/Lo%20luyen.jpg
Cả trăm thí sinh chen chúc luyện trong một "lò" ở Bách Khoa. Ảnh: T.D.
Đa phần học sinh vào lò luyện vì cho rằng các thày giỏi nên dạy hay. Nhưng khi thày ngừng lại hỏi: “Các em có hiểu không?”, họ đều ngán ngẩm nhìn nhau: “Chả hiểu gì mày ơi”, rồi đồng thanh: “Có ạ".
Lớp mới học được hơn 1 tiếng, thày đã thông báo nghỉ. Tất cả nhanh chóng thu sách vở rời khỏi phòng. "Thày dạo này chạy sô ghê quá", một nam sinh mặt nhễ nhại mồ hôi giục bạn ra ra lấy xe để về cho sớm, mai còn "chiến" tiếp.
Mất tiền vào "lò" để mua... động lực
Để theo học một lớp cấp tốc kéo dài 1 tháng với khoảng 55-65 ca học, các sĩ tử phải đóng trọn gói khoảng 500.000-600.000 đồng. Tính trung bình, giá mỗi ca học chừng 10.000-13.000 đồng.
Hồng Thắm quê Thanh Hóa phân trần: "Em học cho yên tâm, các thày dạy ở Hà Nội dù sao cũng đáng tin cậy. Các bạn lớp em ai cũng ôn cấp tốc, em mà không đi sau này trượt lại ân hận". Nhưng cô học sinh này cũng thừa nhận, thày cô ở đây dạy không kỹ bằng giáo viên ở quê.
Nhiều học sinh tới "lò" không chỉ để yên tâm mà có khi chỉ vì tò mò. Sau những phút háo hức tới lớp cấp tốc để "thử xem thế nào", Thu Phượng quê Thanh Oai, Hà Tây đã lại có "cảm giác không an toàn vì thày dạy nhanh quá". "Cũng phải thôi, cấp tốc mà", cô nhún vai.
Nhưng cũng không ít thí sinh "vào lò" vì sợ mình không có quyết tâm cao. Bởi vậy, họ sẵn sàng mất tiền để mua... động lực. Thanh Hà, nữ sinh Hà Nội cho rằng học ở lớp giáo viên sẽ giúp hạn chế những nhược điểm, rút ngắn thời gian mày mò, đồng thời tạo áp lực hơn.
http://www.vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2007/06/3B9F6EC1/lo_cap_toc.jpg
Quảng cáo " lò" luyện cấp tốc có tiếng trên phố Tạ Quang Bửu.
Ảnh: H.L.Giống như nhiều người, Hiền, bạn của Thanh Hà học vì kiến thức thì ít mà để hy vọng biết... tủ thì nhiều. "Chúng tớ học theo 'hội đồng'. Cái quan trọng là học cho vui, vì giờ kiến thức cũng nắm tương đối nên học để biết tủ thế nào. Bạn tớ ngày xưa ôn hóa cũng ở lớp cấp tốc mà trúng tủ. Đề ra i-xì-phoóc luôn", Hiền chen ngang.
Đến lớp ngoài việc ngáp và gật gù thì Thành Chung, học sinh THPT Nhân Chính, Hà Nội gần như còn mỗi việc ngồi đếm cho hết giờ học để về nhà. Chỉ vì chiều lòng cha mẹ, từ sớm đến tối, Chung chạy hết ca này đến ca khác dù biết rằng cánh cổng trường đại học khó rộng mở với mình.
Thương con 12 năm đèn sách, nhiều gia đình đành bấm bụng chi tiền dù trong bụng lo ngay ngáy. "Tiền tiêu tốn quá, bằng tạ rưỡi thóc của cả nhà mà không biết có nên cơm cháo gì không", bác Thành quê Thái Bình ngán ngẩm nói trong lúc chờ con.
Nhiều thí sinh rời lò luyện mà trong đầu vẫn văng vẳng lời căn dặn của giáo viên: "Các em chép đi nhé! Cứ y như thế mà chép. Đề ra không khác đâu, có khác chỉ là do thay số".
Ths. Nguyễn Trung Hiếu, giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội
"Tôi nghĩ cấp tốc chỉ phù hợp với rèn luyện kỹ năng chiến thuật thi cử chứ không thể thay thế cho kiến thức cơ bản. Lò luyện chỉ nhằm đến các em cần bổ túc kỹ năng, làm quen với môi trường thi, nhất là dạng trắc nghiệm. Những bạn có kiến thức rất chắc chỉ muốn làm quen với môi trường thi thì nên ôn cấp tốc.
Kẻ thù lớn nhất của việc thi trắc nghiệm là sự suy đoán may mắn và vũ khí lợi hại là phương pháp loại trừ. Vì thi trắc nghiệm xác suất lựa chọn cho mỗi đáp án là như nhau nên nếu không tìm được đáp án đúng ngay thì ta sẽ tìm ra đáp án sai rồi loại trừ. Xác suất còn lại cho đáp án sẽ tăng lên.
Phùng Quyết Thắng, sinh viên ĐH Xây dựng Hà Nội
Tôi nghĩ ôn ở lò không phải là một giải pháp hay vì chỉ nghe giảng thì chẳng giải quyết được gì. Quan trọng là phải thực hành, luyện tập nhiều. Tôi đã phải làm đi làm lại một đề đến 5, 6 lần để tập cho mình phản xạ. Vào thời điểm gấp rút này, việc ôn "lò" là vô ích. Sao chúng ta không tổ chức học nhóm 2-3 người? Ai thiếu sót gì có thể bổ sung được mà lại nhớ kiến thức được lâu hơn.
Cô Nguyễn Vân Thúy, Giám đốc Trung tâm tư vấn Tâm lý học đường Vala - Tư vấn qua tổng đài 1088
Chỉ còn một thời gian ngắn nữa là các bạn bước vào kỳ thi đại học. Lúc này, điều quan trọng là không nên tự gây áp lực cho mình và cũng đừng vì áp lực xung quanh mà hoang mang, hoảng hốt.
Hãy bình tĩnh rà soát lại kiến thức đã ôn. Tham gia vào các lớp cấp tốc chưa chắc giúp các bạn ổn định tâm lý mà có khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Sức khỏe tốt và tinh thần sảng khoái khi bước vào phòng thi cũng là yếu tố quan trọng để đạt kết quả cao.