Dan Lee
07-21-2007, 05:27 PM
Tội là gì ?
Hỏi: Tội là gì ? xin giải thích rõ thế nào là tội trọng ,tội nhẹ
Trả lời: Tội là hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa như Thánh Vịnh 51: 5-6 đã thú nhận : “ Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa ,với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài…”
Nói cách khác , tội “là một lời nói ,một hành vi hoặc một ao ước trái với Luật vĩnh cửu” như Thánh Âu Tinh đã dạy (x St Augustine, Sermon 169,11,13:PL 38,923)
Luật vĩnh cửu là luật Thiên Chúa ban để giúp con người được hưởng hạnh phúc vĩnh cữu với Ngài trong Nước Hằng Sống. Luật đó đòi hỏi mọi người phải thực tâm mến Chúa, yêu người, tôn trọng công bình, thực thi bác ái và sống thánh thiện để nên giống Chúa là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu hơn thì tội là làm bất cứ điều gì mà lý trí và lương tâm con người không cho phép.
Thánh Phaolô đã liệt kê nhiều loại tội khác nhau mà người ta thường phạm như
“dâm đãng,ô uế,phóng túng ,thờ ngẫu tượng , phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương,nóng giận, tranh chấp,chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén…”(x. Galat 5:19-21 )
Giáo lý của Giáo Hội phân biệt 2 loại tội trọng (mortal sin) và tội nhẹ (venial sin) xét theo mức độ trầm trọng hay hậu quả mà tội gây ra cho mối thân tình giữa Chúa và con người hay giữa người với nhau trong gia đình, ngoài xã hội hay trong Cộng Đồng Giáo Hội
1- tội nhẹ (venial sin): là tội không hủy diệt đức ái đối với Chúa và với tha nhân nhưng cũng làm tổn thương đến đức này phần nào nên cần được hoà giải với Chúa và với tha nhân sau khi đã lỡ sa phạm.
2- Tội trọng (mortal sin): là tội đưa đến hậu quả hủy diệt hoàn toàn đức ái, vi phạm nặng nề đến luật của Thiên Chúa như cấm giết ngươì, gian dâm, trộm cướp ...Tội trọng “ làm cho con người quay lưng lại với Thiên Chúa là cùng đích và là hạnh phúc của mình vì con người đã ưu tiên chọn sự thiện thấp kém hơn” (x.GLCG,số 1855)
Vì tính chất trầm trọng của loại tội này, nên Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng : “ những ai chết đang khi mắc tội trọng , không kịp ăn năn và lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa thì phải xa lìa Chúa và các thánh đời đời trong nơi gọi là hoả ngục” (x. GLCG số 1033).Do đó, khi biết mình đã cố ý phạm tội trọng thì khẩn thiết phải ăn năn,thống hối và xin ơn tha thứ của Chúa qua bí tích hoà giải.
Được coi là tội trọng, phải có 3 yếu tố sau đây :
a- tội tự bản chất nó là trọng như giết người, ngoại tình, trộm cắp..thề gian, công khai chối Chúa,phỉ báng Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội…
b- biết rõ đó là tội nặng
c- hoàn toàn tự do chọn lựa để phạm tội này.
Xin nhắc lại : Chúa chê ghét mọi thứ tội vì tội là điều đi ngược lại với bản chất tốt lành thánh thiện tuyệt đối của Chúa. Tuy nhiên Chúa laị yêu thương người tội lỗi biết ăn năn ,sám hối và chậy đến xin Chúa tha thứ. Nghiã là tội nào cũng có thể được tha nếu người có tội muốn sám hối, nhìn nhận mình tội lỗi và xin Chúa thứ tha.
Chỉ không thể tha được những ai hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa, không nhìn nhận tội lỗi của mình và mất hết niềm tin vào lòng thương xót của Người, tức là phạm đến Chúa Thánh Thần như đã giải thích trước đây.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Hỏi: Tội là gì ? xin giải thích rõ thế nào là tội trọng ,tội nhẹ
Trả lời: Tội là hành vi xúc phạm đến Thiên Chúa như Thánh Vịnh 51: 5-6 đã thú nhận : “ Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm.
Con đắc tội với Chúa ,với một mình Chúa, dám làm điều dữ trái mắt Ngài…”
Nói cách khác , tội “là một lời nói ,một hành vi hoặc một ao ước trái với Luật vĩnh cửu” như Thánh Âu Tinh đã dạy (x St Augustine, Sermon 169,11,13:PL 38,923)
Luật vĩnh cửu là luật Thiên Chúa ban để giúp con người được hưởng hạnh phúc vĩnh cữu với Ngài trong Nước Hằng Sống. Luật đó đòi hỏi mọi người phải thực tâm mến Chúa, yêu người, tôn trọng công bình, thực thi bác ái và sống thánh thiện để nên giống Chúa là Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.
Nói một cách đơn giản, dễ hiểu hơn thì tội là làm bất cứ điều gì mà lý trí và lương tâm con người không cho phép.
Thánh Phaolô đã liệt kê nhiều loại tội khác nhau mà người ta thường phạm như
“dâm đãng,ô uế,phóng túng ,thờ ngẫu tượng , phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương,nóng giận, tranh chấp,chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén…”(x. Galat 5:19-21 )
Giáo lý của Giáo Hội phân biệt 2 loại tội trọng (mortal sin) và tội nhẹ (venial sin) xét theo mức độ trầm trọng hay hậu quả mà tội gây ra cho mối thân tình giữa Chúa và con người hay giữa người với nhau trong gia đình, ngoài xã hội hay trong Cộng Đồng Giáo Hội
1- tội nhẹ (venial sin): là tội không hủy diệt đức ái đối với Chúa và với tha nhân nhưng cũng làm tổn thương đến đức này phần nào nên cần được hoà giải với Chúa và với tha nhân sau khi đã lỡ sa phạm.
2- Tội trọng (mortal sin): là tội đưa đến hậu quả hủy diệt hoàn toàn đức ái, vi phạm nặng nề đến luật của Thiên Chúa như cấm giết ngươì, gian dâm, trộm cướp ...Tội trọng “ làm cho con người quay lưng lại với Thiên Chúa là cùng đích và là hạnh phúc của mình vì con người đã ưu tiên chọn sự thiện thấp kém hơn” (x.GLCG,số 1855)
Vì tính chất trầm trọng của loại tội này, nên Giáo lý của Giáo Hội cũng dạy rằng : “ những ai chết đang khi mắc tội trọng , không kịp ăn năn và lãnh nhận ơn tha thứ của Chúa thì phải xa lìa Chúa và các thánh đời đời trong nơi gọi là hoả ngục” (x. GLCG số 1033).Do đó, khi biết mình đã cố ý phạm tội trọng thì khẩn thiết phải ăn năn,thống hối và xin ơn tha thứ của Chúa qua bí tích hoà giải.
Được coi là tội trọng, phải có 3 yếu tố sau đây :
a- tội tự bản chất nó là trọng như giết người, ngoại tình, trộm cắp..thề gian, công khai chối Chúa,phỉ báng Kinh Thánh và Giáo lý của Giáo Hội…
b- biết rõ đó là tội nặng
c- hoàn toàn tự do chọn lựa để phạm tội này.
Xin nhắc lại : Chúa chê ghét mọi thứ tội vì tội là điều đi ngược lại với bản chất tốt lành thánh thiện tuyệt đối của Chúa. Tuy nhiên Chúa laị yêu thương người tội lỗi biết ăn năn ,sám hối và chậy đến xin Chúa tha thứ. Nghiã là tội nào cũng có thể được tha nếu người có tội muốn sám hối, nhìn nhận mình tội lỗi và xin Chúa thứ tha.
Chỉ không thể tha được những ai hoàn toàn chối bỏ Thiên Chúa, không nhìn nhận tội lỗi của mình và mất hết niềm tin vào lòng thương xót của Người, tức là phạm đến Chúa Thánh Thần như đã giải thích trước đây.
LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn