Dan Lee
07-28-2007, 10:54 PM
NGƯỜI GIA TRƯỞNG- SỐNG ĐẠO HÔM NAY
I.- TÌM HIỂU Ý NGHĨA NGƯỜI GIA TRƯỞNG
Người ta thường hay ví von rằng: “Một đoàn tàu không thể thiếu toa đầu máy. Cũng vậy, một tổ chức, dù chỉ là nhóm nhỏ, cũng cần có người đứng đầu. Và tất nhiên, một gia đình cũng cần có người - chống mũi chịu sào - gọi là gia trưởng”.
1. Gia trưởng, theo nghĩa tích cực: là người chỉ đạo, hướng dẫn con-thuyền-gia-đình lướt qua mọi giông tố, mọi phong ba để cập bến bờ bình an và hạnh phúc. Theo luật quốc tế, thuyền trưởng không được rời thuyền trước người hành khách cuối cùng. Cũng vậy, gia trưởng không được “ngã tay chèo” dù bất kỳ tình thế nào. Đó mới là người chồng và người cha đầy trách nhiệm, chứ không ích kỷ tìm bình an riêng mình.
2. Còn theo nghĩa tiêu cực: gia trưởng là người thích dùng quyền hoặc ưa chỉ huy, độc đoán hoặc chuyên chế, tỏ ra hách dịch, dùng mệnh lệnh để áp đặt vợ và con cái, thay vì lắng nghe trong cuộc đối thoại.
Vậy, người gia trưởng đích thực, phải là người theo nghĩa tích cực. Nghĩa là người biết tạo ra bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm cúng, tràn ngập tiếng cười. Và cái uy tín của gia trưởng, là hãy dám nhận khuyết điểm, nói ít làm nhiều, và luôn làm theo thánh ý Chúa như mẫu gương người gia trưởng tuyệt vời của chúng ta là Thánh Cả Giuse.
II.- Ý NGHĨA VÀ SỨ MỆNH CỦA VIỆC SỐNG ĐẠO TRONG GIA ĐÌNH
Chúa Giêsu dạy rằng: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên Trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5, 48). Gia đình chính là một ơn gọi, Chúa ban cho vợ chồng để cùng nhau và nhờ nhau nên hoàn thiện. Vậy, sống đạo trong gia đình là sống sự nên hoàn thiện, như Chúa Giêsu đã dạy. Sống đạo trong gia đình không đòi hỏi những nỗ lực thánh thiện quá sức, nhưng là sống chu toàn sứ mệnh Thiên Chúa giao phó cho đôi vợ chồng, khi Ngài kết hợp bằng Phép Hôn Phối.
ĐTC Gioan-Phaolô II viết: "Trong Giáo Hội, gia đình là một giáo hội cỡ nhỏ, là nơi tiếp nhận và loan báo Lời Chúa. Mọi đôi bạn phải là sứ giả của tình yêu và sự sống, như một dấu hiệu sáng chói sự hiện diện của Chúa Kitô và tình yêu của Ngài, đối với những ai còn ở xa, đối với những gia đình chưa tin và cả đối với những gia đình Kitô hữu không sống cách phù hợp với đức tin họ đã tiếp nhận" (Tông Huấn Familiaris Consortio 1981).
Thật vậy, gia đình chính là mái trường đầu tiên và quan trọng nhất trong việc giáo dục những đức tính nhân bản cũng như lòng đạo cho con người. Với tư cách là tế bào căn bản của xã hội và Giáo Hội, gia đình hãy quan tâm xây dựng và duy trì những giá trị vô cùng cao quý của đời sống hôn nhân và gia đình Công giáo. Làm được như thế chính là góp phần tích cực vào sự phát triển vững bền của xã hội cũng như Giáo Hội. Trong tư cách người Kitô hữu sống đạo hôm nay, anh chị em hãy cương quyết không để cho "văn hoá sự chết" lôi cuốn mình, không chấp nhận mọi hình thức xúc phạm đến sự sống và phẩm giá con người, nhất là can đảm nói "không" với tệ nạn phá thai và ly dị vốn là những tệ nạn luôn luôn để lại hậu quả bi thảm cho gia đình cũng như cho xã hội và Giáo Hội. (x. TMV. HĐGMVN 2006, số 10)
III- PHƯƠNG THỨC CHU TOÀN SỨ MỆNH
Thánh Công Đồng Vatican II dạy: "Gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh đó nếu gia đình tỏ ra như một đền thờ của Giáo Hội trong nhà mình, nhờ yêu thương nhau và cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, nếu tất cả gia đình cùng tham dự vào việc phụng vụ của Giáo Hội, và sau cùng nếu gia đình tỏ ra hiếu khách và cổ võ đức công bằng cũng như những việc thiện khác giúp các anh em đang túng thiếu" (Hiến chế Tông Đồ Giáo Dân, chương11). Theo Thánh Công Đồng, sống đạo trong gia đình gồm ba điểm: Gia đình trở nên một đền thờ Thiên Chúa, nhờ yêu thương nhau và cùng nhau cầu nguyện; Tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng nhau tham dự vào việc phụng vụ của Giáo Hội; Gia đình làm tông đồ bằng tiếp đón, bằng sống đức công bình và bác ái đối với người anh em khác. Sau đây, chúng ta tìm hiểu ba điểm căn bản, giúp chúng ta sống đạo trong gia đình, để nhờ đó chúng ta nên hoàn thiện như Chúa Giêsu muốn.
1. Gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa:
Việc thực tế đầu tiên của gia đình là cung hiến ngôi nhà của mình cho Thiên Chúa. Vợ chồng xin Linh mục làm phép nơi ăn chốn ở của mình, dù đó là một căn phòng chật hẹp hay một biệt thự lộng lẫy. Sau đó, vợ chồng xin dâng mình cho Chúa và xin Chúa làm chủ gia đình mình. Từ đó Chúa Giêsu hiện diện giữa đôi lứa và Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn đời sống của gia đình: "Sự hiện diện của Chúa Giêsu làm cho sự hiệp nhất của đôi bạn trở nên trọn vẹn: hiệp nhất thể xác, tình yêu, tinh thần và thiêng liêng" (Đường Hy Vọng, số 489 của ĐHY. Ph.X. Nguyễn Văn Thuận).
Thánh Phêrô nhắc nhở: "Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nếp ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em. Vì có lời Kinh Thánh chép rằng: “hãy sống thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh" (1Pr 1,14-16).
Vậy thì, "Này ngôn ngữ xin dằn cho êm lại, nỗi bất bình thu xếp gọn một bên, còn đôi mắt, ngăn đừng cho cuồng dại, thu bóng hình những ảo ảnh phù vân."
Lời ăn tiếng nói tục tằn, thô bỉ, hay lớn tiếng thóa mạ nhiếc mắng nhau trong gia đình, không những gây ảnh hưởng tai hại trên con cái mình, nhưng hoàn toàn bất xứng đối với "những người biết vâng phục" Thánh ý Chúa.
2. Yêu thương và tha thứ:
Là Kitô hữu, chúng ta cần đặt câu hỏi: tôi yêu bạn đời tôi là tôi yêu cho tôi hay tôi yêu cho bạn đời tôi? Đối với người Kitô hữu, yêu là cho mà không chờ đền đáp. Yêu là cho hết và cho cả chính mình, như thánh sử Gioan đã nói: "Không ai có tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu" (Ga 15,13). Theo Chúa Giêsu, yêu là hiến mạng sống mình cho người mình yêu, như Ngài đã thực hiện tình yêu ấy đối với nhân loại trên Thập Giá. Vì vậy, vợ chồng cần học biết yêu thương nhau, bằng cách ngắm nhìn Chúa Giêsu. Yêu như Chúa Giêsu yêu chúng ta. Chỉ có yêu như Chúa Giêsu yêu, mới đem lại cho vợ chồng niềm vui thật và bền vững. Mọi tình yêu theo cách thế gian chỉ mang lại chua xót, đắng cay nếu không phải là chết chóc ly dị.
Thánh Âutinh nói: "Chúng ta thường có ước muốn thương yêu rất lớn và khả năng thương yêu rất hạn hẹp. Nhưng Chúa Thánh Thần sẽ đổ tràn tình yêu vào lòng chúng ta, nếu chúng ta biết sống khiêm nhường để xin lỗi nhau, và biết sống yêu thương để tha thứ cho nhau". Đó là một chuyển động tình yêu làm rộng mở cõi lòng chúng ta, làm tình yêu vô tận của Thiên Chúa tràn vào được đời sống vợ chồng chúng ta.
Trong thơ gởi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô viết: "Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người mình yêu, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng" (Ep 4, 25-27).
Người ta có cảm tưởng xin lỗi là hạ mình trước người kia và tha thứ là mình đặt địa vị lên trên người kia. Hiểu như thế là hiểu theo cách thế gian, là đứng vào vị thế của kiêu ngạo. Trong khi hai nhân đức xin lỗi và tha thứ lại là phạm vi của Tình Yêu, như lời Chúa Giêsu dạy rằng: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13, 34). Theo Kitô giáo, "yêu là cho hết và cho cả chính mình" (Thánh Têrêsa Nhỏ). Yêu như Chúa Giêsu yêu chúng ta. Cho dù chúng ta bội bạc Ngài đến đâu, Ngài vẫn yêu chúng ta. Trong phạm vi tình yêu, không có chỗ đứng cho kiêu ngạo. Chúng ta đều là những kẻ có tội, và hay có lỗi lầm. Khi lỡ nóng giận, khi lỡ lời làm mất lòng chồng hay vợ mình, khi có cử chỉ hay hành động không đúng với tình yêu... ta xin lỗi. Khi xin lỗi là ta muốn người phối ngẫu yêu ta với tất cả những yếu hèn của con người thật của ta. Và ngược lại, khi tha thứ là ta muốn yêu người bạn đời của ta như Chúa Giêsu yêu ta. Tha thứ là cho, cho dù mình có bị thương tổn: Thánh Phaolô đã dạy: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35). Sống khiêm nhượng để biết xin lỗi và sống yêu thương để biết tha thứ.
Có lắm lúc, tình yêu vợ chồng gặp phải những trở ngại. Chính đấy là những lúc phải xử dụng ơn tha thứ và sự khiêm nhượng nhận biết lỗi lầm mà Thiên Chúa đã ban cho.
3. Cùng nhau cầu nguyện:
Nghĩ kỹ lại, chúng ta được sinh ra làm người như thế này, đã là một ơn phước trọng đại. Lại được Rửa Tội, được nuôi dưỡng trong Giáo Hội Chúa..., thì thật là phước lộc biết bao! Nói cách khác, không có ơn Chúa, con người không thể nào hình thành và triển nở được. Đời sống gia đình lại còn cần nhiều ơn Chúa hơn nữa. Ơn Chúa luôn chan chứa đầy tràn. Nhưng muốn lãnh nhận được thì chỉ có cách là cầu nguyện thôi. Một cách cầu nguyện sinh nhiều hoa trái vững bền là học hiểu và thực hành Lời Chúa. Vì Chúa đã dạy rằng: "Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" (Ga 15, 5).
Do đó, Lời Chúa phải được đọc thường xuyên nhất trong gia đình. Vì khi vợ chồng cùng nhau đọc và tìm hiểu Lời Chúa, Chúa Thánh Thần sẽ thân hành dạy họ, dẫn dắt họ trên con đường hoàn thiện.
Đọc Lời Chúa (Phúc Âm) trong gia đình không phải là điều khó thực hiện, nếu đôi bạn, hằng ngày để ra ít phút thôi, vào buổi tối sau bữa ăn chẳng hạn. Cùng nhau đọc một đoạn Phúc Âm. Rồi thinh lặng suy niệm, rồi tự phát cầu nguyện, cầu nguyện cho chính mình, cho người bạn đời, cho các người mình trách nhiệm, cho con cái, cho người thân yêu, cho công cuộc tông đồ của gia đình... Ta thường có ý muốn cầu xin cho chồng hay cho vợ thay đổi ra như thế này, thế kia. Lẽ ra, ta cần cầu xin cho ta biết yêu thương người bạn đời của ta là đủ (Bernadette).
Những giây phút cùng nhau cầu nguyện, thật là đẹp, thật là huyền diệu. Làm cho tình vợ chồng, cha mẹ con cái nên keo sơn thắm thiết, vì tất cả gia đình được liên kết mật thiết với Chúa. Đấy là giây phút mà Lời Chúa thấm nhập tận nơi sâu thẳm của tâm linh đôi bạn, chữa lành mọi vết thương đau. Đây cũng là giây phút bên nhau cùng nghỉ ngơi trong Chúa, phó thác mọi sự cho Ngài và được Ngài bồi dưỡng lại sức sau một ngày lao nhọc.
Gia đình công giáo là "nơi tiếp nhận và loan báo Lời Chúa". Không đọc Phúc Âm trong gia đình, sao gọi là tiếp nhận? Không suy niệm Phúc Âm sao có thể loan báo được? Sống đạo đòi hỏi tranh thủ thời giờ để đọc và chia sẻ Phúc Âm.
Cầu nguyện luôn đi đôi với tin tưởng. Chúa có nói: "Anh em cứ xin thì sẽ được, (...) Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ cầu xin Người" (Lc 11,9.13b). Cầu nguyện để Chúa hành động trong ta. Có những lối Ngài dẫn ta đi rất khác, có khi trái hẳn những gì ta mong chờ. Nhưng Ngài là Thiên Chúa lại thương xót ta vô vàn, lối Ngài dẫn luôn là lối thích hợp nhất, tốt đẹp nhất cho ơn gọi của ta, cho cuộc đời của ta.
Cầu nguyện là "Trong mọi trường hợp, ta hãy chúc tụng Đức Chúa, là Thiên Chúa ta, ta hãy xin Người làm cho đường ta đi, được ngay thẳng" (Tb 4, 19). Những lúc sầu khổ nhất, ta càng cảm tạ Chúa hơn nữa. Vì chính những lúc ấy, ta lãnh nhận ơn Ngài nhiều nhất, ơn biến nước mắt của ta hôm nay thành nụ cười tươi vui cho mai sau: "Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng" (Tv 125, 5). Ta chỉ thấy đời mình trong một tương lai ngắn. Còn Ngài, Ngài thấu triệt cùng một lúc, quá khứ, hiện tại và tương lai đời ta, từ lúc chưa lọt lòng mẹ, đến đời đời về sau. Vì thế, ta có thể chúc tụng Chúa trong mọi trường hợp: "Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện" (Pl 4,6).
Việc cầu nguyện còn được dàn trải trong các hoạt động của việc phụng vụ Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa, Cử hành và lãnh nhận các phép Bí Tích hay đọc kinh Kinh Phụng Vụ. Các nhiệm vụ ấy được gọi là việc phụng vụ thánh của Giáo Hội. Vì chính Chúa Giêsu hành động trong các phụng vụ thánh của Giáo Hội.
Và cuối cùng việc cầu nguyện còn được biểu lộ ra bên ngoài qua các hoạt động tông đồ (công bình và bác ái), tha thiết tham gia sinh hoạt các Hội Đoàn của Giáo Xứ. Vì Giáo Xứ là Giáo Hội của Chúa, một công cụ Chúa dùng để cứu rỗi các linh hồn; làm mạnh Giáo Xứ là làm mạnh công trình tay Chúa. Sống cho Giáo Xứ là sống cho Chúa Giêsu. Có thể nói, Giáo Hội được Chúa Giêsu khai sinh là để làm tông đồ. Làm tông đồ là làm cho Nước Chúa rộng mở trên khắp hoàn cầu. Để nhờ đó, Ơn Cứu Rỗi được mang đến cho mọi người. Những việc trong gia đình cũng như những việc ngoài xã hội, không được tách rời khỏi động lực siêu nhiên của cuộc sống, theo lời thánh Tông Đồ Phaolô: "Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói nhân danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha" (Cl 3,17; Tông Đồ Giáo Dân 2 và 4). Nhờ nhân danh Chúa Giêsu, mà việc tông đồ của chúng ta nên hoàn thiện và có giá trị tối đa.
IV- KẾT LUẬN
Thưa quý vị, trên đường đời, và cũng là trên đường nên hoàn thiện, kinh nghiệm cho biết, có lắm lúc, ta nản chí chùn chân. Trong Phúc Âm, nhiều lần kể lại rằng: "Chúa Giêsu đi ra nơi thanh vắng và cầu nguyện ở đó" (Lc 5,15-16). Vợ chồng lại càng cần phải có những ngày cùng nhau "đi ra nơi thanh vắng và cầu nguyện ở đó", nghĩa là những ngày tĩnh tâm, ít nhất là một lần trong một năm.
Những ngày tĩnh tâm là những ngày ta tắm gội trong ơn Chúa, múc lấy ơn sủng Ngài, bồi dưỡng sinh lực, tích trữ thần lương. Để lại ra đi, sống giữa trần thế, để chu toàn sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó cho từng bậc sống của gia đình, và để hoàn thiện cuộc đời mến Chúa yêu người ngay trong môi trường tại gia.
Thế trần càng tối tăm, càng phũ phàng, dấu hiệu gương sáng của quý vị lại càng cần thiết, càng cấp bách hơn, cho nhiều người đang còn bị tối tăm bao phủ.
"Vì khi trung thành cầu nguyện chung với nhau, thánh hoá ngày Chúa nhật, duy trì bầu khí trên thuận dưới hòa, nhường nhịn lẫn nhau giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, gia đình anh chị em sẽ trở nên chứng từ hùng hồn cho đạo thánh Chúa. Khi vợ chồng vượt lên mọi thử thách, sống trung tín và chung thuỷ sắt son như lời cam kết ngày cử hành hôn lễ, gia đình anh chị em đã góp phần kiến tạo nền "văn minh tình thương" và "văn hoá sự sống" cho đất nước của mình" (TMV. HĐGMVN 2006, số 10).
Thay lời cho ban đặc trách Gia trưởng Giáo phận. Chúng tôi cầu chúc các quý vị, cảm nghiệm được niềm vui và bình an mà Thiên Chúa luôn ban cho những ai quyết tâm thi hành sứ mệnh trong vai trò của mình. Đời sống vợ chồng của quý vị sẽ đầy hạnh phúc, hoan lạc và bình an.
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Ban cho các quý vị gia trưởng, mỗi ngày càng thành công trong trọng trách làm chồng và làm cha bằng con đường yêu thương và nhân hậu, để được vợ con yêu thương và mọi người kính trọng.
LM. Hà Văn Minh
I.- TÌM HIỂU Ý NGHĨA NGƯỜI GIA TRƯỞNG
Người ta thường hay ví von rằng: “Một đoàn tàu không thể thiếu toa đầu máy. Cũng vậy, một tổ chức, dù chỉ là nhóm nhỏ, cũng cần có người đứng đầu. Và tất nhiên, một gia đình cũng cần có người - chống mũi chịu sào - gọi là gia trưởng”.
1. Gia trưởng, theo nghĩa tích cực: là người chỉ đạo, hướng dẫn con-thuyền-gia-đình lướt qua mọi giông tố, mọi phong ba để cập bến bờ bình an và hạnh phúc. Theo luật quốc tế, thuyền trưởng không được rời thuyền trước người hành khách cuối cùng. Cũng vậy, gia trưởng không được “ngã tay chèo” dù bất kỳ tình thế nào. Đó mới là người chồng và người cha đầy trách nhiệm, chứ không ích kỷ tìm bình an riêng mình.
2. Còn theo nghĩa tiêu cực: gia trưởng là người thích dùng quyền hoặc ưa chỉ huy, độc đoán hoặc chuyên chế, tỏ ra hách dịch, dùng mệnh lệnh để áp đặt vợ và con cái, thay vì lắng nghe trong cuộc đối thoại.
Vậy, người gia trưởng đích thực, phải là người theo nghĩa tích cực. Nghĩa là người biết tạo ra bầu không khí gia đình hòa thuận, ấm cúng, tràn ngập tiếng cười. Và cái uy tín của gia trưởng, là hãy dám nhận khuyết điểm, nói ít làm nhiều, và luôn làm theo thánh ý Chúa như mẫu gương người gia trưởng tuyệt vời của chúng ta là Thánh Cả Giuse.
II.- Ý NGHĨA VÀ SỨ MỆNH CỦA VIỆC SỐNG ĐẠO TRONG GIA ĐÌNH
Chúa Giêsu dạy rằng: "Anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên Trời là Đấng hoàn thiện" (Mt 5, 48). Gia đình chính là một ơn gọi, Chúa ban cho vợ chồng để cùng nhau và nhờ nhau nên hoàn thiện. Vậy, sống đạo trong gia đình là sống sự nên hoàn thiện, như Chúa Giêsu đã dạy. Sống đạo trong gia đình không đòi hỏi những nỗ lực thánh thiện quá sức, nhưng là sống chu toàn sứ mệnh Thiên Chúa giao phó cho đôi vợ chồng, khi Ngài kết hợp bằng Phép Hôn Phối.
ĐTC Gioan-Phaolô II viết: "Trong Giáo Hội, gia đình là một giáo hội cỡ nhỏ, là nơi tiếp nhận và loan báo Lời Chúa. Mọi đôi bạn phải là sứ giả của tình yêu và sự sống, như một dấu hiệu sáng chói sự hiện diện của Chúa Kitô và tình yêu của Ngài, đối với những ai còn ở xa, đối với những gia đình chưa tin và cả đối với những gia đình Kitô hữu không sống cách phù hợp với đức tin họ đã tiếp nhận" (Tông Huấn Familiaris Consortio 1981).
Thật vậy, gia đình chính là mái trường đầu tiên và quan trọng nhất trong việc giáo dục những đức tính nhân bản cũng như lòng đạo cho con người. Với tư cách là tế bào căn bản của xã hội và Giáo Hội, gia đình hãy quan tâm xây dựng và duy trì những giá trị vô cùng cao quý của đời sống hôn nhân và gia đình Công giáo. Làm được như thế chính là góp phần tích cực vào sự phát triển vững bền của xã hội cũng như Giáo Hội. Trong tư cách người Kitô hữu sống đạo hôm nay, anh chị em hãy cương quyết không để cho "văn hoá sự chết" lôi cuốn mình, không chấp nhận mọi hình thức xúc phạm đến sự sống và phẩm giá con người, nhất là can đảm nói "không" với tệ nạn phá thai và ly dị vốn là những tệ nạn luôn luôn để lại hậu quả bi thảm cho gia đình cũng như cho xã hội và Giáo Hội. (x. TMV. HĐGMVN 2006, số 10)
III- PHƯƠNG THỨC CHU TOÀN SỨ MỆNH
Thánh Công Đồng Vatican II dạy: "Gia đình sẽ chu toàn được sứ mệnh đó nếu gia đình tỏ ra như một đền thờ của Giáo Hội trong nhà mình, nhờ yêu thương nhau và cùng nhau dâng lời cầu nguyện lên Thiên Chúa, nếu tất cả gia đình cùng tham dự vào việc phụng vụ của Giáo Hội, và sau cùng nếu gia đình tỏ ra hiếu khách và cổ võ đức công bằng cũng như những việc thiện khác giúp các anh em đang túng thiếu" (Hiến chế Tông Đồ Giáo Dân, chương11). Theo Thánh Công Đồng, sống đạo trong gia đình gồm ba điểm: Gia đình trở nên một đền thờ Thiên Chúa, nhờ yêu thương nhau và cùng nhau cầu nguyện; Tất cả mọi thành viên trong gia đình cùng nhau tham dự vào việc phụng vụ của Giáo Hội; Gia đình làm tông đồ bằng tiếp đón, bằng sống đức công bình và bác ái đối với người anh em khác. Sau đây, chúng ta tìm hiểu ba điểm căn bản, giúp chúng ta sống đạo trong gia đình, để nhờ đó chúng ta nên hoàn thiện như Chúa Giêsu muốn.
1. Gia đình trở nên đền thờ của Thiên Chúa:
Việc thực tế đầu tiên của gia đình là cung hiến ngôi nhà của mình cho Thiên Chúa. Vợ chồng xin Linh mục làm phép nơi ăn chốn ở của mình, dù đó là một căn phòng chật hẹp hay một biệt thự lộng lẫy. Sau đó, vợ chồng xin dâng mình cho Chúa và xin Chúa làm chủ gia đình mình. Từ đó Chúa Giêsu hiện diện giữa đôi lứa và Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn đời sống của gia đình: "Sự hiện diện của Chúa Giêsu làm cho sự hiệp nhất của đôi bạn trở nên trọn vẹn: hiệp nhất thể xác, tình yêu, tinh thần và thiêng liêng" (Đường Hy Vọng, số 489 của ĐHY. Ph.X. Nguyễn Văn Thuận).
Thánh Phêrô nhắc nhở: "Như những người con biết vâng phục, anh em đừng chiều theo những đam mê trước kia, lúc anh em còn mê muội. Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nếp ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em. Vì có lời Kinh Thánh chép rằng: “hãy sống thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh" (1Pr 1,14-16).
Vậy thì, "Này ngôn ngữ xin dằn cho êm lại, nỗi bất bình thu xếp gọn một bên, còn đôi mắt, ngăn đừng cho cuồng dại, thu bóng hình những ảo ảnh phù vân."
Lời ăn tiếng nói tục tằn, thô bỉ, hay lớn tiếng thóa mạ nhiếc mắng nhau trong gia đình, không những gây ảnh hưởng tai hại trên con cái mình, nhưng hoàn toàn bất xứng đối với "những người biết vâng phục" Thánh ý Chúa.
2. Yêu thương và tha thứ:
Là Kitô hữu, chúng ta cần đặt câu hỏi: tôi yêu bạn đời tôi là tôi yêu cho tôi hay tôi yêu cho bạn đời tôi? Đối với người Kitô hữu, yêu là cho mà không chờ đền đáp. Yêu là cho hết và cho cả chính mình, như thánh sử Gioan đã nói: "Không ai có tình yêu lớn hơn tình yêu của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu" (Ga 15,13). Theo Chúa Giêsu, yêu là hiến mạng sống mình cho người mình yêu, như Ngài đã thực hiện tình yêu ấy đối với nhân loại trên Thập Giá. Vì vậy, vợ chồng cần học biết yêu thương nhau, bằng cách ngắm nhìn Chúa Giêsu. Yêu như Chúa Giêsu yêu chúng ta. Chỉ có yêu như Chúa Giêsu yêu, mới đem lại cho vợ chồng niềm vui thật và bền vững. Mọi tình yêu theo cách thế gian chỉ mang lại chua xót, đắng cay nếu không phải là chết chóc ly dị.
Thánh Âutinh nói: "Chúng ta thường có ước muốn thương yêu rất lớn và khả năng thương yêu rất hạn hẹp. Nhưng Chúa Thánh Thần sẽ đổ tràn tình yêu vào lòng chúng ta, nếu chúng ta biết sống khiêm nhường để xin lỗi nhau, và biết sống yêu thương để tha thứ cho nhau". Đó là một chuyển động tình yêu làm rộng mở cõi lòng chúng ta, làm tình yêu vô tận của Thiên Chúa tràn vào được đời sống vợ chồng chúng ta.
Trong thơ gởi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô viết: "Bởi thế, một khi đã cởi bỏ sự gian dối, mỗi người trong anh em hãy nói sự thật với người mình yêu, vì chúng ta là phần thân thể của nhau. Anh em nổi nóng ư? Đừng phạm tội: chớ để mặt trời lặn mà cơn giận vẫn còn. Đừng để ma quỷ thừa cơ lợi dụng" (Ep 4, 25-27).
Người ta có cảm tưởng xin lỗi là hạ mình trước người kia và tha thứ là mình đặt địa vị lên trên người kia. Hiểu như thế là hiểu theo cách thế gian, là đứng vào vị thế của kiêu ngạo. Trong khi hai nhân đức xin lỗi và tha thứ lại là phạm vi của Tình Yêu, như lời Chúa Giêsu dạy rằng: "Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (Ga 13, 34). Theo Kitô giáo, "yêu là cho hết và cho cả chính mình" (Thánh Têrêsa Nhỏ). Yêu như Chúa Giêsu yêu chúng ta. Cho dù chúng ta bội bạc Ngài đến đâu, Ngài vẫn yêu chúng ta. Trong phạm vi tình yêu, không có chỗ đứng cho kiêu ngạo. Chúng ta đều là những kẻ có tội, và hay có lỗi lầm. Khi lỡ nóng giận, khi lỡ lời làm mất lòng chồng hay vợ mình, khi có cử chỉ hay hành động không đúng với tình yêu... ta xin lỗi. Khi xin lỗi là ta muốn người phối ngẫu yêu ta với tất cả những yếu hèn của con người thật của ta. Và ngược lại, khi tha thứ là ta muốn yêu người bạn đời của ta như Chúa Giêsu yêu ta. Tha thứ là cho, cho dù mình có bị thương tổn: Thánh Phaolô đã dạy: "Cho thì có phúc hơn là nhận" (Cv 20, 35). Sống khiêm nhượng để biết xin lỗi và sống yêu thương để biết tha thứ.
Có lắm lúc, tình yêu vợ chồng gặp phải những trở ngại. Chính đấy là những lúc phải xử dụng ơn tha thứ và sự khiêm nhượng nhận biết lỗi lầm mà Thiên Chúa đã ban cho.
3. Cùng nhau cầu nguyện:
Nghĩ kỹ lại, chúng ta được sinh ra làm người như thế này, đã là một ơn phước trọng đại. Lại được Rửa Tội, được nuôi dưỡng trong Giáo Hội Chúa..., thì thật là phước lộc biết bao! Nói cách khác, không có ơn Chúa, con người không thể nào hình thành và triển nở được. Đời sống gia đình lại còn cần nhiều ơn Chúa hơn nữa. Ơn Chúa luôn chan chứa đầy tràn. Nhưng muốn lãnh nhận được thì chỉ có cách là cầu nguyện thôi. Một cách cầu nguyện sinh nhiều hoa trái vững bền là học hiểu và thực hành Lời Chúa. Vì Chúa đã dạy rằng: "Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được" (Ga 15, 5).
Do đó, Lời Chúa phải được đọc thường xuyên nhất trong gia đình. Vì khi vợ chồng cùng nhau đọc và tìm hiểu Lời Chúa, Chúa Thánh Thần sẽ thân hành dạy họ, dẫn dắt họ trên con đường hoàn thiện.
Đọc Lời Chúa (Phúc Âm) trong gia đình không phải là điều khó thực hiện, nếu đôi bạn, hằng ngày để ra ít phút thôi, vào buổi tối sau bữa ăn chẳng hạn. Cùng nhau đọc một đoạn Phúc Âm. Rồi thinh lặng suy niệm, rồi tự phát cầu nguyện, cầu nguyện cho chính mình, cho người bạn đời, cho các người mình trách nhiệm, cho con cái, cho người thân yêu, cho công cuộc tông đồ của gia đình... Ta thường có ý muốn cầu xin cho chồng hay cho vợ thay đổi ra như thế này, thế kia. Lẽ ra, ta cần cầu xin cho ta biết yêu thương người bạn đời của ta là đủ (Bernadette).
Những giây phút cùng nhau cầu nguyện, thật là đẹp, thật là huyền diệu. Làm cho tình vợ chồng, cha mẹ con cái nên keo sơn thắm thiết, vì tất cả gia đình được liên kết mật thiết với Chúa. Đấy là giây phút mà Lời Chúa thấm nhập tận nơi sâu thẳm của tâm linh đôi bạn, chữa lành mọi vết thương đau. Đây cũng là giây phút bên nhau cùng nghỉ ngơi trong Chúa, phó thác mọi sự cho Ngài và được Ngài bồi dưỡng lại sức sau một ngày lao nhọc.
Gia đình công giáo là "nơi tiếp nhận và loan báo Lời Chúa". Không đọc Phúc Âm trong gia đình, sao gọi là tiếp nhận? Không suy niệm Phúc Âm sao có thể loan báo được? Sống đạo đòi hỏi tranh thủ thời giờ để đọc và chia sẻ Phúc Âm.
Cầu nguyện luôn đi đôi với tin tưởng. Chúa có nói: "Anh em cứ xin thì sẽ được, (...) Cha trên trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ cầu xin Người" (Lc 11,9.13b). Cầu nguyện để Chúa hành động trong ta. Có những lối Ngài dẫn ta đi rất khác, có khi trái hẳn những gì ta mong chờ. Nhưng Ngài là Thiên Chúa lại thương xót ta vô vàn, lối Ngài dẫn luôn là lối thích hợp nhất, tốt đẹp nhất cho ơn gọi của ta, cho cuộc đời của ta.
Cầu nguyện là "Trong mọi trường hợp, ta hãy chúc tụng Đức Chúa, là Thiên Chúa ta, ta hãy xin Người làm cho đường ta đi, được ngay thẳng" (Tb 4, 19). Những lúc sầu khổ nhất, ta càng cảm tạ Chúa hơn nữa. Vì chính những lúc ấy, ta lãnh nhận ơn Ngài nhiều nhất, ơn biến nước mắt của ta hôm nay thành nụ cười tươi vui cho mai sau: "Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống, mùa gặt mai sau khấp khởi mừng" (Tv 125, 5). Ta chỉ thấy đời mình trong một tương lai ngắn. Còn Ngài, Ngài thấu triệt cùng một lúc, quá khứ, hiện tại và tương lai đời ta, từ lúc chưa lọt lòng mẹ, đến đời đời về sau. Vì thế, ta có thể chúc tụng Chúa trong mọi trường hợp: "Anh em đừng lo lắng gì cả. Nhưng trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện" (Pl 4,6).
Việc cầu nguyện còn được dàn trải trong các hoạt động của việc phụng vụ Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa, Cử hành và lãnh nhận các phép Bí Tích hay đọc kinh Kinh Phụng Vụ. Các nhiệm vụ ấy được gọi là việc phụng vụ thánh của Giáo Hội. Vì chính Chúa Giêsu hành động trong các phụng vụ thánh của Giáo Hội.
Và cuối cùng việc cầu nguyện còn được biểu lộ ra bên ngoài qua các hoạt động tông đồ (công bình và bác ái), tha thiết tham gia sinh hoạt các Hội Đoàn của Giáo Xứ. Vì Giáo Xứ là Giáo Hội của Chúa, một công cụ Chúa dùng để cứu rỗi các linh hồn; làm mạnh Giáo Xứ là làm mạnh công trình tay Chúa. Sống cho Giáo Xứ là sống cho Chúa Giêsu. Có thể nói, Giáo Hội được Chúa Giêsu khai sinh là để làm tông đồ. Làm tông đồ là làm cho Nước Chúa rộng mở trên khắp hoàn cầu. Để nhờ đó, Ơn Cứu Rỗi được mang đến cho mọi người. Những việc trong gia đình cũng như những việc ngoài xã hội, không được tách rời khỏi động lực siêu nhiên của cuộc sống, theo lời thánh Tông Đồ Phaolô: "Anh em có làm gì, nói gì, thì hãy làm, hãy nói nhân danh Chúa Giêsu Kitô và nhờ Người mà cảm tạ Thiên Chúa Cha" (Cl 3,17; Tông Đồ Giáo Dân 2 và 4). Nhờ nhân danh Chúa Giêsu, mà việc tông đồ của chúng ta nên hoàn thiện và có giá trị tối đa.
IV- KẾT LUẬN
Thưa quý vị, trên đường đời, và cũng là trên đường nên hoàn thiện, kinh nghiệm cho biết, có lắm lúc, ta nản chí chùn chân. Trong Phúc Âm, nhiều lần kể lại rằng: "Chúa Giêsu đi ra nơi thanh vắng và cầu nguyện ở đó" (Lc 5,15-16). Vợ chồng lại càng cần phải có những ngày cùng nhau "đi ra nơi thanh vắng và cầu nguyện ở đó", nghĩa là những ngày tĩnh tâm, ít nhất là một lần trong một năm.
Những ngày tĩnh tâm là những ngày ta tắm gội trong ơn Chúa, múc lấy ơn sủng Ngài, bồi dưỡng sinh lực, tích trữ thần lương. Để lại ra đi, sống giữa trần thế, để chu toàn sứ mệnh mà Thiên Chúa giao phó cho từng bậc sống của gia đình, và để hoàn thiện cuộc đời mến Chúa yêu người ngay trong môi trường tại gia.
Thế trần càng tối tăm, càng phũ phàng, dấu hiệu gương sáng của quý vị lại càng cần thiết, càng cấp bách hơn, cho nhiều người đang còn bị tối tăm bao phủ.
"Vì khi trung thành cầu nguyện chung với nhau, thánh hoá ngày Chúa nhật, duy trì bầu khí trên thuận dưới hòa, nhường nhịn lẫn nhau giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, gia đình anh chị em sẽ trở nên chứng từ hùng hồn cho đạo thánh Chúa. Khi vợ chồng vượt lên mọi thử thách, sống trung tín và chung thuỷ sắt son như lời cam kết ngày cử hành hôn lễ, gia đình anh chị em đã góp phần kiến tạo nền "văn minh tình thương" và "văn hoá sự sống" cho đất nước của mình" (TMV. HĐGMVN 2006, số 10).
Thay lời cho ban đặc trách Gia trưởng Giáo phận. Chúng tôi cầu chúc các quý vị, cảm nghiệm được niềm vui và bình an mà Thiên Chúa luôn ban cho những ai quyết tâm thi hành sứ mệnh trong vai trò của mình. Đời sống vợ chồng của quý vị sẽ đầy hạnh phúc, hoan lạc và bình an.
Nguyện xin Thiên Chúa Ba Ngôi, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse. Ban cho các quý vị gia trưởng, mỗi ngày càng thành công trong trọng trách làm chồng và làm cha bằng con đường yêu thương và nhân hậu, để được vợ con yêu thương và mọi người kính trọng.
LM. Hà Văn Minh