Dan Lee
07-27-2007, 05:54 PM
Mấy núi cũng trèo
Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Sáng sớm, nắng bình minh Cali rủ nhau nhẹ nhàng đổ xuống một khoảng sân vườn ngập tràn những cánh hồng lấm chấm những hạt sương sớm của ông Tư. Bên trong nhà, vợ chồng dì Tư đang uống trà sáng sớm. Nhìn những tia nắng bình minh dệt thảm lụa kim cương óng ánh sắc màu che phủ một khoảng sân vườn, rồi lại nhìn vợ mình đang ngồi nhai trầu đỏ thắm khuôn mặt hồng hào vui tươi, ông Tư cất tiếng,
— Hôm nọ, nhắc tới cái vụ đám cưới tui mới chợt nhớ có chuyện này mà lóng rày quên chưa nói với bà. Thiệt tình mà nói, hồi đó tui mà không làm mình làm mẩy, không biết có cưới được bà hay không nữa.
Nghe chồng nhắc tới chuyện xưa, tự nhiên dì Tư mặt ửng đỏ tuồng như người tô son bôi phấn,
— Tui tưởng cậu Tư Cường thuả đó muốn chi mà chẳng được. Việc chi mà phải làm mình làm mẩy với ba má?
— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế? Đúng là hồi đó tui muốn chi mà không được. Mà nếu ba không chịu, thì thường thường tui lại chạy vào cửa sau năn nỉ với má, giống như người ta cứ hay nói, “Xin Chúa, Chúa không cho, thôi chạy cửa sau, xin với Đức Mẹ”. Mà thiệt tình là như vậy, tui xin, ba không cho, nhưng má nói vào một câu thì chuyện dù có là rối như tơ vò cũng hóa ra hanh thông như húp cháo hột vịt muối, như uống càfe bạc xỉu. Nhưng chuyện hôn nhân thì hoàn toàn khác. Lần này, hai ổng bả hợp lòng lại với nhau phản đối tui quyết liệt. Quay sang ba, ba nói không. Chạy tới má, má cũng lắc.
Dì Tư hỏi, giọng điệu dè chừng,
— Rồi lúc đó ông làm sao?
Ông Tư vuốt cằm,
— Làm sao? Bà nghĩ tui phải làm sao khi mà cả ba cả má đều lắc đầu quầy quậy, không chịu sai người tới nói chuyện với tía má ở bển?
Dì Tư bĩu môi,
— Ông nói chiện! Chiện tui thì tui biết chứ chiện của ông thì làm sao mà tui rành. Ta nói tui nhớ lúc đó tự dưng tui thấy dì Chín Lành ở làng bên ghé vào nhà đòi gặp mặt tía má. Thấy bả ở trong nhà là tui biết có chiện rồi. Mà dì Chín Lành đúng là người làm mai làm mối chuyên nghiệp. Vừa chào tía má xong một câu là bả te te đi thẳng một mạch vào trong nhà bếp, rồi ra chuồng heo nhìn ngắm sân trước vườn sau một hồi. Xong xuôi đâu đó rồi bả mới đi lên nhà trên ngồi nói chuyện với tía má. Trong khi ba người đang nói chiện ở nhà trên, tui là tui ngồi ở dưới bếp xắt chuối cho heo ăn mà cái bụng thiệt tình mà nói là nó cứ hồi hộp thắc mắc, tâm trí cứ xoay mòng mòng không hiểu ất giáp đầu đuôi ra sao mà cái người làm mai làm mối nổi tiếng trong vùng tự nhiên lại ghé vào uống trà nhai trầu với tía má.
Ông Tư kể lể,
— Bà chỉ thấy dì Chín Lành xuất hiện bất ngờ trước cửa ngõ, trong bụng có lo lo một chút, nhưng rồi bà cũng tiếp tục ngồi xắt chuối cho heo ăn. Chứ phần tui, để cho dì Chín Lành cất bước từ căn nhà của bả tới nhà của ba má là cả một công trình không đơn giản. Bà có biết không? Thoạt tiên là tui năn nỉ với ba má làm ơn cho tui cưới bà, rồi khi học hành thành tài đâu đó xong xuôi, tui sẽ về quê làm ăn trông coi ruộng nương cho ba má an dưỡng tuổi già, không lên Sài Gòn ở nữa. Nhưng nói chi thì nói, tui năn nỉ gần gãy cái lưỡi, cứng đơ cái cổ họng mà ba má vẫn không chịu! Không là không! Lắc là lắc! Cứ thế! Phần thất vọng không thuyết phục nổi ba má, phần tức, tui đổ bệnh luôn. Chuyện này thì chắc bà không rành đâu, bởi vì hồi đó ba má dấu kín chuyện tui đổ bệnh như dấu chôn hũ vàng chôn dưới đất, bởi ổng bả sợ người trong thôn xóm bỉ thử, rồi chuyện ra chuyện vào. Trong làng hồi đó thiệt tình mà nói là chỉ có ba má với thêm một người nữa là biết rõ chuyện tui bỏ ăn uống đập dìa với ba má mà thôi.
Dì Tư ngước nhìn chồng, đợi chờ ông Tư nhắc tới tên người thứ ba trong xóm biết rành rẽ câu chuyện cậu Tư Cường hồi xưa ăn vạ với ba má đòi cưới vợ, nhưng tự nhiên ông Tư lại đổi hướng câu chuyện,
— Tui nhớ là mình đã nằm trong phòng bỏ ăn hai ngày rồi, người xanh dớt như rau mùng tơi. Thức ăn nóng hổi do chính tay má tui nấu mang tới để đầu giường, tui bỏ không ăn khiến nó nguội thiu luôn. Thấy tui héo hon như ngọc tối lu như vàng mất nước, má hình như có vẻ cũng bắt đầu xiêu lòng, nhưng ngoài mặt bả vẫn làm cứng với tui. Sau cùng tui mới đổi chiến thuật. Lần này tui quay sang thầy Sáu Nhài.
— Ủa, sao tự dưng tự lành lại có thầy Sáu Nhài xuất hiện trong cái vụ này?
Ông Tư buông thõng,
— Tui năn nỉ với thầy Sáu Nhài, nhờ ổng nói hộ cho tui một tiếng…
Dì Tư tuồng như hiểu chuyện,
— À! Tui hiểu rồi.
— Đó, vậy là bà hiểu tuồng hiểu tích do tui dựng lên rồi đó. Thấy tui ốm liệt giường chiếu, ba mới nhờ người mang thầy Sáu Nhài tới chẩn mạch bốc thuốc cho tui. Thầy Sáu đúng là thần y. Ổng chỉ bấm bấm mấy cái là ổng rành rẽ bệnh tình của tui liền. Ổng ghé sát tai tui, nói nho nhỏ mấy câu là nếu tui chịu húp cháo là người khỏe lại liền.
Ông Tư trợn mắt, nhún vai,
— Biết là không qua mắt được thầy Sáu Nhài rồi, tui đành thú thiệt với thầy Sáu đầu đuôi câu chuyện. Tui còn năn nỉ với ổng, nhờ thầy Sáu nói với ba má cho tui mấy câu. Thầy Sáu Nhài hiểu chuyện, cho nên ổng đi thẳng lên nhà trên gặp riêng ba má, trình bày câu chuyện. Ổng nói với ba má, “Bệnh tình của cậu Tư là bệnh tương tư. Nếu không khứng lời năn nỉ của cậu Tư thì tui e rằng có ngày sức khỏe của cậu sẽ trở nên trầm trọng, rồi đổ ra nguy kịch. Lúc đó thì chỉ có thuốc thánh mới may ra chữa được”.
Dì Tư thắc mắc,
— Nghe ông kể mà tui nhớ tới tuồng cải lương Trương Chi, Mỵ Nương mà tui đi coi với con nhỏ bạn trong thôn thời còn con gái. Nhưng rồi ba má có khứng lời của thầy Sáu Nhài hay không?
— Không tin thì cũng phải tin. Thầy Sáu Nhài mà, đức độ và danh tiếng của ổng thì ai còn lạ chi. Con bệnh không có đủ khả năng trả tiền thầy tiền thuốc, ông vẫn chữa tận tình cho tới khi dứt căn bệnh mới thôi. Nói về tài thuốc của thầy Sáu hả, ổng vừa biết thuốc Nam vừa rành thuốc tây. Người ta nói thầy Sáu Nhài là Hải Thượng Lãn Ông tái thế đó.
Ông Tư dừng lại, rồi tiếp tục,
— Nghe thầy Sáu nói vậy, mấy ngày sau, ba má tui mới chịu sai người mời dì Chín Lành qua nhà để ba má tui có chuyện nhờ vả.
Ông nhìn vợ,
— Bây giờ bà đã hiểu tại sao ngay sau hôm đám cưới, hai vợ chồng mình ghé vào nhà thầy Sáu Nhài để tạ thầy một lễ trầu cau hay chưa?
Ông Tư kết luận,
— Thiệt tình mà nói là hồi đó tui cực khổ trần ai mới thuyết phục được ba má thay lòng đổi ý. Bây giờ tuổi già xế bóng rồi, nhưng lâu lâu ngồi nghĩ lại chuyện xưa, tui thấy thuả đó sao mình bền gan dữ đa. Năn nỉ ba má không được lại quay sang năn nỉ thầy Sáu Nhài. Hên mà thầy Sáu khứng lời năn nỉ của tui.
Dì Tư khen chồng,
— Ông không kể chiện thì tui cũng đâu có biết ông trần ai cực khổ như vậy. Hồi đó, tui cứ nghĩ đơn giản là ông nói chi mà ba má không đồng ý. Bây giờ mới biết là ông bày trò tính kế năn nỉ gần gãy lưỡi mới ra lương duyên vợ chồng. Thiệt ông cũng là người bền dạ bền gan y như Lưu Bị trong tuồng Lưu Bị năn nỉ Khổng Minh ở trong lều cỏ, như chuyện Chúa nói trong Phúc Âm cứ gõ thì cửa sẽ mở. Ông cứ đứng gõ cửa miết cho nên ta nói rốt cuộc đầu cũng xuôi mà đuôi cũng lọt.
Ông Tư gật đầu,
— Ừ, thì đó. Bây giờ thì bà hiểu đầu đuôi câu chuyện mối dây tơ hồng nối buộc nên duyên vợ chồng của bà với tui rồi đó. Thiệt tình là cực khổ trần ai. Nhưng bởi tui bền gan cứ đứng gõ cửa, rồi cuối cùng cánh cửa cũng đã mở tung ra…
Dì Tư bất chợt xuống giọng, tuồng như thì thào,
— Mà nè! Có chuyện này tui cũng muốn nói với ông. Chúa nói cứ đứng gõ cửa thì cửa sẽ mở, nhưng thiệt tình mà nói, từ hồi còn nhỏ khóc oe oe cho tới bây giờ già cả tóc điểm muối nhiều hơn tiêu, tui nghiệm thấy một điều là nhiều khi đứng gõ cửa sưng vù cả bàn tay mà có thấy cánh cửa mở ra đâu. Ông là người thông suốt chuyện thiên hạ, đâu, ông bày cho tui nghe đi.
Ông Tư cười khì khì,
— Bà làm như tui là cha cụ, nhè ai không hỏi lại đi hỏi tui về chuyện Kinh Thánh. Nhưng mà thôi, cái này là tui cũng chỉ nghe các cha nói mà thôi. Nghe sao thì tui nhắc tuồng lại làm vậy mà thôi.
Dì Tư điệu bộ bứt rứt, nóng nảy,
— Ông làm chi mà cứ rào trước đón sau như dzậy. Có chi thì cứ nói huyệch toẹt ra đi.
Ông Tư chép miệng,
— Bà! Cái tật cứ nóng nảy. Thì để cho tui nói. Đầu đuôi là như thế này. Cũng có mấy lần tui nghe các cha nói là bất cứ khi nào mình gõ cửa, Chúa cũng đều mở cửa trả lời cho mình hết, ngay cả câu trả lời “Không” cũng là một câu trả lời.
Dì Tư ngẫm nghĩ một hồi, rồi cất tiếng,
— Lạ lùng hen! Cái chiện này thì rõ ràng là tui không rành rồi đó. Ông nói thêm một chút cho đầu óc của tôi hanh thông ra hơn một chút xíu được không?
— Thì cũng không có chi là đặc biệt đâu. Những khi Chúa trả lời “Không” với mình chính là những lúc Chúa biết những điều mình xin chẳng có lợi lộc chi cho đời sống đức tin của mình hết. Tui cho bà một cái thí dụ hén, không ai mà lại đi gõ cửa cầu xin với Chúa, “Lạy Chúa, xin cho con trúng số độc đắc Loto, rồi con hứa sẽ dâng hết hai phần ba tiền trúng số vào trong nhà thờ”.
Ông Tư cất giọng cười oang oang trong căn phòng khách,
— Chuyện chi thì tui không rành chứ mà chuyện bà gõ cửa năn nỉ xin Chúa cho trúng số độc đắc thì coi chừng có ngày tui sẽ lái xe chở bà đi gặp bác sĩ hoặc thầy lang để họ cho thuốc tây thuốc ta chữa mấy ngón tay sưng to chù vù y như trái chuối sứ ở quê của mình cho mà coi.
(Trích trong sách Niềm Tin Việt Nam: Bây Giờ và Hôm Nay do Dân Chúa Úc Châu sắp xuất bản.)
www.nguyentrungtay.com
Yêu nhau mấy núi cũng trèo,
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
Sáng sớm, nắng bình minh Cali rủ nhau nhẹ nhàng đổ xuống một khoảng sân vườn ngập tràn những cánh hồng lấm chấm những hạt sương sớm của ông Tư. Bên trong nhà, vợ chồng dì Tư đang uống trà sáng sớm. Nhìn những tia nắng bình minh dệt thảm lụa kim cương óng ánh sắc màu che phủ một khoảng sân vườn, rồi lại nhìn vợ mình đang ngồi nhai trầu đỏ thắm khuôn mặt hồng hào vui tươi, ông Tư cất tiếng,
— Hôm nọ, nhắc tới cái vụ đám cưới tui mới chợt nhớ có chuyện này mà lóng rày quên chưa nói với bà. Thiệt tình mà nói, hồi đó tui mà không làm mình làm mẩy, không biết có cưới được bà hay không nữa.
Nghe chồng nhắc tới chuyện xưa, tự nhiên dì Tư mặt ửng đỏ tuồng như người tô son bôi phấn,
— Tui tưởng cậu Tư Cường thuả đó muốn chi mà chẳng được. Việc chi mà phải làm mình làm mẩy với ba má?
— Mần chi mà bà phải lên giọng bỉ thử với tui như thế? Đúng là hồi đó tui muốn chi mà không được. Mà nếu ba không chịu, thì thường thường tui lại chạy vào cửa sau năn nỉ với má, giống như người ta cứ hay nói, “Xin Chúa, Chúa không cho, thôi chạy cửa sau, xin với Đức Mẹ”. Mà thiệt tình là như vậy, tui xin, ba không cho, nhưng má nói vào một câu thì chuyện dù có là rối như tơ vò cũng hóa ra hanh thông như húp cháo hột vịt muối, như uống càfe bạc xỉu. Nhưng chuyện hôn nhân thì hoàn toàn khác. Lần này, hai ổng bả hợp lòng lại với nhau phản đối tui quyết liệt. Quay sang ba, ba nói không. Chạy tới má, má cũng lắc.
Dì Tư hỏi, giọng điệu dè chừng,
— Rồi lúc đó ông làm sao?
Ông Tư vuốt cằm,
— Làm sao? Bà nghĩ tui phải làm sao khi mà cả ba cả má đều lắc đầu quầy quậy, không chịu sai người tới nói chuyện với tía má ở bển?
Dì Tư bĩu môi,
— Ông nói chiện! Chiện tui thì tui biết chứ chiện của ông thì làm sao mà tui rành. Ta nói tui nhớ lúc đó tự dưng tui thấy dì Chín Lành ở làng bên ghé vào nhà đòi gặp mặt tía má. Thấy bả ở trong nhà là tui biết có chiện rồi. Mà dì Chín Lành đúng là người làm mai làm mối chuyên nghiệp. Vừa chào tía má xong một câu là bả te te đi thẳng một mạch vào trong nhà bếp, rồi ra chuồng heo nhìn ngắm sân trước vườn sau một hồi. Xong xuôi đâu đó rồi bả mới đi lên nhà trên ngồi nói chuyện với tía má. Trong khi ba người đang nói chiện ở nhà trên, tui là tui ngồi ở dưới bếp xắt chuối cho heo ăn mà cái bụng thiệt tình mà nói là nó cứ hồi hộp thắc mắc, tâm trí cứ xoay mòng mòng không hiểu ất giáp đầu đuôi ra sao mà cái người làm mai làm mối nổi tiếng trong vùng tự nhiên lại ghé vào uống trà nhai trầu với tía má.
Ông Tư kể lể,
— Bà chỉ thấy dì Chín Lành xuất hiện bất ngờ trước cửa ngõ, trong bụng có lo lo một chút, nhưng rồi bà cũng tiếp tục ngồi xắt chuối cho heo ăn. Chứ phần tui, để cho dì Chín Lành cất bước từ căn nhà của bả tới nhà của ba má là cả một công trình không đơn giản. Bà có biết không? Thoạt tiên là tui năn nỉ với ba má làm ơn cho tui cưới bà, rồi khi học hành thành tài đâu đó xong xuôi, tui sẽ về quê làm ăn trông coi ruộng nương cho ba má an dưỡng tuổi già, không lên Sài Gòn ở nữa. Nhưng nói chi thì nói, tui năn nỉ gần gãy cái lưỡi, cứng đơ cái cổ họng mà ba má vẫn không chịu! Không là không! Lắc là lắc! Cứ thế! Phần thất vọng không thuyết phục nổi ba má, phần tức, tui đổ bệnh luôn. Chuyện này thì chắc bà không rành đâu, bởi vì hồi đó ba má dấu kín chuyện tui đổ bệnh như dấu chôn hũ vàng chôn dưới đất, bởi ổng bả sợ người trong thôn xóm bỉ thử, rồi chuyện ra chuyện vào. Trong làng hồi đó thiệt tình mà nói là chỉ có ba má với thêm một người nữa là biết rõ chuyện tui bỏ ăn uống đập dìa với ba má mà thôi.
Dì Tư ngước nhìn chồng, đợi chờ ông Tư nhắc tới tên người thứ ba trong xóm biết rành rẽ câu chuyện cậu Tư Cường hồi xưa ăn vạ với ba má đòi cưới vợ, nhưng tự nhiên ông Tư lại đổi hướng câu chuyện,
— Tui nhớ là mình đã nằm trong phòng bỏ ăn hai ngày rồi, người xanh dớt như rau mùng tơi. Thức ăn nóng hổi do chính tay má tui nấu mang tới để đầu giường, tui bỏ không ăn khiến nó nguội thiu luôn. Thấy tui héo hon như ngọc tối lu như vàng mất nước, má hình như có vẻ cũng bắt đầu xiêu lòng, nhưng ngoài mặt bả vẫn làm cứng với tui. Sau cùng tui mới đổi chiến thuật. Lần này tui quay sang thầy Sáu Nhài.
— Ủa, sao tự dưng tự lành lại có thầy Sáu Nhài xuất hiện trong cái vụ này?
Ông Tư buông thõng,
— Tui năn nỉ với thầy Sáu Nhài, nhờ ổng nói hộ cho tui một tiếng…
Dì Tư tuồng như hiểu chuyện,
— À! Tui hiểu rồi.
— Đó, vậy là bà hiểu tuồng hiểu tích do tui dựng lên rồi đó. Thấy tui ốm liệt giường chiếu, ba mới nhờ người mang thầy Sáu Nhài tới chẩn mạch bốc thuốc cho tui. Thầy Sáu đúng là thần y. Ổng chỉ bấm bấm mấy cái là ổng rành rẽ bệnh tình của tui liền. Ổng ghé sát tai tui, nói nho nhỏ mấy câu là nếu tui chịu húp cháo là người khỏe lại liền.
Ông Tư trợn mắt, nhún vai,
— Biết là không qua mắt được thầy Sáu Nhài rồi, tui đành thú thiệt với thầy Sáu đầu đuôi câu chuyện. Tui còn năn nỉ với ổng, nhờ thầy Sáu nói với ba má cho tui mấy câu. Thầy Sáu Nhài hiểu chuyện, cho nên ổng đi thẳng lên nhà trên gặp riêng ba má, trình bày câu chuyện. Ổng nói với ba má, “Bệnh tình của cậu Tư là bệnh tương tư. Nếu không khứng lời năn nỉ của cậu Tư thì tui e rằng có ngày sức khỏe của cậu sẽ trở nên trầm trọng, rồi đổ ra nguy kịch. Lúc đó thì chỉ có thuốc thánh mới may ra chữa được”.
Dì Tư thắc mắc,
— Nghe ông kể mà tui nhớ tới tuồng cải lương Trương Chi, Mỵ Nương mà tui đi coi với con nhỏ bạn trong thôn thời còn con gái. Nhưng rồi ba má có khứng lời của thầy Sáu Nhài hay không?
— Không tin thì cũng phải tin. Thầy Sáu Nhài mà, đức độ và danh tiếng của ổng thì ai còn lạ chi. Con bệnh không có đủ khả năng trả tiền thầy tiền thuốc, ông vẫn chữa tận tình cho tới khi dứt căn bệnh mới thôi. Nói về tài thuốc của thầy Sáu hả, ổng vừa biết thuốc Nam vừa rành thuốc tây. Người ta nói thầy Sáu Nhài là Hải Thượng Lãn Ông tái thế đó.
Ông Tư dừng lại, rồi tiếp tục,
— Nghe thầy Sáu nói vậy, mấy ngày sau, ba má tui mới chịu sai người mời dì Chín Lành qua nhà để ba má tui có chuyện nhờ vả.
Ông nhìn vợ,
— Bây giờ bà đã hiểu tại sao ngay sau hôm đám cưới, hai vợ chồng mình ghé vào nhà thầy Sáu Nhài để tạ thầy một lễ trầu cau hay chưa?
Ông Tư kết luận,
— Thiệt tình mà nói là hồi đó tui cực khổ trần ai mới thuyết phục được ba má thay lòng đổi ý. Bây giờ tuổi già xế bóng rồi, nhưng lâu lâu ngồi nghĩ lại chuyện xưa, tui thấy thuả đó sao mình bền gan dữ đa. Năn nỉ ba má không được lại quay sang năn nỉ thầy Sáu Nhài. Hên mà thầy Sáu khứng lời năn nỉ của tui.
Dì Tư khen chồng,
— Ông không kể chiện thì tui cũng đâu có biết ông trần ai cực khổ như vậy. Hồi đó, tui cứ nghĩ đơn giản là ông nói chi mà ba má không đồng ý. Bây giờ mới biết là ông bày trò tính kế năn nỉ gần gãy lưỡi mới ra lương duyên vợ chồng. Thiệt ông cũng là người bền dạ bền gan y như Lưu Bị trong tuồng Lưu Bị năn nỉ Khổng Minh ở trong lều cỏ, như chuyện Chúa nói trong Phúc Âm cứ gõ thì cửa sẽ mở. Ông cứ đứng gõ cửa miết cho nên ta nói rốt cuộc đầu cũng xuôi mà đuôi cũng lọt.
Ông Tư gật đầu,
— Ừ, thì đó. Bây giờ thì bà hiểu đầu đuôi câu chuyện mối dây tơ hồng nối buộc nên duyên vợ chồng của bà với tui rồi đó. Thiệt tình là cực khổ trần ai. Nhưng bởi tui bền gan cứ đứng gõ cửa, rồi cuối cùng cánh cửa cũng đã mở tung ra…
Dì Tư bất chợt xuống giọng, tuồng như thì thào,
— Mà nè! Có chuyện này tui cũng muốn nói với ông. Chúa nói cứ đứng gõ cửa thì cửa sẽ mở, nhưng thiệt tình mà nói, từ hồi còn nhỏ khóc oe oe cho tới bây giờ già cả tóc điểm muối nhiều hơn tiêu, tui nghiệm thấy một điều là nhiều khi đứng gõ cửa sưng vù cả bàn tay mà có thấy cánh cửa mở ra đâu. Ông là người thông suốt chuyện thiên hạ, đâu, ông bày cho tui nghe đi.
Ông Tư cười khì khì,
— Bà làm như tui là cha cụ, nhè ai không hỏi lại đi hỏi tui về chuyện Kinh Thánh. Nhưng mà thôi, cái này là tui cũng chỉ nghe các cha nói mà thôi. Nghe sao thì tui nhắc tuồng lại làm vậy mà thôi.
Dì Tư điệu bộ bứt rứt, nóng nảy,
— Ông làm chi mà cứ rào trước đón sau như dzậy. Có chi thì cứ nói huyệch toẹt ra đi.
Ông Tư chép miệng,
— Bà! Cái tật cứ nóng nảy. Thì để cho tui nói. Đầu đuôi là như thế này. Cũng có mấy lần tui nghe các cha nói là bất cứ khi nào mình gõ cửa, Chúa cũng đều mở cửa trả lời cho mình hết, ngay cả câu trả lời “Không” cũng là một câu trả lời.
Dì Tư ngẫm nghĩ một hồi, rồi cất tiếng,
— Lạ lùng hen! Cái chiện này thì rõ ràng là tui không rành rồi đó. Ông nói thêm một chút cho đầu óc của tôi hanh thông ra hơn một chút xíu được không?
— Thì cũng không có chi là đặc biệt đâu. Những khi Chúa trả lời “Không” với mình chính là những lúc Chúa biết những điều mình xin chẳng có lợi lộc chi cho đời sống đức tin của mình hết. Tui cho bà một cái thí dụ hén, không ai mà lại đi gõ cửa cầu xin với Chúa, “Lạy Chúa, xin cho con trúng số độc đắc Loto, rồi con hứa sẽ dâng hết hai phần ba tiền trúng số vào trong nhà thờ”.
Ông Tư cất giọng cười oang oang trong căn phòng khách,
— Chuyện chi thì tui không rành chứ mà chuyện bà gõ cửa năn nỉ xin Chúa cho trúng số độc đắc thì coi chừng có ngày tui sẽ lái xe chở bà đi gặp bác sĩ hoặc thầy lang để họ cho thuốc tây thuốc ta chữa mấy ngón tay sưng to chù vù y như trái chuối sứ ở quê của mình cho mà coi.
(Trích trong sách Niềm Tin Việt Nam: Bây Giờ và Hôm Nay do Dân Chúa Úc Châu sắp xuất bản.)
www.nguyentrungtay.com