Dan Lee
08-02-2007, 05:48 PM
CHÚA NHẬT 18 THƯỜNG NIÊN, năm C
THẾ NÀO LÀ LÀM GIẦU ?
Lc 12,13-21
Sống trong một thế giới văn minh, con người luôn nghĩ tới hưởng thụ. Mà đã là con người ai cũng ước mong cho có tiền có của, có nhà cao, cửa rộng, có của ăn, của để. Khuynh hướng dễ dãi, hưởng thụ là khuynh hướng phổ biến của con người. Đứng trước vật chất tiền của con người có những thái độ rất khác nhau. Tin Mừng hôm nay, cho thấy ông phú hộ đứng trước của cải như thế nào: “ Ông dựa vào tiền của, cái chết bất ngờ tới, ông không thể cứu linh hồn của ông”.
PHẢI BIẾT ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG ĐI CỦA CUỘC ĐỜI : Văn hào Nga Léon Tolstoi có kể một câu chuyện ngụ ngôn đầy ấn tượng như sau đây: “ Một ngày kia người phú hộ gọi người đầy tớ trung thành nhất đến mà nói “: -Tôi muốn thưởng sự trung thành của anh. Vậy, bắt đầu từ sáng mai, lúc mặt trời mọc, anh hãy ra đi, và chiều khi mặt trời lặn, bao nhiêu dặm anh đi được là bấy nhiêu dặm đất thuộc về anh. Người đầy tớ khốn khổ bao nhiêu năm chỉ biết sống nương tựa vào ông chủ, tưởng mình đang sống trong mơ. Đêm hôm đó, anh không sao ngủ được, chỉ mong mau tới sáng để lên đường. Khi ánh dương vừa ló rạng, anh đã hăm hở, vội vã lên đường. Anh cố gắng đi thật nhanh, nhưng anh vẫn không thỏa mãn với tốc độ đi của mình. Thế là anh chạy. Càng quay lui nhìn đọan đường đã đi qua, anh càng cắm cúi chạy, vừa chạy anh vừa mơ:” Rồi đây anh sẽ có nhiều đất đai, sẽ giầu có hơn người, sẽ không phải sống cảnh đầy tớ, làm mướn, làm thuê nữa: càng mơ, anh càng chạy. Giữa trưa nắng oi bức thiêu nóng, anh chẳng thiết gì ăn trưa, chẳng nghĩ gì tới việc nghỉ ngơi để lấy lại sức lực đã tiêu hao, anh không muốn mất đi một tấc đất nào. Chiều đến, khi mặt trời lặn, anh dừng lại và reo to lên :” Đây là đất của ta, ta sẽ có tất cả cho ta, cho gia đình, cho tương lai “. Thế nhưng, chính lúc anh thốt lên câu đó, thì bỗng anh thấy đôi mắt hoa lên, tay chân không cử động được và tim cũng ngừng đập. Ngày hôm sau, người ta chôn cất anh trong hai thước đất, khoảng đất vừa đủ cho một con người.
Nỗi khốn khổ của người đầy tớ trong câu chuyện này chính là sự khờ khạo của anh, anh khờ khạo đến nỗi không nhận ra cái bẫy người phú hộ giầu có giăng ra, cũng như không đo lường được sức của mình.
Tin Mừng của thánh Luca đọc sáng nay cũng na ná như câu chuyên của Léon Tolsoi, ông phú hộ gọi là ngu dại, vì ông đã vấp phải hai lỗi lầm chết người. Thứ nhất vì ông không nhìn xa hơn chính mình, tâm trí của ông chỉ luẩn quẩn chung quanh cái tôi. Thứ hai, vì ông chỉ nghĩ tới đời sống trần gian mà quên mất số phận vĩnh cửu của mình.Tiền của, sự giầu sang ông có, ông không mang được khi ông qua đời. Ông sống mà không biết đang đi đâu, không biết đâu là ý nghĩa cuộc sống…Ông không hiểu lời Chúa: " Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá "( Lc 12, 33 ).
HÃY TÍCH TRỮ KHO LẪM TRÊN TRỜI : Cuộc đời con người như hoa sớm nở tối tàn, như cơn gió thoảng, như mây bay. Đây là kinh nghiệm của những con người khôn ngoan, của những con người chỉ tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Chúa cũng đã nói rõ: " Giầu có thì đem chia cho kẻ nghèo khó”. Đó cũng là sứ điệp của Tin Mừng, của Chúa muốn loan báo cho mọi người ở mọi thời đại trong thế giới này : " Hãy dùng của cải đời này mà làm giầu trước mặt Thiên Chúa “ ( Lc 12, 21)
Để có được kho lẫm trên trời, người Kitô hữu luôn nhớ tới thái độ của anh thanh niên giầu có, anh đã không thực hiện lời của Chúa, về bán hết của cải, chia sớt cho kẻ nghèo khó. Hãy làm việc bác ái chia sẻ : " Dù xây những nhà cao, những tháp rộng, những cơ ngơi đồ sộ, phù đồ, không bằng làm phước cho một kẻ khó nghèo ", tục ngữ ca dao Việt Nam quả đã nói lên kinh nghiệm xương máu, và đức ái tuyệt vời của con người để có được hạnh phúc đời sau.
Do đó, để tránh hai cái ngu, cái khờ của người phú hộ và cái khờ khạo của người đầy tớ trung thành trong chuyện ngụ ngôn của Léon Tolsoi : “ Giầu không phải là có nhiều “ và “ Thế giới, đời người chỉ là cát, chỉ là chiếc cầu bắc ngang, chúng ta không được xây nhà trên đó”. Làm giầu là để chia sẻ chứ không phải để ủ kỹ, cất giữ vào kho riêng.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho những người giầu biết chia sẻ cho những người thiếu thốn, khó nghèo. Xin cho chúng con biết nhạy cảm trước nỗi khốn khổ của anh em chúng con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT
THẾ NÀO LÀ LÀM GIẦU ?
Lc 12,13-21
Sống trong một thế giới văn minh, con người luôn nghĩ tới hưởng thụ. Mà đã là con người ai cũng ước mong cho có tiền có của, có nhà cao, cửa rộng, có của ăn, của để. Khuynh hướng dễ dãi, hưởng thụ là khuynh hướng phổ biến của con người. Đứng trước vật chất tiền của con người có những thái độ rất khác nhau. Tin Mừng hôm nay, cho thấy ông phú hộ đứng trước của cải như thế nào: “ Ông dựa vào tiền của, cái chết bất ngờ tới, ông không thể cứu linh hồn của ông”.
PHẢI BIẾT ĐIỀU CHỈNH HƯỚNG ĐI CỦA CUỘC ĐỜI : Văn hào Nga Léon Tolstoi có kể một câu chuyện ngụ ngôn đầy ấn tượng như sau đây: “ Một ngày kia người phú hộ gọi người đầy tớ trung thành nhất đến mà nói “: -Tôi muốn thưởng sự trung thành của anh. Vậy, bắt đầu từ sáng mai, lúc mặt trời mọc, anh hãy ra đi, và chiều khi mặt trời lặn, bao nhiêu dặm anh đi được là bấy nhiêu dặm đất thuộc về anh. Người đầy tớ khốn khổ bao nhiêu năm chỉ biết sống nương tựa vào ông chủ, tưởng mình đang sống trong mơ. Đêm hôm đó, anh không sao ngủ được, chỉ mong mau tới sáng để lên đường. Khi ánh dương vừa ló rạng, anh đã hăm hở, vội vã lên đường. Anh cố gắng đi thật nhanh, nhưng anh vẫn không thỏa mãn với tốc độ đi của mình. Thế là anh chạy. Càng quay lui nhìn đọan đường đã đi qua, anh càng cắm cúi chạy, vừa chạy anh vừa mơ:” Rồi đây anh sẽ có nhiều đất đai, sẽ giầu có hơn người, sẽ không phải sống cảnh đầy tớ, làm mướn, làm thuê nữa: càng mơ, anh càng chạy. Giữa trưa nắng oi bức thiêu nóng, anh chẳng thiết gì ăn trưa, chẳng nghĩ gì tới việc nghỉ ngơi để lấy lại sức lực đã tiêu hao, anh không muốn mất đi một tấc đất nào. Chiều đến, khi mặt trời lặn, anh dừng lại và reo to lên :” Đây là đất của ta, ta sẽ có tất cả cho ta, cho gia đình, cho tương lai “. Thế nhưng, chính lúc anh thốt lên câu đó, thì bỗng anh thấy đôi mắt hoa lên, tay chân không cử động được và tim cũng ngừng đập. Ngày hôm sau, người ta chôn cất anh trong hai thước đất, khoảng đất vừa đủ cho một con người.
Nỗi khốn khổ của người đầy tớ trong câu chuyện này chính là sự khờ khạo của anh, anh khờ khạo đến nỗi không nhận ra cái bẫy người phú hộ giầu có giăng ra, cũng như không đo lường được sức của mình.
Tin Mừng của thánh Luca đọc sáng nay cũng na ná như câu chuyên của Léon Tolsoi, ông phú hộ gọi là ngu dại, vì ông đã vấp phải hai lỗi lầm chết người. Thứ nhất vì ông không nhìn xa hơn chính mình, tâm trí của ông chỉ luẩn quẩn chung quanh cái tôi. Thứ hai, vì ông chỉ nghĩ tới đời sống trần gian mà quên mất số phận vĩnh cửu của mình.Tiền của, sự giầu sang ông có, ông không mang được khi ông qua đời. Ông sống mà không biết đang đi đâu, không biết đâu là ý nghĩa cuộc sống…Ông không hiểu lời Chúa: " Hãy bán của cải mình đi mà bố thí. Hãy sắm lấy túi tiền chẳng bao giờ cũ rách, một kho tàng chẳng thể hao hụt ở trên trời, nơi trộm cắp không bén mảng, mối mọt cũng không đục phá "( Lc 12, 33 ).
HÃY TÍCH TRỮ KHO LẪM TRÊN TRỜI : Cuộc đời con người như hoa sớm nở tối tàn, như cơn gió thoảng, như mây bay. Đây là kinh nghiệm của những con người khôn ngoan, của những con người chỉ tìm kiếm Nước Thiên Chúa. Chúa cũng đã nói rõ: " Giầu có thì đem chia cho kẻ nghèo khó”. Đó cũng là sứ điệp của Tin Mừng, của Chúa muốn loan báo cho mọi người ở mọi thời đại trong thế giới này : " Hãy dùng của cải đời này mà làm giầu trước mặt Thiên Chúa “ ( Lc 12, 21)
Để có được kho lẫm trên trời, người Kitô hữu luôn nhớ tới thái độ của anh thanh niên giầu có, anh đã không thực hiện lời của Chúa, về bán hết của cải, chia sớt cho kẻ nghèo khó. Hãy làm việc bác ái chia sẻ : " Dù xây những nhà cao, những tháp rộng, những cơ ngơi đồ sộ, phù đồ, không bằng làm phước cho một kẻ khó nghèo ", tục ngữ ca dao Việt Nam quả đã nói lên kinh nghiệm xương máu, và đức ái tuyệt vời của con người để có được hạnh phúc đời sau.
Do đó, để tránh hai cái ngu, cái khờ của người phú hộ và cái khờ khạo của người đầy tớ trung thành trong chuyện ngụ ngôn của Léon Tolsoi : “ Giầu không phải là có nhiều “ và “ Thế giới, đời người chỉ là cát, chỉ là chiếc cầu bắc ngang, chúng ta không được xây nhà trên đó”. Làm giầu là để chia sẻ chứ không phải để ủ kỹ, cất giữ vào kho riêng.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho những người giầu biết chia sẻ cho những người thiếu thốn, khó nghèo. Xin cho chúng con biết nhạy cảm trước nỗi khốn khổ của anh em chúng con. Amen.
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi, DCCT