Dan Lee
07-20-2007, 06:39 PM
NHƯNG, ai là người thân cận của tôi ? (tiếp theo và hết)
10.ĐỨC MẸ MA-RI-A,
MẪU GƯƠNG CỦA NGƯỜI THÂN CẬN
Cũng là phụ nữ như các phụ nữ khác, nhưng vượt trên tất cả các phụ nữ ở trần gian về đức hạnh và ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy Đức Mẹ Ma-ri-a được công nhận và được cung kính gọi là Mẹ của Đấng cứu chuộc.
Tuy được nhấc lên cao trong tột đỉnh vinh quang, nhưng Đức Mẹ Ma-ri-a đã không vì thế mà quên mất vai trò "đồng công cứu chuộc" với Con của mình là Đức Ki-tô, ngay tại trần gian Mẹ đã thể hiện vai trò “đồng công” rất đặc biệt và rất đời thường, đặc biệt là vai trò “đồng công” của Mẹ không rùng rợn như những vở bi kịch khóc lóc, giựt tóc nằm lăn dưới đất hét la rợn rùng.v.v…khi con của mình bị đem đi hành quyết cách oan uổng. Nhưng đặc biệt ở chỗ Mẹ đã chôn giấu những khổ đau ấy ở trong lòng, trở thành sức mạnh như những rễ cây bám chặt vào trong đất, đứng vững hiên ngang dưới chân thập giá chia sẻ với Con những đau khổ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
Đời thường, là vì Mẹ cũng giống như các phụ nữ khác ngày ngày lo công việc nội trợ, sắp xếp việc nhà, dạy dỗ con cái.v.v…nhưng chính trong cảnh đời rất thường ấy, Mẹ đều biết kết hợp với Thiên Chúa, và khiêm tốn dâng lên Ngài những hạn chế của mình trong việc dưỡng nuôi và dạy dỗ Con Một của Ngài là Đức Ki-tô, và cũng là con của Mẹ, vì thế, trong cách cư xử với mọi người, không ai tế nhị cho bằng Đức Mẹ Ma-ri-a. Chúng ta dừng lại ở hai thời điểm lớn trong cuộc đời của Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhìn thấy cái hay, cái tuyệt đẹp khi xử thế của Mẹ, đã trở nên mẫu gương cho chúng ta khi trở nên người thân cận của mọi người:
1.Sứ thần truyền tin
Sứ thần Gáp-ri-en nói với trinh nữ Ma-ri-a: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28), cô Ma-ri-a thật sự bối rối trước lời chào nầy của sứ thần, không bối rối sao được khi có một việc trọng đại như thế xảy đến cho đời mình? Theo thói thường của con người, khi gặp chuyện trọng đại đột xuất như thế, thì hoảng hốt, trí óc quên đầu quên đuôi, nhưng đối với cô Ma-ri-a thì không phải vậy, chỉ bối rối chút xíu (có lẽ là e lệ) rồi hỏi lời chào ấy có ý nghĩa là gì?
Đây không phải là một câu chuyện thần thoại trong truyện cổ tích: có một tiên nữ giáng trần, báo tin cho một cô thôn nữ sẽ mang thai và sinh ra một vị quân vương đánh đông dẹp bắc, lên ngôi vua oai hùng lẫm liệt.v.v…nhưng đây là một câu chuyện lịch sử và là một lời đề nghị nghiêm chỉnh, một lời mời gọi cộng tác vào chương trình đã vạch sẵn của Thiên Chúa, nhưng thiếu “vai chính”, hay có thể nói, đã có vai chính trong ý định của Thiên Chúa, nhưng vì để tôn trọng sự tự do của con người, nên Thiên Chúa mới đề nghị và “thương lượng” với cô Ma-ri-a, một sự thương lượng mà “phần lỗ lã” thuộc về Thiên Chúa, còn “phần lợi” thì thuộc về con người. Cô Ma-ri-a với sự khiêm tốn tột cùng của một tôi tớ, cộng với sự am hiểu thánh kinh như bậc thông thái, đã nhìn thấy nhân loại tội lỗi là những “người thân cận” của mình đang bị thống trị bởi tội lỗi ác thần, nên đã vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, sẵn sàng chấp nhận những đau khổ sẽ xảy tới cho mình trong tương lai, để hoàn thành ý định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, và cô đã khảng khái trả lời: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38). Và thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a : “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chói lọi”. (Is 9, 1).
Dân đang đi trong tối tăm ấy không ai khác hơn chính là nhân loại tội lỗi, những “người thân cận” của Đức Mẹ Ma-ri-a, những người mà chính Mẹ đã “nhìn thấy” ngay trong lời đề nghị của sứ thần Thiên Chúa, và thế là Mẹ đã vì “người thân cận” của mình mà vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, đã trở nên Đấng đồng công trong chương trình cứu độ nhân loại của Ngài.
Không có sự vâng phục nào mà không có hi sinh: Tổ phụ Áp-ra-ham vì vâng phục Đức Chúa nên đã từ bỏ quê cha đất tổ ra đi đến vùng đất xa la; Đức Ki-tô đã vâng phục Chúa Cha và đã chết trên thập giá. Nhưng những hi sinh bởi sự vâng phục nầy đều sinh hoa kết trái qúa sức mong ước của con người. Sự hi sinh của Áp-ra-ham làm cho ông trở thành tổ phụ của một dân tộc Chúa chọn; sự hi sinh của Đức Ki-tô làm cho Ngài trở nên Đấng cứu độ trần gian, và Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên Mẹ Thiên Chúa khi quảng đại trả lời “Xin vâng” với sứ thần Gáp-ri-en.
2. Tiệc cưới Ca-na
Trong cuộc đời của chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần đi dự tiệc cưới, tức là đã trở nên người thân cận của đôi tân hôn, dù là đám cưới giàu có được tổ chức ở nhà hàng, hay đám cưới nhà nghèo được tổ chức tại gia đình, thì chúng ta cũng là khách được mời của cô dâu và chú rể. Mọi “đám” có thể không có rượu cay vị nồng, nhưng đám cưới thì không thể thiếu rượu được, rượu ngon thì làm cho tâm hồn con người phấn khởi (Tv 104, 15), có chút men rượu thì mọi người cảm thấy gần gủi nhau hơn, thân tình hơn.
Nơi tiệc cưới làng Ca-na miền Ga-li-lê, Đức Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su cũng đã được mời (Ga 2, 1-11), thánh Gio-an tông đồ đã rất thực tế khi kể lại việc Chúa Giê-su và các môn đệ tham dự tiệc cưới, để chứng minh cho chúng ta thấy rằng, Chúa Giê-su là một con người như chúng ta, và đã trở nên người thân cận của mọi người khi Ngài và các môn đệ đến chung vui với cô dâu chú rể. Tiệc vui đến nửa chừng thì hết rượu, chẳng một ai biết, kể cả ông quản tiệc; tiệc vui sẽ mất vui, và chủ nhà sẽ “mất mặt” với bà con hai họ, nhưng không ai nhìn thấy hậu quả nầy, chỉ có Đức Mẹ Ma-ri-a (Ga 2, 3). Là người phụ nữ, Mẹ có tính nhạy bén của phụ nữ; là nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ có một đức tin tuyệt đối vào Ngài, cho nên khi thấy hết rượu, Mẹ đã tế nhị nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Khi nói: “Họ hết rượu rồi”, Đức Mẹ Ma-ri-a đã bày tỏ cho chúng ta thấy Mẹ luôn quan tâm hết thảy mọi người, và tự trong lời “nhắc nhở” khéo léo ấy, Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên “người thân cận” của mọi người trong Đức Ki-tô.
Khi nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” thì vai trò trung gian của Mẹ giữa Chúa Giê-su và nhân loại thật sự nổi bật, bởi chính Mẹ -chứ không ai khác- đã chăm sóc, dạy dỗ, bàu chữa và thông chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại, khi nhận lãnh sứ mệnh làm mẹ của Con Thiên Chúa –Đức Giê-su Ki-tô.
Nơi tiệc cưới Ca-na, Mẹ không ồn ào khoe khoang với mọi người con mình biết làm phép lạ biến nước thành rượu, Mẹ cũng không hách dịch chỉ trỏ người nầy phải làm cái nầy, người kia phải làm việc nọ, để chứng tỏ mình là mẹ của đứa con biết làm phép lạ, bởi vì khi làm như thế, Mẹ sẽ trở nên xa lạ với mọi người, trái ngược với bản tính khiêm tốn nơi con người của Mẹ, và hơn thế nữa, người ta sẽ nhìn Mẹ như những người Pha-ri-sêu chính hiệu. Nhưng tự bản thân, Mẹ đã hiểu được mình chỉ đóng vai trò đồng công với Thiên Chúa, chính Con của mình mới là “vai chính” trong chương trình nầy, cho nên, như người mẹ nhà quê hiền từ chất phác mà phúc hậu, Mẹ đã nói với những người giúp việc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5). Và từ đó trở đi trong toàn bộ sách Phúc âm của thánh Gio-an, không hề nghe lại lời của Mẹ nói, bởi vì hai câu nói quan trọng và cần thiết nhất cho nhân loại, Mẹ đã nói rồi : “Họ hết rượu rồi ” (Ga 2, 3) và “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).
Cứ làm theo như Chúa Giê-su dạy bảo, cũng có nghĩa là Mẹ đã dạy cho chúng ta có một đức tin tuyệt đối vào Đức Ki-tô và Lời của Ngài, Lời ban sự sống đời đời, vì chính Mẹ đã tin và đem tất cả Lời của Chúa ghi nhớ trong lòng (Lc 2, 51). Mẹ thật sự đã trở nên người thân cận của mọi người -như Đức Ki-tô- khi đến tham dự tiệc cưới, và chỉ có người thân cận mới quan tâm đến người thân cận của mình, không chỉ trong lúc vui vẻ (tiệc cưới) mà ngay cả trong lúc khó khăn, đau khổ (hết rượu), và người thân cận của Mẹ Ma-ri-a không phải chỉ là gia đình của cô dâu chú rể, mà là cả nhân loại chúng ta, từng người một đều được Mẹ ân cần chăm sóc, dạy dỗ và bàu chữa trước toà án công thẳng của Thiên Chúa.
Quả thật, trong cuộc đời của chúng ta, nhất là trong thời đại hôm nay, không ai muốn tự mình cô lập mình, hay nói cách khác, không ai là một hòn đảo, nhưng là chúng ta cùng sống chung, sống với người khác. Người khác đó không ai khác hơn là những người chung quanh chúng ta, là người chúng ta tiếp xúc trên đường, trong công sở, trên công trường.v.v…nhưng có mấy ai trong chúng ta nhìn thấy họ chính là “người thân cận” của mình ?
Cũng như không một người phụ nữ nào mà không cảm thấy nhói đau khi nhìn những em bé bất hạnh, tật nguyền, mồ côi.v.v…tại sao vậy? Thưa, vì khi nhìn thấy những em bé ấy, họ liền nghĩ ngay đến đứa con của họ, nếu con của họ gặp bất hạnh như những em bé ấy? Hơn cả những người mẹ ở trần gian, Mẹ Ma-ri-a đã nhìn thấy nhân loại là những người thân cận của mình, bởi vì Mẹ đã nhìn thấy Con của mình là Chúa Giê-su Ki-tô nơi nhân loại bất hạnh, mà vì sự dữ, vì tội lỗi đã làm cho họ trở nên đối nghịch với Thiên Chúa; Mẹ cũng đã nhìn thấy nhân loại là người thân cận của mình, vì Con của Mẹ đã mang lấy thân phận con người, để trở nên người thân cận của mọi người, và để chia sẻ những nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người qua mọi thời đại.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên người thân cận của chúng ta, và Mẹ cũng muốn chúng ta hãy trở nên người thân cận của nhau, trong Đức Ki-tô.
LỜI KẾT
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37b). “Làm như vậy” tức là trở nên người thân cận của mọi ngươi; “làm như vậy” tức là cúi xuống nâng đỡ người bị nạn nằm bên vệ đường đứng lên; “làm như vậy” cũng có nghĩa là nhảy ra khỏi cái vỏ thành kiến, phá tan cái cung cách đạo mạo xa cách tình người, vượt khỏi cách giữ lề luật máy móc bên ngoài.v.v… để đến gần người anh em chị em thân cận, mà không sợ bị “ô nhiễm” đền thờ tráng lệ của Thiên Chúa là tâm hồn của chính mình.
Thế kỷ 21, không cần phải thăm dò dư luận, hay làm một bản thống kê dài lê thê, để coi con người của thế kỷ này cần gì, thì người ta cũng dư sức để biết rằng, nhu cầu cần thiết của con người ở thế kỷ 21 này chính là hòa bình, yêu thương và thông cảm nhau. Nhưng sẽ không có hoà bình, yêu thương và thông cảm nếu chúng ta không trở thành người thân cận của nhau. Hãy đi, và hãy làm như vậy, để biết ai là người thân cận của tôi?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến Chúa ở thiên đường,
Linh thiêng, thánh thiện, cao vời vợi
Làm sao với tới để yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ bên vệ đường,
Không quen, không biết, không thân cận
Làm sao cúi xuống nói yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ con chán chường,
Ghét cay, ghét đắng, ghét thậm tệ
Làm sao ôm lấy để yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ lỡ lầm đường,
Người khinh, kẻ tránh, bao tủi nhục
Làm sao thông cảm để yêu thương?
Bây giờ thì chúng ta không còn hỏi: “Ai là người thân cận của tôi” nữa, nhưng mỗi người phải tự hỏi: “Tôi phải làm gì cho người thân cận của tôi?” để trong cuộc sống đời thường, chúng ta thật sự trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng mà chúng ta đã nghe, đã biết và đã sống. Alleluia- Alleluia
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
10.ĐỨC MẸ MA-RI-A,
MẪU GƯƠNG CỦA NGƯỜI THÂN CẬN
Cũng là phụ nữ như các phụ nữ khác, nhưng vượt trên tất cả các phụ nữ ở trần gian về đức hạnh và ân sủng của Thiên Chúa, vì vậy Đức Mẹ Ma-ri-a được công nhận và được cung kính gọi là Mẹ của Đấng cứu chuộc.
Tuy được nhấc lên cao trong tột đỉnh vinh quang, nhưng Đức Mẹ Ma-ri-a đã không vì thế mà quên mất vai trò "đồng công cứu chuộc" với Con của mình là Đức Ki-tô, ngay tại trần gian Mẹ đã thể hiện vai trò “đồng công” rất đặc biệt và rất đời thường, đặc biệt là vai trò “đồng công” của Mẹ không rùng rợn như những vở bi kịch khóc lóc, giựt tóc nằm lăn dưới đất hét la rợn rùng.v.v…khi con của mình bị đem đi hành quyết cách oan uổng. Nhưng đặc biệt ở chỗ Mẹ đã chôn giấu những khổ đau ấy ở trong lòng, trở thành sức mạnh như những rễ cây bám chặt vào trong đất, đứng vững hiên ngang dưới chân thập giá chia sẻ với Con những đau khổ trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời.
Đời thường, là vì Mẹ cũng giống như các phụ nữ khác ngày ngày lo công việc nội trợ, sắp xếp việc nhà, dạy dỗ con cái.v.v…nhưng chính trong cảnh đời rất thường ấy, Mẹ đều biết kết hợp với Thiên Chúa, và khiêm tốn dâng lên Ngài những hạn chế của mình trong việc dưỡng nuôi và dạy dỗ Con Một của Ngài là Đức Ki-tô, và cũng là con của Mẹ, vì thế, trong cách cư xử với mọi người, không ai tế nhị cho bằng Đức Mẹ Ma-ri-a. Chúng ta dừng lại ở hai thời điểm lớn trong cuộc đời của Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhìn thấy cái hay, cái tuyệt đẹp khi xử thế của Mẹ, đã trở nên mẫu gương cho chúng ta khi trở nên người thân cận của mọi người:
1.Sứ thần truyền tin
Sứ thần Gáp-ri-en nói với trinh nữ Ma-ri-a: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Lc 1, 28), cô Ma-ri-a thật sự bối rối trước lời chào nầy của sứ thần, không bối rối sao được khi có một việc trọng đại như thế xảy đến cho đời mình? Theo thói thường của con người, khi gặp chuyện trọng đại đột xuất như thế, thì hoảng hốt, trí óc quên đầu quên đuôi, nhưng đối với cô Ma-ri-a thì không phải vậy, chỉ bối rối chút xíu (có lẽ là e lệ) rồi hỏi lời chào ấy có ý nghĩa là gì?
Đây không phải là một câu chuyện thần thoại trong truyện cổ tích: có một tiên nữ giáng trần, báo tin cho một cô thôn nữ sẽ mang thai và sinh ra một vị quân vương đánh đông dẹp bắc, lên ngôi vua oai hùng lẫm liệt.v.v…nhưng đây là một câu chuyện lịch sử và là một lời đề nghị nghiêm chỉnh, một lời mời gọi cộng tác vào chương trình đã vạch sẵn của Thiên Chúa, nhưng thiếu “vai chính”, hay có thể nói, đã có vai chính trong ý định của Thiên Chúa, nhưng vì để tôn trọng sự tự do của con người, nên Thiên Chúa mới đề nghị và “thương lượng” với cô Ma-ri-a, một sự thương lượng mà “phần lỗ lã” thuộc về Thiên Chúa, còn “phần lợi” thì thuộc về con người. Cô Ma-ri-a với sự khiêm tốn tột cùng của một tôi tớ, cộng với sự am hiểu thánh kinh như bậc thông thái, đã nhìn thấy nhân loại tội lỗi là những “người thân cận” của mình đang bị thống trị bởi tội lỗi ác thần, nên đã vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, sẵn sàng chấp nhận những đau khổ sẽ xảy tới cho mình trong tương lai, để hoàn thành ý định cứu chuộc nhân loại của Thiên Chúa, và cô đã khảng khái trả lời: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38). Và thế là ứng nghiệm lời ngôn sứ I-sai-a : “Dân đang lần bước giữa tối tăm đã thấy ánh sáng huy hoàng; đám người sống trong vùng bóng tối, nay được ánh sáng bừng lên chói lọi”. (Is 9, 1).
Dân đang đi trong tối tăm ấy không ai khác hơn chính là nhân loại tội lỗi, những “người thân cận” của Đức Mẹ Ma-ri-a, những người mà chính Mẹ đã “nhìn thấy” ngay trong lời đề nghị của sứ thần Thiên Chúa, và thế là Mẹ đã vì “người thân cận” của mình mà vâng phục thánh ý của Thiên Chúa, đã trở nên Đấng đồng công trong chương trình cứu độ nhân loại của Ngài.
Không có sự vâng phục nào mà không có hi sinh: Tổ phụ Áp-ra-ham vì vâng phục Đức Chúa nên đã từ bỏ quê cha đất tổ ra đi đến vùng đất xa la; Đức Ki-tô đã vâng phục Chúa Cha và đã chết trên thập giá. Nhưng những hi sinh bởi sự vâng phục nầy đều sinh hoa kết trái qúa sức mong ước của con người. Sự hi sinh của Áp-ra-ham làm cho ông trở thành tổ phụ của một dân tộc Chúa chọn; sự hi sinh của Đức Ki-tô làm cho Ngài trở nên Đấng cứu độ trần gian, và Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên Mẹ Thiên Chúa khi quảng đại trả lời “Xin vâng” với sứ thần Gáp-ri-en.
2. Tiệc cưới Ca-na
Trong cuộc đời của chúng ta, ai cũng có ít nhất là một lần đi dự tiệc cưới, tức là đã trở nên người thân cận của đôi tân hôn, dù là đám cưới giàu có được tổ chức ở nhà hàng, hay đám cưới nhà nghèo được tổ chức tại gia đình, thì chúng ta cũng là khách được mời của cô dâu và chú rể. Mọi “đám” có thể không có rượu cay vị nồng, nhưng đám cưới thì không thể thiếu rượu được, rượu ngon thì làm cho tâm hồn con người phấn khởi (Tv 104, 15), có chút men rượu thì mọi người cảm thấy gần gủi nhau hơn, thân tình hơn.
Nơi tiệc cưới làng Ca-na miền Ga-li-lê, Đức Mẹ Ma-ri-a và Chúa Giê-su cũng đã được mời (Ga 2, 1-11), thánh Gio-an tông đồ đã rất thực tế khi kể lại việc Chúa Giê-su và các môn đệ tham dự tiệc cưới, để chứng minh cho chúng ta thấy rằng, Chúa Giê-su là một con người như chúng ta, và đã trở nên người thân cận của mọi người khi Ngài và các môn đệ đến chung vui với cô dâu chú rể. Tiệc vui đến nửa chừng thì hết rượu, chẳng một ai biết, kể cả ông quản tiệc; tiệc vui sẽ mất vui, và chủ nhà sẽ “mất mặt” với bà con hai họ, nhưng không ai nhìn thấy hậu quả nầy, chỉ có Đức Mẹ Ma-ri-a (Ga 2, 3). Là người phụ nữ, Mẹ có tính nhạy bén của phụ nữ; là nữ tỳ của Thiên Chúa, Mẹ có một đức tin tuyệt đối vào Ngài, cho nên khi thấy hết rượu, Mẹ đã tế nhị nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” (Ga 2, 3).
Khi nói: “Họ hết rượu rồi”, Đức Mẹ Ma-ri-a đã bày tỏ cho chúng ta thấy Mẹ luôn quan tâm hết thảy mọi người, và tự trong lời “nhắc nhở” khéo léo ấy, Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên “người thân cận” của mọi người trong Đức Ki-tô.
Khi nói với Chúa Giê-su: “Họ hết rượu rồi” thì vai trò trung gian của Mẹ giữa Chúa Giê-su và nhân loại thật sự nổi bật, bởi chính Mẹ -chứ không ai khác- đã chăm sóc, dạy dỗ, bàu chữa và thông chuyển ơn Thiên Chúa xuống cho nhân loại, khi nhận lãnh sứ mệnh làm mẹ của Con Thiên Chúa –Đức Giê-su Ki-tô.
Nơi tiệc cưới Ca-na, Mẹ không ồn ào khoe khoang với mọi người con mình biết làm phép lạ biến nước thành rượu, Mẹ cũng không hách dịch chỉ trỏ người nầy phải làm cái nầy, người kia phải làm việc nọ, để chứng tỏ mình là mẹ của đứa con biết làm phép lạ, bởi vì khi làm như thế, Mẹ sẽ trở nên xa lạ với mọi người, trái ngược với bản tính khiêm tốn nơi con người của Mẹ, và hơn thế nữa, người ta sẽ nhìn Mẹ như những người Pha-ri-sêu chính hiệu. Nhưng tự bản thân, Mẹ đã hiểu được mình chỉ đóng vai trò đồng công với Thiên Chúa, chính Con của mình mới là “vai chính” trong chương trình nầy, cho nên, như người mẹ nhà quê hiền từ chất phác mà phúc hậu, Mẹ đã nói với những người giúp việc: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5). Và từ đó trở đi trong toàn bộ sách Phúc âm của thánh Gio-an, không hề nghe lại lời của Mẹ nói, bởi vì hai câu nói quan trọng và cần thiết nhất cho nhân loại, Mẹ đã nói rồi : “Họ hết rượu rồi ” (Ga 2, 3) và “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo” (Ga 2, 5).
Cứ làm theo như Chúa Giê-su dạy bảo, cũng có nghĩa là Mẹ đã dạy cho chúng ta có một đức tin tuyệt đối vào Đức Ki-tô và Lời của Ngài, Lời ban sự sống đời đời, vì chính Mẹ đã tin và đem tất cả Lời của Chúa ghi nhớ trong lòng (Lc 2, 51). Mẹ thật sự đã trở nên người thân cận của mọi người -như Đức Ki-tô- khi đến tham dự tiệc cưới, và chỉ có người thân cận mới quan tâm đến người thân cận của mình, không chỉ trong lúc vui vẻ (tiệc cưới) mà ngay cả trong lúc khó khăn, đau khổ (hết rượu), và người thân cận của Mẹ Ma-ri-a không phải chỉ là gia đình của cô dâu chú rể, mà là cả nhân loại chúng ta, từng người một đều được Mẹ ân cần chăm sóc, dạy dỗ và bàu chữa trước toà án công thẳng của Thiên Chúa.
Quả thật, trong cuộc đời của chúng ta, nhất là trong thời đại hôm nay, không ai muốn tự mình cô lập mình, hay nói cách khác, không ai là một hòn đảo, nhưng là chúng ta cùng sống chung, sống với người khác. Người khác đó không ai khác hơn là những người chung quanh chúng ta, là người chúng ta tiếp xúc trên đường, trong công sở, trên công trường.v.v…nhưng có mấy ai trong chúng ta nhìn thấy họ chính là “người thân cận” của mình ?
Cũng như không một người phụ nữ nào mà không cảm thấy nhói đau khi nhìn những em bé bất hạnh, tật nguyền, mồ côi.v.v…tại sao vậy? Thưa, vì khi nhìn thấy những em bé ấy, họ liền nghĩ ngay đến đứa con của họ, nếu con của họ gặp bất hạnh như những em bé ấy? Hơn cả những người mẹ ở trần gian, Mẹ Ma-ri-a đã nhìn thấy nhân loại là những người thân cận của mình, bởi vì Mẹ đã nhìn thấy Con của mình là Chúa Giê-su Ki-tô nơi nhân loại bất hạnh, mà vì sự dữ, vì tội lỗi đã làm cho họ trở nên đối nghịch với Thiên Chúa; Mẹ cũng đã nhìn thấy nhân loại là người thân cận của mình, vì Con của Mẹ đã mang lấy thân phận con người, để trở nên người thân cận của mọi người, và để chia sẻ những nỗi đau khổ và hạnh phúc của con người qua mọi thời đại.
Đức Mẹ Ma-ri-a đã trở nên người thân cận của chúng ta, và Mẹ cũng muốn chúng ta hãy trở nên người thân cận của nhau, trong Đức Ki-tô.
LỜI KẾT
“Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy” (Lc 10, 37b). “Làm như vậy” tức là trở nên người thân cận của mọi ngươi; “làm như vậy” tức là cúi xuống nâng đỡ người bị nạn nằm bên vệ đường đứng lên; “làm như vậy” cũng có nghĩa là nhảy ra khỏi cái vỏ thành kiến, phá tan cái cung cách đạo mạo xa cách tình người, vượt khỏi cách giữ lề luật máy móc bên ngoài.v.v… để đến gần người anh em chị em thân cận, mà không sợ bị “ô nhiễm” đền thờ tráng lệ của Thiên Chúa là tâm hồn của chính mình.
Thế kỷ 21, không cần phải thăm dò dư luận, hay làm một bản thống kê dài lê thê, để coi con người của thế kỷ này cần gì, thì người ta cũng dư sức để biết rằng, nhu cầu cần thiết của con người ở thế kỷ 21 này chính là hòa bình, yêu thương và thông cảm nhau. Nhưng sẽ không có hoà bình, yêu thương và thông cảm nếu chúng ta không trở thành người thân cận của nhau. Hãy đi, và hãy làm như vậy, để biết ai là người thân cận của tôi?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến Chúa ở thiên đường,
Linh thiêng, thánh thiện, cao vời vợi
Làm sao với tới để yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ bên vệ đường,
Không quen, không biết, không thân cận
Làm sao cúi xuống nói yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ con chán chường,
Ghét cay, ghét đắng, ghét thậm tệ
Làm sao ôm lấy để yêu thương?
Anh em con đó, con chưa thương
Nói chi đến kẻ lỡ lầm đường,
Người khinh, kẻ tránh, bao tủi nhục
Làm sao thông cảm để yêu thương?
Bây giờ thì chúng ta không còn hỏi: “Ai là người thân cận của tôi” nữa, nhưng mỗi người phải tự hỏi: “Tôi phải làm gì cho người thân cận của tôi?” để trong cuộc sống đời thường, chúng ta thật sự trở nên những chứng nhân sống động cho Tin Mừng mà chúng ta đã nghe, đã biết và đã sống. Alleluia- Alleluia
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.