Dan Lee
08-02-2007, 05:15 PM
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN C
BIẾT THẾ NÀO ĐỦ LÀ ĐỦ VẬY!
(Lc 12,13-21)
Thưa quí vị,
Chúng ta đang ở giữa mùa Hè. Ý nghĩ chủ yếu nổi lên trong đầu óc chúng ta là nghỉ ngơi, tắm biển, thư giãn, thịt nướng, cắm trại, du lịch… Chúng giúp chúng ta quên đi những bận tâm, lo lắng hàng ngày hoặc những tin tức đau đầu của thế giới như chiến tranh Irắc, Dafur, những tranh giành quyền lợi chính trị, thương mại, thuốc nổ, bom tự sát giết hại những sinh mạng vô tội. Những vấn đề luân lý nan giải: buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em, nạn nạo phá thai, mãi dâm, Sida… Chúng ta cần một thời gian nghỉ hè, và sách Giảng viên (Qoheleth) trong bài đọc 1, xem ra không bắt chúng ta phải lưu tâm đến những chuyện nhức óc như vậy: phù vân, mọi sự thảy đều phù vân. Xin cảm ơn ông Qoheleth.
Cho nên, người ta không ngạc nhiên khi thấy sách Giảng viên không được yêu chuộng như các sách khác của Kinh Thánh. Theo một số học giả, nó mang tính yếm thế, tiêu cực, buồn rầu và phù phiếm. Giọng điệu như vậy hiếm thấy trong văn chương tôn giáo, chứ đừng nói chi được thiên hạ yêu thích. Tuy nhiên, những tâm hồn nghiêm nghị thường hay đọc nó, bởi vì nó nhìn cuộc đời thực tế cách lương thiện, chân tình, không bôi son, trát phấn, hoặc thi vị hoá những chất liệu thô sơ của cuộc sống hàng ngày. Bạn chẳng hề trông đợi như vậy. Nhưng chúng ta ước ao làm sao cho đức tin luôn đẹp đẽ, lạc quan, vui tươi ư? Xin suy nghĩ lại. Đức tin đi vào cuộc sống cũng phải theo nhịp điệu bình thường lúc thế này, khi thế khác. Có lẽ vì vậy mà Qoheleth đã xâm nhập vào văn chương Thánh Kinh. Tác giả mô tả điều ông trông thấy, suy tưởng, như biến cố xảy ra, mộc mạc, không tô vẽ thêm nếm, nhất là khi nó chẳng thanh tao thánh thiện, mà ngược lại, tội lỗi và giả dối.
Đọc Qoheleth, chúng ta có cảm tưởng ông là một thầy giáo đáng kính của ngành giáo dục tại Giêrusalem, hay Palestin. Ông viết về những phần thưởng mà cuộc đời ban tặng cho các kẻ thành công. Ông đặt câu hỏi: liệu những thành công đó có xứng đáng cho những nỗ lực của đời người không? Kẻ tiểu nhân thì đồng ý như vậy, nhưng hạng quân tử có lẽ không! Bài đọc hôm nay là đoạn mở đầu của quyển sách và khởi sự bằng câu hỏi lớn: liệu những gì và những nơi mà chúng ta đặt an toàn của mình vào có thật là vững chắc không? Vì phù vân! mọi sự thảy đều phù vân, phù vân nối tiếp phù vân. Những điều chúng ta theo đuổi, những nơi chúng ta đầu tư thời giờ, năng lực, sức khoẻ… liệu có an toàn hay chỉ là phù phiếm? Là giả tạo? Là luống công? Phí uổng? Ngay cả những kiến thức và sự khôn ngoan đời này chẳng phải là phù vân sao? Những kẻ làm lụng vất vả, khổ công thu tích tài sản, rồi chẳng biết sau này nó đi đâu? Như vậy không phù vân lắm sao? Lao động vất vả cả đời để người khác thụ hưởng thành quả, không phải là dại dột và ngu xuẩn ư? Điều quan trọng, Qoheleth nhắn nhủ là, nên đặt hy vọng vào quan điểm của những ai thay đổi thái độ khi nghe xong các điều ông giãi bày, tức kính sợ Thiên Chúa, tuân giữ các lệnh truyền của Người. Đó là tất cả tài sản của một đời người (11,9; 12,8). Bởi lẽ, Thiên Chúa tuyên án cho mỗi công việc dù tốt hay xấu với tất cả tính chất của nó: công khai hay dấu diếm (12,13-14). Đó là điều mọi người cần phải nhớ khi đọc cuốn sách. Nó kết thúc bằng một lời bình luận của viên thư ký ấn hành: “Ông Côhêlét đã sưu tầm để tìm kiếm những lời hay ý đẹp, rồi viết ra những điều chân thật” (Gv 12,10). Nhưng không hiểu có được chúng ta lưu tâm mà sửa chữa cuộc sống hay chỉ như nước đổ lá khoai? Nghe rồi quên ngay, chẳng cải tiến được chi cả tư duy cũng như hành động. Thật là uổng phí Lời Chúa.
Ông Qoheleth nhìn vào thế giới chung quanh ông, và thấy ra thiên hạ có quá nhiều tự mãn, tự phụ, điêu ngoa, giả dối và bất lương. Thí dụ: tôn giáo hình thức, xã hội thối nát, các lãnh đạo thờ ơ, thu vén, bất công không dám sửa chữa, tháo thứ không màng chỉnh đốn. Hơn nữa, ông còn cương quyết tố cáo cả những ai tự nhận mình là khôn ngoan, thông thái, thầy dạy dân đen, những kẻ quá kiêu căng cậy dựa vào khôn ngoan và kiến thức của mình: “Tôi nhận ra tất cả là việc Thiên Chúa làm. Quả thật, con người không thể khám phá những gì được thực hiện dưới ánh mặt trời, cho dù có ra công tìm kiếm cũng không biết nổi, cho dù người khôn ngoan nói là đã làm được, thì người ấy cũng chưa khám phá ra đâu” (8,17).
Bài đọc hôm nay, ông Qoheleth tiến công vào sự khôn ngoan qui ước của thời ông. Ông lưu ý họ: người tốt, việc tốt, đời sống chân thật chưa chắc gì đã được thưởng công. Trong khi kẻ không làm chi cả để xứng đáng với phần thưởng, thì lại được hưởng dùng thành quả: “Quả thế, có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu biết làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều ấy cũng là phù vân và là đại hoạ”. Côhêlét mô tả thế giới thời ông, khoảng 300 năm trước Chúa Giêsu, nhưng cũng là cho chúng ta hôm nay, thế kỷ 21.
Cho nên, đọc lại Qoheleth vào giữa mùa Hè này quả là cần thiết, khi chúng ta đang có chút xả hơi, vui hưởng không khí trong lành ở những nơi mát mẻ, ăn thức ăn lạ, bồi bổ tâm hồn, thể xác. Ngõ hầu suy nghĩ lại mình đã đặt an toàn đời mình ở đâu? Liệu có phải trên cát bãi biển hay đá tảng Lời Chúa? Phúa Am hôm nay cho chúng ta câu trả lời.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người giầu có ngu ngốc. Dụ ngôn của bầu khí giữa mùa Hè, nhưng cũng là của “mọi thời gian” cho những linh hồn giống như ông Qoheleth. Cuộc sống con người chẳng qua cũng chỉ là một “mùa” của thời tiết vũ trụ. Theo tiêu chuẩn thời ấy, thì người phú hộ quả là đầy đủ, ông có thể an hưởng cuộc đời hạnh phúc: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu?” Ông ta đã giầu có mà còn xem ra được giầu có hơn, vì tài sản đang tăng lên? Ai mà không ước ao được vị trí của ông? Ruộng vườn đang có những vụ bội thu: “Ta sẽ phá cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ lúa thóc, của cải vào đó!” Xin mường tượng trang trại của ông ta: dư thừa biết bao. Và dĩ nhiên, người ăn kẻ ở đông, phục vụ tốt, bàn ăn toàn những thịt thà, bánh trái, cao lương mỹ vị; trong tủ vải vóc, áo quần, tiền nong, vàng bạc… chẳng thiếu món chi. Như vậy, cuộc đời ông thật là an toàn. Nhưng ông chưa thật sự hài lòng, vẫn còn thiếu thốn điều chi? Đó là kho lẫm rộng lớn hơn để chứa nổi lòng tham của ông. Ong giống như một người trúng số độc đắc hàng tỷ đôla những chẳng biết làm chi với số tiền ấy.
Thế rồi xảy ra một chuyện bất ngờ. Sự đời bao giờ cũng vậy, vừa lúc người ta cảm thấy hài lòng nhất, hoàn hảo nhất, an toàn nhất thì xảy ra tai hoạ. Thiên Chúa nói với ông: “Đồ ngu, nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những của cải ngươi sẽ về tay ai?” Nghe giống như Qoheleth phải không quí vị? An toàn của chúng ta ở đâu? Nơi tiếng tăm, danh vọng, chức quyền, tài sản vật chất hay ở trong tay Thiên Chúa? Phải chăng đây cũng là bài học cho chúng ta? Điều chi quan trọng đối với Thiên Chúa? Vàng bạc hay lòng kính sợ Người? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Thế nhưng tuyệt đại đa số con người thời nay không nhận ra. Họ cứ cho là vật chất, nhiều tiền lắm bạc. Vì thế chúng ta thường được nghe về quan chức này, thương gia nọ, chỉ một đêm thấy mình ngồi trong tù, vì tham ô, gian lận, để có được “an toàn” nơi vật chất. Đúng là đồ ngốc! Ay là chưa kể hình phạt đời sau.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để trả lời cho hai anh em kiện tụng nhau về của cải lúc khởi đầu bài Phúa Âm: “Hỡi người kia, ai đã đặt tôi làm trọng tài phân chia tài sản cho các ngươi?” Rồi Người thêm: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình tránh khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu!”
Trên thực tế, lòng khao khát có thêm tiền bạc, tiện nghi, danh vọng không phải là hiếm nơi các môn đệ tân thời của Chúa. Kể cả linh mục, tu sĩ đã khấn từ bỏ, thanh thoát theo tinh thần Phúc Âm. Đức Kitô rất thực tế. Người ta bảo Ngài là một tôn sư khôn ngoan, nhắc nhở mọi linh hồn cuộc sống này ra sao! Ngài dạy dỗ mọi người phải đặt an toàn của mình trên những giá trị nào. Như trên, Ngài nói không phải nó được phó thác vào của cải vật chất, nhưng kho tàng của chúng ta phải ở nơi Thiên Chúa, vào những điều Thiên Chúa cho là hệ trọng. Bài đọc thánh Phao Lô cũng viết cho các tín hữu thành Côlôsê: “Thưa anh em, anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự trị bên hữu Thiên Chúa…. Chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc đời này”. Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm và cân nhắc. Nơi khác, Chúa phán: “Được lời lãi toàn thể thế gian mà thiệt mất phần rỗi mình, thì nào được ích chi?” Lời nói quá rõ ràng và chân lý thật vững chắc. Chúng ta phải làm những lựa chọn khôn ngoan, không phải chiếc áo tốt, bột giặt an toàn, xe hơi hảo hạng mà những gì liên quan đến hạnh phúc đích thực. Hay chúng ta chỉ cần sống đạo đức như Chúa chỉ bảo, khắc giải quyết được tranh chấp, không cần đến Ngài.
Câu chuyện sau đây có thể giúp chúng ta một vài tư tưởng. Nó đã có rất nhiều phiên bản, nhưng bản gốc là của nhà văn Nga, L. Tolstoy: Một nông dân nghèo tên là Pakhom. Ong ta chỉ có mỗi nỗi lo âu: không có đất canh tác. Ông nói: ước chi tôi có một mảnh đất nhỏ, tôi sẽ chẳng còn sợ ai. Rồi ông tìm ra một miếng đất đề bán. Ông thu tích mọi đồng xu trong nhà mua miếng đất đó. Palahom trở nên địa chủ của 40 mẫu đất. Ông vui mừng quá đỗi. Cánh đồng của ông xem ra xanh tươi hơn, hoa quả xem ra ngọt ngào hơn. Rồi có một người mách bảo ông có khu đất 80 mẫu muốn bán. Pakhom cảm thấy đất mình đang có nhỏ bé. Ông bán đi, thêm tiền mua đất mới. Mảnh đất thật là tuyệt hảo, màu mỡ và bằng phẳng hơn, sản xuất được nhiều hơn. Ít lâu sau, Pakhom lại thấy không hài lòng vì khu đất chưa tương xứng với sức lực của mình, ông có thể làm việc nhiều hơn nữa để kiếm nhiều tiền.
Vận may đã đến, báo chí đăng tin ở phía Nam còn nhiều vùng đất bỏ trống chưa có ai canh tác. Ông cất công ra đi. Quả nhiên, có một bộ lạc, dân số ít mà đất đai lại rộng. Tù trưởng sẵn lòng cấp đất cho ông miễn là ông đặt một số tiền cọc và chạy trọn một ngày, được bao nhiêu diện tích thì lấy. Nếu ông không về tới điểm xuất phát ngày hôm ấy thì kể là mất số tiền cọc. Pakhom đồng ý. Sáng sớm hôm sau, ông dậy từ trước bình minh và bắt đầu chạy, không kịp ăn uống gì. Những dân làng cưỡi ngựa chay theo để cắm mốc. Tới khuya thì ông về đến điểm xuất phát. Nhưng vừa tới nơi, ông lăn xuất mặt đất tắt thở, quá kiệt sức vì tham lam. Dân làng chôn xác ông tại chỗ đất đó.
Vậy cái gì là quan trọng đối với Pakhom? Với chúng ta? Người Anh có câu: “enough is enough”, biết thế nào đủ là đủ vậy. Người Trung Hoa cũng nói: “tri túc, tiện túc hà thời túc. Tri nhàn, tiện nhàn hà thời nhàn”, cũng trong một ý nghĩa. Xin Thiên Chúa mở mắt cho mỗi người, ngõ hầu nhìn thấy những sự giầu có chung quanh mình mà tạ ơn Chúa, vì Ngài đã cho nhân loại một cuộc sống phong phú không loài nào có được. Từ đấy, chúng ta bỏ đi những ảo vọng của lòng tham lam, ích kỷ mà đùm bọc, chia sẻ cho nhau, để đời sống trên trái đất ngày thêm tươi đẹp hơn. Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP.
BIẾT THẾ NÀO ĐỦ LÀ ĐỦ VẬY!
(Lc 12,13-21)
Thưa quí vị,
Chúng ta đang ở giữa mùa Hè. Ý nghĩ chủ yếu nổi lên trong đầu óc chúng ta là nghỉ ngơi, tắm biển, thư giãn, thịt nướng, cắm trại, du lịch… Chúng giúp chúng ta quên đi những bận tâm, lo lắng hàng ngày hoặc những tin tức đau đầu của thế giới như chiến tranh Irắc, Dafur, những tranh giành quyền lợi chính trị, thương mại, thuốc nổ, bom tự sát giết hại những sinh mạng vô tội. Những vấn đề luân lý nan giải: buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em, nạn nạo phá thai, mãi dâm, Sida… Chúng ta cần một thời gian nghỉ hè, và sách Giảng viên (Qoheleth) trong bài đọc 1, xem ra không bắt chúng ta phải lưu tâm đến những chuyện nhức óc như vậy: phù vân, mọi sự thảy đều phù vân. Xin cảm ơn ông Qoheleth.
Cho nên, người ta không ngạc nhiên khi thấy sách Giảng viên không được yêu chuộng như các sách khác của Kinh Thánh. Theo một số học giả, nó mang tính yếm thế, tiêu cực, buồn rầu và phù phiếm. Giọng điệu như vậy hiếm thấy trong văn chương tôn giáo, chứ đừng nói chi được thiên hạ yêu thích. Tuy nhiên, những tâm hồn nghiêm nghị thường hay đọc nó, bởi vì nó nhìn cuộc đời thực tế cách lương thiện, chân tình, không bôi son, trát phấn, hoặc thi vị hoá những chất liệu thô sơ của cuộc sống hàng ngày. Bạn chẳng hề trông đợi như vậy. Nhưng chúng ta ước ao làm sao cho đức tin luôn đẹp đẽ, lạc quan, vui tươi ư? Xin suy nghĩ lại. Đức tin đi vào cuộc sống cũng phải theo nhịp điệu bình thường lúc thế này, khi thế khác. Có lẽ vì vậy mà Qoheleth đã xâm nhập vào văn chương Thánh Kinh. Tác giả mô tả điều ông trông thấy, suy tưởng, như biến cố xảy ra, mộc mạc, không tô vẽ thêm nếm, nhất là khi nó chẳng thanh tao thánh thiện, mà ngược lại, tội lỗi và giả dối.
Đọc Qoheleth, chúng ta có cảm tưởng ông là một thầy giáo đáng kính của ngành giáo dục tại Giêrusalem, hay Palestin. Ông viết về những phần thưởng mà cuộc đời ban tặng cho các kẻ thành công. Ông đặt câu hỏi: liệu những thành công đó có xứng đáng cho những nỗ lực của đời người không? Kẻ tiểu nhân thì đồng ý như vậy, nhưng hạng quân tử có lẽ không! Bài đọc hôm nay là đoạn mở đầu của quyển sách và khởi sự bằng câu hỏi lớn: liệu những gì và những nơi mà chúng ta đặt an toàn của mình vào có thật là vững chắc không? Vì phù vân! mọi sự thảy đều phù vân, phù vân nối tiếp phù vân. Những điều chúng ta theo đuổi, những nơi chúng ta đầu tư thời giờ, năng lực, sức khoẻ… liệu có an toàn hay chỉ là phù phiếm? Là giả tạo? Là luống công? Phí uổng? Ngay cả những kiến thức và sự khôn ngoan đời này chẳng phải là phù vân sao? Những kẻ làm lụng vất vả, khổ công thu tích tài sản, rồi chẳng biết sau này nó đi đâu? Như vậy không phù vân lắm sao? Lao động vất vả cả đời để người khác thụ hưởng thành quả, không phải là dại dột và ngu xuẩn ư? Điều quan trọng, Qoheleth nhắn nhủ là, nên đặt hy vọng vào quan điểm của những ai thay đổi thái độ khi nghe xong các điều ông giãi bày, tức kính sợ Thiên Chúa, tuân giữ các lệnh truyền của Người. Đó là tất cả tài sản của một đời người (11,9; 12,8). Bởi lẽ, Thiên Chúa tuyên án cho mỗi công việc dù tốt hay xấu với tất cả tính chất của nó: công khai hay dấu diếm (12,13-14). Đó là điều mọi người cần phải nhớ khi đọc cuốn sách. Nó kết thúc bằng một lời bình luận của viên thư ký ấn hành: “Ông Côhêlét đã sưu tầm để tìm kiếm những lời hay ý đẹp, rồi viết ra những điều chân thật” (Gv 12,10). Nhưng không hiểu có được chúng ta lưu tâm mà sửa chữa cuộc sống hay chỉ như nước đổ lá khoai? Nghe rồi quên ngay, chẳng cải tiến được chi cả tư duy cũng như hành động. Thật là uổng phí Lời Chúa.
Ông Qoheleth nhìn vào thế giới chung quanh ông, và thấy ra thiên hạ có quá nhiều tự mãn, tự phụ, điêu ngoa, giả dối và bất lương. Thí dụ: tôn giáo hình thức, xã hội thối nát, các lãnh đạo thờ ơ, thu vén, bất công không dám sửa chữa, tháo thứ không màng chỉnh đốn. Hơn nữa, ông còn cương quyết tố cáo cả những ai tự nhận mình là khôn ngoan, thông thái, thầy dạy dân đen, những kẻ quá kiêu căng cậy dựa vào khôn ngoan và kiến thức của mình: “Tôi nhận ra tất cả là việc Thiên Chúa làm. Quả thật, con người không thể khám phá những gì được thực hiện dưới ánh mặt trời, cho dù có ra công tìm kiếm cũng không biết nổi, cho dù người khôn ngoan nói là đã làm được, thì người ấy cũng chưa khám phá ra đâu” (8,17).
Bài đọc hôm nay, ông Qoheleth tiến công vào sự khôn ngoan qui ước của thời ông. Ông lưu ý họ: người tốt, việc tốt, đời sống chân thật chưa chắc gì đã được thưởng công. Trong khi kẻ không làm chi cả để xứng đáng với phần thưởng, thì lại được hưởng dùng thành quả: “Quả thế, có người đã đem hết khôn ngoan và hiểu biết làm việc vất vả mới thành công, rồi lại phải trao sự nghiệp của mình cho một người đã không vất vả gì hết. Điều ấy cũng là phù vân và là đại hoạ”. Côhêlét mô tả thế giới thời ông, khoảng 300 năm trước Chúa Giêsu, nhưng cũng là cho chúng ta hôm nay, thế kỷ 21.
Cho nên, đọc lại Qoheleth vào giữa mùa Hè này quả là cần thiết, khi chúng ta đang có chút xả hơi, vui hưởng không khí trong lành ở những nơi mát mẻ, ăn thức ăn lạ, bồi bổ tâm hồn, thể xác. Ngõ hầu suy nghĩ lại mình đã đặt an toàn đời mình ở đâu? Liệu có phải trên cát bãi biển hay đá tảng Lời Chúa? Phúa Am hôm nay cho chúng ta câu trả lời.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn về người giầu có ngu ngốc. Dụ ngôn của bầu khí giữa mùa Hè, nhưng cũng là của “mọi thời gian” cho những linh hồn giống như ông Qoheleth. Cuộc sống con người chẳng qua cũng chỉ là một “mùa” của thời tiết vũ trụ. Theo tiêu chuẩn thời ấy, thì người phú hộ quả là đầy đủ, ông có thể an hưởng cuộc đời hạnh phúc: “Mình phải làm gì đây? Vì còn chỗ đâu mà tích trữ hoa màu?” Ông ta đã giầu có mà còn xem ra được giầu có hơn, vì tài sản đang tăng lên? Ai mà không ước ao được vị trí của ông? Ruộng vườn đang có những vụ bội thu: “Ta sẽ phá cái kho kia đi, xây những cái lớn hơn, rồi tích trữ lúa thóc, của cải vào đó!” Xin mường tượng trang trại của ông ta: dư thừa biết bao. Và dĩ nhiên, người ăn kẻ ở đông, phục vụ tốt, bàn ăn toàn những thịt thà, bánh trái, cao lương mỹ vị; trong tủ vải vóc, áo quần, tiền nong, vàng bạc… chẳng thiếu món chi. Như vậy, cuộc đời ông thật là an toàn. Nhưng ông chưa thật sự hài lòng, vẫn còn thiếu thốn điều chi? Đó là kho lẫm rộng lớn hơn để chứa nổi lòng tham của ông. Ong giống như một người trúng số độc đắc hàng tỷ đôla những chẳng biết làm chi với số tiền ấy.
Thế rồi xảy ra một chuyện bất ngờ. Sự đời bao giờ cũng vậy, vừa lúc người ta cảm thấy hài lòng nhất, hoàn hảo nhất, an toàn nhất thì xảy ra tai hoạ. Thiên Chúa nói với ông: “Đồ ngu, nội đêm nay người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những của cải ngươi sẽ về tay ai?” Nghe giống như Qoheleth phải không quí vị? An toàn của chúng ta ở đâu? Nơi tiếng tăm, danh vọng, chức quyền, tài sản vật chất hay ở trong tay Thiên Chúa? Phải chăng đây cũng là bài học cho chúng ta? Điều chi quan trọng đối với Thiên Chúa? Vàng bạc hay lòng kính sợ Người? Câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Thế nhưng tuyệt đại đa số con người thời nay không nhận ra. Họ cứ cho là vật chất, nhiều tiền lắm bạc. Vì thế chúng ta thường được nghe về quan chức này, thương gia nọ, chỉ một đêm thấy mình ngồi trong tù, vì tham ô, gian lận, để có được “an toàn” nơi vật chất. Đúng là đồ ngốc! Ay là chưa kể hình phạt đời sau.
Chúa Giêsu kể dụ ngôn này để trả lời cho hai anh em kiện tụng nhau về của cải lúc khởi đầu bài Phúa Âm: “Hỡi người kia, ai đã đặt tôi làm trọng tài phân chia tài sản cho các ngươi?” Rồi Người thêm: “Anh em phải coi chừng, phải giữ mình tránh khỏi mọi thứ tham lam, vì không phải dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu!”
Trên thực tế, lòng khao khát có thêm tiền bạc, tiện nghi, danh vọng không phải là hiếm nơi các môn đệ tân thời của Chúa. Kể cả linh mục, tu sĩ đã khấn từ bỏ, thanh thoát theo tinh thần Phúc Âm. Đức Kitô rất thực tế. Người ta bảo Ngài là một tôn sư khôn ngoan, nhắc nhở mọi linh hồn cuộc sống này ra sao! Ngài dạy dỗ mọi người phải đặt an toàn của mình trên những giá trị nào. Như trên, Ngài nói không phải nó được phó thác vào của cải vật chất, nhưng kho tàng của chúng ta phải ở nơi Thiên Chúa, vào những điều Thiên Chúa cho là hệ trọng. Bài đọc thánh Phao Lô cũng viết cho các tín hữu thành Côlôsê: “Thưa anh em, anh em đã được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự trị bên hữu Thiên Chúa…. Chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc đời này”. Đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm và cân nhắc. Nơi khác, Chúa phán: “Được lời lãi toàn thể thế gian mà thiệt mất phần rỗi mình, thì nào được ích chi?” Lời nói quá rõ ràng và chân lý thật vững chắc. Chúng ta phải làm những lựa chọn khôn ngoan, không phải chiếc áo tốt, bột giặt an toàn, xe hơi hảo hạng mà những gì liên quan đến hạnh phúc đích thực. Hay chúng ta chỉ cần sống đạo đức như Chúa chỉ bảo, khắc giải quyết được tranh chấp, không cần đến Ngài.
Câu chuyện sau đây có thể giúp chúng ta một vài tư tưởng. Nó đã có rất nhiều phiên bản, nhưng bản gốc là của nhà văn Nga, L. Tolstoy: Một nông dân nghèo tên là Pakhom. Ong ta chỉ có mỗi nỗi lo âu: không có đất canh tác. Ông nói: ước chi tôi có một mảnh đất nhỏ, tôi sẽ chẳng còn sợ ai. Rồi ông tìm ra một miếng đất đề bán. Ông thu tích mọi đồng xu trong nhà mua miếng đất đó. Palahom trở nên địa chủ của 40 mẫu đất. Ông vui mừng quá đỗi. Cánh đồng của ông xem ra xanh tươi hơn, hoa quả xem ra ngọt ngào hơn. Rồi có một người mách bảo ông có khu đất 80 mẫu muốn bán. Pakhom cảm thấy đất mình đang có nhỏ bé. Ông bán đi, thêm tiền mua đất mới. Mảnh đất thật là tuyệt hảo, màu mỡ và bằng phẳng hơn, sản xuất được nhiều hơn. Ít lâu sau, Pakhom lại thấy không hài lòng vì khu đất chưa tương xứng với sức lực của mình, ông có thể làm việc nhiều hơn nữa để kiếm nhiều tiền.
Vận may đã đến, báo chí đăng tin ở phía Nam còn nhiều vùng đất bỏ trống chưa có ai canh tác. Ông cất công ra đi. Quả nhiên, có một bộ lạc, dân số ít mà đất đai lại rộng. Tù trưởng sẵn lòng cấp đất cho ông miễn là ông đặt một số tiền cọc và chạy trọn một ngày, được bao nhiêu diện tích thì lấy. Nếu ông không về tới điểm xuất phát ngày hôm ấy thì kể là mất số tiền cọc. Pakhom đồng ý. Sáng sớm hôm sau, ông dậy từ trước bình minh và bắt đầu chạy, không kịp ăn uống gì. Những dân làng cưỡi ngựa chay theo để cắm mốc. Tới khuya thì ông về đến điểm xuất phát. Nhưng vừa tới nơi, ông lăn xuất mặt đất tắt thở, quá kiệt sức vì tham lam. Dân làng chôn xác ông tại chỗ đất đó.
Vậy cái gì là quan trọng đối với Pakhom? Với chúng ta? Người Anh có câu: “enough is enough”, biết thế nào đủ là đủ vậy. Người Trung Hoa cũng nói: “tri túc, tiện túc hà thời túc. Tri nhàn, tiện nhàn hà thời nhàn”, cũng trong một ý nghĩa. Xin Thiên Chúa mở mắt cho mỗi người, ngõ hầu nhìn thấy những sự giầu có chung quanh mình mà tạ ơn Chúa, vì Ngài đã cho nhân loại một cuộc sống phong phú không loài nào có được. Từ đấy, chúng ta bỏ đi những ảo vọng của lòng tham lam, ích kỷ mà đùm bọc, chia sẻ cho nhau, để đời sống trên trái đất ngày thêm tươi đẹp hơn. Amen.
Lm. Jude Siciliano, OP.