Dan Lee
07-09-2007, 11:23 PM
Phục vụ vô vị lợi
Đa số các linh mục Việt Nam đang học hoặc đang truyền giáo ở ngoại quốc đều cùng có một nhận định như sau: “Các nữ tu ở quê nhà (Việt Nam) phục vụ trong các giáo xứ đạo đức, nhiệt thành, đa tài và vô vị lợi”. Đó là một nhận xét khách quan và đáng mừng, bởi vì các nữ tu Việt Nam khi đến phục vụ trong một giáo xứ thì tất cả đều tự túc tự lực, không lãnh lương nhà xứ, không có bổng lễ như các linh mục và không có lợi tức cố định nào khác ngoài việc dạy trẻ, làm các việc thủ công để kiếm sống hàng ngày. Khác với các nữ tu ở ngoại quốc, mà cụ thể là tại Giáo Hội Đài Loan, các nữ tu đến giúp xứ thì nhà xứ phải trả lương, lương cao hơn cha sở, mà việc làm thì theo giờ hành chánh, ít việc, và nhẹ nhàng (bởi vì đa phần giáo xứ rất ít giáo dân), do đó mà có một số các cha sở người địa phương không muốn các nữ tu đến giúp xứ cho các ngài, bởi vì giáo xứ nhỏ và ít giáo dân, ít việc làm mà thêm nữ tu nữa thì lãng phí nhân sự và tiền bạc, nếu không nói là một gánh nặng cho giáo xứ.
Nhìn lại các nữ tu Việt Nam của chúng ta phục vụ cách vô vị lợi cộng với tâm hồn trẻ trung nhiệt thành, không đòi hỏi phải được thù lao xứng đáng, họ như những phụ nữ đi theo trợ giúp Chúa Giê-su và các tông đồ trong việc truyền giáo, như những nữ tỳ trung tín của Đức Mẹ Maria trong cung cách phục vụ, để qua họ, người ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su đang gần gủi với họ hơn trong cuộc sống đời thường.
Tình liên đới trong sứ mệnh làm chứng nhân cho Phúc Âm của Chúa Giê-su giữa cha sở và các nữ tu, thúc bách các cha sở ngoài việc động viên tinh thần, thì cũng nên quan tâm đến vật chất cho các nữ tu, vì với cương vị là gia trưởng ngài phải lo chăm sóc con cái; với cương vị là mục tử thì ngài không bỏ sót con chiên nào mà không quan tâm, mà các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ của ngài càng đáng được ngài ưu tiên quan tâm nhiều hơn nữa, tùy theo khả năng có thể của cha sở, bởi vì “thợ đáng được ăn lương của mình” (Lc 10, 7) và “Chúa đã định liệu cho những ai rao giảng Phúc âm được sống bởi Phúc âm (1 Cor 9, 14).
Có một vài giáo dân “nới chơi” với nhau: “Ông cha sở sướng thật, mỗi ngày quay lưng ra quay lưng vào một tiếng đồng hồ là có tiền tiêu, lại còn ăn uống sung sướng, không biết cha có giúp đỡ mấy bà sơ không ?”- Tuy là lời “nói chơi với nhau”, nhưng đó cũng là một nhận xét khách quan của giáo dân, bởi họ thấy cuộc sống của cha sở và các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ khác nhau xa. Nói như thế không có nghĩa là cha sở nào cũng giống nhau, có một vài cha sở khi mời các nữ tu đến giúp giáo xứ thì cơ sở vật chất ngài đã chuẩn bị đầy đủ, và thỉnh thoảng cũng chia sẻ với các nữ tu trong một vài vấn đề vật chất cũng như tinh thần.
Phục vụ vô vị lợi chính là noi gương Chúa Giê-su, Ngài đến thế gian để phục vụ chứ không phải để được người khác phục vụ, là những nữ tỳ trung tín của Chúa Giê-su, các nữ tu cũng đang noi gương Ngài phục vụ cách vô vị lợi trong giáo xứ của cha sở. Cứ nhìn thấy các em thiếu nhi dâng hoa cho Đức Mẹ vào dịp thánh Năm và tháng Mười, thì sẽ thấy sự phục vụ không công của các nữ tu trong giáo xứ; cứ nhìn thấy các em nghiêm trang lên rước lễ lần đầu hoặc lãnh nhận bí tích Thêm Sức, thì sẽ thấy ngay công lao của các nữ tu trong giáo xứ, hoặc được nghe ca đoàn hát những bài thánh ca trong ngày lễ chủ nhật hoặc các ngày lễ trọng, thì biết ngay công sức của các nữ tu bỏ ra mà không mong một lời động viên của cha sở, và còn rất nhiều việc khác liên quan đến Nhà Chúa, mà cha sở không thể tự mình làm được.
Tuy vậy, vẫn có những giáo xứ mà sự phục vụ vô vị lợi này của các nữ tu được cha sở trả ơn bằng những lời chê bai, bằng thái độ không thông cảm của một chủ nhân hơn là một mục tử.
Có một vài cha sở giỏi nhạc lý, giỏi đàn ca nhưng không giỏi về tâm lý và đối nhân xử thế ít có nhân bản, các ngài không đem cái hay giỏi của mình ra để góp ý cho các nữ tu phụ trách các công việc trong nhà xứ, nhưng hể khi ca đoàn hát sai nhịp, hoặc hát bài thánh ca không hợp ý ngài là to tiếng la mắng nữ tu phụ trách giữa nhà thờ có cộng đoàn tham dự, hoặc bắt ca đoàn đang hát phải ngưng lại đừng hát nữa vì ngài nghe không hay, không như ý ngài. Ngài làm như thế không một giáo dân nào thấy cái hay cái giỏi nhạc của ngài, mà họ chỉ thấy cha sở của mình kiêu ngạo, hách dịch và làm cho cộng đoàn ngao ngán khi tham dự thánh lễ ấy...
Phần nhiều các cha sở rất an tâm khi có các nữ tu đến giáo xứ mình phục vụ, bởi vì ngoài công việc của một nữ tu lo việc giáo xứ, thì các nữ tu còn có một trách nhiệm khác là đem Lời Chúa đến cho mọi người trong giáo xứ, bằng việc phục vụ vô vị lợi, mà hiệu quả thì có lợi rất nhiều cho giáo xứ và cho cha sở.
Sự phục vụ vô vị lợi này nơi các nữ tu bởi đâu mà có ? Thưa, đó chính là lòng yêu mến Thiên Chúa thúc bách các nữ tu ra đi phục vụ tha nhân với một tinh thần trách nhiệm rất cao, trách nhiệm về hành vi ngôn từ của mình, trách nhiệm về công tác được bề trên giao phó, trách nhiệm làm tròn bổn phận của một nữ tu giúp xứ, và hơn tất cả mọi trách nhiệm, đó chính là trở nên một nữ tỳ trung tín của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria trong việc phục vụ giáo xứ của mình.
Có một vài công việc trong giáo xứ, đáng lý ra phải để cho các nữ tu phụ trách mới có kết quả tốt về lâu về dài, chẳng hạn như phụ trách giáo lý, đoàn thể thiếu nhi, ca đoàn.v.v...nhưng có một vài nơi cha sở không giao cho các nữ tu, mà giao cho một hoặc hai nữ (nam) giáo dân phụ trách, vì cha sở tin tưởng họ hơn các nữ tu (hoặc vì lý do nào khác), kết quả là cha sở phải đi năn nỉ các cô đi tập hát cho đúng giờ, đi lễ cho đúng giờ, đi họp cho đúng giờ, bởi vì các giáo dân này còn bận nhiều việc riêng ở nhà, việc riêng của mình, bận đi học, đi làm việc, và có khi thánh lễ đến giờ rồi mà không thấy người phụ trách đâu cả, và có khi các cô làm nũng làm điệu khiến cha sở phải điên cái đầu lên ! Nói như thế không phải là chê giáo dân không biết làm việc, nhưng cha sở nên cân nhắc việc nào thì mời các nữ tu phụ trách, việc nào thì để giáo dân đảm nhận, có như thế giáo xứ mới sống động hẳn lên, vì ban ngành nào đều ý thức trách nhiệm của mình mà làm việc.
(còn tiếp) [
COLOR="Blue"]Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. [/COLOR]
Đa số các linh mục Việt Nam đang học hoặc đang truyền giáo ở ngoại quốc đều cùng có một nhận định như sau: “Các nữ tu ở quê nhà (Việt Nam) phục vụ trong các giáo xứ đạo đức, nhiệt thành, đa tài và vô vị lợi”. Đó là một nhận xét khách quan và đáng mừng, bởi vì các nữ tu Việt Nam khi đến phục vụ trong một giáo xứ thì tất cả đều tự túc tự lực, không lãnh lương nhà xứ, không có bổng lễ như các linh mục và không có lợi tức cố định nào khác ngoài việc dạy trẻ, làm các việc thủ công để kiếm sống hàng ngày. Khác với các nữ tu ở ngoại quốc, mà cụ thể là tại Giáo Hội Đài Loan, các nữ tu đến giúp xứ thì nhà xứ phải trả lương, lương cao hơn cha sở, mà việc làm thì theo giờ hành chánh, ít việc, và nhẹ nhàng (bởi vì đa phần giáo xứ rất ít giáo dân), do đó mà có một số các cha sở người địa phương không muốn các nữ tu đến giúp xứ cho các ngài, bởi vì giáo xứ nhỏ và ít giáo dân, ít việc làm mà thêm nữ tu nữa thì lãng phí nhân sự và tiền bạc, nếu không nói là một gánh nặng cho giáo xứ.
Nhìn lại các nữ tu Việt Nam của chúng ta phục vụ cách vô vị lợi cộng với tâm hồn trẻ trung nhiệt thành, không đòi hỏi phải được thù lao xứng đáng, họ như những phụ nữ đi theo trợ giúp Chúa Giê-su và các tông đồ trong việc truyền giáo, như những nữ tỳ trung tín của Đức Mẹ Maria trong cung cách phục vụ, để qua họ, người ta nhận ra khuôn mặt của Chúa Giê-su đang gần gủi với họ hơn trong cuộc sống đời thường.
Tình liên đới trong sứ mệnh làm chứng nhân cho Phúc Âm của Chúa Giê-su giữa cha sở và các nữ tu, thúc bách các cha sở ngoài việc động viên tinh thần, thì cũng nên quan tâm đến vật chất cho các nữ tu, vì với cương vị là gia trưởng ngài phải lo chăm sóc con cái; với cương vị là mục tử thì ngài không bỏ sót con chiên nào mà không quan tâm, mà các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ của ngài càng đáng được ngài ưu tiên quan tâm nhiều hơn nữa, tùy theo khả năng có thể của cha sở, bởi vì “thợ đáng được ăn lương của mình” (Lc 10, 7) và “Chúa đã định liệu cho những ai rao giảng Phúc âm được sống bởi Phúc âm (1 Cor 9, 14).
Có một vài giáo dân “nới chơi” với nhau: “Ông cha sở sướng thật, mỗi ngày quay lưng ra quay lưng vào một tiếng đồng hồ là có tiền tiêu, lại còn ăn uống sung sướng, không biết cha có giúp đỡ mấy bà sơ không ?”- Tuy là lời “nói chơi với nhau”, nhưng đó cũng là một nhận xét khách quan của giáo dân, bởi họ thấy cuộc sống của cha sở và các nữ tu đang phục vụ trong giáo xứ khác nhau xa. Nói như thế không có nghĩa là cha sở nào cũng giống nhau, có một vài cha sở khi mời các nữ tu đến giúp giáo xứ thì cơ sở vật chất ngài đã chuẩn bị đầy đủ, và thỉnh thoảng cũng chia sẻ với các nữ tu trong một vài vấn đề vật chất cũng như tinh thần.
Phục vụ vô vị lợi chính là noi gương Chúa Giê-su, Ngài đến thế gian để phục vụ chứ không phải để được người khác phục vụ, là những nữ tỳ trung tín của Chúa Giê-su, các nữ tu cũng đang noi gương Ngài phục vụ cách vô vị lợi trong giáo xứ của cha sở. Cứ nhìn thấy các em thiếu nhi dâng hoa cho Đức Mẹ vào dịp thánh Năm và tháng Mười, thì sẽ thấy sự phục vụ không công của các nữ tu trong giáo xứ; cứ nhìn thấy các em nghiêm trang lên rước lễ lần đầu hoặc lãnh nhận bí tích Thêm Sức, thì sẽ thấy ngay công lao của các nữ tu trong giáo xứ, hoặc được nghe ca đoàn hát những bài thánh ca trong ngày lễ chủ nhật hoặc các ngày lễ trọng, thì biết ngay công sức của các nữ tu bỏ ra mà không mong một lời động viên của cha sở, và còn rất nhiều việc khác liên quan đến Nhà Chúa, mà cha sở không thể tự mình làm được.
Tuy vậy, vẫn có những giáo xứ mà sự phục vụ vô vị lợi này của các nữ tu được cha sở trả ơn bằng những lời chê bai, bằng thái độ không thông cảm của một chủ nhân hơn là một mục tử.
Có một vài cha sở giỏi nhạc lý, giỏi đàn ca nhưng không giỏi về tâm lý và đối nhân xử thế ít có nhân bản, các ngài không đem cái hay giỏi của mình ra để góp ý cho các nữ tu phụ trách các công việc trong nhà xứ, nhưng hể khi ca đoàn hát sai nhịp, hoặc hát bài thánh ca không hợp ý ngài là to tiếng la mắng nữ tu phụ trách giữa nhà thờ có cộng đoàn tham dự, hoặc bắt ca đoàn đang hát phải ngưng lại đừng hát nữa vì ngài nghe không hay, không như ý ngài. Ngài làm như thế không một giáo dân nào thấy cái hay cái giỏi nhạc của ngài, mà họ chỉ thấy cha sở của mình kiêu ngạo, hách dịch và làm cho cộng đoàn ngao ngán khi tham dự thánh lễ ấy...
Phần nhiều các cha sở rất an tâm khi có các nữ tu đến giáo xứ mình phục vụ, bởi vì ngoài công việc của một nữ tu lo việc giáo xứ, thì các nữ tu còn có một trách nhiệm khác là đem Lời Chúa đến cho mọi người trong giáo xứ, bằng việc phục vụ vô vị lợi, mà hiệu quả thì có lợi rất nhiều cho giáo xứ và cho cha sở.
Sự phục vụ vô vị lợi này nơi các nữ tu bởi đâu mà có ? Thưa, đó chính là lòng yêu mến Thiên Chúa thúc bách các nữ tu ra đi phục vụ tha nhân với một tinh thần trách nhiệm rất cao, trách nhiệm về hành vi ngôn từ của mình, trách nhiệm về công tác được bề trên giao phó, trách nhiệm làm tròn bổn phận của một nữ tu giúp xứ, và hơn tất cả mọi trách nhiệm, đó chính là trở nên một nữ tỳ trung tín của Chúa Giê-su và Đức Mẹ Maria trong việc phục vụ giáo xứ của mình.
Có một vài công việc trong giáo xứ, đáng lý ra phải để cho các nữ tu phụ trách mới có kết quả tốt về lâu về dài, chẳng hạn như phụ trách giáo lý, đoàn thể thiếu nhi, ca đoàn.v.v...nhưng có một vài nơi cha sở không giao cho các nữ tu, mà giao cho một hoặc hai nữ (nam) giáo dân phụ trách, vì cha sở tin tưởng họ hơn các nữ tu (hoặc vì lý do nào khác), kết quả là cha sở phải đi năn nỉ các cô đi tập hát cho đúng giờ, đi lễ cho đúng giờ, đi họp cho đúng giờ, bởi vì các giáo dân này còn bận nhiều việc riêng ở nhà, việc riêng của mình, bận đi học, đi làm việc, và có khi thánh lễ đến giờ rồi mà không thấy người phụ trách đâu cả, và có khi các cô làm nũng làm điệu khiến cha sở phải điên cái đầu lên ! Nói như thế không phải là chê giáo dân không biết làm việc, nhưng cha sở nên cân nhắc việc nào thì mời các nữ tu phụ trách, việc nào thì để giáo dân đảm nhận, có như thế giáo xứ mới sống động hẳn lên, vì ban ngành nào đều ý thức trách nhiệm của mình mà làm việc.
(còn tiếp) [
COLOR="Blue"]Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. [/COLOR]