Dan Lee
07-27-2007, 05:45 PM
THÁNH NỮ BRIGITTE THỤY-ĐIỂN, QUAN THẦY CHÂU ÂU
Ngày 1-10-1999 trong bối cảnh Thượng Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II (1978-2005) tôn phong thánh nữ Brigitte Thụy-Điển (1303-1373) làm Quan Thầy Âu Châu cùng với 2 thánh nữ khác là thánh nữ Caterina thành Siena (1347-1380) và thánh nữ (Edith Stein) Teresa Benedetta Thánh Giá (1891-1942).
Khuôn mặt thánh nữ Brigitte Thụy-Điển ghi đậm nơi người đương thời hình ảnh một phụ nữ đầy nghị lực và can đảm, cùng lúc, rất giản dị, tươi vui và niềm nỡ. Nơi thánh nữ, kết tụ nhiều đức tính gần như khó dung hợp. Chẳng hạn, vừa có tinh thần chiêm niệm thần bí, vừa là bà mẹ gia đình gương mẫu, sống giữa cung điện nhà vua. Thánh nữ còn được mệnh danh ”Nữ Tiên Tri Xứ Bắc Âu”.
1. Bà mẹ Công Giáo gương mẫu.
Thánh nữ Brigitte lập gia đình rất sớm, vào năm 16 tuổi, với quan đại thần Ulf, làm việc trong triều đình Thụy Điển. Bà Brigitte sinh hạ 8 người con: 4 trai và 4 gái. Mặc dù hết lòng chia sẻ những phận vụ chính trị của chồng nơi hoàng cung, Bà Brigitte không bao giờ quên nhiệm vụ chính yếu của mình là giáo dục con cái theo tinh thần Kitô. Trong 4 con trai, hai người chết khi tuổi còn thơ. Còn lại 6. Mỗi đứa con là một nét đẹp và một tính tình rất khác biệt, đem lại nhiều niềm vui, đồng thời kéo theo bao nổi sầu.
Trưởng nam Charles có tính tình ương ngạnh, ích kỷ, nhưng nhanh nhẹn tươi vui và có biệt tài quyến dũ người khác. Thứ nam Birger, trái lại, điềm đạo, bao dung và chừng mực. Charles lập gia đình nhưng không hạnh phúc vì tính tình ”bay-bướm” của chàng. Chàng không hết lòng yêu vợ nên cũng không được vợ đáp trả. Do đó, chàng thường tìm kiếm an ủi nơi những mối tình ngoài hôn nhân. Thánh nữ Brigitte biết rõ điều này. Và Charles cũng biết rõ Mẹ trông thấy tất cả.
Ngày 25-5-1731, thánh nữ Brigitte nhận lệnh Chúa, lên đường hành hương Giêrusalem, qua ngả Roma. Hai quý tử Charles và Birger tháp tùng thân mẫu. Sau khi đến Roma, cả gia đình lấy thuyền đi Napoli (Nam Ý). Thánh nữ xin vào hội kiến nữ hoàng Giovanna I. Đúng theo nghi thức ngoại giao, Birger cúi mình sát đất chào nữ hoàng. Charles, trái lại, đứng im tại chỗ. Sắc đẹp của nữ hoàng đã lôi cuốn tức khắc trái tim ”hào-hoa” của chàng. Chàng tiến thẳng đến gần nữ hoàng và đặt nụ hôn trên môi nữ hoàng. Các lính canh tuốt gươm định phản ứng. Nhưng nữ hoàng Giovanna giơ tay dung thứ cho chàng hiệp sĩ ”đa-tình” xứ Bắc Âu!
Thánh nữ Brigitte bàng hoàng trước tư cách ”phóng-túng” của Charles. Trong khi đó, nữ hoàng Giovanna lại say mê Charles và muốn cùng chàng kết nghĩa trao duyên. Thánh nữ Brigitte liền nhắc nữ hoàng nhớ rằng, Charles đã lập gia đình và không được phép thành hôn với nữ hoàng. Nhưng nữ hoàng trả lời sẽ khắc phục mọi cản trở. Nghe vậy thánh nữ Brigitte chỉ còn biết chạy đến Chúa, kêu xin Ngài giơ tay can thiệp.
Ngày 24-2-1372, nữ hoàng Giovanna chờ đợi vị hôn phu của mình giữa tiếng ca điệu vũ. Nhưng chờ hoài mà không thấy bóng dáng vị hôn phu xuất hiện. Thì ra, Charles bị sốt liệt giường không dậy được. Bên cạnh chàng có Mẹ và em. Khi mở mắt, chàng trông thấy gương mặt dịu hiền thánh thiện của Mẹ. Charles chấp nhận thánh ý Chúa và ra đi bằng an trong ơn nghĩa Chúa. Con tim từ mẫu của thánh nữ Brigitte đã kết hợp cùng kho tàng ơn cứu độ vô biên của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, để cứu quí tử khỏi rơi vào hố sâu tội lỗi.
Trước đó, tình mẫu tử này cũng đã biểu lộ trong buổi diện kiến với Đức Giáo Hoàng Urbano V (1362-1370). Đức Giáo Hoàng ưu ái tiếp kiến riêng thánh nữ Brigitte cùng hai con Charles và Birger. Birger oai hùng như các dũng sĩ Bắc Âu. Charles rực rỡ trong y phục của một chàng trai Thụy Điển, mang dáng dấp cao lớn của một người Đức. Đức Urbano 5 thân mật nói với Birger:
- Con đúng là con trai của Brigitte!
Quay sang Charles, Đức Giáo Hoàng nói:
- Còn con, con là chàng trai thời đại!
Thánh nữ Brigitte quỳ sụp dưới chân Đức Giáo Hoàng và thưa:
- Xin Đức Thánh Cha ban phép xá tội cho hai con của con.
Đức Urbano V giơ tay chạm đến thắt lưng lộng lẫy của Charles và hỏi:
- Mang y phục nặng nề như vầy, không đủ để đền tội sao?
Thánh nữ Brigitte ngước đôi mắt van lơn nhìn Đức Thánh Cha và thưa:
- Xin Đức Thánh Cha tẩy xóa tội lỗi của con con, phần con, con xin hứa sẽ tước bỏ khỏi con con bộ y phục lộng lẫy này!
Thế nhưng, nếu trưởng nam Charles mang lại cho thánh nữ Brigitte nhiều âu lo sầu khổ, thì trái lại, ái nữ Catherine là suối nguồn của an ủi thánh thiện. Góa chồng rất sớm vào năm 20 tuổi, Catherine sống một phần lớn quảng đời còn lại tại Roma. Sau khi thân mẫu qua đời năm 1373, Catherine mang xác mẹ về Thụy Điển và vào tu nơi tu viện Vadstena, do chính thánh nữ Brigitte thành lập. Catherine trở thành Bề trên tu viện và nên thánh giống như mẹ, dưới danh hiệu ”Thánh nữ Catherine Thụy-Điển”.
Có thể nói rằng, toàn cuộc sống gia đình thánh nữ Brigitte Thụy Điển đắm chìm trong bầu khí đạo đức và chiêm niệm. Trong kinh nguyện dâng lên Chúa, thánh nữ thường van xin:
- Xin Chúa tước bỏ tính kiêu căng khỏi lòng con và đừng để con chỉ yêu thương chồng con cùng gia đình bạn hữu bằng một tình yêu thuần túy tự nhiên. Xin Chúa biến đổi tình yêu tự nhiên thành tình yêu siêu nhiên để mang lại lợi ích thiêng liêng cho những người thân yêu của con.
2. Nữ tiên tri xứ Bắc Âu.
Phu quân thánh nữ Brigitte là quan đại thần Ulf, làm việc trong triều đình của vua Magnus. Thánh nữ cũng là chị em họ hàng với nhà vua. Do đó, sau thời gian rời cung điện và sau khi chồng qua đời, thánh nữ Brigitte nhận lời làm quản gia hoàng cung Thụy Điển.
Khi chấp thuận trở lại hoàng cung, thánh nữ Brigitte ý thức nhiệm vụ tế nhị và khó khăn của mình. Hoàng cung Stockholm lúc đó gần như sống trong sa đọa. Bao quanh nhà vua và hoàng hậu là những cận thần thiếu tư cách lãnh đạo, thiếu thiện tâm phục vụ dân lành. Vừa khi đặt chân vào hoàng cung, thánh nữ Brigitte đã nghiêm khắc lớn tiếng loan báo ”cơn thịnh nộ của Chúa”. Cả triều đình Thụy Điển, từ vua, hoàng hậu cho đến các quan đại thần đều rúng động trước những lời cảnh cáo.
Thánh nữ Brigitte vạch rõ cho vua Magnus thấy các bất công nhà vua và triều đình giáng xuống dân lành.
Dân chúng sống trong cùng khốn mà triều đình đánh thuế quá cao. Triều đình lại phung phí tiền thuế bóp cổ dân nghèo vào việc ăn chơi sa đọa. Thánh nữ vạch rõ cho vua Magnus thấy vua đã phạm trọng tội giết hại người vô tội như thế nào. Sau cùng, để thối thúc nhà vua quyết định phá đổ mọi tệ nạn, thánh nữ Brigitte tìm cách đánh thẳng vào trái tim nhà vua. Thánh nữ giơ tay chỉ Charles và Birger rồi nghiêm khắc nói với vua Magnus:
- Đây là hai con tôi. Xin nhà vua bắt chúng làm con tin giao nộp cho các chủ nợ, thay vì đánh thuế bóp cổ dân nghèo để có tiền trả nợ. Bởi vì, làm như thế, tức là nhà vua xúc phạm đến Thiên Chúa, khiến Thiên Chúa buộc lòng phải trừng phạt nhà vua và triều đình!
Trong số các cận thần của vua Magnus, có người anh em họ với thánh nữ Brigitte. Đó là kỵ sĩ Magnus d'Eka. Magnus d'Eka giàu sang, đẹp trai và kết hôn với một phụ nữ mà chàng yêu mến. Từ tổ uyên ương hạnh phúc này đã ra đời những người con kháu khỉnh thông minh. Magnus d'Eka ngụp lặn trong biển tình hạnh phúc. Nhưng thánh nữ Brigitte cho gọi chàng kỵ sĩ tài-hoa đến và tiên báo:
- Hiền đệ sẽ chứng kiến cái chết của vợ và các con. Sau đó hiền đệ sẽ trở thành linh mục và tu viện trưởng một đan viện!
Lời tiên báo quá phủ phàng! Nhưng thánh nữ thấy rõ tâm hồn em họ, nên biết chắc, tín hữu trung tín này sẽ can đảm cúi đầu chấp nhận thánh ý Chúa. Và lời tiên tri của thánh nữ Brigitte đã được ứng nghiệm sau đó.
Bên cạnh ảnh hưởng tinh thần đối với vua Magnus và triều đình Thụy-Điển, thánh nữ Brigitte còn giữ vai trò quan trọng đối với hàng giáo phẩm Thụy-Điển và với cả vị chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ là Đức Giáo Hoàng Clemente VI (1342-1352). Các vị giám mục Thụy-Điển lúc bấy giờ lắng nghe tiếng nói của thánh nữ, đặc biệt hai vị giám mục hai giáo phận Kinkoeping và Vexioe. Nhờ thánh nữ Brigitte, hai vị đã trở thành những chủ chăn thánh thiện và gương mẫu.
Đây cũng là thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị khủng hoảng trầm trọng với việc các vị giáo hoàng dời ngai tòa thánh Phêrô về Avignon, bên Pháp. Theo lệnh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, thánh nữ Brigitte đã viết cho Đức Giáo Hoàng Clemente VI những bức bức thống thiết. Thánh nữ van xin Đức Giáo Hoàng phải bỏ Avignon và đưa ngai tòa thánh Phêrô về lại Roma. Roma mới là trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo, theo ước muốn của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Thánh nữ Brigitte Thụy Điển trút hơi thở cuối cùng ngày 23-7-1373, hưởng thọ 70 tuổi, sau khi đã thành lập cho Giáo Hội một dòng tu nữ. 18 năm sau, ngày 7-10-1391, Đức Giáo Hoàng Bonifacio IX (1389-1404) nâng người nữ tôi tớ tiên tri của Chúa lên hàng hiển thánh.
... ”Người kính sợ Chúa sẽ được Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan sẽ ra đón người ấy như mẹ. Đức Khôn Ngoan sẽ tiếp nhận người ấy như vợ trinh khiết. Đức Khôn Ngoan nuôi dưỡng người ấy bằng bánh thông minh và cho uống nước Khôn Ngoan. Người ấy dựa vào đức Khôn Ngoan và không sa ngã, gắn bó với đức Khôn Ngoan và không phải xấu hổ. Đức Khôn Ngoan khen ngợi người ấy hơn các bạn hữu. Đức Khôn Ngoan sẽ mở miệng người ấy giữa đại hội. Người ấy được vui mừng hoan hỷ và được nổi tiếng muôn đời” (Sách Huấn Ca 15,1-6).
(MISSI, 4-5/1991, trang 175-178)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Ngày 1-10-1999 trong bối cảnh Thượng Hội Đồng Giám Mục Âu Châu, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II (1978-2005) tôn phong thánh nữ Brigitte Thụy-Điển (1303-1373) làm Quan Thầy Âu Châu cùng với 2 thánh nữ khác là thánh nữ Caterina thành Siena (1347-1380) và thánh nữ (Edith Stein) Teresa Benedetta Thánh Giá (1891-1942).
Khuôn mặt thánh nữ Brigitte Thụy-Điển ghi đậm nơi người đương thời hình ảnh một phụ nữ đầy nghị lực và can đảm, cùng lúc, rất giản dị, tươi vui và niềm nỡ. Nơi thánh nữ, kết tụ nhiều đức tính gần như khó dung hợp. Chẳng hạn, vừa có tinh thần chiêm niệm thần bí, vừa là bà mẹ gia đình gương mẫu, sống giữa cung điện nhà vua. Thánh nữ còn được mệnh danh ”Nữ Tiên Tri Xứ Bắc Âu”.
1. Bà mẹ Công Giáo gương mẫu.
Thánh nữ Brigitte lập gia đình rất sớm, vào năm 16 tuổi, với quan đại thần Ulf, làm việc trong triều đình Thụy Điển. Bà Brigitte sinh hạ 8 người con: 4 trai và 4 gái. Mặc dù hết lòng chia sẻ những phận vụ chính trị của chồng nơi hoàng cung, Bà Brigitte không bao giờ quên nhiệm vụ chính yếu của mình là giáo dục con cái theo tinh thần Kitô. Trong 4 con trai, hai người chết khi tuổi còn thơ. Còn lại 6. Mỗi đứa con là một nét đẹp và một tính tình rất khác biệt, đem lại nhiều niềm vui, đồng thời kéo theo bao nổi sầu.
Trưởng nam Charles có tính tình ương ngạnh, ích kỷ, nhưng nhanh nhẹn tươi vui và có biệt tài quyến dũ người khác. Thứ nam Birger, trái lại, điềm đạo, bao dung và chừng mực. Charles lập gia đình nhưng không hạnh phúc vì tính tình ”bay-bướm” của chàng. Chàng không hết lòng yêu vợ nên cũng không được vợ đáp trả. Do đó, chàng thường tìm kiếm an ủi nơi những mối tình ngoài hôn nhân. Thánh nữ Brigitte biết rõ điều này. Và Charles cũng biết rõ Mẹ trông thấy tất cả.
Ngày 25-5-1731, thánh nữ Brigitte nhận lệnh Chúa, lên đường hành hương Giêrusalem, qua ngả Roma. Hai quý tử Charles và Birger tháp tùng thân mẫu. Sau khi đến Roma, cả gia đình lấy thuyền đi Napoli (Nam Ý). Thánh nữ xin vào hội kiến nữ hoàng Giovanna I. Đúng theo nghi thức ngoại giao, Birger cúi mình sát đất chào nữ hoàng. Charles, trái lại, đứng im tại chỗ. Sắc đẹp của nữ hoàng đã lôi cuốn tức khắc trái tim ”hào-hoa” của chàng. Chàng tiến thẳng đến gần nữ hoàng và đặt nụ hôn trên môi nữ hoàng. Các lính canh tuốt gươm định phản ứng. Nhưng nữ hoàng Giovanna giơ tay dung thứ cho chàng hiệp sĩ ”đa-tình” xứ Bắc Âu!
Thánh nữ Brigitte bàng hoàng trước tư cách ”phóng-túng” của Charles. Trong khi đó, nữ hoàng Giovanna lại say mê Charles và muốn cùng chàng kết nghĩa trao duyên. Thánh nữ Brigitte liền nhắc nữ hoàng nhớ rằng, Charles đã lập gia đình và không được phép thành hôn với nữ hoàng. Nhưng nữ hoàng trả lời sẽ khắc phục mọi cản trở. Nghe vậy thánh nữ Brigitte chỉ còn biết chạy đến Chúa, kêu xin Ngài giơ tay can thiệp.
Ngày 24-2-1372, nữ hoàng Giovanna chờ đợi vị hôn phu của mình giữa tiếng ca điệu vũ. Nhưng chờ hoài mà không thấy bóng dáng vị hôn phu xuất hiện. Thì ra, Charles bị sốt liệt giường không dậy được. Bên cạnh chàng có Mẹ và em. Khi mở mắt, chàng trông thấy gương mặt dịu hiền thánh thiện của Mẹ. Charles chấp nhận thánh ý Chúa và ra đi bằng an trong ơn nghĩa Chúa. Con tim từ mẫu của thánh nữ Brigitte đã kết hợp cùng kho tàng ơn cứu độ vô biên của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, để cứu quí tử khỏi rơi vào hố sâu tội lỗi.
Trước đó, tình mẫu tử này cũng đã biểu lộ trong buổi diện kiến với Đức Giáo Hoàng Urbano V (1362-1370). Đức Giáo Hoàng ưu ái tiếp kiến riêng thánh nữ Brigitte cùng hai con Charles và Birger. Birger oai hùng như các dũng sĩ Bắc Âu. Charles rực rỡ trong y phục của một chàng trai Thụy Điển, mang dáng dấp cao lớn của một người Đức. Đức Urbano 5 thân mật nói với Birger:
- Con đúng là con trai của Brigitte!
Quay sang Charles, Đức Giáo Hoàng nói:
- Còn con, con là chàng trai thời đại!
Thánh nữ Brigitte quỳ sụp dưới chân Đức Giáo Hoàng và thưa:
- Xin Đức Thánh Cha ban phép xá tội cho hai con của con.
Đức Urbano V giơ tay chạm đến thắt lưng lộng lẫy của Charles và hỏi:
- Mang y phục nặng nề như vầy, không đủ để đền tội sao?
Thánh nữ Brigitte ngước đôi mắt van lơn nhìn Đức Thánh Cha và thưa:
- Xin Đức Thánh Cha tẩy xóa tội lỗi của con con, phần con, con xin hứa sẽ tước bỏ khỏi con con bộ y phục lộng lẫy này!
Thế nhưng, nếu trưởng nam Charles mang lại cho thánh nữ Brigitte nhiều âu lo sầu khổ, thì trái lại, ái nữ Catherine là suối nguồn của an ủi thánh thiện. Góa chồng rất sớm vào năm 20 tuổi, Catherine sống một phần lớn quảng đời còn lại tại Roma. Sau khi thân mẫu qua đời năm 1373, Catherine mang xác mẹ về Thụy Điển và vào tu nơi tu viện Vadstena, do chính thánh nữ Brigitte thành lập. Catherine trở thành Bề trên tu viện và nên thánh giống như mẹ, dưới danh hiệu ”Thánh nữ Catherine Thụy-Điển”.
Có thể nói rằng, toàn cuộc sống gia đình thánh nữ Brigitte Thụy Điển đắm chìm trong bầu khí đạo đức và chiêm niệm. Trong kinh nguyện dâng lên Chúa, thánh nữ thường van xin:
- Xin Chúa tước bỏ tính kiêu căng khỏi lòng con và đừng để con chỉ yêu thương chồng con cùng gia đình bạn hữu bằng một tình yêu thuần túy tự nhiên. Xin Chúa biến đổi tình yêu tự nhiên thành tình yêu siêu nhiên để mang lại lợi ích thiêng liêng cho những người thân yêu của con.
2. Nữ tiên tri xứ Bắc Âu.
Phu quân thánh nữ Brigitte là quan đại thần Ulf, làm việc trong triều đình của vua Magnus. Thánh nữ cũng là chị em họ hàng với nhà vua. Do đó, sau thời gian rời cung điện và sau khi chồng qua đời, thánh nữ Brigitte nhận lời làm quản gia hoàng cung Thụy Điển.
Khi chấp thuận trở lại hoàng cung, thánh nữ Brigitte ý thức nhiệm vụ tế nhị và khó khăn của mình. Hoàng cung Stockholm lúc đó gần như sống trong sa đọa. Bao quanh nhà vua và hoàng hậu là những cận thần thiếu tư cách lãnh đạo, thiếu thiện tâm phục vụ dân lành. Vừa khi đặt chân vào hoàng cung, thánh nữ Brigitte đã nghiêm khắc lớn tiếng loan báo ”cơn thịnh nộ của Chúa”. Cả triều đình Thụy Điển, từ vua, hoàng hậu cho đến các quan đại thần đều rúng động trước những lời cảnh cáo.
Thánh nữ Brigitte vạch rõ cho vua Magnus thấy các bất công nhà vua và triều đình giáng xuống dân lành.
Dân chúng sống trong cùng khốn mà triều đình đánh thuế quá cao. Triều đình lại phung phí tiền thuế bóp cổ dân nghèo vào việc ăn chơi sa đọa. Thánh nữ vạch rõ cho vua Magnus thấy vua đã phạm trọng tội giết hại người vô tội như thế nào. Sau cùng, để thối thúc nhà vua quyết định phá đổ mọi tệ nạn, thánh nữ Brigitte tìm cách đánh thẳng vào trái tim nhà vua. Thánh nữ giơ tay chỉ Charles và Birger rồi nghiêm khắc nói với vua Magnus:
- Đây là hai con tôi. Xin nhà vua bắt chúng làm con tin giao nộp cho các chủ nợ, thay vì đánh thuế bóp cổ dân nghèo để có tiền trả nợ. Bởi vì, làm như thế, tức là nhà vua xúc phạm đến Thiên Chúa, khiến Thiên Chúa buộc lòng phải trừng phạt nhà vua và triều đình!
Trong số các cận thần của vua Magnus, có người anh em họ với thánh nữ Brigitte. Đó là kỵ sĩ Magnus d'Eka. Magnus d'Eka giàu sang, đẹp trai và kết hôn với một phụ nữ mà chàng yêu mến. Từ tổ uyên ương hạnh phúc này đã ra đời những người con kháu khỉnh thông minh. Magnus d'Eka ngụp lặn trong biển tình hạnh phúc. Nhưng thánh nữ Brigitte cho gọi chàng kỵ sĩ tài-hoa đến và tiên báo:
- Hiền đệ sẽ chứng kiến cái chết của vợ và các con. Sau đó hiền đệ sẽ trở thành linh mục và tu viện trưởng một đan viện!
Lời tiên báo quá phủ phàng! Nhưng thánh nữ thấy rõ tâm hồn em họ, nên biết chắc, tín hữu trung tín này sẽ can đảm cúi đầu chấp nhận thánh ý Chúa. Và lời tiên tri của thánh nữ Brigitte đã được ứng nghiệm sau đó.
Bên cạnh ảnh hưởng tinh thần đối với vua Magnus và triều đình Thụy-Điển, thánh nữ Brigitte còn giữ vai trò quan trọng đối với hàng giáo phẩm Thụy-Điển và với cả vị chủ chăn Giáo Hội hoàn vũ là Đức Giáo Hoàng Clemente VI (1342-1352). Các vị giám mục Thụy-Điển lúc bấy giờ lắng nghe tiếng nói của thánh nữ, đặc biệt hai vị giám mục hai giáo phận Kinkoeping và Vexioe. Nhờ thánh nữ Brigitte, hai vị đã trở thành những chủ chăn thánh thiện và gương mẫu.
Đây cũng là thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị khủng hoảng trầm trọng với việc các vị giáo hoàng dời ngai tòa thánh Phêrô về Avignon, bên Pháp. Theo lệnh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, thánh nữ Brigitte đã viết cho Đức Giáo Hoàng Clemente VI những bức bức thống thiết. Thánh nữ van xin Đức Giáo Hoàng phải bỏ Avignon và đưa ngai tòa thánh Phêrô về lại Roma. Roma mới là trung tâm điểm của Giáo Hội Công Giáo, theo ước muốn của chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ.
Thánh nữ Brigitte Thụy Điển trút hơi thở cuối cùng ngày 23-7-1373, hưởng thọ 70 tuổi, sau khi đã thành lập cho Giáo Hội một dòng tu nữ. 18 năm sau, ngày 7-10-1391, Đức Giáo Hoàng Bonifacio IX (1389-1404) nâng người nữ tôi tớ tiên tri của Chúa lên hàng hiển thánh.
... ”Người kính sợ Chúa sẽ được Đức Khôn Ngoan. Đức Khôn Ngoan sẽ ra đón người ấy như mẹ. Đức Khôn Ngoan sẽ tiếp nhận người ấy như vợ trinh khiết. Đức Khôn Ngoan nuôi dưỡng người ấy bằng bánh thông minh và cho uống nước Khôn Ngoan. Người ấy dựa vào đức Khôn Ngoan và không sa ngã, gắn bó với đức Khôn Ngoan và không phải xấu hổ. Đức Khôn Ngoan khen ngợi người ấy hơn các bạn hữu. Đức Khôn Ngoan sẽ mở miệng người ấy giữa đại hội. Người ấy được vui mừng hoan hỷ và được nổi tiếng muôn đời” (Sách Huấn Ca 15,1-6).
(MISSI, 4-5/1991, trang 175-178)
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt