Dan Lee
07-28-2007, 10:07 AM
Con đường trung dung
Vào mùa nghỉ hè năm nay, ngày 07.07. 2007, Đức giáo hoàng Benedictô XVI. đã gây ngạc nhiên bỡ ngỡ, đến độ bối rối cho cả người thuận lẫn người chồng đối“ Giáo Hội bằng hai bản văn: Cho phép cử hành Thánh lễ Misa bằng tiếng latinh theo nghi thức sách lễ thời công đồng Tridentino, cùng song song cử hành Thánh lễ Misa bằng tiếng bản xứ địa phương như đang áp dụng; và qua Thánh Bộ giáo lý đức tin khẳng định lần nữa: Giáo Hội Công giáo Rôma là Giáo Hội duy nhất do Chúa Giêsu lập nên.
Tại sao lại gây ngạc nhiên đến độ bối rối?
Từ sau Công đồng Vaticanô đệ nhị có hai khuynh hướng nảy sinh trong lòng Giáo Hội: Bảo thủ và Tiến bộ canh tân.
Khuynh hướng theo truyền thống bảo thủ nhìn diễn tiến canh tân trong Giáo Hội với cặp mắt và suy diễn chỉ trích Giáo Hội đã bẻ gãy đoạn tuyệt với truyền thống qúa khứ của Gíao Hội từ nghìn năm nay. Cụ thể là những canh tân thay đổi về nghi thức Phụng vụ.
Khuynh hướng Tiến bộ canh tân suy luận vỗ tay vui mừng thấy Giáo Hội đã thay đổi tận gốc rễ cho hợp với thời đại ngày hôm nay trong lòng thế giới.
Cả hai khuynh hướng đều muốn kéo gán cho Công đồng hoặc là không còn tinh thần của Chúa nữa, hoặc là cởi mở hội nhập với tinh thần thời đại!
Cả hai lối suy diễn gán ghép này đều không đúng, cùng không hợp với ý muốn của Công đồng.
Đức đương kim Giáo Hoàng Benedictô XVI., là một trong những người đã trực tiếp tham dự vào những phiên họp và soạn thảo những bản văn nghị quyết của Công Đồng Vatican đệ nhị, đã nhìn thấy vấn đề đó.
Điều bận tâm suy nghĩ này, khi còn là Hồng Y Bộ trưởng thánh bộ Giáo lý Đức tin, ngài đã có lần đề cập đến: „ Không phải những gì chúng ta muốn rằng Công đồng nói như thế, phải là con đường của chúng ta. Nhưng là những điều Công đồng thực sự muốn.“.
Bây giờ trong cương vị Giáo hoàng, ngài muốn vạch chỉ dẫn lối cho hai khuynh hướng đó trở về con đường trung dung trong Giáo Hội Công giáo theo ý muốn của Công đồng đã phác họa.
“Từ trước đến nay các Đức Giáo Hoàng luôn chăm lo sao cho Giáo Hội của Chúa Kitô dâng lên Đấng Thánh Huy Hoàng việc phụng tự xứng đáng để tán tụng và tôn vinh danh Ngài và mưu ích cho toàn Giáo Hội.
Từ quá khứ xa xăm cho đến tương lai có một nguyên tắc phải được tôn trọng, theo đó mỗi Giáo Hội địa phương phải hòa hợp với Giáo Hội hoàn vũ không chỉ về tín lý và các dấu chỉ bí tích, nhưng còn trong việc ứng dụng những gì được truyền lại một cách phổ quát từ truyền thống tông truyền không gián đoạn.
Những điều này được tuân giữ không chỉ sao cho có thể tránh được những sai lầm mà còn nhằm làm cho đức tin có thể được truyền lại cách nguyên vẹn, vì lề luật cầu nguyện của Giáo Hội (lex orandi) tương ứng với lề luật niềm tin của mình (lex credendi).
Trong số các Đức Giáo Hoàng đã thể hiện sự chăm lo như thế, nổi bật là Thánh Grêgôriô Cả, đấng đã lo lắng truyền đạt cho những dân tộc mới của Châu Âu cả đức tin Công Giáo cũng như những kho tàng thờ phượng và văn hóa người La Mã đã tích lũy được trong những thế kỷ trước. Ngài ban những huấn thị cho hình thức Phụng Vụ Thánh của cả Hy Tế Thánh Lễ lẫn Các Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành trong Thành Rôma. Ngài thực hiện những nỗ lực phi thường để nâng đỡ các tu sĩ nam nữ, những người theo Luật của Thánh Benedictô, tại mọi nơi cùng với việc công bố Tin Mừng bằng cuộc sống của họ cũng đã nêu gương cho thấy biểu hiện tích cực nhất của Lề Luật là không để điều gì trọng hơn là công việc của Thiên Chúa (chương 43).
Nhờ thế phụng vụ thánh theo phong cách Rôma nảy sinh không chỉ đức tin và lòng đạo đức bình dân mà cả văn hóa của nhiều dân tộc. Hơn thế nữa, rõ ràng là Phụng Vụ La Tinh trong những hình thái đa dạng đã kích thích trong cuộc sống thiêng liêng của rất nhiều vị Thánh trong mọi thế kỷ của kỷ nguyên Kitô Giáo, tăng cường nhân đức thiêng liêng của nhiều dân tộc, và làm nảy sinh lòng đạo đức bình dân của họ......
Sau thời gian suy tư lâu dài trước những thỉnh cầu bức bách của các tín hữu này lên vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II của tôi, sau khi lắng nghe các Nghị Phụ trong Công Nghị Hồng Y hôm 23/3/2006, sau khi đã suy tư về tất cả những điều này, đã cầu xin Thánh Thần Chúa và đặt niềm cậy trông vào ơn phù trì của Thiên Chúa, qua Tông Thư này tôi TRUYỀN rằng:
Điều 1. Lễ Quy Rôma do Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố được xem là diễn đạt thông thường của luật cầu nguyện (lex orandi) trong Nghi Lễ La Tinh của Giáo Hội Công Giáo, trong khi Lễ Quy Rôma do Thánh Giáo Hoàng Piô V và sau đó được Chân Phước Gioan XIII tái công bố được xem là diễn đạt ngoại lệ của luật cầu nguyện (lex orandi) và được trọng vọng thích đáng xét vì việc sử dụng đáng kính và cổ truyền của nó.
Hai hình thức diễn đạt này của luật cầu nguyện (lex orandi) không vì lẽ nào dẫn tới sự chia rẽ trong luật cầu nguyện (lex orandi) của Giáo Hội, vì chúng là hai cách dùng của cùng một Nghi Lễ Rôma.“( Summorum Pontificum, Đức giáo hoàng Benedictô XVI., Vatican ngày 07.07.2007)
Như thế, qua việc công nhận cho phép cùng mở rộng lễ nghi thờ phượng vừa bằng bản nghi lễ tiếng latinh thời Công đồng Tridentino và vừa theo bản nghi lễ canh tân sau Công đồng Vatican đệ nhị, Đức Giáo hoàng muốn Phụng vụ trong Giáo hội sống động phát triển hợp với tâm tình con người, cùng hội nhập vào dòng lịch sử văn hóa xã hội.
Cho dù có những dị biệt cùng cắt xén đan chéo nhau, nhưng tất cả cùng trên một con đường hòa giải hợp nhất chung.
Con đường trung dung rộng mở về với truyền thống qúa khứ, củng cố hiện tại cũng như xây dựng hướng về phía trước.
Cũng khi còn là Hồng Y Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo lý và Đức tin, Hồng y Giuse Ratzinger đã tâm tình: „ Từ 30 năm nay nền văn hóa của chúng ta đã thay đổi tận gốc rễ, nên việc quay trở lại cử hành Phụng vụ toàn bằng tiếng latinh sẽ gây bỡ ngỡ lúng túng. Với nhiều người có thể không sao vượt qua được khủng hoảng đói. Nên chúng ta cần có hướng dẫn giáo dục về Phụng vụ, nhất là cho các linh mục.
Phải làm sáng tỏ rõ ràng rằng, khoa Phụng vụ không phải là một môn khoa học, như trong kỹ nghệ biến chế xe hơi luôn luôn phải có mẫu kiểu mới hợp theo thị hiếu thị trường thời đại.
Nhưng Phụng vụ dẫn đưa con người vào sống lễ nghi mừng kính, giúp con người cảm nhận mầu nhiệm trong lễ nghi thờ phượng.
Chúng ta không chỉ học hỏi nơi Giáo Hội Đông Phương, nhưng cả ở nơi những Tôn giáo trên thế giơi nữa. Họ hiểu Phụng vụ là điều gì khác hơn những sáng chế bản văn kinh sách và nghi thức. Phụng vụ sống động không hệ tại vào sự lạm dụng biến chế làm mất tính trung thực.
Người trẻ bây giờ cảm nhận được điều này rất mạnh mẽ. Những trung tâm cử hành Phụng Vụ trang nghiêm long trọng đầy lòng cảm xúc sốt mến hấp dẫn họ rất mạnh, dù có khi chẳng hiểu hết lời đọc hay lời nói ở trong đó. Chúng ta rất cần những trung tâm như thế...“ ( Joseph Kardinal Ratzinger, Salz der Erde, Fehler der Kirche, Stuttgart 1966, tr. 188).
Mùa Hè 2007
LM.Nguyễn Ngọc Long
Vào mùa nghỉ hè năm nay, ngày 07.07. 2007, Đức giáo hoàng Benedictô XVI. đã gây ngạc nhiên bỡ ngỡ, đến độ bối rối cho cả người thuận lẫn người chồng đối“ Giáo Hội bằng hai bản văn: Cho phép cử hành Thánh lễ Misa bằng tiếng latinh theo nghi thức sách lễ thời công đồng Tridentino, cùng song song cử hành Thánh lễ Misa bằng tiếng bản xứ địa phương như đang áp dụng; và qua Thánh Bộ giáo lý đức tin khẳng định lần nữa: Giáo Hội Công giáo Rôma là Giáo Hội duy nhất do Chúa Giêsu lập nên.
Tại sao lại gây ngạc nhiên đến độ bối rối?
Từ sau Công đồng Vaticanô đệ nhị có hai khuynh hướng nảy sinh trong lòng Giáo Hội: Bảo thủ và Tiến bộ canh tân.
Khuynh hướng theo truyền thống bảo thủ nhìn diễn tiến canh tân trong Giáo Hội với cặp mắt và suy diễn chỉ trích Giáo Hội đã bẻ gãy đoạn tuyệt với truyền thống qúa khứ của Gíao Hội từ nghìn năm nay. Cụ thể là những canh tân thay đổi về nghi thức Phụng vụ.
Khuynh hướng Tiến bộ canh tân suy luận vỗ tay vui mừng thấy Giáo Hội đã thay đổi tận gốc rễ cho hợp với thời đại ngày hôm nay trong lòng thế giới.
Cả hai khuynh hướng đều muốn kéo gán cho Công đồng hoặc là không còn tinh thần của Chúa nữa, hoặc là cởi mở hội nhập với tinh thần thời đại!
Cả hai lối suy diễn gán ghép này đều không đúng, cùng không hợp với ý muốn của Công đồng.
Đức đương kim Giáo Hoàng Benedictô XVI., là một trong những người đã trực tiếp tham dự vào những phiên họp và soạn thảo những bản văn nghị quyết của Công Đồng Vatican đệ nhị, đã nhìn thấy vấn đề đó.
Điều bận tâm suy nghĩ này, khi còn là Hồng Y Bộ trưởng thánh bộ Giáo lý Đức tin, ngài đã có lần đề cập đến: „ Không phải những gì chúng ta muốn rằng Công đồng nói như thế, phải là con đường của chúng ta. Nhưng là những điều Công đồng thực sự muốn.“.
Bây giờ trong cương vị Giáo hoàng, ngài muốn vạch chỉ dẫn lối cho hai khuynh hướng đó trở về con đường trung dung trong Giáo Hội Công giáo theo ý muốn của Công đồng đã phác họa.
“Từ trước đến nay các Đức Giáo Hoàng luôn chăm lo sao cho Giáo Hội của Chúa Kitô dâng lên Đấng Thánh Huy Hoàng việc phụng tự xứng đáng để tán tụng và tôn vinh danh Ngài và mưu ích cho toàn Giáo Hội.
Từ quá khứ xa xăm cho đến tương lai có một nguyên tắc phải được tôn trọng, theo đó mỗi Giáo Hội địa phương phải hòa hợp với Giáo Hội hoàn vũ không chỉ về tín lý và các dấu chỉ bí tích, nhưng còn trong việc ứng dụng những gì được truyền lại một cách phổ quát từ truyền thống tông truyền không gián đoạn.
Những điều này được tuân giữ không chỉ sao cho có thể tránh được những sai lầm mà còn nhằm làm cho đức tin có thể được truyền lại cách nguyên vẹn, vì lề luật cầu nguyện của Giáo Hội (lex orandi) tương ứng với lề luật niềm tin của mình (lex credendi).
Trong số các Đức Giáo Hoàng đã thể hiện sự chăm lo như thế, nổi bật là Thánh Grêgôriô Cả, đấng đã lo lắng truyền đạt cho những dân tộc mới của Châu Âu cả đức tin Công Giáo cũng như những kho tàng thờ phượng và văn hóa người La Mã đã tích lũy được trong những thế kỷ trước. Ngài ban những huấn thị cho hình thức Phụng Vụ Thánh của cả Hy Tế Thánh Lễ lẫn Các Giờ Kinh Phụng Vụ được cử hành trong Thành Rôma. Ngài thực hiện những nỗ lực phi thường để nâng đỡ các tu sĩ nam nữ, những người theo Luật của Thánh Benedictô, tại mọi nơi cùng với việc công bố Tin Mừng bằng cuộc sống của họ cũng đã nêu gương cho thấy biểu hiện tích cực nhất của Lề Luật là không để điều gì trọng hơn là công việc của Thiên Chúa (chương 43).
Nhờ thế phụng vụ thánh theo phong cách Rôma nảy sinh không chỉ đức tin và lòng đạo đức bình dân mà cả văn hóa của nhiều dân tộc. Hơn thế nữa, rõ ràng là Phụng Vụ La Tinh trong những hình thái đa dạng đã kích thích trong cuộc sống thiêng liêng của rất nhiều vị Thánh trong mọi thế kỷ của kỷ nguyên Kitô Giáo, tăng cường nhân đức thiêng liêng của nhiều dân tộc, và làm nảy sinh lòng đạo đức bình dân của họ......
Sau thời gian suy tư lâu dài trước những thỉnh cầu bức bách của các tín hữu này lên vị Tiền Nhiệm Gioan Phaolô II của tôi, sau khi lắng nghe các Nghị Phụ trong Công Nghị Hồng Y hôm 23/3/2006, sau khi đã suy tư về tất cả những điều này, đã cầu xin Thánh Thần Chúa và đặt niềm cậy trông vào ơn phù trì của Thiên Chúa, qua Tông Thư này tôi TRUYỀN rằng:
Điều 1. Lễ Quy Rôma do Đức Thánh Cha Phaolô Đệ Lục công bố được xem là diễn đạt thông thường của luật cầu nguyện (lex orandi) trong Nghi Lễ La Tinh của Giáo Hội Công Giáo, trong khi Lễ Quy Rôma do Thánh Giáo Hoàng Piô V và sau đó được Chân Phước Gioan XIII tái công bố được xem là diễn đạt ngoại lệ của luật cầu nguyện (lex orandi) và được trọng vọng thích đáng xét vì việc sử dụng đáng kính và cổ truyền của nó.
Hai hình thức diễn đạt này của luật cầu nguyện (lex orandi) không vì lẽ nào dẫn tới sự chia rẽ trong luật cầu nguyện (lex orandi) của Giáo Hội, vì chúng là hai cách dùng của cùng một Nghi Lễ Rôma.“( Summorum Pontificum, Đức giáo hoàng Benedictô XVI., Vatican ngày 07.07.2007)
Như thế, qua việc công nhận cho phép cùng mở rộng lễ nghi thờ phượng vừa bằng bản nghi lễ tiếng latinh thời Công đồng Tridentino và vừa theo bản nghi lễ canh tân sau Công đồng Vatican đệ nhị, Đức Giáo hoàng muốn Phụng vụ trong Giáo hội sống động phát triển hợp với tâm tình con người, cùng hội nhập vào dòng lịch sử văn hóa xã hội.
Cho dù có những dị biệt cùng cắt xén đan chéo nhau, nhưng tất cả cùng trên một con đường hòa giải hợp nhất chung.
Con đường trung dung rộng mở về với truyền thống qúa khứ, củng cố hiện tại cũng như xây dựng hướng về phía trước.
Cũng khi còn là Hồng Y Bộ trưởng Thánh Bộ Giáo lý và Đức tin, Hồng y Giuse Ratzinger đã tâm tình: „ Từ 30 năm nay nền văn hóa của chúng ta đã thay đổi tận gốc rễ, nên việc quay trở lại cử hành Phụng vụ toàn bằng tiếng latinh sẽ gây bỡ ngỡ lúng túng. Với nhiều người có thể không sao vượt qua được khủng hoảng đói. Nên chúng ta cần có hướng dẫn giáo dục về Phụng vụ, nhất là cho các linh mục.
Phải làm sáng tỏ rõ ràng rằng, khoa Phụng vụ không phải là một môn khoa học, như trong kỹ nghệ biến chế xe hơi luôn luôn phải có mẫu kiểu mới hợp theo thị hiếu thị trường thời đại.
Nhưng Phụng vụ dẫn đưa con người vào sống lễ nghi mừng kính, giúp con người cảm nhận mầu nhiệm trong lễ nghi thờ phượng.
Chúng ta không chỉ học hỏi nơi Giáo Hội Đông Phương, nhưng cả ở nơi những Tôn giáo trên thế giơi nữa. Họ hiểu Phụng vụ là điều gì khác hơn những sáng chế bản văn kinh sách và nghi thức. Phụng vụ sống động không hệ tại vào sự lạm dụng biến chế làm mất tính trung thực.
Người trẻ bây giờ cảm nhận được điều này rất mạnh mẽ. Những trung tâm cử hành Phụng Vụ trang nghiêm long trọng đầy lòng cảm xúc sốt mến hấp dẫn họ rất mạnh, dù có khi chẳng hiểu hết lời đọc hay lời nói ở trong đó. Chúng ta rất cần những trung tâm như thế...“ ( Joseph Kardinal Ratzinger, Salz der Erde, Fehler der Kirche, Stuttgart 1966, tr. 188).
Mùa Hè 2007
LM.Nguyễn Ngọc Long