phu ong
07-26-2007, 02:46 PM
http://img509.imageshack.us/img509/6770/20061109124638vietnam20kc7.jpg
Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt hy vọng ở Việt Nam
Theo tin từ Ngân hàng Thế giới, Chủ tịch mới của Ngân hàng, ông Robert B. Zoellick, sẽ tới Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới.
Văn phòng của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam nói rằng ''Việt Nam sẽ là một điểm đến quan trọng'' trong chuyến thăm mà trong đó ông cũng tới Úc dự hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC và thăm Campuchia và Nhật Bản.
Đài BBC đã hỏi chuyện ông Martin Rama, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, về chuyến thăm này:
Martin Rama: Trước hết tôi phải nhấn mạnh rằng đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới tới các nước đang phát triển và việc chọn Việt Nam cũng cho thấy sự nhìn nhận các thành công của Việt Nam.
Đó là các thành công về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nó cũng cho thấy sự hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Việt Nam trong vấn đề trợ giúp tín dụng cũng như hỗ trợ chính sách.
Vì vậy các vấn đề được bàn thảo trong chuyến đi sẽ không chỉ là một mà là nhiều vấn đề khác nhau. Ông Chủ tịch sẽ có dịp tận mắt chứng kiến những dự án mà Ngân hàng Thế giới tham gia tại Việt Nam, thảo luận với các nhà lãnh đạo cao cấp trong đó có ông Thủ tướng về hợp tác trong tương lai.
Trong các vấn đề thảo luận có việc Ngân hàng Thế giới sẽ hoạt động như thế nào tại Việt Nam khi Việt Nam chuyển từ một nước trong danh sách các quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình. Điều này sẽ tạo ra các thách thức như phát triển các thể chế, đưa ra các chính sách phức tạp hơn bên cạnh chuyển từ xóa đói trước đây sang giảm nghèo.
BBC:Qua những gì ông nói thì Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng liệu tốc độ tiến như vậy đã đủ để có thể bắt kịp với các quốc gia khác trong vùng trong một thời gian tương đối ngắn nữa không?
Chúng tôi tin rằng điều này phụ thuộc nhiều vào bốn, năm năm tới đây. Theo tôi đây là thời gian mang tính quyết định.
Rất nhiều nước từ chỗ kém phát triển chuyển sang có mức thu nhập trung bình nhưng chỉ có một số ít chuyển tiếp lên thành nước phát triển.
Martin Rama
Rất nhiều nước trên thế giới đã từ chỗ kém phát triển chuyển sang có mức thu nhập trung bình nhưng chỉ có một số ít chuyển tiếp lên thành nước phát triển. Chúng tôi cho rằng điều cốt lõi là cần sớm thiết lập các cơ chế và chính sách hợp lý trong các lĩnh vực từ ngân hàng, hội nhập quốc tế, cơ sở hạ tầng, bảo hiểm xã hội, môi trường và chống tham nhũng.
Nếu Việt Nam có được nền móng hợp lý trong các lĩnh vực như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình với những cơ sở vững chắc để có thể đuổi kịp các nước khác.
Ngược lại, nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này, việc sửa chữa những sai sót về sau sẽ rất tốn kém. Đó là khi người ta có những lợi ích cá nhân gắn với các công trình cơ sở hạ tầng, các chính sách bảo hiểm xã hội không hợp lý để có thể đảm báo sự vững chắc về tài chính. Trong những năm tới, sự hợp tác của chúng tôi sẽ liên quan tới những vấn đề phức tạp hơn, những vấn đề chính sách phát triển.
BBC:Dựa vào những gì ông chứng kiến và những động thái gần đây của lớp lãnh đạo mới ở Việt Nam, ông có tin rằng Việt Nam sẽ làm được điều mà ông nói là cần thiết để trở thành nước phát triển cao trong tương lai?
http://img266.imageshack.us/img266/5448/2006102710334742239430vad5.jpg
Khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng
Chúng ta không thể nói chắc được điều gì. Trong thời gian ngay trước mắt có rất nhiều việc quan trọng và phức tạp cần được thực hiện ngay.
Nhưng chúng tôi ấn tượng với cam kết cải cách của Việt Nam, tin vào việc tham vấn rộng rãi và khuyến khích sự tham gia rộng rãi trong xã hội vào việc phát triển. Có những quốc gia mà chúng ta có thể lạc quan và Việt Nam là một trong những nước đó.
BBC:Một số tổ chức phi chính phủ trong các báo cáo gần đây đã tỏ ra lo ngại về tốc độ cải cách trong một số lĩnh vực trong đó có chính trị và họ cho rằng việc chậm trễ này sẽ ảnh hưởng tới việc tăng trưởng kinh tế? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Tôi phải nói ngay là chức năng của Ngân hàng Thế giới không liên quan gì tới chính trị, mà chỉ liên quan tới phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Nhưng cũng phải nói rằng nền kinh tế của Việt Nam đã phức tạp hơn trước rất nhiều nhờ chính sự thành công của Việt Nam. Và khi Việt Nam bước vào một nền kinh tế với nhiều người bên tham gia với những lợi ích khác nhau, Việt Nam cần có cơ chế phản hồi tốt về những cản trở cũng như các vấn đề của những người tham gia.
Nền kinh tế của Việt Nam đã phức tạp hơn trước rất nhiều nhờ chính sự thành công của Việt Nam.
Martin Rama
Trên phương diện phát triển, chứ không phải trên phương diện chính trị vì như tôi đã nói nhiệm vụ của chúng tôi không liên quan tới mảng này, việc có cơ chế phản hồi tốt và việc tăng tính chịu trách nhiệm và độ minh bạch là quan trọng.
BBC:Trong thời gian gần đây, khi Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nhiều tranh chấp đã xảy ra liên quan tới đất đai được chuyển từ mục đích nông nghiệp sang công nghiệp. Mới đây nhất đã có các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn. WB có thể giúp Việt Nam như thế nào trong lĩnh vực này?
Chắc chắn là có. Thực tế là chúng tôi đang chuẩn bị dự án giúp Việt Nam tăng cường và cải cách việc quản lý đất.
Đất đai đã tăng giá trị rất nhiều trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam và điều này tạo nguy cơ tham nhũng.
Người ta sẽ bị cám dỗ khi đứng trước cơ hôi kiếm tiền từ việc tăng giá trị này. Chẳng hạn nếu ông biết trước đường sẽ được xây ở đâu, ông sẽ có thể kiếm tiền từ việc đó.
Nếu chúng ta nhìn lại sự phát triển của các nước công nghiệp, những vấn đề như thế này cũng đã xảy ra. Khi Hoa Kỳ ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên, họ cũng gặp phải chuyện tham nhũng và phải đấu tranh quyết liệt trong nhiều thập niên để giải quyết triệt để. Nhưng nếu chúng ta tạo ra được sự minh bạch trong vấn đề định giá và đền bù đất đai, điều này sẽ có tác động tốt tới việc quản lý đất đai nói chung.
BBC:Trở lại vấn đề xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Thế giới từng bày tỏ lo ngại rằng tỷ lệ đói nghèo trong số người dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn cao so với các nhóm sắc tộc khác. Trong mấy năm qua, vấn đề có được cải thiện không?
Tôi có thể trả lời là có và cũng là không. Có là ở chỗ đã có tiến triển nói chung trong lĩnh vực này và số người đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống. Bởi vậy nếu anh là người sắc tộc thiểu số sống ở các nước phát triển thì cuộc sống của anh sẽ khá hơn khi anh ở Việt Nam so với các nước khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở những người thiểu số vẫn khá cao. Họ chiếm chừng 14 phần trăm dân số nhưng lại chiếm tới gần 40 phần trăm trong số người đói nghèo. Đây là số liệu của năm 2004 vì hiện chúng tôi đang thống kê để đưa ra con số mới nhất. Nhưng nhìn chung những người thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số những người nghèo so với phần còn lại của xã hội. Có những chính sách phù hợp với đại bộ phận dân số nhưng lại không phù hợp với người thiểu số. Người ta dễ nói rằng do các vấn đề văn hóa, hay người thiểu số lạc hậu và không biết cách làm ăn. Đây là những thành kiến trong xã hội.
Còn về mặt phát triển, chúng tôi và chính phủ Việt Nam cần tìm ra các chính sách phát triển phù hợp với người thiểu số để khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam không tăng thêm nữa sau khi Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nhất là đối với người thiểu số.
Việt Nam
Các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt hy vọng ở Việt Nam
Theo tin từ Ngân hàng Thế giới, Chủ tịch mới của Ngân hàng, ông Robert B. Zoellick, sẽ tới Việt Nam trong chuyến công du đầu tiên trên cương vị mới.
Văn phòng của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam nói rằng ''Việt Nam sẽ là một điểm đến quan trọng'' trong chuyến thăm mà trong đó ông cũng tới Úc dự hội nghị Bộ trưởng tài chính APEC và thăm Campuchia và Nhật Bản.
Đài BBC đã hỏi chuyện ông Martin Rama, quyền Giám đốc Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam, về chuyến thăm này:
Martin Rama: Trước hết tôi phải nhấn mạnh rằng đây là chuyến thăm đầu tiên của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới tới các nước đang phát triển và việc chọn Việt Nam cũng cho thấy sự nhìn nhận các thành công của Việt Nam.
Đó là các thành công về phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Nó cũng cho thấy sự hợp tác giữa Ngân hàng Thế giới và Việt Nam trong vấn đề trợ giúp tín dụng cũng như hỗ trợ chính sách.
Vì vậy các vấn đề được bàn thảo trong chuyến đi sẽ không chỉ là một mà là nhiều vấn đề khác nhau. Ông Chủ tịch sẽ có dịp tận mắt chứng kiến những dự án mà Ngân hàng Thế giới tham gia tại Việt Nam, thảo luận với các nhà lãnh đạo cao cấp trong đó có ông Thủ tướng về hợp tác trong tương lai.
Trong các vấn đề thảo luận có việc Ngân hàng Thế giới sẽ hoạt động như thế nào tại Việt Nam khi Việt Nam chuyển từ một nước trong danh sách các quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình. Điều này sẽ tạo ra các thách thức như phát triển các thể chế, đưa ra các chính sách phức tạp hơn bên cạnh chuyển từ xóa đói trước đây sang giảm nghèo.
BBC:Qua những gì ông nói thì Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ, nhưng liệu tốc độ tiến như vậy đã đủ để có thể bắt kịp với các quốc gia khác trong vùng trong một thời gian tương đối ngắn nữa không?
Chúng tôi tin rằng điều này phụ thuộc nhiều vào bốn, năm năm tới đây. Theo tôi đây là thời gian mang tính quyết định.
Rất nhiều nước từ chỗ kém phát triển chuyển sang có mức thu nhập trung bình nhưng chỉ có một số ít chuyển tiếp lên thành nước phát triển.
Martin Rama
Rất nhiều nước trên thế giới đã từ chỗ kém phát triển chuyển sang có mức thu nhập trung bình nhưng chỉ có một số ít chuyển tiếp lên thành nước phát triển. Chúng tôi cho rằng điều cốt lõi là cần sớm thiết lập các cơ chế và chính sách hợp lý trong các lĩnh vực từ ngân hàng, hội nhập quốc tế, cơ sở hạ tầng, bảo hiểm xã hội, môi trường và chống tham nhũng.
Nếu Việt Nam có được nền móng hợp lý trong các lĩnh vực như vậy, Việt Nam sẽ trở thành một nước có thu nhập trung bình với những cơ sở vững chắc để có thể đuổi kịp các nước khác.
Ngược lại, nếu Việt Nam bỏ lỡ cơ hội này, việc sửa chữa những sai sót về sau sẽ rất tốn kém. Đó là khi người ta có những lợi ích cá nhân gắn với các công trình cơ sở hạ tầng, các chính sách bảo hiểm xã hội không hợp lý để có thể đảm báo sự vững chắc về tài chính. Trong những năm tới, sự hợp tác của chúng tôi sẽ liên quan tới những vấn đề phức tạp hơn, những vấn đề chính sách phát triển.
BBC:Dựa vào những gì ông chứng kiến và những động thái gần đây của lớp lãnh đạo mới ở Việt Nam, ông có tin rằng Việt Nam sẽ làm được điều mà ông nói là cần thiết để trở thành nước phát triển cao trong tương lai?
http://img266.imageshack.us/img266/5448/2006102710334742239430vad5.jpg
Khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng
Chúng ta không thể nói chắc được điều gì. Trong thời gian ngay trước mắt có rất nhiều việc quan trọng và phức tạp cần được thực hiện ngay.
Nhưng chúng tôi ấn tượng với cam kết cải cách của Việt Nam, tin vào việc tham vấn rộng rãi và khuyến khích sự tham gia rộng rãi trong xã hội vào việc phát triển. Có những quốc gia mà chúng ta có thể lạc quan và Việt Nam là một trong những nước đó.
BBC:Một số tổ chức phi chính phủ trong các báo cáo gần đây đã tỏ ra lo ngại về tốc độ cải cách trong một số lĩnh vực trong đó có chính trị và họ cho rằng việc chậm trễ này sẽ ảnh hưởng tới việc tăng trưởng kinh tế? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Tôi phải nói ngay là chức năng của Ngân hàng Thế giới không liên quan gì tới chính trị, mà chỉ liên quan tới phát triển kinh tế và xóa đói giảm nghèo.
Nhưng cũng phải nói rằng nền kinh tế của Việt Nam đã phức tạp hơn trước rất nhiều nhờ chính sự thành công của Việt Nam. Và khi Việt Nam bước vào một nền kinh tế với nhiều người bên tham gia với những lợi ích khác nhau, Việt Nam cần có cơ chế phản hồi tốt về những cản trở cũng như các vấn đề của những người tham gia.
Nền kinh tế của Việt Nam đã phức tạp hơn trước rất nhiều nhờ chính sự thành công của Việt Nam.
Martin Rama
Trên phương diện phát triển, chứ không phải trên phương diện chính trị vì như tôi đã nói nhiệm vụ của chúng tôi không liên quan tới mảng này, việc có cơ chế phản hồi tốt và việc tăng tính chịu trách nhiệm và độ minh bạch là quan trọng.
BBC:Trong thời gian gần đây, khi Việt Nam phát triển theo hướng công nghiệp hóa, nhiều tranh chấp đã xảy ra liên quan tới đất đai được chuyển từ mục đích nông nghiệp sang công nghiệp. Mới đây nhất đã có các cuộc biểu tình ở các thành phố lớn. WB có thể giúp Việt Nam như thế nào trong lĩnh vực này?
Chắc chắn là có. Thực tế là chúng tôi đang chuẩn bị dự án giúp Việt Nam tăng cường và cải cách việc quản lý đất.
Đất đai đã tăng giá trị rất nhiều trong quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam và điều này tạo nguy cơ tham nhũng.
Người ta sẽ bị cám dỗ khi đứng trước cơ hôi kiếm tiền từ việc tăng giá trị này. Chẳng hạn nếu ông biết trước đường sẽ được xây ở đâu, ông sẽ có thể kiếm tiền từ việc đó.
Nếu chúng ta nhìn lại sự phát triển của các nước công nghiệp, những vấn đề như thế này cũng đã xảy ra. Khi Hoa Kỳ ở trong giai đoạn phát triển đầu tiên, họ cũng gặp phải chuyện tham nhũng và phải đấu tranh quyết liệt trong nhiều thập niên để giải quyết triệt để. Nhưng nếu chúng ta tạo ra được sự minh bạch trong vấn đề định giá và đền bù đất đai, điều này sẽ có tác động tốt tới việc quản lý đất đai nói chung.
BBC:Trở lại vấn đề xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Thế giới từng bày tỏ lo ngại rằng tỷ lệ đói nghèo trong số người dân tộc thiểu số ở Việt Nam vẫn còn cao so với các nhóm sắc tộc khác. Trong mấy năm qua, vấn đề có được cải thiện không?
Tôi có thể trả lời là có và cũng là không. Có là ở chỗ đã có tiến triển nói chung trong lĩnh vực này và số người đói nghèo ở Việt Nam đã giảm xuống. Bởi vậy nếu anh là người sắc tộc thiểu số sống ở các nước phát triển thì cuộc sống của anh sẽ khá hơn khi anh ở Việt Nam so với các nước khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ người nghèo ở những người thiểu số vẫn khá cao. Họ chiếm chừng 14 phần trăm dân số nhưng lại chiếm tới gần 40 phần trăm trong số người đói nghèo. Đây là số liệu của năm 2004 vì hiện chúng tôi đang thống kê để đưa ra con số mới nhất. Nhưng nhìn chung những người thiểu số vẫn chiếm tỷ lệ cao trong số những người nghèo so với phần còn lại của xã hội. Có những chính sách phù hợp với đại bộ phận dân số nhưng lại không phù hợp với người thiểu số. Người ta dễ nói rằng do các vấn đề văn hóa, hay người thiểu số lạc hậu và không biết cách làm ăn. Đây là những thành kiến trong xã hội.
Còn về mặt phát triển, chúng tôi và chính phủ Việt Nam cần tìm ra các chính sách phát triển phù hợp với người thiểu số để khoảng cách giàu nghèo ở Việt Nam không tăng thêm nữa sau khi Việt Nam vào Tổ chức Thương mại Thế giới, nhất là đối với người thiểu số.