Dan Lee
07-22-2007, 04:45 PM
NƯỚC NHƯ BIỂU TƯỢNG ÐẠO ÐỨC
(VietCatholicNews 22/07/2007)
Dù xưa nay, nuớc vẫn được nhìn nhận như là một phần trong diễn trình sinh hoạt thần thiêng với một giá trị biểu tượng cao trong các truyền thống tôn giáo, nhưng ngày nay, những cái nhìn sâu sắc của khoa học đã giúp chúng ta có những đánh giá mới đối với vai trò của nước trong tư cách nguồn suối và duy trì sự sống. Tình trạng mỗi ngày một xấu đi và thiếu thốn nước trên thế giới có liên hệ gắn bó với việc con người càng ngày càng không còn coi nước như nguồn suối nữa, trái lại càng ngày họ càng có khuynh hướng coi nước như một tiện ích cần khai thác hơn là một hồng phúc của đời người. Việc làm cho mối liên hệ ra méo mó như thế không những đem hại lại cho sông ngòi biển khơi của ta, mà còn làm giảm cảm thức của ta về chính bản sắc mình, bởi vì càng ngày ta càng làm mình trở nên xa lạ với chính thế giới vật lý của ta.
Bài này khảo sát nhiều khía cạnh biểu tượng của nước, mời gọi ta suy nghĩ sâu sắc hơn mối liên hệ giữa ta và nước cũng như sự liên thuộc căn để giữa mọi hình thức của sự sống. Ta được mời gọi khám phá lại cả hai ý nghĩa thiêng liêng và vật lý của nước, để nhìn nhận lại các hệ luận đối với tính bí tích và tính công bình, và bắt đầu giao hòa diễn trình phục hồi cả sông ngòi lẫn tâm hồn ta.
Nước: Nguồn Suối Sự Sốnghttp://vietcatholic.net/pics/LivingWater.jpg
Không có nước, không có sự sống. Ðó là chân lý mà mọi người chúng ta đều đã nhờ lương tri mà biết ít nhiều. Sự sống là một hiện tượng có căn cơ nước. Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước, dù sống ở đâu. Chín phần mười thể tích cơ thể ta là nước, trong đó máu có tỷ lệ muối gần như tỷ lệ của đại dương trong đó sự sống lần đầu tiên xuất hiện. Cơ thể ta vì vậy được miêu tả như “những giòng sông khuôn đúc”; trong khi sông ngòi của ta được miêu tả như mạch máu sống của địa cầu.
Ta thấy nước tượng trưng cho việc khởi đầu sáng thế nơi rất nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Trong trình thuật sáng thế của Do Thái và Kitô giáo, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước với ý muốn dự ứng. Không phải chỉ là tài nguyên thiên nhiên đơn thuần, nước có ý nghĩa vượt quá tính vật lý nhiều lắm. Nước, từng đóng vai biểu tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong các nghi thức và nghi lễ của nhiều tôn giáo, đã tạo nên những sức mạnh thiêng liêng trong cuộc sống con người. Các thánh đường từng được xây gần những giếng nước và có khi ngay trên những giếng nước ấy nữa. Niềm tin của con người vào tính thánh thiêng của nước đã sống rất dai trong các nghi thức rửa tội và rửa tay. Không một yếu tố nào được Thánh Kinh nhắc đến nhiều bằng nước; nước chiếm vị thế trung tâm trong trí tưởng tượng nhân bản và trong ý thức tôn giáo. Không yếu tố nào chung hơn trong chu kỳ sống, nhưng ngày nay, xem ra không yếu tố nào dễ bị thương tổn hơn nước.
Sự việc đang thay đổi. Những lời ‘Ta đặt các ngươi trước sự sống và sự chết… nên các ngươi hãy chọn sự sống’ (ÐNL 30:19: đây là những lời Gia Vê phán với Maisen) ngày nay hết sức đúng theo nghĩa đen. Nước, biểu tượng cho sự sống, hiện đang đem sự chết lại cho nhiều sinh vật, kể cả nhân bản hay không nhân bản. Mỗi tám giây đồng hồ, lại có một trẻ em chết vì những chứng bệnh do nước đem lại, và con số này ngày một gia tăng. Ta nghe những lời ta thán về chì, về ô nhiễm trong nước thải, về clôrin, về tảo xanh thẫm (blue green algae) v.v… Ngày nay, nhìn vào bất cứ khu vực nào trên thế giới, ta cũng thấy có vấn đề liên quan đến nước - hiếm nước, cạn nước, ô nhiễm, thiếu vệ sinh, mưa giảm vì hiện tượng địa cầu ấm lên, những dự án dựng đập lớn để cản sông, tư hữu hóa, phân phối không đồng đều, tránh chấp giữa hai nước, xử dụng phung phí và quản trị kém. Một phúc trình gần đây của Liên Hiệp Quốc, một phúc trình đầy đủ nhất xưa nay về cuộc khủng hoảng nước trên thế giới, đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm khi nói rằng nguồn dự trữ nước vốn đã bị thu nhỏ nay đang biến dần đi cách nhanh chóng, đe dọa sức khỏe, môi trường và sự ổn định chính trị. ‘Trong các khủng hoảng mà loài người chúng ta đang phải đương đầu, khủng hoảng nước là khủng hoảng nằm ngay tại cốt lõi cuộc sinh tồn của ta và cuộc sinh tồn của hành tinh ta ‘ (Koichiro Matsuura, tổng giám đốc Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ). Khắp nơi trên thế giới, có những con sống lớn không vươn tới biển được và do đó, mực nước cứ mỗi ngày một xuống dần. Ðến năm 2025, hai phần ba dân số thế giới sẽ không đủ nước dùng cho những nhu cầu cơ bản.
Không biết từ lúc nào chúng ta bỗng quên mất bài học từng học được ở nhà trường rằng nước ngọt trên trái đất vốn hữu hạn và giới hạn, nó chuyển dịch trong một chu kỳ thiết yếu cho việc duy trì mọi hình thức sống và sẽ lâm nguy lúc ta sử dụng nó quá cái tỷ lệ nó có thể được tái tạo. Tính trung bình, một phân tử nước hiện diện trong không khí chừng mười ngày sau khi bốc hơi: một giọt đi khắp thế giới, rơi xuống Anh, Ấn, Úc. Một phân tử nước hiện có trong suối địa phương của bạn, trước đây, rất có thể đã có trong một viên đá băng hay từ thân thể một con khủng long nào đó. Nước nối kết ta qua không và thời gian. Nó thổ mộ quanh khắp trái đất trong những chu trình nước vĩ đại bằng cách bốc hơi vào bầu khí quyển, róc rách qua đất sâu, trườn mình vào những khối nước khổng lồ - nó lưu lại vắn tắt nơi các sinh vật trong chu kỳ lưu chẩy bất tận.
Tương Quan của Ta với Nước: Quà phúc hay Tiện ích?
Xa rời các nguồn suối nước, ta mất đi cảm thức kính trọng đối với các giòng sông, đối với hoạt động phức tạp và không thể thay thế được của đầm lầy thiên nhiên (natural wetland), và đối với mạng lưới sự sống chồng kết lên nhau mà nước có nhiệm vụ duy trì. Dù trong lịch sử, các nguồn nước rất đáng kính trọng và kính sợ, người nào trong chúng ta vốn quen thuộc với nước vòi cũng đều quên mất rằng trước khi chẩy qua ống dẫn, nước là một quà tặng của thiên nhiên. Nước, một thứ hết sức thiết yếu cho sự sống, là biểu tượng cho mọi quà phúc của trái đất mà ta coi thường gọi là ‘tài nguyên thiên nhiên’, nhưng thực ra chính là quà phúc đầu hết của Thiên Chúa. Ấy thế nhưng ngày nay, cái quyền tự trị của con người, dù hết sức hạn chế, đã và đang đảm nhiệm một vai trò ngày càng gia tăng trong việc quyết định phải phân phối ra sao và phân phối cho ai phúc lợi được hưởng nguồn nước trong lành.
Một số các nhà môi sinh học Phương Tây cho rằng chính dân số phải chịu trách nhiệm về cơn khủng hoảng nước trên thế giới hiện nay, mặc dù người nghèo trên thế giới là những người xử dụng nước tằn tiện nhất. Trong khi dân các nước giầu, như Úc chẳng hạn, xử dụng đến 500 lít nước một ngày, thì tại các nước nghèo, là những nơi không có nước vòi, mức tiêu thụ dưới 5 lít một ngày là chuyện thường - gần như một thứ tối thiểu tuyệt đối xét theo sinh học. Các quốc gia giầu không những sử dụng nước một cách phí phạm, mà còn tiêu thụ những khối nước vĩ đại “một cách không trông thấy” trong sản xuất kỹ nghệ (cần đến 400,000 lít nước mới chế tạo ra một chiếc xe hơi).
Người nghèo trên thế giới cũng dễ trở thành nạn nhân cho các áp lực thô bạo của các công ty đa quốc muốn tư hữu hóa, tiện ích hóa và hướng nước chẩy đi nơi khác. Kinh nghiệm cho thấy việc bán nước trên thị trường, như trong trường hợp những dự án thủy đập lớn, thường chỉ cung cấp nước cho những ai có khả năng trả tiền, nghĩa là những thành phố và cá nhân giầu có, cũng như những kỹ nghệ nhiều lợi nhuận. Khi Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế làm áp lực bắt người ta phải thả nổi và tư hữu hóa như là giải pháp cho cơn khủng hoảng nước và khư khư đòi phải tư hữu hóa các dịch vụ về nước làm điều kiện tiên quyết trong việc cung cấp tài khoản, thì tương lai của một trong những tài nguyên sinh tử nhất trên thế giới sẽ được quyết định bởi những người được lợi nhất nhờ quá sử dụng và lạm dụng nó (xem http://www.watermattersaustralia.org). Việc tiện ích hóa nước làm nó chỉ còn có giá trị về phương diện thương mại mà thôi. Trong các cộng đồng vốn coi nước là thánh thiêng, giá trị chân thực của nước hệ ở vai trò và chức năng làm lực sống (life-force) cho động vật (gồm cả con người), cây cỏ và hệ sinh thái.
Nước và Bản nhiên ta
Muốn cứu nguồn nước, nguyên những phân tích phí tổn/lợi ích (cost/benefit), có tính hoàn toàn kinh tế hay thị trường không thôi, chưa đủ. Giáo sư B.V. Mishra, sáng lập viên Chiến Dịch Làm Sạch Sông Hằng, cho hay: “Nước là sự sống… điều nẩy ra trong tâm trí tôi là không yêu thương và kính trọng sông hồ, bạn không thể cứu được chúng” (lên tiếng tại Ðại hội Sinh viên Oz Green, Varanasi, Ấn Ðộ).
Việc người Âu Châu đặt chân lên đất Úc không những đem lại những tập tục canh nông nguy hại, mà còn đem đến những quan niệm hết sức đặc thù về quyền sở hữu và tư hữu. Trên quan điểm Thổ Dân, quan niệm của người Úc Da Trắng về quyền sở hữu đất đai và nguồn nước là một điều không thể tưởng tượng nổi. Làm sao dung hợp việc kính trọng thiên nhiên với việc sở hữu nó cho được? Làm sao bạn có thể sở hữu một vật mà chính bạn là một thành phần, mà lại là một thành phần rất nhỏ bé ? Thế giới tự nhiên, đúng hơn, là một cái gì đó chúng ta thuộc về, như một gia đình. Chúng ta không sở hữu nước, chúng ta là nước. Val Plumwood khuyên ta nên có một quan niệm mới về sở hữu, một quan niệm có tính phê phán triệt để đối với phương thức của Lock, một phương thức hiện xây nền cho chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhằm kính trọng thiên nhiên và nhìn nhận những lợi ích của thiên nhiên như những yếu tố hiện hữu và tác nhân tích cực đóng góp muôn hình muôn vẻ vào cuộc sống hằng ngày của ta (Environment Culture, London: Routledge, 2002, p.214).
Về phương diện này, ta có thể học được rất nhiều nơi người Thổ dân Úc trong việc tạo ra một bản sắc sinh thái đặt căn bản trên những mối dây liên kết giữa cộng đoàn, đất đai và tổ tiên. Nền văn hóa Da Trắng Úc đã đánh mất các mối liên kết ấy với những khu vực đất đai và nguồn nước đặc thù từng xác định ra bản sắc của cả cộng đoàn lẫn các cá nhân.
Deborah Bird Rose đề cập đến cấu trúc văn hóa của người Thổ dân Úc về chủ thế tính. Ðất nước là một mạng lưới (mattrix) các mối liên hệ, với nhiều chiều kích, bao gồm con người, thú vật, cỏ cây, mộng mơ (dreamings), địa hầm, đất đai, khoáng sản, nước, nước mặt và không khí:
http://vietcatholic.net/pics/water_hyacint.jpg
“Thành thử ra bạn không thể tự mình bước vào cõi hiện sinh; mỗi sinh vật đều tự trở nên chính mình trong thế giới này nhờ sự săn sóc của các sinh vật khác: chính trong sự sống của họ mà sự sống của riêng bạn được khai mở. Và dù không cá nhân nào nối kết với mọi sinh vật khác, nhưng sự chồng kết lên nhau của các nối kết kia đã duy trì được cả một mạng lưới các mối liên thuộc lẫn nhau… Các sinh vật thực sự cùng đứng và cùng ngã với nhau. Như thế, diễn trình sống mạnh mẽ trên thế giới này đặt căn bản trên việc nuôi dưỡng các mối liên hệ trong đó chủ thể tính của ta khai mở” (Indigenous Ecologies and an Ethic of Connection, đăng trong Global Ethics and the Environment London: Routledge,1999 p.181)
Trong một thế giới càng ngày càng di động ngày nay, vấn đề đối với người Tây Phương là nhìn nhận có sự gẫy đổ trong các liên chủ thể tính, và do đó, phải cố gắng lập lại sợi dây nối kết ta với khu vực hiện sống.
Nước như Viễn ảnh Thực tại
Trước và trên hết, nước biểu tượng cho sự nối kết của ta, nhắc ta nhớ rằng ta không tách biệt với Chúa cũng như với nhau. Hạn từ tôn giáo, dịch từ religion, vốn do gốc re-ligare có nghĩa là cột lại các mối dây nối kết ta với nhau, với thế giới bên ngoài con người và với Thiên Chúa. Nối lại kiểu này có nghĩa là phải cởi mở đối với sự hiệp thông thần thiêng, một hiệp thông cần phải tham dự song hành với các nhu cầu của ta trong việc phát triển và sinh tồn thực tiễn nhằm đạt tới một cách hiện hữu hoàn toàn nhân bản. Sự cởi mở này phải là một chiều kích quan trọng trong việc ta thay đổi cảm thức của ta về bản sắc mình và tìm cách hàn gắn sự gẫy đổ và ra xa lạ của ta đối với thế giới. Khi đặt vấn đề về sự thành công của ‘tiến bộ’ trong thế giới hiện đại, ta cũng phải tra vấn vị thứ của nó muốn là quan tòa duy nhất phán quyết về ‘khả tín tính’ của các thế giới ý nghĩa khác (Frank Fletcher, Linh Đạo Có Cần Căn Rễ Cụ Thể Nào Trong Ðất Đai Không? Trong Compass số 33 (1999) tr.33).
Một trong những hậu quả của việc tiện ích hóa thiên nhiên trong thời ta là nó đã làm mất đi cái chiều kích kính sợ (numinous) trong thế giới, một sự kiện có liên hệ mật thiết với việc con người tự cắt đứt mình khỏi các sinh vật và nơi chốn khác. Văn hóa Tây Phương rất kỳ dị. Phần lớn các dân tộc khác đều coi thế giới như một cái gì thần thánh. Ðối với Thổ Dân Úc, cảnh địa và muôn loài trong đó đều có ý nghĩa và ngôi vị, và một số nơi đặc thù còn có phẩm tính thần thánh và đáng kính sợ. Nói đến ý nghĩa biểu tượng hay nhiệm tích của thế giới tự nhiên là nói rằng thế giới tự nhiên ấy có một giá trị sống vượt quá các nhu cầu kinh tế, xã hội hay cả nhân bản nữa. Trong xã hội kỹ thuật hiện đại với đạc điểm văn hóa ‘thuần lý’ trổi vượt của nó, ta thường bỏ qua khía cạnh thực tại trên và coi thế giới như một thực tại trung lập, trần tục, chỉ có giá trị về phương diện tiềm năng kinh tế. Hậu quả là, các thế giới quan trong đó sức mạnh của biểu tượng là điều cốt yếu đối với nghi lễ, các thần thoại và mối liên hệ giữa người với đất đai, dù hết sức thú vị đối với nhiều người Tây Phương, thường vẫn không được tin là có khả năng diễn tả ‘thực tại’.
Thế nhưng, ngay trong các truyền thống văn hóa và tôn giáo Phương Tây, nhiều nhà văn, từ nhiều lãnh vực khác nhau, từng tìm cách chống lại chủ trương trên. Trong các Thánh Vịnh, cảm nghiệm về thiên nhiên, về núi non, sông ngòi và thú vật, dù không được coi là ‘thần thiêng’ nhưng hết sức sinh động, tương hành như những sinh vật đối với Ðấng Hóa Công của chúng. Thi sĩ Gerard Manly Hopkins nói đến khả năng trực giác được cá thể tính vừa độc đáo vừa nhiệm tích của mỗi vật thể đơn độc, qua đó các vật thể toát ra một ý nghĩa đối với những quan sát viên ‘có mắt’ cũng như cái năng lực nối kết, sáng tạo gắn bó các nhóm vật thể lại với nhau, một hiệp thông cảm nhận được như vuợt quá cả gia đình nhân loại mà vươn tới những hữu thể khác vốn chia sẻ chung sự sống. Một số người khác chắc chắn cũng sẽ có những cảm nghiệm nói lên cùng một cái nhìn như thế.
Gần đây thôi, niềm tin vào ‘nước hằng sống’ đã khiến các giám mục vùng Sông Columbia nói rằng ‘chúng tôi không rửa tội trong nước ứ đọng, nhưng là nước chẩy giòng. Nước sống động’ (The Columbia River Watershed: Realities and Possibilities – A Reflexion in Preparation of a Pastoral Letter of the Bishops from the Columbia River Basin, 1999). Thư mục vụ của các ngài mời gọi người ta suy nghĩ sâu sắc hơn và kêu gọi người Công giáo cũng như người khác hãy rèn đúc một ý thức mới về môi sinh và linh đạo, bằng cách gọi sông ngòi và nguồn nước là thành phần của ‘cấp dưỡng bí tích’ (sacramental commons). Ðiều ấy nói lên niềm tin Kitô giáo rằng trái đất là không gian thần thánh chung, một sáng tạo của Chúa nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi tạo vật do Ngài dựng nên. Ý niệm bí tích từng được miêu tả là ‘những gặp gỡ bất ngờ giữa những hiện hữu sống động, cả thần thiêng lẫn nhân bản, tại đây và lúc này’; thành ra nói rằng sông ngòi là một ‘cấp dưỡng bí tích’ có nghĩa là con người có thể cảm nhận ra Thiên Chúa trong sáng tạo, bên ngoài khung cảnh thánh đường chính thức. Quan niệm này cũng có nhiều điểm chung với linh đạo của người Thổ dân Mỹ.
Nước Như Biểu Tượng Ðạo Ðức
Thiên Chúa nối kết với cuộc sống hằng ngày của ta ngày nay ra sao và ở nơi nào? Câu hỏi ấy mời ta bước vào một diễn trình sáng tạo can dự đến toàn diện con người ta - cả xúc cảm lẫn tri thức. Trong tư cách một cộng đoàn giáo hội, ta sẽ rút ra một số ẩn dụ, hình ảnh và ‘huyền thoại’ từ chính truyền thống đức tin của mình. Những thứ ấy có thể đem sinh khí lại cho các niềm tin của ta, tạo nên một ngôn ngữ thi ca trong đó, nhân bản và nhiên bản thường được cột chặt với nhau bằng biểu tượng. Có rất nhiều dụ ngôn trong truyền thống của ta, là những truyện kể nói lên mối tương quan giữa Thiên Chúa và trần thế, làm ta ngỡ ngàng ra khỏi cái nhìn phiến diện của mình để thoáng nhìn ra một cách thơ mộng cái bản chất hồng ân, vô điều kiện trong các mối tương giao của Thiên Chúa với gian trần. Chúng biến đổi cái nhìn của ta đối với những gì thánh thiêng bằng cách sử dụng một thứ ngôn từ phá đổ hoàn toàn cái ý niệm cho rằng một miêu tả đơn độc nào đó vẫn có thể nói lên trọn vẹn thực tại ‘hiện hữu’. Ngôn từ này chuyển giao một thứ ý nghĩa đặc thù, thông truyền một thứ ý thức đặc biệt về chính con người chúng ta.
Các biểu tượng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền của ta, khi đan kết vào chủ đề ‘nước hằng sống’, có khả năng tương hành với thực tại phức tạp của đời sống con người và các thách đố của nó để cung cấp định hướng cho ta. Chúng gợi lên một hình ảnh làm phát khởi ý nghĩ và sau đó lên khuôn dáng cho ý nghĩ ấy, bằng cách giữ cho các cái nhìn nghịch lý của ta về ý nghĩa luôn ở thế căng thẳng sáng tạo nhằm kích thích các lớp lang hiểu biết vốn liên hệ qua lại với nhau, trong một hình thức kiến thức có tính tham dự. Ðức tin ta được nuôi dưỡng qua những biểu tượng sống động như thế giúp ta cảm nghiệm được các kỳ diệu và mầu nhiệm trong khi các cảnh giới bên trong và bên ngoài của ta cùng diễn tiến êm ả với nhau.
Quan niệm nước như biểu tượng mời ta suy nghĩ sâu sắc hơn. Ðiều ta hiểu được từ thiên nhiên là tất cả những gì hiện hữu đều cùng hiện hữu (coexist). Ðiệu múa thực tại là ‘điệu múa muôn thuở của năng lượng và nguyên tố’ trong một cộng đoàn mênh mông hữu thể. Nước kể ta nghe một câu truyện: câu truyện về việc nối kết sâu xa, liên lập căn để. Cùng với việc được kích thích thẩm lượng các bình diện ý nghĩa sâu sắc hơn và nhìn ra nơi chốn phát xuất ra các cảm nghiệm đau khổ hiện nay, ta cũng được mời gọi phá đổ mọi thứ nhị nguyên tính vốn chia cách thánh thiêng với trần tục, nhân bản với phi nhân bản, ta với họ, trong một cố gắng hòa giải với người khác và với toàn thể tạo vật.
Năng lực Chữa lành và Công lý của Nước
Ðối với cơn bệnh tâm linh của xã hội ta hiện nay, biết tìm loại ‘thuốc chữa lành’ nào đây? Nhu cầu của đại đa số trên thế giới đã quá rõ: sống trong cảnh nghèo, thiếu nước sạch và thực phẩm thích đáng. Họ được người ta cho hay sự phong phú kinh tế sẽ cứu họ ra khỏi tình trạng ấy. Trong những xứ giầu là những nơi chán chường của cải, hoài mong thực sự không hẳn là có thêm tiền, nhưng là những tương giao và cộng đoàn đúng nghĩa. Mất bản sắc và ra xa lạ với người khác cũng như với thế giới tự nhiên đang gặm nhấm hết cuộc sống con người. Ta thấy rõ các triệu chứng của nhu cầu muốn được cứu vớt này qua các đổ vỡ trong các mối tương giao và cộng đoàn, cả trên bình diện địa phương lẫn hoàn cầu; nhu cầu công lý, tha thứ và hoà giải; và thách đố sống một cách có thể kéo dài được (sustainably), trong cảm thương và hiểu biết sâu sắc, trên cái tinh cầu mỏng dòn và quá bị lạm dụng này. Tương lai hệ ở mối liên hệ mới với môi trường tự nhiên. Nó đặt ra những vấn nạn về ý nghĩa sau cùng cũng như các vấn nạn về công lý: phải tương giao thế nào đối với nhau và đối với đất đai sông nước. Không chỗ nào sự bất bình đẳng lại rõ bằng tình trạng nước trên thế giới hiện nay: hơn 1 tỷ 2 dân số thế giới và rất nhiều sinh vật khác không có nước sạch để dùng. Sự kiện thế giới vẫn còn bị phân chia giữa những kẻ sống dư thừa và những người thiếu thốn ngay cả những cái căn bản để sinh tồn hàng ngày là trở ngại chính trong việc xây dựng một xã hội thực sự nhân bản.
Là những người đàn ông và đàn bà có đức tin, ta cần duy trì cái nhìn soi mói trước điều xem ra quá bất thường kia, luôn luôn phải tập chú vào những con người đang sống và các sinh vật khác, vào hệ sinh thái của ta, nhất là vào những nguồn nước thánh thiêng nhưng hư hại trên thế giới hiện nay. Thay vì đến những vùng mệnh danh là hoang địa để tìm ra mảnh đất chung, tốt hơn ta nên đặt đức tin của mình trọn vẹn giữa những giòng sông xuống cấp, giữa những phế thải nguy hại, những mảnh đất hóa muối, những cộng thể thủy sinh nhiễm độc (poisoned aquifers), những rừng cây thổ địa bị khai hoang, những đại thương xá và những lối sống ghiền dầu. Theo Bird-Rose, ‘Bám sâu vào sự sống là phải từ bỏ việc hưởng thụ trên nỗi đau của người khác’ (Indigenous Ecologies and an Ethic of Connection, 185). Ðối với Vandana Shiva, tác giả và là nhà tranh đấu cho môi sinh, tất cả chúng ta ‘đều khát thứ nước giải thoát và đem lại cho ta sự sống’ cả theo nghĩa hữu cơ lẫn nghĩa tâm linh. ‘Mỗi người chúng ta đều có vai trò tạo khuôn cho trình thuật sáng tạo ra tương lai. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với kumbh tức bình nước thánh thiêng (xem Water Wars: Privatization, Pollution and Profit, Cambridge: South End Press, 2002, tr.139.
Nước Thánh thiêng và Phàm tục?
Ðại dương, sông ngòi và các nguồn nước khác giữ những vai trò quan trọng như các ẩn dụ cho mối liên hệ giữa ta và địa cầu. Ðể đảm bảo được việc bảo vệ chúng, ta cần phải tìm lại điều thánh thiêng và những cái tầm thường, và nhìn ra giá trị của nước cả trong ý nghĩa tâm linh nữa. Căn cứ vào sự lệ thuộc của ta vào nước và việc tôn giáo lễ nghi hóa nước, thiết nghĩ sẽ hữu ích nếu ta biết suy tư về việc ta tách biệt nước theo các chiều kích thánh thiêng và phàm tục. Ta rất hay tách biệt cái thánh thiêng khỏi cuộc sống hàng ngày của ta và do đó cái cuộc sống hàng ngày kia đã bị phá giá và rất dễ bị khai thác.
http://vietcatholic.net/pics/waterfalls.jpg
Thần học của ta cần phải chú trọng tới tính nối kết, tính đa dạng và tính thánh thiêng của mọi thứ nước và mọi hữu thể. Tính hiệp nhất của sự sống trong cái đa dạng của hữu thể (mà ta có thể gọi là đa sinh phức – biodicersity) được duy trì nhở sự độ lượng của các biến cố hồng phúc trong một quân bằng đầy tính năng động của sự sống trên địa cầu giữa toàn bộ thánh thiêng. Ta thấy rằng ‘biến cố hồng phúc thánh thiêng trong cuộc sống ta không phải chỉ xẩy ra một lần là hết trong cái tòa nhà hay định chế được ghi dấu là “thánh thiêng”. Ngược lại, nó được tỏ hiện trong các mối liên hệ không ngừng diễn biến của sống-chết-sống vốn nâng đỡ ‘bản thân’ từng người và chính bên trong toàn bộ các mối liên hệ ấy mà hết thẩy chúng ta đều cùng hiện hữu (xem Primavesi, Sacred Gaia, 168). Hiểu được sáng thế cách sâu sắc, ta sẽ nhận ra sự hoà nhập của cái thường nhật vào cõi thánh thiêng và sẽ từ khước việc chối bỏ tính cách thánh thiêng của bất cứ lãnh vực sự sống nào.
Uống Hợp Nguồn Nhiệm Tích Công Lý
Một khi đã nhìn thấy bản thân ta và mọi sự sống khác có liên lập căn để với nhau ờ nhiều bình diện như trên, ta sẽ thay đổi cái nhìn có tính cứu đời và việc thay đổi này đem lại nhiều hệ quả sâu sắc đối với hành động và đạo đức. Trong khi chữa trị sông ngòi và nguồn nước, ta cũng cùng một lúc khởi sự chữa trị chính trái tim mình. Ta thức giấc trước điều mình đã biết, trước túi khôn cổ xưa: ta muốn gọi tên thế giới này là thánh. Trong diễn trình này, ta sẽ tái xác định sự giầu có và các giá trị của ta, các khoái vui và mục tiêu của mình, và chính cả bản sắc ta nữa.
Với sự chú tâm của ta vào nước, hai giòng sinh đôi nhiệm tích và công lý sẽ cùng lưu chẩy. Là các Kitô hữu ngày nay, ta có cái thách đố phải chăm sóc và bảo vệ các nguồn nước, cả trên bình diện địa phương lẫn hoàn cầu, để chúng mãi mãi là ‘nước hằng sống’, nguồn mạch sự sống cho toàn bộ sáng thế. Ðã đành là cần có những thay đổi lớn lao về cơ cấu, định chế và chính trị. Nhưng mỗi người chúng ta, những người vốn nâng đỡ các hệ thống kinh tế, bầu cử các chính phủ, ta không thể im lặng trước các bạo lực đang xẩy đến cho người khác, các sinh vật khác và cho cả hành tinh ta. Lúc nào ta cũng có lựa chọn: không nên tham lam, phải hành sử kính trọng, hiện diện, chăm chú và công bình. Các thay đổi lớn lao có thể xẩy tới từ hiệu quả tích lũy dần dần do vô số những hành động nhỏ nhưng cương quyết của những con người tầm thường. Ta cần kiên nhẫn, hăng say và khiêm hạ để hiểu ra rằng một hành vi chữa trị đơn độc đi chăng nữa cũng sẽ không bao giờ ra vô ích.
Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Từ giá trị biểu tượng ấy, mà có lời mời phải hoàn toàn ý thứ được tầm quan trọng của hồng ân quí giá này, một hồng ân vốn hộ phù mọi chu kỳ vĩ đại của sự sống. Các khoa học của ta ngày nay cũng cả quyết rằng tất cả chúng ta đều dự phần vào với nhau. Cơ thể ta không chỉ giới hạn ở những cái chứa bên trong da mình: sự sống chỉ là một.
Trong Thánh kinh Kitô giáo, Sông hay Vòi nước hằng sống, trong thị kiến Giêrusalem Mới (Kh 2), là một trong những hình ảnh chính xưng tụng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ngài mời gọi ta đến và tiếp nhận nước sự sống ‘miễn phí’, nghĩa là như một hồng ân. Chủ đề ‘nước hằng sống’ trong thị kiến này không những chỉ có nghĩa thần học hay thiêng liêng, nhưng cũng nói đến sự sống của nước sông ngòi, đầm lầy, và các nguồn nước sâu trong đất khác. Ta có thể cản ngăn nước sông bằng các đập nhân tạo thế nào, thì nước thiêng liêng bên trong ta cũng có thể bị ngăn cản và trở thành khô cứng, khiến ta không còn biết gì tới các biến cố hồng phúc đem lại sự sống cho mình nữa. Biểu tượng nước hằng sống này, một biểu tượng rút ra từ việc thánh kinh nối kết nó với sự mầu mỡ và khôn ngoan, sẽ đem lại sức mạnh và nâng đỡ ta trong việc chăm sóc các nguồn nuớc trên thế giới và tăng cường việc ta cam kết đem công lý và chữa trị lại cho toàn bộ sáng thế.
Khi ta uống hợp nguồn nhiệm tích và công lý bằng cách để nước lưu chẩy tự do, ta sẽ trở thành những máng chuyển ơn thánh, lên khuôn cho lịch sử sáng tạo của tương lai. Lúc ấy ta sẽ thấy được là trong mọi nguồn nuớc của thế giới có con sông sự sống chẩy ra từ ngai tòa Thiên Chúa.
(Viết theo Sandra Menteith, The Flow of Life: Water as Ethical Symbol, đăng trong The Australasian Catholic Record, July 2004, Volume 81, No 3.)
Vinc Vũ Văn An
(VietCatholicNews 22/07/2007)
Dù xưa nay, nuớc vẫn được nhìn nhận như là một phần trong diễn trình sinh hoạt thần thiêng với một giá trị biểu tượng cao trong các truyền thống tôn giáo, nhưng ngày nay, những cái nhìn sâu sắc của khoa học đã giúp chúng ta có những đánh giá mới đối với vai trò của nước trong tư cách nguồn suối và duy trì sự sống. Tình trạng mỗi ngày một xấu đi và thiếu thốn nước trên thế giới có liên hệ gắn bó với việc con người càng ngày càng không còn coi nước như nguồn suối nữa, trái lại càng ngày họ càng có khuynh hướng coi nước như một tiện ích cần khai thác hơn là một hồng phúc của đời người. Việc làm cho mối liên hệ ra méo mó như thế không những đem hại lại cho sông ngòi biển khơi của ta, mà còn làm giảm cảm thức của ta về chính bản sắc mình, bởi vì càng ngày ta càng làm mình trở nên xa lạ với chính thế giới vật lý của ta.
Bài này khảo sát nhiều khía cạnh biểu tượng của nước, mời gọi ta suy nghĩ sâu sắc hơn mối liên hệ giữa ta và nước cũng như sự liên thuộc căn để giữa mọi hình thức của sự sống. Ta được mời gọi khám phá lại cả hai ý nghĩa thiêng liêng và vật lý của nước, để nhìn nhận lại các hệ luận đối với tính bí tích và tính công bình, và bắt đầu giao hòa diễn trình phục hồi cả sông ngòi lẫn tâm hồn ta.
Nước: Nguồn Suối Sự Sốnghttp://vietcatholic.net/pics/LivingWater.jpg
Không có nước, không có sự sống. Ðó là chân lý mà mọi người chúng ta đều đã nhờ lương tri mà biết ít nhiều. Sự sống là một hiện tượng có căn cơ nước. Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước, dù sống ở đâu. Chín phần mười thể tích cơ thể ta là nước, trong đó máu có tỷ lệ muối gần như tỷ lệ của đại dương trong đó sự sống lần đầu tiên xuất hiện. Cơ thể ta vì vậy được miêu tả như “những giòng sông khuôn đúc”; trong khi sông ngòi của ta được miêu tả như mạch máu sống của địa cầu.
Ta thấy nước tượng trưng cho việc khởi đầu sáng thế nơi rất nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau. Trong trình thuật sáng thế của Do Thái và Kitô giáo, thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước với ý muốn dự ứng. Không phải chỉ là tài nguyên thiên nhiên đơn thuần, nước có ý nghĩa vượt quá tính vật lý nhiều lắm. Nước, từng đóng vai biểu tượng mạnh mẽ và sâu sắc trong các nghi thức và nghi lễ của nhiều tôn giáo, đã tạo nên những sức mạnh thiêng liêng trong cuộc sống con người. Các thánh đường từng được xây gần những giếng nước và có khi ngay trên những giếng nước ấy nữa. Niềm tin của con người vào tính thánh thiêng của nước đã sống rất dai trong các nghi thức rửa tội và rửa tay. Không một yếu tố nào được Thánh Kinh nhắc đến nhiều bằng nước; nước chiếm vị thế trung tâm trong trí tưởng tượng nhân bản và trong ý thức tôn giáo. Không yếu tố nào chung hơn trong chu kỳ sống, nhưng ngày nay, xem ra không yếu tố nào dễ bị thương tổn hơn nước.
Sự việc đang thay đổi. Những lời ‘Ta đặt các ngươi trước sự sống và sự chết… nên các ngươi hãy chọn sự sống’ (ÐNL 30:19: đây là những lời Gia Vê phán với Maisen) ngày nay hết sức đúng theo nghĩa đen. Nước, biểu tượng cho sự sống, hiện đang đem sự chết lại cho nhiều sinh vật, kể cả nhân bản hay không nhân bản. Mỗi tám giây đồng hồ, lại có một trẻ em chết vì những chứng bệnh do nước đem lại, và con số này ngày một gia tăng. Ta nghe những lời ta thán về chì, về ô nhiễm trong nước thải, về clôrin, về tảo xanh thẫm (blue green algae) v.v… Ngày nay, nhìn vào bất cứ khu vực nào trên thế giới, ta cũng thấy có vấn đề liên quan đến nước - hiếm nước, cạn nước, ô nhiễm, thiếu vệ sinh, mưa giảm vì hiện tượng địa cầu ấm lên, những dự án dựng đập lớn để cản sông, tư hữu hóa, phân phối không đồng đều, tránh chấp giữa hai nước, xử dụng phung phí và quản trị kém. Một phúc trình gần đây của Liên Hiệp Quốc, một phúc trình đầy đủ nhất xưa nay về cuộc khủng hoảng nước trên thế giới, đã vẽ ra một bức tranh ảm đạm khi nói rằng nguồn dự trữ nước vốn đã bị thu nhỏ nay đang biến dần đi cách nhanh chóng, đe dọa sức khỏe, môi trường và sự ổn định chính trị. ‘Trong các khủng hoảng mà loài người chúng ta đang phải đương đầu, khủng hoảng nước là khủng hoảng nằm ngay tại cốt lõi cuộc sinh tồn của ta và cuộc sinh tồn của hành tinh ta ‘ (Koichiro Matsuura, tổng giám đốc Cơ quan Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ). Khắp nơi trên thế giới, có những con sống lớn không vươn tới biển được và do đó, mực nước cứ mỗi ngày một xuống dần. Ðến năm 2025, hai phần ba dân số thế giới sẽ không đủ nước dùng cho những nhu cầu cơ bản.
Không biết từ lúc nào chúng ta bỗng quên mất bài học từng học được ở nhà trường rằng nước ngọt trên trái đất vốn hữu hạn và giới hạn, nó chuyển dịch trong một chu kỳ thiết yếu cho việc duy trì mọi hình thức sống và sẽ lâm nguy lúc ta sử dụng nó quá cái tỷ lệ nó có thể được tái tạo. Tính trung bình, một phân tử nước hiện diện trong không khí chừng mười ngày sau khi bốc hơi: một giọt đi khắp thế giới, rơi xuống Anh, Ấn, Úc. Một phân tử nước hiện có trong suối địa phương của bạn, trước đây, rất có thể đã có trong một viên đá băng hay từ thân thể một con khủng long nào đó. Nước nối kết ta qua không và thời gian. Nó thổ mộ quanh khắp trái đất trong những chu trình nước vĩ đại bằng cách bốc hơi vào bầu khí quyển, róc rách qua đất sâu, trườn mình vào những khối nước khổng lồ - nó lưu lại vắn tắt nơi các sinh vật trong chu kỳ lưu chẩy bất tận.
Tương Quan của Ta với Nước: Quà phúc hay Tiện ích?
Xa rời các nguồn suối nước, ta mất đi cảm thức kính trọng đối với các giòng sông, đối với hoạt động phức tạp và không thể thay thế được của đầm lầy thiên nhiên (natural wetland), và đối với mạng lưới sự sống chồng kết lên nhau mà nước có nhiệm vụ duy trì. Dù trong lịch sử, các nguồn nước rất đáng kính trọng và kính sợ, người nào trong chúng ta vốn quen thuộc với nước vòi cũng đều quên mất rằng trước khi chẩy qua ống dẫn, nước là một quà tặng của thiên nhiên. Nước, một thứ hết sức thiết yếu cho sự sống, là biểu tượng cho mọi quà phúc của trái đất mà ta coi thường gọi là ‘tài nguyên thiên nhiên’, nhưng thực ra chính là quà phúc đầu hết của Thiên Chúa. Ấy thế nhưng ngày nay, cái quyền tự trị của con người, dù hết sức hạn chế, đã và đang đảm nhiệm một vai trò ngày càng gia tăng trong việc quyết định phải phân phối ra sao và phân phối cho ai phúc lợi được hưởng nguồn nước trong lành.
Một số các nhà môi sinh học Phương Tây cho rằng chính dân số phải chịu trách nhiệm về cơn khủng hoảng nước trên thế giới hiện nay, mặc dù người nghèo trên thế giới là những người xử dụng nước tằn tiện nhất. Trong khi dân các nước giầu, như Úc chẳng hạn, xử dụng đến 500 lít nước một ngày, thì tại các nước nghèo, là những nơi không có nước vòi, mức tiêu thụ dưới 5 lít một ngày là chuyện thường - gần như một thứ tối thiểu tuyệt đối xét theo sinh học. Các quốc gia giầu không những sử dụng nước một cách phí phạm, mà còn tiêu thụ những khối nước vĩ đại “một cách không trông thấy” trong sản xuất kỹ nghệ (cần đến 400,000 lít nước mới chế tạo ra một chiếc xe hơi).
Người nghèo trên thế giới cũng dễ trở thành nạn nhân cho các áp lực thô bạo của các công ty đa quốc muốn tư hữu hóa, tiện ích hóa và hướng nước chẩy đi nơi khác. Kinh nghiệm cho thấy việc bán nước trên thị trường, như trong trường hợp những dự án thủy đập lớn, thường chỉ cung cấp nước cho những ai có khả năng trả tiền, nghĩa là những thành phố và cá nhân giầu có, cũng như những kỹ nghệ nhiều lợi nhuận. Khi Ngân hàng Thế giới và Quĩ Tiền tệ Quốc tế làm áp lực bắt người ta phải thả nổi và tư hữu hóa như là giải pháp cho cơn khủng hoảng nước và khư khư đòi phải tư hữu hóa các dịch vụ về nước làm điều kiện tiên quyết trong việc cung cấp tài khoản, thì tương lai của một trong những tài nguyên sinh tử nhất trên thế giới sẽ được quyết định bởi những người được lợi nhất nhờ quá sử dụng và lạm dụng nó (xem http://www.watermattersaustralia.org). Việc tiện ích hóa nước làm nó chỉ còn có giá trị về phương diện thương mại mà thôi. Trong các cộng đồng vốn coi nước là thánh thiêng, giá trị chân thực của nước hệ ở vai trò và chức năng làm lực sống (life-force) cho động vật (gồm cả con người), cây cỏ và hệ sinh thái.
Nước và Bản nhiên ta
Muốn cứu nguồn nước, nguyên những phân tích phí tổn/lợi ích (cost/benefit), có tính hoàn toàn kinh tế hay thị trường không thôi, chưa đủ. Giáo sư B.V. Mishra, sáng lập viên Chiến Dịch Làm Sạch Sông Hằng, cho hay: “Nước là sự sống… điều nẩy ra trong tâm trí tôi là không yêu thương và kính trọng sông hồ, bạn không thể cứu được chúng” (lên tiếng tại Ðại hội Sinh viên Oz Green, Varanasi, Ấn Ðộ).
Việc người Âu Châu đặt chân lên đất Úc không những đem lại những tập tục canh nông nguy hại, mà còn đem đến những quan niệm hết sức đặc thù về quyền sở hữu và tư hữu. Trên quan điểm Thổ Dân, quan niệm của người Úc Da Trắng về quyền sở hữu đất đai và nguồn nước là một điều không thể tưởng tượng nổi. Làm sao dung hợp việc kính trọng thiên nhiên với việc sở hữu nó cho được? Làm sao bạn có thể sở hữu một vật mà chính bạn là một thành phần, mà lại là một thành phần rất nhỏ bé ? Thế giới tự nhiên, đúng hơn, là một cái gì đó chúng ta thuộc về, như một gia đình. Chúng ta không sở hữu nước, chúng ta là nước. Val Plumwood khuyên ta nên có một quan niệm mới về sở hữu, một quan niệm có tính phê phán triệt để đối với phương thức của Lock, một phương thức hiện xây nền cho chủ nghĩa tư bản hiện đại, nhằm kính trọng thiên nhiên và nhìn nhận những lợi ích của thiên nhiên như những yếu tố hiện hữu và tác nhân tích cực đóng góp muôn hình muôn vẻ vào cuộc sống hằng ngày của ta (Environment Culture, London: Routledge, 2002, p.214).
Về phương diện này, ta có thể học được rất nhiều nơi người Thổ dân Úc trong việc tạo ra một bản sắc sinh thái đặt căn bản trên những mối dây liên kết giữa cộng đoàn, đất đai và tổ tiên. Nền văn hóa Da Trắng Úc đã đánh mất các mối liên kết ấy với những khu vực đất đai và nguồn nước đặc thù từng xác định ra bản sắc của cả cộng đoàn lẫn các cá nhân.
Deborah Bird Rose đề cập đến cấu trúc văn hóa của người Thổ dân Úc về chủ thế tính. Ðất nước là một mạng lưới (mattrix) các mối liên hệ, với nhiều chiều kích, bao gồm con người, thú vật, cỏ cây, mộng mơ (dreamings), địa hầm, đất đai, khoáng sản, nước, nước mặt và không khí:
http://vietcatholic.net/pics/water_hyacint.jpg
“Thành thử ra bạn không thể tự mình bước vào cõi hiện sinh; mỗi sinh vật đều tự trở nên chính mình trong thế giới này nhờ sự săn sóc của các sinh vật khác: chính trong sự sống của họ mà sự sống của riêng bạn được khai mở. Và dù không cá nhân nào nối kết với mọi sinh vật khác, nhưng sự chồng kết lên nhau của các nối kết kia đã duy trì được cả một mạng lưới các mối liên thuộc lẫn nhau… Các sinh vật thực sự cùng đứng và cùng ngã với nhau. Như thế, diễn trình sống mạnh mẽ trên thế giới này đặt căn bản trên việc nuôi dưỡng các mối liên hệ trong đó chủ thể tính của ta khai mở” (Indigenous Ecologies and an Ethic of Connection, đăng trong Global Ethics and the Environment London: Routledge,1999 p.181)
Trong một thế giới càng ngày càng di động ngày nay, vấn đề đối với người Tây Phương là nhìn nhận có sự gẫy đổ trong các liên chủ thể tính, và do đó, phải cố gắng lập lại sợi dây nối kết ta với khu vực hiện sống.
Nước như Viễn ảnh Thực tại
Trước và trên hết, nước biểu tượng cho sự nối kết của ta, nhắc ta nhớ rằng ta không tách biệt với Chúa cũng như với nhau. Hạn từ tôn giáo, dịch từ religion, vốn do gốc re-ligare có nghĩa là cột lại các mối dây nối kết ta với nhau, với thế giới bên ngoài con người và với Thiên Chúa. Nối lại kiểu này có nghĩa là phải cởi mở đối với sự hiệp thông thần thiêng, một hiệp thông cần phải tham dự song hành với các nhu cầu của ta trong việc phát triển và sinh tồn thực tiễn nhằm đạt tới một cách hiện hữu hoàn toàn nhân bản. Sự cởi mở này phải là một chiều kích quan trọng trong việc ta thay đổi cảm thức của ta về bản sắc mình và tìm cách hàn gắn sự gẫy đổ và ra xa lạ của ta đối với thế giới. Khi đặt vấn đề về sự thành công của ‘tiến bộ’ trong thế giới hiện đại, ta cũng phải tra vấn vị thứ của nó muốn là quan tòa duy nhất phán quyết về ‘khả tín tính’ của các thế giới ý nghĩa khác (Frank Fletcher, Linh Đạo Có Cần Căn Rễ Cụ Thể Nào Trong Ðất Đai Không? Trong Compass số 33 (1999) tr.33).
Một trong những hậu quả của việc tiện ích hóa thiên nhiên trong thời ta là nó đã làm mất đi cái chiều kích kính sợ (numinous) trong thế giới, một sự kiện có liên hệ mật thiết với việc con người tự cắt đứt mình khỏi các sinh vật và nơi chốn khác. Văn hóa Tây Phương rất kỳ dị. Phần lớn các dân tộc khác đều coi thế giới như một cái gì thần thánh. Ðối với Thổ Dân Úc, cảnh địa và muôn loài trong đó đều có ý nghĩa và ngôi vị, và một số nơi đặc thù còn có phẩm tính thần thánh và đáng kính sợ. Nói đến ý nghĩa biểu tượng hay nhiệm tích của thế giới tự nhiên là nói rằng thế giới tự nhiên ấy có một giá trị sống vượt quá các nhu cầu kinh tế, xã hội hay cả nhân bản nữa. Trong xã hội kỹ thuật hiện đại với đạc điểm văn hóa ‘thuần lý’ trổi vượt của nó, ta thường bỏ qua khía cạnh thực tại trên và coi thế giới như một thực tại trung lập, trần tục, chỉ có giá trị về phương diện tiềm năng kinh tế. Hậu quả là, các thế giới quan trong đó sức mạnh của biểu tượng là điều cốt yếu đối với nghi lễ, các thần thoại và mối liên hệ giữa người với đất đai, dù hết sức thú vị đối với nhiều người Tây Phương, thường vẫn không được tin là có khả năng diễn tả ‘thực tại’.
Thế nhưng, ngay trong các truyền thống văn hóa và tôn giáo Phương Tây, nhiều nhà văn, từ nhiều lãnh vực khác nhau, từng tìm cách chống lại chủ trương trên. Trong các Thánh Vịnh, cảm nghiệm về thiên nhiên, về núi non, sông ngòi và thú vật, dù không được coi là ‘thần thiêng’ nhưng hết sức sinh động, tương hành như những sinh vật đối với Ðấng Hóa Công của chúng. Thi sĩ Gerard Manly Hopkins nói đến khả năng trực giác được cá thể tính vừa độc đáo vừa nhiệm tích của mỗi vật thể đơn độc, qua đó các vật thể toát ra một ý nghĩa đối với những quan sát viên ‘có mắt’ cũng như cái năng lực nối kết, sáng tạo gắn bó các nhóm vật thể lại với nhau, một hiệp thông cảm nhận được như vuợt quá cả gia đình nhân loại mà vươn tới những hữu thể khác vốn chia sẻ chung sự sống. Một số người khác chắc chắn cũng sẽ có những cảm nghiệm nói lên cùng một cái nhìn như thế.
Gần đây thôi, niềm tin vào ‘nước hằng sống’ đã khiến các giám mục vùng Sông Columbia nói rằng ‘chúng tôi không rửa tội trong nước ứ đọng, nhưng là nước chẩy giòng. Nước sống động’ (The Columbia River Watershed: Realities and Possibilities – A Reflexion in Preparation of a Pastoral Letter of the Bishops from the Columbia River Basin, 1999). Thư mục vụ của các ngài mời gọi người ta suy nghĩ sâu sắc hơn và kêu gọi người Công giáo cũng như người khác hãy rèn đúc một ý thức mới về môi sinh và linh đạo, bằng cách gọi sông ngòi và nguồn nước là thành phần của ‘cấp dưỡng bí tích’ (sacramental commons). Ðiều ấy nói lên niềm tin Kitô giáo rằng trái đất là không gian thần thánh chung, một sáng tạo của Chúa nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi tạo vật do Ngài dựng nên. Ý niệm bí tích từng được miêu tả là ‘những gặp gỡ bất ngờ giữa những hiện hữu sống động, cả thần thiêng lẫn nhân bản, tại đây và lúc này’; thành ra nói rằng sông ngòi là một ‘cấp dưỡng bí tích’ có nghĩa là con người có thể cảm nhận ra Thiên Chúa trong sáng tạo, bên ngoài khung cảnh thánh đường chính thức. Quan niệm này cũng có nhiều điểm chung với linh đạo của người Thổ dân Mỹ.
Nước Như Biểu Tượng Ðạo Ðức
Thiên Chúa nối kết với cuộc sống hằng ngày của ta ngày nay ra sao và ở nơi nào? Câu hỏi ấy mời ta bước vào một diễn trình sáng tạo can dự đến toàn diện con người ta - cả xúc cảm lẫn tri thức. Trong tư cách một cộng đoàn giáo hội, ta sẽ rút ra một số ẩn dụ, hình ảnh và ‘huyền thoại’ từ chính truyền thống đức tin của mình. Những thứ ấy có thể đem sinh khí lại cho các niềm tin của ta, tạo nên một ngôn ngữ thi ca trong đó, nhân bản và nhiên bản thường được cột chặt với nhau bằng biểu tượng. Có rất nhiều dụ ngôn trong truyền thống của ta, là những truyện kể nói lên mối tương quan giữa Thiên Chúa và trần thế, làm ta ngỡ ngàng ra khỏi cái nhìn phiến diện của mình để thoáng nhìn ra một cách thơ mộng cái bản chất hồng ân, vô điều kiện trong các mối tương giao của Thiên Chúa với gian trần. Chúng biến đổi cái nhìn của ta đối với những gì thánh thiêng bằng cách sử dụng một thứ ngôn từ phá đổ hoàn toàn cái ý niệm cho rằng một miêu tả đơn độc nào đó vẫn có thể nói lên trọn vẹn thực tại ‘hiện hữu’. Ngôn từ này chuyển giao một thứ ý nghĩa đặc thù, thông truyền một thứ ý thức đặc biệt về chính con người chúng ta.
Các biểu tượng trong Thánh Kinh và Thánh Truyền của ta, khi đan kết vào chủ đề ‘nước hằng sống’, có khả năng tương hành với thực tại phức tạp của đời sống con người và các thách đố của nó để cung cấp định hướng cho ta. Chúng gợi lên một hình ảnh làm phát khởi ý nghĩ và sau đó lên khuôn dáng cho ý nghĩ ấy, bằng cách giữ cho các cái nhìn nghịch lý của ta về ý nghĩa luôn ở thế căng thẳng sáng tạo nhằm kích thích các lớp lang hiểu biết vốn liên hệ qua lại với nhau, trong một hình thức kiến thức có tính tham dự. Ðức tin ta được nuôi dưỡng qua những biểu tượng sống động như thế giúp ta cảm nghiệm được các kỳ diệu và mầu nhiệm trong khi các cảnh giới bên trong và bên ngoài của ta cùng diễn tiến êm ả với nhau.
Quan niệm nước như biểu tượng mời ta suy nghĩ sâu sắc hơn. Ðiều ta hiểu được từ thiên nhiên là tất cả những gì hiện hữu đều cùng hiện hữu (coexist). Ðiệu múa thực tại là ‘điệu múa muôn thuở của năng lượng và nguyên tố’ trong một cộng đoàn mênh mông hữu thể. Nước kể ta nghe một câu truyện: câu truyện về việc nối kết sâu xa, liên lập căn để. Cùng với việc được kích thích thẩm lượng các bình diện ý nghĩa sâu sắc hơn và nhìn ra nơi chốn phát xuất ra các cảm nghiệm đau khổ hiện nay, ta cũng được mời gọi phá đổ mọi thứ nhị nguyên tính vốn chia cách thánh thiêng với trần tục, nhân bản với phi nhân bản, ta với họ, trong một cố gắng hòa giải với người khác và với toàn thể tạo vật.
Năng lực Chữa lành và Công lý của Nước
Ðối với cơn bệnh tâm linh của xã hội ta hiện nay, biết tìm loại ‘thuốc chữa lành’ nào đây? Nhu cầu của đại đa số trên thế giới đã quá rõ: sống trong cảnh nghèo, thiếu nước sạch và thực phẩm thích đáng. Họ được người ta cho hay sự phong phú kinh tế sẽ cứu họ ra khỏi tình trạng ấy. Trong những xứ giầu là những nơi chán chường của cải, hoài mong thực sự không hẳn là có thêm tiền, nhưng là những tương giao và cộng đoàn đúng nghĩa. Mất bản sắc và ra xa lạ với người khác cũng như với thế giới tự nhiên đang gặm nhấm hết cuộc sống con người. Ta thấy rõ các triệu chứng của nhu cầu muốn được cứu vớt này qua các đổ vỡ trong các mối tương giao và cộng đoàn, cả trên bình diện địa phương lẫn hoàn cầu; nhu cầu công lý, tha thứ và hoà giải; và thách đố sống một cách có thể kéo dài được (sustainably), trong cảm thương và hiểu biết sâu sắc, trên cái tinh cầu mỏng dòn và quá bị lạm dụng này. Tương lai hệ ở mối liên hệ mới với môi trường tự nhiên. Nó đặt ra những vấn nạn về ý nghĩa sau cùng cũng như các vấn nạn về công lý: phải tương giao thế nào đối với nhau và đối với đất đai sông nước. Không chỗ nào sự bất bình đẳng lại rõ bằng tình trạng nước trên thế giới hiện nay: hơn 1 tỷ 2 dân số thế giới và rất nhiều sinh vật khác không có nước sạch để dùng. Sự kiện thế giới vẫn còn bị phân chia giữa những kẻ sống dư thừa và những người thiếu thốn ngay cả những cái căn bản để sinh tồn hàng ngày là trở ngại chính trong việc xây dựng một xã hội thực sự nhân bản.
Là những người đàn ông và đàn bà có đức tin, ta cần duy trì cái nhìn soi mói trước điều xem ra quá bất thường kia, luôn luôn phải tập chú vào những con người đang sống và các sinh vật khác, vào hệ sinh thái của ta, nhất là vào những nguồn nước thánh thiêng nhưng hư hại trên thế giới hiện nay. Thay vì đến những vùng mệnh danh là hoang địa để tìm ra mảnh đất chung, tốt hơn ta nên đặt đức tin của mình trọn vẹn giữa những giòng sông xuống cấp, giữa những phế thải nguy hại, những mảnh đất hóa muối, những cộng thể thủy sinh nhiễm độc (poisoned aquifers), những rừng cây thổ địa bị khai hoang, những đại thương xá và những lối sống ghiền dầu. Theo Bird-Rose, ‘Bám sâu vào sự sống là phải từ bỏ việc hưởng thụ trên nỗi đau của người khác’ (Indigenous Ecologies and an Ethic of Connection, 185). Ðối với Vandana Shiva, tác giả và là nhà tranh đấu cho môi sinh, tất cả chúng ta ‘đều khát thứ nước giải thoát và đem lại cho ta sự sống’ cả theo nghĩa hữu cơ lẫn nghĩa tâm linh. ‘Mỗi người chúng ta đều có vai trò tạo khuôn cho trình thuật sáng tạo ra tương lai. Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm đối với kumbh tức bình nước thánh thiêng (xem Water Wars: Privatization, Pollution and Profit, Cambridge: South End Press, 2002, tr.139.
Nước Thánh thiêng và Phàm tục?
Ðại dương, sông ngòi và các nguồn nước khác giữ những vai trò quan trọng như các ẩn dụ cho mối liên hệ giữa ta và địa cầu. Ðể đảm bảo được việc bảo vệ chúng, ta cần phải tìm lại điều thánh thiêng và những cái tầm thường, và nhìn ra giá trị của nước cả trong ý nghĩa tâm linh nữa. Căn cứ vào sự lệ thuộc của ta vào nước và việc tôn giáo lễ nghi hóa nước, thiết nghĩ sẽ hữu ích nếu ta biết suy tư về việc ta tách biệt nước theo các chiều kích thánh thiêng và phàm tục. Ta rất hay tách biệt cái thánh thiêng khỏi cuộc sống hàng ngày của ta và do đó cái cuộc sống hàng ngày kia đã bị phá giá và rất dễ bị khai thác.
http://vietcatholic.net/pics/waterfalls.jpg
Thần học của ta cần phải chú trọng tới tính nối kết, tính đa dạng và tính thánh thiêng của mọi thứ nước và mọi hữu thể. Tính hiệp nhất của sự sống trong cái đa dạng của hữu thể (mà ta có thể gọi là đa sinh phức – biodicersity) được duy trì nhở sự độ lượng của các biến cố hồng phúc trong một quân bằng đầy tính năng động của sự sống trên địa cầu giữa toàn bộ thánh thiêng. Ta thấy rằng ‘biến cố hồng phúc thánh thiêng trong cuộc sống ta không phải chỉ xẩy ra một lần là hết trong cái tòa nhà hay định chế được ghi dấu là “thánh thiêng”. Ngược lại, nó được tỏ hiện trong các mối liên hệ không ngừng diễn biến của sống-chết-sống vốn nâng đỡ ‘bản thân’ từng người và chính bên trong toàn bộ các mối liên hệ ấy mà hết thẩy chúng ta đều cùng hiện hữu (xem Primavesi, Sacred Gaia, 168). Hiểu được sáng thế cách sâu sắc, ta sẽ nhận ra sự hoà nhập của cái thường nhật vào cõi thánh thiêng và sẽ từ khước việc chối bỏ tính cách thánh thiêng của bất cứ lãnh vực sự sống nào.
Uống Hợp Nguồn Nhiệm Tích Công Lý
Một khi đã nhìn thấy bản thân ta và mọi sự sống khác có liên lập căn để với nhau ờ nhiều bình diện như trên, ta sẽ thay đổi cái nhìn có tính cứu đời và việc thay đổi này đem lại nhiều hệ quả sâu sắc đối với hành động và đạo đức. Trong khi chữa trị sông ngòi và nguồn nước, ta cũng cùng một lúc khởi sự chữa trị chính trái tim mình. Ta thức giấc trước điều mình đã biết, trước túi khôn cổ xưa: ta muốn gọi tên thế giới này là thánh. Trong diễn trình này, ta sẽ tái xác định sự giầu có và các giá trị của ta, các khoái vui và mục tiêu của mình, và chính cả bản sắc ta nữa.
Với sự chú tâm của ta vào nước, hai giòng sinh đôi nhiệm tích và công lý sẽ cùng lưu chẩy. Là các Kitô hữu ngày nay, ta có cái thách đố phải chăm sóc và bảo vệ các nguồn nước, cả trên bình diện địa phương lẫn hoàn cầu, để chúng mãi mãi là ‘nước hằng sống’, nguồn mạch sự sống cho toàn bộ sáng thế. Ðã đành là cần có những thay đổi lớn lao về cơ cấu, định chế và chính trị. Nhưng mỗi người chúng ta, những người vốn nâng đỡ các hệ thống kinh tế, bầu cử các chính phủ, ta không thể im lặng trước các bạo lực đang xẩy đến cho người khác, các sinh vật khác và cho cả hành tinh ta. Lúc nào ta cũng có lựa chọn: không nên tham lam, phải hành sử kính trọng, hiện diện, chăm chú và công bình. Các thay đổi lớn lao có thể xẩy tới từ hiệu quả tích lũy dần dần do vô số những hành động nhỏ nhưng cương quyết của những con người tầm thường. Ta cần kiên nhẫn, hăng say và khiêm hạ để hiểu ra rằng một hành vi chữa trị đơn độc đi chăng nữa cũng sẽ không bao giờ ra vô ích.
Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Từ giá trị biểu tượng ấy, mà có lời mời phải hoàn toàn ý thứ được tầm quan trọng của hồng ân quí giá này, một hồng ân vốn hộ phù mọi chu kỳ vĩ đại của sự sống. Các khoa học của ta ngày nay cũng cả quyết rằng tất cả chúng ta đều dự phần vào với nhau. Cơ thể ta không chỉ giới hạn ở những cái chứa bên trong da mình: sự sống chỉ là một.
Trong Thánh kinh Kitô giáo, Sông hay Vòi nước hằng sống, trong thị kiến Giêrusalem Mới (Kh 2), là một trong những hình ảnh chính xưng tụng ơn cứu độ của Thiên Chúa. Ngài mời gọi ta đến và tiếp nhận nước sự sống ‘miễn phí’, nghĩa là như một hồng ân. Chủ đề ‘nước hằng sống’ trong thị kiến này không những chỉ có nghĩa thần học hay thiêng liêng, nhưng cũng nói đến sự sống của nước sông ngòi, đầm lầy, và các nguồn nước sâu trong đất khác. Ta có thể cản ngăn nước sông bằng các đập nhân tạo thế nào, thì nước thiêng liêng bên trong ta cũng có thể bị ngăn cản và trở thành khô cứng, khiến ta không còn biết gì tới các biến cố hồng phúc đem lại sự sống cho mình nữa. Biểu tượng nước hằng sống này, một biểu tượng rút ra từ việc thánh kinh nối kết nó với sự mầu mỡ và khôn ngoan, sẽ đem lại sức mạnh và nâng đỡ ta trong việc chăm sóc các nguồn nuớc trên thế giới và tăng cường việc ta cam kết đem công lý và chữa trị lại cho toàn bộ sáng thế.
Khi ta uống hợp nguồn nhiệm tích và công lý bằng cách để nước lưu chẩy tự do, ta sẽ trở thành những máng chuyển ơn thánh, lên khuôn cho lịch sử sáng tạo của tương lai. Lúc ấy ta sẽ thấy được là trong mọi nguồn nuớc của thế giới có con sông sự sống chẩy ra từ ngai tòa Thiên Chúa.
(Viết theo Sandra Menteith, The Flow of Life: Water as Ethical Symbol, đăng trong The Australasian Catholic Record, July 2004, Volume 81, No 3.)
Vinc Vũ Văn An