Gadget
07-05-2007, 01:22 PM
Đất nước còn lắm nhà Nho
http://i18.tinypic.com/6ai769f.jpg
TTC - Nhà nho (Nho gia) Trung Quốc ngày xưa là một hình ảnh biểu trưng đáng tự hào của nhiều triều đại phong kiến. Đại để, họ là những người có học, tướng mạo gầy gầy, mặc áo trường bào, phản ứng thận trọng, ăn nói mực thước, đôi khi chậm chạp một cách quá đáng.
Họ thỉnh thoảng có những cách xử lý khác người: Giới Tử Thôi được nhà vua mời ra ban thưởng vẫn không thèm đi ra, ôm cây trong rừng chịu chết cháy; Bá Di và Thúc Tề từ chối không ăn cơm, chỉ hái rau trên núi mà ăn, và khi hiểu ra rau ấy cũng thuộc nhà Chu, bèn nhịn đói mà chết. Thế nhưng họ rất ngay thẳng, nghe thanh tra đến bèn vui: “Hữu thanh tra tự viễn phương lai, bất duyệt lạc hồ” - có thanh tra từ phương xa tới, không vui sao (xin lỗi, tôi trích dẫn hơi tếu một chút!).
Đất nước chúng ta hôm nay có nhiều vị nhà nho đời mới, đảm nhiệm các chức vụ cao trong các Bộ, Cục, Vụ, ủy ban. Họ là những người có học, tướng mạo trang nghiêm, mặc đồ vest có thắt cravat, đi máy bay hoặc xe máy lạnh cực mát. Đại khái là các nhà nho đời mới này đã thoát ly hẳn sự kìm kẹp của tư tưởng nho giáo cổ điển, chỉ giữ lại một khuynh hướng căn bản của nhà nho: Ăn nói từ tốn, phản ứng chậm chạp, có lắm khi khoanh tay đứng nhìn việc đời một cách khó hiểu. Đặc biệt, các nhà nho này rất ngán chữ “tra” (trong kiểm tra, thanh tra, điều tra...).
Họ sửa câu nói của Khổng Tử: “Hữu thanh tra tự viễn phương lai, bất phiền não hồ” (có thanh tra từ phương xa tới, không phiền não sao). Không ai bảo ai, nhưng các nhà nho hôm nay đều áp dụng nghiêm túc một chủ trương: “Báo chí tiên phong, bản chức hậu phát” (Báo chí đi trước, bản chức nói sau). Trong vụ... cắt lậu cáp quang TVH dưới biển, báo chí đã nói từ tháng 3-2007, các nhà nho thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông và các đơn vị trực tiếp quản lý đợi đến tháng 5- 2007 mới nói. Họ nói: “Thử hành vi thị vi phạm pháp luật dã, yêu nghiêm xử lý” (Hành vi này là vi phạm pháp luật vậy, cần xử lý nghiêm).
Họ nói vậy sau khi 98km cáp quang đã bị cắt bán phế liệu, mỗi km cáp này giá mua mới lên đến 13 ngàn đôla Mỹ! Các nhà nho ở... tỉnh Bình Thuận từ tốn, ung dung hơn các nhà nho ngành bưu chính - viễn thông. Báo chí đưa tin rừng La Dạ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) bị công ty Lâm nghiệp Bình Thuận khai thác trắng để trồng rừng từ năm 2005, các nhà nho trong tỉnh vẫn chưa tin.
Thanh tra tỉnh Bình Thuận vào cuộc thanh tra, khẳng định đó là sự thật, các nhà nho vẫn điềm nhiên đọc báo cáo, y như là chuyện ấy xảy ra ở tỉnh Bình Phước (hoặc Bình Định) không liên hệ gì tới tỉnh mình. Định lực cao cường ấy khiến cho 24ha rừng La Dạ trở thành bình địa. Ấy gọi là “Văn lâm tặc phá lâm chi tín, ngã tri nhi bất tri hà xứ lâm tặc phạt mộc” (Nghe tin lâm tặc phá rừng, ta biết vậy nhưng không biết lâm tặc chặt gỗ ở đâu). Nhưng có lẽ định lực từ tốn, ung dung nhất, xứng đáng thuộc về các nhà nho ngành y tế.
Các vị ấy ung dung, từ tốn đến... 6 năm, kể từ khi báo chí đưa tin nước tương có hàm lượng 3-MCPD, có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Từ năm 2001 đến năm 2007, ngành y tế mới cảm thấy cần phải thu hồi và xử lý các loại nước tương đó để bảo vệ sức khỏe nhân dân! Một nhà nho thuộc Sở Y tế thành phố nói: “Tương vị du trung hữu ung thư chi hoạ nhi quần chúng ái dụng, ngô bối hà vi?” (Nước tương có mầm họa ung thư nhưng mọi người thích ăn, chúng tôi biết làm sao?).
Ấy gọi là kế Di họa Giang Đông (đẩy tai họa về Giang Đông - đẩy trách nhiệm về cho người tiêu dùng) khá ngộ nghĩnh! Hỡi các nhà nho đời mới! Các vị ăn lương Nhà nước mà sao không làm hết chức năng, phận sự của mình? Cái tiến bộ của các vị bây giờ so với các nhà nho ngày xưa là có câu xin lỗi nhưng dù có 1 ngàn câu xin lỗi chân thành thì cáp quang đã bị cắt tốn gần 1,3 triệu đôla Mỹ, rừng La Dạ đã thành bình địa, mấy chục triệu dân đã ăn cả... 32 năm nước tương.
Các vị có xin lỗi thì Titan đã cạn kiệt ở vùng duyên hải miền Trung, xăng tào lao đã làm hư cả triệu cái pông-tu, nhà cao tầng đã xây vượt cấp tràn trề nghê ngói trên cả nước. Đất nước đang tiến lên cho kịp với thế giới, cái kiểu ứng xử, xử lý việc đời theo kiểu nhà nho thật quá lỗi thời! Những nhà nho đời mới đang góp phần làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân! Ngày xưa, nhà nho còn để lại cho đời cái lập ngôn; còn các nhà nho bây giờ thì để lại cái gì?
ĐỒ BÌ
(Tuổi Trẻ Cười)
http://i18.tinypic.com/6ai769f.jpg
TTC - Nhà nho (Nho gia) Trung Quốc ngày xưa là một hình ảnh biểu trưng đáng tự hào của nhiều triều đại phong kiến. Đại để, họ là những người có học, tướng mạo gầy gầy, mặc áo trường bào, phản ứng thận trọng, ăn nói mực thước, đôi khi chậm chạp một cách quá đáng.
Họ thỉnh thoảng có những cách xử lý khác người: Giới Tử Thôi được nhà vua mời ra ban thưởng vẫn không thèm đi ra, ôm cây trong rừng chịu chết cháy; Bá Di và Thúc Tề từ chối không ăn cơm, chỉ hái rau trên núi mà ăn, và khi hiểu ra rau ấy cũng thuộc nhà Chu, bèn nhịn đói mà chết. Thế nhưng họ rất ngay thẳng, nghe thanh tra đến bèn vui: “Hữu thanh tra tự viễn phương lai, bất duyệt lạc hồ” - có thanh tra từ phương xa tới, không vui sao (xin lỗi, tôi trích dẫn hơi tếu một chút!).
Đất nước chúng ta hôm nay có nhiều vị nhà nho đời mới, đảm nhiệm các chức vụ cao trong các Bộ, Cục, Vụ, ủy ban. Họ là những người có học, tướng mạo trang nghiêm, mặc đồ vest có thắt cravat, đi máy bay hoặc xe máy lạnh cực mát. Đại khái là các nhà nho đời mới này đã thoát ly hẳn sự kìm kẹp của tư tưởng nho giáo cổ điển, chỉ giữ lại một khuynh hướng căn bản của nhà nho: Ăn nói từ tốn, phản ứng chậm chạp, có lắm khi khoanh tay đứng nhìn việc đời một cách khó hiểu. Đặc biệt, các nhà nho này rất ngán chữ “tra” (trong kiểm tra, thanh tra, điều tra...).
Họ sửa câu nói của Khổng Tử: “Hữu thanh tra tự viễn phương lai, bất phiền não hồ” (có thanh tra từ phương xa tới, không phiền não sao). Không ai bảo ai, nhưng các nhà nho hôm nay đều áp dụng nghiêm túc một chủ trương: “Báo chí tiên phong, bản chức hậu phát” (Báo chí đi trước, bản chức nói sau). Trong vụ... cắt lậu cáp quang TVH dưới biển, báo chí đã nói từ tháng 3-2007, các nhà nho thuộc Bộ Bưu chính - Viễn thông và các đơn vị trực tiếp quản lý đợi đến tháng 5- 2007 mới nói. Họ nói: “Thử hành vi thị vi phạm pháp luật dã, yêu nghiêm xử lý” (Hành vi này là vi phạm pháp luật vậy, cần xử lý nghiêm).
Họ nói vậy sau khi 98km cáp quang đã bị cắt bán phế liệu, mỗi km cáp này giá mua mới lên đến 13 ngàn đôla Mỹ! Các nhà nho ở... tỉnh Bình Thuận từ tốn, ung dung hơn các nhà nho ngành bưu chính - viễn thông. Báo chí đưa tin rừng La Dạ (Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận) bị công ty Lâm nghiệp Bình Thuận khai thác trắng để trồng rừng từ năm 2005, các nhà nho trong tỉnh vẫn chưa tin.
Thanh tra tỉnh Bình Thuận vào cuộc thanh tra, khẳng định đó là sự thật, các nhà nho vẫn điềm nhiên đọc báo cáo, y như là chuyện ấy xảy ra ở tỉnh Bình Phước (hoặc Bình Định) không liên hệ gì tới tỉnh mình. Định lực cao cường ấy khiến cho 24ha rừng La Dạ trở thành bình địa. Ấy gọi là “Văn lâm tặc phá lâm chi tín, ngã tri nhi bất tri hà xứ lâm tặc phạt mộc” (Nghe tin lâm tặc phá rừng, ta biết vậy nhưng không biết lâm tặc chặt gỗ ở đâu). Nhưng có lẽ định lực từ tốn, ung dung nhất, xứng đáng thuộc về các nhà nho ngành y tế.
Các vị ấy ung dung, từ tốn đến... 6 năm, kể từ khi báo chí đưa tin nước tương có hàm lượng 3-MCPD, có thể gây ung thư cho người tiêu dùng. Từ năm 2001 đến năm 2007, ngành y tế mới cảm thấy cần phải thu hồi và xử lý các loại nước tương đó để bảo vệ sức khỏe nhân dân! Một nhà nho thuộc Sở Y tế thành phố nói: “Tương vị du trung hữu ung thư chi hoạ nhi quần chúng ái dụng, ngô bối hà vi?” (Nước tương có mầm họa ung thư nhưng mọi người thích ăn, chúng tôi biết làm sao?).
Ấy gọi là kế Di họa Giang Đông (đẩy tai họa về Giang Đông - đẩy trách nhiệm về cho người tiêu dùng) khá ngộ nghĩnh! Hỡi các nhà nho đời mới! Các vị ăn lương Nhà nước mà sao không làm hết chức năng, phận sự của mình? Cái tiến bộ của các vị bây giờ so với các nhà nho ngày xưa là có câu xin lỗi nhưng dù có 1 ngàn câu xin lỗi chân thành thì cáp quang đã bị cắt tốn gần 1,3 triệu đôla Mỹ, rừng La Dạ đã thành bình địa, mấy chục triệu dân đã ăn cả... 32 năm nước tương.
Các vị có xin lỗi thì Titan đã cạn kiệt ở vùng duyên hải miền Trung, xăng tào lao đã làm hư cả triệu cái pông-tu, nhà cao tầng đã xây vượt cấp tràn trề nghê ngói trên cả nước. Đất nước đang tiến lên cho kịp với thế giới, cái kiểu ứng xử, xử lý việc đời theo kiểu nhà nho thật quá lỗi thời! Những nhà nho đời mới đang góp phần làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân! Ngày xưa, nhà nho còn để lại cho đời cái lập ngôn; còn các nhà nho bây giờ thì để lại cái gì?
ĐỒ BÌ
(Tuổi Trẻ Cười)