PDA

View Full Version : Vì sao ÂM LỊCH?



hoaphonglan1911
06-27-2007, 06:29 PM
Có khá nhiều người sùng bái Trung Cộng, họ luôn cho rằng: khoa học TC là chân lý. Họ đã thắc mắc với tôi về việc: "Tại sao năm Đinh Hợi này của ta lại trước Trung Quốc 1 ngày, liệu có phải các nhà làm lịch của ta đã tính sai?"
Tôi luôn tôn trọng các nền khoa học trên thế giới, nhưng không thần tượng sùng bái bất cứ cái gì.
Quan điểm của tôi là: Trung Lập và Trung Thực.

Bỏ công đọc và tổng hợp rất nhiều nguồn tư liệu, tôi đã tóm tắt lại và cố gắng viết theo cách dễ hiểu nhất cho tất cả mọi người.

Nếu ai muốn tự tìm câu trả lời cho mình, xin mời đọc các bài viết ở dưới.

hoaphonglan1911
06-27-2007, 06:37 PM
Sơ qua về lịch:

Hàng ngày chúng ta đang sử dụng lịch, tuy nhiên có rất nhiều người không hề quan tâm về vấn đề: "có bao nhiêu loại lịch" trên một tờ lịch ấy. Thông thường, mọi người chỉ cho là có 2 loại lịch: "Âm lịch" và "Dương lịch". Và mọi người cũng thường hiểu nhầm về ý nghĩa của 2 loại lịch này. Rất nhiều người cho rằng: "Âm lịch" chỉ dùng cho những việc liên quan tới những người đã khuất ==> đây là một quan điểm hình như là không chuẩn.

"ÂM" và "DƯƠNG" luôn song hành tồn tại, trong "ÂM" có "DƯƠNG" và ngược lại. "ÂM" thịnh "DƯƠNG" suy, hay "DƯƠNG" thịnh "ÂM" suy đều dẫn đến sự mất cân bằng và xuất hiện nguy cơ của diệt vong.

Trong gia đình: Nếu "ÂM" thịnh "DƯƠNG" suy" thì vai trò của người cha bị lu mờ, con cái tất sinh hư và thiếu tôn trọng người khác. Nếu "DƯƠNG" thịnh "ÂM" suy", thì người cha cay nghiệt, người mẹ vật vờ như một cái bóng, con cái sẽ mất hết cả ý chí và nghị lực, cũng chẳng có ích cho đời.

Trên bình diện quốc gia: Nếu "DƯƠNG" thịnh "ÂM" suy", thì nhân quyền bị trà đạp, người người sống trong tủi hổ, tham nhũng tràn lan, giống như thanh củi đã bị mục, chỉ cần xô nhẹ thôi là tan vỡ.

Trong vũ trụ: Nếu "DƯƠNG" thịnh "ÂM" suy", thì hạn hán tràn lan, cây khô đất nẻ, sinh linh khắc khoải lầm than. Nếu "ÂM" thịnh "DƯƠNG" suy" thì nhất định sẽ xảy ra nạn đại hồng thuỷ giống như cơn sóng thần đã hại chết hơn 150 ngàn người hồi cuối 2005.

Quay trở lại "Âm lịch" và "Dương lịch": "Âm lich" là lịch được thiết lập dựa trên sự vận hành của mặt trăng, "Dương lịch" là lịch được thiết lập dựa trên sự vận hành của mặt trời. Theo truyền thuyết phương Đông: Thần cai quản Dương khí ngự tại mặt trời, thần cai quản Âm khí ngự tại mặt trăng. Từ đó mới hình thành tên: "Dương lịch" và "Âm lich".

Trên tờ lịch chúng ta dùng hàng ngày, trải qua nhiều nghìn năm lịch sử, kết hợp chọn lọc văn hoá phương Đông, phương Tây để tạo thành tờ lịch như bây giờ.

Khoảng 4000 năm trước Công Nguyên, người Ai-cập cổ đại đã dùng lịch tính theo sự vận động của mặt trời, họ chia 1 năm thành 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày, tổng cộng 1 năm có 360 ngày. Cuối mỗi năm họ có 5 ngày ăn chơi không nằm trong lịch của năm trước, cũng không năm trong lịch của năm sau. Tức là thành 365 ngày. Người ta gọi là lịch Ai-cập (Egyptian Calendar). Trên thực tế, trái đất quay 1 vòng xung quanh mặt trời gần chính xác hết 365,2425 ngày.

Song song với lịch Ai-cập, người Ai-cập cũng có lịch Tín ngưỡng (religious calendar), lịch này có cách tính giống như lịch Trăng (Lunar Calendar - VN gọi là Âm lịch). Cách tính lịch Trăng được hoàn thiện từ thời cổ đại bởi người Trung quốc, người Ba-by-lon (Babylonians), người Hy-lạp (Greeks), và người Do-thái (Jews). Lịch Trăng cũng được người Ả-rập (Arabs) sử dụng. Tuy nhiên Người-Được-Ca-Ngợi (Muhammad) đã cấm sử dụng tháng nhuận trong lịch Hồi-giáo (Islamic calendar).

Lịch khiến cho người ta rối trí nhất là lịch La-mã (Roman Calendar): Trong suốt thời kỳ đế chế La-mã (từ 753 TCN) đã xuất hiện 3 loại lịch La-mã, đều đánh dấu sự trị vì của các hoàng đế La-mã. Một số tên của các tháng trong lịch La-mã cũng được đặt theo tên các vị thần, và các vị hoàng đế. Như Tháng Ba (March)(Martius) đặt theo tên thần chiến tranh Mars. Tháng Bảy (July), nguyên thủy là Quintilis (nghĩa là "tháng thứ năm"), năm 44 TCN người ta đổi thành Iulius - Đổi theo tên của vua Gāius Iūlius Caesar (Julius Caesar - trước đây chưa có chữ cái J), vua Julius Caesar sinh vào tháng này năm 100 TCN. Tháng Tám (August), nguyên thủy là Sextilis (nghĩa là "tháng thứ sáu"), năm 8 TCN người ta đổi thành Augustus - Đổi theo tên của vua Caesar Augustus (tháng sinh của vua).

Lịch Julius (lịch La-mã phiên bản 3) đã khá là hoàn thiện, tuy nhiên người sáng lập lịch này - hoàng đế Julius Caesar đã lấy chẵn 1 năm = 365 một phần tư ngày (365,25 ngày), dài hơn thực tế 0.0075 ngày. Và theo cách tính của Julius Caesar, cứ 4 năm 1 lần nhuận ngày 29 FEB, 100 năm 25 lần nhuận 29 FEB, 400 năm 100 lần nhuận 29 FEB. Nhưng thực tế 400 năm chỉ có 0.2425*400=97 ngày nhuận thôi (1 năm mặt trời = 365.2425). Vậy cứ 400 năm thì lịch Julius sẽ chậm hơn so với mặt trời 3 ngày.

Lịch Julius xây dựng năm 45 TCN, đến năm 1582, sự trễ của lịch so với mặt trời đã là 10 ngày. Giáo hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng tương ứng trở lại. Sau ngày 4 tháng 10 năm 1582 là ngày 15 tháng 10. Và để tránh sai biệt, lịch lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004...) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia hết cho 4 và 400 nên là năm nhuận, năm 1900 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận...). Lịch đã sửa mang tên lịch Gregory và được áp dụng cho đến bây giờ (người Việt gọi là "Dương lịch" hay "Tây lịch").

Ngoài hai loại lịch chính đó: lịch Trăng và lịch Mặt trời (hai loại này xếp lịch cho cả 1 năm), thì còn một số loại lịch khác mà phân đoạn chia khác đi.
Như lịch tuần: chu kỳ chỉ có 7 ngày lặp lại 1 lần, giải thích về lịch này cho đến nay vẫn chưa rõ, có nhiều giả thuyết cho rằng nó xuất phát từ Nhà thờ Thiên Chúa (Christian church) vào cuối thời đế chế La-mã, và 7 ngày gắn với 7 vị thần, cũng là 7 thiên thể (cổ đại) trong hệ mặt trời (seven "planets" of Solar System of the ancient times):
Nhật (Dimanche - Sunday - Chúa (Chủ) Nhật - thờ Thần Mặt Trời)
Nguyệt (Lundi - Monday - Thứ Hai - Mặt Trăng)
Hoả (Mardi - Tuesday - Thứ Ba - Hoả Tinh)
Thuỷ (Mercredi - Wednesday - Thứ Tư - Thuỷ Tinh)
Mộc (Jeudi - Thursday - Thứ Năm - Mộc Tinh)
Kim (Vendredi - Friday - Thứ Sáu - Kim Tinh)
Thổ (Samedi - Saturday - Thứ Bảy - Thổ Tinh)

Qua đó mới thấy: tên các ngày trong tuần theo kiểu VN là "vô cảm" nhất, đồng thời: ngày Chúa Nhật mới là đầu tuần, không phải ngày Thứ Hai như người Việt vẫn quan niệm.

Một loại lịch khác nữa cũng khá quen thuộc là lịch sắp xếp theo Thiên Can và Địa Chi. Ví dụ như: lúc này là: giờ Tỵ, ba khắc, ngày Quí Tỵ, tháng Bính Ngọ, năm CHXHCN thứ 32 (năm Đinh Hợi).

hoaphonglan1911
06-27-2007, 06:52 PM
Tín ngưỡng và chính trị cũng ảnh hưởng đến lịch.

Như mọi người đã biết, trên thế giới có 3 đạo giáo độc thần lớn: Do Thái giáo, Công giáo, Hồi giáo. Người Việt còn biết đến một độc thần giáo nữa là Đạo Cao Đài.

Hồi giáo (Muslim) có ảnh hưởng rất lớn ở vùng Trung Đông. Lịch Hồi giáo (Islamic calendar hoặc Muslim calendar) được tính theo sự vận động của mặt trăng, nhưng lịch hàng năm không hòa đồng bộ theo sự vận động của mặt trời (không tính tháng nhuận), bởi vậy các ngày lễ trong Hồi Giáo theo lịch Đạo Hồi bị thay đổi thời tiết từ năm này qua năm khác. Nguyên nhân là do năm mặt trăng 12 tháng chỉ có 29.5*12=354, ít hơn so với năm mặt trời là khoảng 11 ngày.

Trong Công giáo, lại chia thành 3 nhánh: Công giáo La mã (Giáo hội Rôm-ma, có Giáo Hoàng), Chính thống giáo Đông phương (không có Giáo Hoàng), và Kháng cách (đạo Tin Lành).
Tín đồ Công giáo ở Nga theo Chính Thống Giáo Nga thuộc Chính thống giáo Đông phương. Các giáo phận của Chính Thống Giáo Đông Phương không tuân theo sự lãnh đạo của Giáo Hoàng Công Giáo La Mã.
Đây là lý do tại sao cách mạng tháng 10 Nga lại rơi vào tháng 11.
Ngày Cách mạng tháng Mười Nga thành công là ngày 7 tháng 11 năm 1917 (theo lịch Gregory) hay ngày 28 tháng 10 năm 1917 (theo lịch Julius).
Người Nga vẫn dùng lịch Julius mãi đến năm 1917, mặc dù từ năm 1582 đã có lịch Gregory (Dương lịch hay Tây lịch ngày nay).

hoaphonglan1911
06-27-2007, 06:56 PM
Âm lịch Việt Nam

Âm lịch Việt Nam là một loại lịch có nguyên lý thiên văn. Nó được tính toán dựa trên sự chuyển động của mặt trăng, mặt trời, và trái đất. Nếu dùng từ một cách chính xác, loại lịch này sẽ có tên là ÂM DƯƠNG LỊCH.

Hành trình của mặt trăng quanh trái đất là 29,5 ngày. Hành trình của trái đất trên quĩ đạo là 1 năm = xấp xỉ 365,2425 ngày. Với việc trục của trái đất nghiêng 23 độ một phần hai so với quĩ đạo, thì hành trình 1 năm của trái đất vẽ ra ảnh của mặt trời chính là "hoàng đạo". Để cho dễ hiểu chúng ta có thể coi "hoàng đạo" là quĩ đạo 1 năm của mặt trời quanh trái đất (trên thực tế là trái đất quay quanh mặt trời).

Ngày tháng âm lịch được tính dựa theo các nguyên tắc sau:
- Ngày đầu tiên của tháng Âm lịch là ngày chứa điểm "Sóc" - "Trăng mờ".
- Một năm bình thường Âm lịch có 12 tháng , một năm nhuận có 13 tháng âm lịch.
- Đông chí luôn rơi vào Tháng Một (tháng 11) âm lịch.
- Trong một năm nhuận, nếu có 1 tháng không có Trung khí thì tháng đó là tháng nhuận. Nếu nhiều tháng trong năm nhuận đều không có Trung khí thì chỉ tháng đầu tiên sau Đông chí là tháng nhuận.

1. "Ngày Sóc" là thời điểm "hội diện":
Tâm Mặt Trời, và trục bắc-nam của Trái Đất tạo thành một mặt phẳng (mặt phẳng hội diện). Trong hành trình 29,5 ngày trên quĩ đạo quanh Trái Đất của mình, Mặt Trăng có 2 lần "hội diện", tức là có 2 lần tâm Mặt Trăng trùng lên mặt phẳng "hội diện".
"Ngày Sóc - Trăng mờ" là ngày "hội diện" Mặt Trăng, Mặt Trời cùng phía, tức là Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất. Âm lịch khởi mùng một đầu tháng vào ngày này. "Ngày Sóc - Trăng mờ" đặc biệt là ngày mà Mặt Trăng nằm trùng vào đường thẳng nối tâm Mặt Trời và tâm Trái Đất, khi đó xảy ra hiện tượng "Nhật thực toàn phần", nên mọi người sẽ thấy: Nhật thực luôn xảy ra vào ngày mùng 1 Âm lịch, đây cũng là thời điểm thuỷ triều lên rất cao.
"Ngày Sóc - Trăng tròn" là ngày "hội diện" Mặt Trăng, Mặt Trời khác phía, tức là Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng. Nếu Âm lịch khởi mùng một đầu tháng vào "Ngày Sóc - Trăng mờ" thì ngày này luôn là "ngày rằm" hàng tháng. "Ngày Sóc - Trăng tròn" đặc biệt cũng là ngày 3 thiên thể: Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng nằm trên cùng 1 đường thẳng, khi đó sẽ xảy ra hiện tượng "Nguyệt thực toàn phần", nên mọi người sẽ thấy: Nguyệt thực luôn xảy ra vào ngày rằm.

2. Trung khí là các điểm chia đường hoàng đạo thành 12 phần bằng nhau. Trong đó, bốn Trung khí đặc biệt:
- Xuân phân: Giao điểm giữa "hoàng đạo" và "thiên xích đạo", Mặt trời đi từ Nam Bán Cầu lên Bắc Bán Cầu, khoảng ngày 26/3 Dương lịch hàng năm.
- Hạ chí: Ngày Mặt Trời lên đến điểm cao nhất trên Bắc Bán Cầu, thiên xích vĩ của mặt trời bằng 23 độ một phần hai Bắc = đúng góc nghiêng của trục trái đất so với quĩ đạo, khoảng ngày 22/6 Dương lịch hàng năm.
- Thu phân: Giao điểm giữa "hoàng đạo" và "thiên xích đạo", Mặt trời đi từ Bắc Bán Cầu xuống Nam Bán Cầu, khoảng ngày 23/9 Dương lịch hàng năm.
- Đông chí: Ngày Mặt Trời xuống đến điểm thấp nhất dưới Nam Bán Cầu, thiên xích vĩ của mặt trời bằng 23 độ một phần hai Nam = đúng góc nghiêng của trục trái đất so với quĩ đạo, khoảng ngày 22/12 Dương lịch hàng năm.

3. Theo các nguyên tắc trên, để tính ngày tháng âm lịch cho một năm bất kỳ trước hết chúng ta cần xác định những ngày nào trong năm Dương lịch là "Ngày Sóc - Trăng mờ" (New moon). Từ đó biết được ngày bắt đầu và kết thúc của các tháng Âm lịch.

4. Tính xem các Trung khí (Major solar term) rơi vào tháng nào để từ đó xác định tên các tháng và tìm tháng nhuận.

5. "Đông chí" luôn rơi vào Tháng Một (tháng 11) của năm Âm lịch. Bởi vậy chúng ta cần tính 2 điểm "Ngày Sóc - Trăng mờ" (New moon): "Ngày Sóc - Trăng mờ" A ngay trước ngày Đông chí thứ nhất và "Ngày Sóc - Trăng mờ" B ngay trước ngày Đông chí thứ hai.
Nếu khoảng cách giữa A và B là nhỏ thua 365 ngày thì năm Âm lịch có 12 tháng, và những tháng đó có tên là: Tháng Một (tháng 11), Tháng Chạp (tháng 12), Tháng Giêng (tháng 1), Tháng Hai, …, Tháng Mười.
Nếu khoảng cách giữa hai "Ngày Sóc - Trăng mờ" A và B là lớn hơn 365 ngày thì năm Âm lịch này là năm nhuận, và chúng ta cần tìm xem đâu là tháng nhuận. Để làm việc này ta xem xét tất cả các tháng giữa A và B, tháng đầu tiên không chứa Trung khí sau "Ngày Sóc - Trăng mờ" A là tháng nhuận. Tháng đó sẽ được mang tên của tháng trước nó kèm chữ "nhuận".




Khi tính ngày "Ngày Sóc - Trăng mờ" và ngày chứa Trung khí, cần lưu ý xem xét chính xác múi giờ.
Đây là lý do tại sao có một vài điểm khác nhau giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc.

Ví dụ: Nếu biết thời điểm "hội diện" là vào lúc 16:30:00 2007-FEB-17th GMT (Greenwich Mean Time - thường gọi là giờ quốc tế) thì ngày "Ngày Sóc - Trăng mờ" của lịch Việt Nam là 17 tháng 2, bởi vì 16:30:00 GMT là 23:30:00 (giờ Hà Nội) cùng ngày (GMT+7, Hà Nội múi giờ 7). Tuy nhiên theo giờ Bắc Kinh (GMT+8, Bắc Kinh múi giờ 8) thì thời điểm "Ngày Sóc - Trăng mờ" là lúc 00:30:00 ngày 2007-FEB-18th. Tuy là cùng thời điểm nhưng ở Greenwich London mới 16:30:00 ngày 17, Hà Nội đã là 23:30:00 ngày 17, còn Bắc Kinh đã sang ngày 18.

Do đó: Tuy rằng thời điểm "hội diện" là gần cuối ngày, nhưng Việt Nam vẫn phải lấy ngày 17 tháng 2 để làm ngày đầu tháng Âm lịch. Trong khi đó ngày đầu tháng Âm lịch của Trung Quốc lại bắt đầu ngày là 18 tháng 2, chậm hơn lịch Việt Nam 1 ngày.

quachtinhdaica
06-27-2007, 11:26 PM
Cám ơn lão Lan! :thankyou:

NEP
06-27-2007, 11:56 PM
Cảm ơn HPL! Tuy npe chưa đọc nhưng biết là hay. Tuần nầy bận quá cho nên không có thời gian, để tuần tới đoc xem sao.