phu ong
07-15-2007, 01:26 PM
Con phố mùa hạ và những dấu chấm lửng
05:53' AM - Chủ nhật, 01/07/2007
“Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em…”
Trịnh Công Sơn
Cuối cùng thì Sài Gòn cũng đón mình trong một cơn mưa đầu hạ. Cơn mưa làm chậm hơn những con đường Sài thành vội vã, và dù đất trời phương Nam có cố gắng đến mấy cũng không thể làm mình nghĩ rằng những con đường nơi đây sẽ giống như phố Hà Nội.
Hà Nội cũng có đường, có phố nhưng phố nhiều hơn đường. Dù ngành giao thông công chính có quy định thế nào thì gọi là phố, thế nào thì gọi là đường, nhưng mình vẫn cứ thích chữ phố và muốn gọi tất cả là phố, trừ những chỗ bốn mùa xe tải đua nhau rải bụi như nhả khói. Phố nhỏ nhỏ, yêu yêu, lẩn khuất dưới những vòm cây. Lẩn khuất đi cái kín đáo, cái tinh tế của người Hà Nội. Lẩn khuất đi chút thu mình, chút kiêu căng, thậm chí chút bảo thủ, chút hèn của đám sĩ phu vẫn vươn rễ từ ngàn năm tới tận bây giờ.
Người ta cài đặt sẵn trong đầu hình ảnh Hà Nội với mùa thu hương cốm và hoa sữa. Hay mùa đông rét ngọt mưa phùn. Người ta sẽ chối bỏ cái ồn ào của mùa hạ. Hay nhỉ? Cũ nhỉ? Cũ quá đi mất!
Mình sẽ về Hà Nội khi hoa trên những con phố đã nở hết. Sẽ không được nhìn thấy những đám bằng lăng nhoè tím mặt phố, nhoè tím những chân mưa. Cái giống hoa này làm cho nhiều người khó chịu. Hoa gì mà to lù lù, nở thì như tra tấn, ngược đời thay lại mang cái màu tím e ấp điệu đàng. Mà khi rụng xuống thì vô cùng mất trật tự, vô tư mạnh khi nào rụng khi đấy. Khi đang độ tím thì tím hết mình. Nhưng chỉ gặp chút mưa thôi, tất cả nhạt đi một cách thảm hại. Nhưng bạn cứ tưởng tượng xem nếu như mùa hạ Hà Nội không có xác bằng lăng, thì sẽ thế nào nhỉ?
Và Phượng. Phượng thì nơi đâu chẳng có. Mình lỗi hẹn với Phượng rồi. Những chùm Phượng là là sát mặt hồ Trúc Bạch thúc giục những nụ hôn vội vã của những cô cậu sinh viên sắp chia tay nhau, có những cuộc chia tay không biết khi nào gặp lại vì lý do trần trụi nhất: việc làm. Những chùm phượng trơ trọi trên phố Kim Mã, làm gay gắt thêm cái nóng vốn có của cái ngã tư phố đầy nhà cao với những kiểu kiến trúc chẳng giống ai.
Mà nghe đâu đám trẻ choai choai bây giờ cũng không có khái niệm nhiều về hoa Phượng nữa, vì đơn giản, thứ nhất là diện tích cho Phượng sống không có nhiều. Cái thứ nhì, thời đại của giao lưu qua mạng, cộng với lai căng Hàn Quốc một tý, Hip hop Anh Mỹ một tẹo, đem trộn lộn tùng phèo với màu da vàng nhiệt đới, thì một loài hoa ít còn giá trị tính từ trong mắt họ cũng đâu khó hiểu lắm…
Mình thì không hề bênh hay ủng hộ những kiểu lai căng như thế, mặc dù mình đủ thông minh, đủ tư duy hiện đại để hiểu thế nào là cái mới, thế nào là cái cần phải học. Những cái mà nhiều cô cậu 8, 9X gì gì đó cho là hiện đại, là cái quyền lựa chọn ấy, lại là những thứ văn hoá phẩm đường phố mà các nước phát triển đang quét xuống vỉa hè để đến giờ cho vào thùng rác.
Nói như vậy mình có nặng lời quá không? Hôm trước đứa cháu gọi điện về cho mình từ nước Pháp, bảo rằng cháu sang đó cháu cô đơn thực sự trước hai chữ văn minh. Bạn bè của cháu có thể ngồi chơi piano, có thể ôm ghi ta để hát trước đám đông, làm rộn rã thêm cái sức trẻ của thanh niên thời buổi nói chuyện hoà nhập. “Sao cháu không nhảy hip-hop, không hát cái kiểu anh Đan Trường anh Ưng Hoàng Phúc?”, “Ơ, chú điên à? Cháu mà làm thế bạn bè tưởng cháu là người ngoài hành tinh đấy! Chúng nó tuần nào cũng ăn mặc lịch sự đi nghe hoà nhạc cổ điển. Chúng nó nói về những bản nhạc, những người chỉ huy dàn nhạc rất hay. Cháu thì…”.
Ôi, ba cái dấu chấm lửng của cháu tôi, biết lấy gì mà lấp cho đầy những năm tháng thiếu hụt của một nền giáo dục gạt văn hoá ra ngoài…
Quay lại với câu chuyện của con phố mùa hạ. Bạn cũng đâu có thích. Bạn bảo rằng bạn không thích sự ồn ào, không hợp với cái vội vã của phố xá hôm nay. Bạn được đào tạo trong môi trường quân đội, ngày ba bữa cơm kẻng và nền nếp văn minh, chính quy. Nơi bạn ở thực ra không đến nỗi quá khe khắt, vì bạn cũng làm báo. Sếp của bạn toàn nhân danh chuyện nhiệm vụ để bắt lính của mình è cổ ra làm hết việc nọ đến việc kia cho thật tốt để ông được phong quân hàm cao lên. Thỉnh thoảng ngồi với cô em nào đó, sếp lại lấy điện thoại gọi bạn đến đưa cô em ấy về để giương oai. “Thằng đấy lính của anh đấy! Nó viết văn viết báo rất hay!” “Này, mà đi chầm chậm đấy nhé. Chở bạn của chú không được đi ẩu đâu đấy”. Ôi cha, mặc dù ông ấy biết thừa bạn có thuộc tuyp người đi xe ẩu bao giờ đâu!
Có những cái dấu chấm lửng không được nói ra thành ba cái dấu chấm như thằng cháu tôi. Những dấu chấm lửng vô hình lờn vờn từ một thế hệ đi trước, để lại hậu quả nặng nề cho một thế hệ chuyển tiếp phải khom lưng ra mà trả giá. Biết lấp như thế nào đây khi lịch sử nó luôn là chiếc kim đồng hồ mà mình thì cứ chậm rãi mà bò theo?
Chúng ta còn tuổi trẻ mà bạn. Ở bất cứ môi trường nào cũng vậy, mình đều phải học, đều phải tự lấp đầy những dấu chấm lửng vô trách nhiệm của chính mình. Chậm một giây bao nhiêu khoảng trống. Lửng một thế hệ, thì ta sẽ tự trả lời với mai sau như thế nào đây?
Hoàng Nguyên Vũ
05:53' AM - Chủ nhật, 01/07/2007
“Em đi bỏ lại con đường
Bờ xa cỏ dại vô thường nhớ em…”
Trịnh Công Sơn
Cuối cùng thì Sài Gòn cũng đón mình trong một cơn mưa đầu hạ. Cơn mưa làm chậm hơn những con đường Sài thành vội vã, và dù đất trời phương Nam có cố gắng đến mấy cũng không thể làm mình nghĩ rằng những con đường nơi đây sẽ giống như phố Hà Nội.
Hà Nội cũng có đường, có phố nhưng phố nhiều hơn đường. Dù ngành giao thông công chính có quy định thế nào thì gọi là phố, thế nào thì gọi là đường, nhưng mình vẫn cứ thích chữ phố và muốn gọi tất cả là phố, trừ những chỗ bốn mùa xe tải đua nhau rải bụi như nhả khói. Phố nhỏ nhỏ, yêu yêu, lẩn khuất dưới những vòm cây. Lẩn khuất đi cái kín đáo, cái tinh tế của người Hà Nội. Lẩn khuất đi chút thu mình, chút kiêu căng, thậm chí chút bảo thủ, chút hèn của đám sĩ phu vẫn vươn rễ từ ngàn năm tới tận bây giờ.
Người ta cài đặt sẵn trong đầu hình ảnh Hà Nội với mùa thu hương cốm và hoa sữa. Hay mùa đông rét ngọt mưa phùn. Người ta sẽ chối bỏ cái ồn ào của mùa hạ. Hay nhỉ? Cũ nhỉ? Cũ quá đi mất!
Mình sẽ về Hà Nội khi hoa trên những con phố đã nở hết. Sẽ không được nhìn thấy những đám bằng lăng nhoè tím mặt phố, nhoè tím những chân mưa. Cái giống hoa này làm cho nhiều người khó chịu. Hoa gì mà to lù lù, nở thì như tra tấn, ngược đời thay lại mang cái màu tím e ấp điệu đàng. Mà khi rụng xuống thì vô cùng mất trật tự, vô tư mạnh khi nào rụng khi đấy. Khi đang độ tím thì tím hết mình. Nhưng chỉ gặp chút mưa thôi, tất cả nhạt đi một cách thảm hại. Nhưng bạn cứ tưởng tượng xem nếu như mùa hạ Hà Nội không có xác bằng lăng, thì sẽ thế nào nhỉ?
Và Phượng. Phượng thì nơi đâu chẳng có. Mình lỗi hẹn với Phượng rồi. Những chùm Phượng là là sát mặt hồ Trúc Bạch thúc giục những nụ hôn vội vã của những cô cậu sinh viên sắp chia tay nhau, có những cuộc chia tay không biết khi nào gặp lại vì lý do trần trụi nhất: việc làm. Những chùm phượng trơ trọi trên phố Kim Mã, làm gay gắt thêm cái nóng vốn có của cái ngã tư phố đầy nhà cao với những kiểu kiến trúc chẳng giống ai.
Mà nghe đâu đám trẻ choai choai bây giờ cũng không có khái niệm nhiều về hoa Phượng nữa, vì đơn giản, thứ nhất là diện tích cho Phượng sống không có nhiều. Cái thứ nhì, thời đại của giao lưu qua mạng, cộng với lai căng Hàn Quốc một tý, Hip hop Anh Mỹ một tẹo, đem trộn lộn tùng phèo với màu da vàng nhiệt đới, thì một loài hoa ít còn giá trị tính từ trong mắt họ cũng đâu khó hiểu lắm…
Mình thì không hề bênh hay ủng hộ những kiểu lai căng như thế, mặc dù mình đủ thông minh, đủ tư duy hiện đại để hiểu thế nào là cái mới, thế nào là cái cần phải học. Những cái mà nhiều cô cậu 8, 9X gì gì đó cho là hiện đại, là cái quyền lựa chọn ấy, lại là những thứ văn hoá phẩm đường phố mà các nước phát triển đang quét xuống vỉa hè để đến giờ cho vào thùng rác.
Nói như vậy mình có nặng lời quá không? Hôm trước đứa cháu gọi điện về cho mình từ nước Pháp, bảo rằng cháu sang đó cháu cô đơn thực sự trước hai chữ văn minh. Bạn bè của cháu có thể ngồi chơi piano, có thể ôm ghi ta để hát trước đám đông, làm rộn rã thêm cái sức trẻ của thanh niên thời buổi nói chuyện hoà nhập. “Sao cháu không nhảy hip-hop, không hát cái kiểu anh Đan Trường anh Ưng Hoàng Phúc?”, “Ơ, chú điên à? Cháu mà làm thế bạn bè tưởng cháu là người ngoài hành tinh đấy! Chúng nó tuần nào cũng ăn mặc lịch sự đi nghe hoà nhạc cổ điển. Chúng nó nói về những bản nhạc, những người chỉ huy dàn nhạc rất hay. Cháu thì…”.
Ôi, ba cái dấu chấm lửng của cháu tôi, biết lấy gì mà lấp cho đầy những năm tháng thiếu hụt của một nền giáo dục gạt văn hoá ra ngoài…
Quay lại với câu chuyện của con phố mùa hạ. Bạn cũng đâu có thích. Bạn bảo rằng bạn không thích sự ồn ào, không hợp với cái vội vã của phố xá hôm nay. Bạn được đào tạo trong môi trường quân đội, ngày ba bữa cơm kẻng và nền nếp văn minh, chính quy. Nơi bạn ở thực ra không đến nỗi quá khe khắt, vì bạn cũng làm báo. Sếp của bạn toàn nhân danh chuyện nhiệm vụ để bắt lính của mình è cổ ra làm hết việc nọ đến việc kia cho thật tốt để ông được phong quân hàm cao lên. Thỉnh thoảng ngồi với cô em nào đó, sếp lại lấy điện thoại gọi bạn đến đưa cô em ấy về để giương oai. “Thằng đấy lính của anh đấy! Nó viết văn viết báo rất hay!” “Này, mà đi chầm chậm đấy nhé. Chở bạn của chú không được đi ẩu đâu đấy”. Ôi cha, mặc dù ông ấy biết thừa bạn có thuộc tuyp người đi xe ẩu bao giờ đâu!
Có những cái dấu chấm lửng không được nói ra thành ba cái dấu chấm như thằng cháu tôi. Những dấu chấm lửng vô hình lờn vờn từ một thế hệ đi trước, để lại hậu quả nặng nề cho một thế hệ chuyển tiếp phải khom lưng ra mà trả giá. Biết lấp như thế nào đây khi lịch sử nó luôn là chiếc kim đồng hồ mà mình thì cứ chậm rãi mà bò theo?
Chúng ta còn tuổi trẻ mà bạn. Ở bất cứ môi trường nào cũng vậy, mình đều phải học, đều phải tự lấp đầy những dấu chấm lửng vô trách nhiệm của chính mình. Chậm một giây bao nhiêu khoảng trống. Lửng một thế hệ, thì ta sẽ tự trả lời với mai sau như thế nào đây?
Hoàng Nguyên Vũ