PDA

View Full Version : TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI ĂN CHAY ???



Nhím Hoàng Kim
06-12-2007, 03:32 PM
TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI ĂN CHAY ???


Tập bài thuyết giảng cuả Thanh Hải Vô Thượng Sư và tham khảo từ những tài liệu khác .


Mỗi khi nói đến "ăn chay" là người ta thường nghĩ ngay rằng chỉ có những người tu như là nhà sư hay ni cô mới ăn chay mà thôi . Nhưng thật ra , số người không đi tu mà "ăn chay" vì lý do sức khỏe ngày càng nhiều . Bởi vậy , hôm nay Sư Phụ muốn thuyết giảng về phương diện khoa học tại sao chúng ta phải ăn chay ?


Những sách sinh vật học ở các trường đại học đã giải thích rõ ràng về sự tiến hóa của loài người , những người tiền sử này là những người ăn chay vì sự kiến trúc cơ thể , răng ... không phải là của loài ăn thịt . Những dữ kiện khoa học chíng xác này thiết tưởng không cần thêm lời bàn luận của Sư Phụ .


Bác sĩ G.S. Huntington của trường Đại học Columbia ở Hoa kỳ đã viết một luận thuyết về cơ thể con người , đã chứng minh rằng loài người là loài ăn chay và cơ thể con người không thích hợp để ăn thịt thú vật . Trong bài luận thuyết này , ông viết rằng , giống thú ăn thịt thí dụ như hổ , có hai phần ruột , phần ruột non thì rất ngắn , trong khi phần ruột già lại rất thẳng và mịn . Trái lại , giống thú không ăn thịt như nai , có phần ruột non và ruột già rất dài .


Vì thịt có chất đạm (protein) rất cao , ruột của loài ăn thịt chỉ cần một thời gian ngắn là có thể hấp thụ được chất đạm này , do đó ruột của loài thú ăn thịt ngắn hơn ruột của loài thú không ăn thịt . Ruột già của con người dài khoảng năm thước , và gấp lại làm nhiều lần , phần trong của ruột cuốn lại với nhau . Vì lý do này , khi ta ăn thịt , thịt sẽ ở trong ruột của chúng ta lâu hơn , tạo ra những độc tố , khiến gan phải làm việc nhiều hơn (nhiệm vụ của gan là lọc những độc tố trong cơ thể) . Đồng thời , thịt chứa nhiều độc tố đạm (urokinase proteins) và niếu tố (urea) , trung bình một cân Anh (pound) thịt chứa 14 gram độc tố đạm (nếu để tế bào sống trong một chất lỏng có độc tố đạm , những tế bào này không phát triển và sẽ chết) làm tăng thêm sự làm việc cuả gan . Hơn nữa , thịt không có chất để tạo ra tế bào , do đó táo bón là điều rất dễ xảy ra . Chúng ta cũng biết rằng táo bón cũng có thể tạo ra ung thư ruột , bệnh trĩ ... Nếu thận phải làm việc quá độ , thận sẽ bị hư . Nếu gan phải làm việc quá độ , cứng gan hay ung thư gan cũng có thể xảy ra .

Tiếp tục nghiêng cứu còn cho thấy rằng , ăn nhiều chất mỡ sẽ bị bệnh sưng gan hay sưng lá lách và làm giảm sự sinh trưởng của tế bào . Chất cholesterol và chất mỡ của động vật là chất gây ra bệnh tim và là một trong mười lý do làm chết nhiều người nhất ở Đài Loan .

Thử nghiệm cho thấy rằng thịt nướng hay thịt đút lò tạo ra chất hóa học (Methylcholanthrene) gây bệnh ung thư . Chuột thử bằng chất hóa học này bị đủ loại ung thư như : ung thư xương , ung thư máu , ung thư bao tử ...

Hiện nay ung thư đứng hạn nhì trong số những bệnh làm chết người . Trong bài tường trình về sự biến thể và tăng trưởng của tế bào ung thư , thí nghiệm cho thấy chuột con uống sữa của chuột mẹ bị ung thư sẽ bị ung thư . Do đó nếu chúng ta ăn thịt của động vật bị ung thư mỗi ngày , thì hậu quả xấu là điều không tránh khỏi .

Có người nghĩ rằng , tất cả súc vật đều được kiểm soát kỹ lưỡng trước khi cho vào lò sát sinh , nhưng sự thật chỉ một số nhỏ là được kiểm soát mà thôi . Đây không phải là lỗi của kiểm soát viên mà là số lượng súc vật bị giết quá nhiều . Muốn kiểm soát coi thịt có bị ung thư không cũng không phải là một chuyện dễ dàng , hơn nữa kiểm soát viên phải kiểm soát rất nhiều súc vật một ngày , do đó chúng ta có thể hiểu rằng công việc này khó khăn như thế nào . Những nước văn minh như Châu Âu hay Hoa Kỳ cũng không thể giải quyết vấn đề này một cách hữu hiệu ; con vật bị ung thư chỗ nào thì cơ phận đó thì sẽ bị chặt bỏ đi , phần còn lại vẫn mang ra bán .

Sở kiểm soát vệ sinh ở một số quốc gia chỉ kiểm soát một phần nhỏ súc vật bị sát sinh . Bác sĩ J. H. Kello là một người ăn chay , đã từng nói : "Khi chúng ta ăn chay , chúng ta không phải lo nghĩ đến thịt súc vật chúng ta ăn bị chết vì bệnh gì , việc này làm một bửa ăn chay hứng thú biết bao ."

Kế tiếp , chúng ta hãy bàn về vấn đề cho thú vật ăn cỏ . Có những bài tường thuật về chuyện thức ăn cho súc vật có chất kháng độc tố để chống nhiễm trùng và làm cho những gia súc này lên cân rất mau . Nhưng vì chất kháng độc tố này được dùng mỗi ngày , cho nên những vi khuẩn trong cơ thể súc vật không còn bị ảnh hưởng nhiều , đến khi chúng ta ăn thịt của những súc vậy này , nếu vì một lý do nào mà chúng ta bị thương hay bị nhiễm độc thì những chất kháng độc tố không còn đủ hiệu lực để giúp cơ thể chúng ta nữa , do đó một mạng người quý báu có thể mất đi chỉ vì chúng ta đã ăn quá nhiều thịt bị nhiễm độc .

Có người lại nghĩ rằng ăn chay là một điều tốt , nhưng thiếu chất bổ dưỡng , đây là một điều rất sai lầm . Để chứng tỏ điều này , Sư Phụ sẽ trích lời của bác sĩ người Mỹ tên là Miller (Bác sĩ Miller sinh ngày 1 tháng 7 năm 1879 , bắt đầu học y khoa năm 21 tuổi . Đến Trung Hoa khi ông 25 tuổi , hành nghề y khoa giúp các dân nghèo liên tiếp 40 năm . Ông đã thành lập một bệnh viện ở Đài Loan , tất cả nhân viên của bệnh nhân đều ăn chay , bác sĩ Miller là một người ăn trường chay . Trước khi rời Đài Loan , ông đã được chính phủ Đài Loan tặng huy chương để cảm ơn sự phục vụ của ông cho nhân dân Đài Loan .)

Ông đã nói rằng : "Chuột là một trong ngững động vật có thể sống bằng cách ăn chay hay ăn cỏ . Nhưng nếu ta chỉ cho một con chuột ăn toàn cây cỏ , và một con ăn toàn thịt , phát hiện rằng sức tăng trưởng của 2 con không khác nhau , nhưng con chuột ăn toàn cây cỏ sống lâu hơn và sức kháng độc mạnh hơn . Khi mà cả hai con chuột bị bệnh , thì con chuột ăn chay lành bệnh mau hơn ." Ông nói rằng : "Khoa học hiện đại rất là tiến bộ , nhưng nó chỉ có thể tạm chửa một số bệnh tật . Thức ăn , trái lại , có thể tồn giữ sức khoẻ của chúng ta ." Ông cũng nói rằng : "Chất dinh dưỡng đến trực tiếp từ cây cỏ . Con người ăn thịt động vật lại tìm sự dinh dưỡng từ cây cỏ , vậy thì tại sao con người không lấy chất bổ dưỡng trực tiếp từ cây cỏ ?" Bác sĩ Miller còn nói : "Chúng ta chỉ cần ăn trái cây , rau , các loại đậu , ngũ cốc , và uống sữa là đủ để nuôi dưỡng cơ thể ." Ông khôi hài rằng những chất dinh dưỡng từ các thức ăn chay còn bổ hơn uống thuốc vitamin nữa .

Vị bác sĩ sống tại Đài Loan gần 50 năm khuyến khích mọi người ăn chay , đã nói rằng , ăn tàu hũ làm bằng đậu nành là một chất bổ dưỡng vì "Tàu hũ là thịt không có xương" . Nếu nhân loại chỉ dùng một thực phẩm , thì ăn đậu nành sẽ sống lâu hơn các thực phẩm khác . Ông khuyên các bệnh nhân của ông nên ăn chay vì "hồi phục sinh lực trong cơ thể quan trọng hơn là chỉ chữa cho khỏi bệnh . Sự hồi phục cơ thể nên tùy thuộc vào cách dinh dưỡng , chứ không nên tùy thuộc vào y dược ."

Nhiều người nghĩ rằng đạm tố của súc vật tốt hơn đạm tố của loài cây . Nhưng những người này không nghĩ đến một điều , đậu nành là một loại đậu có đủ chất đạm . Ăn thịt có thể được đủ chất đạm , nhưng thí nghiệm đã cho thấy rằng súc vật ăn thịt lúc đầu rất khoẻ mạnh , nhưng chúng chết bất thình lình vì tất cả đều bị áp huyết cao và đau thận . Đạm tố (protein) khác với chất bổ (vitamins) và khoáng chất (minerals) ở điểm là cơ thể chúng ta chỉ có thể chứa một số lượng nhỏ chất đạm và chất đạm này được thận và gan phân tích , hấp thụ , phần còn lại bị thải ra ngoài . Trong một cuộc thí nghiệm của Bác Sĩ Irrving Fisher ở đại học Yale , có 32 người ăn chay và 15 người ăn mặn , ông cho tất cả những người này đưa thẳng tay ra cho đến khi nào mỏi thì thôi . Kết quả là những người ăn thịt chỉ đưa thẳng tay ra được 15 phút là mỏi . Trong khi những người ăn chay có thể đưa thẳng tay ra được đến 30 phút mới mỏi . Trong số 15 người ăn thịt , chỉ có 2 người đưa thẳng tay ra được từ 15 phút đến 30 phút , trong số 32 người ăn chay , có 22 người đưa thẳng tay ra được từ 15 phút đến 30 phút , 9 người chịu được trên 1 tiếng . Vì không gian và thời gian hạn hẹp Sư Phụ không thể kể ra tất cả những cuộc thí nghiệm tương tự như cuộc thí nghiệm này . Thế vận hội mùa đông 1949 , bác sĩ Barbara More phá kỷ lục thế vận chạy 110 dặm trong 27 tiếng 30 phút . Bà ta 56 tuổi khi đoạt giải này , bà là người ăn chay trường và đã tuyên bố rằng : "tôi muốn là một thí dụ điển hình để chứng tỏ rằng nếu chúng ta ăn chay 3 lần 1 ngày , thì chúng ta sẽ có 1 cơ thể trong sạch và khoẻ mạnh ."

Nhìn vào thí dụ trên , ai dám nói là chỉ có người theo đạo mới ăn chay ? Từ khi lịch sử loài người viết ra , ta có thể thấy rằng thực phẩm chay là thực phẩm căn bản của con người . Truyện cổ tích thần thoại của Do Thái và cả Hy Lạp đều nói rằng loài người ăn trái cây . Pháp sư Ai Cập cũng không bao giờ ăn thịt . Những nhà triết lý Hy Lạp như Plato , Socrates , Diogenes đều là người trường chay . Ở Ấn Độ , Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhấn mạnh về việc không được sát sinh và cấm các đệ tử không được ăn thịt , nếu các đệ tử ăn thịt thì súc vật sẽ sợ hãy chúng ta ; do đó chúng ta đừng nên ăn thịt để chứng tỏ lòng từ bi của chúng ta , và đó là lý do tại sao vẫn còn những người ăn chay . Nhiều người theo đạo Lão cũng ăn chay . Trong thời gian đầu của Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo , những đệ tử là những người ăn chay . Để nhấn mạnh điểm này , trong kinh Thánh có viết , Chúa nói rằng : "Ta cho các người những hạt giống trên đất , những cây ra trái , và tất cả những hột giống và trái cây này sẽ thay thịt cho các ngươi ăn ." (Genesis 1:29) Còn những thí dụ khác trong kinh Thánh cũng nói về sự cấm ăn thịt : "Thể xác với máu là sự sống , các ngươi không được ăn ." (Genesis 9:4) Trong Kinh Thánh còn nói : "Ăn thịt hay uống rượu là điều không tốt ..." (Romans 14:21)

Gần đây , những nhà sử gia đã tìm thấy rất nhiều sách vở thời xưa , thí dụ như Tân Ước đã nói về cuộc đời của Chúa Giê Sư và giáo lý của Ngài . Chúa đã nói : "Những người ăn thịt là những người tự đồ mồ cho chính họ . Ta nói thật cho các người biết , những kẻ giết người thì sẽ bị người giết . Những kẻ nào giết và ăn thịt sinh vật thì thể xác kẻ đó sẽ giống như thể xác của một người đã chết ." Ngay cả các tôn giáo ở Ấn Độ cũng tránh ăn thịt . Người đã sáng lập ra đạo Ấn Độ (Hindu) viết rằng : "Con người không thể có xác thịt mà không giết hại một vật gì , những kẻ làm cho người khác đau khổ sẽ không được Thượng Đế thương xót , cho nên chúng ta không nên ăn thịt ." (Giáo lý của Ấn Độ Giáo)

Kinh điển của Hồi Giáo cấm các tín đồ ăn thịt của chúng sinh đã chết . Cháu của một nhà tiên tri nổi danh Mohammed , là một tín đồ Hồi Giáo , cũng là một nhà tiên tri nổi tiếng , đã khuyên các đồ đệ là : "Đừng để cho bao tử các ngươi trở thành mồ chôn các thú vật ." Có một vị thiền sư người Trung Hoa , Hàn Sơn Tử , đã viết một bài thơ phản đối kịch liệt về sự ăn thịt , ông đã nói : "Lật đật tới chợ mua cá và thịt cho vợ con ăn , nhưng tại sao thịt cá phải đổi lấy mạng sống của nó cho chúng ta được no ấm ? Tại sao phải giết chúng nó , đó không phải là trời định , không phải là duyên của Thiên Đàng mà là vì sự tồn tại của địa ngục ."

Trên thế giới có rất nhiều nhà văn , họa sĩ , bã học , triết gia , và các bác sĩ nổi tiếng đều là những người có nhieeht tâm ăn chay . Những người đã nói về sự quan trọng của ăn chay như Phật Thích Ca , Chúa Giê Su , Công chúa Diana , Hoàng tử Charles , tài từ màn bạc nổi tiếng như Paul Newman , nhà bác học Einstein , nhà triết gia Plato và Socrates , nhà văn vĩ đại như Shakespeare, và Tolstoi , vị lãnh tụ Ấn Độ , Thánh Gandhi ...

Nhà bác học Einstein đã nói : "Tôi nghĩ là ăn chay rất có ích cho sự tiết chế dục vọng và sự thay đổi cuộc sống ; cho nên may mắn thay cho những người đã biết ăn chay ." Từ những sự kiện trên , chúng ta thấy rằng : "Con người nên ăn chay" là lời dạy của các bật hiền thân trong lịch sử .

VẤN : Có người thường nói , chỉ cần làm một con người tốt , chứ không phải ăn chay mới là người có nhân tính . Xin hỏi câu nói này có lý không ?

ĐÁP : Nếu là người tốt , nếu là người có nhân tính thì tại sao ăn thịt của chúng sinh ? Thấy chúng sinh đau khổ thì không nên nhẫn tâm ăn nó mới là đúng ; ăn thịt là chuyện không có lòng từ bi , nếu chúng ta ăn thịt thì làm sao chúng ta có thể nói là có lòng nhân từ . Đại sư Liên chi nói : "Giết một bản thể và ăn thịt của nó , trên dời này không có cái gì tàn ác , khốn khổ , và tim sắc đá hơn nữa ; cho nên nếu thí chủ ăn thịt , thì lòng nhân từ và giàu tình cảm của thí chủ để ở đâu ? Mạnh Tử (Mencius) cũng nói : "Kiến kỳ sinh , bất nhẫn kiến kỳ tử , văn kỳ thanh , bất nhẫn thực kỳ nhục , dĩ quân tử viễn trù giả ." Ý là khi chúng ta thấy động vật còn sống thì chúng ta không thể nào nhẫn tâm mà giết chúng nó ; khi nghe tiếng kêu thảm thiết của nó thì chúng ta không nhẫn tâm mà ăn thịt của nó , nếu là quân tử nên tránh xa khỏi nhà bếp ." Trí huệ con người hơn hẳn với các động vật , chúng ta dùng các công cụ , làm cho động vật không cách nào kháng cự lại chúng ta , và chúng nó sẽ chết trong hận thù . Những kẻ ăn hiếp vật yếu đuối không có tư cách nào để xưng là quân tử . Khi động vật bị giết sẽ sợ hãy cực độ , nổi giận và thù hận ; những cảnh này đã đủ để cho cơ thể chúng nó sinh ra độc tố tồn trữ trong thịt , khi người ăn vào sẽ bị độc hại . Đồng thời , vì động vật có một chấn động thấp cho nên sẽ ảnh hưởng chấn động của chúng ta , đối với tâm tri phát triển cũng sẽ không tốt .

VẤN : Chúng ta có thể ăn chay tùy theo sự tiện lợi hay không ? (Ăn chay tùy theo sự tiện lợi nghĩa là rau và thịt nấu chung , mà chúng ta chỉ ăn rau ).

ĐÁP : Không được . Nếu để thức ăn trong thuốc độc ngâm một hồi , rồi mang đem ăn , thử hỏi có trúng độc hay là không ? Trong Kinh Niết Bàn , Ca Diếp hỏi Phật : "Nếu trong lúc đi xin ăn , xin được rau cải và thịt , xin hỏi thức ăn này có thể ăn hay không ? Chúng ta làm sao rửa sạch thức ăn ?" Phật nói : Phải lựa rau ra và rửa cho thật sạch sau đó thì ăn được ." Từ điểm trên thì chúng ta thấy , thịt và rau để chung với nhau , nếu không lấy nước rửa sạch , cũng không được ăn vào , nói chi là ăn thịt ? Đồng thời , từ ý nghĩa của câu trên , chúng ta thấy một cách rất rõ là Phật Thích Ca vad đệ tử của Ngài đều ăn chay cả . Nhưng vẫn có người phỉ báng Phật và nói Phật ăn chay tùy theo sự tiện lợi , nếu Phật tử bố thí thịt thì Ngài ăn thịt . Đây là điều vô lý , chứng tỏ các người đọc kinh không đủ và không hiểu rõ kinh điển . Chín mươi phần trăm người ở Ấn Độ đều ăn chay , họ thấy người mặc áo vàng tới xin ăn thì đã tự biết bố thí đồ ăn chay , hơn nữa nhà họ không có thịt để mà bố thí .

VẤN : Tôi có nghe một vị pháp sư nói rằng : "Phật ăn giò heo bị đau bụng mà chết". Điều này có thật không ? Có phải điều này đã được kể ra trong Kinh Phật hay không ?

ĐÁP : Tuyệt đối không . Đức Phật qua đời vì ăn phải một loại nấm độc . Nếu dịc ra trực tiếp từ tiếng Phạn , loại nấm này tên là nấm "giò heo" , nhưng "giò heo" này không phải là giò heo thật , nó chỉ là cách ta gọi một loại thức ăn mà thôi . Nhiều thức ăn chay mà lại có tên như là "long nhãn" (mắt rồng) , "cây xương rồng" ... Nấm "giò heo" vào thời xưa ở Ấn Độ là một loại nấm khó tìm , do đó khi tìm thấy , người Ấn Độ cho là quý nên họ đem dâng tặng Phật . Loại nấm này chỉ mọc dưới mặt đất , tìm thấy nấm bằng cách cho một con heo đi đánh hơi , khi ngửi thấy nó sẽ bới đất lên bằng chân . Đó là tại sao loại nấm này có cái tên là "giò heo" hay là "heo vui". Sau này , vì sự phiên dịch không chính xác nên người ta hiểu lầm Phật là một tu sĩ ăn "giò heo" (ăn thịt). Đây là một điều rất đáng tiếc .

VẤN : Có một số cư sĩ tu tại gia ăn thịt , và họ nói rằng Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cho phép họ ăn . Điều này có thật không ?

ĐÁP : Không ! Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát không cho phép người ăn thịt . Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát có hỏi Đức Phật rằng : "Chúng sinh có thể ăn thịt hay không ?" Đức Phật đồng ý với vài điều kiện . Đức Phật có nói : "Ngươi có thể ăn những loại thịt sau đây : Thịt giống như gỗ khô , thịt đã thối nát của thú vật chết vì bệnh tật hay tự nhiên mà chết (không phải thịt của thú vật bị giết). Còn nữa , khi ăn thịt này phải mật niệm ba lần . Hội đủ những điều kiện này thì nhà ngươi có thể ăn thịt ."

Có lẽ vì một số người bị đói cùng cực và không có một thứ gì khác để ăn , nên Đức Phật cho phép họ ăn những loại thịt kể trên . Nếu những thịt rữa nát này là của thú vật bị giết , chúng ta không được ăn . "Thịt giống như gỗ khô" tức là thịt không tươi , do đó chúng ta cũng không được ăn thịt , và tất cả các loại thịt đóng hộp đều không được ăn . Giả sử bây giờ Sư Phụ cho quý vị một đĩa có thịt rữa nát và mùi vị như gỗ khô , thử hỏi quý vị có muốn ăn không ?

VẤN : Trong Phật Giáo có những tên như tam tịnh nhục , những người học Phật có thể ăn những loại thịt này không ?

ĐÁP : Không được ! Trong kinh Lăng Nghiêm có giải thích rất rõ ràng : "A Nan , ta để cho các tỳ khưu dùng ngũ tịnh nhục , những loại thịt này là do ta dùng thần thông hóa ra , chúng vốn không có căn mạng . Đất đai Bà La Môn ẩm thấp , lại thêm nhiều đá sỏi , cỏ cây không sanh trưởng . Ta dùng thần lực đại bi để tạo ra , lấy đại từ bi gọi tên giả là thịt , và có những mùi vị như thế . Sau này khi Như Lai diệt độ , người ta ăn thịt chúng sanh rồi còn xưng là Phật tử ".

Xin hỏi ngày nay người ta có dùng loại thịt nào do Như Lai dùng thần thông hóa ra mà không có căn mạng không ? Vì lúc đó người Bà La Môn sống ở những nơi khí hậu ẩm thẩm , lại nhiều sỏi đá , không thể trồng rau quả , ngay cỏ cũng sống không nổi , cho nên Phật dùng thần lực đại bi ảo hóa thành ngũ tịnh nhục cho họ ăn . Nhưng sau đó , Phật đã tiên đoán rằng sau khi Phật diệt độ , một số tín đồ không đứng đắn ăn thịt chùn sanh lại còn dám tự xưng là đệ tử của Phật . Từ đó cho ta thấy rằng Phật tuyệt đối cấm chỉ các đệ tử ăn thịt chúng sanh . Rất nhiều kinh điển đều nói rất rõ ràng về việc cấm ăn thịt chúng sanh , chẳng hạn như Kinh Niết Bàn , Kinh Lăng Nghiêm , Kinh Phạm Cang , Kinh Ương Khuất La Ma , Kinh Đại Phương Đẳng Vô Tưởng , Kinh Tượng Dịch , Kinh Đại Thừa Nhật Lăng Già ... , rải rác rất nhiều nơi . Ở đây Sư Phụ chỉ đem bốn bộ Kinh Niết Bàn , Lăng Nghiêm , Phạm Cang , Lăng Già để nói về điểm này , cống hiến quý vị tham khảo :

Trong Kinh Niết Bàn , Bồ Tát Ca Diếp hỏi Phật : "Tại sao Như Lai không cho người ăn thịt ?" Phật trả lời : "Những người ăn thịt sẽ đứt đoạn hạt giống từ bi ." Ca Diếp lại hỏi : "Tại sao lúc đầu cho phép người dùng tam tịnh nhục hoặc chín loại tịnh nhục ?" Phật nói với Ca Diếp rằng : "Bởi vì ta lo cho họ trong một giây lát không bỏ được thức ăn có thịt , cho nên mới định chế ra pháp phương tiện này , là để từ từ dẫn độ chúng sanh , để họ từ bỏ thịt . Nhưng dụng ý thực sự của ta lúc đó là muốn họ lập tức bỏ thói quen ăn thịt ". Phật lại tiếp tục nói : "Ca Diếp , từ hôm nay trở đi chế định rằng phàm là người đệ tử của Phật , không ai được ăn bất kỳ một loại thịt của chúng sanh nào ".

Trong Kinh Lăng Nghiêm , phần nghiệp quả tướng , Phật nói rằng : "Những chúng sanh này đều do phạm sát giới , lúc làm người ăn thịt dê , dê chết , sau đó trở lại làm người . Có mười loại chúng sanh cứ mãi luân hồi không ngừng , chết đi sống lại , ăn lẫn lộn nhau , vĩnh viễn bị ác nghiệp nhiễm vào thân , không sao dứt được ". Phật lại nói : "Quý vị nên biết , những người ăn thịt , dù có lúc tâm của họ dường như có thể nghiệm nhập định , nhưng vẫn là đại la sát , sau khi chết , nhất định sẽ đắm chìm vào bể khổ sanh tử , những người như thế không phải là đệ tử của Phật . Nhưng người ăn thịt cứ giết hại lẫn nhau để ăn uống , đời này ta giết ngươi , đời sau người giết ta , vĩnh viễn không sao dứt đoạn . Những người như thế làm sao thoát ra khỏi tam giới ?"

Quyển thứ tư trong Kinh Lăng Già giảng còn rõ hơn , Bồ Tát Đại Huệ bạch với Phật : "Thế Tôn , xin Ngài hãy cho con biết công đức mất mát như thế nào đối với người ăn thịt và không ăn thịt . Con và các Bồ Tát Ma Ha Tát đều biết rõ đạo lý không nên ăn thịt , nhưng ước mong Thế Tôn giúp cho những chúng sanh muốn ăn thịt về sau được hiểu rõ ràng". Phật ca ngợi Đại Huệ Bồ Tát và nói với ông rằng : "Lý do không nên ăn thịt thì vô kể , bây giờ ta nói sơ qua vài điều :

1. Tất cả các chúng sanh từ lúc ban đầu đều đồng một tự tính , trải qua các biến đổi là vì nhân duyên cùng nhau đã từng trải qua sáu đời quyến thuộc (cha , me , vợ , con , anh , em) thế theo quan niệm thương mến người thân , vì thế không nên ăn thịt .

2. Các loại thịt la , lừa , lạc đà , cáo , chó , bò , ngựa , người ... các đồ tể mua bán tạp nhạp , vì thế không nên ăn .

3. Các loại vật đều ăn những thức ăn không sạch sẽ mà trưởng thành , vì thế không nên ăn .

4. Các loài chúng sanh khi ngửi thấy mùi vị của các loại ăn thịt , đều sanh lòng hoảng sợ . Ví dụ những người đồ tể và săn bắn , khi chó thấy đều sinh ra sự hoảng sợ , giận ghét , hợp thành đoàn sủa lại , vì thế không nên ăn thịt .

5. Những người tu hành ăn thịt , không thể sanh khởi lòng từ bi , vì thế không nên ăn thịt .

6. Phàm phu thích ăn thịt là vì ngu si bất minh , đem thịt dơ dáy tanh hôi làm món hương vị , đương nhiên không tốt , vì thế không nên ăn thịt .

7. Ăn thịt làm cho người ăn các thứ chú thuật không sao thành công , vì thế không nên ăn thịt .

8. Ăn thịt có thể làm cho người có thoái quen thích sát sanh , gặp những hình dáng loài vật mà khởi dậy những sự suy nghĩ tham lam , không từ được tham dục , vì thế không nên ăn thịt .

9. Những ngươi ăn thịt bị các chư thiên nhân khai trừ , vì thế không nên ăn thịt .

10. Những người ăn thịt , có mùi vị hôi thúi , vì thế không nên ăn thịt .

11. Những người ăn thịt thường gặp nhiều ác mộng , vì thế không nên ăn thịt .

12. Những người ăn thịt , nếu ở trong núi rừng , hổ sói sẽ nghe được mùi thịt của họ mà tới , vì thế không nên ăn thịt .

13. Ăn thịt sẽ làm cho các vị không tiết chế được ẩm thực , vì thế không nên ăn thịt .

14. Ăn thịt làm cho người tu hành lòng không tránh được áp lực , vì thế không nên ăn thịt .

15. Ta từng nói qua , chúng ta ăn bất cứ loài gì , dù là rau cải , đều nên nghĩ rằng là giống như ăn thịt của con cái mình vậy . Lẽ ra không nhẫn tâm ăn mới đúng , nhưng vì cần duy trì tính mạng nên phải ăn , cho nên hãy đem nó nghĩ rằng giống như uống thuốc vậy , vì lý do này , chúng ta không nên ăn thịt .

Phật nói : "Đại Huệ , ngươi phải biết , trên thế giới này không có một người nào , nếu chúng ta không dạy họ ăn thịt , không tham cầu ăn thịt , không muốn họ ăn thịt mà khi trời sinh ra là muốn ăn thịt ăn cá . Ăn thịt là do thói quen của những ngày sau , không phải lúc mới sinh ra là muốn ăn thịt ngay . Theo lý do này , vì thế không nên ăn thịt . Có những lúc , ta vì sự hạn chế của hoàn cảnh địa lý và những nguyên nhân khác , mà cho phép các vị tỳ khưu dùng ngũ tịnh nhục . Bây giờ trong lời kinh này , ta trịnh trọng tuyên bố từ nay không được ăn thịt , bất kỳ một loại thịt nào , bất kỳ trong thời gian nào cũng không được ăn thịt . Đại Huệ tu hành muốn thành tựu Như Lai cần phải cúng dường chánh đẳng chánh giác , thậm chí có thể dứt bỏ mọi sự ăn uống thì sao còn đi ăn thịt cá ? Cho nên Như Lai tuyệt đối không dạy người ăn thịt , bởi vì Phật lấy tâm đại bi làm tiền đề , nhìn mọi chúng sanh như đứa con độc nhất của mình , tuyệt đối không để cho ai ăn thịt con cái của mình .

VẤN : Có một số người háu ăn nói rằng , mua động vật đã được giết xong về ăn , không phải phạm giới sát sanh , lời nói ấy có đúng không ?

ĐÁP : hoàn toàn không đúng . Có người ăn thịt , cho nên mới có người sát sanh . Trong Kinh Lăng Già , Phật có nói : "Đại Huệ , những người sát sanh , đa số là vì có người muốn ăn , nếu không có người ăn , thì không có chuyện sát sanh , cho nên ăn thịt và sát sanh đều phạm tội lỗi như nhau ". Cũng vì sát sanh quá nhiều , cho nên có nhiều thiên tai , hoạn nạn , chiến tranh đều do sát sanh mà tạo ra .

VẤN : Người tu đại thừa không nên có tâm phân biệt giữa mình và những người khác . Cũng vậy , khi ăn thịt nếu chúng ta không phân biệt giữa "chay" và "không chay" thì khi đó ăn thịt sẽ không còn là một vấn đề nữa . Điều này có đúng không ?

ĐÁP : Không , đây là một tà kiến . Phật , trong Kinh Niết Bàn và Kinh Lăng Già đã trả lời câu hỏi này . Trong Kinh Niết Bàn , Phật nói : "Sau khi ta nhập Niết Bàn thì sẽ có những tỳ kheo , bề ngoài thì giữ giới đàng hoàng nhưng trong tâm hồn họ chứa đầy tà kiến . Những người này nói rằng : "Phật cho phép chúng tôi ăn thịt ". Trong Kinh Lăng Già , Phật nói : "Trong tương lai sẽ có người giải thích sai lầm về ý nghĩa giới luật của Phật Giáo . Những người này sẽ phỉ báng và phá hoại chính giáo Lạt Ma , họ còn bôi nhọ cả giáo lý của Phật"; những người này sẽ nói : "Phật cho phép ăn thịt và cả Phật cũng ăn thịt". Bồ Đề Tát Đỏa , ta đã đưa ra mười điều răn phụ để giúp những người không thể bỏ thịt ngay lập tức , khiến cho họ ăn thịt mỗi ngày mỗi ít đi cho đến khi họ mãi mãi không còn ăn thịt sinh vật nữa . Giờ đây , trong Kinh Lăng Già này ta sẽ giải thích định ý của ta một cách thẳng thắn và chân thật ; nghĩa là từ bây giờ trở đi , các ngươi không được ăn thịt của tất cả mọi sinh vật , cho dù các sinh vật này chết vì bất cứ lú do nào (tự thiêu mà chết hay bị giết). Nếu vẫn còn những người cố ý nói sai đi những lời của ta thì những người này sẽ bị rơi vào ba cảnh khổ ải (địa ngục , ngạ quỷ , súc sanh). Điều này là sự đau khổ cho họ không ít ".

Còn những người nói rằng họ không có một đầu óc biết phân chia giữa thịt và không thịt , cái nào cũng là đồ ăn chay mà thôi . Quý vị có thể hỏi họ rằng nếu họ có thể ăn được đồ ô uế bài tiết ra từ sú vật mà vẫn nghĩ được rằng đó là thịt , thì khi đó chúng ta có thể nói chuyện với họ đề xem có phải là thịt và trái cây rau cải thật sự có khác biệt hay không ?

Còn những người đã phát tâm Đại Thừa Bồ Tát và vẫn còn ăn thịt sinh vật , thật ra họ "độ vào bụng" các sinh vật này chứ đâu phải là "độ chúng sanh" ? "Độ" đây có nghĩa là "đưa" chúng sanh đến bờ giác ngộ , đến cõi Niết Bàn .

Kể cả Lục Tổ Huệ Năng là một vị đại Thiền sư mà cũng không dám ăn thịt , khi Ngài đang ẩn tích , sống trong đán người săn thú vật lâu đến 16 năm , Ngài cũng không ăn thịt . Ngài không dám tiết lộ điều này với tất cả mọi người . Khi có người hỏi tại sao không ăn thịt , Ngài trả lời rằng ta bị đau bao tử không thể ăn thịt . Vị đại Thiền sư này còn cương quyết hơn chúng ta nhiều về sự ăn chay . Ngày nay có nhiều cư sĩ của đạo Ch'an (zen) nói rằng muốn được giải thoát chúng ta không nên cố chấp việc ăn chay , có lẽ họ nghĩ rằng trình độ giác ngộ của họ còn cao hơn Lục Tổ Huệ Năng hay chăng ?

VẤN : Người ăn chay có thể ăn trứng không ?

ĐÁP : Không . Tất cả các loại trứng , thụ tinh hay không thụ tinh , đều không được ăn , nếu chúng ta ăn tức là hủy diệt vật vậy . Có người nói rằng trứng sản xuất để bán là trứng không thụ tinh , do đó ăn những trứng này không phải là hủy diệt sinh vật . Sự lý luận này chỉ đúng trên bề mặt mà thôi . Trứng không thụ tinh chỉ vì có sự can thiệp của con người , kết quả là quả trứng này không đạt được mục đích thiên nhiên và phát triển thành một sinh vật , mặc dù quả trứng này có sinh lực để thụ tinh . Cũng có người nói rằng trứng có chứa các chất nuôi sống cơ thể như là protein và phosphates . Nhưng tất cả những chất này tìm có thể tìm thấy trong đậu phụng , đậu nành , khoai tây , và trong nhiêu loại cây cỏ khác . Từ quá khứ đến hiện tại , có nhiều vị sư không ăn thịt hay trứng mà sống rất lâu . Hơn nữa , lòng đỏ trứng chứa nhiều chất cholesterol là chất gây ra bệnh đau tim và là nguyên nhân chính gây ra bệnh về tim ở Đài Loan . Đa số các bệnh viện đều cho bệnh nhân ăn thịt .

VẤN : Súc vật được tạo ra là để cho chúng ta ăn . Nếu chúng ta không ăn , những súc vật này sẽ tràn ngập thế giới hay không ?

ĐÁP : Đây là một ý kiến sai lầm . Khi heo hay là các súc vật khác bị giết , quý vị có bao giờ hỏi những con vật này xem chúng có muốn bị ăn hay bị giết hay không ? Tất cả sinh vật đều có bản năng sinh tồn do đó rất sợ bị giết . Chúng ta không muốn bị cọp ăn thịt , vậy lẽ nào súc vật lại muốn bị chúng ta ăn thịt ? Trước khi có loài người thì loại vật đã hiện hữu rồi . Thử hỏi những loài vật này có tràn ngập trái đất hay không ? Theo luật tuần hoàn của vũ trụ , khi số lượng sinh vật nhiều hơn số lượng thực phẩm và chỗ ở , thì số lượng sinh vật sẽ bị giảm xuống cho đến khi nào được cân bằng . Điểm này quý vị có thể tìm thấy trong sách vạn vật học tại các trường học .

VẤN : Ăn động vật cố nhiên là sát sanh , ăn thực vật không phải là sát sanh sao ?

ĐÁP : Ăn thực vật đương nhien cũng là sát sanh , cũng có nghiệp chướng , nhưng nghiệp chướng nhỏ . Cho nên mỗi ngày quán âm hai tiếng rưỡi đồng hồ thì có thể rửa sạch nghiệp chướng này , bởi vì chúng ta không thể không ăn , cho nên chỉ còn cách là lựa chọn những loài sinh vật có ý thức tương đối thấp , sự đau khổ tương đối nhỏ để ăn . Thân của thực vật chứa hơn 90% là nước , thành phần ý thức rất nhỏ , nhỏ đến mức gần như không có cảm giác đau khổ , huống chi khi chúng ta ăn thực vật , không những không dứt căn mạng của chúng , mà ngược lại có thể giúp cho việc sinh sản của chúng trở nên phong phú hơn , cho nên trong cách làm vườn đều dạy người ta cắt tỉa hoa để giúp hoa tăng trưởng nhanh và đẹp .

Về trái cây thì không cần phải nói , lúc trái chín thì tiết ra hương vị , lại có màu sắc đẹp đẽ , mùi vị ngọt ngào , dùng trăm phương ngàn kế để quyển rũ chúng ta ăn , mục đích là để truyền bá hạt giống . Nếu chúng ta không ăn , cây trái sẽ buồn , rớt xuống dưới cây , tự mục nát . Hạt giống lại bị tàn cây lớn che khuất ánh nắng mặt trời , vận mạng bị tử vong , cho nên ăn thực vật rau cải là một chuyện rất tự nhiên , đối với chúng không có cảm giác đau khổ .

VẤN : Các loài sinh vật như heo , bò , gà , vịt ... đều do chúng ta nuôi dưỡng , tại sao không thể ăn chúng được ?

ĐÁP : Con người cũng do cha mẹ nuôi dưỡng , thưa hỏi cha mẹ có quyền ăn con cái mình hay không ? Các sinh vật đều có quyền sinh tồn mà không ai có quyền tước bỏ quyền sinh tồn này . Pháp luật Hồng Kông quy định tự sát cũng là phạm tội , đừng nói chi sát sanh .

VẤN : Người ta nói rằng thực vật tuy không bài tiết ra các độc tố làm hại cơ thể con người , nhưng cũng có rất nhiều loại thuốc trừ sâu , ăn vào cũng làm hại cơ thể con người , đúng không ?

ĐÁP : Nếu như trong ruộng bị phun các loại thuốc trừ sâu hoặc DDT , đây là các loại chất độc rất mãnh liệt , gây nên các chưng bệnh ung thư , không mang thai và gây nên các chứng bệnh gan nghiêm trọng khác . Vì thuốc DDT sẽ ngấm vào chất dầu của loài sinh vật , chất thuốc này thường ngấm sâu vào các lớp mỡ của loài vật . Khi quý vị ăn thịt , đem tất cả các loại thuốc nông nghiệp với nồng độ rất cao và những loại thuốc khác tích trữ trong lớp mỡ này , những chất này đã trưởng thành cùng với loài vật cho đến khi bị đem đi lấy thịt , vào khoảng mười lăm tháng . Lượng thuốc DDT chứa trong thân thể loài vật so với các loại rau cải , trái cây , cỏ nhiều hơn gấp 13 lần . Các loại nông dược xịt vào thân cỏ có thể rửa sạch , nhưng những loại thuốc này tích lũy trong lớp mỡ của loài động vật , dù rửa cách nào cũng không sạch được . Quá trình tồn trữ này là bởi vì nông dược có thể giữ được tính tồn trữ của nó , vì vậy trong vòng thực phẩm , người tiêu thụ nhiều nhất là người bị hại nhiều nhất . Trong một cuộc thử nghiệm của đại học Ohio cho thấy : các loại thuốc trừ sâu trong thân thể con người phần lớn đến từ chất thịt . Họ phát hiện rằng lượng thuốc tích trữ trong người ăn chay chỉ bằng một nửa của người ăn thịt . Thật ra , độc tố của các loại thịt không phải chỉ như vậy mà thôi , trong quá trình ăn uống , loài vật thường bị ép ăn rất nhiều chất hóa học để cho chúng sớm tăng trưởng hoặc thay đổi màu sắc của thịt hoặc chất sơ , để không dễ bị hư hoại ... , ví dụ dùng chất diêm sinh để giữ cho thịt không bị hư , có nhiều độc tính . Ngày 18/7/1971 , tờ nhật báo Nữu Ước có viết rằng : "Điều nguy hiểm tiềm ẩn đối với sức khoẻ của những người ăn thịt là những chất ô nhiễm không thấy được trong thịt , ví dụ như vi khuẩn trong cá Salmon , và các loại thuốc sát trùng , thuốc chống hư rữa , kích thích tố , kháng sanh tố , và các loại thuốc hóa học khác".

Ngoài những điều trên , loài vật được chủng ngừa . Những chất thuốc này vẫn còn lại trong thịt của chúng , vì thế chất đạm trong rau quả , đậu , hạt dẻ , bắp và sữa tinh khiết trong thịt , trong chất thịt chứa đựng 56% các tạp chất không hòa tan . Trong bản nghiên cứu cho biết các loại chất hóa học do con người thêm vào gây nên ung thư , các chứng bệnh khác và gây biến dạng cho thai nhi , cho nên những phụ nữ mang thai càng nên dùng thực phẩm chay tinh khiết để bảo vệ sức khoẻ cho bào thai . Uống nhiều sữa sẽ đem lại đủ chất vôi , ăn nhiều loại đậu sẽ có đủ chất đạm , ăn một số lượng rau cải và trái cây lớn đủ mang lại các sinh tố và khoáng chất .

VẤN : Nếu mọi người đều ăn thịt , có tạo nên sự khủng hoảng về thiếu lương thực không ?

ĐÁP : Không . Dùng một mảnh đất để trồng hoa màu có thể cung cấp một số lượng thực phẩm mười bốn lần nhiều hơn , nếu dùng mảnh đất đó để trồng thực phẩm nuôi súc vật . Mỗi mẫu đất trồng cây cối có thể sinh sản ra 800,000 năng lượng calories . Nhưng nếu đem số lượng cây cối này cung cấp cho loài vật , thì chỉ có thể sản sinh được 200,000 calories , điều này có nghĩa là bị thiệt mất 600,000 calories trong tiến trình trao đổi . Cho nên dùng thực phẩm chay có nhiều hiệu quả kinh tế hơn dùng thực phẩm thịt .

VẤN : Nhiều người nghĩ rằng ăn chay sẽ làm cho cơ thể sẽ nhỏ hơn và gầy hơn , trong khi ăn thịt sẽ làm cho cơ thể cao hơn và to lớn hơn . Điều này có đúng không ?

ĐÁP : Người ăn chay không nhất thiết phải nhỏ hơn hay gầy hơn . Nếu họ ăn uống đầy đủ và quân bình thì họ cũng có thể cao hơn và to lớn hơn . Như quý vị đã biết các thú vật như là : Voi , Tê Giác , Trâu , Bò , Nai ... đều là thứ ăn cây cỏ . Chúng to lớn mạnh khoẻ và rất hiền lành . Trong khi những thú vật ăn thịt như : Hổ , Báo , chó Sói thì rất bạo động . Do đó nếu con người còn tiếp tục ăn thịt thì một ngày nào đó họ sẽ trở thành thú vật . Còn nói về những người ăn thịt thì to lớn và mạnh khoẻ , điều này chưa chắc đúng , vì cuộc đời họ có thể sẽ bị ngắn đi . Người Eskimo gần như là hoàn toàn ăn thịt nhưng thử hỏi họ có to lớn và mạnh khoẻ hay không ? Có sống lâu hay không ?

Những điều này thiết tưởng quý vị cũng biết , phải vậy không ?

:rose3: :rose3: :rose3: :rose3: :rose3:

Nhím Hoàng Kim
08-19-2007, 07:38 PM
LỜI KHUYÊN TỪ BỎ VIỆC ĂN THỊT

Nyala Pema Duddul [1]



Khi con nghĩ về nỗi khổ mà việc ăn thịt mang lại,

Con không thể chịu đựng nổi điều đó và lòng cảm thấy đau đớn và khổ não.

Om mani padme hum hrih!

Từ tánh Không và lòng bi mẫn, Ngài là bậc dẫn dắt chúng sinh,

Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm) cao quý, con đảnh lễ Ngài.



Bản thân không tu hành lòng từ ái và bi mẫn,

Tôi đã ăn thịt những bà mẹ của tôi trong khi rao giảng về nhân và quả.

Không chứng ngộ chân lý tuyệt đối, tôi đã lang thang trên con đường ngôn từ rỗng tuếch.

Tôi, kẻ hành khất-như-con vẹt ở Tảng Đá Trắng,

Đã thực hành những khổ hạnh và ‘trích xuất tinh túy.’ [2]

Rồi một hôm, khi thiền định về Đức Avalokiteshvara,

Phù hợp với sự hợp nhất của những giai đoạn từ Khanyam Rangdrol, [3]

Thân tôi và mọi sự quanh tôi đột nhiên biến mất,

Biến thành thân ánh sáng của Đấng Bi mẫn Vĩ đại,

Bậc xuất hiện như một linh kiến trong không gian trước mặt tôi.

Khi nhìn từ trạng thái tự-tỉnh giác chói ngời,

Tôi nhận ra những đau khổ không thể nghĩ bàn của những cõi thấp.

Và đặc biệt là nỗi khổ mênh mông của Địa ngục Sống lại.

Đặc biệt ở một khu vực của nó tôi nhìn thấy tràn ngập

Đàn ông và đàn bà, trần truồng vàkhông được che chở, và đứng trước mỗi người

Là đám quân binh trông hung ác

Đầu như đầu chim, thú vật và những con thú hung dữ.

Nhiều người trong bọn họ cầm vũ khí sắc bén, chặt đứt những nạn nhân thành từng mảnh và ăn thịt họ.

Họ cứ chặt và thịt vẫn mọc trở lại.

Những nạn nhân không chết cho tới khi nghiệp của họ cạn kiệt,

Và những khuynh hướng quen thuộc của họ không suy giảm mà chỉ tăng trưởng.

Đối với những kẻ cử hành ‘lễ cúng dường đỏ’ thì thậm chí còn trầm trọng hơn nữa.

Bọn họ thét to lên vì đau đớn cực độ.

Khi tôi nhìn mọi hiển lộ bên ngoài này của tri giác của riêng tôi,

Tôi tự hỏi: “Có thể làm điều gì để chấm dứt nỗi khổ này?”

Và ngay lúc đó, trong không gian trước mặt tôi,

Đấng Bi mẫn Vĩ đại xuất hiện, Ngài nói:



“Con ta, con đã thân cận ta trong nhiều đời,

Hãy nghe cho kỹ, con thật tinh cần và kiên quyết!

Con đã nghe những giáo lý về giai đoạn phát triển của yoga Bổn Tôn,

Và thậm chí từng phát triển một ít phẩm tính,

Nhưng cội gốc của Pháp nằm ở lòng từ ái và bi mẫn.

Con có từ tâm và bi mẫn đích thực trong con?

Làm thế nào những người từng tu hành lòng bi mẫn lại có thể ăn thịt?

Hãy nhìn cách thức việc ăn thịt mang lại nỗi khổ đau như thế!

Những kết quả hành động của riêng ta sẽ chỉ chín mùi nơi ta,

Và chư Phật ba thời chẳng làm gì được.

Việc ăn thịt mất hết đức hạnh và kéo theo nhiều lầm lỗi,

Nó là nguồn mạch của bốn trăm hình thức bệnh tật,

Tám mươi ngàn trở lực và tám mươi bốn ngàn cảm xúc phiền não.

Trừ phi nó là một phần của hành vi vô úy của người làm lợi lạc tất cả những ai họ gặp,

Được sử dụng như một phương thuốc hay một chất linh thánh của thần chú bí mật siêu việt,

Còn thì việc dùng thịt không mang lại chút đức hạnh nhỏ bé nào.

Bởi những kẻ ăn thịt là những ma quân hay quỷ La sát,

Giới luật của con sẽ chỉ suy hoại và những cảm xúc tiêu cực tăng trưởng,

Con sẽ không có nguyên nhân là từ tâm và bi mẫn vị tha,

Và vì thế khó gặt hái trái quả là tinh túy của sự giác ngộ.

Những người ăn thịt sẽ không được các Bổn Tôn trí tuệ hộ tống,

Họ sẽ không có những sự ban phước, thành tựu, điều tốt lành và sự hoạt động.

Chất thể của lòng vị tha sẽ không phát triển trong những người ăn thịt,

Và chư thiên và loài rồng có thể coi họ như những quỷ ma.

Những người ăn thịt được bao quanh bởi những gandharva [4], La sát, ma quân.

Thần Chết, quỷ ma, tinh linh, gyalgong [5] và những quỷ ma gãy bể samaya,

Kết quả là việc ăn thịt sẽ dẫn tới sự tái sinh trong những địa ngục,

Hay như một con chim, chó rừng hay quỷ ăn thịt người.

Giống thế, việc ăn thịt mang theo nó nỗi khổ vô biên.

Nhưng khi con từ bỏ nó, con sẽ thoát khỏi mọi lỗi lầm này,

Và luôn luôn được các phi-nhân tôn kính,

Họ sẽ nhìn con như một Bà la môn hay một vị trời thanh tịnh.

Tất cả chư Phật và Bồ Tát khắp mười phương,

Những Guru, Bổn Tôn và Dakini sẽ tụ hội quanh con như những đám mây,

Và đặc biệt là con sẽ được các Bồ Tát nam và nữ hộ tống.

Hoàn toàn tự nhiên, con sẽ có nguyên nhân của lòng từ ái và bi mẫn,

Và nhanh chóng thâu hoạch kết quả là tinh túy của sự giác ngộ.

Đây chỉ là một vài đức hạnh không thể nghĩ bàn mà con đạt được.”



Ngài đã nói như thế và sau đó khi tôi phục hồi tri giác,

Tôi cảm thấy như thể thức dậy từ một giấc mơ minh bạch.

Thân và tâm tôi đau đớn như thể nuốt phải độc dược,

Và cảm thấy sợ hãi và hoảng hốt khiến tôi run rẩy.

Khi nghĩ tới những đau khổ khủng khiếp của Địa ngục Sống lại,

Tôi chỉ có thể cho đi hạnh phúc của tôi để đổi lấy đau khổ của người khác.

Tâm tôi hoàn toàn bị tràn ngập khiến tôi chỉ có thể rơi lệ.

Và cảm thấy một lòng bi mẫn mãnh liệt, không thể chịu đựng nổi.

Rồi để nhận vào mình những đau khổ của người khác,

Và tịnh hóa những lỗi lầm và che chướng của họ do bởi việc ăn thịt,

Đối với mỗi bà mẹ chúng sinh, bao la vô lượng như không gian,

Tôi lập lời nguyện sau đây, thật sự phù hợp với hai cấp độ của thực tại:



“Ôi Hiền giả vĩ đại Thích Ca Mâu Ni, tất cả chư Phật và

Chư vị Bồ Tát khắp không gian và thời gian,

Xin rủ lòng bi mẫn đối với đứa con không hiểu gì về nhân và quả!

Những Đạo sư gốc và Đạo sư dòng truyền thừa nhân từ, xin thương tưởng tới con!

Xin rủ lòng bi mẫn đối với đứa con không hiểu gì về nhân và quả!

Bổn Tôn siêu việt, Đức Avalokiteshvara vĩ đại, xin thương tưởng tới con!

Xin rủ lòng bi mẫn đối với đứa con không hiểu gì về nhân và quả!

Ngập đầy sự vô minh và hai che chướng,

Tôi thường nói tất cả vô lượng chúng sinh từng là cha mẹ của chúng ta ra sao,

Và trong khi hưởng thụ thịt của họ, tôi nói với người khác về nhân và quả.

Tôi không hình dung rằng nỗi khổ được kéo theo thì quá lớn.

Tôi thường nghe nói việc ăn thịt ‘thanh tịnh ba lần’[6]

Được Đức Phật chấp nhận và không là một hành vi tiêu cực.

Nhưng những người nói điều này phải là những vị thánh làm lợi ích bất kỳ ai họ gặp,

Giống như những đóa sen trong sạch, không bị những cảm xúc tiêu cực làm ô nhiễm,

Và những hành giả của con đường sâu xa của Mật chú thừa.

Về phần tôi, tôi không có giáo huấn nào sâu xa hơn

Lòng từ ái và bi mẫn vị tha,

Cũng như sự không thể sai lầm của nhân và quả.

Để tịnh hóa mọi lỗi lầm và che chướng phát sinh từ việc ăn thịt

Trong tất cả chúng sinh trải rộng khắp không gian,

Từ giây phút này trở đi, tôi hoàn toàn từ bỏ việc ăn thịt.

Đây sẽ là hứa nguyện kiên cố của tôi, và tôi sẽ không bao giờ để nó trôi tuột mất.

Cho dù mọi súc sinh trên trái đất bị ăn thịt,

Người ta vẫn không thực sự thỏa mãn, sẽ chỉ tăng thêm sự đói khát.

Và nếu không tìm ra thức gì để ăn hay uống chỉ trong ít ngày,

Ta thấy như thể trước đây chưa từng được nếm ngay cả một mẩu thực phẩm.

Giờ đây là lúc để trốn thoát sự đói khát quỷ ma này.

Chất thịt này đến từ đâu?

Nó chỉ xuất hiện từ sự chấp ngã và tham muốn.

Chỉ nghĩ tới điều này đã khiến tôi rời rã và hầu như buồn nôn.

Đống nhơ nhớp và bẩn thỉu không ngon miệng này,

Bị ô nhiễm bởi ba mươi sáu chất bất tịnh.

Một thân thể được sinh từ những khuynh hướng quen thuộc là căn bản của sự đau khổ,

Và nhiều thú vật có biệt nghiệp rất xấu ác,

Khiến bất kỳ ai ăn thịt của chúng sẽ khó đạt được giải thoát.

Đức Phật đã nói rằng thịt và rượu là những tặng vật bất tịnh

Và cúng dường chúng không được coi là sự bố thí.

Vì thế ai sẽ ăn thực phẩm của những phiền não này?

Những ngạ quỷ sống nhiều ngàn năm của con người

Không tìm ra thức ăn nước uống, và chỉ chịu đựng đau khổ,

Nhưng loài người chúng ta thậm chí có thể uống nước lạnh,

Và ngoài thịt và rượu còn có nhiều thứ để ăn và uống,

Khi ta vẫn chưa thỏa mãn những thực phẩm này,

Làm thế nào ta có thể đền đáp thiện tâm trong quá khứ với sự thiếu ngay thẳng, công bình?

Suốt quá trình vô lượng kiếp trong quá khứ

Trong mỗi thế giới trong vũ trụ này ai không từng là mẹ của ta.

Và sữa mẹ ta từng uống thì đầy ngập một tỉ đại dương.

Giờ đây tôi buông bỏ mọi sự giả dối và lấy Tam Bảo làm nhân chứng:

Trong quá khứ, dưới sự thống trị của vô minh và những khuynh hướng quen thuộc,

Tôi đã ăn thịt những cha mẹ tôi và đã không ăn năn sám hối.

Giờ đây với một động lực trong sạch bao gồm bốn năng lực,

Như trong tục ngữ: “Tôi đã, đang và sẽ không bị dính mắc,”

Từ nay trở đi, cầu mong tư tưởng ăn thịt không bao giờ thâm nhập tâm tôi,

Và nếu tôi ăn thịt, cầu xin Tam Bảo trừng phạt tôi.

Cầu xin các vị bảo trợ và Hộ Pháp luôn luôn chăm sóc tôi.

Giờ đây nếu tôi ăn thịt những bà mẹ trong quá khứ của tôi,

Thì trong ba cõi sẽ chẳng có điều vi phạm nào lớn hơn thế.

Đức Phật đã nói rằng ngay cả việc làm hại người khác đã làm tổn hại chút ít những giới nguyện của ta,

Thì cần gì phải nói tới việc ăn thịt giống như giết hại?

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Kinh Lăng Già và ở những Kinh khác, có nói rằng

Việc ăn thịt thì tương tự sát sinh,

Và nó bị ngăn cấm trong Đại thừa lẫn Tiều thừa,

Nhưng đặc biệt nó không được cho phép đối với một Bồ Tát.

Chính Đạo sư của chúng ta khi xuất hiện là một chú gà gô con,

Và như một thú dữ [7] trong chốn hoang đã không ăn thịt,

Thì làm thế nào những môn đồ của Ngài lại có thể làm thế?

Phù hợp với sự chỉ dạy của chính Đức Phật,

Việc ăn thịt cũng được nhiều Đạo sư vĩ đại Ấn Độ và Tây Tạng từ bỏ,

Vì thế những lỗi lầm của nó thì không sao tưởng tượng nổi.

Không nuôi dưỡng sự tiêu cực tự nó đã là một thực hành Pháp chân thực,

Vì thế cầu mong tôi luôn hòa hợp với Giáo Pháp đích thực!



Khi tôi đã nhận ra vô số lỗi lầm đến từ việc ăn thịt,

Ngay cả việc nghĩ về nó cũng đủ làm tôi kinh tởm giống như bị đầu độc,

Và vì thế tôi, kẻ hành khất vĩ đại tên là Duddul,

Đã viết những lời này để khuyên chính mình từ bỏ nó,

Trong ẩn thất Pháo đài-Không gian nơi Tảng Đá Trắng,

Cầu mong kết quả của đức hạnh này tịnh hoá mọi lỗi lầm và che chướng

Xuất phát từ việc ăn thịt trong tất cả chúng sinh,

Để họ có thể diện kiến một ngàn Đức Phật!



Nyala Pema Duddul



Chú thích:



[1] Nyala Pema Duddul (1816-1872) là guru của Ayu Khandro, Adzom Drugpa và Rigdzin Chang Chub Dorje là những vị thuộc dòng truyền thừa của Namkhai Norbu Rinpoche (xin coi ‘Women of Wisdom’ (Những Phụ nữ Trí tuệ) của Tsultrim Allione.) Trong đời ngài Nyala Pema Duddul đã thực hiện nhiều thực hành Culen (trích xuất các chất tinh túy.) Thực hành ăn chay này có ba cấp độ: Hóa thân, Báo thân và Pháp thân. Nó bao gồm việc từ từ giảm bớt số lượng thực phẩm được dùng cho tới khi hành giả chỉ dùng những lượng nhỏ những tinh chất của khoáng vật, tinh chất của hoa và nước. Đặc biệt là ngài đã sống bằng những năng lực vi tế và vào lúc cuối đời Nyala Pema Duddul để lại thân cầu vồng, thân ngài tan vào ánh sáng lúc ngài mất. Lúc gần mất, Nyala Pema Duddul yêu cầu các đệ tử bọc ngài trong một chiếc lều và chỉ trở lại sau bảy ngày. Vào ngày thứ tám các đệ tử quay lại và lúc mở lều họ chỉ tìm thấy những móng tay và chiếc y của ngài.

[2] (Culen): một phương pháp nhờ đó ta có thể sống bằng những chất hay yếu tố nào đó với số lượng ít ỏi mà không phải dùng những thực phẩm thông thường.

[3] Sự Tự-Giải thoát Ngang bằng Không gian.

[4] Tinh linh sống bằng các mùi hương. Cũng dùng để chỉ chúng sinh sống trong trạng thái trung gian.

[5] Một loại tinh linh hiểm ác.

[6] Có nghĩa là bạn không thấy hay nghe bất kỳ điều gì cho thấy rõ ràng là vì bạn mà con vật bị làm thịt, và không chỉ có thế, thậm chí bạn không nghi ngờ gì là có thể xảy ra một việc như thế.

[7] Những điều này ám chỉ những đời trước của Đức Phật như được thuật lại trong “Truyện Bổn Sanh” hay Jataka.



Bản dịch Anh ngữ của Adam



Nguyên tác: “Advice for Giving Up Meat Eating”

by Nyala Pema Duddul

Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

Nhím Hoàng Kim
08-19-2007, 07:55 PM
THAY ĐỔI CÁCH NHÌN VỀ LOÀI VẬT

Loài vật giống chúng ta nhiều hơn chúng ta tưởng – các khoa học gia cho biết như vậy
Nguyên tác: Jeremy Rifkin – Tâm Linh Chuyển ngữ

---o0o---

Những khám phá về kỹ thuật sinh hóa, kỹ thuật nano [1] và nhiều bí ẩn khác như tuổi thọ của thái dương hệ chúng ta đang sống là trung tâm điểm của khoa học. Ngoài ra cũng có những khám phá âm thầm khác trong các phòng thí nghiệm ở khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn như một cái gì ảnh hưởng nơi nhận thức con người và sự hiểu biết về đời sống của chúng ta.

Những điều mà các nhà nghiên cứu đang khám phá là loài vật có rất nhiều điểm giống con người mà chúng ta không thể nào tưởng tượng nổi. Chúng cũng có những cảm giác đau nhức, nỗi đau khổ, những áp lực tinh thần, tình thương mến, sự kích thích và ngay cả tình yêu — và những khám phá này đang thay đổi cách nhìn của chúng ta đối với loài vật.

Lạ thay, một số các nhà bảo trợ cuộc nghiên cứu lại là chủ nhân các nhà hàng bán thức ăn nhanh, như hệ thống nhà hàng McDonald’s, Burger King và KFC. Do sức ép của các nhà bảo vệ thú vật và do sự gia tăng yểm trợ của quần chúng trong việc đối xử nhân đạo với loài vật, những công ty này đã phải tài trợ cho các công cuộc nghiên cứu về tình trạng cảm xúc, tâm lý và tập tính xã hội (lối cư xử) của các loài vật bằng hữu của chúng ta

Những nghiên cứu tại viện đại học Purdue University về tập tính xã hội của loài heo, được tài trợ bởi McDonald’s chẳng hạn, cho thấy loài heo cũng khao khát tình thương yêu, sự trìu mến và dễ bị chán nản thất vọng khi bị cách ly hay không được cho chơi đùa cùng nhau. Thiếu sự kích thích tâm lý lẫn thể xác có thể dẫn tới tình trạng suy sụp về sức khoẻ.

Vì lý do này mà Cộng Đồng Âu Châu đã ban hành luật không cho làm chuồng hộp ngăn cách riêng từng con heo một, có hiệu lực từ năm 2012. Ở Đức thì chính phủ khuyến khích chủ nhân nông trại nuôi heo nên cho người tiếp xúc (human contact) với mỗi chú heo 20 giây mỗi ngày và cung cấp cho chúng các đồ chơi để ngăn ngừa chúng đánh nhau.

Những nguồn tài trợ nghiên cứu khác đã làm gia tăng lãnh vực nghiên cứu về tình cảm và khả năng tri giác của loài vật.

Gần đây các nhà nghiên cứu đã kinh ngạc bởi sự khám phá ra khả năng nhận thức của loài chim qụa New Caledonian (đăng trong báo Journal Sicience). Trong cuộc thử nghiệm, các nhà khoa học tại viện đại học Oxford University, Anh Quốc, đã quan sát hai con chim qụa tên là Betty và Abel. Hai anh chị quạ này được phép lựa chọn dụng cụ để bươi thịt ra khỏi lọ đựng thịt, một dụng cụ là sợi dây kẽm thẳng và dụng cụ kia là sợi dây kẽm có hình móc câu . Cả hai đều chọn loại dụng cụ hình móc câu. Abel dùng ưu thế mạnh bạo của phái nam cướp ngay sợi dây kẽm hình móc câu của chị Betty, làm chị Betty không còn lựa chọn nào khác hơn là dùng sợi dây kẽm thẳng. Chị Betty liền dùng "mưu" lấy mỏ của mình uốn cong sợi dây kẽm thành hình móc câu để lôi thịt ra khỏi lọ. Các nhà nghiên cứu lập lại mười lần thử nghiệm như vậy và kết quả là chín lần chị Betty đã uốn cong sợi dây kẽm thẳng thành dụng cụ lấy thịt trong lọ.

Một ấn tượng khác không kém là Koko, một cô khỉ đột nặng 300 pound tại Gorilla Foundation ở miền Bắc California được dạy cho học ngôn ngữ dành cho người câm điếc (sign language). Cô khỉ này đã học được hơn 1000 dấu và hiểu được hàng ngàn chữ tiếng Anh. Điểm số thông minh IQ của cô khỉ trong khoảng từ 75 đến 95.

Làm dụng cụ và sự phát triển năng khiếu ngôn ngữ chỉ là hai trong nhiều đặc tính biểu trưng về khả năng của loài vật. Tự ý thức là một đặc tính khác.

Một số nhà triết học và chuyên gia nghiên cứu về tập tính xã hội của loài vật đã từ lâu tranh cãi rằng thú vật không có khả năng tự biết về chính mình bởi vì chúng thiếu cái cảm giác về cá nhân chủ nghĩa.(nghĩa là không biết mình là ai). Điều này đã không còn đúng nữa. Theo các nghiên cứu mới ở Sở Thú Quốc Gia Washington, các con đười ươi đã chứng tỏ chúng biết mình là ai. Các chú đười ươi này dùng gương để soi mặt mình, mà chúng chưa hề thấy trước đây. Một chú đười ươi khác tên Chantek sống tại Sở Thú Atlanta thường dùng gương soi mặt để đánh răng và điều chỉnh cặp mắt kiếng mát mùa hè.

Lẽ dĩ nhiên khi tìm cách phân biệt loài vật và loài người, các nhà khoa học tin tưởng rằng sự đau đớn khi đối đầu với chuyện sanh ly tử biệt như là thước đo cảm tính. Người ta tin tưởng rằng loài vật không có cảm giác về sự sinh ly tử biệt và không có khả năng thấu hiểu cái khái niệm về sự chết của chính chúng. Không hẳn là như vậy. Loài vật cũng có kinh nghiệm về nỗi đau đớn buồn rầu, chẳng hạn như loài voi thường hay đứng bên xác chết của dòng họ thân thích với chúng nhiều ngày liền, thỉnh thoảng chúng còn dùng vòi xoa lên cơ thể của voi quá cố.

Chúng ta được biết là thú vật cũng thích vui chơi, nhất là khi chúng còn nhỏ. Các nghiên cứu gần đây cho biết khi đùa giỡn cùng nhau, não của loài chuột tiết ra một lượng lớn chất dopamine, một hóa chất não bộ thần kinh, có tác dụng tạo ra sự kích thích và cảm giác khoái lạc, mà chất này cũng được tìm thấy nơi con người.

Sự cấu tạo và chức năng não bộ thần kinh của loài vật cũng tương tự giống như loài người. Stephen M. Siviy, khoa học gia tập tính xã hội của trường đại học Gettysburg College ở bang Pennsylvania, đã đặt câu hỏi mang nhiều dấu ấn nơi các nhà nghiên cứu: “Nếu bạn tin tưởng sự tiến hoá do sự lựa chọn tự nhiên, bạn có thể tin như thế nào về những cảm giác, ngoài cảm giác sầu muộn, thình lình xuất hiện với con người?

Trước đây các nhà khoa học được biết tập tính xã hội (lối cư xử) của loài vật là do bản năng tự nhiên của chúng và do sự di truyền. Giờ đây chúng ta biết được những con vịt trời phải dạy các con của chúng các lộ trình di cư (khi thời tiết sang mùa). Thực tế, chúng ta đã khám phá ra rằng sự học hỏi hay kiến thức được truyền trao từ cha mẹ cho con cái và hầu hết các loài vật đều có được kinh nghiệm sinh sống qua tất cả sự học tập này.

Những điều đã nói ở trên có ý nghĩa gì trong lối cư xử của chúng ta đối với loài vật? Và hàng ngàn con vật phải bị đau đớn trong các phòng thử nghiệm mỗi năm? Hay hàng triệu con vật được nuôi sống trong những điều kiện không nhân đạo, để rồi bị giết tại các lò sát sinh làm thức ăn cho con người? Liệu chúng ta có đành lòng trong việc mua bán quần áo làm bằng da thú vật? Thế còn việc săn bắn các con chồn (để lấy lông làm áo) tại miền quê nước Anh, việc đấu bò bên nước Tây Ban Nha? Liệu những con sư tử hoang dã có đáng bị nhốt tại các hang động trong sở thú không?

Những câu hỏi như thế đã và đang cất lên. Viện đại học Harvard và hai mươi lăm trường đại học luật khoa Hoa Kỳ đã có những môn học về thú quyền (animal rights), và số án kiện về thú quyền nộp tại các toà án đang gia tăng. Gần đây nước Đức đã trở thành quốc gia đầu tiên bảo đảm quyền của thú vật ghi trong hiến pháp của xứ này.

Cuộc hành trình của con người là mở rộng sự đồng cảm [2] đến mọi loài chúng sinh ở khắp mọi nơi. Đầu tiên, sự đồng cảm chỉ giới hạn trong vòng gia đình, trong dòng họ và trong phạm vi bộ lạc. Sau đó được mở rộng tới những người đồng ý về giá trị con người. Từ thế kỷ thứ 19, những cộng đồng xã hội chung cho loài người và loài vật đầu tiên được thiết lập. Hiện tại, những nghiên cứu đang thực hiện đã mở sang thời kỳ mới, cho phép chúng ta mở rộng hơn và sâu hơn sự đồng cảm của chúng ta đến mọi loài, bao gồm cộng đồng rộng lớn hơn của những sinh vật mà chúng ta cùng chung sống và san sẻ trái đất.

Jeremy Rifkin, author of "The Biotech Century" (Tarcher Putnam, 1998), is the president of the Foundation on Economic Trends in Washington, D.C.

Published on Monday, September 1, 2003 by the Los Angeles Times

Chú Thích của người dịch:

[1] Nanotechnology là một ngành kỹ thuật học về sự đo lường đơn vị cực nhỏ, một nano-metre, viết tắt là nm bằng một phần tỷ của một mét (mười luỹ thừa chín), một nano-second bằng một phần tỳ của một giây đồng hồ, viết tắt là ns.

[2] Empathy tạm dịch là sự đồng cảm hay sự thấu cảm, có nghĩa là khả năng hiểu được ý nghĩ và cảm xúc của người khác.

Nhím Hoàng Kim
08-19-2007, 07:58 PM
http://img828.imageshack.us/img828/1216/dcm.jpg

Nhím Hoàng Kim
08-05-2010, 10:06 PM
http://img833.imageshack.us/img833/688/rauqua1.jpg