Dan Lee
07-20-2007, 07:10 PM
Chúa Nhật 16 Tthường niên năm C
Hai khuôn mặt của đời tông đồ
Cầu nguyện và hoạt động là hai bổn phận chính yếu của người Kitô hữu, là hai nhịp sống của một sứ vụ tông đồ. Tin Mừng của Chúa Nhật này giới thiệu với chúng ta hai khuôn mặt nỗi bật đại diện cho hai khuynh hướng này. Maria đại điện cho cầu nguyện, chiêm niệm, và lắng nghe Lời Chúa, còn Martha đại diện cho hoạt động và phục vụ. Cả hai không tách biệt nhau, cũng không loại trừ lẫn nhau, nhưng là bổ túc cho nhau và thăng tiến nhau.
Maria, người của cầu nguyện
Thánh Luca kể cho chúng ta câu chuyện thật dễ thương về việc đón tiếp Chúa Giêsu tại nhà hai chị em Martha và Maria. Martha thì tất bật bếp núc, còn Maria thì chỉ lo ngồi tiếp chuyện với Chúa. Mỗi người một cách thế để thể hiện lòng hiếu khách, mỗi người có một thái độ để bày tỏ tình yêu mến với Chúa. Thánh Luca tường thuật: “Maria ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Chúa”.
Ở đây chúng ta để ý tới từ ngữ: “ngồi dưới chân Chúa” và “nghe lời Chúa”. Ngồi dưới chân Chúa có nghĩa là ở với Chúa (stay with), ở bên Chúa, sống thân tình trong sự hiện diện của Chúa, sống trong tương quan mật thiết với Chúa, đối thoại với Chúa. Và việc ở bên Chúa như thế là để nghe lời Chúa, nghe Chúa nói với mình và nhất là tìm ý Chúa muốn.
Chính vì thế, cầu nguyện có nghĩa là chúng ta ở với Chúa, nghe Chúa nói, chứ không phải là để xin xỏ điều nọ điều kia. Và theo cách Maria, cầu nguyện trước hết không phải là lôi Thiên Chúa xuống với những nhu cầu, ý muốn và tính toán của mình, mà trái lại là chấp nhận để Thiên Chúa lôi ta lên thế giới của Thiên Chúa, để lắng nghe thánh ý của Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Người.
Martha, người của phục vụ
Nếu Maria đại diện cho việc cầu nguyện, thì Maria là hình ảnh của việc hoạt động và phục vụ. Chỉ có cầu nguyện thôi chưa đủ, chúng ta còn phải biết phục vụ trong tinh thần cầu nguyện.
Hình ảnh một Martha trong Tin mừng lo lắng bận rộn với việc bếp núc nói lên lòng hiếu khách, lòng nhiệt thành của Martha đối với Chúa Giêsu. Việc làm của Martha là cần thiết, là quan trọng. Khách đến nhà không gà thì vịt, phải có gì ăn chứ! Vì như người pháp nói rằng: chính bữa ăn làm cho người ta trở nên gần gủi với nhau (on se tache par le repas). Việt nam ta vẫn thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Hiểu như thế thì không cho phép chúng ta nói rằng: Chúa Giêsu coi thường việc phục vụ của Martha. Chúa Giêsu không bao giờ đánh giá thấp việc phục vụ. Đã có lần Chúa nói: Ta đến là để phục vụ. Và nhiều lần Chúa cũng đón nhận sự đón tiếp của những người khác mời Chúa tới nhà dùng bữa. Vì đối với Chúa, phục vụ là một điều cao quí và ý nghĩa, phục vụ là một niềm vui.
Maria đã chọn phần tốt nhất
Nhưng cầu nguyện và hoạt động, việc nào ưu tiên trước? Chúng ta tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi này ở cuối bài Tin Mừng, khi Chúa nói với Martha: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.
Ở đây Chúa nhắc nhở Martha và tất cả chúng ta: Cầu nguyện và hoạt động là cần thiết, nhưng việc cầu nguyện chiếm chổ đầu hết, trước hết. Cầu nguyện trước khi hoạt động, trước khi phục vụ.
Các tông đồ trước khi đi loan báo tin mừng đã sống bên Chúa, để có những kinh nghiệm cá nhân với Chúa rồi từ đó mới có thể rao giảng về Chúa. Điều Chúa nhắc bảo giúp chúng ta tránh một nguy cơ rất dễ xảy ra trong đời sống của chúng ta. Đó là nhiều khi chúng ta phục vụ Chúa mà chúng ta quên đi chính Chúa. Đức Cố Hồng Ý Phanxicô Nguyễn Văn Thuận có một phân biệt rất tinh tế: đó là “Thiên Chúa và công việc của Thiên Chúa”. Nhiều khi chúng ta làm những công việc của Thiên Chúa nhưng lại quên chính Thiên Chúa. Cha Antony de Mello ví von điều đó giống như cô gái bán nước bên dòng sông mà quyên đi chính dòng sông. Phải cầu nguyện trước khi hoạt động, và hoạt động trong cầu nguyện. Như thế công việc của chúng ta mới có thể đưa tới sự thành công, mới đẹp ý Chúa. Mẹ Terexa Calcutta là mẫu gương cho điều đó, Mẹ cầu nguyện hàng giờ trước thánh thể trước khi đi phục vụ người nghèo.
Thành thử ra, điểm then chốt của câu chuyện hôm nay không phải là mời gọi chúng ta chọn Maria hoặc chọn Martha. Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô cần cả hai Maria và Martha. Nhưng trong hai thái độ sống đó chúng ta được mời gọi dành ưu tiên trước hết cho việc cầu nguyện, cho việc ở với Chúa, biết Chúa, sống tương quan mật thiết, hiệp thông với Chúa, rồi từ đó dẫn chúng ta tới việc phục vụ Chúa và tha nhân, việc phục vụ này như là hậu quả của việc cầu nguyện.
Phêrô Nguyễn Hương
Hai khuôn mặt của đời tông đồ
Cầu nguyện và hoạt động là hai bổn phận chính yếu của người Kitô hữu, là hai nhịp sống của một sứ vụ tông đồ. Tin Mừng của Chúa Nhật này giới thiệu với chúng ta hai khuôn mặt nỗi bật đại diện cho hai khuynh hướng này. Maria đại điện cho cầu nguyện, chiêm niệm, và lắng nghe Lời Chúa, còn Martha đại diện cho hoạt động và phục vụ. Cả hai không tách biệt nhau, cũng không loại trừ lẫn nhau, nhưng là bổ túc cho nhau và thăng tiến nhau.
Maria, người của cầu nguyện
Thánh Luca kể cho chúng ta câu chuyện thật dễ thương về việc đón tiếp Chúa Giêsu tại nhà hai chị em Martha và Maria. Martha thì tất bật bếp núc, còn Maria thì chỉ lo ngồi tiếp chuyện với Chúa. Mỗi người một cách thế để thể hiện lòng hiếu khách, mỗi người có một thái độ để bày tỏ tình yêu mến với Chúa. Thánh Luca tường thuật: “Maria ngồi dưới chân Chúa mà nghe lời Chúa”.
Ở đây chúng ta để ý tới từ ngữ: “ngồi dưới chân Chúa” và “nghe lời Chúa”. Ngồi dưới chân Chúa có nghĩa là ở với Chúa (stay with), ở bên Chúa, sống thân tình trong sự hiện diện của Chúa, sống trong tương quan mật thiết với Chúa, đối thoại với Chúa. Và việc ở bên Chúa như thế là để nghe lời Chúa, nghe Chúa nói với mình và nhất là tìm ý Chúa muốn.
Chính vì thế, cầu nguyện có nghĩa là chúng ta ở với Chúa, nghe Chúa nói, chứ không phải là để xin xỏ điều nọ điều kia. Và theo cách Maria, cầu nguyện trước hết không phải là lôi Thiên Chúa xuống với những nhu cầu, ý muốn và tính toán của mình, mà trái lại là chấp nhận để Thiên Chúa lôi ta lên thế giới của Thiên Chúa, để lắng nghe thánh ý của Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Người.
Martha, người của phục vụ
Nếu Maria đại diện cho việc cầu nguyện, thì Maria là hình ảnh của việc hoạt động và phục vụ. Chỉ có cầu nguyện thôi chưa đủ, chúng ta còn phải biết phục vụ trong tinh thần cầu nguyện.
Hình ảnh một Martha trong Tin mừng lo lắng bận rộn với việc bếp núc nói lên lòng hiếu khách, lòng nhiệt thành của Martha đối với Chúa Giêsu. Việc làm của Martha là cần thiết, là quan trọng. Khách đến nhà không gà thì vịt, phải có gì ăn chứ! Vì như người pháp nói rằng: chính bữa ăn làm cho người ta trở nên gần gủi với nhau (on se tache par le repas). Việt nam ta vẫn thường nói “miếng trầu là đầu câu chuyện”.
Hiểu như thế thì không cho phép chúng ta nói rằng: Chúa Giêsu coi thường việc phục vụ của Martha. Chúa Giêsu không bao giờ đánh giá thấp việc phục vụ. Đã có lần Chúa nói: Ta đến là để phục vụ. Và nhiều lần Chúa cũng đón nhận sự đón tiếp của những người khác mời Chúa tới nhà dùng bữa. Vì đối với Chúa, phục vụ là một điều cao quí và ý nghĩa, phục vụ là một niềm vui.
Maria đã chọn phần tốt nhất
Nhưng cầu nguyện và hoạt động, việc nào ưu tiên trước? Chúng ta tìm thấy lời giải đáp cho câu hỏi này ở cuối bài Tin Mừng, khi Chúa nói với Martha: “Maria đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị ai lấy mất”.
Ở đây Chúa nhắc nhở Martha và tất cả chúng ta: Cầu nguyện và hoạt động là cần thiết, nhưng việc cầu nguyện chiếm chổ đầu hết, trước hết. Cầu nguyện trước khi hoạt động, trước khi phục vụ.
Các tông đồ trước khi đi loan báo tin mừng đã sống bên Chúa, để có những kinh nghiệm cá nhân với Chúa rồi từ đó mới có thể rao giảng về Chúa. Điều Chúa nhắc bảo giúp chúng ta tránh một nguy cơ rất dễ xảy ra trong đời sống của chúng ta. Đó là nhiều khi chúng ta phục vụ Chúa mà chúng ta quên đi chính Chúa. Đức Cố Hồng Ý Phanxicô Nguyễn Văn Thuận có một phân biệt rất tinh tế: đó là “Thiên Chúa và công việc của Thiên Chúa”. Nhiều khi chúng ta làm những công việc của Thiên Chúa nhưng lại quên chính Thiên Chúa. Cha Antony de Mello ví von điều đó giống như cô gái bán nước bên dòng sông mà quyên đi chính dòng sông. Phải cầu nguyện trước khi hoạt động, và hoạt động trong cầu nguyện. Như thế công việc của chúng ta mới có thể đưa tới sự thành công, mới đẹp ý Chúa. Mẹ Terexa Calcutta là mẫu gương cho điều đó, Mẹ cầu nguyện hàng giờ trước thánh thể trước khi đi phục vụ người nghèo.
Thành thử ra, điểm then chốt của câu chuyện hôm nay không phải là mời gọi chúng ta chọn Maria hoặc chọn Martha. Người môn đệ đích thực của Chúa Kitô cần cả hai Maria và Martha. Nhưng trong hai thái độ sống đó chúng ta được mời gọi dành ưu tiên trước hết cho việc cầu nguyện, cho việc ở với Chúa, biết Chúa, sống tương quan mật thiết, hiệp thông với Chúa, rồi từ đó dẫn chúng ta tới việc phục vụ Chúa và tha nhân, việc phục vụ này như là hậu quả của việc cầu nguyện.
Phêrô Nguyễn Hương