Dan Lee
07-20-2007, 06:25 PM
NHƯNG, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
3.YÊU THƯƠNG LÀ HI SINH.
Ở đâu có yêu thương thì ở đó có hi sinh, và hi sinh là kết quả của sự yêu thương chân thật. Có thể có hi sinh mà không có yêu thương, nhưng không thể có yêu thương mà không có hi sinh, cho nên có thể nói: hi sinh chính là hoa quả của yêu thương vậy.
Vì yêu thương nhân loại nên Chúa Cha đã hi sinh Con Một của mình là Chúa Giê-su.
Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, nên Chúa Giê-su đã hi sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của sa-tan, đầu mối của tội lỗi. Và hi sinh đã trở thành điều kiện của tình thương chân thật đối với người thân cận, và khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài đã cầu xin lớn tiếng với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 24). Thực ra không phải các kỳ mục của người Do thái, các thượng tế, các kinh sư và những người quá khích khác không biết việc họ làm đâu, họ biết quá đi chứ, nhưng chính vì để “bảo vệ” lề luật của cha ông khỏi phải bị “tên làm loạn phá hoại”, mà họ đã lên án tử cho Chúa Giê-su, và như thế chính họ đã lỗi lề luật trước: “chớ giết người”.
Vậy mà, vì yêu thương mà Chúa Giê-su đã bào chữa cho họ trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, và giá trị hi sinh mạng sống của Ngài đã trở thành quan toà tuyên bố trắng án cho nhân loại tội lỗi, và cho cả những người lên án tử cho Ngài nữa, nếu họ biết nhìn nhận việc mình làm là sai trái, mà hối cải ăn năn.
Hi sinh là hiệu quả của yêu thương chân chính, hay nói cách khác, văn hoa hơn một chút: yêu thương là cây, và hoa quả chính là những việc làm hi sinh vậy.
Chàng và nàng yêu thương nhau, tình yêu nầy người ta có thể lấy “thước” để đo được, thước đây chính là sự hi sinh của chàng dành cho nàng, và của nàng dành cho chàng. Cây và quả tình yêu nầy cũng đẹp thật đấy, nhưng có thể nói, đây là một tình yêu ích kỷ, tình yêu có qua có lại, và trong một cách nhìn nào đó, chàng và nàng đều cố gắng làm cho đối tượng của mình thấy được tình yêu của mình dành cho họ bằng những hi sinh nhiều ít của mình, đây cũng là một tình yêu tự nhiên của con người.
Chúa Ki-tô muốn người môn đệ của mình tiến xa hơn một bước trong tình yêu liên đới giữa người với người, bằng một lệnh truyền :
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau;
như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13, 34).
Yêu thương nhau như Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, mà tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta không phải là một tình yêu như cha mẹ yêu thương con cái, cũng không phải như chàng và nàng yêu thương nhau, nhưng là một tình yêu vượt ra khỏi mọi tính toán của con người: hiến dâng mạng sống vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Đó là một hi sinh to lớn mà không mọi khối óc khôn ngoan tài trí nào suy ra hay nghĩ tới, chỉ có Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên mới nghĩ ra phương pháp vĩ đại mà mầu nhiệm này, mầu nhiệm tình yêu nầy được thực hiện nơi bản thân Con Một của Ngài là Đức Ki-tô Giê-su, và nó đã trở thành một công thức thực hành trong đời sống của những người Ki-tô hữu: Yêu thương = Hi sinh + Thập giá.
Công thức nầy cũng được giải thích như thế nầy: có nghĩa là khi tôi cúi xuống để an ủi, giúp đỡ “người thân cận” (yêu thương), thì tôi phải hao tài tốn của, mất thời giờ quý báu của mình (hi sinh), và phải quên đi những luật lệ đang ràng buộc tâm hồn tôi trước những đau khổ của anh chị em, và như thế tôi sẽ bị người ta chê trách là không tuân giữ lề luật (thập giá). Đó chính là yêu thương “người thân cận” như chính mình vậy.
“Như Thầy đã yêu thương anh em”, hay nói cách khác: “Như Thầy đã hi sinh cho anh em”, cũng là nói lên một con tim biết rung động trước những đau khổ của người anh chị em mà sẵn sàng hi sinh tất cả thời giờ, tiền bạc, hi sinh những gì mình có như người Sa-ma-ri nhân hậu, để anh chị em được an ủi và để họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Yêu thương và hi sinh phải là chị em sinh đôi trong tâm hồn của người Ki-tô hữu, mặc dù nó là hai cụm từ khác nhau, nhưng luôn luôn hiện diện bên nhau. Khi nói đến yêu thương, thì hi sinh cũng đồng thời có mặt kề bên để làm cho hành động yêu thương được phong phú dồi dào hơn, cao quý hơn, và thiêng liêng hơn. Cũng như Đức Ki-tô đã trở nên mẫu gương tuyệt vời của lòng nhân hậu, Ngài đã dang tay ôm ấp tất cả mọi người vào trong trái tim vô cùng yêu thương của Ngài, và tình yêu thương vô cùng này đã được thể hiện bằng sự hi sinh vĩ đại: hi sinh mạng sống cho người mình yêu (Ga 15, 13), người yêu đó chính là mỗi một người trong chúng ta, là nhân loại tội lỗi, và cũng là những “người thân cận” của Đức Ki-tô.
Do đó, hi sinh chính là thước đo lòng nhân ái của mình đối với “người thân cận”, là mức độ yêu thương được thể hiện trong hành vi, ngôn ngữ của mình đối với anh chị em đồng loại, và cũng là hiệu quả của việc thi hành luật mới -luật yêu thương- nơi bản thân của chúng ta vậy.
4. AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI ?
Chúa Giê-su không nói: cha mẹ của tôi là người thân cận của tôi.
Chúa Giê-su không nói: anh chị em của tôi là người thân cận của tôi.
Chúa Giê-su cũng không nói: bà con bạn bè thân hữu của tôi là người thân cận của tôi…
Và để cho các thính giả đang nghe Ngài giảng, và đặc biệt là để cho thầy thông luật “mở rộng nhãn giới” về cụm từ “người thân cận”, Chúa Giê-su đã đưa ra một câu chuyện sống động để trả lời câu hỏi “ai là người thân cận của tôi”, câu chuyện sống động ấy được tóm gọn như thế nầy: người Do thái bị nạn đang nằm thoi thóp bên vệ đường, có thầy tư tế đi qua, và thầy Lê-vi cũng đã đi qua nhưng ngoãnh mặt làm ngơ đi luôn, cuối cùng người Do Thái bị nạn ấy đã được kẻ thù không đội trời chung của mình -người Sa-ma-ri- giúp đỡ cứu nạn (Lc 10, 29-35).
Trong câu chuyện dụ ngôn của Ngài, Chúa Giê-su đã không đưa ra nhân vật bị nạn là người Sa-ma-ri, và người ra tay hào hiệp cứu người bị nạn là người Do thái, nhưng chính Ngài đã đề cao lòng nhân hậu của một con người mà người Do Thái coi họ là “quân phản đạo” Sa-ma-ri. Và như thế, chúng ta có thể nhìn ra người Do Thái và người Sa-ma-ri đại diện cho hai loại người: loại người tuân giữ lề luật của cha ông từng nét từng chữ bên ngoài, và loại người hội nhập thích nghi với văn hoá địa phương, không câu nệ lề luật.
Người Do thái luôn tự hào mình là những người thi hành triệt để lề luật của Thiên Chúa mà khinh bỉ, coi thường người Sa-ma-ri như những quân phản đạo, hội nhập với phường ngoại đạo, và thế là họ trở thành những kẻ thù không đội trời chung với nhau. Cũng vậy, dưới con mắt của những người tín hữu “ngoan đạo” tuân giữ lề luật từng chữ từng nét (đến nỗi tự cho mình đã phạm tội trọng khi bắt tay “bonjour” với một người đàn ông, mà không dám lên rước lễ), thì những cô gái đứng đường đợi khách, những người hào hoa phong nhã, những tên bất hảo.v.v…đều là những người đáng phải sa hoả ngục hết thảy !
Chúa Giê-su đã làm cho những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và thầy thông luật thất vọng, vì “người thân cận” mà Chúa Giê-su nói đây, không ai khác hơn chính là người Sa-ma-ri, người mà họ ghét cay ghét đắng và là kẻ thù của họ, người mà họ cho là lăng chạ với quân tội lỗi.
Và chính chúng ta, ngày hôm nay, cũng không hơn gì những người biệt phái và các kinh sư ấy, khi chúng ta tự hào mình là người không có kẻ thù, không có ghét ghen ai. Vâng, trong cuộc sống đời thường của chúng ta thì có lẽ là như thế, chúng ta sống an vui tự tại, chúng ta vẫn thong dong tham dự thánh lễ sáng, đọc kinh tối, đi làm việc thiện.v.v…nhưng lắm lúc chúng ta nhìn “không sửa mắt” những người mà chúng ta cho là những quân tội lỗi; và lắm lúc chúng ta vỗ ngực xưng tên với những người mà chúng ta gọi là “tà ma ngoại đạo”, những người có thành tích bất hảo rằng : “Cái quân khốn nạn, nếu tao là Chúa, tao sẽ vặn họng chúng bây hết thảy”, và khi tuyên bố những lời như thế, thì chúng ta đã trở thành người Do Thái hoạn nạn nằm bên đường chờ chết, hay ít nữa, cũng ngất ngư nửa sống nửa chết chờ người qua đường cứu giúp. Cái hoạn nạn nầy của chúng ta đó không phải là ở nơi thân xác, nhưng là ở trong tâm hồn, một tâm hồn đã bị những thành kiến của việc tuân giữ lề luật cách máy móc bên ngoài làm cho nó trở nên chai cứng, mà không nhạy cảm trước những khổ đau của anh chị em đồng loại là người thân cận của mình, cho nên khi nhìn mọi việc xảy ra, chúng ta đều thấy là tội, là vi phạm lề luật.
Chính cái hoạn nạn trong tâm hồn nầy, đã được người mà bấy lâu nay chúng ta cho là kẻ thù của mình, là người Sa-ma-ri “phản đạo” đến cứu, nơi họ lòng nhân hậu được bộc lộ ra vượt khỏi ranh giới kẻ thù, để cúi xuống ôm người bị nạn lên và đem đi cứu chữa.
Hành động cúi xuống của người Sa-ma-ri đã rút lại khoảng cách giữa hai kẻ thù, và khi ẳm người bị nạn trong tay thì khoảng cách nầy không còn nữa, và kẻ thù không đội trời chung nầy đã trở nên “người thân cận” của người Sa-ma-ri, người mà thường ngày tôi nhìn “không sửa mắt”.
Chính khi chúng ta tự nhận mình là người tốt lành, tuân giữ lề luật, làm việc bác ái nhưng lại xa lánh những người tội lỗi, những người mà chúng ta cho là vô đạo, thì chính lúc ấy, chúng ta đã trở thành người xa lạ với Thiên Chúa. Trở nên người xa lạ với Thiên chúa, bởi vì Con Một của Ngài là Đức Ki-tô đã không ngần ngại chia sẽ thân phận con người yếu hèn với chúng ta, để cảm thông, để cứu chuộc chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi, để trả lại cho nhân loại chúng ta phẩm giá cao quý đã đánh mất vì tội nguyên tổ: làm con của Thiên Chúa. Vì vậy, tất cả những người trong thiên hạ cũng có quyền được hưởng hồng ân vô giá ấy, cũng có quyền trở thành “người thân cận” của Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô, vì Ngài đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi (Mt 9, 13b). Vậy thì chúng ta là ai mà dám khinh bỉ họ, ngăn cản họ -những người mà chúng ta cho là tội lỗi- trở thành con cái của Thiên Chúa chứ ?
“Ai là người thân cận của tôi” không chỉ là những kẻ thù của tôi như người Do thái với người Sa-ma-ri, nhưng “người thân cận” của tôi cũng là những người hàng xóm lân cận, những người ở sát bên phòng của tôi thường hay dòm ngó đến những việc bên trong gia đình của tôi, để rồi đi nói cho cả làng cả xóm biết, đành rằng như thế là không tốt, là tọc mạch, là bất lịch sự. Nhưng nếu chúng ta cứ nhìn họ bằng những ánh mắt không mấy thiện cảm, thì đúng họ không phải là người thân cận của tôi, mà chữ “thân cận” không phải là ở kề cận bên mình hay sao ? Người Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ : “Bán bà con xa, mua láng giềng gần ” để nói lên ý nghĩa đạo lý của “người thân cận” nầy, mà trên một phương diện tự nhiên nào đó, ít nữa là về mặt đạo đức, cũng rất gần với giáo lý yêu người của Chúa Giê-su đã dạy.
Trong một khu phố nọ ở quận Nhất thành phố Sài Gòn có một đám hoả hoạn, trong cơn hốt hoảng mạnh ai nấy lo, không ai để ý đến một thanh niên đang xông xáo trong khói lửa mù mịt, bất chấp nguy hiểm để khuân vác đồ đạc cho một gia đình bà lão nghèo, sau khi đám lửa được dập tắt, người ta hỏi anh với bà lão ấy có quan hệ gì không, anh ta trả lời tỉnh queo: “Không quen biết gì cả, bà là người hàng xóm của tôi mà”. “Bà là người hàng xóm của tôi” cũng có nghĩa là bà chính là “người thân cận” của tôi vậy, và như thế, người thanh niên nầy đã hiểu rõ lề luật, thực hành lề luật (mặc dù anh ta không phải là tín hữu công giáo) đúng như tinh thần của Chúa Giê-su dạy: yêu thương người thân cận như chính mình.
“Ai là người thân cận của tôi” trong một xã hội hỗn loạn nầy, một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy bạo lực và bất công; một xã hội mà “dù thắp đèn sáng” cũng tìm không ra được chữ tín giữa người với người, đúng là một thách đố lớn lao cho những người Ki-tô hữu, những người được mời gọi hãy yêu thương người thân cận như chính mình (Lc 10, 27).
Không ai yêu thương người khác như chính mình cả (kể cả cha mẹ yêu thương con cái,vợ chồng yêu thương nhau) nếu không có một tâm hồn tràn đầy tình yêu của Chúa Ki-tô. Xã hội rối ren, con người không còn tin tưởng vào nhau, thì những người Ki-tô hữu lại càng phải biết yêu thuơng họ như “người thân cận”, đem tấm lòng nhân hậu tốt lành của người Sa-ma-ri trao tặng cho họ, cúi xuống với họ, nắm lấy tay họ, để khoảng cách thù hận không còn nữa. Xã hội loạn, con người mất tin tưởng nhau, vì không ai “biểu diễn” cho họ thấy họ chính là những người thân cận của chúng ta, trong Chúa Giê-su.
Đức Ki-tô, trong cách giáo dục của Ngài, đã đi từ vòng ngoài đến vòng trong, từ xa đến gần, từ kẻ thù đến người hàng xóm láng giềng, từ người không quen biết đến cha mẹ bà con họ hàng, để cho chúng ta nhìn ra được “người thân cận” của mình là tất cả mọi người, không phân biệt xa gần. Bởi vì trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có khuynh hướng khoe khoang : “Tôi không có kẻ thù, vì tôi ăn ở rất có hậu”. Vì không có kẻ thù để thực hiện hành vi cứu giúp, tha thứ kiểu quân tử, cho nên chúng ta quên mất những anh chị em chung quanh chúng ta đang cần sự giúp đỡ của mình, họ cũng là những người thân cận của chúng ta vậy.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
3.YÊU THƯƠNG LÀ HI SINH.
Ở đâu có yêu thương thì ở đó có hi sinh, và hi sinh là kết quả của sự yêu thương chân thật. Có thể có hi sinh mà không có yêu thương, nhưng không thể có yêu thương mà không có hi sinh, cho nên có thể nói: hi sinh chính là hoa quả của yêu thương vậy.
Vì yêu thương nhân loại nên Chúa Cha đã hi sinh Con Một của mình là Chúa Giê-su.
Vì yêu thương nhân loại tội lỗi, nên Chúa Giê-su đã hi sinh mạng sống của mình để cứu chuộc nhân loại khỏi ách thống trị của sa-tan, đầu mối của tội lỗi. Và hi sinh đã trở thành điều kiện của tình thương chân thật đối với người thân cận, và khi Chúa Giê-su bị đóng đinh trên thập giá, Ngài đã cầu xin lớn tiếng với Chúa Cha: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23, 24). Thực ra không phải các kỳ mục của người Do thái, các thượng tế, các kinh sư và những người quá khích khác không biết việc họ làm đâu, họ biết quá đi chứ, nhưng chính vì để “bảo vệ” lề luật của cha ông khỏi phải bị “tên làm loạn phá hoại”, mà họ đã lên án tử cho Chúa Giê-su, và như thế chính họ đã lỗi lề luật trước: “chớ giết người”.
Vậy mà, vì yêu thương mà Chúa Giê-su đã bào chữa cho họ trước toà án công thẳng của Thiên Chúa, và giá trị hi sinh mạng sống của Ngài đã trở thành quan toà tuyên bố trắng án cho nhân loại tội lỗi, và cho cả những người lên án tử cho Ngài nữa, nếu họ biết nhìn nhận việc mình làm là sai trái, mà hối cải ăn năn.
Hi sinh là hiệu quả của yêu thương chân chính, hay nói cách khác, văn hoa hơn một chút: yêu thương là cây, và hoa quả chính là những việc làm hi sinh vậy.
Chàng và nàng yêu thương nhau, tình yêu nầy người ta có thể lấy “thước” để đo được, thước đây chính là sự hi sinh của chàng dành cho nàng, và của nàng dành cho chàng. Cây và quả tình yêu nầy cũng đẹp thật đấy, nhưng có thể nói, đây là một tình yêu ích kỷ, tình yêu có qua có lại, và trong một cách nhìn nào đó, chàng và nàng đều cố gắng làm cho đối tượng của mình thấy được tình yêu của mình dành cho họ bằng những hi sinh nhiều ít của mình, đây cũng là một tình yêu tự nhiên của con người.
Chúa Ki-tô muốn người môn đệ của mình tiến xa hơn một bước trong tình yêu liên đới giữa người với người, bằng một lệnh truyền :
“Thầy ban cho anh em một điều răn mới
là anh em hãy yêu thương nhau;
như Thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 13, 34).
Yêu thương nhau như Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, mà tình yêu của Chúa Giê-su đối với chúng ta không phải là một tình yêu như cha mẹ yêu thương con cái, cũng không phải như chàng và nàng yêu thương nhau, nhưng là một tình yêu vượt ra khỏi mọi tính toán của con người: hiến dâng mạng sống vì bạn hữu của mình (Ga 15, 13). Đó là một hi sinh to lớn mà không mọi khối óc khôn ngoan tài trí nào suy ra hay nghĩ tới, chỉ có Thiên Chúa là tình yêu, vì yêu thương nhân loại tội lỗi nên mới nghĩ ra phương pháp vĩ đại mà mầu nhiệm này, mầu nhiệm tình yêu nầy được thực hiện nơi bản thân Con Một của Ngài là Đức Ki-tô Giê-su, và nó đã trở thành một công thức thực hành trong đời sống của những người Ki-tô hữu: Yêu thương = Hi sinh + Thập giá.
Công thức nầy cũng được giải thích như thế nầy: có nghĩa là khi tôi cúi xuống để an ủi, giúp đỡ “người thân cận” (yêu thương), thì tôi phải hao tài tốn của, mất thời giờ quý báu của mình (hi sinh), và phải quên đi những luật lệ đang ràng buộc tâm hồn tôi trước những đau khổ của anh chị em, và như thế tôi sẽ bị người ta chê trách là không tuân giữ lề luật (thập giá). Đó chính là yêu thương “người thân cận” như chính mình vậy.
“Như Thầy đã yêu thương anh em”, hay nói cách khác: “Như Thầy đã hi sinh cho anh em”, cũng là nói lên một con tim biết rung động trước những đau khổ của người anh chị em mà sẵn sàng hi sinh tất cả thời giờ, tiền bạc, hi sinh những gì mình có như người Sa-ma-ri nhân hậu, để anh chị em được an ủi và để họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Yêu thương và hi sinh phải là chị em sinh đôi trong tâm hồn của người Ki-tô hữu, mặc dù nó là hai cụm từ khác nhau, nhưng luôn luôn hiện diện bên nhau. Khi nói đến yêu thương, thì hi sinh cũng đồng thời có mặt kề bên để làm cho hành động yêu thương được phong phú dồi dào hơn, cao quý hơn, và thiêng liêng hơn. Cũng như Đức Ki-tô đã trở nên mẫu gương tuyệt vời của lòng nhân hậu, Ngài đã dang tay ôm ấp tất cả mọi người vào trong trái tim vô cùng yêu thương của Ngài, và tình yêu thương vô cùng này đã được thể hiện bằng sự hi sinh vĩ đại: hi sinh mạng sống cho người mình yêu (Ga 15, 13), người yêu đó chính là mỗi một người trong chúng ta, là nhân loại tội lỗi, và cũng là những “người thân cận” của Đức Ki-tô.
Do đó, hi sinh chính là thước đo lòng nhân ái của mình đối với “người thân cận”, là mức độ yêu thương được thể hiện trong hành vi, ngôn ngữ của mình đối với anh chị em đồng loại, và cũng là hiệu quả của việc thi hành luật mới -luật yêu thương- nơi bản thân của chúng ta vậy.
4. AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI ?
Chúa Giê-su không nói: cha mẹ của tôi là người thân cận của tôi.
Chúa Giê-su không nói: anh chị em của tôi là người thân cận của tôi.
Chúa Giê-su cũng không nói: bà con bạn bè thân hữu của tôi là người thân cận của tôi…
Và để cho các thính giả đang nghe Ngài giảng, và đặc biệt là để cho thầy thông luật “mở rộng nhãn giới” về cụm từ “người thân cận”, Chúa Giê-su đã đưa ra một câu chuyện sống động để trả lời câu hỏi “ai là người thân cận của tôi”, câu chuyện sống động ấy được tóm gọn như thế nầy: người Do thái bị nạn đang nằm thoi thóp bên vệ đường, có thầy tư tế đi qua, và thầy Lê-vi cũng đã đi qua nhưng ngoãnh mặt làm ngơ đi luôn, cuối cùng người Do Thái bị nạn ấy đã được kẻ thù không đội trời chung của mình -người Sa-ma-ri- giúp đỡ cứu nạn (Lc 10, 29-35).
Trong câu chuyện dụ ngôn của Ngài, Chúa Giê-su đã không đưa ra nhân vật bị nạn là người Sa-ma-ri, và người ra tay hào hiệp cứu người bị nạn là người Do thái, nhưng chính Ngài đã đề cao lòng nhân hậu của một con người mà người Do Thái coi họ là “quân phản đạo” Sa-ma-ri. Và như thế, chúng ta có thể nhìn ra người Do Thái và người Sa-ma-ri đại diện cho hai loại người: loại người tuân giữ lề luật của cha ông từng nét từng chữ bên ngoài, và loại người hội nhập thích nghi với văn hoá địa phương, không câu nệ lề luật.
Người Do thái luôn tự hào mình là những người thi hành triệt để lề luật của Thiên Chúa mà khinh bỉ, coi thường người Sa-ma-ri như những quân phản đạo, hội nhập với phường ngoại đạo, và thế là họ trở thành những kẻ thù không đội trời chung với nhau. Cũng vậy, dưới con mắt của những người tín hữu “ngoan đạo” tuân giữ lề luật từng chữ từng nét (đến nỗi tự cho mình đã phạm tội trọng khi bắt tay “bonjour” với một người đàn ông, mà không dám lên rước lễ), thì những cô gái đứng đường đợi khách, những người hào hoa phong nhã, những tên bất hảo.v.v…đều là những người đáng phải sa hoả ngục hết thảy !
Chúa Giê-su đã làm cho những người Pha-ri-siêu, các kinh sư và thầy thông luật thất vọng, vì “người thân cận” mà Chúa Giê-su nói đây, không ai khác hơn chính là người Sa-ma-ri, người mà họ ghét cay ghét đắng và là kẻ thù của họ, người mà họ cho là lăng chạ với quân tội lỗi.
Và chính chúng ta, ngày hôm nay, cũng không hơn gì những người biệt phái và các kinh sư ấy, khi chúng ta tự hào mình là người không có kẻ thù, không có ghét ghen ai. Vâng, trong cuộc sống đời thường của chúng ta thì có lẽ là như thế, chúng ta sống an vui tự tại, chúng ta vẫn thong dong tham dự thánh lễ sáng, đọc kinh tối, đi làm việc thiện.v.v…nhưng lắm lúc chúng ta nhìn “không sửa mắt” những người mà chúng ta cho là những quân tội lỗi; và lắm lúc chúng ta vỗ ngực xưng tên với những người mà chúng ta gọi là “tà ma ngoại đạo”, những người có thành tích bất hảo rằng : “Cái quân khốn nạn, nếu tao là Chúa, tao sẽ vặn họng chúng bây hết thảy”, và khi tuyên bố những lời như thế, thì chúng ta đã trở thành người Do Thái hoạn nạn nằm bên đường chờ chết, hay ít nữa, cũng ngất ngư nửa sống nửa chết chờ người qua đường cứu giúp. Cái hoạn nạn nầy của chúng ta đó không phải là ở nơi thân xác, nhưng là ở trong tâm hồn, một tâm hồn đã bị những thành kiến của việc tuân giữ lề luật cách máy móc bên ngoài làm cho nó trở nên chai cứng, mà không nhạy cảm trước những khổ đau của anh chị em đồng loại là người thân cận của mình, cho nên khi nhìn mọi việc xảy ra, chúng ta đều thấy là tội, là vi phạm lề luật.
Chính cái hoạn nạn trong tâm hồn nầy, đã được người mà bấy lâu nay chúng ta cho là kẻ thù của mình, là người Sa-ma-ri “phản đạo” đến cứu, nơi họ lòng nhân hậu được bộc lộ ra vượt khỏi ranh giới kẻ thù, để cúi xuống ôm người bị nạn lên và đem đi cứu chữa.
Hành động cúi xuống của người Sa-ma-ri đã rút lại khoảng cách giữa hai kẻ thù, và khi ẳm người bị nạn trong tay thì khoảng cách nầy không còn nữa, và kẻ thù không đội trời chung nầy đã trở nên “người thân cận” của người Sa-ma-ri, người mà thường ngày tôi nhìn “không sửa mắt”.
Chính khi chúng ta tự nhận mình là người tốt lành, tuân giữ lề luật, làm việc bác ái nhưng lại xa lánh những người tội lỗi, những người mà chúng ta cho là vô đạo, thì chính lúc ấy, chúng ta đã trở thành người xa lạ với Thiên Chúa. Trở nên người xa lạ với Thiên chúa, bởi vì Con Một của Ngài là Đức Ki-tô đã không ngần ngại chia sẽ thân phận con người yếu hèn với chúng ta, để cảm thông, để cứu chuộc chúng ta khỏi ách thống trị của tội lỗi, để trả lại cho nhân loại chúng ta phẩm giá cao quý đã đánh mất vì tội nguyên tổ: làm con của Thiên Chúa. Vì vậy, tất cả những người trong thiên hạ cũng có quyền được hưởng hồng ân vô giá ấy, cũng có quyền trở thành “người thân cận” của Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô, vì Ngài đến không phải để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi (Mt 9, 13b). Vậy thì chúng ta là ai mà dám khinh bỉ họ, ngăn cản họ -những người mà chúng ta cho là tội lỗi- trở thành con cái của Thiên Chúa chứ ?
“Ai là người thân cận của tôi” không chỉ là những kẻ thù của tôi như người Do thái với người Sa-ma-ri, nhưng “người thân cận” của tôi cũng là những người hàng xóm lân cận, những người ở sát bên phòng của tôi thường hay dòm ngó đến những việc bên trong gia đình của tôi, để rồi đi nói cho cả làng cả xóm biết, đành rằng như thế là không tốt, là tọc mạch, là bất lịch sự. Nhưng nếu chúng ta cứ nhìn họ bằng những ánh mắt không mấy thiện cảm, thì đúng họ không phải là người thân cận của tôi, mà chữ “thân cận” không phải là ở kề cận bên mình hay sao ? Người Việt Nam chúng ta có câu tục ngữ : “Bán bà con xa, mua láng giềng gần ” để nói lên ý nghĩa đạo lý của “người thân cận” nầy, mà trên một phương diện tự nhiên nào đó, ít nữa là về mặt đạo đức, cũng rất gần với giáo lý yêu người của Chúa Giê-su đã dạy.
Trong một khu phố nọ ở quận Nhất thành phố Sài Gòn có một đám hoả hoạn, trong cơn hốt hoảng mạnh ai nấy lo, không ai để ý đến một thanh niên đang xông xáo trong khói lửa mù mịt, bất chấp nguy hiểm để khuân vác đồ đạc cho một gia đình bà lão nghèo, sau khi đám lửa được dập tắt, người ta hỏi anh với bà lão ấy có quan hệ gì không, anh ta trả lời tỉnh queo: “Không quen biết gì cả, bà là người hàng xóm của tôi mà”. “Bà là người hàng xóm của tôi” cũng có nghĩa là bà chính là “người thân cận” của tôi vậy, và như thế, người thanh niên nầy đã hiểu rõ lề luật, thực hành lề luật (mặc dù anh ta không phải là tín hữu công giáo) đúng như tinh thần của Chúa Giê-su dạy: yêu thương người thân cận như chính mình.
“Ai là người thân cận của tôi” trong một xã hội hỗn loạn nầy, một xã hội mà nhìn đâu cũng thấy bạo lực và bất công; một xã hội mà “dù thắp đèn sáng” cũng tìm không ra được chữ tín giữa người với người, đúng là một thách đố lớn lao cho những người Ki-tô hữu, những người được mời gọi hãy yêu thương người thân cận như chính mình (Lc 10, 27).
Không ai yêu thương người khác như chính mình cả (kể cả cha mẹ yêu thương con cái,vợ chồng yêu thương nhau) nếu không có một tâm hồn tràn đầy tình yêu của Chúa Ki-tô. Xã hội rối ren, con người không còn tin tưởng vào nhau, thì những người Ki-tô hữu lại càng phải biết yêu thuơng họ như “người thân cận”, đem tấm lòng nhân hậu tốt lành của người Sa-ma-ri trao tặng cho họ, cúi xuống với họ, nắm lấy tay họ, để khoảng cách thù hận không còn nữa. Xã hội loạn, con người mất tin tưởng nhau, vì không ai “biểu diễn” cho họ thấy họ chính là những người thân cận của chúng ta, trong Chúa Giê-su.
Đức Ki-tô, trong cách giáo dục của Ngài, đã đi từ vòng ngoài đến vòng trong, từ xa đến gần, từ kẻ thù đến người hàng xóm láng giềng, từ người không quen biết đến cha mẹ bà con họ hàng, để cho chúng ta nhìn ra được “người thân cận” của mình là tất cả mọi người, không phân biệt xa gần. Bởi vì trong cuộc sống đời thường, chúng ta thường có khuynh hướng khoe khoang : “Tôi không có kẻ thù, vì tôi ăn ở rất có hậu”. Vì không có kẻ thù để thực hiện hành vi cứu giúp, tha thứ kiểu quân tử, cho nên chúng ta quên mất những anh chị em chung quanh chúng ta đang cần sự giúp đỡ của mình, họ cũng là những người thân cận của chúng ta vậy.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.