Dan Lee
07-20-2007, 06:31 PM
NHƯNG, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo)
7. KHÔNG KHIÊM TỐN, THÌ KHÔNG BIẾT
“NGƯỜI THÂN CẬN” CỦA MÌNH LÀ AI.
Trong cuộc sống đời thường đã chứng minh được điều đó, và ngay cả trong chính bản thân của mỗi người cũng đã nhiều lần bộc lộ ra được điều ấy. Chúa Giê-su đã tự khiêm tự hạ trở nên một kẻ phàm nhân và nhận cái chết trên thập giá (Pl 2, 7-8) là để mỗi một người trong chúng ta nhận biết người thân cận của mình ngay trong chính cuộc sống của mình: người mà thường ngày tôi vẫn không thích, người mà trước đây mỗi khi gặp mặt là tôi muốn chửi cho mát lòng hả dạ.v.v… thì giờ đây, trong Đức Ki-tô Giê-su, họ đã trở nên “người thân cận” thân thiết của tôi. Đó chính là kết quả của lòng khiêm tốn chân thành mà chúng ta học được nơi hang đá Bê-lem, nơi cuộc chạy trốn qua Ai Cập của Thánh Gia Thất, nơi đường lên núi Sọ, và nơi đỉnh cao cuối cùng là thập giá của Đức Ki-tô.
Chính Đức Ki-tô trong thân phận một trẻ sơ sinh nghèo nàn cùng cực ở hang đá Bê-lem, đã vui lòng chấp nhận nhân loại tội lỗi là người thân cận của mình,và sẵn sàng chia sẻ những nỗi vui buồn và khổ đau của kiếp người trong thế giới loài người, đó chính là một tình yêu và sự khiêm tốn của một vị Thiên Chúa làm người.
Chính Đức Ki-tô, trong thân phận một con người bị nạn vượt biên qua Ai Cập, sống giữa những người không hề biết đến Thiên Chúa là ai, và chính Ngài đã hoà nhập vào cuộc sống với họ, nhận họ là những người thân cận của mình, mà không tự cao tự đại nghĩ rằng: mình là thân phận Thiên Chúa, không thèm chơi chung, không thèm nói chuyện với phường tà ma ngoại đạo, đây chính là mẫu gương khiêm tốn trong cuộc sống đời thường của chúng ta.
Và trên đường vác thập giá lên núi Sọ để chịu chết, giữa bao tiếng reo hò đắc thắng của dân chúng vô ơn bội nghĩa, giữa những tiếng chửi rủa man rợ hung dữ của quân lính, giữa những tiếng xầm xì tò mò của kẻ bàng quan, và giữa tiếng khóc than của những người đàn bà đạo đức thành Giê-ru-sa-lem.v.v…Chúa Giê-su đã im lặng, khiêm tốn nhẫn nhục như con chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông (Is 53, 7) và Ngài không hề trách mắng, oán giận hay thù hằn họ, bởi vì họ là những “người thân cận” của Ngài. Chính vì những vô ơn bội nghĩa và những lời chế nhạo ấy của họ, mà Ngài đã chịu chết trên thập giá để họ được hiệp thông với Ngài và trở nên “người thân cận” của Ngài.
Và đức khiêm tốn của Chúa Giê-su được nổi bật tuyệt vời khi bị đóng đinh trên thập giá, và chính nơi đây, trên thập giá nầy, Ngài đã im lặng khi nghe tiếng chửi rủa cuối cùng của một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá : “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với” (Lc 23, 29). Chính sự nín lặng khiêm tốn nầy của Chúa Giê-su, đã làm cho tên gian phi khác cũng bị treo trên thập giá, nhận ra kẻ bị đóng đinh kề bên mình là Đấng vô tội, là kẻ bị hàm oan, và là một đấng thánh thiện kỳ lạ, đã làm cho tâm hồn chai sạn vì tội lỗi của anh xao động, ăn năn hối hận, và anh đã chân thành nói với Chúa Giê-su : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” (Lc 23, 42), và trong gang tất của sự sống, chết, buồn, thương nầy, Chúa Giê-su đã nhận anh ta làm “người thân cận” của mình khi nói với anh ta : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23, 43).
Trong cuộc sống đời thường, chính sự kiêu ngạo và tính tự cao tự đại đã làm cho nhân loại chúng ta không thể xích lại gần nhau được, và như thế chúng ta khó mà nhận ra được những người chung quanh là “người thân cận” của mình. Vì kiêu ngạo, tôi nhìn thấy người hàng xóm sao mà cộc cằn thô lỗ thế, và tự cho mình là người có giáo dục mà không thèm trò chuyện hỏi han với họ, thế là tôi đã vì một thói kiêu ngạo hợm mình mà không nhận ra được những người mà mình khinh bỉ ấy chính là “người thân cận” của Đức Ki-tô, là hình ảnh của Đức Ki-tô, và là chứng nhân để cáo tội tôi trước toà phán xét của Thiên Chúa.
Người khiêm tốn là người biết nhận ra những khả năng giới hạn của mình để cảm tạ Thiên Chúa, và nhận ra được những việc làm của Thiên Chúa nơi những người chung quanh, để vui mừng và hợp tác với họ, và nhất là để yêu thương và cảm thông với những yếu đuối của anh chị em. Không có khiêm tốn thì không thể nhận ra khuôn mặt thật của Đức Ki-tô nơi những người mà chúng ta tiếp xúc gặp gỡ, mà đã không nhận ra được Đức Kitô nơi họ, thì cũng sẽ không nhận ra “người thân cận” của mình trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Người khiêm tốn là người mỗi ngày không ngừng tự vấn lương tâm của mình: “Tôi phạm quá nhiều tội mà Thiên Chúa vẫn không trách phạt, vẫn tha thứ và yêu thương tôi, vẫn gọi tôi là con của Ngài. Tôi phải yêu thương và tha thứ cho những người đã làm tổn thương tôi, vì họ là những người thân cận của tôi, trong Đức Ki-tô !”.
“Những tài năng tôi có được chính là Thiên Chúa ban cho tôi để tôi cộng tác với anh chị em, xây dựng một xã hội, cộng đoàn, xứ đạo, cho tốt đẹp, và như thế tôi phải tôn trọng những khả năng và những giới hạn của người khác, như người khác đã tôn trọng tôi, vì họ là những “người thân cận” của tôi, trong Đức Ki-tô ! ”. Sẽ có lúc nào đó tôi phải khổ đau, phải bị khinh bỉ, sẽ bị bỏ rơi; sẽ có lúc nào đó tôi phải nghèo đói, phải bị nhục nhã.v.v…do đó, tôi phải đặt mình tôi vào trong hoàn cảnh của người anh chị em bất hạnh, để nhận ra mình nơi hoàn cảnh của họ, và như thế, tôi sẽ dễ dàng nhận ra họ là những “người thân cận” của tôi, trong Đức Ki-tô. Sẽ có lúc nào đó tôi sẽ phạm một tội trọng, và lương tâm tôi sẽ như thế nào? Vậy tôi sẽ không bao giờ nhìn những người tội lỗi bằng con mắt khinh bỉ xa lánh họ, vì chính tâm trạng của tôi khi phạm tội cũng sẽ như họ, trái lại tôi phải chân thành yêu thương, nâng đỡ và an ủi họ, vì chính họ là những “người thân cận” của tôi trong Đức Ki-tô ! ”.
Đức Ki-tô đã từ trên cao đi xuống tận cùng của thấp hèn, cho nên không những không té ngã, mà Ngài còn trở nên mẫu gương khiêm tốn tuyệt vời của nhân loại; nhưng con người thì trái lại, bản chất là bùn đất thấp hèn, đã muốn vương cao tới trời, cho nên đã ngã ê chề và đã rước lấy tủi nhục cho mình. Cũng vậy, khi chúng ta từ chối tiếp đón anh chị em vì nhiều lý do như: tôi bận công việc nhà xứ, tôi bận họp, tôi bận công tác, tôi bận học hành, tôi bận chủ toạ buổi họp quan trọng của thanh niên.v.v…và còn rất nhiều lý do khác để chúng ta từ chối đón tiếp người thân cận nghèo nàn của chúng ta, thì chẳng khác gì chúng ta từ chối Đức Ki-tô, không phải vì bận việc lu bù mà không có thời gian vài phút trò chuyện với họ, nhưng là vì người thân cận nghèo khó ấy không đáng để cho chúng ta tiếp đón mà thôi.
Đó là thái độ kiêu căng của chúng ta, nghĩa là chúng ta chỉ biết nhìn lên chứ không chịu nhìn xuống, bởi vì cứ nhìn lên, cho nên trong cuộc sống đời thường của chúng ta chỉ thích tiếp đón những người có “máu mặt”, những người tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy (Gc 2, 2), và mọi ưu tiên trong giao tiếp của mình đều dành cho họ. Thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nói: “Anh em hãy nghe đây, nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin… …Thế mà anh em, anh em lại khinh dễ người nghèo !” (Gc 2, 5-6), và chính thái độ đối xử thiên tư ấy đã tố cáo chúng ta có một tâm hồn kiêu căng. Một tâm hồn không biết xót thương anh em nghèo khó, cho dù chúng ta có viện dẫn hàng trăm ngàn lý do chính đáng, nhưng lý do quan trọng và chính đáng nhất để nhìn thấy, giúp đỡ và yêu thương họ mà chúng ta quên mất, đó là họ là hình ảnh của Đức Ki-tô, là “người thân cận” của chúng ta.
Người kiêu ngạo thì luôn cảm thấy mình bận nhiều công việc, luôn làm ra vẻ ta đây công việc hàng đống chồng chất, cho nên họ không có thời gian để nhìn thấy những người chung quanh là “người thân cận” của mình. Họ không muốn tiếp xúc với người thân cận, họ không muốn gặp mặt anh em đồng bạn, họ luôn từ chối những lời mời thân thiện của anh em nghèo khó, hoặc những người có thành kiến với mình, nhưng họ lại hân hoan tham gia những cuộc vui long trọng khác để củng cố địa vị mình, để được mọi ngưòi chú ý, để được người khác tôn vinh…v.v…
Người khiêm tốn thì dù cho bận việc tối tăm mặt mày đi chăng nữa thì cũng vẫn luôn an vui tự tại, họ biết kính trọng những ai đến gặp mình trò chuyện, họ không có thái độ trịch thượng khi đón tiếp mọi người, và đối với họ, thà trể công việc một vài phút để được đón tiếp người anh em –người thân cận của mình- thì họ vẫn sẵn sàng, để người thân cận của mình được vui vẻ, dù đó là người ghét mình hoặc là người yêu thương mình, đối với ai họ cũng đều có thời gian tiếp đón trò chuyện cách thân mật, bởi vì họ luôn đặt mình vào trong hoàn cảnh của người đối diện để cảm thông, để an ủi và để nhìn thấy rõ con người yếu đuối của mình hơn qua người thân cận của mình, bởi vì dạ người khôn ở nơi tang tóc, lòng kẻ dại ở chốn vui chơi (Gv 7, 4). Lòng khiêm tốn của chúng ta sẽ như giọt nước mát làm cho người bất hạnh thoải mái, và khiến cho họ trở nên ngoan ngoãn trước thánh ý của Thiên Chúa, mà vui vẻ chấp nhận cuộc sống hiện tại và vươn lên.
Ai cũng có thể tự nhận mình là người khiêm tốn nhất trong mọi người, nhưng ít ai can đảm tự nhận mình là “người thân cận” của những người bất hạnh, nhữn người mà xã hội đang bỏ rơi vì nghèo hèn, vì bệnh tật, vì những hành vi bất hảo...
Khiêm tốn không có nghĩa là từ chối lời khen ngợi của mọi người, cũng không phải là tránh chức vụ đã được người khác tín nhiệm bầu lên, khiêm tốn như thế chỉ tổ làm rối loạn cộng đoàn, xa rời anh em, và vô tình đã trở thành một thói kiêu căng hợm hỉnh. Nhưng khiêm tốn đích thực, chính là mỗi một người trong chúng ta nhìn thấy rõ cái bản mặt thật của mình quá tồi tệ, đáng nguyền rủa và đáng xa lánh, không khác gì những anh em khác bị xã hội xa lánh, bị coi là đồ bỏ, là thứ cù bất cù bơ, có như thế, không những chúng ta nhìn thấy được rõ ràng “người thân cận” của mình không ai khác hơn là những anh em đau khổ nghèo đói, mà còn là những người giàu có hạnh phúc đang ở chung quanh chúng ta nữa.
Khiêm tốn thì tựa như rễ cây bám chặt vào trong đất để cho thân cây được đứng thẳng, chịu đựng được phong ba bão táp, cũng vậy, người khiêm tốn sẽ được Thiên Chúa chúc lành, và những việc làm của họ đối với người thân cận giống như những rể cây bám chặt vào ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, do đó họ không còn phải sợ hãi vào ngày phán xét, và tất cả những ai đến với họ đều được đối xử như bạn bè thân thiết, như “người thân cận” của họ, bởi chính họ đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ –mặc dù họ không đáng nhận- ngay chính trong cuộc sống của mình.
Đối với người khiêm tốn, thì ai cũng là bạn hữu, là “người thân cận” của mình; còn đối với người không biết khiêm tốn, thì ngay cả bạn hữu của họ cũng đều lánh xa họ, đơn giản là họ không biết ai là “người thân cận” của mình.
8.NGƯỜI TRUYỀN GIÁO CỦA THẾ KỶ 21,
LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA MỌI NGƯỜI.
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37).
Có thể nói đây là một lời nhắn nhủ của Chúa Giê-su cho những môn đệ của Ngài trong thế kỷ 21 nầy, xã hội càng văn minh, nhân loại phát triển từng ngày và khoa học kỹ thuật đã làm cho những người trên thế gới gần nhau hơn qua những phương tiện truyền thông hiện đại, thì khuynh hướng chia rẽ nhau giữa người với người càng trầm trọng hơn.
Những biến động trên thế giới của những ngày tháng cuối cùng của thế kỷ 20 nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy được điều ấy: chiến tranh diệt chủng ở Nam tư, chiến tranh diệt chủng của dân quân thân Indonésia ở Đông Timore, chiến tranh đánh chiếm nước lân cận Chesknia của Nga, các cuộc thử phi đạn của Trung quốc, của Bắc Hàn, của Mỹ…v.v…và nhật báo Trung ương của Đài Loan số ra ngày 6.10.1999 đã đăng tải hàng tin đáng lo ngại, không những cho đảo quốc Đài Loan, mà còn làm cho các nước lân cận trong vùng bất an, bản tin như sau : “Trung Quốc đã có mười bảy vệ tinh gián điệp trên không, có khả năng quan sát mọi hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cầu, và có thể điểu khiển phi đạn tấn công bất cứ các mục tiêu quân sự nào của Mỹ ngay trên nước Mỹ và Đài Loan, sức mạnh quân sự của Trung quốc hiện nay đã ngang hàng với Mỹ…” , bản tin nầy còn nói tiếp : “Nếu Mỹ còn đưa tàu chiến hạm can thiệp vào Đài loan như năm 1966, thì sẽ bị tấn công bởi các loại vũ khí chống chiến hạm của Trung Quốc …”. Tất cả những sự kiện ấy đều bộc lộ tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn.
Vì tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn, nên thế giới cần có những con người hàn gắn lại những vết thương lòng rạn nức ấy, những con người ấy, không ai khác hơn là những con người truyền giáo của thế kỷ 21, những người lãnh nhận sứ mệnh đem tình thương của Thiên Chúa cho nhân loại. Người truyền giáo, tự bản chất là “người của mọi người”, có nghĩa là không phân biệt tôi là người của xứ nầy, anh là người của nhóm nọ, chị là người của cộng đoàn kia.v.v…nhưng tất cả đều trở thành một thành viên trong cộng đoàn, hay trong một vùng mà họ được sai đến. Mang thân phận của một người truyền giáo là linh mục, là nữ tu, là nam tu sĩ hay một “nhà truyền đạo” là mang trong mình một tình yêu của Chúa Giê-su, trở thành vị đại sứ của Hoà bình, cũng có nghĩa là những người truyền giáo đi đến đâu, cũng đều đem hoà bình đến cho nơi ấy, và như thế là họ trở thành “người thân cận” của tất cả mọi người.
Trở thành “người thân cận” với mọi người, tự bản chất, nó là yêu thương, nó là niềm vui, nó là an ủi, là đoàn kết, là thăng tiến và hy vọng.
Có những người thân cận nhưng không yêu thương nhau, chẳng hạn như những quân “ma giáo”, họ sống thành từng băng từng nhóm, nhưng khi gặp thất bại thì rã đàn tan nghé và chống đối nhau, quay lại cắn nhau, họ không hề yêu thương nhau. “Người thân cận” đích thực của mọi người là người biết đem lại bình an cho mỗi người trong cộng đoàn, biết tạo cho cộng đoàn một sự đoàn kết trong yêu thương, đó không ai khác hơn chính là các nhà truyền giáo, những chứng nhân sống động của tình yêu. Họ –các nhà truyền giáo của thế kỷ 21- đã thâm tín rằng: thế gian cần phải được tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa mới có thể biến đổi bộ mặt của hận thù, ghét ghen và đau thương của nó.
Không thể nào biến đổi được bộ mặt của thế gian nếu không biến đổi tâm hồn của con người trước, vì vậy, các nhà truyền giáo đi đến đâu, việc đầu tiên của họ là chứng minh cho mọi người thấy: “tôi là “người thân cận” của các anh chị em, và các anh chị em là người thân cận của tôi, chúng ta là anh chị em của nhau trong Chúa Kitô”. Do đó, họ đã đem quả tim tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa trãi ra cho mọi người thấy bằng các việc làm: xây dựng họ đạo thành một đại gia đình biết yêu thương, hàn gắn những đổ vỡ trong cộng đoàn, họ là cầu nối của sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn, trong giáo xứ với nhau, như lời ngôn sứ I-sai-a đã nói về họ như sau : “Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của Đức Chúa”, người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta” (Is 61, 8). Vâng, chỉ có các nhà truyền giáo của thế kỷ 21 tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, mới có thể biến đổi tâm hồn của con người bằng chính đời sống bình an cà yêu thương của chính họ.
Có những người thân cận nhưng không đoàn kết với nhau chẳng hạn như những người làm chính trị, họ nghi ngờ lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, mỗi lần vận động tranh cử chức nầy, chức nọ thì lên diễn đàn tố tụng nhau, nói xấu nhau để giành phần thắng về mình, họ hứa với các cử tri là sẽ đoàn kết một lòng để xây dựng đất nước, nhưng ngay trong nội bộ của họ đã mất đoàn kết, không ai tin tưởng ai, chia rẽ phân ly, khai trừ nhau. Nhưng các nhà truyền giáo thì không phải như thế, họ không vận động để được các tín hữu trong họ đạo tín nhiệm, họ không lên tiếng nói xấu lẫn nhau để tranh giành họ đạo nầy, chức vụ nọ trong giáo phận, trong cộng đoàn; họ cũng không hề chia phe kết cánh, gây chia rẽ giữa giáo dân trong họ đạo với nhau; họ không nói những lời mị dân, không thơn thớt đưa đãi lễ phép ngoài môi miệng, nhưng những gì họ đã làm, họ hành động thì đều theo đúng tinh thần của Phúc âm, họ ý thức rằng: cộng đoàn (giáo xứ, đoàn thể, dòng tu…v.v…) là một tấm áo của Chúa Ki-tô không thể bị xé rách năm bè bảy mảng, nhưng chính họ chứ không ai khác, có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ tấm áo ấy cho lành lặn, không rách nát, không vấy bẩn ”. Vì vậy, họ đã trở nên người thân cận của tất cả mọi người, phục vụ mọi người như phục vụ chính bản thân mình mà không kêu ca khi thất bại, cũng như không huênh hoang khoác lác khi thành công, họ đã thực hành lời của Chúa Giê-su dạy: “Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng ” (Lc 17, 10), mà đã là một đầy tớ vô dụng, thì không có gì để khoe khoang với mọi người cả.
Để trở nên “người thân cận” của mọi người, người truyền giáo của thế kỷ 21 không ngừng suy gẩm về cuộc đời của Chúa Giê-su, Đấng đã vì tình yêu mà trở nên người thân cận của mọi người, nhất là đào sâu tình về tình yêu kỳ diệu của Ngài dành cho nhân loại. Bởi vì con người ngày hôm nay quá đầy đủ nhu cầu vật chất, đầy đủ mọi phương tiện cần thiết cho cuộc sống hưởng thụ, trên mọi lĩnh vực khoa học họ đều có các chuyên gia để săn sóc đời sống của họ, cho nên họ không cần những thứ mà người truyền giáo đem lại cho họ. Họ có tất cả vật chất để hưởng thụ, nhưng sự hưởng thụ nầy không được trọn vẹn, vì họ thiếu một nhân tố quan trọng để được sống hạnh phúc là Tình yêu. Tình yêu nầy được phát xuất từ Thiên Chúa và được thể hiện nơi các nhà truyền giáo, chính họ là những chuyên gia hướng dẫn con người cách sống để được hạnh phúc vĩnh cửu, làm cho họ nhận ra mình là người thân cận của nhau, là anh em của nhau trong Đức Giê-su Ki-tô: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1).
Các tín hữu trong giáo xứ sẽ rất vui mừng và hãnh diện về vị linh mục, nữ tu hay các nam tu sĩ phục vụ trong giáo xứ của mình, nếu các nhà truyền giáo biết đem lại cho họ một tình thương đại đồng, biết cùng chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống đầy những lo toan. Và ngược lại, họ sẽ rất thất vọng khi các nhà truyền giáo đến gây chia rẽ trong họ, thích nhóm nầy chê nhóm nọ, như những người làm thuê và không biết gì đến đàn chiên (Ga 10, 12-13), và như thế họ cũng không phải là “người thân cận” của cộng đoàn. Nhà truyền giáo của thế kỷ 21 phải là những con người tự nguyện, chứ không phải bị đưa đi truyền giáo như những tên lính đào ngũ bị bắt đưa ra lại tiền tuyến. Bởi vì có những người đi truyền giáo mà thân xác thì ở nơi miền đất truyền giáo, còn hồn thì ở lại tận các nước phương Tây vật chất đầy đủ, việc truyền giáo đối với họ chẳng qua vì tình thế bắt buộc, vì “lỡ” rồi, cho nên họ không quan tâm đến các tín hữu trong họ đạo, không thiết tha với các sinh hoạt của cộng đoàn. Họ giống như những người đi làm thuê, chiên bị sói ăn mất cũng mặc, bầy chiên tản mác cũng chẳng hay; họ thường chê người dân bản xứ này nọ không đoàn kết, chỉ thích vẻ bên ngoài, chỉ làm bộ đạo đức mà không có nội tâm.v.v…họ chê rất đúng và thực sự là như thế, bởi vì giáo dân bản xứ như thế, cho nên họ mới cần những nhà truyền giáo đến để giúp họ sửa chữa lại những gì chưa tốt nơi họ; họ chưa có đời sống nội tâm, thì các nhà truyền giáo giúp họ biết sống nội tâm; họ không có đoàn kết thì các nhà truyền giáo giúp họ sống đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Còn như nếu họ tốt rồi, hoàn thiện cả rồi, thì họ không cần đến nhà truyền giáo nữa.
Vì vậy, con người của thế kỷ 21 cần những con người truyền giáo nhiệt tâm với Lời Chúa, tràn đầy tinh thần yêu thương của Chúa Giê-su với người dân bản xứ, coi họ là những anh chị em của mình, và là người thân cận của mình. “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy ” (Lc 10, 37). Lời thúc giục nầy của Chúa Giê-su vẫn còn vang dội cho đến hôm nay -thế kỷ 21- và vang dội mãi cho đến ngày Chúa lại đến.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
7. KHÔNG KHIÊM TỐN, THÌ KHÔNG BIẾT
“NGƯỜI THÂN CẬN” CỦA MÌNH LÀ AI.
Trong cuộc sống đời thường đã chứng minh được điều đó, và ngay cả trong chính bản thân của mỗi người cũng đã nhiều lần bộc lộ ra được điều ấy. Chúa Giê-su đã tự khiêm tự hạ trở nên một kẻ phàm nhân và nhận cái chết trên thập giá (Pl 2, 7-8) là để mỗi một người trong chúng ta nhận biết người thân cận của mình ngay trong chính cuộc sống của mình: người mà thường ngày tôi vẫn không thích, người mà trước đây mỗi khi gặp mặt là tôi muốn chửi cho mát lòng hả dạ.v.v… thì giờ đây, trong Đức Ki-tô Giê-su, họ đã trở nên “người thân cận” thân thiết của tôi. Đó chính là kết quả của lòng khiêm tốn chân thành mà chúng ta học được nơi hang đá Bê-lem, nơi cuộc chạy trốn qua Ai Cập của Thánh Gia Thất, nơi đường lên núi Sọ, và nơi đỉnh cao cuối cùng là thập giá của Đức Ki-tô.
Chính Đức Ki-tô trong thân phận một trẻ sơ sinh nghèo nàn cùng cực ở hang đá Bê-lem, đã vui lòng chấp nhận nhân loại tội lỗi là người thân cận của mình,và sẵn sàng chia sẻ những nỗi vui buồn và khổ đau của kiếp người trong thế giới loài người, đó chính là một tình yêu và sự khiêm tốn của một vị Thiên Chúa làm người.
Chính Đức Ki-tô, trong thân phận một con người bị nạn vượt biên qua Ai Cập, sống giữa những người không hề biết đến Thiên Chúa là ai, và chính Ngài đã hoà nhập vào cuộc sống với họ, nhận họ là những người thân cận của mình, mà không tự cao tự đại nghĩ rằng: mình là thân phận Thiên Chúa, không thèm chơi chung, không thèm nói chuyện với phường tà ma ngoại đạo, đây chính là mẫu gương khiêm tốn trong cuộc sống đời thường của chúng ta.
Và trên đường vác thập giá lên núi Sọ để chịu chết, giữa bao tiếng reo hò đắc thắng của dân chúng vô ơn bội nghĩa, giữa những tiếng chửi rủa man rợ hung dữ của quân lính, giữa những tiếng xầm xì tò mò của kẻ bàng quan, và giữa tiếng khóc than của những người đàn bà đạo đức thành Giê-ru-sa-lem.v.v…Chúa Giê-su đã im lặng, khiêm tốn nhẫn nhục như con chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông (Is 53, 7) và Ngài không hề trách mắng, oán giận hay thù hằn họ, bởi vì họ là những “người thân cận” của Ngài. Chính vì những vô ơn bội nghĩa và những lời chế nhạo ấy của họ, mà Ngài đã chịu chết trên thập giá để họ được hiệp thông với Ngài và trở nên “người thân cận” của Ngài.
Và đức khiêm tốn của Chúa Giê-su được nổi bật tuyệt vời khi bị đóng đinh trên thập giá, và chính nơi đây, trên thập giá nầy, Ngài đã im lặng khi nghe tiếng chửi rủa cuối cùng của một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá : “Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với” (Lc 23, 29). Chính sự nín lặng khiêm tốn nầy của Chúa Giê-su, đã làm cho tên gian phi khác cũng bị treo trên thập giá, nhận ra kẻ bị đóng đinh kề bên mình là Đấng vô tội, là kẻ bị hàm oan, và là một đấng thánh thiện kỳ lạ, đã làm cho tâm hồn chai sạn vì tội lỗi của anh xao động, ăn năn hối hận, và anh đã chân thành nói với Chúa Giê-su : “Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !” (Lc 23, 42), và trong gang tất của sự sống, chết, buồn, thương nầy, Chúa Giê-su đã nhận anh ta làm “người thân cận” của mình khi nói với anh ta : “Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng” (Lc 23, 43).
Trong cuộc sống đời thường, chính sự kiêu ngạo và tính tự cao tự đại đã làm cho nhân loại chúng ta không thể xích lại gần nhau được, và như thế chúng ta khó mà nhận ra được những người chung quanh là “người thân cận” của mình. Vì kiêu ngạo, tôi nhìn thấy người hàng xóm sao mà cộc cằn thô lỗ thế, và tự cho mình là người có giáo dục mà không thèm trò chuyện hỏi han với họ, thế là tôi đã vì một thói kiêu ngạo hợm mình mà không nhận ra được những người mà mình khinh bỉ ấy chính là “người thân cận” của Đức Ki-tô, là hình ảnh của Đức Ki-tô, và là chứng nhân để cáo tội tôi trước toà phán xét của Thiên Chúa.
Người khiêm tốn là người biết nhận ra những khả năng giới hạn của mình để cảm tạ Thiên Chúa, và nhận ra được những việc làm của Thiên Chúa nơi những người chung quanh, để vui mừng và hợp tác với họ, và nhất là để yêu thương và cảm thông với những yếu đuối của anh chị em. Không có khiêm tốn thì không thể nhận ra khuôn mặt thật của Đức Ki-tô nơi những người mà chúng ta tiếp xúc gặp gỡ, mà đã không nhận ra được Đức Kitô nơi họ, thì cũng sẽ không nhận ra “người thân cận” của mình trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Người khiêm tốn là người mỗi ngày không ngừng tự vấn lương tâm của mình: “Tôi phạm quá nhiều tội mà Thiên Chúa vẫn không trách phạt, vẫn tha thứ và yêu thương tôi, vẫn gọi tôi là con của Ngài. Tôi phải yêu thương và tha thứ cho những người đã làm tổn thương tôi, vì họ là những người thân cận của tôi, trong Đức Ki-tô !”.
“Những tài năng tôi có được chính là Thiên Chúa ban cho tôi để tôi cộng tác với anh chị em, xây dựng một xã hội, cộng đoàn, xứ đạo, cho tốt đẹp, và như thế tôi phải tôn trọng những khả năng và những giới hạn của người khác, như người khác đã tôn trọng tôi, vì họ là những “người thân cận” của tôi, trong Đức Ki-tô ! ”. Sẽ có lúc nào đó tôi phải khổ đau, phải bị khinh bỉ, sẽ bị bỏ rơi; sẽ có lúc nào đó tôi phải nghèo đói, phải bị nhục nhã.v.v…do đó, tôi phải đặt mình tôi vào trong hoàn cảnh của người anh chị em bất hạnh, để nhận ra mình nơi hoàn cảnh của họ, và như thế, tôi sẽ dễ dàng nhận ra họ là những “người thân cận” của tôi, trong Đức Ki-tô. Sẽ có lúc nào đó tôi sẽ phạm một tội trọng, và lương tâm tôi sẽ như thế nào? Vậy tôi sẽ không bao giờ nhìn những người tội lỗi bằng con mắt khinh bỉ xa lánh họ, vì chính tâm trạng của tôi khi phạm tội cũng sẽ như họ, trái lại tôi phải chân thành yêu thương, nâng đỡ và an ủi họ, vì chính họ là những “người thân cận” của tôi trong Đức Ki-tô ! ”.
Đức Ki-tô đã từ trên cao đi xuống tận cùng của thấp hèn, cho nên không những không té ngã, mà Ngài còn trở nên mẫu gương khiêm tốn tuyệt vời của nhân loại; nhưng con người thì trái lại, bản chất là bùn đất thấp hèn, đã muốn vương cao tới trời, cho nên đã ngã ê chề và đã rước lấy tủi nhục cho mình. Cũng vậy, khi chúng ta từ chối tiếp đón anh chị em vì nhiều lý do như: tôi bận công việc nhà xứ, tôi bận họp, tôi bận công tác, tôi bận học hành, tôi bận chủ toạ buổi họp quan trọng của thanh niên.v.v…và còn rất nhiều lý do khác để chúng ta từ chối đón tiếp người thân cận nghèo nàn của chúng ta, thì chẳng khác gì chúng ta từ chối Đức Ki-tô, không phải vì bận việc lu bù mà không có thời gian vài phút trò chuyện với họ, nhưng là vì người thân cận nghèo khó ấy không đáng để cho chúng ta tiếp đón mà thôi.
Đó là thái độ kiêu căng của chúng ta, nghĩa là chúng ta chỉ biết nhìn lên chứ không chịu nhìn xuống, bởi vì cứ nhìn lên, cho nên trong cuộc sống đời thường của chúng ta chỉ thích tiếp đón những người có “máu mặt”, những người tay đeo nhẫn vàng, áo quần lộng lẫy (Gc 2, 2), và mọi ưu tiên trong giao tiếp của mình đều dành cho họ. Thánh Gia-cô-bê tông đồ đã nói: “Anh em hãy nghe đây, nào Thiên Chúa đã chẳng chọn những kẻ nghèo trước mặt người đời, để họ trở nên người giàu đức tin… …Thế mà anh em, anh em lại khinh dễ người nghèo !” (Gc 2, 5-6), và chính thái độ đối xử thiên tư ấy đã tố cáo chúng ta có một tâm hồn kiêu căng. Một tâm hồn không biết xót thương anh em nghèo khó, cho dù chúng ta có viện dẫn hàng trăm ngàn lý do chính đáng, nhưng lý do quan trọng và chính đáng nhất để nhìn thấy, giúp đỡ và yêu thương họ mà chúng ta quên mất, đó là họ là hình ảnh của Đức Ki-tô, là “người thân cận” của chúng ta.
Người kiêu ngạo thì luôn cảm thấy mình bận nhiều công việc, luôn làm ra vẻ ta đây công việc hàng đống chồng chất, cho nên họ không có thời gian để nhìn thấy những người chung quanh là “người thân cận” của mình. Họ không muốn tiếp xúc với người thân cận, họ không muốn gặp mặt anh em đồng bạn, họ luôn từ chối những lời mời thân thiện của anh em nghèo khó, hoặc những người có thành kiến với mình, nhưng họ lại hân hoan tham gia những cuộc vui long trọng khác để củng cố địa vị mình, để được mọi ngưòi chú ý, để được người khác tôn vinh…v.v…
Người khiêm tốn thì dù cho bận việc tối tăm mặt mày đi chăng nữa thì cũng vẫn luôn an vui tự tại, họ biết kính trọng những ai đến gặp mình trò chuyện, họ không có thái độ trịch thượng khi đón tiếp mọi người, và đối với họ, thà trể công việc một vài phút để được đón tiếp người anh em –người thân cận của mình- thì họ vẫn sẵn sàng, để người thân cận của mình được vui vẻ, dù đó là người ghét mình hoặc là người yêu thương mình, đối với ai họ cũng đều có thời gian tiếp đón trò chuyện cách thân mật, bởi vì họ luôn đặt mình vào trong hoàn cảnh của người đối diện để cảm thông, để an ủi và để nhìn thấy rõ con người yếu đuối của mình hơn qua người thân cận của mình, bởi vì dạ người khôn ở nơi tang tóc, lòng kẻ dại ở chốn vui chơi (Gv 7, 4). Lòng khiêm tốn của chúng ta sẽ như giọt nước mát làm cho người bất hạnh thoải mái, và khiến cho họ trở nên ngoan ngoãn trước thánh ý của Thiên Chúa, mà vui vẻ chấp nhận cuộc sống hiện tại và vươn lên.
Ai cũng có thể tự nhận mình là người khiêm tốn nhất trong mọi người, nhưng ít ai can đảm tự nhận mình là “người thân cận” của những người bất hạnh, nhữn người mà xã hội đang bỏ rơi vì nghèo hèn, vì bệnh tật, vì những hành vi bất hảo...
Khiêm tốn không có nghĩa là từ chối lời khen ngợi của mọi người, cũng không phải là tránh chức vụ đã được người khác tín nhiệm bầu lên, khiêm tốn như thế chỉ tổ làm rối loạn cộng đoàn, xa rời anh em, và vô tình đã trở thành một thói kiêu căng hợm hỉnh. Nhưng khiêm tốn đích thực, chính là mỗi một người trong chúng ta nhìn thấy rõ cái bản mặt thật của mình quá tồi tệ, đáng nguyền rủa và đáng xa lánh, không khác gì những anh em khác bị xã hội xa lánh, bị coi là đồ bỏ, là thứ cù bất cù bơ, có như thế, không những chúng ta nhìn thấy được rõ ràng “người thân cận” của mình không ai khác hơn là những anh em đau khổ nghèo đói, mà còn là những người giàu có hạnh phúc đang ở chung quanh chúng ta nữa.
Khiêm tốn thì tựa như rễ cây bám chặt vào trong đất để cho thân cây được đứng thẳng, chịu đựng được phong ba bão táp, cũng vậy, người khiêm tốn sẽ được Thiên Chúa chúc lành, và những việc làm của họ đối với người thân cận giống như những rể cây bám chặt vào ân sủng và tình thương của Thiên Chúa, do đó họ không còn phải sợ hãi vào ngày phán xét, và tất cả những ai đến với họ đều được đối xử như bạn bè thân thiết, như “người thân cận” của họ, bởi chính họ đã cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa dành cho họ –mặc dù họ không đáng nhận- ngay chính trong cuộc sống của mình.
Đối với người khiêm tốn, thì ai cũng là bạn hữu, là “người thân cận” của mình; còn đối với người không biết khiêm tốn, thì ngay cả bạn hữu của họ cũng đều lánh xa họ, đơn giản là họ không biết ai là “người thân cận” của mình.
8.NGƯỜI TRUYỀN GIÁO CỦA THẾ KỶ 21,
LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA MỌI NGƯỜI.
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37).
Có thể nói đây là một lời nhắn nhủ của Chúa Giê-su cho những môn đệ của Ngài trong thế kỷ 21 nầy, xã hội càng văn minh, nhân loại phát triển từng ngày và khoa học kỹ thuật đã làm cho những người trên thế gới gần nhau hơn qua những phương tiện truyền thông hiện đại, thì khuynh hướng chia rẽ nhau giữa người với người càng trầm trọng hơn.
Những biến động trên thế giới của những ngày tháng cuối cùng của thế kỷ 20 nầy đã chứng minh cho chúng ta thấy được điều ấy: chiến tranh diệt chủng ở Nam tư, chiến tranh diệt chủng của dân quân thân Indonésia ở Đông Timore, chiến tranh đánh chiếm nước lân cận Chesknia của Nga, các cuộc thử phi đạn của Trung quốc, của Bắc Hàn, của Mỹ…v.v…và nhật báo Trung ương của Đài Loan số ra ngày 6.10.1999 đã đăng tải hàng tin đáng lo ngại, không những cho đảo quốc Đài Loan, mà còn làm cho các nước lân cận trong vùng bất an, bản tin như sau : “Trung Quốc đã có mười bảy vệ tinh gián điệp trên không, có khả năng quan sát mọi hoạt động quân sự của Mỹ trên toàn cầu, và có thể điểu khiển phi đạn tấn công bất cứ các mục tiêu quân sự nào của Mỹ ngay trên nước Mỹ và Đài Loan, sức mạnh quân sự của Trung quốc hiện nay đã ngang hàng với Mỹ…” , bản tin nầy còn nói tiếp : “Nếu Mỹ còn đưa tàu chiến hạm can thiệp vào Đài loan như năm 1966, thì sẽ bị tấn công bởi các loại vũ khí chống chiến hạm của Trung Quốc …”. Tất cả những sự kiện ấy đều bộc lộ tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn.
Vì tâm hồn của con người ngày càng xa nhau hơn, nên thế giới cần có những con người hàn gắn lại những vết thương lòng rạn nức ấy, những con người ấy, không ai khác hơn là những con người truyền giáo của thế kỷ 21, những người lãnh nhận sứ mệnh đem tình thương của Thiên Chúa cho nhân loại. Người truyền giáo, tự bản chất là “người của mọi người”, có nghĩa là không phân biệt tôi là người của xứ nầy, anh là người của nhóm nọ, chị là người của cộng đoàn kia.v.v…nhưng tất cả đều trở thành một thành viên trong cộng đoàn, hay trong một vùng mà họ được sai đến. Mang thân phận của một người truyền giáo là linh mục, là nữ tu, là nam tu sĩ hay một “nhà truyền đạo” là mang trong mình một tình yêu của Chúa Giê-su, trở thành vị đại sứ của Hoà bình, cũng có nghĩa là những người truyền giáo đi đến đâu, cũng đều đem hoà bình đến cho nơi ấy, và như thế là họ trở thành “người thân cận” của tất cả mọi người.
Trở thành “người thân cận” với mọi người, tự bản chất, nó là yêu thương, nó là niềm vui, nó là an ủi, là đoàn kết, là thăng tiến và hy vọng.
Có những người thân cận nhưng không yêu thương nhau, chẳng hạn như những quân “ma giáo”, họ sống thành từng băng từng nhóm, nhưng khi gặp thất bại thì rã đàn tan nghé và chống đối nhau, quay lại cắn nhau, họ không hề yêu thương nhau. “Người thân cận” đích thực của mọi người là người biết đem lại bình an cho mỗi người trong cộng đoàn, biết tạo cho cộng đoàn một sự đoàn kết trong yêu thương, đó không ai khác hơn chính là các nhà truyền giáo, những chứng nhân sống động của tình yêu. Họ –các nhà truyền giáo của thế kỷ 21- đã thâm tín rằng: thế gian cần phải được tràn ngập tình yêu của Thiên Chúa mới có thể biến đổi bộ mặt của hận thù, ghét ghen và đau thương của nó.
Không thể nào biến đổi được bộ mặt của thế gian nếu không biến đổi tâm hồn của con người trước, vì vậy, các nhà truyền giáo đi đến đâu, việc đầu tiên của họ là chứng minh cho mọi người thấy: “tôi là “người thân cận” của các anh chị em, và các anh chị em là người thân cận của tôi, chúng ta là anh chị em của nhau trong Chúa Kitô”. Do đó, họ đã đem quả tim tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa trãi ra cho mọi người thấy bằng các việc làm: xây dựng họ đạo thành một đại gia đình biết yêu thương, hàn gắn những đổ vỡ trong cộng đoàn, họ là cầu nối của sự đoàn kết giữa các thành viên trong cộng đoàn, trong giáo xứ với nhau, như lời ngôn sứ I-sai-a đã nói về họ như sau : “Còn anh em, anh em sẽ được gọi là “tư tế của Đức Chúa”, người ta sẽ gọi anh em là “người phụng sự Thiên Chúa chúng ta” (Is 61, 8). Vâng, chỉ có các nhà truyền giáo của thế kỷ 21 tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa, mới có thể biến đổi tâm hồn của con người bằng chính đời sống bình an cà yêu thương của chính họ.
Có những người thân cận nhưng không đoàn kết với nhau chẳng hạn như những người làm chính trị, họ nghi ngờ lẫn nhau, tranh quyền đoạt lợi, mỗi lần vận động tranh cử chức nầy, chức nọ thì lên diễn đàn tố tụng nhau, nói xấu nhau để giành phần thắng về mình, họ hứa với các cử tri là sẽ đoàn kết một lòng để xây dựng đất nước, nhưng ngay trong nội bộ của họ đã mất đoàn kết, không ai tin tưởng ai, chia rẽ phân ly, khai trừ nhau. Nhưng các nhà truyền giáo thì không phải như thế, họ không vận động để được các tín hữu trong họ đạo tín nhiệm, họ không lên tiếng nói xấu lẫn nhau để tranh giành họ đạo nầy, chức vụ nọ trong giáo phận, trong cộng đoàn; họ cũng không hề chia phe kết cánh, gây chia rẽ giữa giáo dân trong họ đạo với nhau; họ không nói những lời mị dân, không thơn thớt đưa đãi lễ phép ngoài môi miệng, nhưng những gì họ đã làm, họ hành động thì đều theo đúng tinh thần của Phúc âm, họ ý thức rằng: cộng đoàn (giáo xứ, đoàn thể, dòng tu…v.v…) là một tấm áo của Chúa Ki-tô không thể bị xé rách năm bè bảy mảng, nhưng chính họ chứ không ai khác, có bổn phận và trách nhiệm gìn giữ tấm áo ấy cho lành lặn, không rách nát, không vấy bẩn ”. Vì vậy, họ đã trở nên người thân cận của tất cả mọi người, phục vụ mọi người như phục vụ chính bản thân mình mà không kêu ca khi thất bại, cũng như không huênh hoang khoác lác khi thành công, họ đã thực hành lời của Chúa Giê-su dạy: “Đối với anh em cũng vậy : khi đã làm tất cả những gì theo lệnh phải làm thì hãy nói : chúng tôi là những đầy tớ vô dụng ” (Lc 17, 10), mà đã là một đầy tớ vô dụng, thì không có gì để khoe khoang với mọi người cả.
Để trở nên “người thân cận” của mọi người, người truyền giáo của thế kỷ 21 không ngừng suy gẩm về cuộc đời của Chúa Giê-su, Đấng đã vì tình yêu mà trở nên người thân cận của mọi người, nhất là đào sâu tình về tình yêu kỳ diệu của Ngài dành cho nhân loại. Bởi vì con người ngày hôm nay quá đầy đủ nhu cầu vật chất, đầy đủ mọi phương tiện cần thiết cho cuộc sống hưởng thụ, trên mọi lĩnh vực khoa học họ đều có các chuyên gia để săn sóc đời sống của họ, cho nên họ không cần những thứ mà người truyền giáo đem lại cho họ. Họ có tất cả vật chất để hưởng thụ, nhưng sự hưởng thụ nầy không được trọn vẹn, vì họ thiếu một nhân tố quan trọng để được sống hạnh phúc là Tình yêu. Tình yêu nầy được phát xuất từ Thiên Chúa và được thể hiện nơi các nhà truyền giáo, chính họ là những chuyên gia hướng dẫn con người cách sống để được hạnh phúc vĩnh cửu, làm cho họ nhận ra mình là người thân cận của nhau, là anh em của nhau trong Đức Giê-su Ki-tô: “Ngọt ngào tốt đẹp lắm thay, Anh em được sống vui vầy bên nhau” (Tv 133, 1).
Các tín hữu trong giáo xứ sẽ rất vui mừng và hãnh diện về vị linh mục, nữ tu hay các nam tu sĩ phục vụ trong giáo xứ của mình, nếu các nhà truyền giáo biết đem lại cho họ một tình thương đại đồng, biết cùng chia sẻ với họ những vui buồn trong cuộc sống đầy những lo toan. Và ngược lại, họ sẽ rất thất vọng khi các nhà truyền giáo đến gây chia rẽ trong họ, thích nhóm nầy chê nhóm nọ, như những người làm thuê và không biết gì đến đàn chiên (Ga 10, 12-13), và như thế họ cũng không phải là “người thân cận” của cộng đoàn. Nhà truyền giáo của thế kỷ 21 phải là những con người tự nguyện, chứ không phải bị đưa đi truyền giáo như những tên lính đào ngũ bị bắt đưa ra lại tiền tuyến. Bởi vì có những người đi truyền giáo mà thân xác thì ở nơi miền đất truyền giáo, còn hồn thì ở lại tận các nước phương Tây vật chất đầy đủ, việc truyền giáo đối với họ chẳng qua vì tình thế bắt buộc, vì “lỡ” rồi, cho nên họ không quan tâm đến các tín hữu trong họ đạo, không thiết tha với các sinh hoạt của cộng đoàn. Họ giống như những người đi làm thuê, chiên bị sói ăn mất cũng mặc, bầy chiên tản mác cũng chẳng hay; họ thường chê người dân bản xứ này nọ không đoàn kết, chỉ thích vẻ bên ngoài, chỉ làm bộ đạo đức mà không có nội tâm.v.v…họ chê rất đúng và thực sự là như thế, bởi vì giáo dân bản xứ như thế, cho nên họ mới cần những nhà truyền giáo đến để giúp họ sửa chữa lại những gì chưa tốt nơi họ; họ chưa có đời sống nội tâm, thì các nhà truyền giáo giúp họ biết sống nội tâm; họ không có đoàn kết thì các nhà truyền giáo giúp họ sống đoàn kết và yêu thương nhau hơn. Còn như nếu họ tốt rồi, hoàn thiện cả rồi, thì họ không cần đến nhà truyền giáo nữa.
Vì vậy, con người của thế kỷ 21 cần những con người truyền giáo nhiệt tâm với Lời Chúa, tràn đầy tinh thần yêu thương của Chúa Giê-su với người dân bản xứ, coi họ là những anh chị em của mình, và là người thân cận của mình. “Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy ” (Lc 10, 37). Lời thúc giục nầy của Chúa Giê-su vẫn còn vang dội cho đến hôm nay -thế kỷ 21- và vang dội mãi cho đến ngày Chúa lại đến.
(còn tiếp)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.