Dan Lee
07-28-2007, 10:34 AM
CHỨC TƯ TẾ CỦA GIÁO DÂN LÀ CHỨC GÌ ?
Hỏi:xin Cha giải thích rõ chức vụ tư tế của người đã chịu Phép Rửa Tôi.
Trả lời:Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì khi chịu phép rửa tội (baptism) người được rửa tội cũng được xức dầu thánh (Chrism) để lãnh nhận ơn riêng của Chúa Thánh Thần, nhờ đó “ trở thành một Kitôhữu”, nghĩa là được xức dầu, gia nhập vào Thân Thể Chúa Kitô là Đấng đã được xức dầu để làm tư tế, ngôn sứ và vương đế.” (x. SGLGHCG, số 1241).
Nói khác đi, qua bí tích Rửa Tội, người tín hữu được tái sinh trong sự sống mới và được “ mặc lấy Chúa Kitô” như Thánh Phaolô dạy. ( x.Gl 3,27). Cũng qua Phép Rửa, người tín hữu được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và địa vị vương đế của Chúa Kitô như Giáo Hội dạy trên đây. Chính vì vinh phúc lớn lao này mà xưa kia các Thánh Giáo Phụ ( Church Fathers) đã gọi các tín hữu Chúa Kitô, tức những người đã được tái sinh nhờ Phép Rửa là những “Đức Kitô thứ hai = Alter Christus”. Từ ngữ này về sau cũng được dùng để chỉ các tư tế có chức thánh như Giám Mục và Linh Mục.
Khi nói đến người tín hữu giáo dân ( Laity) là nói đến một thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội không thuộc về hàng giáo sĩ (Clergy) hay tu sĩ (Religious) như Thánh Công Đồng Vaticanô II đã định nghĩa trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium. ( LG. no.31). Sự phân chia ra ba thành phần này không nhằm nói lên phẩm giá của ai cao hơn ai, hay vai trò nào quan trọng hơn vai trò nào mà chỉ muốn nói lên đặc tính hay chức năng của mỗi ơn gọi ( vocation) mà thôi.Thánh Phaolô đã cắt nghĩa sự khác biệt trong ơn gọi và vai trò của các thành phần Dân Chúa như sau : “ cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy : tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, mỗi người liên đới với người khác như những bộ phận của một thân thể.” ( Rm 12: 4-5).
Nghĩa là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân chỉ là những bộ phận khác nhau của cùng một Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội mà thôi. Khác nhau về chức năngï nhưng đều quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động và sống còn của Nhiệm thể.
Khi nói đến chức tư tế là nói đến Chức Linh Mục duy nhất của Chúa Kitô, Vị Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê ( Dt 5: 10 ) .Nghĩa là chỉ có Chúa Kitô là Thầy Cả hay Linh Mục Thượng Phẩm duy nhất đã dâng Hy Tế ( Sacrifice ) đền tội thay cho nhân loại một lần xưa trên thập giá. Khi đó, Người vừa là Bàn Thờ, vừa là Của Lễ và là Linh Mục.
Chúa Kitô vẫn tiếp tục dâng Hy Tế này cách bí nhiệm (sacramentally) qua tác vụ của Giáo Hội, cụ thể qua thừa tác vụ (Ministerium) của các giáo sĩ có chức thánh như Giám mục và Linh Mục, là những người nhờ Bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) mà được phép nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) để “làm vịệc này mà nhớ đến Thầy” tức cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist) hàng ngày ở khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Đây là chức tư tế của hàng giáo sĩ phẩm trật hay thừa tác ( ministerial or hierachial priesthood) xuất phát từ bí tích truyền chức thánh. Ngược lại, chức tư tế chung ( common priesthood) của mọi Kitôhữu hay giáo dân là chức phát sinh từ bí tích Rửa tội và Thêm sức, chứ không từ bí tích truyền chức thánh. Vì thế, giáo dân không được phép cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Chỉ trừ trường hợp nguy tử, khi không tìm được các thừa tác viên có chức thánh (Giám mục, Linh mục, Phó tế = Ordained Ministers) giáo dân mới được phép cử hành bí tích Rửa tội mà thôi.
Sự khác biệt giữa hai chức tư tế của giáo sĩ và giáo dân được Giáo Hội nói rõ như sau :
“Chức tư tế chung của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật , tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn cả về yếu tính ( degree and essence), song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình. Tư tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành Hy tế tạ ơn (the Eucharist) và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúaq nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng thánh lễ và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” ( x. LG, số 10).
Nói rõ hơn, các tư tế thừa tác hay phẩm trật, cụ thể là các Giám Mục và Linh mục, thay mặt Chúa Kitô là Đầu ( in persona Chirsti Capitis) để giảng dạy và cử hành các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể để diễn lại Hy Tế thập giá trên bàn thờ ngày nay, nhờ đó “ Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( x. 1 Cor 10,17) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( Sđd, số 3). Nghĩa là, công cuộc cứu chuộc nhân loại của Chúa Kitô đã hoàn tất một lần xưa qua Hy Tế của Người trên thập giá, được lập lại ngày nay mỗi khi Thánh lễ Tạ Ơn được cử hành. Và chỉ có Giám Muc hay Linh mục được làm việc này nhờ quyền thánh (sacra potestas) đã lãnh nhận qua bí tích truyền chức mà thôi.
Chức tư tế chung của người tín hữu chỉ cho phép mọi giáo hữu được hiệp thông với các tư tế thừa tác trong việc dâng đời sống của mình với mọi vui buồn, sướng khổ để kết hợp với Hy tế của Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa để xin ơn cứu chuộc cho mình và cho người khác trong Thánh lễ.
Ngoài ra, chức tư tế và ngôn sứ của người tín hữu cũng đòi hỏi mọi giáo hữu sống nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời để góp phần mở mang Nước của Chúa Kitô là “ Nước của của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hòa bình.” (Sđd, số 36). Đây chính là địa vị vương giả mà người tín hữu được chia sẻ với Chúa Kitô nhờ Phép Rửa.
Tóm lại, chức tư tế của người tín hữu hay giáo dân hoàn toàn khác với chức tư tế của hàng giáo sĩ thừa tác ( Giám mục, Linh mục) như đã nói ở trên.Tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa là ai cao trọng hơn ai, mà chỉ nói lên sự khác nhau về chức năng (competence) để chu toàn các nhiệm vụ theo ơn gọi riêng của mỗi bậc sống mà thôi.
Điều quan trọng là mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội, -giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân - tất cả đều được mời gọi để nên thánh và có trách nhiệm loan báo Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô cho mọi người, mọi dân tộc trên toàn thế giới . Vai trò khác nhau chỉ nói lên bổn phận khác nhau phải chu toàn mà thôi. “ Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào, vì tất cả đều thuộc về anh em mà anh em thuộc về Chúa Kitô và Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa.” ( 1 Cor 3: 21,23).
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.
Hỏi:xin Cha giải thích rõ chức vụ tư tế của người đã chịu Phép Rửa Tôi.
Trả lời:Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo thì khi chịu phép rửa tội (baptism) người được rửa tội cũng được xức dầu thánh (Chrism) để lãnh nhận ơn riêng của Chúa Thánh Thần, nhờ đó “ trở thành một Kitôhữu”, nghĩa là được xức dầu, gia nhập vào Thân Thể Chúa Kitô là Đấng đã được xức dầu để làm tư tế, ngôn sứ và vương đế.” (x. SGLGHCG, số 1241).
Nói khác đi, qua bí tích Rửa Tội, người tín hữu được tái sinh trong sự sống mới và được “ mặc lấy Chúa Kitô” như Thánh Phaolô dạy. ( x.Gl 3,27). Cũng qua Phép Rửa, người tín hữu được tham dự vào chức tư tế, ngôn sứ và địa vị vương đế của Chúa Kitô như Giáo Hội dạy trên đây. Chính vì vinh phúc lớn lao này mà xưa kia các Thánh Giáo Phụ ( Church Fathers) đã gọi các tín hữu Chúa Kitô, tức những người đã được tái sinh nhờ Phép Rửa là những “Đức Kitô thứ hai = Alter Christus”. Từ ngữ này về sau cũng được dùng để chỉ các tư tế có chức thánh như Giám Mục và Linh Mục.
Khi nói đến người tín hữu giáo dân ( Laity) là nói đến một thành phần Dân Chúa đông đảo nhất trong Giáo Hội không thuộc về hàng giáo sĩ (Clergy) hay tu sĩ (Religious) như Thánh Công Đồng Vaticanô II đã định nghĩa trong Hiến Chế Tín Lý Lumen Gentium. ( LG. no.31). Sự phân chia ra ba thành phần này không nhằm nói lên phẩm giá của ai cao hơn ai, hay vai trò nào quan trọng hơn vai trò nào mà chỉ muốn nói lên đặc tính hay chức năng của mỗi ơn gọi ( vocation) mà thôi.Thánh Phaolô đã cắt nghĩa sự khác biệt trong ơn gọi và vai trò của các thành phần Dân Chúa như sau : “ cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy : tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, mỗi người liên đới với người khác như những bộ phận của một thân thể.” ( Rm 12: 4-5).
Nghĩa là giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân chỉ là những bộ phận khác nhau của cùng một Nhiệm thể Chúa Kitô là Giáo Hội mà thôi. Khác nhau về chức năngï nhưng đều quan trọng và cần thiết cho sự hoạt động và sống còn của Nhiệm thể.
Khi nói đến chức tư tế là nói đến Chức Linh Mục duy nhất của Chúa Kitô, Vị Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê ( Dt 5: 10 ) .Nghĩa là chỉ có Chúa Kitô là Thầy Cả hay Linh Mục Thượng Phẩm duy nhất đã dâng Hy Tế ( Sacrifice ) đền tội thay cho nhân loại một lần xưa trên thập giá. Khi đó, Người vừa là Bàn Thờ, vừa là Của Lễ và là Linh Mục.
Chúa Kitô vẫn tiếp tục dâng Hy Tế này cách bí nhiệm (sacramentally) qua tác vụ của Giáo Hội, cụ thể qua thừa tác vụ (Ministerium) của các giáo sĩ có chức thánh như Giám mục và Linh Mục, là những người nhờ Bí tích truyền chức thánh (Holy Orders) mà được phép nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) để “làm vịệc này mà nhớ đến Thầy” tức cử hành Thánh lễ Tạ Ơn (The Eucharist) hàng ngày ở khắp mọi nơi trong Giáo Hội.
Đây là chức tư tế của hàng giáo sĩ phẩm trật hay thừa tác ( ministerial or hierachial priesthood) xuất phát từ bí tích truyền chức thánh. Ngược lại, chức tư tế chung ( common priesthood) của mọi Kitôhữu hay giáo dân là chức phát sinh từ bí tích Rửa tội và Thêm sức, chứ không từ bí tích truyền chức thánh. Vì thế, giáo dân không được phép cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể. Chỉ trừ trường hợp nguy tử, khi không tìm được các thừa tác viên có chức thánh (Giám mục, Linh mục, Phó tế = Ordained Ministers) giáo dân mới được phép cử hành bí tích Rửa tội mà thôi.
Sự khác biệt giữa hai chức tư tế của giáo sĩ và giáo dân được Giáo Hội nói rõ như sau :
“Chức tư tế chung của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật , tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn cả về yếu tính ( degree and essence), song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình. Tư tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành Hy tế tạ ơn (the Eucharist) và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúaq nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tư tế vương giả, cộng tác dâng thánh lễ và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” ( x. LG, số 10).
Nói rõ hơn, các tư tế thừa tác hay phẩm trật, cụ thể là các Giám Mục và Linh mục, thay mặt Chúa Kitô là Đầu ( in persona Chirsti Capitis) để giảng dạy và cử hành các bí tích nhất là bí tích Thánh Thể để diễn lại Hy Tế thập giá trên bàn thờ ngày nay, nhờ đó “ Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế ( x. 1 Cor 10,17) thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” ( Sđd, số 3). Nghĩa là, công cuộc cứu chuộc nhân loại của Chúa Kitô đã hoàn tất một lần xưa qua Hy Tế của Người trên thập giá, được lập lại ngày nay mỗi khi Thánh lễ Tạ Ơn được cử hành. Và chỉ có Giám Muc hay Linh mục được làm việc này nhờ quyền thánh (sacra potestas) đã lãnh nhận qua bí tích truyền chức mà thôi.
Chức tư tế chung của người tín hữu chỉ cho phép mọi giáo hữu được hiệp thông với các tư tế thừa tác trong việc dâng đời sống của mình với mọi vui buồn, sướng khổ để kết hợp với Hy tế của Chúa Kitô dâng lên Thiên Chúa để xin ơn cứu chuộc cho mình và cho người khác trong Thánh lễ.
Ngoài ra, chức tư tế và ngôn sứ của người tín hữu cũng đòi hỏi mọi giáo hữu sống nhân chứng cho Chúa Kitô trước mặt người đời để góp phần mở mang Nước của Chúa Kitô là “ Nước của của chân lý và sự sống, của ân sủng và thánh thiện, của công lý, tình yêu và hòa bình.” (Sđd, số 36). Đây chính là địa vị vương giả mà người tín hữu được chia sẻ với Chúa Kitô nhờ Phép Rửa.
Tóm lại, chức tư tế của người tín hữu hay giáo dân hoàn toàn khác với chức tư tế của hàng giáo sĩ thừa tác ( Giám mục, Linh mục) như đã nói ở trên.Tuy nhiên sự khác biệt này không có nghĩa là ai cao trọng hơn ai, mà chỉ nói lên sự khác nhau về chức năng (competence) để chu toàn các nhiệm vụ theo ơn gọi riêng của mỗi bậc sống mà thôi.
Điều quan trọng là mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Hội, -giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân - tất cả đều được mời gọi để nên thánh và có trách nhiệm loan báo Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô cho mọi người, mọi dân tộc trên toàn thế giới . Vai trò khác nhau chỉ nói lên bổn phận khác nhau phải chu toàn mà thôi. “ Vậy đừng ai dựa vào phàm nhân mà tự hào, vì tất cả đều thuộc về anh em mà anh em thuộc về Chúa Kitô và Chúa Kitô thuộc về Thiên Chúa.” ( 1 Cor 3: 21,23).
LM. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.