Dan Lee
07-09-2007, 10:51 PM
CỘNG ĐOÀN GIÁO XỨ
Giáo luật điều 515/1 quy định: “Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho cha sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của giám mục địa phận”, với quy định này, giáo xứ thật sự trở nên một đại gia đình trong giáo phận, và sự phát triển của giáo xứ đều phần lớn là do sự ân cần chăm sóc của cha sở và với sự cộng tác của giáo dân, cũng như của các cộng đoàn tu sĩ đang cư ngụ trong giáo xứ.
Theo truyền thống sống quây quần tụ tập quanh cha mẹ của người Á châu, hoàn cảnh Giáo Hội Việt nam cũng như thế, các cộng đồng giáo xứ được tụ tập chung quanh nhà thờ, nơi có linh mục chánh xứ để “sớm ngày được kề cận bên Chúa”, và chính nhà thờ là tâm điểm tôn giáo tín ngưỡng của họ, và hơn thế nữa, giáo xứ chính là đại gia đình của họ, mà nhà thờ chính là nơi biểu hiện hữu hình rõ ràng nhất sự hiệp nhất của giáo dân chung quanh vị mục tử là cha sở của mình. Dó đó, giáo dân tự mình ý thức và có trách nhiệm làm cho nhà thờ nơi Thiên Chúa ngự, ngày càng khang trang đẹp đẽ, và tôn nghiêm hơn.
Tuy nhiên, với đà phát triển kinh tế trong khu vực, và nhất là ở các thành phố, vì hoàn cảnh di dân, mà có một vài nơi giáo dân sống rãi rác cách xa nhà thờ, việc quản lý giáo xứ càng phức tạp và gây khó khăn trở ngại cho cha sở, khi phải phải đi làm công tác mục vụ. Nhưng không phải vì thế mà giáo dân không liên lạc với nhà thờ, trái lại, với truyền thống đức tin của người công giáo Việt Nam, kkhi đi đến một vùng đất mới nào thì –việc trước tiên- là đi tìm kiếm nhà thờ và nhanh chóng hòa nhập vào cộng đoàn tôn giáo địa phương ấy.
Chính nơi giáo xứ này mà đức tin và nhân cách làm người Ki-tô hữu của giáo dân được sinh ra và lớn lên, người ta không lạ gì khi thấy giáo dân luôn yêu mến xứ đạo của mình, họ sẵn sàng tốn công tốn của để làm cho giáo xứ của mình ngày càng đẹp hơn và tốt hơn, nhất là nơi việc bày tỏ lòng kính trọng và yêu mến cha sở, cha phó của mình. Họ càng phấn khởi và phục vụ giáo xứ của mình hơn nữa, khi cha sở hết lòng vì giáo xứ, vì đoàn chiên mà lo cho phần rỗi của họ, dạy dỗ họ trở nên những tín hữu biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình.
Giáo xứ sẽ ngày càng trở nên một đại gia đình yêu thương hơn, khi cha sở và giáo dân cũng nhau bàn bạc, thảo luận và tôn trọng nhau khi xây dựng giáo xứ, bởi vì tự ái, kiêu ngạo và cố chấp thì luôn luôn gây chia rẻ, và phá hoại tinh thần hiệp nhất yêu thương của giáo xứ.
CHA SỞ VÀ NHỮNG TƯƠNG QUAN
Thiên Chúa chính là Đấng mời gọi người linh mục hiến dâng cuộc sống của mình cho Ngài, và Chúa Giê-su chính là mẫu gương của người linh mục trong việc phục vụ tha nhân và hiến tế đời mình cho Thiên Chúa Cha, ngoài việc mời gọi và mẫu gương ấy ra, thì người linh mục không còn lời mời gọi và mẫu gương nào khác ở trần gian này, nhưng không phải vì thế mà các linh mục làm ngơ trước nhu cầu mong được nghe Tin Mừng của mọi người, tức là không thể không nhìn thấy sự khao khát được biết Tin Mừng nơi tha nhân.
Được mời gọi để trở thành linh mục thừa tác viên của Lời Chúa và Thánh Thể giữa cộng đoàn của Tân Ước, bởi vì với đức tin và đức mến của một người đã được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su (2 Tm 1, 13a)và trở nên một Ki-tô thứ hai, mà người linh mục luôn trở thành mẫu mực cho mọi người, nhất là những người đã được Chúa Giê-su trao phó cho các ngài trong một cộng đoàn nhỏ, hay trong một giáo xứ lớn, do đó, đối với bất kỳ ai –dù là tu sĩ hay giáo dân- đến để cộng tác với cha sở, thì đó chính là bổn phận của họ, và cha sở phải hết sức ân cần, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ đem hết tài năng của mình ra, để xây dựng giáo xứ của họ.
Chính nơi cộng đoàn giáo xứ, với lòng đạo đức và nhiệt thành của cha sở, ngài công khai mời gọi giáo hữu cộng tác với ngài trong việc quản lý và xây dựng giáo xứ ngày càng trưởng thành trong đức tin, và nhiệt thành sống đạo trong giáo xứ của mình, nhóm người cộng tác với cha sở đó được gọi là ban hành giáo hoặc một tên gọi nào khác do đấng bản quyền quyết định. Và trong các giáo xứ, phần nhiều có một cộng đoàn nào đó của các nữ tu từ hai đến năm –hoặc nhiều hơn- chị em đến phục vụ trong giáo xứ như tập hát lễ, cắm hoa, lo việc phòng thánh, dạy giáo lý.v.v...cho nên cha sở cần có những tương quan tốt với cộng đoàn các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ của mình, với ban hành giáo và với các giáo dân, hoặc với các tập thể đang hoạt động trong địa bàn giáo xứ của mình như nhà trẻ, phòng y tế.v.v...
Bởi vì linh mục được sai đến với một cộng đoàn Dân Chúa, để làm một mục tử tốt lành hướng dẫn, dạy dỗ và ban phát ơn lành của Thiên Chúa cho dân của Ngài, chứ không phải được bổ nhiệm làm giám đốc của một công ty, cho nên ngài cần có những tương quan rất cần thiết của một cha sở với những thành phần trong giáo xứ của mình, mà cụ thể nhất và quan trọng nhất chính là sự tương quan với:
- cộng đoàn nữ tu trong giáo xứ (hoặc đến giúp xứ).
- ban hành giáo và các đoàn thể.
- các giáo hữu.
Để giáo xứ của ngài càng ngày càng phát triển hơn, và trở thành một đại gia đình Dân Chúa có tính hiệp nhất và tương trợ lẫn nhau trong tình thương của Thiên Chúa hơn.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Giáo luật điều 515/1 quy định: “Giáo xứ là một cộng đoàn tín hữu được thiết lập cách bền vững ở trong Giáo Hội địa phương, và việc săn sóc mục vụ được ủy thác cho cha sở làm chủ chăn riêng, dưới quyền của giám mục địa phận”, với quy định này, giáo xứ thật sự trở nên một đại gia đình trong giáo phận, và sự phát triển của giáo xứ đều phần lớn là do sự ân cần chăm sóc của cha sở và với sự cộng tác của giáo dân, cũng như của các cộng đoàn tu sĩ đang cư ngụ trong giáo xứ.
Theo truyền thống sống quây quần tụ tập quanh cha mẹ của người Á châu, hoàn cảnh Giáo Hội Việt nam cũng như thế, các cộng đồng giáo xứ được tụ tập chung quanh nhà thờ, nơi có linh mục chánh xứ để “sớm ngày được kề cận bên Chúa”, và chính nhà thờ là tâm điểm tôn giáo tín ngưỡng của họ, và hơn thế nữa, giáo xứ chính là đại gia đình của họ, mà nhà thờ chính là nơi biểu hiện hữu hình rõ ràng nhất sự hiệp nhất của giáo dân chung quanh vị mục tử là cha sở của mình. Dó đó, giáo dân tự mình ý thức và có trách nhiệm làm cho nhà thờ nơi Thiên Chúa ngự, ngày càng khang trang đẹp đẽ, và tôn nghiêm hơn.
Tuy nhiên, với đà phát triển kinh tế trong khu vực, và nhất là ở các thành phố, vì hoàn cảnh di dân, mà có một vài nơi giáo dân sống rãi rác cách xa nhà thờ, việc quản lý giáo xứ càng phức tạp và gây khó khăn trở ngại cho cha sở, khi phải phải đi làm công tác mục vụ. Nhưng không phải vì thế mà giáo dân không liên lạc với nhà thờ, trái lại, với truyền thống đức tin của người công giáo Việt Nam, kkhi đi đến một vùng đất mới nào thì –việc trước tiên- là đi tìm kiếm nhà thờ và nhanh chóng hòa nhập vào cộng đoàn tôn giáo địa phương ấy.
Chính nơi giáo xứ này mà đức tin và nhân cách làm người Ki-tô hữu của giáo dân được sinh ra và lớn lên, người ta không lạ gì khi thấy giáo dân luôn yêu mến xứ đạo của mình, họ sẵn sàng tốn công tốn của để làm cho giáo xứ của mình ngày càng đẹp hơn và tốt hơn, nhất là nơi việc bày tỏ lòng kính trọng và yêu mến cha sở, cha phó của mình. Họ càng phấn khởi và phục vụ giáo xứ của mình hơn nữa, khi cha sở hết lòng vì giáo xứ, vì đoàn chiên mà lo cho phần rỗi của họ, dạy dỗ họ trở nên những tín hữu biết kính mến Thiên Chúa và yêu thương người thân cận như chính mình.
Giáo xứ sẽ ngày càng trở nên một đại gia đình yêu thương hơn, khi cha sở và giáo dân cũng nhau bàn bạc, thảo luận và tôn trọng nhau khi xây dựng giáo xứ, bởi vì tự ái, kiêu ngạo và cố chấp thì luôn luôn gây chia rẻ, và phá hoại tinh thần hiệp nhất yêu thương của giáo xứ.
CHA SỞ VÀ NHỮNG TƯƠNG QUAN
Thiên Chúa chính là Đấng mời gọi người linh mục hiến dâng cuộc sống của mình cho Ngài, và Chúa Giê-su chính là mẫu gương của người linh mục trong việc phục vụ tha nhân và hiến tế đời mình cho Thiên Chúa Cha, ngoài việc mời gọi và mẫu gương ấy ra, thì người linh mục không còn lời mời gọi và mẫu gương nào khác ở trần gian này, nhưng không phải vì thế mà các linh mục làm ngơ trước nhu cầu mong được nghe Tin Mừng của mọi người, tức là không thể không nhìn thấy sự khao khát được biết Tin Mừng nơi tha nhân.
Được mời gọi để trở thành linh mục thừa tác viên của Lời Chúa và Thánh Thể giữa cộng đoàn của Tân Ước, bởi vì với đức tin và đức mến của một người đã được kết hợp với Đức Ki-tô Giê-su (2 Tm 1, 13a)và trở nên một Ki-tô thứ hai, mà người linh mục luôn trở thành mẫu mực cho mọi người, nhất là những người đã được Chúa Giê-su trao phó cho các ngài trong một cộng đoàn nhỏ, hay trong một giáo xứ lớn, do đó, đối với bất kỳ ai –dù là tu sĩ hay giáo dân- đến để cộng tác với cha sở, thì đó chính là bổn phận của họ, và cha sở phải hết sức ân cần, khuyến khích và tạo điều kiện cho họ đem hết tài năng của mình ra, để xây dựng giáo xứ của họ.
Chính nơi cộng đoàn giáo xứ, với lòng đạo đức và nhiệt thành của cha sở, ngài công khai mời gọi giáo hữu cộng tác với ngài trong việc quản lý và xây dựng giáo xứ ngày càng trưởng thành trong đức tin, và nhiệt thành sống đạo trong giáo xứ của mình, nhóm người cộng tác với cha sở đó được gọi là ban hành giáo hoặc một tên gọi nào khác do đấng bản quyền quyết định. Và trong các giáo xứ, phần nhiều có một cộng đoàn nào đó của các nữ tu từ hai đến năm –hoặc nhiều hơn- chị em đến phục vụ trong giáo xứ như tập hát lễ, cắm hoa, lo việc phòng thánh, dạy giáo lý.v.v...cho nên cha sở cần có những tương quan tốt với cộng đoàn các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ của mình, với ban hành giáo và với các giáo dân, hoặc với các tập thể đang hoạt động trong địa bàn giáo xứ của mình như nhà trẻ, phòng y tế.v.v...
Bởi vì linh mục được sai đến với một cộng đoàn Dân Chúa, để làm một mục tử tốt lành hướng dẫn, dạy dỗ và ban phát ơn lành của Thiên Chúa cho dân của Ngài, chứ không phải được bổ nhiệm làm giám đốc của một công ty, cho nên ngài cần có những tương quan rất cần thiết của một cha sở với những thành phần trong giáo xứ của mình, mà cụ thể nhất và quan trọng nhất chính là sự tương quan với:
- cộng đoàn nữ tu trong giáo xứ (hoặc đến giúp xứ).
- ban hành giáo và các đoàn thể.
- các giáo hữu.
Để giáo xứ của ngài càng ngày càng phát triển hơn, và trở thành một đại gia đình Dân Chúa có tính hiệp nhất và tương trợ lẫn nhau trong tình thương của Thiên Chúa hơn.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.