Dan Lee
07-20-2007, 05:16 PM
PHẢI CỨNG RẮN NHƯNG KHÔNG THỐNG TRỊ
Thật khó để hiểu những khác biệt giữa sự cứng rắn và sự thống trị. Trẻ con cần cứng rắn. Nó đòi hỏi sự giới hạn và nếu thiếu, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. Nếu không có giới hạn, trẻ con cứ tiếp tục tiến tới bao lâu nó có thể được. Kết quả thông thường là hạnh kiểm của nó sẽ đi đến chỗ quá trớn và bấy giờ cơn thịnh nộ sẽ rơi xuống. Một cảnh không mấy tốt đẹp đi theo sau và sự an bình không còn.
Khi người mẹ lái xe, Loan và Liễu, hai đứa trẻ sinh đôi, 5 tuổi, chơi cách vui vẻ ở đằng sau xe. Chúng nó mỗi lúc càng thêm ồn ào. Bà mẹ bảo chúng yên lặng nhiều lần. Chúng ngưng được một phút rồi lại tiếp tục đùa giỡn càng thêm náo động hơn. Thình lình bé Loan xô bé Liễu ngã nhào vào vai của bà mẹ. Bà mẹ hét lên và dừng xe lại bên lề đường. Cả hai đứa trẻ xem ra sợ hãi. Bà mẹ phết cho mỗi đứa một phát. Chúng hết sức ngỡ ngàng vì bà mẹ rất ít khi dùng vũ lực.
Bà mẹ rất hiền lành và chịu đựng nhưng cuối cùng thì không chịu nổi nữa. Nếu chúng ta cho phép con trẻ phá luật một lần và rồi leo thang lần nữa, chúng ta dạy cho chúng chỉ để ý đến chúng ta khi chúng ta nổi giận.
Chiếc xe không phải là chỗ để chúng chơi những trò chơi như thế bất cứ lúc nào. Người mẹ có thể thiết lập trật tự trong xe mà không cần phải dùng vũ lực. Bà có thể cứng rắn mà không thống trị. Làm cách nào có thể thực hiện được? Bí quyết nằm ở chỗ biết cách cứng rắn. Thống trị có nghĩa là chúng ta cố gắng áp đặt ý muốn chúng ta trên con trẻ. Ở đây, chúng ta chỉ cần cắt nghĩa cho nó điều nó nên làm. Nếu bà mẹ cố gắng áp đặt ý muốn của bà trên hai đứa bé, bà sẽ chỉ thành công trong việc khêu gợi sự nổi loạn của chúng. Trái lại, cứng rắn diễn tả hành động riêng của ta. Bà mẹ luôn có thể quyết định điều bà muốn làm và sẽ thực hiện. Bà mẹ có thể không lái khi con cái không nghe lời. Mỗi lần chúng phá luật, bà ngừng xe lại. Bà có thể nói với chúng rằng: “Mẹ sẽ không lái, bao lâu các con còn quậy phá!” Bấy giờ bà nên ngồi yên lặng cho tới khi chúng tuân giữ kỷ luật. Không cần cát nghĩa dài dòng. Người mẹ có uy thế của mình và phải cứng rắn trong quyết định.
Cứng rắn mà không thống trị đòi hỏi sự kính trọng hổ tương. Chúng ta phải kính trọng quyền quyết định muốn làm gì của đứa trẻ, và sự kính trọng dành cho chúng ta có được là nhờ sự cứng rắn không nhân từ đối với một đứa trẻ không nghe lời.
Cu Nguyên, 7 tuổi, đứa giữa, là một đứa trẻ rất kén ăn. Trong lúc người bố dọn cho nó một phần thịt bò nấu nhừ, món mà gia đình thích ăn nhất, nó nhảy xuống ghế và la lên: “Con không thích món thịt đó.” Bà mẹ năn nỉ: “Cưng ơi! Con ăn thử đi. Mẹ biết con không thích những món thịt như vậy.” Cậu bé hét lên: “Con không ăn nó.” “Thôi được, mẹ làm cho con một miếng bánh mì xúc xích.” Trong lúc bà mẹ chuẩn bị thức ăn cho nó, nó lấy đồ ra chơi. Ba nó và những đứa trẻ khác ăn xong, rời khỏi bàn ăn. Mẹ nó và nó ngồi ăn, nói chuyện về ngày học của nó.
Bé Nguyên xếp đặt mọi chuyện để mẹ nó không những cho nó một cái gì đặc biệt nhưng còn cho nó cả sự chú ý nguyên vẹn không chia xẻ. Nó bắt mẹ nó hoàn toàn phục vụ cho nó.
Cậu bé có quyền khước từ không ăn món thịt bò đó và người mẹ phải kính trọng quyền của nó. Nhưng trong ước muốn trở nên một bà mẹ tốt, bà đã đóng vai trò của kẻ nô lệ. Bà mẹ và người cha nên cứng rắn về điều họ sẽ làm và để cho cậu bé lo lắng cho chính nó. Chúng ta hãy xem cái gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ cứng rắn.
Bé Nguyên tuyên bố nó không thích món thịt bò đó. Ông bố đáp lại: “Được rồi, con ơi. Con không phải ăn nó!” Ông tiếp tục phục vụ mọi người ngoại trừ cu bé. Cậu bé sẽ hỏi: “Ba không lấy cho con một món gì sao?” “Tối nay chúng ta chỉ có một món đó. Nếu con không muốn ăn, con có thể ra ngoài coi Tivi.” Nó sẽ hét lên: “Nhưng con không thích món thịt đó.” Bà mẹ lập lại: “Mẹ không làm gì khác ngoài món đó.” Đến lúc đó, cả hai bố mẹ nên cứng rắn, tránh sự đấu khẩu với nó. Họ nên làm ngơ trước những lời phê bình hay đòi hỏi của cậu bé và thưởng thức bữa cơm tối của họ. Cậu bé sẽ rời khỏi bàn cách giận dữ. Một lúc sau, cậu bé xuống bếp tìm sữa và bánh qui. “Con ơi, mẹ xin lỗi vì mẹ không có mở quán ăn. Mẹ chỉ phục vụ vào những giờ ăn.” Cậu bé không được cho gì để ăn cho đến bữa ăn kế tiếp cho dẫu nó có càm ràm. Cả hai bố mẹ phải cứng rắn trong tư thế đó. Không bao lâu cậu bé sẽ hòa nhập với gia đình để cùng ăn món được phục vụ.
Kính trọng những nhu cầu và những sở thích của người khác là một điều cần thiết. Nhưng làm sao biết được đâu là những nhu cầu thật của con người để trọng kính và phục vụ vì lằn ranh giữa nhu cầu và ước muốn không có gì rõ rệt. Vì thế, chúng ta cần phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt giữa nhu cầu và ước muốn. Nhu cầu của hoàn cảnh có thể là do sự hướng dẫn của chúng ta.
Kim Oanh, 3 tuổi rưỡi, đã đau nhiều ngày và cần chăm sóc suốt đêm. Sau khi khá hơn, nó vẫn tiếp tục đòi hỏi bố mẹ chăm sóc ban đêm. Nhưng sau đó, bà mẹ nghĩ rằng tốt nhất là phải ngưng ngay tình trạng nầy. Và sau một hồi thảo luận, bà mẹ và ông bố đồng ý đi đến quyết định. Bà mẹ hôn nhẹ cô bé và nói: “Chúc con ngủ ngon. Bố và mẹ cũng đi ngủ và sẽ không đáp lời nếu con có gọi.” Bé Kim Oanh ngủ một giấc và rồi chợt thức giấc, gọi bố mẹ, nhưng không ai trả lời. Sau kinh nghiệm đó, nó ngủ suốt đêm.
Bà mẹ nói điều bà sẽ làm và để cô bé làm quyết định riêng của nó. Khi cô bé thử, bà mẹ vẫn cứng rắn. Kết quả cho thấy cô bé đã ngủ suốt đêm. Thật ra, cô bé chỉ muốn nhỏng nhẻo, muốn sự chú ý của bố mẹ hơn là một nhu cầu cần chăm sóc thật sự.
Bé Mỹ Tiên và bà mẹ trên đường về từ sân chơi. Khi đi ngang qua nhà cô bạn, bé Mỹ Tiên muốn dừng lại ghé thăm cô bạn Kim Chi. Bà mẹ bảo: “Không được.” Nhưng cô bé năn nỉ và khóc. Bà mẹ tiếp tục đi. Cô bé nằm dạ bên đường và khóc. Bà mẹ im lặng đi mà không quay mặt lại. Cô bé đứng dậy, chạy về phía mẹ, và nhí nhảnh với mẹ. Cả hai mẹ con vui vẻ tiến bước trên khúc đường còn lại về đến nhà.
Bằng hành động bà mẹ muốn cho bé thấy rằng bà quyết định đi về nhà. Bà không muốn tranh luận với cô bé, cũng không cần phải cắt nghĩa thêm gì với cô bé. Khi bé Mỹ Tiên thấy bà mẹ muốn đi về nhà, cô bé kính trọng quyết định của bà và làm theo.
Sự cứng rắn là sự chối từ nhường bước cho những đòi hỏi không chính đáng của con trẻ. Một khi chúng ta làm một quyết định chín chắn, chúng ta phải giữ. Đứa trẻ không bao lâu sẽ nghe theo.
Việc bảo toàn trật tự có thể đòi hỏi một số những cứng rắn và áp lực nhất là đối với con trẻ. Khi bà mẹ bảo “không được” bà phải thấy rằng sự giới hạn phải được thực hiện. Rầy la, đe dọa, phết đít sẽ không có kết quả, vì bất cứ hành động giận dữ nào có thể tạm thời làm ngưng hành động của đứa trẻ lúc bấy giờ, nhưng thường đẩy sự xung đột vào lãnh vực khác và càng gây cho đứa trẻ thêm nhiều rối loạn. Trẻ con chỉ học sự giới hạn qua sự cứng rắn. Nếu đứa trẻ không ăn mặc đàng hoàng để đi học, bà mẹ không cho nó đi. Nếu nó cứ quậy phá ồn ào không chịu ngưng, nó có thể bị yêu cầu rời khỏi phòng. Tuy nhiên, những hành động áp lực như vậy luôn đi kèm với sự cho phép nó được chọn lựa như: nó có thể ở lại nếu nó chịu im lặng. Nếu nó không chịu im lặng, bà mẹ có thể cho nó một sự lựa chọn khác: hoặc tự mình ra đi hoặc bị dẫn độ. Yêu cầu nó ra đi xem ra là độc tài. Tuy nhiên, đứa trẻ không nhận ra như vậy nếu nó được cho một sự chọn lựa và nếu sự yêu cầu là chính đáng. Nếu tương quan giữa bố mẹ và con cái là thân tình, đứa trẻ sẽ đáp trả. Sự nhất quyết cứng rắn thường là có ích và cần thiết với con trẻ. Thỉnh thoảng cái nhìn cứng rắn cũng cần thiết cho nó. Trẻ con cảm được khi bố mẹ muốn ám chỉ điều đó. Như một bà mẹ đã chia xẻ cho nhóm chúng tôi cái kinh nghiệm của bà rằng: “Khi mà tôi chưa dứt khoát tôi muốn điều đó, con gái tôi làm điều nó muốn. Nhưng khi tôi cho thấy tôi nhất định muốn điều đó, cô bé không dám động đậy. Cô bé hoàn toàn ngưng quậy.”
lm.levanquang
Thật khó để hiểu những khác biệt giữa sự cứng rắn và sự thống trị. Trẻ con cần cứng rắn. Nó đòi hỏi sự giới hạn và nếu thiếu, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái. Nếu không có giới hạn, trẻ con cứ tiếp tục tiến tới bao lâu nó có thể được. Kết quả thông thường là hạnh kiểm của nó sẽ đi đến chỗ quá trớn và bấy giờ cơn thịnh nộ sẽ rơi xuống. Một cảnh không mấy tốt đẹp đi theo sau và sự an bình không còn.
Khi người mẹ lái xe, Loan và Liễu, hai đứa trẻ sinh đôi, 5 tuổi, chơi cách vui vẻ ở đằng sau xe. Chúng nó mỗi lúc càng thêm ồn ào. Bà mẹ bảo chúng yên lặng nhiều lần. Chúng ngưng được một phút rồi lại tiếp tục đùa giỡn càng thêm náo động hơn. Thình lình bé Loan xô bé Liễu ngã nhào vào vai của bà mẹ. Bà mẹ hét lên và dừng xe lại bên lề đường. Cả hai đứa trẻ xem ra sợ hãi. Bà mẹ phết cho mỗi đứa một phát. Chúng hết sức ngỡ ngàng vì bà mẹ rất ít khi dùng vũ lực.
Bà mẹ rất hiền lành và chịu đựng nhưng cuối cùng thì không chịu nổi nữa. Nếu chúng ta cho phép con trẻ phá luật một lần và rồi leo thang lần nữa, chúng ta dạy cho chúng chỉ để ý đến chúng ta khi chúng ta nổi giận.
Chiếc xe không phải là chỗ để chúng chơi những trò chơi như thế bất cứ lúc nào. Người mẹ có thể thiết lập trật tự trong xe mà không cần phải dùng vũ lực. Bà có thể cứng rắn mà không thống trị. Làm cách nào có thể thực hiện được? Bí quyết nằm ở chỗ biết cách cứng rắn. Thống trị có nghĩa là chúng ta cố gắng áp đặt ý muốn chúng ta trên con trẻ. Ở đây, chúng ta chỉ cần cắt nghĩa cho nó điều nó nên làm. Nếu bà mẹ cố gắng áp đặt ý muốn của bà trên hai đứa bé, bà sẽ chỉ thành công trong việc khêu gợi sự nổi loạn của chúng. Trái lại, cứng rắn diễn tả hành động riêng của ta. Bà mẹ luôn có thể quyết định điều bà muốn làm và sẽ thực hiện. Bà mẹ có thể không lái khi con cái không nghe lời. Mỗi lần chúng phá luật, bà ngừng xe lại. Bà có thể nói với chúng rằng: “Mẹ sẽ không lái, bao lâu các con còn quậy phá!” Bấy giờ bà nên ngồi yên lặng cho tới khi chúng tuân giữ kỷ luật. Không cần cát nghĩa dài dòng. Người mẹ có uy thế của mình và phải cứng rắn trong quyết định.
Cứng rắn mà không thống trị đòi hỏi sự kính trọng hổ tương. Chúng ta phải kính trọng quyền quyết định muốn làm gì của đứa trẻ, và sự kính trọng dành cho chúng ta có được là nhờ sự cứng rắn không nhân từ đối với một đứa trẻ không nghe lời.
Cu Nguyên, 7 tuổi, đứa giữa, là một đứa trẻ rất kén ăn. Trong lúc người bố dọn cho nó một phần thịt bò nấu nhừ, món mà gia đình thích ăn nhất, nó nhảy xuống ghế và la lên: “Con không thích món thịt đó.” Bà mẹ năn nỉ: “Cưng ơi! Con ăn thử đi. Mẹ biết con không thích những món thịt như vậy.” Cậu bé hét lên: “Con không ăn nó.” “Thôi được, mẹ làm cho con một miếng bánh mì xúc xích.” Trong lúc bà mẹ chuẩn bị thức ăn cho nó, nó lấy đồ ra chơi. Ba nó và những đứa trẻ khác ăn xong, rời khỏi bàn ăn. Mẹ nó và nó ngồi ăn, nói chuyện về ngày học của nó.
Bé Nguyên xếp đặt mọi chuyện để mẹ nó không những cho nó một cái gì đặc biệt nhưng còn cho nó cả sự chú ý nguyên vẹn không chia xẻ. Nó bắt mẹ nó hoàn toàn phục vụ cho nó.
Cậu bé có quyền khước từ không ăn món thịt bò đó và người mẹ phải kính trọng quyền của nó. Nhưng trong ước muốn trở nên một bà mẹ tốt, bà đã đóng vai trò của kẻ nô lệ. Bà mẹ và người cha nên cứng rắn về điều họ sẽ làm và để cho cậu bé lo lắng cho chính nó. Chúng ta hãy xem cái gì sẽ xảy ra nếu bố mẹ cứng rắn.
Bé Nguyên tuyên bố nó không thích món thịt bò đó. Ông bố đáp lại: “Được rồi, con ơi. Con không phải ăn nó!” Ông tiếp tục phục vụ mọi người ngoại trừ cu bé. Cậu bé sẽ hỏi: “Ba không lấy cho con một món gì sao?” “Tối nay chúng ta chỉ có một món đó. Nếu con không muốn ăn, con có thể ra ngoài coi Tivi.” Nó sẽ hét lên: “Nhưng con không thích món thịt đó.” Bà mẹ lập lại: “Mẹ không làm gì khác ngoài món đó.” Đến lúc đó, cả hai bố mẹ nên cứng rắn, tránh sự đấu khẩu với nó. Họ nên làm ngơ trước những lời phê bình hay đòi hỏi của cậu bé và thưởng thức bữa cơm tối của họ. Cậu bé sẽ rời khỏi bàn cách giận dữ. Một lúc sau, cậu bé xuống bếp tìm sữa và bánh qui. “Con ơi, mẹ xin lỗi vì mẹ không có mở quán ăn. Mẹ chỉ phục vụ vào những giờ ăn.” Cậu bé không được cho gì để ăn cho đến bữa ăn kế tiếp cho dẫu nó có càm ràm. Cả hai bố mẹ phải cứng rắn trong tư thế đó. Không bao lâu cậu bé sẽ hòa nhập với gia đình để cùng ăn món được phục vụ.
Kính trọng những nhu cầu và những sở thích của người khác là một điều cần thiết. Nhưng làm sao biết được đâu là những nhu cầu thật của con người để trọng kính và phục vụ vì lằn ranh giữa nhu cầu và ước muốn không có gì rõ rệt. Vì thế, chúng ta cần phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt giữa nhu cầu và ước muốn. Nhu cầu của hoàn cảnh có thể là do sự hướng dẫn của chúng ta.
Kim Oanh, 3 tuổi rưỡi, đã đau nhiều ngày và cần chăm sóc suốt đêm. Sau khi khá hơn, nó vẫn tiếp tục đòi hỏi bố mẹ chăm sóc ban đêm. Nhưng sau đó, bà mẹ nghĩ rằng tốt nhất là phải ngưng ngay tình trạng nầy. Và sau một hồi thảo luận, bà mẹ và ông bố đồng ý đi đến quyết định. Bà mẹ hôn nhẹ cô bé và nói: “Chúc con ngủ ngon. Bố và mẹ cũng đi ngủ và sẽ không đáp lời nếu con có gọi.” Bé Kim Oanh ngủ một giấc và rồi chợt thức giấc, gọi bố mẹ, nhưng không ai trả lời. Sau kinh nghiệm đó, nó ngủ suốt đêm.
Bà mẹ nói điều bà sẽ làm và để cô bé làm quyết định riêng của nó. Khi cô bé thử, bà mẹ vẫn cứng rắn. Kết quả cho thấy cô bé đã ngủ suốt đêm. Thật ra, cô bé chỉ muốn nhỏng nhẻo, muốn sự chú ý của bố mẹ hơn là một nhu cầu cần chăm sóc thật sự.
Bé Mỹ Tiên và bà mẹ trên đường về từ sân chơi. Khi đi ngang qua nhà cô bạn, bé Mỹ Tiên muốn dừng lại ghé thăm cô bạn Kim Chi. Bà mẹ bảo: “Không được.” Nhưng cô bé năn nỉ và khóc. Bà mẹ tiếp tục đi. Cô bé nằm dạ bên đường và khóc. Bà mẹ im lặng đi mà không quay mặt lại. Cô bé đứng dậy, chạy về phía mẹ, và nhí nhảnh với mẹ. Cả hai mẹ con vui vẻ tiến bước trên khúc đường còn lại về đến nhà.
Bằng hành động bà mẹ muốn cho bé thấy rằng bà quyết định đi về nhà. Bà không muốn tranh luận với cô bé, cũng không cần phải cắt nghĩa thêm gì với cô bé. Khi bé Mỹ Tiên thấy bà mẹ muốn đi về nhà, cô bé kính trọng quyết định của bà và làm theo.
Sự cứng rắn là sự chối từ nhường bước cho những đòi hỏi không chính đáng của con trẻ. Một khi chúng ta làm một quyết định chín chắn, chúng ta phải giữ. Đứa trẻ không bao lâu sẽ nghe theo.
Việc bảo toàn trật tự có thể đòi hỏi một số những cứng rắn và áp lực nhất là đối với con trẻ. Khi bà mẹ bảo “không được” bà phải thấy rằng sự giới hạn phải được thực hiện. Rầy la, đe dọa, phết đít sẽ không có kết quả, vì bất cứ hành động giận dữ nào có thể tạm thời làm ngưng hành động của đứa trẻ lúc bấy giờ, nhưng thường đẩy sự xung đột vào lãnh vực khác và càng gây cho đứa trẻ thêm nhiều rối loạn. Trẻ con chỉ học sự giới hạn qua sự cứng rắn. Nếu đứa trẻ không ăn mặc đàng hoàng để đi học, bà mẹ không cho nó đi. Nếu nó cứ quậy phá ồn ào không chịu ngưng, nó có thể bị yêu cầu rời khỏi phòng. Tuy nhiên, những hành động áp lực như vậy luôn đi kèm với sự cho phép nó được chọn lựa như: nó có thể ở lại nếu nó chịu im lặng. Nếu nó không chịu im lặng, bà mẹ có thể cho nó một sự lựa chọn khác: hoặc tự mình ra đi hoặc bị dẫn độ. Yêu cầu nó ra đi xem ra là độc tài. Tuy nhiên, đứa trẻ không nhận ra như vậy nếu nó được cho một sự chọn lựa và nếu sự yêu cầu là chính đáng. Nếu tương quan giữa bố mẹ và con cái là thân tình, đứa trẻ sẽ đáp trả. Sự nhất quyết cứng rắn thường là có ích và cần thiết với con trẻ. Thỉnh thoảng cái nhìn cứng rắn cũng cần thiết cho nó. Trẻ con cảm được khi bố mẹ muốn ám chỉ điều đó. Như một bà mẹ đã chia xẻ cho nhóm chúng tôi cái kinh nghiệm của bà rằng: “Khi mà tôi chưa dứt khoát tôi muốn điều đó, con gái tôi làm điều nó muốn. Nhưng khi tôi cho thấy tôi nhất định muốn điều đó, cô bé không dám động đậy. Cô bé hoàn toàn ngưng quậy.”
lm.levanquang